Home Blog Page 11

Chồng nằm hấp hối vì UT gi;ai đ;oạn cuối, tôi cắn răng mang th/ai hộ cho một đại gia để đổi lấy tiền c;ứu anh. Không ngờ, chín tháng sau, mọi chuyện lại rẽ sang một hướng không ai có thể lường trước…

Tôi tên là Hân, 29 tuổi, là một người phụ nữ bình thường như bao người khác. Tôi có một gia đình nhỏ, chồng tôi tên Dũng – một kỹ sư cầu đường hiền lành, tử tế và luôn đặt vợ con lên hàng đầu. Chúng tôi có một bé gái 4 tuổi, tên là Bống, là nguồn sống và niềm an ủi duy nhất của tôi lúc này.

Mọi thứ bắt đầu sụp đổ vào đúng dịp Tết năm ngoái. Sau một đợt chồng tôi đau bụng dữ dội, chúng tôi đưa anh đi khám thì nhận được hung tin: anh bị ung thư tụy giai đoạn cuối. Căn bệnh quái ác đã lan rộng, không thể phẫu thuật. Bác sĩ chỉ lắc đầu, nói “còn nước còn tát”.

Tôi gục xuống. Không ai có thể tưởng tượng được người đàn ông vẫn còn khỏe mạnh, lực lưỡng hôm trước, hôm sau lại nằm trên giường bệnh, da xanh xao, gầy guộc, và ánh mắt chỉ còn le lói chút hy vọng mong manh. Nhưng tôi thì không cho phép mình tuyệt vọng. Tôi không thể để anh chết. Tôi không thể để con gái tôi mất cha khi còn quá nhỏ. Tôi bắt đầu tìm mọi cách chạy chữa, hỏi han khắp nơi, tìm đến cả bác sĩ Đông y, thuốc nam, thuốc bắc.

Rồi tôi được giới thiệu một loại thuốc nhập khẩu từ Mỹ, được cho là có thể kéo dài sự sống và giúp giảm triệu chứng. Nhưng cái giá lên tới 360 triệu đồng cho một liệu trình 3 tháng. Gia đình tôi, vốn chẳng khá giả gì, sau đợt điều trị đầu tiên đã cạn sạch tiền tiết kiệm. Tôi vay mượn bạn bè, họ hàng, nhưng số tiền vẫn quá lớn.

Tôi bắt đầu hoang mang, mất ngủ triền miên. Mỗi sáng nhìn Dũng nằm đó, yếu ớt nắm tay tôi, nói “Anh xin lỗi, vì anh mà em và con khổ” – trái tim tôi như bị ai bóp nghẹt.

Một đêm nọ, trong lúc tuyệt vọng, tôi tình cờ đọc được một bài viết trên mạng về “đẻ thuê” – dịch vụ mang thai hộ theo thỏa thuận dân sự. Ở Việt Nam, hình thức này chỉ được cho phép giữa người thân trong gia đình. Nhưng trên thị trường chợ đen, nó là một “nghề” – không khác gì bán thân, bán máu. Có người còn nói rằng họ được trả cả 800 triệu – 1 tỷ đồng nếu sinh được con trai khỏe mạnh cho gia đình hiếm muộn.

Tôi lặng đi. Một phần trong tôi thấy ghê tởm chính suy nghĩ đó. Nhưng một phần khác – bản năng làm vợ, làm mẹ – lại gào lên rằng đây có thể là cơ hội cuối cùng để cứu Dũng. Tôi đắn đo suốt nhiều đêm liền. Sau cùng, tôi quyết định gọi vào một số điện thoại được chia sẻ trong nhóm kín trên mạng xã hội.

Người trả lời tôi là một phụ nữ tên Linh, nói chuyện rất nhẹ nhàng nhưng thẳng thắn. Cô ta không vòng vo: “Chị cần tiền, bên em cần người mang thai khỏe mạnh, không bệnh nền, không hút thuốc, không tiền sử sinh non. Nếu thuận lợi, sau sinh chị sẽ được nhận 900 triệu đồng. Toàn bộ chi phí khám thai, ăn uống, nghỉ dưỡng bên em lo hết.”

Tôi chết lặng khi nghe đến số tiền. Với số tiền đó, tôi có thể chữa cho chồng, lo cho con, thậm chí để dành phòng khi anh không qua khỏi. Tôi hỏi: “Có phải quan hệ trực tiếp với người muốn có con không?”

Cô ta cười khẩy: “Không. Tụi em làm bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm. Tinh trùng – trứng của họ, tử cung là của chị.”

Sau 2 tuần xét nghiệm, siêu âm, kiểm tra thể trạng, tôi được nhận. Người muốn thuê tôi là một người đàn ông tên H – một đại gia ngoài 50 tuổi, không có con nối dõi và vợ thì đã mãn kinh. Họ rất kín tiếng, không cho tôi gặp mặt, mọi thứ đều qua trung gian. Tôi được đưa vào một căn hộ dịch vụ ở quận 2, có người chăm sóc, quản lý sát sao. Việc duy nhất tôi phải làm là mang thai và sinh con.

Tôi nói dối với hàng xóm là “đi làm giúp việc cho một gia đình giàu, ở lại luôn nhà họ”. Còn với Dũng, tôi bảo được người quen giới thiệu một công việc thu nhập tốt, có thể lo viện phí cho anh. Anh miễn cưỡng đồng ý vì nghĩ rằng tôi đi làm xa nhưng chính đáng. Tôi biết mình đang lừa dối anh – người yêu tôi thật lòng, nhưng tôi không còn đường lùi.

Tháng thứ hai mang thai, tôi bắt đầu ốm nghén dữ dội, không ăn được gì, buồn nôn suốt ngày. Đêm nào tôi cũng ôm bụng khóc, vừa đau, vừa xấu hổ, vừa tủi nhục. Có lúc tôi muốn bỏ cuộc, nhưng nghĩ tới ánh mắt tuyệt vọng của Dũng và con gái nhỏ gọi “Mẹ ơi, bao giờ mẹ về?” – tôi lại cắn răng chịu đựng.

Rồi tôi nhận được tin dữ: chồng tôi nhập viện cấp cứu vì nhiễm trùng sau hóa trị. Tôi chạy vào viện, ôm lấy anh, bật khóc nức nở. Bụng tôi khi ấy đã lộ rõ, tôi nói dối là “mang thai hộ người quen để lấy tiền cứu anh”. Anh không nói gì. Chỉ nhìn tôi thật lâu, rồi gục đầu vào vai tôi mà thổn thức.

Kể từ hôm đó, tôi chính thức trở thành một người đàn bà mang thai thuê – vì chồng, vì con, vì gia đình.

Tôi không biết mình đang đi đúng hay sai nữa. Tôi chỉ biết rằng, trong hoàn cảnh đó, tôi không còn sự lựa chọn nào khác.

Chín tháng mang thai trong âm thầm, tôi sống như một cái bóng. Bụng ngày một lớn, tim tôi ngày một nhỏ lại. Cảm giác tội lỗi dày vò tôi mỗi đêm. Nhưng điều duy nhất giúp tôi vượt qua được mọi đau đớn thể xác và tinh thần là những cuộc điện thoại ngắn ngủi với chồng, với con gái. Mỗi khi nghe Dũng nói: “Anh thấy đỡ hơn rồi… Em yên tâm làm việc”, tôi lại thấy lòng ấm lại, như có thêm sức mạnh để tiếp tục.

Ngày tôi chuyển dạ, họ đưa tôi vào bệnh viện tư nhân, chăm sóc tận tình. Sinh mổ. Tôi không được nhìn mặt đứa trẻ. Họ bế đi ngay sau khi cắt dây rốn. Tôi chỉ biết đó là một bé trai. Tôi nằm trên giường hồi sức, bụng đau nhói, lòng trống rỗng. Cảm giác như một phần thân thể mình bị cắt lìa. Dù tôi đã chuẩn bị tinh thần, nhưng khoảnh khắc ấy vẫn khiến tôi chết lặng. Một sinh linh tôi mang trong mình suốt 9 tháng, chịu đủ đau đớn để sinh ra – lại không có quyền ôm nó lấy một lần.

Vài ngày sau, tôi nhận được số tiền đã hứa – 900 triệu đồng – kèm một lời dặn: “Coi như không quen biết nhau. Hợp đồng chấm dứt tại đây. Cấm liên hệ, cấm tò mò.” Tôi nắm chặt tập tiền trong tay, như thể đó là sinh mạng của cả gia đình tôi.

Tôi lập tức thanh toán viện phí cho Dũng, chuyển anh sang một trung tâm chăm sóc ung thư uy tín. Bắt đầu từ tháng đó, sức khỏe anh có dấu hiệu cải thiện rõ rệt. Các chỉ số trong máu ổn định, anh bắt đầu ăn uống trở lại. Nhìn anh cười, dù gầy sọp và yếu ớt, tôi cảm thấy mình như được sống lại.

Tôi về nhà với con gái, ôm chặt con vào lòng như để bù đắp tất cả. Nhưng trong lòng tôi vẫn nặng trĩu. Tôi không thể nói cho ai biết sự thật. Kể cả mẹ ruột. Chỉ riêng Dũng là biết. Anh chưa bao giờ nhắc đến chuyện đó nữa. Nhưng tôi biết, trong mắt anh, có một vết nứt mà tôi không thể hàn gắn.

Ba tháng sau ngày sinh, tôi đi khám sức khỏe, mọi chỉ số đều ổn. Tôi bắt đầu làm lại từ đầu. Mở một quầy bán đồ ăn sáng nhỏ trước cổng trường học, vừa đủ để xoay sở chi tiêu. Dũng vẫn điều trị định kỳ, dù không thể khỏe hẳn nhưng sự sống của anh đã được kéo dài.

Cuộc sống tạm trở về quỹ đạo.

Cho đến một ngày… định mệnh lại gõ cửa.

Một người phụ nữ lạ mặt tìm đến quầy ăn của tôi. Cô ta mặc sang trọng, trang điểm kỹ càng, dáng vẻ quý phái. Cô ta đưa cho tôi một bức ảnh – đứa bé tôi đã sinh ra.

Tôi chết lặng.

Cô ta nói: “Cô là mẹ đẻ hợp pháp của đứa bé. Chồng tôi – ông H – đã giấu tôi chuyện thuê người mang thai hộ. Tôi vô sinh, nhưng không chấp nhận sự lừa dối này. Bây giờ tôi muốn quyền nuôi dưỡng đứa bé về lại với mẹ ruột – tức là cô.”

Tôi hoảng loạn: “Không, tôi không thể nhận lại con! Đó là thỏa thuận. Tôi chỉ là người mang thai hộ…”

Người phụ nữ đó cười khẩy: “Về mặt pháp lý, trừ khi có đơn xin nhận con nuôi hợp pháp, cô vẫn là mẹ trên giấy khai sinh. Họ chưa kịp làm thủ tục, thì ông ấy… vừa mất đột ngột vì tai biến.”

Tin sét đánh.

Tôi không biết nên khóc hay nên sợ. Người phụ nữ kia tiếp tục: “Tôi không muốn giữ đứa bé. Nó là kết quả của sự phản bội. Nếu cô không nhận, nó sẽ vào trại trẻ mồ côi. Cô suy nghĩ đi.”

Cô ta đi, để lại bức ảnh – đứa bé trai kháu khỉnh, đôi mắt sáng y như Dũng hồi trẻ.

Tối đó tôi nằm không ngủ được. Tôi nhìn con gái tôi đang say ngủ, rồi quay sang nhìn chồng đang nằm thở đều đều bên cạnh. Tôi khóc như chưa từng được khóc. Một đứa trẻ không có tội. Nó chỉ là kết quả của một hành động bất đắc dĩ – nhưng lại bị đối xử như một món hàng thừa thãi.

Sau nhiều ngày suy nghĩ, tôi quyết định gặp lại người phụ nữ ấy.

Tôi nói: “Tôi sẽ nhận lại con. Nhưng tôi không muốn tiền, không muốn tranh chấp. Chỉ cần chị đồng ý ký giấy từ bỏ quyền nuôi dưỡng và không can thiệp nữa.”

Cô ta đồng ý, như thể muốn trút bỏ một gánh nặng.

Ngày tôi bế đứa bé về nhà, Dũng nhìn tôi rất lâu, rồi anh gật đầu, nhẹ nhàng nói: “Anh không trách em. Nếu không có những hy sinh đó, chắc giờ này anh đã không còn ngồi đây.”

Con gái tôi – bé Bống – ban đầu còn lạ lẫm, nhưng rồi nhanh chóng gọi thằng bé là “em Bi” và suốt ngày quấn lấy nhau như hình với bóng. Còn tôi, dù có đôi lúc vẫn ám ảnh bởi quá khứ, nhưng mỗi sáng thức dậy thấy hai đứa con ngồi ăn bánh mì cười đùa – tôi biết mình đã không sai.

Có thể ai đó sẽ phán xét. Có thể cả đời này tôi cũng không dám kể hết mọi chuyện với ai ngoài Dũng. Nhưng tôi không hối hận.

Vì tôi đã cứu được chồng mình, và hơn hết – tôi không bỏ rơi đứa con do chính mình mang nặng đẻ đau.

Quảng Yên, Quảng Ninh ơi sao mà thương vậy trời, lại thêm 1 tàu bị lật tàu

 Sáng 22/7, tổ công tác Thủy đoàn 1 (Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an) đã kịp thời cứu hộ 9 thuyền viên trên tàu cá bị gió lốc xô lật chìm khi đang neo đậu trên tuyến sông Chanh, phường Quảng Yên (Quảng Ninh).

Theo đó, vào khoảng 9 giờ sáng cùng ngày, trong lúc thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, vận động các phương tiện thủy vào nơi tránh trú bão số 3 (Wipha), tổ công tác Thủy đoàn 1 phát hiện tàu cá mang số hiệu QNg 92614-TS, do thuyền trưởng Trần Thành P. (SN 1983, trú tại xã An Phú, tỉnh Quảng Ngãi) điều khiển, bị gió lốc đánh lật bất ngờ khi đang neo đậu trên sông Chanh.

1000022867.jpg
Tàu cá bị lật chìm, 9 thuyền viên được cứu sống ở Quảng Ninh.

Ngay khi phát hiện vụ việc, tổ công tác đã khẩn trương điều động tàu cứu hộ cùng 8 cán bộ, chiến sĩ nhanh chóng tiếp cận hiện trường, triển khai phương án ứng cứu. Toàn bộ 9 thuyền viên đã được đưa vào bờ an toàn. Đồng thời, lực lượng cứu hộ cũng tổ chức vớt các tài sản trôi dạt trên sông, hỗ trợ khắc phục hậu quả ban đầu.

Cục CSGT khuyến cáo người dân và ngư dân không chủ quan trước thời tiết xấu, hạn chế tối đa việc di chuyển qua các khu vực ngập sâu, nguy hiểm; tuân thủ hiệu lệnh của lực lượng chức năng và cập nhật thường xuyên thông tin thời tiết, cảnh báo giao thông từ các kênh chính thống.

Tất cả bà con chú ý: B:.ệnh viện Bạch Mai vừa c:.ảnh b:.áo kh:.ẩn

“Phòng khám đa khoa Bạch Mai”, “Trung tâm khám bệnh Bạch Mai cơ sở 2”, “Xét nghiệm Bạch Mai”, “Phòng khám đa khoa Bạch Mai II”, “Phòng khám chuyên khoa ngoại Bạch Mai”…đều là giả mạo

Thời gian gần đây, nhiều người dân phản ánh tình trạng một số phòng khám, cơ sở y tế tư nhân có tên gọi gần tương tự với Bệnh viện Bạch Mai để quảng cáo, tiếp cận bệnh nhân và thu lợi bất chính.

Bệnh viện Bạch Mai cảnh báo khẩn: Hàng loạt phòng khám giả danh thương hiệu để trục lợi, bệnh viện chỉ có 1 địa chỉ duy nhất- Ảnh 1.

Điều này gây hoang mang, ảnh hưởng đến uy tín của một trong những bệnh viện tuyến cuối lớn nhất cả nước.

Theo thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, đơn vị này đã ghi nhận thực tế có nhiều cơ sở y tế đã đặt tên gần giống hoặc cố tình lồng ghép từ “Bạch Mai” vào tên gọi như: “Phòng khám đa khoa Bạch Mai”, “Trung tâm khám bệnh Bạch Mai cơ sở 2”, “Xét nghiệm Bạch Mai”, “Phòng khám đa khoa Bạch Mai II”, “Phòng khám chuyên khoa ngoại Bạch Mai”…, thậm chí có nơi treo biển “liên kết với bác sĩ Bạch Mai” để đánh vào niềm tin của người dân.

Bệnh nhân nam sinh năm 1961, ở Bắc Ninh chia sẻ có một phòng khám treo biển Bạch Mai cơ sở II, đến các thôn làng, các hộ cựu chiến binh kêu đi khám miễn phí, nhưng đến thì nói bệnh tình rất ghê gớm và bán thuốc đắt. “Điều này khiến tôi cũng như những người đi khám khác rất bất bình”, người bệnh chia sẻ.

Bệnh viện Bạch Mai khẳng định hiện chỉ có 1 địa chỉ duy nhất tại số 78 Giải Phóng, phường Kim Liên, Hà Nội. Bệnh viện không có bất kỳ phòng khám hay cơ sở liên kết nào hoạt động ngoài địa chỉ này.

Bệnh viện cũng nhiều lần phát đi thông báo trên website và các phương tiện truyền thông, khuyến cáo người dân cần kiểm tra kỹ thông tin trước khi đi khám, tránh bị dẫn dụ đến những cơ sở giả danh gây thiệt hại về tiền bạc và sức khỏe.

Trong bối cảnh nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng cao, việc lựa chọn đúng nơi khám chữa bệnh uy tín là điều sống còn. Bệnh viện Bạch Mai là đơn vị y tế hàng đầu của cả nước, nhưng cũng đang trở thành “miếng bánh béo bở” cho các chiêu trò mạo danh, trục lợi.

Bệnh viện cảnh báo người dân hãy tỉnh táo, cảnh giác và chia sẻ thông tin này tới người thân để tránh rơi vào bẫy lừa đảo tinh vi. Việc bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình bắt đầu từ việc lựa chọn đúng nơi gửi gắm niềm tin.

Để tránh bị lợi dụng, lừa gạt khi có nhu cầu đi khám bệnh, người dân cần lưu ý: Chỉ đến khám tại địa chỉ chính thức: 78 Giải Phóng, Kim Liên, Hà Nội.

Các khoa, phòng đều có thông tin cụ thể trên website: www.bachmai.gov.vn. Không tin quảng cáo “Bác sĩ Bạch Mai khám ngoài giờ”, “Bạch Mai cơ sở 2”,… nếu không được xác minh từ nguồn chính thức.

Tra cứu giấy phép hoạt động của cơ sở khám chữa bệnh tại Cổng thông tin của Bộ Y tế hoặc Sở Y tế Hà Nội. Gọi tổng đài của Bệnh viện Bạch Mai 1900.888.866 để xác thực nếu có nghi ngờ.

Phát hiện nhiều lỗ hổng của tàu Vịnh Xanh chở 53 người ở Hạ Long không đáp ứng các yêu cầu cứu hộ cơ bản

Tàu Vịnh Xanh được thiết kế cao hơn quy chuẩn, nhưng không có thiết bị phát tín hiệu cấp cứu tự động, cơ quan giám sát không sớm phát hiện khi tàu bị ngắt GPS.

Tàu Vịnh Xanh 58 chở 46 hành khách và 3 thuyền viên rời bến cảng Bãi Cháy, tỉnh Quảng Ninh lúc 12h55 ngày 19/7, đến 13h30 khi gần hang Đầu Gỗ thì bị giông gió xô lật úp, tất cả người trên tàu rơi xuống biển. Đến 14h05, tàu mất kết nối GPS. Vị trí tàu lật cách bến Tuần Châu hơn một km, cách đất liền ba km.

Tại cuộc họp chiều 20/7, đại tá Hoàng Văn Thuyết, Chính ủy Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ninh, cho biết 15h30 đơn vị tiếp nhận tin báo tai nạn đầu tiên, tức sau hai tiếng xảy ra sự cố và sau 10 phút đã triển khai tàu cứu hộ tới hiện trường. Lý do cứu hộ cứu nạn chậm, theo đại tá Thuyết là sau khi tàu lật, trời xuất hiện mưa đá, giông gió tiếp tục đến khoảng 15h nên thông tin tai nạn được báo chậm.

Không sớm được phát hiện và cứu hộ, nạn nhân tàu Vịnh Xanh 58 tự cứu nhau. Nhiều người mắc kẹt trong tàu, được người khác cứu ra ngoài nhưng kiệt sức và tử vong. Thống kê đến chiều nay, 37 người đã tử nạn, 2 người mất tích, 10 người được cứu sống. Các lực lượng vẫn đang tìm kiếm 2 người mất tích còn lại.

Thiết kế, tiêu chuẩn tàu đã đáp ứng yêu cầu cứu hộ cứu nạn?

Theo chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa do Sở Giao thông Vận tải (nay là Sở Xây dựng) tỉnh Quảng Ninh cấp, tàu Vịnh Xanh 58 được đóng năm 2015, dài 24 m, rộng 6 m, trọng tải 12 tấn, công suất chở 48 hành khách. Tháng 1/2025, tàu được cấp chứng nhận An toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa.

Hạn kiểm định tàu, theo Phó giám đốc Công an tỉnh Cù Quốc Thắng, đến hết 2026. Vịnh Xanh 58 cũng đã lắp GPS, thiết bị định vị xác định vị trí con tàu, theo chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Ninh.

Đêm 19/7, lực lượng tìm kiếm đang buộc dây, tìm cách xoay tàu để tìm người mắc kẹt phía trong. Ảnh: Xuân Hoa

Lực lượng tìm kiếm đang buộc dây, tìm cách xoay tàu để tìm người mắc kẹt phía trong. Ảnh: Xuân Hoa

Trả lời báo chí chiều 20/7, ông Bùi Hồng Minh, Phó giám đốc Sở Xây dựng Quảng Ninh, khẳng định theo quy định của địa phương, tàu du lịch trên vịnh Hạ Long phải có quy chuẩn an toàn cao hơn quy chuẩn quốc gia, thực tế 100% tàu đã đạt. Vịnh Xanh 58 có hệ số an toàn ổn định 2,3 (quy chuẩn là 1).

Tàu thiết kế cao hơn quy chuẩn, nhưng khi gặp sự cố, ngắt kết nối GPS thì lại không thể phát tín hiệu cấp cứu tự động. TS Phạm Hà, CEO Lux Group, đơn vị sở hữu chuỗi du thuyền sang trọng ở Nha Trang, Lan Hạ, cho biết khi tín hiệu GPS bị mất, thuyền trưởng sẽ có hai cách khác để phát cảnh báo về cơ quan quản lý là phát tín hiệu qua bộ đàm hoặc ấn nút AIS cạnh chỗ lái. Nếu gặp sự cố bất ngờ, thuyền trưởng hay thuyền viên không kịp phản ứng thì chưa có cơ chế cảnh báo tự động. Đây là lỗ hổng trong thiết kế tàu du lịch.

Về giải pháp, một chuyên gia làm việc trong ngành thông tin hàng hải cho rằng để cảnh báo sự cố sớm và tự động cần có thiết bị chuyên dụng giống đèn hiệu vô tuyến chỉ báo vị trí khẩn cấp (EPIRB) mà tàu biển thường lắp. Thiết bị này sẽ tự động được kích hoạt khi tàu chìm, nổi lên mặt nước và phát tín hiệu cấp cứu qua vệ tinh trực tiếp tới các trung tâm cứu hộ. “Nếu được trang bị, có lẽ lực lượng chức năng đã nhận được cảnh báo ngay khi tàu Vịnh Xanh lật”, ông nói.

Vai trò giám sát tàu

Theo quy định được tỉnh Quảng Ninh ban hành năm 2024, tàu tham quan vịnh Hạ Long đi theo tuyến hành trình du lịch được ghi trong Giấy phép rời cảng, bến và khu vực neo đậu trên vịnh do Cảng vụ cấp. Trường hợp thay đổi tuyến du lịch, chủ tàu kiến nghị với Cảng vụ và được Ban Quản lý vịnh chấp thuận.

Tại các cảng, bến ở điểm tham quan, khu vực neo đậu trên vịnh, thuyền trưởng sử dụng Giấy phép đã cấp tại cảng trong đất liền để trình báo với Cảng vụ và làm cơ sở cấp phép cho tàu hành trình tiếp, chuyển hành trình hoặc về cảng. Trước khi cấp phép, cảng phải kiểm tra thiết bị giám sát hành trình của tàu đảm bảo đang hoạt động bình thường.

Về quy trình xuất bến, chủ tàu/đại diện chủ tàu tiếp nhận thông tin từ khách, điền vào danh sách khách, sau đó mua vé từ Ban Quản lý vịnh Hạ Long, xin xác nhận danh sách khách từ Cảng tàu khách (xem có vượt quá số lượng trọng tải cho phép hay không). Chủ tàu sau đó đi làm lệnh xuất bến cho tàu tại Cảng vụ đường thủy và nộp một bản cho Biên phòng.

Như vậy, tàu rời bến tham quan vịnh Hạ Long phải được Cảng vụ cấp phép và giám sát hành trình qua GPS, Ban Quản lý vịnh Hạ Long và Biên phòng đều nắm bắt. Thực tế tàu Vịnh Xanh 58 ngắt kết nối từ 14h05 ngày 19/7, phải 15h30, tức gần 90 phút sau Biên phòng tỉnh mới tiếp nhận thông tin báo tai nạn. Hiện cơ quan chức năng chưa thông tin khi tàu Vịnh Xanh mất tín hiệu GPS thì các đơn vị cấp phép, giám sát tàu có phát hiện hay không và phải xử lý thế nào.

Tàu Vịnh Xanh 58 hai tầng, màu trắng đã được xoay lại rạng sáng 20/7, chuẩn bị kéo về đất liền. Ảnh: Xuân Hoa

Tàu Vịnh Xanh 58 hai tầng, màu trắng đã được xoay lại rạng sáng 20/7, chuẩn bị kéo về bờ. Ảnh: Xuân Hoa

Quy trình cảnh báo giông lốc, tình huống đột xuất

Theo quy định của tỉnh Quảng Ninh, khi hành trình trong vùng nước cảng, bến, khu vực nhiều phương tiện hoạt động có nguy cơ đâm va hoặc thời tiết xấu (có mưa, mù, gió lớn…), thuyền trưởng phải trực tiếp điều khiển phương tiện, thợ máy phải có mặt trong buồng máy, thuyền viên phải cảnh giới trên boong ở các vị trí cần thiết và không được để khách đứng, ngồi, đi lại hai bên mạn, mũi, lái và boong dạo của tàu.

Khi thời tiết không bảo đảm an toàn để tiếp tục hành trình thì thuyền trưởng thông báo cho khách biết và chủ động điều động tàu vào nơi tránh trú an toàn, thông báo cho Cảng vụ về vị trí tránh trú, tình hình của thời tiết để theo dõi, phối hợp khi cần thiết. Cảng vụ căn cứ tình hình thực tế thông báo các tàu du lịch về nơi tránh trú khi thời tiết bất thường.

Với trường hợp của Vịnh Xanh 58, giông lốc ập đến bất ngờ đã xô nghiêng và lật úp con tàu chỉ trong vài giây. Các bước xử lý như cảnh báo cho khách, cho tàu vào nơi tránh trú và thông báo với Cảng vụ đều đã không thực hiện được. Câu hỏi đặt ra là có cách nào cập nhật thường xuyên diễn biến thời tiết, cảnh báo sớm tình huống đột xuất như giông lốc cho thuyền trưởng?

Trả lời tại cuộc họp chiều 19/7, Phó giám đốc Sở Xây dựng Bùi Hồng Minh cho biết nhiều năm nay Cảng vụ Hàng hải Quảng Ninh hợp đồng với Trung tâm Khí tượng Thủy văn tỉnh, mỗi ngày sẽ có ba bản tin cố định về thời tiết vịnh Hạ Long. Trong ngày 19/7, các bản tin lúc 6h30 và 10h đều dự báo thời tiết tốt, gió cấp 2-3. Tàu Vịnh Xanh 58 rời bến lúc 12h45 hoàn toàn hợp lệ. Chỉ đến 13h30, bản tin cảnh báo về giông lốc bất thường mới được phát đi, nhưng lúc này tàu đã đi vào vùng nguy hiểm.

Toàn cảnh vụ tai nạn lật tàu khiến 35 nạn nhân thiệt mạng, 4 người vẫn mất tích.

Toàn cảnh vụ lật tàu Vịnh Xanh 58 chiều 19/7.

TS Phạm Hà, CEO Lux Group, cũng cho biết hiện các tàu trên vịnh chưa có hướng dẫn hay quy chuẩn chung về cách đối phó giông lốc. Các quốc gia khác cũng không có quy chuẩn hướng dẫn đối phó này. “Tuy nhiên tại Mỹ, họ có trang web windy.com, nơi các dữ liệu thời tiết được cập nhật liên tục, tại thời điểm thuyền trưởng đang lái tàu. Nhờ đó lái tàu có thể dựa vào để đưa ra các quyết định, giúp giảm thiểu tai nạn khi đang trong hải trình”, ông Hà nói.

CEO đang vận hành nhiều du thuyền cho rằng khi tàu đã rời bến, thời tiết thay đổi đột ngột, không kịp trở tay thì những bản tin định kỳ 6 tiếng một lần như Việt Nam đang làm là không đủ, cần hệ thống dự báo biển theo thời gian thực (như web windy của Mỹ), sử dụng công nghệ radar ven bờ, phao đo sóng, dữ liệu vệ tinh, trí tuệ nhân tạo để mô phỏng và cảnh báo theo vùng cụ thể. Thông tin phải được chuẩn hóa quốc tế, dễ hiểu, truyền tải đa nền tảng – từ ứng dụng di động, đài VHF, đến màn hình trên tàu.

Tối 19/7, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các bộ, cơ quan, địa phương liên quan tập trung điều tra nguyên nhân vụ việc, xử lý nghiêm vi phạm (nếu có); rà soát, kiểm tra toàn bộ quy trình an toàn hàng hải, tổ chức rút kinh nghiệm, khắc phục ngay hạn chế, bảo đảm tuyệt đối an toàn cho phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động.

Lại thêm 1 tàu bị l:.ậ:.t ở Quảng Ninh, trời ạ

Lực lượng CSGT đường thủy vừa cứu kịp thời 9 người trong vụ chìm tàu đánh cá ở sông Chanh (P.Quảng Yên, Quảng Ninh).

Theo Cục CSGT (Bộ Công an), khoảng 9 giờ sáng 22.7, quá trình làm nhiệm vụ tuyên truyền, vận động các phương tiện thủy vào khu vực tránh trú bão số 3 (Wipha), tổ công tác Thủy đoàn 1 (thuộc Cục CSGT) phát hiện tàu cá mang số hiệu QNg 92614-TS, do thuyền trưởng Trần Thành Pháp (42 tuổi, trú xã An Phú, Quảng Ngãi) điều khiển, bị gió lốc xô lật chìm trên tuyến sông Chanh (P.Quảng Yên, Quảng Ninh).

Chìm tàu đánh cá ở Quảng Ninh, 9 người được cứu kịp thời - Ảnh 1.

Tổ công tác của Thủy đoàn 1 ứng cứu tàu đánh cá bị chìm

Thời điểm gặp nạn, trên tàu có 9 người.

Ngay lập tức, tổ công tác đã điều động tàu tuần tra cao tốc cùng 8 cán bộ, chiến sĩ tiếp cận hiện trường và kịp thời hỗ trợ đưa toàn bộ thuyền viên vào bờ an toàn, đồng thời tổ chức cứu vớt tài sản bị trôi dạt.

Trước diễn biến khó lường của bão số 3, Cục CSGT khuyến cáo người dân không cố đi vào đường ngập, nước sâu.

Tuyệt đối tuân thủ hiệu lệnh của CSGT và lực lượng điều tiết, theo dõi thông tin thời tiết, cảnh báo giao thông qua đài báo, mạng xã hội chính thống để có lộ trình phù hợp khi tham gia giao thông.

X;ót x;a quá! Danh tính nạn nhân x;ấ;u số trên tàu Vịnh Xanh tr;ôi d;ạt vào bờ, cả nước tìm anh suốt 3 ngày qua

Liên quan đến thi thể nam giới trôi dạt ở gần khu vực lật tàu tại vịnh Hạ Long, Quảng Ninh, cơ quan chức năng địa phương xác định đây là một trong những nạn nhân mất tích những ngày qua.

 

Thông tin từ VOV, chiều 22/7, lực lượng chức năng xác nhận đã tìm thấy thêm một thi thể trôi dạt trên vịnh Hạ Long, nâng số người thiệt mạng trong vụ lật tàu Vịnh Xanh 58 lên 37 người.

Trước đó, vào khoảng 12h20 cùng ngày, Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Hòn Gai nhận được tin báo từ người dân về việc phát hiện một thi thể nam giới đang trôi dạt giữa vùng biển Bãi Cháy và hang Đầu Gỗ. Ngay lập tức, một xuồng cùng 5 cán bộ chiến sĩ đã được huy động đến hiện trường, trong điều kiện thời tiết phức tạp với sóng lớn, gió mạnh và sương mù dày đặc.

nan-nhan-lat-tau-quang-ninh-2

nan-nhan-lat-tau-quang-ninh-3

Sau khoảng 20 phút, lực lượng cứu hộ tiếp cận được thi thể nạn nhân và tiến hành trục vớt an toàn. Nạn nhân là nam giới, thân hình to cao, khoảng gần 40 tuổi, mặc quần soóc và áo phông màu xám, tóc ngắn, trong túi có một chiếc điện thoại đựng trong túi màu đen. Vị trí phát hiện thi thể chỉ cách nơi tàu Vịnh Xanh 58 bị lật khoảng 500 mét.

nan-nhan-lat-tau-quang-ninh-1

Qua xác minh, danh tính nạn nhân được xác định là anh Hoàng Việt Hùng (sinh năm 1979). Anh Hùng là một trong ba người còn mất tích trong vụ lật tàu xảy ra chiều 19/7/2025. Anh Hùng là trụ cột trong gia đình có vợ và hai con nhỏ, cả ba người thân đã được tìm thấy trước đó trong tình trạng không còn sự sống.

Hiện thi thể nạn nhân đã được đưa vào bờ và bàn giao cho cơ quan chức năng để tiếp tục các thủ tục theo quy định, đồng thời thông báo cho gia đình nạn nhân.

nan-nhan-lat-tau-quang-ninh-4

Tính đến nay, trong số 49 người có mặt trên tàu Vịnh Xanh 58 gặp nạn tại vịnh Hạ Long, 10 người may mắn được cứu sống, 37 người đã tử vong, và hiện vẫn còn 2 nạn nhân đang mất tích trên biển. Công tác tìm kiếm, cứu nạn vẫn đang được các lực lượng chức năng khẩn trương triển khai, với hy vọng có thể sớm tìm thấy những nạn nhân còn lại.

Chiều nay tìm thêm được thithe người đàn ông 40t cách vị trí tàu lật 500m: Cả nước rơi lệ c:.ầu ng:.uyện điều kỳ diệu với 2 người còn lại

Thi thể người đàn ông khoảng 40 tuổi được phát hiện trôi dạt trên vịnh Hạ Long, cách vị trí lật tàu Vịnh Xanh 58 ba hôm trước khoảng 500 m.

Nạn nhân được xác định là ông Hoàng Việt Hùng, 46 tuổi, du khách đi tàu Vịnh Xanh 58 hôm 19/7. Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Hòn Gai cùng Công an tỉnh Quảng Ninh đã tiếp cận đưa thi thể vào bờ lúc 12h20 hôm nay.

Đến nay, trong 49 người trên tàu Vịnh Xanh 58 bị lật do gặp giông lốc bất ngờ có 10 người được cứu sống, đã xác định 37 người chết, 2 người vẫn mất tích.

Tìm nạn nhân vụ Vịnh Xanh

Lực lượng chức năng tìm nạn nhân tàu Vịnh Xanh 58. Ảnh: Lê Tân

Trước khi phải tạm hoãn do bão Wipha đổ bộ vào hôm nay, công tác cứu nạn đã được triển khai khẩn trương, mở rộng khu vực tìm kiếm nạn nhân lên 9 hải lý với 28 mũi tìm kiếm được thiết lập.

Chiều nay, việc tìm kiếm hai người còn lại tiếp tục được triển khai.

Chiều 19/7, tàu Vịnh Xanh 58 xuất bến chở 46 du khách và 3 thuyền viên tham quan tuyến 2 vịnh Hạ Long. Thuyền trưởng kiêm chủ tàu Đoàn Văn Trình lần lượt đưa khách thăm các hòn Chó Đá, Đỉnh Hương, Gà Chọi, vào hang Sửng Sốt, hang Luồn, đảo Ti Tốp và trở về bến cảng vào chiều cùng ngày.

Tuy nhiên, sau khoảng 35 phút, khi đến phía đông của hang Đầu Gỗ, giông gió nổi lên kèm sấm sét, mưa đá đã xô nghiêng rồi đẩy tàu Vịnh Xanh 58 lật úp, toàn bộ hành khách và thuyền viên chìm xuống biển.

Cả nước phải xin lỗi thuyền trưởng tàu Thuyền Xanh 58! Hóa ra anh đã làm tất cả những gì có thể rồi!

Để đối phó với những rủi ro, thuyền trưởng trước tiên không được chủ quan; khi gặp mưa lớn và gió lốc, thuyền trưởng phải di chuyển tàu đến vị trí thích hợp để neo đậu.

“Vụ lật tàu Wonder Sea (tên khác là Vịnh Xanh) ở vịnh Hạ Long là sự việc rất đáng tiếc…”. Ông Đinh Thế Nam, người có nhiều năm làm thuyền trưởng và từng công tác ở Cảnh sát biển Việt Nam, chia sẻ với PLO.VN sau vụ lật tàu ở Vịnh Hạ Long.

Tàu đáy bằng có nhiều hạn chế khi gặp sóng lớn, gió mạnh

. Phóng viên: Ông nhìn nhận như thế nào về sự việc vừa xảy ra?

+ Ông Đinh Thế Nam: Nếu ai đến Hạ Long, từng đứng từ cầu cảng Tuần Châu hay Bãi Cháy dễ dàng nhìn thấy hàng trăm con tàu du lịch rập rờn trên sóng nước. Hầu hết các tàu có điểm chung là nhiều tầng, thiết kế cao, thân bè, tạo dáng vẻ sang trọng, tiện nghi.

Phần lớn tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long hiện nay đều được sửa chữa để có ít nhất 2-3 tầng, chiều cao từ mạn khô (khoảng cách giữa mặt nước và mạn tàu) đến nóc cột buồm thường rất cao, khoảng 5-9 m, nhằm tăng sức chứa hành khách, trong khi đó mớn nước (độ sâu trong nước) của tàu thường rất nhỏ, chỉ khoảng trên 1,2 – 2,5 m.

Điều này vô tình lại làm tăng trọng tâm của tàu (GM – metacentric height). Khi trọng tâm quá cao so với mực nước và khối lượng phân bố không đều (hành khách dồn lên boong, cabin đầy người) thì sự ổn định của tàu giảm đi rất nhiều, rất dễ mất cân bằng ngang khi có ngoại lực tác động như sóng ngang, gió mạnh hay va chạm.

Anh Đinh Thế Nam từng nhiều năm làm thuyền trưởng.

Anh Đinh Thế Nam từng nhiều năm làm thuyền trưởng.

Trong điều kiện bình thường, tàu vẫn ổn định. Nhưng chỉ cần có gió giật từ cấp 7-8 trở lên, cộng với luồng gió quét ngang thân tàu có diện tích lớn thì chỉ trong vài chục giây, lực lật sinh ra có thể vượt ngưỡng phục hồi và làm tàu nghiêng không trở lại được.

Ngoài ra, hiện rất nhiều tàu du lịch sử dụng thiết kế đáy bằng. Theo như video người dân ghi lại, tàu vừa gặp sự cố cũng là đáy bằng. Tàu dạng này quay trở linh hoạt hơn nhưng tính ổn định không cao.

Thêm vào đó, thiết kế đáy bằng giúp tàu dễ neo đậu tại bến, tăng diện tích sử dụng và ổn định khi nằm yên, hay di chuyển trong điều kiện sóng gió nhỏ. Nhưng khi di chuyển trong điều kiện có sóng to, đặc biệt sóng ngang, tàu đáy bằng gần như ôm trọn lực va của sóng, tạo dao động mạnh theo phương ngang, dễ gây lắc, chao đảo và nguy cơ mất ổn định tĩnh học rất nhanh.

Còn nếu chúng ta sử dụng tàu đáy tròn, sâu (dạng quả dưa) hay đáy chữ V như tàu cá hoặc tàu vượt sóng, thì tính ổn định cao vì nó như con lật đật.

Vì vậy, tôi cho rằng chúng ta cũng cần xem xét việc thiết kế đáy các tàu du lịch làm sao cho phù hợp.

Luôn cảnh giác nhưng nhiều trường hợp không kịp trở tay

. Nhiều năm làm việc ở vùng vịnh Hạ Long, ông có thể cho biết vùng biển này có hay xảy ra dông lốc?

+ Khu vực vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, lại có địa hình được bao quanh bởi vô số các hòn đảo tạo thành một lòng chảo, khiến những cơn giông lốc ở đây trở nên đáng sợ hơn, thường tạo ra sự xoáy lốc 360 độ. Nơi đây giông lốc có thể nổi lên bất cứ lúc nào, nhất là vào mùa hè.

Tôi nhiều lần gặp giông lốc rất mạnh khi công tác ở khu vực này. Một trong những lần đáng nhớ nhất của tôi đó là vào tháng 6-2015, khi gặp một cơn lốc bất chợt trong đêm, khiến con tàu bị trôi neo khoảng 600-700 m và va vào một tàu khác đang neo cùng khu vực, nhiều thiết bị trên mặt boong bị hư hỏng.

Tàu Vịnh Xanh 58 được trục vớt đưa vào bờ. Ảnh: N.SƠN

Tàu Vịnh Xanh 58 được trục vớt đưa vào bờ. Ảnh: N.SƠN

. Vậy theo kinh nghiệm bản thân, ông thấy trong những trường hợp gặp sóng gió bất ngờ thuyền viên phải làm gì?

+ Là một người nhiều năm bám biển, tôi đã chứng kiến không ít vụ việc đáng tiếc mà lẽ ra có thể phòng tránh được nếu thuyền trưởng tỉnh táo xử lý và bớt chủ quan.

Nhưng đáng tiếc là rất nhiều thuyền trưởng tàu khách hay rơi vào lỗi chủ quan, vì nghĩ là mình quá hiểu thời tiết, khí hậu và những con luồng, dòng nước tại đó rồi. Cũng dễ hiểu vì phần lớn những người thuyền trưởng đều là dân bản địa ở đây, từ nhỏ đã sống trên những con tàu, trên những đoạn luồng, nên việc học thuộc từng con nước, từng hòn đảo, khúc cua ở đó không có gì là lạ.

Tôi từng nhiều lần đi du lịch trên các tàu ở khu vực vịnh. Với một người từng là thuyền trưởng điều tôi luôn tò mò trên những con tàu là buồng lái và động cơ, kèm theo các thông số kỹ thuật của tàu. Ngoài ra tôi cũng để ý những người lái tàu đang vận hành thế nào, cách xử lý trên hành trình đó ra sao.

Trong nghề hàng hải, không ai dám vỗ ngực tự hào mình là thuyền trưởng, thuỷ thủ giỏi cho đến khi họ lập được nhiều thành tích, bước lên bờ và không bao giờ quay lại tàu nữa.

Giữa biển cả mênh mông, tàu dù to đến mấy cũng chỉ như chiếc lá tre nổi trên mặt hồ rộng lớn, chỉ cần một cơn sóng mạnh cũng có thể nhấn chìm tất cả, cho dù người vận hành nhiều kinh nghiệm đến đâu.

Để đối phó với những rủi ro, thuyền trưởng trước tiên không được chủ quan. Khi gặp mưa lớn và gió lốc, thuyền trưởng phải di chuyển tàu đến vị trí thích hợp để neo đậu.

Còn trường hợp cụ thể như vừa qua, thuyền trưởng phải hướng mũi tàu để đè sóng gió hoặc phân bổ tải trọng trên tàu. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp mưa lớn và gió lốc hình thành đột ngột không kịp trở tay.

. Xin cám ơn anh!

12 giờ 55 ngày 19-7, tàu Vịnh Xanh xuất bến tham quan vịnh Hạ Long, trên tàu có tổng cộng 49 người, trong đó có 3 thuyền viên.

Đến 13 giờ 30, khi tàu đến phía đông của hang Đầu Gỗ, trời đang nắng gắt chuyển tối đen, giông gió nổi lên kèm sấm sét, mưa đá. Gió mạnh xô nghiêng rồi đẩy tàu Vịnh Xanh 58 lật úp, toàn bộ hành khách và thuyền viên chìm xuống biển.

Tai nạn đau lòng khiến 36 người tử vong, 3 người còn đang mất tích.

Vì thương con lấy chồng vất vả, tôi và ông xã bàn nhau cho con gái 2 tỷ làm của hồi môn, đủ để con mua một căn chung cư tiện nghi, ai ngờ biến cố cũng đến từ đây vợ chồng tôi mới rõ bộ mặt con rể

Tôi và ông xã đều là công chức về hưu, sống an nhàn trong căn nhà nhỏ ở quận Bình Thạnh. Của ăn của để không nhiều nhưng cũng chẳng đến nỗi túng thiếu. Con gái duy nhất của chúng tôi – bé My – năm nay vừa tròn 27 tuổi, xinh xắn, có học thức, công việc ổn định tại một công ty truyền thông.

Từ nhỏ đến lớn, con bé luôn là niềm tự hào của vợ chồng tôi. Nó ngoan ngoãn, hiểu chuyện, học hành giỏi giang. Mỗi lần hàng xóm nói “nhà chị phước lớn có đứa con gái khéo”, tôi chỉ biết cười, trong lòng âm thầm cảm ơn trời đất.

Hồi cuối năm ngoái, My dẫn về nhà một người bạn trai tên Thành. Cậu ta 30 tuổi, làm kỹ sư phần mềm, dáng vẻ hiền lành, nói năng nhẹ nhàng, có vẻ lễ độ. Gặp mặt lần đầu, tôi và chồng cũng có cảm tình. Thành chào hỏi tử tế, trò chuyện lịch sự, lại nói đang có ý định mua nhà riêng cưới vợ, nghe qua cũng thấy có chí.

Vợ chồng tôi chẳng phải giàu sang gì, nhưng cũng có tích góp hơn 2 tỷ đồng, coi như của để dành tuổi già. Ấy thế mà từ khi con gái bàn chuyện cưới xin, tôi và ông xã lại cùng nhau tính chuyện cho con một khoản làm của hồi môn. Không phải để thể hiện gì cả, mà chỉ là nghĩ thương con gái, đời người phụ nữ lấy chồng vốn đã thiệt thòi. Nếu có sẵn căn nhà đứng tên nó, sau này lỡ có điều gì trắc trở thì con mình vẫn còn chốn đi về, không phải sống nhờ dâu rể.

Sau khi bàn bạc, chúng tôi quyết định rút 2 tỷ ra, nói rõ với con gái và Thành là tặng My làm của hồi môn, để con gái tự đứng tên mua một căn chung cư cho tiện đi làm và cũng là nơi an cư lập nghiệp. Thành nghe vậy thì tỏ ra vui mừng ra mặt. Cậu ta nói sẽ góp thêm 300 triệu để hai vợ chồng trẻ có nhà đẹp hơn. Nghe vậy tôi mừng lắm, nghĩ mình đã không nhìn nhầm người.

Chuyện cưới xin được tổ chức sau đó 2 tháng. Đám cưới tuy không quá xa hoa nhưng đủ đầy và ấm cúng. Con gái tôi mặc áo dài đỏ, tay trong tay chú rể bước vào lễ đường, mắt tôi rưng rưng mà lòng nhẹ nhõm. Từ nay con có mái ấm riêng, mình cũng có thể an lòng tuổi già.

Sau lễ cưới, hai vợ chồng con gái dọn về căn hộ mới ở quận 2. Căn hộ 2 phòng ngủ, nội thất đầy đủ, sạch sẽ và tiện nghi. Tôi và chồng thỉnh thoảng ghé chơi, thấy tụi nó sống hòa thuận nên cũng yên tâm.

Ấy vậy mà niềm vui chẳng được bao lâu.

Khoảng 5 tháng sau đám cưới, tôi để ý thấy My ít gọi điện về hơn. Trước đây nó hay gọi thủ thỉ kể chuyện cơ quan, chuyện chồng nấu ăn thế nào, hôm nay đi đâu chơi. Giờ thì lặng lẽ, hỏi han gì cũng chỉ “Dạ, bình thường mẹ ơi”, rồi vội vàng cúp máy.

Linh cảm của người làm mẹ khiến tôi thấy bất an.

Một buổi chiều mưa tháng Sáu, My gọi về, giọng run run. “Mẹ… con xin về nhà một thời gian được không?”

Tôi hoảng hốt hỏi: “Có chuyện gì thế con? Cãi nhau với chồng à?”

Nó im lặng một lát rồi mới nói: “Dạ… con muốn về với ba mẹ ít bữa, con mệt.”

Tôi và chồng lập tức chạy xe sang nhà nó. Căn hộ tối om, không khí lạnh lẽo. My ngồi co ro ở góc ghế sofa, mắt đỏ hoe. Nhìn nó tiều tụy như vậy, tôi không kiềm được nước mắt.

Một lúc sau, nó kể: Thành gần đây hay đi nhậu về trễ, có hôm còn say xỉn đập đồ. Nói chuyện gì không vừa ý là gắt gỏng, thậm chí ném cả điện thoại xuống sàn. Nó hỏi thì anh ta cáu: “Nhà này là do ba mẹ vợ bỏ tiền, tôi có quyền gì đâu?” Có lúc, Thành còn nói: “Tôi chỉ là người ngoài trong cái tổ ấm này.”

Tôi chết sững.

Thì ra, Thành mang trong lòng cảm giác tự ti vì căn nhà đứng tên vợ, nên dần sinh ra bất mãn. Nhưng thay vì góp sức để xây dựng, anh ta chọn cách trút giận lên vợ mình. Điều khiến tôi đau nhất là con bé đã chịu đựng nhiều tháng trời vì sợ mang tiếng “vừa cưới đã ly thân”.

Ông xã tôi tức giận gọi Thành sang nói chuyện. Cậu ta đến với bộ dạng nhếch nhác, còn nồng nặc mùi thuốc lá. Lúc nghe ba My nghiêm giọng hỏi chuyện, Thành lại cười nhạt: “Chuyện vợ chồng tụi con, ba mẹ nên để tụi con tự giải quyết.”

Câu nói đó như một gáo nước lạnh. Sự lễ phép ngày nào giờ tan biến. Tôi và chồng nhìn nhau, lặng người.

Sau hôm đó, con gái tôi về nhà cha mẹ ở tạm. Những tưởng Thành sẽ gọi điện xin lỗi, năn nỉ vợ quay về, nhưng tuyệt nhiên không một cuộc gọi, không một tin nhắn. Cả tuần sau, My vẫn im lặng, gầy đi thấy rõ, ăn uống chẳng ra sao. Tôi đau lòng nhưng không dám thúc ép. Cái gì đến cũng phải để nó đến theo cách của nó.

Đến ngày thứ tám, bất ngờ Thành xuất hiện. Cậu ta gọi điện trước, giọng nhẹ tênh:
– Con qua nhà nói chuyện một chút được không?

Tôi đồng ý, vì dù sao cũng là con rể. Nhưng khi Thành vừa bước vào cửa, tôi và ông xã lập tức cảm nhận một điều gì đó rất khác – một thái độ lạnh lùng, thậm chí có phần thách thức. Không có lời xin lỗi nào được thốt ra. Thành ngồi xuống ghế salon, nói thẳng:

– Con nghĩ, chuyện vợ chồng tụi con không thể tiếp tục. Tụi con không hợp. Nhưng trước khi chia tay, con muốn làm rõ vài chuyện.

Tôi nhìn chồng, không nói gì. Thành tiếp tục:

– Căn nhà tụi con đang ở, đúng là ba mẹ cho tiền mua, nhưng tụi con sống chung, con cũng đã bỏ vào 300 triệu. Nếu chia tay, con muốn được nhận lại phần đó, hoặc ít nhất cũng phải bán nhà chia đôi.

Nghe đến đây, tôi sững người. My đang ở trong phòng, chạy ra, mặt trắng bệch:

– Anh nói gì vậy? Nhà đứng tên em, anh cũng biết rõ mà. Sao giờ lại đòi chia?

Thành thản nhiên:

– Tôi bỏ tiền ra, dù không đứng tên, thì vẫn có quyền. Nếu không, cứ kiện ra tòa. Giờ xã hội văn minh, không phải cứ “cha mẹ cho thì là của con gái” đâu.

Tôi phải gắng hết sức mới giữ được bình tĩnh. Ông xã tôi thì đã run run vì tức giận. Ông gằn giọng:

– Cái nhà đó ba mẹ cho My, con chỉ mới cưới nhau chưa đầy năm, giờ đòi chia? Lại còn ra vẻ pháp lý? Vậy ra con cưới con gái tôi vì cái nhà?

Thành cười khẩy:

– Con đâu có nói vậy. Nhưng thời buổi này, ai cũng cần phải rõ ràng. Tình cảm không còn thì chia tài sản sòng phẳng là chuyện bình thường.

Câu nói đó như đâm một nhát vào tim tôi. Cả đời tôi chưa từng nghĩ mình sẽ nghe một lời phũ phàng đến vậy từ người mà tôi từng tin tưởng gả con gái cho.

My quay mặt đi, mắt rưng rưng:

– Em sai rồi. Sai vì đã nghĩ anh yêu em, không phải cái nhà.

Thành đứng dậy, nói gọn lỏn:

– Vậy em cứ suy nghĩ đi. Nếu không đồng ý, mình gặp nhau ở tòa.

Rồi cậu ta quay lưng bỏ đi, không một lần ngoái lại.

Tối đó, cả nhà ngồi trong im lặng rất lâu. Cuối cùng, ông xã tôi lên tiếng:

– Thôi, con ạ. Mình đã nhìn rõ rồi. Người như vậy, càng níu kéo chỉ càng đau.

My ôm mặt khóc nức nở. Nhưng không phải là vì tiếc, mà là vì thất vọng. Tôi biết, con bé đã quyết định.

Vài tuần sau, My nộp đơn ly hôn. Quá trình diễn ra căng thẳng, vì Thành thuê luật sư, cố đòi phần “đóng góp” của mình vào căn hộ. Nhưng nhờ giấy tờ rõ ràng, tên chủ sở hữu đứng một mình con gái tôi, kèm theo bằng chứng là toàn bộ tiền mua được chuyển từ tài khoản tôi và ông xã, cuối cùng tòa cũng bác bỏ yêu cầu của Thành.

Mọi chuyện kết thúc sau ba tháng đầy căng thẳng và nước mắt. My lấy lại được nhà, nhưng mất đi một phần lòng tin vào hôn nhân.

Có người hỏi tôi sau này có còn dám cho con gái “quá nhiều” khi cưới chồng không. Tôi chỉ cười buồn.

Tôi chưa bao giờ hối hận vì đã cho con 2 tỷ làm của hồi môn. Tôi chỉ hối hận… vì đã không nhìn rõ người đàn ông mà con mình định gắn bó cả đời.

Giá như Thành tử tế, thì căn nhà kia sẽ là nơi họ hạnh phúc xây dựng tương lai. Nhưng sự tham lam và ích kỷ của cậu ta đã làm lộ rõ bộ mặt thật.

Sau tất cả, con gái tôi hiểu ra một điều: nhà có thể mua lại, tiền có thể kiếm lại, nhưng sự bình yên – chỉ đến khi mình biết buông đúng lúc.

Danh tính thithe vừa được tìm thấy ở Hạ Long trưa nay 22/7: Cả nước rơi lệ c:.ầu ng:.uyện điều kỳ diệu với 3 người còn lại

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, trung tá Lê Thế Dũng, phó đồn trưởng Đồn biên phòng cửa khẩu cảng Hòn Gai, cho biết đã vớt được 1 thi thể nạn nhân tại khu vực cách vị trí tàu Vịnh Xanh 58 gặp nạn khoảng 500m.

tàu Vịnh Xanh - Ảnh 1.

Lực lượng cứu hộ đưa thi thể lên bờ và bàn giao cho cơ quan chức năng – Ảnh: Quảng Ninh Online

Cụ thể, hồi 11h30 ngày 22-7, tiếp nhận tin báo, Đồn biên phòng cửa khẩu cảng Hòn Gai đã cử 1 tổ gồm 5 cán bộ, chiến sĩ cùng xuồng vớt được 1 thi thể nạn nhân tại khu vực cách vị trí tàu Vịnh Xanh 58 lật khoảng 500m.

Nạn nhân được xác định là nam giới, thân hình to cao, khoảng gần 40 tuổi, mặc quần soóc, áo phông màu xám, điện thoại trong túi màu đen, tóc ngắn.

Hiện tại lực lượng cứu hộ đã đưa thi thể nạn nhân vào bờ và bàn giao cho các cơ quan chức năng để xác minh danh tính và tìm người thân.

Trước đó, trưa 21-7, Đồn biên phòng cảng Hòn Gai cũng đã phối hợp với Ban quản lý vịnh Hạ Long vớt được 1 thi thể bé trai tại khu vực đảo Ti Tốp.

Sau đó các cơ quan xác nhận thi thể cháu bé sinh năm 2019 là một trong những nạn nhân trong vụ lật tàu Vịnh Xanh 58.

Hiện tại, mặc dù do ảnh hưởng của cơn bão số 3 nhưng các lực lượng chức năng vẫn tiếp tục ứng trực và theo dõi sát thông tin các nạn nhân còn lại của vụ lật tàu trên vịnh Hạ Long.

Tàu Vịnh Xanh 58 chở 49 người, gặp cơn dông lốc và bị lật úp trên vịnh Hạ Long chiều 19-7. Công tác cứu hộ, cứu nạn được triển khai từ đầu giờ chiều 19-7, với sự tham gia của Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Ninh, Công an tỉnh Quảng Ninh, Bộ Công an…

Tổng cộng gần 1.000 người thuộc lực lượng của các đơn vị cùng hơn 100 phương tiện tham gia tổ chức tìm kiếm những nạn nhân còn mất tích.

Đến nay, lực lượng chức năng đã cứu được 10 người còn sống, tìm thấy thi thể 36 người thiệt mạng, còn 3 nạn nhân mất tích trên biển.

Ba người mất tích chưa tìm thấy gồm: Hoàng Văn Thái (sinh năm 1985), Hoàng Việt Hùng (sinh năm 1979), Hoàng Thị Quyên (sinh năm 1975).