Biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt được rút ngắn từ 6 bậc xuống 5 bậc, bậc 1 khoảng 1.984 đồng/kWh và cao nhất bậc 5 là 3.967 đồng/kWh.
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 14 ngày 29-5 quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện.
Giá điện sinh hoạt theo 5 bậc thang, chưa bao gồm thuế VAT
Theo đó, giá bán lẻ điện được quy định chi tiết cho từng nhóm khách hàng sử dụng điện, bao gồm: Sản xuất, kinh doanh, hành chính sự nghiệp, sinh hoạt.
Giá bán lẻ điện theo các cấp điện áp: Cao áp là cấp điện áp danh định trên 35 kV (bao gồm cấp điện áp trên 35 kV đến dưới 220 kV và cấp điện áp 220 kV), trung áp là cấp điện áp danh định trên 01 kV đến 35 kV, hạ áp là cấp điện áp danh định đến 01 kV áp dụng cho các nhóm khách hàng sử dụng điện mục đích sản xuất, kinh doanh, hành chính sự nghiệp.
Giá bán lẻ điện theo thời gian sử dụng điện trong ngày cho mục đích sản xuất, kinh doanh tại các cấp điện áp được áp dụng đối với khách hàng sử dụng điện đủ điều kiện.
Đáng chú ý, giá bán lẻ điện cho nhóm khách hàng sử dụng điện mục đích sinh hoạt gồm 5 bậc có mức giá tăng dần nhằm khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả.
Như vậy, giá bán điện sinh hoạt đã rút ngắn từ 6 bậc như hiện nay xuống 5 bậc thang. Bậc rẻ nhất cho hộ gia đình dùng dưới 100 kWh thay vì 50 kWh hiện nay, còn bậc cao nhất từ 701 kWh trở lên.
Giá điện các bậc thang từ 1-5 được tính bằng 90% – 180% giá bán lẻ điện bình quân hiện hành (hiện là 2.204,0655 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) từ ngày 10-5-2025.
Như vậy, giá thấp nhất (bậc 1) khoảng 1.984 đồng/kWh và cao nhất (bậc 5) là 3.967 đồng/kWh, chưa bao gồm thuế VAT.
Quyết định 14 năm 2025 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29-5-2025, thay thế Quyết định số 28 năm 2014 và được áp dụng kể từ ngày thực hiện điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân gần nhất sau ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.
Hiện, thang giá điện hiện hành vẫn áp dụng 6 bậc, giá điện bán lẻ cũng vừa tăng từ ngày 10-5, từ 2.103,11 đồng/ kWh lên mức 2.204,0655 đồng/kWh (chưa bao gồm VAT).
Như vậỵ, nếu theo đúng quy định, định kỳ sau 3 tháng kể từ lần điều chỉnh giá gần nhất, EVN, Bộ Công Thương sẽ thực hiện điều chỉnh giá bán lẻ điện một lần, thì có thể đến tháng 8-2025, cách tính giá điện mới mới chính thức có hiệu lực.
Theo Quyết định trên, hộ nghèo vẫn theo tiêu chí của quy định pháp luật có liên quan trong từng thời kỳ được hỗ trợ tiền điện cho mục đích sinh hoạt, mức hỗ trợ hàng tháng tương đương tiền điện sử dụng 30 kWh tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 hiện hành.
Hộ chính sách xã hội theo tiêu chí do Thủ tướng Chính phủ quy định (không thuộc diện hộ nghèo được hỗ trợ tiền điện theo quy định nêu trên) và có lượng điện sử dụng cho mục đích sinh hoạt trong tháng không quá 50 kWh được hỗ trợ tiền điện tương đương tiền điện sử dụng 30 kWh tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 hiện hành.
Một cư dân chứng kiến vụ cháy ở cư xá tại TP.HCM cho biết, đám cháy bùng phát mạnh, kèm theo nhiều tiếng nổ, nhiều người cố gắng tiếp cận nhưng bên ngoài có nhiều lớp cửa sắt nên không thể dập lửa.
Ngày 7/7/2025, Tạp chí Người đưa tin đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Nhân chứng vụ cháy cư xá tại TP.HCM, 8 người tử vong: Bên ngoài có nhiều lớp cửa sắt nên người dân không thể dập lửa”. Nội dung như sau:
Ngày 7/7, Công an TP.HCM đang điều tra vụ cháy cư xá Độc Lập nằm trên đường Đô Đốc Long (phường Phú Thọ Hòa) làm 8 người tử vong.
Hiện trường vụ cháy là cư xá cũ, được xây dựng 1 trệt, 4 tầng lầu. Ngọn lửa bùng lên ở khu vực tầng trệt của cư xá, sau đó lan qua bên cạnh.
Phát hiện sự việc, nhiều người dân dùng bình chữa cháy mini dập lửa nhưng bất thành, đám cháy sau đó bùng lên dữ dội, người dân sống tại cư xá hoảng loạn tháo chạy xuống đất.
Theo Vietnamplus, một người dân sinh sống tại đây cho biết, khói lửa ban đầu bùng phát tại căn hộ dưới tầng trệt, lúc đó bà con sống ở đây hoảng loạn chạy xuống dưới đất. Xe cứu hỏa và cứu thương đến rất nhiều, nhân viên trung tâm cấp cứu 115 đưa nhiều thi thể ra bên ngoài.
Một cư dân khác chia sẻ, đám cháy bùng phát mạnh, kèm theo nhiều tiếng nổ, nhiều người kéo vòi xịt nước, cố gắng tiếp cận nhưng bên ngoài có nhiều lớp cửa sắt nên không thể dập lửa.
Qua công tác chữa cháy và cứu nạn, cơ quan chức năng phát hiện thi thể 8 nạn nhân, sau đó đưa đến hai bệnh viện gồm có Bệnh viện Thống Nhất (2 người lớn, hai trẻ nhỏ) và Bệnh viện Tân Phú (bốn người lớn) để làm các thủ tục liên quan.
Hiện trường vụ cháy sau khi lửa được dập tắt. Ảnh: Vnexpress
Trong số các nạn nhân có một gia đình 4 người gồm ông N.Đ.D. (SN 1985, quê Khánh Hòa), bà Đ.T.N.A. (SN 1987, quê Ninh Bình – vợ ông D.), con trai P.K. (SN 2014) và con gái P.N.A .(SN 2018).
Gia đình ông D. sống cùng một cụ bà. Tuy nhiên, do cả nhà đi du lịch từ vài ngày trước nên đã gửi cụ về nhà người thân. Chiều 5/7, vợ chồng ông D. cùng hai con trở về nhà, vì còn mệt chưa đón cụ bà về lại, khi vụ cháy xảy ra, cụ không có mặt tại hiện trường, theo VTC News.
Cùng ngày, báo Vietnamnet đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Bên trong hiện trường vụ cháy 8 người tử vong: Ô tô trơ khung, cửa sắt biến dạng”. Cụ thể như sau:
Khoảng 22h tối qua (6/7), khói lửa bất ngờ bùng phát lên từ tầng trệt tại lô A chung cư Độc Lập, địa chỉ 80/7 đường Đô Đốc Long, phường Phú Thọ Hòa (quận Tân Phú cũ), TPHCM.
Nhiều người dân dùng bình chữa cháy mini dập lửa nhưng bất thành. Đám cháy sau đó bùng lên dữ dội, người dân sống tại chung cư hoảng loạn tháo chạy xuống đất.
Cảnh sát PCCC&CNCH Công an TPHCM điều động nhiều xe chữa cháy chuyên dụng và hàng chục cán bộ, chiến sĩ xuống hiện trường triển khai dập lửa, cứu người.
Cảnh sát phong toả nghiêm ngặt các lối vào chung cư để triển khai phương án dập lửa và cứu nạn, cứu hộ. Sau khoảng 1 giờ, đám cháy được khống chế.
Ông Khánh, người dân sống gần khu vực cho biết, đám cháy bùng phát mạnh, kèm theo nhiều tiếng nổ. Nhiều người kéo vòi xịt nước, cố gắng tiếp cận nhưng bên ngoài có nhiều lớp cửa sắt nên không thể dập lửa. Nhiều bà con sống ở đây hoảng loạn chạy xuống dưới đất. Xe cứu hỏa và cứu thương đến rất nhiều, nhân viên trung tâm cấp cứu 115 đưa các thi thể ra bên ngoài.
Đám cháy bùng phát tại căn hộ tầng trệt của chung cư. Nhiều xe máy, xe đạp và ô tô cháy trơ khung. Vụ hoả hoạn làm 8 người tử vong.
Chung cư nơi xảy ra vụ cháy cao 5 tầng, được xây dựng cách đây nhiều năm, gồm hai lô A và B. Lô xảy ra cháy làm 8 người tử vong có tổng cộng hơn 110 căn, mỗi căn rộng 45-60m2, nằm phía mặt hẻm rộng khoảng 6m, cách đường lớn Độc Lập gần 100m.
Giá vàng hôm nay 7/7/2025: Giá vàng trong nước và thế giới tăng mạnh đến 1,7 triệu đồng và 70 USD/Ounce so với tuần trước, nhờ đồng USD giảm giá. Nhưng nhà đầu tư vẫn thua lỗ vì chênh lệch mua – bán quá cao
Ngày 7 tháng 7 năm 2025, báo Nghệ An đã đăng tải một bài viết có tiêu đề “Giá vàng hôm nay 7/7/2025: Thua lỗ dù có 1 tuần tăng mạnh”. Nội dung như sau:
Giá vàng trong nước hôm nay 7/7/2025
Tính đến 4h30 ngày 7/7/2025, giá vàng miếng trong nước theo giá chốt phiên hôm qua 6/7. Cụ thể:
Giá vàng miếng SJC được Tập đoàn DOJI niêm yết ở ngưỡng 118,9-120,9 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), mức giá không thay đổi ở cả hai chiều mua – bán so với hôm qua. So với một tuần trước, giá vàng miếng SJC được Tập đoàn DOJI điều chỉnh tăng 1,7 triệu đồng/lượng cả hai chiều.
Nếu nhà đầu tư lướt sóng mua vàng vào đầu tuần với mức giá 119,2 triệu đồng/lượng, thì vẫn sẽ bị lỗ 300 nghìn đồng/lượng trong tuần này.
Cùng thời điểm, giá vàng miếng SJC được Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn – SJC niêm yết ở ngưỡng 118,9-120,9 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), mức giá không thay đổi ở cả hai chiều mua – bán so với hôm qua. Tăng mạnh 1,7 triệu đồng/lượng ở cả hai chiều mua – bán so với mở đầu phiên tuần trước.
Còn tại Công ty Vàng bạc đá quý Mi Hồng, giá vàng Mi Hồng thời điểm khảo sát niêm yết giá vàng SJC ở mức 119,8-120,8 triệu đồng/lượng chiều mua vào – bán ra. So với hôm qua, giá vàng không thay đổi ở cả hai chiều mua – bán. So với cùng kỳ tuần trước, giá vàng tăng 1,8 triệu đồng/lượng ở chiều mua – tăng 1,6 triệu đồng/lượng ở chiều bán.
Giá vàng SJC tại Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu được doanh nghiệp giao dịch ở mức 118,9-120,9 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), mức giá không thay đổi ở cả hai chiều mua – bán so với hôm qua, mức giá tăng 1,7 triệu đồng/lượng ở cả hai chiều mua – bán so với đầu tuần trước.
Giá vàng SJC tại Phú Quý được doanh nghiệp giao dịch ở mức 118,2-120,9 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), giá vàng không thay đổi ở cả hai chiều mua – bán so với hôm qua, tăng 1,7 triệu đồng/lượng ở cả hai chiều mua – bán so với tuần trước.
Tính đến 4h30 ngày 7/7/2025, giá vàng nhẫn tròn 9999 Hưng Thịnh Vượng tại DOJI niêm yết ở ngưỡng 115,5-117,5 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra); mức giá không thay đổi ở cả hai chiều mua – bán so với hôm qua; mức giá tăng 1,5 triệu đồng/lượng ở cả hai chiều mua – bán so với đầu tuần trước.
Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng nhẫn ở ngưỡng 115,7-118,7 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra); giá vàng không thay đổi ở cả hai chiều mua – bán so với hôm qua; giá vàng tăng 1,6 triệu đồng/lượng ở cả hai chiều mua – bán so với đầu tuần trước.
Bảng giá vàng hôm nay 7/7/2025 mới nhất như sau:
Giá vàng hôm nay
Ngày 7/7/2025 (Triệu đồng)
Chênh lệch (nghìn đồng/lượng)
Mua vào
Bán ra
Mua vào
Bán ra
SJC tại Hà Nội
118,9
120,9
–
–
Tập đoàn DOJI
118,9
120,9
–
–
Mi Hồng
119,7
120,7
–
–
PNJ
118,9
120,9
–
–
Bảo Tín Minh Châu
118,9
120,9
–
–
Phú Quý
118,2
120,9
–
–
1. DOJI – Cập nhật: 7/7/2025 04:30 – Thời gian website nguồn cung cấp – ▼/▲ So với ngày hôm qua.
Giá vàng trong nước
Mua
Bán
AVPL/SJC HN
118,900
120,900
AVPL/SJC HCM
118,900
120,900
AVPL/SJC ĐN
118,900
120,900
Nguyên liệu 9999 – HN
108,300
112,500
Nguyên liệu 999 – HN
108,200
112,400
2. PNJ – Cập nhật: 7/7/2025 04:30 – Thời gian website nguồn cung cấp – ▼/▲ So với ngày hôm qua.
Loại
Mua vào
Bán ra
TPHCM – PNJ
114.800
117.400
TPHCM – SJC
118.900
120.900
Hà Nội – PNJ
114.800
117.400
Hà Nội – SJC
118.900
120.900
Đà Nẵng – PNJ
114.800
117.400
Đà Nẵng – SJC
118.900
120.900
Miền Tây – PNJ
114.800
117.400
Miền Tây – SJC
118.900
120.900
Giá vàng nữ trang – PNJ
114.800
117.400
Giá vàng nữ trang – SJC
118.900
120.900
Giá vàng nữ trang – Đông Nam Bộ
PNJ
114.800
Giá vàng nữ trang – SJC
118.900
120.900
Giá vàng nữ trang – Giá vàng nữ trang
Nhẫn Trơn PNJ 999.9
114.800
Giá vàng nữ trang – Vàng Kim Bảo 999.9
114.800
117.400
Giá vàng nữ trang – Vàng Phúc Lộc Tài 999.9
114.800
117.400
Giá vàng nữ trang – Vàng nữ trang 999.9
114.100
116.600
Giá vàng nữ trang – Vàng nữ trang 999
113.980
116.480
Giá vàng nữ trang – Vàng nữ trang 9920
113.270
115.770
Giá vàng nữ trang – Vàng nữ trang 99
113.030
115.530
Giá vàng nữ trang – Vàng 750 (18K)
80.100
87.600
Giá vàng nữ trang – Vàng 585 (14K)
60.860
68.360
Giá vàng nữ trang – Vàng 416 (10K)
41.160
48.660
Giá vàng nữ trang – Vàng 916 (22K)
104.410
106.910
Giá vàng nữ trang – Vàng 610 (14.6K)
63.780
71.280
Giá vàng nữ trang – Vàng 650 (15.6K)
68.440
75.940
Giá vàng nữ trang – Vàng 680 (16.3K)
71.940
79.440
Giá vàng nữ trang – Vàng 375 (9K)
36.380
43.880
Giá vàng nữ trang – Vàng 333 (8K)
31.130
38.630
3. SJC – Cập nhật: 7/7/2025 04:30 – Thời gian website nguồn cung cấp – ▼/▲ So với ngày hôm qua.
Vàng SJC 1L, 10L, 1KG
118,900
120,900
Vàng SJC 5 chỉ
118,900
120,920
Vàng SJC 0.5 chỉ, 1 chỉ, 2 chỉ
118,900
120,930
Vàng nhẫn SJC 99,99% 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ
114,300
116,800
Vàng nhẫn SJC 99,99% 0.5 chỉ, 0.3 chỉ
114,300
116,900
Nữ trang 99,99%
114,300
116,200
Nữ trang 99%
110,549
115,049
Nữ trang 68%
72,274
79,174
Nữ trang 41,7%
41,710
48,610
Giá vàng thế giới hôm nay 7/7/2025 và biểu đồ biến động giá vàng thế giới 24h qua
Theo Kitco, giá vàng thế giới ghi nhận lúc 4h30 ngày 7/7 theo giờ Việt Nam giao ngay ở mức 3336,23 USD/ounce. Giá vàng hôm nay không thay đổi so với hôm qua; tăng 70,77 USD/Ounce so với tuần trước. Quy đổi theo tỷ giá USD tại ngân hàng Vietcombank (26.350 VND/USD), vàng thế giới có giá khoảng 109,45 triệu đồng/lượng (chưa tính thuế, phí). Như vậy, giá vàng miếng SJC đang cao hơn giá vàng quốc tế 11,45 triệu đồng/lượng.
Tuần qua, dù nhiều số liệu kinh tế tích cực nhưng giá vàng thế giới vẫn tăng nhờ những lo ngại về địa chính trị và nợ công. Kim loại quý này đã lên giá ngay cả khi thị trường chứng khoán phục hồi và nhà đầu tư mạnh dạn hơn.
Đầu tuần, giá vàng giao ngay mở mức 3.271 USD/ounce, sau đó giảm xuống dưới 3.250 USD nhưng nhanh chóng phục hồi. Đến sáng thứ 2 (giờ Mỹ), giá chỉ còn cách mốc 3.300 USD vài USD và chiều cùng ngày đã vượt qua ngưỡng này. Sáng thứ 3, giá tiếp tục tăng lên 3.356 USD/ounce.
Tuy nhiên, mức giá này khiến nhiều nhà đầu tư chốt lời, khiến giá vàng dao động quanh 3.330 – 3.355 USD trong hai ngày tiếp theo. Đến chiều thứ 4, giá vàng bất ngờ tăng mạnh, chạm đỉnh tuần ở 3.365 USD/ounce. Sau đó, giá vàng giảm nhẹ về 3.345 USD rồi cố gắng tăng lại trong phiên châu Á nhưng không thành công.
Trước khi báo cáo việc làm Mỹ được công bố, giá vàng giảm mạnh từ 3.350 USD xuống còn 3.312 USD chỉ trong 15 phút. Nhưng ngay sau đó, vàng lại phục hồi lên 3.337 USD khi thị trường chứng khoán Mỹ mở cửa. Cuối tuần, giá giao dịch trong biên độ hẹp do thị trường nghỉ lễ Quốc khánh Mỹ (4/7).
Một trong những nguyên nhân khiến vàng tăng là căng thẳng thương mại. Lệnh tạm dừng áp thuế của Tổng thống Trump sẽ hết hiệu lực vào ngày 9/7. Dù Nhà Trắng thông báo có tiến triển trong đàm phán, nhưng chưa có thỏa thuận chính thức nào được ký kết.
Ngoài ra, nợ công Mỹ đang ở mức báo động (trên 37 nghìn tỷ USD) và dự luật chi tiêu mới có thể làm thâm hụt ngân sách thêm 3.000 tỷ USD trong 10 năm tới. Điều này gây áp lực lên đồng USD và khiến nhiều nhà đầu tư tìm đến vàng như một nơi trú ẩn an toàn.
Dữ liệu kinh tế quan trọng tuần tới
Tuần này, thị trường sẽ chờ đợi một số sự kiện kinh tế quan trọng:
Thứ Ba: Ngân hàng Dự trữ Australia công bố quyết định về lãi suất.
Thứ Tư: Biên bản cuộc họp tháng 6 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ được công bố, giúp dự đoán xu hướng lãi suất.
Thứ Năm: Số liệu về đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Mỹ.
Dự báo giá vàng
Tuần này, 14 chuyên gia từ Phố Wall đã tham gia khảo sát về xu hướng giá vàng. Sau một tuần giao dịch khá ổn định, nhìn chung các chuyên gia giữ quan điểm trung lập. Cụ thể, 36% dự đoán giá vàng sẽ tăng, 28% cho rằng giá giảm và 36% tin rằng vàng sẽ đi ngang.
Bên cạnh đó, một cuộc khảo sát trực tuyến với 243 nhà đầu tư cá nhân cho thấy đa số vẫn lạc quan. Khoảng 59% kỳ vọng giá vàng tăng, 20% dự báo giảm và 21% nghĩ rằng thị trường sẽ tiếp tục tích lũy trong biên độ hẹp.
Adam Button, chuyên gia từ Forexlive.com, nhận định rằng đồng USD ban đầu tăng giá nhưng sau đó đảo chiều, cho thấy xu hướng giảm vẫn đang chiếm ưu thế. Ông tin rằng nếu tình trạng này tiếp diễn, vàng sẽ là tài sản hưởng lợi.
Trái ngược với Button, Marc Chandler từ Bannockburn Global Forex lại cho rằng giá vàng có thể tiếp tục giảm do dữ liệu việc làm Mỹ mạnh hơn dự kiến và lãi suất tăng. Ông dự báo giá vàng có thể về mức 3.250 USD/ounce hoặc thấp hơn trong thời gian tới.
Jim Wyckoff, chuyên gia từ Kitco, nhận xét rằng vàng đang dao động trong biên độ hẹp. Biểu đồ vẫn nghiêng về xu hướng tăng, nhưng thị trường cần thêm động lực để thoát khỏi vùng tích lũy hiện tại.
James Stanley, chiến lược gia từ Forex, cho rằng bất kỳ đợt giảm giá nào cũng là cơ hội tốt để mua vào. Ông nhấn mạnh rằng các yếu tố dài hạn như chính sách tiền tệ lỏng lẻo và lạm phát sẽ tiếp tục hỗ trợ giá vàng.
Ole Hansen từ Saxo Bank cũng đồng tình rằng giá vàng vẫn trong xu hướng tăng dù có thể đi ngang trong ngắn hạn. Theo ông, vàng cần giữ vững mức 3.245 USD để tránh đợt điều chỉnh sâu hơn. Hansen tin rằng các yếu tố nền tảng vẫn ủng hộ đà tăng của vàng trong dài hạn.
Cùng ngày, báo VietNamNet cũng đưa tin tương tự về giá vàng, qua bài viết với tiêu đề “Giá vàng trước diễn biến mới, dự báo vàng miếng SJC sắp tới ra sao?”. Nội dung như sau:
Giá vàng tăng trở lại
Trong tuần 30/6-4/7, giá vàng thế giới phục hồi nhẹ, tăng khoảng 50 USD (1,5%), đóng cửa ở mức 3.337 USD/ounce vào rạng sáng 5/7.
Giá vàng thế giới tăng nhẹ trong tuần đầu tháng 7 chủ yếu do đồng USD suy yếu, chỉ số DXY giảm từ 97,25 điểm xuống dưới 97 điểm. Đồng thời, những tín hiệu bất ổn địa chính trị và kinh tế, đặc biệt là tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc đơn phương áp thuế đối ứng lên nhiều nước từ ngày 9/7, đã củng cố vai trò trú ẩn an toàn của vàng. Cuộc chiến thương mại có nguy cơ leo thang được xem là yếu tố hỗ trợ giá vàng.
Ngoài ra, siêu luật “One Big Beautiful Bill Act” (3B), với các khoản cắt giảm thuế và chi tiêu quốc phòng lớn, có thể kích thích lạm phát, làm suy yếu đồng USD và hỗ trợ giá vàng. Những yếu tố này tạo động lực cho giá vàng giao ngay tăng gần 11 USD trong phiên cuối tuần.
Trong nước, giá vàng miếng SJC trong tuần đã tăng khoảng 1,4 triệu đồng/lượng chiều mua vào. Còn giá vàng nhẫn tăng khoảng 700.000 đồng/lượng chiều mua.
Giá vàng SJC có nguy cơ giảm mạnh dù thế giới đi ngang. Ảnh: HH
Tỷ giá USD/VND tăng từ 26.270 lên 26.350 VND/USD, với mức đỉnh trong tuần (cũng là đỉnh cao kỷ lục) đạt 26.345 VND/USD, cũng góp phần đẩy giá vàng trong nước tăng theo giá thế giới.
Trong tuần mới (7-11/7), giá vàng thế giới được dự báo có thể tiếp tục tăng, nhưng triển vọng không đồng nhất giữa các nhóm nhà đầu tư.
Các chuyên gia và nhà đầu tư lớn trên Phố Wall tỏ ra phân vân, với 36% nhà phân tích dự đoán giá vàng tăng, 28% cho rằng giảm và 36% dự báo đi ngang. Trong khi đó, các nhà đầu tư nhỏ lẻ tại Phố Main lạc quan hơn, với 59% kỳ vọng giá vàng tăng do lo ngại về nợ công Mỹ và lạm phát.
Siêu luật 3B, với các khoản cắt giảm thuế và chi tiêu quốc phòng lớn, có thể kích thích lạm phát, làm suy yếu đồng USD và hỗ trợ giá vàng.
Vàng SJC đối mặt nguy cơ giảm sâu
Tuy nhiên, Đảng Cộng hòa và Nhà Trắng phản bác các dự báo tiêu cực về nợ công, cho rằng nguồn thu từ thuế quan và tăng trưởng kinh tế sẽ bù đắp thâm hụt. Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent và Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson nhấn mạnh lợi ích từ giảm thuế thu nhập và cải cách phúc lợi xã hội, dự kiến thúc đẩy kinh tế Mỹ. Nếu những chính sách này kích thích tăng trưởng mà không gây lạm phát mạnh, giá vàng có thể chịu áp lực giảm.
Bên cạnh đó, từ đầu năm 2025, giá vàng thế giới đã tăng khoảng 27%, một mức tăng ấn tượng và làm dấy lên lo ngại về khả năng chốt lời. Với mức giá hiện tại quanh 3.337 USD/ounce, vàng đang giao dịch gần đỉnh lịch sử sau 2 năm bùng nổ, khiến một số nhà đầu tư cân nhắc chuyển dòng tiền sang các tài sản khác như chứng khoán Mỹ, trái phiếu, bạc, hoặc tiền số.
Chứng khoán Mỹ đang ở mức cao kỷ lục, nhờ kỳ vọng kinh tế tăng trưởng mạnh và các chính sách kích thích của chính quyền ông Trump. Hôm 2/7, chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite cùng nhau lập kỷ lục mới sau khi Mỹ và Việt Nam đạt thỏa thuận thương mại. Tuy nhiên, nếu lạm phát tăng do thuế quan và chi tiêu ngân sách, vàng vẫn sẽ là kênh trú ẩn hấp dẫn.
Dữ liệu việc làm mạnh mẽ và chính sách lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) cũng là yếu tố quyết định. Việc Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 7 hoặc tháng 9 có thể thúc đẩy lạm phát và hỗ trợ vàng, tuy nhiên tăng trưởng kinh tế mạnh sẽ kéo dòng tiền về cổ phiếu, gây áp lực giảm giá vàng.
Tình hình Trung Đông ổn định hơn sau thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Iran làm giảm nhu cầu trú ẩn vào vàng. Tuy nhiên, rủi ro thương mại từ chính sách thuế quan của ông Trump, đặc biệt với Nhật Bản và các nước khác, vẫn là yếu tố hỗ trợ vàng.
Trên thực tế, các yếu tố này có xu hướng triệt tiêu nhau, khiến giá vàng có xu hướng biến động với biên độ hẹp dần, quanh ngưỡng 3.320-3.350 USD/ounce trong khoảng 5 tuần qua.
Trong nước, giá vàng chịu ảnh hưởng từ giá vàng thế giới và nhiều yếu tố khác, gồm cả tỷ giá USD/VND và các chính sách đối với thị trường vàng. Đề xuất sửa đổi Nghị định 24 của Ngân hàng Nhà nước theo hướng bỏ độc quyền và ngân hàng, doanh nghiệp được nhập khẩu vàng theo hạn mức… dự kiến hoàn tất và trình Chính phủ trước 15/7, có thể tác động mạnh đến thị trường vàng.
Nếu chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới thu hẹp từ 13-14 triệu xuống còn 5 triệu đồng/lượng, trong bối cảnh giá thế giới giảm, vàng miếng SJC có thể lao dốc. Dù vậy, biến động còn phụ thuộc vào nguồn cung tăng thêm và việc người dân có đẩy mạnh bán vàng ra không.
Theo dự báo của đa số chuyên gia và nhà đầu tư, giá vàng thế giới tuần 7-11/7 có thể tăng nhẹ do lo ngại lạm phát và bất ổn thương mại, nhưng rủi ro chốt lời và dòng tiền dịch chuyển sang chứng khoán có thể hạn chế đà tăng. Trong nước, vàng miếng SJC trong trung hạn đối mặt biến động lớn nếu nguồn cung tăng sau sửa đổi Nghị định 24.
Cơ quan điều tra xác định cựu Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng; cựu Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh và gần 30 người “không có động cơ vụ lợi” nên không xử lý hình sự.
Thông tin được nêu trong kết luận điều tra bổ sung lần thứ hai của Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an (A09) trong vụ án Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Bộ Công Thương và các tỉnh thành, ngày 18/12/2024.
A09 giữ nguyên đề nghị truy tố 12 bị can như hai lần trước. Trong đó, ông Hoàng Quốc Vượng, 62 tuổi, cựu chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), cựu thứ trưởng Công Thương và ông Phương Hoàng Kim, cựu cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, cùng 7 người bị cáo buộc tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Ba bị can ở Cục Thuế tỉnh Bình Phước là ông Nguyễn Duy Khánh, cựu cục phó; Trần Văn Định, cựu trưởng phòng và Phạm Quang Vinh, cựu phó phòng, bị đề nghị truy tố tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Quá trình điều tra bổ sung lần hai này, A09 cho hay không xem xét, xử lý với 15 cán bộ tại Bộ Công Thương, 5 người tại Bộ Tư pháp, 7 người tại Văn phòng Chính phủ và một số cá nhân có liên quan khác.
Trong đó, A09 đã triệu tập, ghi lời ông Trần Tuấn Anh; nguyên Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng; cựu bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhiều cán bộ khác của Bộ Công Thương, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp.
Ông Trần Tuấn Anh. Ảnh: Hoàng Phong
Với ông Trần Tuấn Anh, A09 xác định với vai trò Bộ trưởng Công Thương giai đoạn 2016-2021 đã có 6 tờ trình, báo cáo gửi thủ tướng đề xuất ban hành Quyết định số 13/2020 về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam (Quyết định 13). Quyết định này bị xác định trái với Nghị quyết 115 của Chính phủ về chính sách đặc thù tại tỉnh Ninh Thuận, trong đó có giá điện.
Tuy nhiên, khi ký các tờ trình, báo cáo này, ông Trần Tuấn Anh không biết việc cấp dưới Hoàng Quốc Vượng đã chỉ đạo điều chỉnh mở rộng diện đối tượng trái với Nghị quyết số 115. Ngoài ra, kết quả điều tra không có tài liệu, chứng cứ thể hiện nguyên bộ trưởng có động cơ vụ lợi nên Cơ quan An ninh điều tra không xem xét xử lý hình sự.
Với ông Trịnh Đình Dũng, A09 cho rằng cựu phó thủ tướng được thủ tướng phân công chịu trách nhiệm xây dựng và ký ban hành Quyết định 13. Do tin tưởng vào kết quả xây dựng, thẩm định, thẩm tra dự thảo quyết định của Bộ Công Thương, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ nên khi ký ban hành, ông Dũng không biết có nội dung trái với Nghị quyết số 115.
Kết quả điều tra cũng cho thấy không có tài liệu, chứng cứ thể hiện ông Dũng nhận tiền, lợi ích vật chất khác để tạo lợi ích không chính đáng cho các doanh nghiệp.
Ông Trịnh Đình Dũng khi đương chức Phó thủ tướng. Ảnh: Anh Duy.
Theo kết luận điều tra, ông Mai Tiến Dũng, cựu bộ trưởng, cựu Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, và 6 người tại Văn phòng Chính phủ có liên quan đến thẩm tra dự thảo quyết định 13. Tuy nhiên không có tài liệu, chứng cứ thể hiện những người này nhận tiền, lợi ích vật chất khác để làm trái quy định, tạo lợi ích không chính đáng cho các doanh nghiệp.
Cựu thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng và đồng phạm ‘gây thiệt hại 1.043 tỷ đồng’
Hồ sơ vụ án thể hiện, sau khi Thủ tướng ban hành Nghị quyết số 115, Bộ Công Thương lập tổ soạn dự thảo Quyết định 13 về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam. Khi dự thảo bị nhiều đơn vị liên quan có ý kiến, ông Hoàng Quốc Vượng gạch bỏ cụm từ “được Thủ tướng chấp thuận triển khai” trong dự thảo.
Điều này đồng nghĩa, bất cứ dự án điện mặt trời nào có tổng công suất 2.000 MW trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, dù không được Thủ tướng chấp thuận, vẫn được hưởng giá ưu đãi 2.086 đồng/kWh.
Đến 31/8/2018, tại Ninh Thuận có tới 32 dự án điện mặt trời, tổng quy mô công suất 2.078 MW nhưng Bộ Công Thương lại báo cáo chỉ có 30 dự án, tổng công suất 1.927 MW.
Dự thảo dù chưa được Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, EVN có ý kiến nhưng tháng 6/2019, ông Vượng vẫn giữ nguyên các nội dung về giá điện ưu đãi.
Cựu thứ trưởng Công Thương Hoàng Quốc Vượng tại cơ quan điều tra. Ảnh: Bộ Công an
Kết luận điều tra nêu, dự án Nhà máy Điện mặt trời Trung Nam – Thuận Nam của Công ty Cổ phần Điện mặt trời Trung Nam, từ năm 2017 đã xin bổ sung vào quy hoạch điện lưới tỉnh Ninh Thuận song không được chấp thuận. Tháng 10/2019, tỉnh tiếp tục báo cáo, nếu chấp thuận dự án Trung Nam – Thuận Nam sẽ vượt quá quy mô tại Nghị quyết 115. Tỉnh đề xuất cho dự án này vào quy hoạch để hưởng cơ chế bán điện giá ưu đãi. Ông Vượng tiếp nhận đề xuất này và đệ trình.
Tháng 1/2020, Dự án điện mặt trời Trung Nam – Thuận Nam chính thức được chấp thuận bổ sung vào quy hoạch điện.
Sau khi dự thảo do ông Vượng chỉnh nội dung được thông qua, trở thành Quyết định chính thức và vẫn giữ các nội dung mà ông Vượng đệ trình. Ninh Thuận chính thức được phê duyệt 30 dự án điện mặt trời theo giá ưu đãi.
Bộ Công an xác định, trong số này, dự án Nhà máy điện mặt trời Solar Farm Nhơn Hải và Dự án Nhà máy điện mặt trời Trung Nam – Thuận Nam không đủ điều kiện nhưng được mua giá ưu đãi, kéo theo hai nhà máy khác lại không được chấp thuận dù đủ điều kiện.
Từ tháng 7/2020 đến 1/2023, EVN đã mua điện và thanh toán cho hai nhà máy điện mặt trời này hơn 3.300 tỷ đồng với giá ưu đãi, gây thiệt hại hơn 937 tỷ đồng, theo kết luận điều tra bổ sung của A09.
Về hậu quả thiệt hại do hành vi phạm tội của các bị can gây ra, A09 xác định từ khi Nhà máy điện mặt trời Solar Farm Nhơn Hải được đưa vào vận hành thương mại ngày 6/7/2020, đến hết ngày 30/6/2024, EVN đã thanh toán tiền mua điện theo mức giá 9,35 UScents/kWh với tổng số tiền hơn 412 tỷ đồng. Tiền chênh lệch so với mức giá 7,09 UScents/kWh là hơn 99 tỷ đồng.
Với dự án Nhà máy điện mặt trời Trung Nam Thuận, từ khi đưa vào vận hành ngày 1/10/2020 đến hết 30/9/2023, EVN đã thanh toán tiền mua điện theo giá 9,35 US cents/kWh (tương đương 2.086 đồng/kWh, chưa VAT) với tổng số hơn 3.905 tỷ đồng. Do đó số tiền chênh lệch so với mức giá 7,09 US cents/kWh là 944 tỷ đồng.
Do đó, hành vi phạm tội của các bị can đã gây thiệt hại cho EVN hơn 1.043 tỷ đồng. Con số này có sự thay đổi khi hai lần kết luận trước đây, A09 cho rằng thiệt hại cho EVN là hơn 937 tỷ đồng.
Bị can Nguyễn Danh Sơn, Giám đốc Công ty Mua bán điện. Ảnh: Bộ Công an
Cơ quan điều tra xác định để xảy ra sai phạm, ông Vượng vì động cơ vụ lợi mà tạo cơ chế cho Trung Nam – Thuận Nam, lợi dụng chức vụ quyền hạn, cố ý xin cơ chế giá ưu đãi cho dự án này. Ông còn “cố ý điều chỉnh câu chữ, thay đổi diện đối tượng được hưởng chính sách giá điện ưu đãi”, không đúng Nghị quyết số 115.
Ông Kim bị cáo buộc cũng vì động cơ vụ lợi, tạo điều kiện không chính đáng để doanh nghiệp được bán điện giá ưu đãi.
Theo cơ quan điều tra, nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội là do một số cá nhân bị tha hóa, biến chất trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Một số bị can vì động cơ vụ lợi, động cơ cá nhân khác làm trái quy định để tạo lợi ích không chính đáng cho doanh nghiệp.
Trong ngày 2/3, các khách hàng sử dụng điện ở Hà Nội hoảng hốt khi nhận được thông báo thanh toán tiền điện của các đơn vị điện lực thuộc Tổng công ty Điện lực Hà Nội (EVNHANOI). Hầu hết hóa đơn đều tăng gần gấp đôi so với số tiền phải thanh toán của lần gần nhất.
Những ngày gần đây, tiền điện bất ngờ tăng cao, không ít các hộ gia đình ở Hà Nội có hóa đơn tiền điện tăng gấp 2,3 lần trước đó. Trên mạng xã hội, nhiều khách hàng đồng loạt chia sẻ hình ảnh tin nhắn, hóa đơn thông báo thu tiền điện cùng những bình luận thắc mắc về giá điện, số tiền điện phải đóng.
Anh Nguyễn Vũ ở Bắc Từ Liêm, Hà Nội chia sẻ: “Hàng tháng tôi trả khoảng trên dưới 1 triệu đồng tiền điện. Nghĩa là nếu thông thường, với 2 tháng tiền điện, chỉ phải trả tầm trên dưới 2 triệu đồng. Tuy nhiên với cách tính gộp của EVN Hà Nội, tôi đã phải trả lên 3,24 triệu đồng. Đây là một điều rất vô lý, khiến tôi có cảm giác bị móc túi. Rất nhiều bạn bè của tôi cũng bị tính tiền lên gấp rưỡi, gấp đôi và họ thật sự bức xúc”.
Do tính gộp tháng 1 và 2 nên hóa đơn tiền điện ở nhiều hộ gia đình Hà Nội tăng cao bất thường.
Tương tự, nhiều hộ gia đình tại Hà Nội cũng bất ngờ khi nhận được thông báo hóa đơn tiền điện tháng 2. Do số ngày thực tế dùng điện thêm 22-26 ngày so với tháng 1, nên tiền phải trả tăng tương ứng. Theo EVN Hà Nội, việc này chỉ phát sinh trong tháng đầu khi họ đổi thời gian chốt chỉ số công tơ về cuối tháng. Các tháng sau đó, tiền điện sẽ trở về bình thường, vì thời gian tính hóa đơn vẫn là 30 hoặc 31 ngày dùng điện (khi công tơ ghi từ ngày đầu tới cuối tháng).
Tuy nhiên, điều mà người dùng điện thắc mắc là tại sao EVN lại tính gộp 2 tháng mà không tách lẻ từng tháng ra. Bởi khi gộp 2 tháng, với cách tính giá điện lũy tiến như hiện nay, người dùng đương nhiên phải trả tiền điện tháng 2 ở bậc cao nhất. Hóa đơn tiền điện vì thế cũng sẽ tăng cao hơn bình thường. “Đây là cách tính không sòng phẳng, trục lợi từ người tiêu dùng của ngành điện”, anh Nguyễn Vũ bức xúc nói.
“Nếu đặt quyền lợi của người dân lên trên sự dễ dàng trong quản lý, họ đã tách riêng 2 tháng để người dân không bị thiệt thòi. Với công tơ điện tử, công nghệ quản lý hiện nay, việc tách riêng ra 2 tháng không có gì khó khăn. Tôi đề nghị EVN Hà Nội tính lại tiền điện cho người dân. Tách 2 tháng ra, tháng nào tính tháng nấy, chúng tôi không có nhu cầu tính gộp. Số tiền bị thu quá lên sẽ trừ cho tháng tiếp theo. Người dân không có lý do gì để phải chịu gộp 2 tháng, chịu tiền điện tính theo bậc thang lũy tiến. Việc quản lý là của EVN, họ cần phải tính toán sao cho hợp lý, đặt quyền lợi của người dân lên trên”, anh Vũ nêu quan điểm.
Hiện nay, bậc 1 biểu giá điện sinh hoạt mới cho kWh 0-50 là 1.806 đồng/kWh; bậc 2 cho kWh 51-100 là 1.866 đồng/kWh; bậc 3 cho kWh 101-200 là 2.167 đồng/kWh; bậc 4 cho kWh 201-300 là 2.729 đồng/kWh; bậc 5 cho kWh 301-400 đồng/kWh là 3.050 đồng/kWh; bậc 6 cho kWh 401 trở lên là 3.151 đồng/kWh.
Đề nghị Hội Bảo vệ Người tiêu dùng vào cuộc
Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, theo thông thường, khách mua hàng càng nhiều thì càng được giảm giá, duy chỉ có ngành điện là khách sử dụng càng nhiều thì càng chịu giá cao. Mà giá tính bậc thang nên việc gộp 2 tháng để tính tiền 1 lần gây lo lắng hay hiểu nhầm là điều khó tránh khỏi.
“Giờ ngành điện bảo rằng dù gộp 2 tháng tính 1 lần, nhưng số tiền phải đóng so với việc đóng 2 lần 2 tháng vẫn không đổi, không tăng, trong khi khách hàng cho rằng số tiền mình thực nộp lại bị đội lên. Kiểu “sư nói sư phải, vãi nói vãi hay” này cần phải được làm rõ, trên cơ sở hóa đơn và tính toán cụ thể. Trong trường hợp phần đông khách hàng phản ánh số tiền điện bị tính sai, và cách tính toán, cách giải thích từ phía ngành điện không thỏa đáng, thì có thể cần tới sự vào cuộc của thanh tra. Như thế, mọi chuyện sẽ rõ ràng”, ông Long nói.
“Với tư cách cá nhân, người tiêu dùng, tôi cũng đề nghị Hội bảo vệ người Tiêu dùng Việt Nam cần lên tiếng để bảo vệ quyền lợi của người dân Việt Nam”, anh Q. bày tỏ mong muốn.
Theo chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, việc hóa đơn tiền điện tăng lên do tính gộp 2 tháng là đúng, nhưng phải làm rõ nếu gộp như vậy thì cách tính bậc thang như thế nào? EVN Hà Nội cho rằng khi khối lượng tiêu thụ điện lên thì sẽ tăng mức tiêu thụ từng bậc lên để người dùng không thiệt, nhưng họ lại không có thống kê chi tiết nào về tính riêng tiền điện 2 tháng so với phương án tính gộp thì con số khác nhau thế nào.
“Phải tính riêng ra rồi cộng lại mới sòng phẳng. Một số người tính thử ở hộ gia đình thông thường thì chênh lệch tăng lên khoảng 100 nghìn đồng khi gộp 2 tháng làm 1. Số tiền này không phải lớn, nhưng với 2,8 triệu hộ dân ở TP Hà Nội lại là con số rất lớn. Quan điểm của tôi, 1 đồng của dân tính sai, cũng phải tính lại. Cần xem lại việc tính gộp này có được cho phép không, cấp nào có thẩm quyền? Vấn đề ở đây là công khai, minh bạch, đừng để người tiêu dùng phải chịu thiệt, đừng để doanh nghiệp chịu thiệt”, chuyên gia Vũ Vinh Phú nói.
Theo chuyên gia, tới đây cần phải làm rõ cách tính gộp này có đúng hay không. Chỉ cần chênh lệnh 1-2 đồng cũng phải thu hồi và trả lại cho người dân. Các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng, thanh tra điện, kiểm toán phải vào cuộc làm rõ. Nếu có sai phạm thì phải trả lại người dân và rút kinh nghiệm cho lần sau. Cách tính giá điện không ai phản đối, quan trọng nhất là rõ ràng, minh bạch với người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Lý giải của EVN Hà Nội
– Chuyển kỳ ghi số điện vào ngày cuối tháng để phù hợp với sổ sách kế toán của các doanh nghiệp theo tháng.
– Làm được cùng lúc với hàng triệu hộ tiêu thụ vì tất cả đã là công tơ điện tử, tự động truyền dữ liệu thay vì chờ đi ghi số như thời xưa công tơ cơ thì không đủ nhân sự.
– Kỳ tính tiền điện này kéo dài có thể lên tới 57 ngày, tức là gần 2 tháng thông thường. Yếu tố thời tiết lạnh, ẩm kể từ tháng 1 trở lại đây và Tết nghỉ dài cũng góp phần làm mn dùng máy sấy, máy hút ẩm, điều hoà, bình nóng lạnh, máy sưởi… Người dân ở nhà nhiều ngày có thể dùng điện nhiều hơn.
– Khi lập hóa đơn, đơn vị điện lực dựa trên cơ sở điện năng tiêu thụ của khách hàng trong kỳ ghi chỉ số, áp dụng vào công thức tính toán theo quy định của cơ quan quản lý Nhà nước.
Số ngày dùng điện tăng lên, số KWh tăng nhưng đơn giá người dân phải trả không tăng.
Giá xăng dầu hôm nay ngày 7/7 trên các trang giao dịch dầu thô thế giới, giá dầu thô thế giới tiếp tục lao dốc khá mạnh trong bối cảnh Tổng thống Trump chuẩn bị công bố các thoả thuận về thương mại và thuế đối ứng với các quốc gia.
Giá xăng dầu hôm nay 7/7: Suy giảm liên tiếp
Rạng sáng nay 7/7, trên các trang dữ liệu giao dịch giá dầu thô như Tranding Economics và Oilprice, bảng giá giá dầu thô thế giới suy giảm khá liên tiếp trong các phiên gần đây.
Cụ thể, rạng sáng nay trên Tranding Economics, giá dầu WTI giao dịch ở mức 66 USD/thùng, giảm 0,43 USD/ thùng, tương ứng mức giảm 0,66% theo ngày. Dầu thô Brent ngọt nhẹ giao dịch ở mức 67,79 USD/thùng, giảm 0,35 USD/thùng, tương ứng mức giảm 0,5%.
Giá dầu thô thế giới tháng 5 so với tháng liền kề chỉ còn tăng từ 4,5% đến 4,8%. So với cùng kỳ năm trước, giá dầu thô các loại tiếp tục xu hướng giảm từ 20% đến hơn 21%.
Trang Tranding Economics nhận định giá dầu thô Brent giảm 0,4% xuống còn 68,8 USD/thùng vào thứ Năm, giảm mức tăng từ phiên trước khi các nhà đầu tư cân nhắc tác động của khả năng áp thuế trở lại của Hoa Kỳ đối với nhu cầu nhiên liệu toàn cầu.
Sự sụt giảm này diễn ra trước quyết định của OPEC+ dự kiến tăng sản lượng thêm 411.000 thùng/ngày. Giá đã tăng vào thứ 4 sau khi Iran đình chỉ hợp tác với cơ quan giám sát hạt nhân của Liên hợp quốc, làm gia tăng căng thẳng địa chính trị.
Trong khi một thỏa thuận thương mại sơ bộ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã mang lại sự hỗ trợ cho giá dầu thì các cuộc đàm phán thuế quan giữa Mỹ và các đối tác chính như EU và Nhật Bản chưa rõ ràng đã làm gia tăng thêm sự bất ổn loại mặt hàng này trong tương lai gần.
Áp lực cũng đến từ hoạt động dịch vụ của Trung Quốc suy yếu và lượng hàng tồn kho dầu thô của Hoa Kỳ bất ngờ tăng 3,85 triệu thùng – mức lớn nhất trong ba tháng – bất chấp kỳ vọng về sự sụt giảm. Sự gia tăng này làm dấy lên lo ngại mới về nhu cầu yếu đi tại quốc gia tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới.
Trong khi đó, tăng trưởng việc làm mạnh mẽ của Hoa Kỳ vào tháng 6 có thể trì hoãn việc cắt giảm lãi suất của Fed, củng cố lập trường tiền tệ thận trọng.
Giá xăng dầu hôm nay 7/7: Giá trong nước suy giảm
Từ ngày 3/7, liên Bộ Công Thương – Bộ Tài chính quyết định điều chỉnh giá xăng dầu bán lẻ từ 15 giờ cùng ngày, theo đó, mức giá xăng dầu được điều chỉnh giảm bình quân từ 900 đồng đến 1.200 đồng/ lít.
Cụ thể, giá xăng dầu hôm nay sẽ được điều chỉnh theo:
– Giá xăng E5 RON 92 giảm 1.090 đồng/lít, giá bán lẻ 19.440 đồng/lít.
– Giá xăng ROn 95 giảm 1.210 đồng/lít, giá bán lẻ 19.900 đồng một lít.
– Giá dầu các loại cũng đồng loạt giảm, song mức giảm thấp hơn giá xăng.
– Dầu diesel giảm 940 đồng/lít, giá bán lẻ 18.400 đồng/lít;
– Dầu hoả giảm 930 đồng/lít, giá bán lẻ 18.130 đồng/lít;
– Dầu mazut giảm 1.150 đồng, giá bán lẻ hơn 15.800 đồng/kg.
Bộ Công Thương cho biết, thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ ngày 26/6/2025 – 02/7/2025) chịu ảnh hưởng của các yếu tố chủ yếu như: OPEC+ dự kiến tăng sản lượng khai thác dầu trong tháng 8; Iran tuyên bố đình chỉ hợp tác với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA); dự trữ dầu thô của Mỹ tăng; xung đột quân sự giữa Nga với Ukraine vẫn tiếp diễn… Các yếu tố nêu trên khiến giá xăng dầu thế giới trong những ngày vừa qua biến động lên, xuống tùy từng mặt hàng.
Bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới giữa kỳ điều hành giá ngày 26/6/2025 và kỳ điều hành ngày 03/7/2025 là: 77,826 USD/thùng xăng RON92 dùng để pha chế xăng E5RON92 (giảm 6,610 USD/thùng, tương đương giảm 7,83%); 79,622 USD/thùng xăng RON95 (giảm 6,660 USD/thùng, tương đương giảm 7,72%); 84,578 USD/thùng dầu hỏa (giảm 5,558 USD/thùng, tương đương giảm 6,17%); 86,932 USD/thùng dầu diesel 0,05S (giảm 5,484 USD/thùng, tương đương giảm 5,93%); 420,764 USD/tấn dầu mazut 180CST 3,5S (giảm 42,112 USD/tấn, tương đương giảm 9,10%).
Vụ cháy tại chung cư Độc Lập (quận Tân Phú cũ, TP.HCM) khiến 8 người tử vong, trong đó có một gia đình 4 người.
Sáng 7/7, Công an TP.HCM phối hợp với lực lượng chức năng phường Phú Thọ Hòa vẫn đang phong tỏa, khám nghiệm hiện trường vụ cháy xảy ra tại chung cư Độc Lập, số 80/7 đường Đô Đốc Long, phường Phú Thọ Hòa (quận Tân Phú cũ, TP.HCM), khiến 8 người thiệt mạng.
Ghi nhận, chung cư xảy ra vụ cháy khiến 8 người tử vong.
Theo người dân sống gần hiện trường, trong số các nạn nhân có một gia đình 4 người gồm ông N.Đ.D. (SN 1985, quê Khánh Hòa), bà Đ.T.N.A. (SN 1987, quê Ninh Bình – vợ ông D.), con trai P.K. (SN 2014) và con gái P.N.A .(SN 2018).
Gia đình ông D. sống cùng một cụ bà. Tuy nhiên, do cả nhà đi du lịch từ vài ngày trước nên đã gửi cụ về nhà người thân. Chiều 5/7, vợ chồng ông D. cùng hai con trở về nhà, vì còn mệt chưa đón cụ bà về lại, khi vụ cháy xảy ra, cụ không có mặt tại hiện trường.
Đến rạng sáng sớm nay, 8 nạn nhân đã được đưa về Bệnh viện Thống Nhất và Bệnh viện Tân Phú để phục vụ công tác pháp y, sau đó chuyển đến nhà xác Bình Hưng Hòa. Hiện danh tính 4 nạn nhân còn lại vẫn đang được xác minh.
Như Báo Điện tử VTC News đưa tin, trước đó khoảng 22h ngày 6/7, ngọn lửa bất ngờ bùng lên từ tầng trệt chung cư Độc Lập, kèm theo nhiều tiếng nổ lớn và mùi khét.
Lực lượng Cảnh sát PCCC TP.HCM đã huy động hơn 10 xe chuyên dụng cùng hàng chục chiến sĩ đến hiện trường. Tuy nhiên, do cửa sắt nhiều lớp và lửa lan nhanh, công tác cứu hộ gặp rất nhiều khó khăn.
Nguyên nhân và thiệt hại vụ cháy đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, làm rõ.
Đám cháy lớn tại căn hộ tầng trệt chung cư Độc Lập, phường Phú Thọ Hoà (quận Tân Phú cũ), TPHCM khiến 8 người tử vong, trong đó có 2 em nhỏ.
Sáng 7/7, lực lượng chức năng phường Phú Thọ Hòa phối hợp với Công an TPHCM phong tỏa hiện trường vụ cháy tại chung cư Độc Lập nằm trên đường Đô Đốc Long khiến 8 người chết, trong đó có 2 trẻ nhỏ.
Chung cư Độc Lập nơi xảy ra vụ cháy làm 8 người tử vong. Ảnh: HC.
Trước đó, khoảng 10h tối 6/7, đám cháy phát ra từ căn hộ ở tầng trệt chung cư Độc Lập.
Nhiều hộ dân sống tại chung cư phát hiện cháy đã hô hoán rồi tháo chạy ra ngoài. Họ dùng bình chữa cháy mini dập lửa nhưng bất thành.
Ít phút sau đám cháy bùng lên dữ dội, bao trùm mặt trước của dãy nhà và lan lên các tầng ở trên.
Xe cảnh sát và cứu thương có mặt tại hiện trường vụ cháy. Ảnh: HC.
Lúc này bên trong căn nhà nhiều người la hét cầu cứu. Những hộ dân ở các tầng trên khi thấy khói bốc lên tỏa vào nhà đã hô hoán cùng nhau thoát ra ngoài qua lối thoát hiểm.
Tiếp nhận tin báo, Cảnh sát PCCC và CNCH huy động nhiều xe cứu hoả đến hiện trường, tiếp cận khống chế đám cháy.
Ghi nhận tại hiện trường, căn hộ cháy có 1 ô tô, nhiều xe máy bị lửa làm hư hỏng, trơ khung.
Vụ hoả hoạn làm mái tôn của căn nhà đổ sụp, các khung thép, cửa của công trình bị uốn cong do sức nóng.
Ô tô và xe máy bị thiêu rụi. Ảnh: HC
Thông tin ban đầu, 8 nạn nhân tử vong thuộc 2 gia đình, trong đó có 6 người lớn và 2 trẻ nhỏ.
Lửa bùng lên ở lô A cư xá Độc Lập trên đường Đô Đốc Long, phường Phú Thọ Hòa (quận Tân Phú cũ), khiến 8 người tử vong, khuya 6/7.
Khoảng 22h, đám cháy phát ra từ căn hộ ở tầng trệt cư xá Độc Lập. Phát hiện sự việc, nhiều hộ dân bên cạnh dùng bình chữa cháy mini dập lửa nhưng bất thành. Ít phút sau đám cháy bùng lên dữ dội, bao trùm mặt trước của dãy nhà và lan lên các lầu ở trên.
Lửa bao trùm căn hộ ở lầu một cư xá. Video: Minh Bằng
Nhiều xe cấp cứu được huy động đến hiện trường. Đại diện Đội cấp cứu – cứu nạn khu vực 4 cho biết các xe cứu thương đã chở 8 người tử vong, gồm 6 người lớn và 2 trẻ em về nhà xác Bình Hưng Hòa. Các nạn nhân ở tầng trệt cư xá.
Mặt cư xá bị cháy đen. Ảnh: Đình Văn
Hàng chục lính cứu hỏa và xe chữa cháy cũng đến hiện trường chữa cháy. Đến 1h, hỏa hoạn đã được khống chế.
Anh Hậu, nhà ở gần hiện trường, cho biết nhà cháy phát ra nhiều tiếng nổ lớn liên tục, lửa bùng lên rất mạnh. “Khi hoả hoạn được dập tắt, tôi thấy cảnh sát đưa 4 nạn nhân ra ngoài bằng băng ca, quấn bằng chăn”, anh Hậu nói.
Bên trong căn hộ phát ra cháy có một ôtô và nhiều xe máy. Ảnh: Đình Văn
Phía trong căn hộ cháy có một ôtô, nhiều xe máy bị lửa làm hư hỏng, trơ khung. Mái tôn của căn nhà đổ sụp, các khung thép, cửa của công trình bị uốn cong do sức nóng. Một số căn hộ ở tầng trên di dời đồ đạc, vật dụng ra ngoài hành lang đề phòng cháy lan.
Theo cơ quan chức năng, 8 nạn nhân thuộc hai gia đình. Trong đó một hộ gồm vợ chồng 38-40 tuổi và hai đứa trẻ 7-11 tuổi, gia đình còn lại 4 người lớn, chưa xác định danh tính.
Nhiều đồ đạc được người dân di dời ra hành lang. Ảnh: Đình Văn
Cư xá xảy ra cháy gồm hai lô A và B, cao 5 tầng, xây cách đây nhiều năm. Lô có sự cố tổng cộng hơn 110 căn, mỗi căn rộng 45-60 m2, nằm phía mặt hẻm rộng khoảng 6 m, cách đường lớn Độc Lập gần 100 m. Xung quanh là nhiều nhà cấp 4, liên kế, quán ăn…
Hiện trường cháy được lực lượng chức năng phong toả để điều tra.
Từ ngày 1/8/2024, Luật Đất đai 2024 chính thức có hiệu lực, kéo theo nhiều thay đổi lớn trong công tác quản lý, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Từ ngày 1/8/2024, Luật Đất đai 2024 chính thức có hiệu lực, kéo theo nhiều thay đổi lớn trong công tác quản lý, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Một trong những điểm được quan tâm nhiều nhất chính là việc xóa bỏ hình thức “Sổ đỏ hộ gia đình”, thay vào đó là ghi nhận cụ thể quyền sử dụng đất theo từng cá nhân. Tuy nhiên, nhiều người dân đang hoang mang trước thông tin “không đổi sổ sẽ bị phạt đến 20 triệu đồng”. Vậy thực hư như thế nào?
Sổ đỏ hộ gia đình bị xóa bỏ, có bắt buộc đổi sang mẫu mới?
Theo quy định tại khoản 3, Điều 256, Luật Đất đai 2024 (Luật số 31/2024/QH15), tất cả các loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp trước ngày 1/8/2024 vẫn giữ nguyên giá trị pháp lý. Người sử dụng đất không bắt buộc phải đổi sang mẫu Giấy chứng nhận mới, trừ trường hợp có nhu cầu cập nhật hoặc khi thực hiện giao dịch liên quan đến thửa đất.
Nghĩa là, nếu sổ đỏ đang sử dụng không có sai sót về thông tin, không bị rách nát, không có yêu cầu sang nhượng, tặng cho hay thừa kế… thì người dân hoàn toàn không bắt buộc phải đổi. Thông tin lan truyền rằng không đổi sẽ bị xử phạt 20 triệu đồng là không đúng sự thật và không có căn cứ pháp lý.
Khi nào cần đổi hoặc cấp lại sổ đỏ theo mẫu mới?
Dù không bắt buộc phải đổi, nhưng một số trường hợp dưới đây, người dân sẽ cần thực hiện việc cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận:
Thay đổi thông tin: Khi chủ sử dụng đất thay đổi họ tên, chứng minh thư, số căn cước công dân, địa chỉ… đều cần điều chỉnh lại Giấy chứng nhận.
Biến động về đất đai: Gộp thửa, chia tách thửa đất, thay đổi diện tích, mục đích sử dụng hoặc tài sản gắn liền với đất.
Sang nhượng, tặng cho, thừa kế: Khi thực hiện giao dịch chuyển quyền sử dụng đất thì bắt buộc phải đổi sang sổ mới.
Sổ đỏ bị hư hỏng, rách nát, mờ chữ: Khi sổ không còn nguyên vẹn hoặc khó đọc thông tin, người dân nên xin cấp lại để tránh phát sinh rắc rối pháp lý.
Có nhu cầu cá nhân: Người dân muốn cập nhật thông tin mới hoặc ghi tên các thành viên trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất theo quy định mới.
Đổi sổ theo quy định mới có điểm gì khác biệt?
Một điểm đáng chú ý trong Luật Đất đai 2024 là từ sau ngày 1/8/2024, các Giấy chứng nhận sẽ không còn ghi “hộ gia đình” mà thay vào đó là tên các cá nhân cụ thể có chung quyền sử dụng đất. Việc này nhằm đảm bảo minh bạch quyền lợi và nghĩa vụ của từng thành viên trong hộ, tránh tranh chấp sau này.
Việc ghi tên từng người sẽ do các thành viên tự thỏa thuận, lập văn bản cam kết và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nếu không có thỏa thuận, quyền sử dụng đất sẽ được xác định theo quy định tại Bộ luật Dân sự và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
Phạt đến 20 triệu đồng trong trường hợp nào?
Mức phạt đến 20 triệu đồng là đúng, nhưng không áp dụng cho những người không đổi sổ theo mẫu mới. Khoản phạt này áp dụng cho các trường hợp không đăng ký biến động đất đai sau khi đã phát sinh giao dịch như sau:
a. Các trường hợp bắt buộc phải sang tên (đăng ký biến động):
Chuyển nhượng, mua bán nhà đất.
Tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất.
Góp vốn bằng đất đai.
Thay đổi thông tin chủ sử dụng đất.
Tách thửa, hợp thửa đất.
b. Mức xử phạt theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 04/2022/NĐ-CP):
Cá nhân: Phạt từ 1 – 20 triệu đồng tùy theo mức độ vi phạm, giá trị thửa đất và thời gian chậm đăng ký biến động.
Tổ chức: Có thể bị phạt đến 40 triệu đồng nếu không thực hiện đăng ký biến động đúng quy định.
Ngoài phạt tiền, người vi phạm còn phải thực hiện đầy đủ thủ tục sang tên theo quy định và có thể bị hạn chế quyền sử dụng đất, ví dụ không được chuyển nhượng, thế chấp…
Lưu ý dành cho người dân
Nếu đang sở hữu sổ đỏ hộ gia đình cấp trước 1/8/2024, không cần lo lắng đổi sổ nếu không có biến động.
Tuy nhiên, người dân nên kiểm tra tính chính xác của thông tin trên sổ đỏ và các giấy tờ cá nhân, bởi khi cần thực hiện các giao dịch trong tương lai sẽ dễ dàng hơn nếu thông tin đã được cập nhật.
Khi có nhu cầu đổi sổ, nên liên hệ trực tiếp Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc UBND xã/phường để được hướng dẫn đúng quy trình và tránh bị lừa bởi các đối tượng mạo danh tư vấn.
Chỉ rõ nguyên nhân khiến hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng mạnh
Nhiều người than thở rằng hóa đơn tiền điện trong tháng 6 vừa qua tăng mạnh, thậm chí tiền điện của một số gia đình còn tăng đột biến.
Sao không phải thời điểm khác mà mùa nắng nóng lại điều chỉnh giá điện?
Tại Hà Nội và nhiều tỉnh thành phía Bắc, nhiều người dân than phiền về việc hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng đột biến so với thường lệ. Trên các diễn đàn mạng xã hội, không ít người phản ánh tiền điện tăng 20-50%.
Một trong những nguyên nhân khiến hóa đơn tiền điện tăng đột biến so với tháng trước là bởi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tăng giá bán lẻ điện lên 2.204,06 đồng/kWh (chưa VAT), tương đương tăng 4,8%, áp dụng từ 10.5.
Theo tính toán của EVN, với việc tăng giá điện 4,8%, mỗi hộ gia đình sẽ phải trả thêm 4.350 – 62.150 đồng/tháng. Tuy nhiên, việc tăng giá vào cao điểm nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện nhiều – trong khi biểu giá bán lẻ điện tính theo lũy tiến bậc thang đã khiến hóa đơn tiền điện của người dân tăng vọt, trở thành gánh nặng cho người dân, nhất là những người có thu nhập thấp.
Thời điểm chuyển mùa, đặc biệt là bước vào cao điểm nắng nóng, luôn là giai đoạn ghi nhận mức tiêu thụ điện, hóa đơn tiền điện tăng cao tại Thủ đô Hà Nội. Ảnh: EVN
Anh Phạm Duy Dinh (công nhân thuê trọ xã Vĩnh Thanh, TP Hà Nội) cho biết, hiện gia đình anh không sử dụng tivi, đồng thời thường xuyên tắt điện để tiết kiệm điện. Nhưng các thiết bị làm mát và đồ điện tử như máy giặt, điều hòa nhiệt độ, bình nóng lạnh, quạt điện, bếp điện… bắt buộc phải sử dụng. Mỗi tháng vào mùa hè, gia đình gồm 4 người phải trả 700.000-800.000 đồng tiền điện.
Ba tháng nay, công ty ít việc, anh chỉ được đi làm 15 ngày, nghỉ 15 ngày còn lại/tháng; được hưởng 80% lương cơ bản. Còn vợ anh làm công nhân trong Khu công nghiệp Quang Minh, hưởng lương theo sản phẩm.
“Thu nhập không đảm bảo, trong khi vợ chồng tôi có rất nhiều khoản phải trang trải. Riêng tiền nhà, mỗi tháng đã phải trả 1,5 triệu đồng cho 2 căn phòng trọ. Đối với công nhân, tăng chi phí thêm đồng nào là tăng thêm gánh nặng cho họ. Tôi rất mong công nhân thuê trọ được tính theo giá điện sinh hoạt như bình thường, đồng thời được hưởng giá điện phù hợp” anh Dinh nói.
“Nghĩ cũng lạ, sao không điều chỉnh giá điện vào thời điểm khác, mà cứ đến mùa nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện tăng cao mới điều chỉnh? Mức tăng 4,8% thoạt nhìn thì không nhiều, nhưng khi cộng thêm tiền thuê nhà, tiền nước… sẽ thấy các khoản chi cố định đều tăng, khiến nhiều gia đình buộc phải thắt lưng buộc bụng”, anh Nguyễn Hồng – phường Tây Mỗ, TP Hà Nội thắc mắc.
Nguyên nhân hóa đơn tiền điện tăng
Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) cho biết, tháng 6 hàng năm thường là cao điểm của mùa nắng nóng, và năm nay, khu vực miền Bắc đã phải trải qua 3 đợt nắng nóng gay gắt, kéo dài trên diện rộng với nền nhiệt có thời điểm lên tới trên 40°C.
Điều kiện thời tiết cực đoan không chỉ gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt mà còn khiến nhu cầu sử dụng điện, đặc biệt là điện sinh hoạt, tăng cao đột biến – dẫn tới hóa đơn tiền điện của nhiều hộ gia đình tăng mạnh, gây ra những băn khoăn trong dư luận.
Theo ghi nhận của Tổng công ty Điện lực miền Bắc, trong tháng 6.2025, sản lượng điện thương phẩm tại 27 tỉnh, thành phố phía Bắc (không bao gồm Hà Nội) đạt 9,85 tỷ kWh – mức cao nhất trong các Tổng công ty phân phối thuộc EVN.
Đặc biệt, ngày 2.6, sản lượng tiêu thụ điện lập kỷ lục với 373,6 triệu kWh trong một ngày, còn công suất đỉnh lần lượt đạt 17.400 MW vào lúc 13h15 và 18.084 MW vào lúc 22h00 – tăng tới 684 MW chỉ sau chưa đầy 9 tiếng. Các con số này cho thấy thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài đã tác động mạnh đến hành vi sử dụng điện của người dân.
Việc học sinh, sinh viên nghỉ hè ở nhà cũng khiến thời gian sử dụng điều hòa, quạt, tủ lạnh kéo dài liên tục cả ngày lẫn đêm.
Đáng lưu ý, khi chênh lệch nhiệt độ trong và ngoài nhà quá lớn, các thiết bị làm mát buộc phải vận hành với công suất cao hơn để duy trì hiệu quả, dẫn đến lượng điện tiêu thụ tăng vọt dù thời gian sử dụng không đổi.
Trước dự báo nắng nóng còn tiếp diễn, Tổng công ty Điện lực miền Bắc khuyến cáo người dân thực hành các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả. Theo đó, những thay đổi nhỏ trong thói quen hàng ngày có thể mang lại hiệu quả rõ rệt về chi phí – đặc biệt trong giờ cao điểm (13h00–15h00 và 20h00–23h00).
Ưu tiên sử dụng các thiết bị điện có dán nhãn tiết kiệm năng lượng; điều chỉnh điều hòa ở mức 26–28°C, kết hợp quạt mát; tận dụng ánh sáng tự nhiên ban ngày; tắt các thiết bị điện khi không sử dụng.
Về lâu dài, lắp đặt điện mặt trời mái nhà sẽ giúp các hộ gia đình, doanh nghiệp chủ động nguồn điện, giảm đáng kể chi phí, đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo và giảm phát thải khí nhà kính theo định hướng của Chính phủ
Theo biểu giá mới này, giá điện sinh hoạt được tính theo bậc thang từ 1-5, tương đương bằng 90 – 180% giá bán lẻ điện bình quân vừa được áp dụng ngày 10/5 vừa qua, 2.204,07 đồng/kWh. Trong đó, bậc rẻ nhất tính cho hộ gia đình dùng dưới 100 kWh thay vì 50 kWh hiện nay, còn bậc cao nhất từ 701 kWh trở lên.
Giá bán lẻ điện cho nhóm khách hàng sử dụng điện mục đích sinh hoạt gồm 5 bậc, gồm: Bậc 1 (0 – 100 kWh/tháng), tỷ lệ so với mức giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh theo thẩm quyền là 90%; bậc 2 (101 – 200 kWh/tháng), bằng 108% giá bán lẻ điện bình quân; bậc 3 (201 – 400 kWh/tháng), bằng 136% giá bán lẻ điện bình quân; bậc 4 (401 – 700 kWh/tháng), bằng 162% giá bán lẻ điện bình quân và bậc 5 cho kWh 701 trở lên, bằng 180% giá bán lẻ điện bình quân.