Home Blog Page 9

KHẨN: Cùng lúc xuất hiện 3 cơn bão trên biển, sau bão số 3

Ngày 24/7, vị trí tâm bão số 4 ở vào khoảng 16,7 độ vĩ Bắc; 118,3 độ kinh Đông, trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông.
Bão số 4 di chuyển theo hướng Đông Đông Nam, cường độ gió mạnh thêm, giật cấp 12

Dự báo, bão số 4 sẽ di chuyển đến trên đất liền phía Bắc của bán đảo Luzon, Philippines. (Nguồn: NCHMF)

Hiện trạng bão số 4

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão số 4 mạnh cấp 8-9 (62-88km/giờ), giật cấp 11, di chuyển theo hướng Nam Đông Nam với tốc độ khoảng 15km/h.

Dự báo diễn biến bão (trong 24 đến 72 giờ tới):

Thời điểm dự báo Hướng, tốc độ Vị trí Cường độ Vùng nguy hiểm Cấp độ rủi ro thiên tai (Khu vực chịu ảnh hưởng)
16h ngày 24/7 Đông Đông Nam,

10-15 km/h

16,3N-119,3E; trên vùng biển phía Đông của Bắc Biển Đông cấp 9-10, giật cấp 12 15,0N-18,5N; phía Đông kinh tuyến 116,5E Cấp 3: Vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông
04h ngày 25/7 Đông Bắc, 20-25 km/h 17,9N-120,8E; trên đất liền phía Bắc của bán đảo Luzon (Philippines) cấp 8, giật cấp 10 15,0N-19,0N; phía Đông kinh tuyến 117,5E Cấp 3: Vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông
04h ngày 26/7 Đông Bắc,

25-30 km/h, suy yếu dần thành một vùng áp thấp

23,0N-124,3E dưới cấp 6

Dự báo tác động của bão

Gió mạnh, sóng lớn trên biển

Vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10, giật cấp 12; sóng biển cao 4-6m. Biển động rất mạnh.

Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của dông, lốc, gió mạnh, sóng lớn.

Mùa bão 2025 trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương đã trở nên rất nhộn nhịp với 3 cơn bão cùng hoạt động, Comay ở kinh tuyến 118, Francisco ở kinh tuyến 128 và Krosa ở kinh tuyến 140 độ kinh Đông.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, mùa bão 2025 trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương đã trở nên rất nhộn nhịp với 3 cơn bão cùng hoạt động, Comay ở kinh tuyến 118, Francisco ở kinh tuyến 128 và Krosa ở kinh tuyến 140 độ kinh Đông.

Ảnh vệ tinh và vị trí 3 cơn bão sáng 24/7.

Ảnh vệ tinh và vị trí 3 cơn bão sáng 24/7.

Cụ thể, lúc 10h30 ngày 24/7, áp thấp nhiệt đới ở khoảng kinh tuyến 140 độ kinh Đông (TD 12W) trong hình đã mạnh lên thành bão, tên quốc tế Krosa. Bão Krosa được dự báo đi lên phía Bắc, không đi vào Biển Đông nên Cục Khí tượng Thủy văn, Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ không phát tin về cơn bão này.

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, năm 2024, thiên tai diễn ra khốc liệt, cực đoan gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Đầu mùa mưa bão năm 2025, thiên tai bất thường cũng đã gây nhiều thiệt hại cho các tỉnh miền núi phía Bắc.

Mùa bão 2025 được dự báo có thể không có những dấu hiệu cực đoan rõ ràng như các năm ENSO mạnh, nhưng tính khó lường về quỹ đạo và cường độ có thể tăng lên và khó đoán định hơn.

Danh tính 2 nannhan cuối cùng vụ l:.ậ:.t tàu Quảng Ninh: Tận cùng x:.ót xa

Chiều 23/7, PV Đại đoàn kết theo chân cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an tỉnh Quảng Ninh ghi nhận công tác tìm kiếm các nạn nhân của vụ đắm tàu du lịch còn mất tích.

Sau khi bão số 3 đi qua, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an tỉnh Quảng Ninh tiếp tục khẩn trương tìm kiếm các nạn nhân còn mất tích trong vụ lật tàu trên vịnh Hạ Long (xảy ra ngày 19/7). Video: Ngọc Anh.
z6834317750230_cae6f6cc2570c3badca62c7ff78db344(1).jpgTổ công tác của Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an tỉnh Quảng Ninh họp bàn phương án tìm kiếm các nạn nhân vẫn còn đang mất tích. Ảnh: Ngọc Anh.
img_4573.jpegLãnh đạo Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo cán bộ, chiến sĩ tiếp tục mở rộng phạm vi tìm kiếm các nạn nhân mất tích. Ảnh: Ngọc Anh.
img_4615.jpegPhòng Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an tỉnh Quảng Ninh đã điều động 2 tàu và 5 xuồng với hàng chục cán bộ, chiến sĩ phối hợp hiệp đồng chặt chẽ cùng các lực lượng khác tham gia tìm kiếm trên biển. Ảnh: Ngọc Anh.
img_4632.jpegLực lượng chức năng tập trung tìm kiếm khu vực chân núi đá ở khu vực vịnh Hạ Long, nơi có khả năng cao các nạn nhân đang bị mắc kẹt. Ảnh: Ngọc Anh.
img_4587.jpegCán bộ Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an tỉnh Quảng Ninh điều phối tàu, xuồng tiếp tục rà soát kỹ khu vực xung quanh vị trí tàu bị lật. Ảnh: Ngọc Anh.
z6834317784577_aec46fa28362654582f8bbb18da800e5.jpgLực lượng chức năng đang nỗ lực tìm kiếm với quyết tâm cao nhất sớm đưa các nạn nhân còn lại trở về với gia đình. Ảnh: Ngọc Anh.
z6834308513785_ed40cdaccc2c92773c116462779193d8.jpgTính đến tối 23/7, trong vụ lật tàu trên vịnh Hạ Long (ngày 19/7) khiến 49 người gặp nạn có: 10 người còn sống, 37 người thiệt mạng và còn 2 nạn nhân mất tích trên biển, gồm: H.V.T (SN 1985) và H.T.Q (SN 1975). Ảnh chụp lực lượng chức năng đang tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích. Ảnh: Ngọc Anh.

Mẹ chỉ xin tiền về quê nhưng con gái viện đủ lý do để từ chối rồi cắt cả tiền chu cấp, nào ngờ mấy ngày sau

Bà Tư – 72 tuổi – sống một mình ở thành phố trong căn trọ nhỏ do con gái thuê giúp mỗi tháng.
Từng là giáo viên, sống tằn tiện cả đời để nuôi con gái thành đạt – giờ cô đang làm quản lý cho một công ty lớn, lương tháng hàng chục triệu.

Một hôm, bà gọi điện:

“Mẹ muốn xin ít tiền, mẹ về quê vài bữa. Ở đây chật chội, khó thở quá…”

Con gái thở dài:

“Trời ơi, mẹ về làm gì giờ này, đường xá xa xôi. Con đang lo đáo hạn ngân hàng, với sắp mở cửa hàng mới… mẹ chịu khó ở lại vài tháng rồi tính!”

Mấy hôm sau, bà gọi lại.
Lần này, điện thoại không bắt máy.
Tin nhắn cũng không được trả lời.

Đến cuối tháng, tài khoản trợ cấp định kỳ bà vẫn trông đợi… cũng im bặt.
Không một lời báo.

Bà Tư lặng lẽ đi bộ lên tiệm cầm đồ, đưa chiếc nhẫn cưới cũ của chồng mình ngày xưa:

“Cho tôi vay tạm ít tiền, tôi cần về quê vài hôm.”

3 ngày sau.

Con gái bà – chị Hoài – đang họp thì điện thoại rung liên tục. Là người trong xóm cũ ở quê.

Chị nghe máy, đầu dây bên kia lạc giọng:

“Hoài ơi…
Mẹ mày mất rồi.
Tụi tao thấy bà về có một mình, bệnh mà không ai hay. Đến khi hàng xóm ngửi thấy mùi thuốc bốc ra… thì đã trễ.
Bà mất ngay trong căn nhà cấp 4 bỏ hoang bao lâu nay, chỗ tụi bây bán gần hết đất mà giữ lại đúng mỗi căn ấy…”

Chị Hoài chết lặng.
Điện thoại rơi khỏi tay.
Cuộc họp dừng lại trong im lặng nặng trĩu.

Cô vội về quê.
Trong nhà, chỉ còn di ảnh mẹ đặt tạm trên bàn thờ dựng vội, dưới là bức thư tay viết vội vàng bằng nét chữ run rẩy:

“Mẹ xin lỗi vì tự ý về quê.
Mẹ nhớ mảnh sân, nhớ bụi chuối cha con trồng.
Mẹ biết con bận, nên mẹ không trách.
Nếu mai này con nhớ mẹ, thì cứ về thắp cho mẹ nén nhang – là đủ.”

Cú twist nghẹn ngào sau cùng:

Hàng xóm nói:

“Ngày nào bà cũng nhìn ra ngõ, nói: ‘Con gái tui giỏi lắm.
Chắc bận quá nên chưa về.’
Nhưng tối nào bà cũng ho, không ai hay.
Sáng hôm đó, người ta tìm thấy bà nằm sát cửa, tay vẫn nắm chìa khoá cổng, chắc định ra kêu ai…”

**Sau đám tang, chị Hoài tìm đến tiệm cầm đồ để chuộc lại chiếc nhẫn mẹ từng mang…
Nhưng ông chủ nói:

“Có một ông lão đến chuộc giúp từ sáng sớm, nói là… bạn học cũ của bà.
Rồi mang nó đi – với nụ cười rất lạ… như nhẹ lòng lắm.”**

Về sau, nơi bà Tư mất được con gái xây lại, nhưng không phải nhà.
Mà là một căn phòng nhỏ – nơi bất kỳ người mẹ đơn độc nào cũng có thể dừng chân.
Trên tường treo khung chữ:

“Nếu bạn còn mẹ – xin đừng để mẹ đi bộ về quê.”

X:.ót xa 2 nannhan cuối cùng trong vụ l:.ậ:.t tàu Quảng Ninh😢👇👇

Ngày 24-7, lực lượng cứu hộ tỉnh Quảng Ninh tiếp tục tìm kiếm 2 nạn nhân còn mất tích trong vụ lật tàu trên Vịnh Hạ Long chiều 19-7.

Sáng 24-7, đồng chí Nguyễn Văn Công, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh trực tiếp chỉ đạo công tác tìm kiếm 2 nạn nhân nói trên.

Quảng Ninh: Tiếp tục tìm kiếm 2 nạn nhân còn lại trong vụ lật tàu trên Vịnh Hạ Long

Các lực lượng trao đổi phương án tìm kiếm 2 nạn nhân còn mất tích.

Đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đề nghị các lực lượng khắc phục khó khăn, mở rộng phạm vi tìm kiếm tại các luồng lạch, chân núi, phương pháp tìm kiếm theo tiêu chuẩn ngang, dọc, không bỏ sót diện tích tìm kiếm trên mặt biển, sử dụng cả các xuồng nhỏ để luồn lách tìm kiếm.

Đồng thời, tiếp tục thông tin, tuyên truyền, huy động bà con ngư dân trên biển, các tàu thuyền đi qua khu vực tích cực tham gia tìm kiếm các nạn nhân.

Quảng Ninh: Tiếp tục tìm kiếm 2 nạn nhân còn lại trong vụ lật tàu trên Vịnh Hạ Long

Đồng chí Nguyễn Văn Công, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh thăm, động viên thân nhân các nạn nhân còn mất tích.

Cũng trong sáng nay, đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh đã thăm, động viên thân nhân các nạn nhân còn mất tích trong vụ lật tàu trên Vịnh Hạ Long ngày 19-7.

Quảng Ninh: Tiếp tục tìm kiếm 2 nạn nhân còn lại trong vụ lật tàu trên Vịnh Hạ Long

Các lực lượng tăng cường quan sát trên mặt nước để tìm kiếm nạn nhân.

Hiện nay, lực lượng tham gia tìm kiếm của Bộ CHQS tỉnh, Đồn biên phòng cửa khẩu Cảng Hòn Gai, Hải đội 2 Biên phòng (Ban chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh), gồm 42 đồng chí cùng 3 tàu, 6 xuồng; Công an tỉnh tham gia 30 đồng chí cùng 8 xuồng; Ban quản lý Vịnh Hạ Long 8 đồng chí cùng 2 xuồng. Cùng với đó, lực lượng thiện nguyện cũng tích cực tìm kiếm dọc bờ biển phường Tuần Châu, Bãi Cháy.

Tính đến thời điểm hiện tại, trong 49 người có mặt trên tàu Vịnh Xanh 58 gặp nạn trên Vịnh Hạ Long chiều 19-7, các lực lượng chức năng đã cứu sống 10 người, 37 thi thể được tìm thấy, bàn giao cho gia đình, 2 nạn nhân còn mất tích.

Tin, ảnh: VĂN ĐẢM – PHẠM HÀ

Cả nước xin lỗi Mẹ Bắp và Phạm Thoại, Công an đã có kết luận 20 tỷ

Công an xác định mẹ bé Bắp đã sử dụng số tiền hơn 20 tỉ đồng đề điều trị bệnh cho con và không sử dụng vào mục đích khác. Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa đã ban hành quyết định không khởi tố vụ án hình sự.

Ngày 24-7, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an tỉnh Khánh Hòa thông báo kết quả giải quyết đơn tố giác bà LTTH (thường gọi là mẹ bé Bắp) sử dụng tiền từ thiện sai mục đích.

Mẹ bé bắp
Công an tỉnh Khánh Hòa làm việc với mẹ bé Bắp. Ảnh: Công An.

Theo đó, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa đã tiến hành làm việc với ông NQH và bà LTTH để thông báo kết quả giải quyết đơn tố giác tội phạm của ông H về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xảy ra năm 2024 tại thôn Nho Lâm, xã Thuận Nam, tỉnh Khánh Hòa.

Qua xác minh, Công an tỉnh Khánh Hòa xác định để có tiền chi trả việc chữa bệnh ung thư máu cho con là NPMH (bé Bắp), ngày 2-11-2024, bà H đã đăng bài viết trên Facebook cá nhân kêu gọi mọi người ủng hộ tiền qua 2 tài khoản ngân hàng.

Sau đó, ngày 4-11-2024, ông Phạm Văn Thoại (Tiktoker Phạm Thoại) cũng đăng bài trên trang Facebook cá nhân kêu gọi mọi người ủng hộ tiền qua tài khoản thiện nguyện để điều trị cho bé Bắp.

Công tỉnh Khánh Hòa cho biết tổng số tiền mọi người ủng hộ gửi vào 3 tài khoản của ông Thoại và mẹ bé Bắp là hơn 19,4 tỉ đồng.

Mẹ bé Bắp đã sử dụng hơn 20,4 tỉ đồng (gồm 19,4 tỉ đồng được ủng hộ và 1 tỉ đồng do ông Thoại chuyển từ tiền Quỹ hỗ trợ đồng bào khó khăn do ông Thoại vận động trước đó) để chi trả viện phí và chi phí sinh hoạt cho hai mẹ con trong thời gian điều trị cho bé Bắp tại các bệnh viện ở Singapore.

Công an xác định mẹ bé Bắp đã đưa thông tin đúng về việc con bị bệnh lên mạng xã hội để kêu gọi mọi người ủng hộ tiền chữa bệnh cho con. Khi được ủng hộ, bà Hòa đã sử dụng toàn bộ số tiền trên để chi trả viện phí và các chi phí trong quá trình điều trị cho con, không sử dụng vào việc khác.

Do đó, hành vi của bà Hòa không cấu thành tội phạm. Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa đã ban hành quyết định không khởi tố vụ án hình sự.

Câu chuyện về hành trình trị bệnh của bé Bắp bắt đầu gây chú ý trên mạng xã hội từ năm 2024. Theo đó, nhiều người lan truyền hình ảnh mẹ bé Bắp livestream bán hàng trong bệnh viện để kiếm tiền chữa bệnh ung thư cho con.

Trường hợp bé Bắp càng được nhiều người biết tới khi một Tiktoker chia sẻ. Anh này cũng xuất hiện trong nhiều phiên livestream bán hàng với mẹ bé Bắp và đứng ra kêu gọi mọi người ủng hộ bé Bắp chi phí chữa bệnh vào đầu tháng 11-2024.

Sau đó, bé Bắp được đưa sang Singapore để điều trị. Đến giữa tháng 4-2025, bé Bắp qua đời khiến nhiều người quan tâm xót thương, chia buồn về sự ra đi của cháu.

Số t:.iền Hòa Minzy quyên góp giúp đỡ đồng bào bị ảnh hưởng bão số 3 khiến cả nước bật khóc

Hòa Minzy cho biết cô ủng hộ 300 triệu đồng tới bà con Nghệ An chịu ảnh hưởng của thiên tai do bão số 3. Cô chia sẻ khi nào điều kiện thuận lợi, nữ ca sĩ sẽ đến trực tiếp đến thăm bà con vùng lũ.
Một nữ ca sĩ ủng hộ 300 triệu đồng cho bà con Nghệ An bị ảnh hưởng bởi bão  số 3

Tối 23/7, Hoà Minzy chia sẻ trên trang cá nhân về việc ủng hộ 300 triệu đồng tới bà con Nghệ An đang bị ảnh hưởng bởi thiên tai do bão số 3 (Wipha) gây ra.

Nữ ca sĩ cho biết: “Như một lời động viên kịp thời từ xa tới bà con và các cấp chính quyền, lực lượng chức năng đang gồng mình chống bão lũ. Khi nào có thể đến Hoà sẽ đến trực tiếp với mọi người sau ạ”.

hoa minzy gui 300 trieu dong giup do dong bao nghe an bi lu do bao so 3 gay ra hinh anh 1

Hòa Minzy chuyển khoản số tiền 300 triệu đồng đến Ban cứu trợ tỉnh Nghệ An để hỗ trợ bà con vùng lũ ở Nghệ An (Ảnh: FBNV)

“Nơi đây Hoà đã từng đến ủng hộ bà con mấy năm trước. Nhưng năm nay mọi người nói còn ảnh hưởng nặng nề và rộng nhiều nơi hơn. Đọc tin mà xót xa không chịu nổi. Tạm thời như vậy, khi nào ổn, đi vào được Hòa sẽ tới sau ạ”, giọng ca “Bắc Bling” chia sẻ thêm.

Hành động này của Hòa Minzy được cộng đồng mạng khen ngợi vì tấm lòng hảo tâm, luôn sẵn sàng sẻ chia khó khăn với người dân vùng bão lũ.

Một số người để lại bình luận: “Nghệ An trân quý tấm lòng thơm thảo của Hòa”; “Cảm ơn tấm lòng vàng của Hoà Minzy. Không phải riêng lần này, Hoà thường xuyên giúp đỡ mọi người, mọi miền Tổ Quốc từ lâu rồi”; “Cảm ơn tấm lòng của em. Vừa đẹp người, vừa đẹp nết”…

Những ngày qua, nữ ca sĩ cũng thường xuyên có các bài đăng để cập nhật tình hình mưa lũ tại Nghệ An. Cô gửi lời hỏi thăm và động viên bà con tại đây chịu ảnh hưởng do thiên tai. “Bà con Nghệ An sao rồi ạ. Bà con các nơi mọi người ổn chứ ạ? Có bị ảnh hưởng nhiều không ạ?”, cô viết trên trang cá nhân vào sáng 23/7.

Do ảnh hưởng của bão số 3, ở Nghệ An xảy ra mưa lớn khiến nước sông dâng cao, lũ đổ về cuồn cuộn, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nghệ An kêu gọi chung tay ủng hộ ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 (Wipha) gây ra. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nghệ An kêu gọi các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan, đoàn thể, cán bộ công nhân viên chức, doanh nghiệp, đồng bào trong và ngoài tỉnh, kiều bào ở nước ngoài…bằng tình cảm và trách nhiệm hãy chung tay ủng hộ, giúp đỡ đồng bào vùng lũ Nghệ An khắc phục hậu quả thiên tai, sớm ổn định cuộc sống.

Hòa Minzy là nghệ sĩ chăm chỉ hoạt động thiện nguyện, xã hội. Cô thường xuyên quyên góp, ủng hộ, giúp đỡ bà con gặp khó khăn do thiên tai. Trước đó, sau cơn bão Yagi năm 2024, nữ ca sĩ đã ủng hộ số tiền 500 triệu đồng hỗ trợ tới các tỉnh thành bị thiệt hại do bão.

Hòa Minzy sinh năm 1995, từng đoạt quán quân chương trình Học viện Ngôi sao năm 2014. Cô có các bài hit như “Rời bỏ”, “Không thể cùng nhau suốt kiếp”, “Thị màu”. Năm 2023, Hòa Minzy ra mắt MV Thị Mầu – lấy cảm hứng từ nhân vật nổi tiếng trong văn học và chèo với chất liệu âm nhạc kết hợp yếu tố dân gian, hiện đại. Năm 2024, Hòa Minzy lần đầu nhận giải Mai Vàng, hạng mục Nữ ca sĩ được yêu thích nhất. Cùng năm, cô được vinh danh Nữ ca sĩ của năm tại giải Cống hiến.

Đầu năm 2025, Hòa Minzy thành công với MV “Bắc Bling”. Sản phẩm hiện đạt hơn 241 triệu lượt xem trên YouTube. “Bắc Bling” được đánh giá cao nhờ sự chỉn chu, tinh thần tôn vinh văn hóa vùng Kinh Bắc.

Chỉ vì một tin nhắn gửi nhầm cho sếp lúc 1 giờ sáng, tôi bị sa thải. Tưởng như mọi cánh cửa đã khép lại, nhưng sáu tháng sau, chỉ một cuộc gọi bất ngờ đã khiến cuộc đời tôi rẽ sang một hướng không ai ngờ tới

Tôi là Linh, 27 tuổi, từng là nhân viên marketing tại một công ty khởi nghiệp công nghệ ở TP.HCM. Không phải là người xuất sắc nhất trong team, nhưng tôi luôn được đánh giá là chăm chỉ, sáng tạo và biết lắng nghe. Tôi từng nghĩ rằng mình đang đi đúng hướng, có một công việc ổn định, đồng nghiệp thân thiện, và một người sếp tuy nghiêm khắc nhưng công tâm – anh Hưng, giám đốc bộ phận.

Mọi thứ bắt đầu thay đổi từ một đêm mùa mưa tháng Hai.

Hôm đó, tôi ở lại công ty đến gần nửa đêm để hoàn thiện một proposal quan trọng. Mắt cay xè vì mệt mỏi, tôi lê lết về đến nhà lúc gần 1h sáng. Sau khi tắm qua loa, tôi nằm vật ra giường, tay vẫn cầm điện thoại, định gửi một tin nhắn cho người bạn thân để than thở:

“Lão Hưng đúng kiểu robot, bắt làm lại ba lần một cái slide. Mình mà là vợ lão chắc đập laptop cho tỉnh.”

Tôi không nhớ rõ mình đã ngủ gật lúc nào. Nhưng điều khiến tôi tỉnh giấc không phải là tiếng đồng hồ báo thức, mà là tin nhắn phản hồi – từ chính… sếp Hưng.

“Tôi đã đọc được tin nhắn. Mời em đến gặp tôi lúc 8h sáng nay.”

Tôi chết điếng. Tôi đã gửi nhầm tin nhắn cho… chính sếp Hưng. Tim tôi đập loạn. Tôi cố nuốt từng ngụm nước lọc nhưng cổ họng như bị bóp nghẹt.

8h sáng, tôi bước vào phòng họp với đôi mắt thâm quầng. Anh Hưng ngồi đó, ánh mắt bình thản nhưng lạnh lẽo hơn bao giờ hết. Không một lời trách móc to tiếng, không một câu chỉ trích nặng nề. Anh chỉ nói đúng một câu:

“Tôi nghĩ em không còn phù hợp với môi trường này nữa. Chúng ta nên dừng lại ở đây.”

Tôi rời công ty ngay trong ngày hôm đó. Không kèn trống, không lời chia tay đồng nghiệp. Chỉ là một cô gái trẻ lê bước ra khỏi tòa nhà sau ba năm gắn bó, đầu óc quay cuồng, trái tim rối loạn bởi sự tiếc nuối, xấu hổ và tổn thương.

Suốt ba tháng sau đó, tôi gần như mất phương hướng. Hồ sơ xin việc bị từ chối liên tục. Trong ngành nhỏ bé của tôi, tin đồn lan nhanh hơn gió. Chỉ cần một người phỏng vấn nhận ra tôi từng bị sa thải vì “lỗi cá nhân”, là họ gạt hồ sơ sang một bên. Tôi thậm chí từng nghe loáng thoáng từ một người quen trong ngành: “Linh hả? Cô ấy từng lỡ lời với sếp, nghe nói bất cẩn lắm.”

Tôi im lặng trước mọi lời xì xào. Tôi trách bản thân, giận chính mình vì sự bồng bột và mệt mỏi đêm đó. Nhưng sâu hơn hết, tôi giận… chính anh Hưng. Tại sao chỉ vì một tin nhắn lúc nửa đêm, một lời than thở thiếu suy nghĩ, mà anh có thể phớt lờ hết công sức tôi bỏ ra suốt ba năm?

Cuối cùng, tôi quyết định tạm rời khỏi TP.HCM, về quê ngoại ở Đà Lạt một thời gian để bình tâm. Tôi xin làm nhân viên hỗ trợ content cho một homestay nhỏ, lương không cao, nhưng ít ra tôi được sống trong không khí dễ chịu, không phải chạy theo KPI hay nhìn ánh mắt soi mói.

Và rồi, sáu tháng trôi qua như vậy – lặng lẽ, mờ nhạt, và tưởng như tôi đã rời xa thế giới cũ mãi mãi. Cho đến một ngày, cuộc sống của tôi bất ngờ rẽ sang một hướng hoàn toàn khác… chỉ vì một cuộc gọi.

Đó là một chiều tháng Tám, trời Đà Lạt đổ mưa nhẹ. Tôi đang chỉnh sửa vài bức ảnh để đăng fanpage homestay thì điện thoại rung lên. Số lạ, đầu số TP.HCM. Tôi định không bắt máy, nhưng linh tính mách bảo điều gì đó. Tôi nhấc máy, giọng bên kia vang lên – trầm ấm, quen thuộc, nhưng khiến tôi lạnh sống lưng:

“Linh, anh Hưng đây.”

Tôi lặng người vài giây.

“Anh… gọi em có chuyện gì ạ?” – Tôi cố giữ bình tĩnh.

“Anh muốn gặp em. Một buổi cà phê, nếu em đồng ý. Ngay tại Đà Lạt. Anh sẽ bay lên chiều nay.”

Tôi gần như không tin vào tai mình. Sau tất cả, người từng sa thải tôi lại muốn gặp? Tại sao? Để xin lỗi? Để trách thêm? Hay có một dự án nào đó cần tôi hỗ trợ?

Chiều hôm ấy, chúng tôi gặp nhau tại một quán cà phê nhỏ bên đồi. Anh vẫn vậy – áo sơ mi trắng, ánh mắt điềm tĩnh nhưng mệt mỏi hơn. Anh không vòng vo:

“Anh xin lỗi vì đã sa thải em theo cách đó. Lúc đó anh giận, nhưng cũng vì áp lực. Sau này khi nhìn lại, anh thấy đó là quyết định sai.”

Tôi im lặng, không biết nên tức giận hay nhẹ nhõm.

“Anh sắp khởi nghiệp. Một startup nhỏ trong lĩnh vực AI & truyền thông. Và người đầu tiên anh muốn mời về làm content lead là em.”

Tôi ngẩng lên. Không tin được.

“Anh không chọn em vì áy náy. Mà vì anh biết rõ, trong ba năm ở công ty cũ, không ai hiểu khách hàng bằng em, không ai bám sát insight và kể câu chuyện tốt như em. Tin nhắn đó… anh nghĩ mãi. Nếu một người đủ gần gũi để dám bộc lộ sự bức xúc, thì có lẽ họ cũng đủ trung thực để gắn bó dài lâu, nếu họ được tin tưởng.”

Tôi không trả lời ngay. Nhưng tối hôm đó, tôi khóc. Lần đầu tiên sau nửa năm, tôi khóc không vì tiếc nuối hay đau khổ, mà vì cảm giác được nhìn nhận, được trao cơ hội thứ hai.

Ba tháng sau, tôi chính thức quay lại TP.HCM. Chúng tôi bắt đầu từ một văn phòng nhỏ, chỉ 6 người. Tôi dẫn dắt team nội dung, cùng anh Hưng gọi vốn, trình bày dự án với nhà đầu tư, thức đêm viết proposal như ngày xưa – nhưng lần này là cho chính giấc mơ của mình.

Và lạ thay, chính sự cố “tin nhắn lúc 1h sáng” ấy, sau này lại trở thành câu chuyện mở đầu trong buổi pitching. Anh Hưng kể nó như một bài học về lòng tin và khả năng thay đổi.

Giờ đây, mỗi khi ai đó hỏi tôi: “Làm sao em có thể quay lại mạnh mẽ như vậy?”, tôi chỉ cười:

“Vì cuộc sống luôn biết cách thử thách bạn bằng những cú tát… trước khi tặng bạn món quà bất ngờ nhất.”

Không thể tin được: Hai người hùng cứu thành công ch;;áu bé vụ l;;ật tàu vào giây phút không ai ngờ tới, cả nước v;;ỡ o;;à trong hạnh phúc

Theo Trung úy công an, thời điểm được phát hiện, cháu bé tinh thần hoảng loạn, nước đã ngập quá người, mặt nhem nhuốc vì dính dầu máy của tàu…

Trong công tác tìm kiếm, cứu nạn những nạn nhân vụ lật tàu Vịnh Xanh 58, trên vịnh Hạ Long có hai chiến sĩ thuộc lực lượng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh Quảng Ninh đã trực tiếp phá cửa sổ tàu để cứu cháu bé 10 tuổi còn sống bên trong.

Đó là Thượng úy Đỗ Nhân Tuấn và Trung úy Nguyễn Văn Nhất, cả hai đều công tác tại Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an tỉnh Quảng Ninh.

Phút phá cửa kính, phát hiện cháu bé còn sống

Chia sẻ trên báo VietNamnet, Trung úy Nguyễn Văn Nhất cho biết, anh là một trong những người đầu tiên tiếp cận tàu Vịnh Xanh 58 để cứu hộ các nạn nhân, sau khi nhận chỉ đạo của cấp trên tới hiện trường vụ lật tàu Vịnh Xanh 58, anh đã cùng đồng đội nhanh chóng thực hiện những phương án cứu hộ cấp bách.

Trung úy Nguyễn Văn Nhất là người cùng Thượng úy Tuấn cứu cháu bé 10 tuổi ra khỏi tàu Vịnh Xanh 58. Ảnh: VietNamnet

Trung úy Nguyễn Văn Nhất là người cùng Thượng úy Tuấn cứu cháu bé 10 tuổi ra khỏi tàu Vịnh Xanh 58. Ảnh: VietNamnet

Tại hiện trường, tàu Vịnh Xanh 58 lật úp, chỉ có phần đáy tàu nổi trên mặt biển. Lúc này, Trung úy Nhất từ tàu cứu hộ nhảy xuống tàu Vịnh Xanh 58 rồi dùng búa gõ vào phần đáy để báo hiệu cho những người bên trong là đã có lực lượng cứu hộ tới.

Sau đó, Trung úy Nhất được đồng đội buộc dây vào hông rồi cố định búa rìu vào phao tròn để tiếp cận cửa sổ tàu Vịnh Xanh 58.

Nhớ lại thời khắc đó, Trung úy Nhất cho biết, vào khoảng 17h55 ngày 19/7 bắt đầu công tác cứu cháu bé. Vì cửa sổ của tàu bị kẹt nên Trung úy đã dùng búa rìu chuyên dụng để đập cửa kính.

Tiếp đó, khi vào bên trong khoang tàu, nơi đây tối đen như mực, nước ngập gần hết, Trung úy Nhất dùng đèn pin soi và mò tìm trong đống bàn ghế, đồ đạc ngổn ngang với ý định kiểm tra những nạn nhân còn sống.

Lúc này, giọng nói của một bé trai vang lên: “Cứu cháu với, cháu còn sống” khiến Trung úy Nhất nhanh chóng tiếp cận.

Cháu bé tinh thần hoảng loạn, nước đã ngập quá người, mặt nhem nhuốc vì dính dầu máy của tàu. Thấy ánh đèn pin, cháu bơi nhanh đến và ôm chặt lấy tôi. Lập tức, tôi đưa cháu bé ra ngoài để an toàn”, báo VietNamnet dẫn lời Trung úy Nhất kể lại.

Thượng úy Đỗ Nhân Tuấn. Ảnh: VietNamnet

Thượng úy Đỗ Nhân Tuấn. Ảnh: VietNamnet

Cùng với Trung úy Nguyễn Văn Nhất, Thượng úy Đỗ Nhân Tuấn sau khi cùng đội cứu hộ (2 tàu và 2 xuồng) tới hiện trường đã nhanh chóng tiếp cận mạn tàu Vịnh Xanh 58.

Sau khi phá cửa kính, phát hiện cháu bé còn sống và được đồng đội đưa ra ngoài, Thượng úy Tuấn đã lao tới dùng phao tròn hỗ trợ cháu bé lên tàu cứu hộ.

Ra khỏi tàu Vịnh Xanh, cháu bé vẫn hoảng loạn và liên tục nói: “Chú ơi, cứu cháu” với giọng yếu ớt.

“Tôi đã cố trấn tĩnh cháu bé và hỏi trong khoang tàu còn ai nữa không, cháu bảo không còn ai sống sót. Tôi đã bế cháu bé lên tàu cứu hộ rồi thay quần áo để ủ ấm cho cháu”, Thượng úy Tuấn cho biết.

Sau đó, Thượng úy Tuấn tiếp tục phối hợp với các đội thợ lặn chuyên nghiệp để tìm kiếm các nạn nhân khác.

Nỗ lực tìm kiếm 2 nạn nhân còn lại

Liên quan đến vụ lật tàu Vịnh Xanh 58, tờ VietNamPlus đưa tin, đến ngày 23/7, lực lượng cứu hộ tỉnh Quảng Ninh tiếp tục khẩn trương triển khai công tác tìm kiếm 2 nạn nhân còn mất tích. Công an tỉnh Quảng Ninh đã huy động 28 tổ tàu, xuồng tìm kiếm liên tục.

Sau khi bão số 3 tan, các lực lượng chức năng phối hợp mở rộng vùng tìm kiếm, khoanh vùng khu vực xung quanh tàu gặp nạn, tìm kiếm khu vực có thể nạn nhân trôi dạt vào. Các lực lượng tranh thủ thời gian, thời tiết để tìm kiếm 2 nạn nhân còn lại trong thời gian nhanh nhất có thể.

Đại tá Lê Hồng Vân, Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh (ngoài cùng bên trái) ra hiện trường chỉ đạo, động viên các lực lượng tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích vụ lật tàu Vịnh Xanh 58. Ảnh: TTXVN

Đại tá Lê Hồng Vân, Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh (ngoài cùng bên trái) ra hiện trường chỉ đạo, động viên các lực lượng tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích vụ lật tàu Vịnh Xanh 58. Ảnh: TTXVN

Thượng tá Vương Đức Thọ, Phó Trưởng phòng, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an tỉnh Quảng Ninh chia sẻ: “Ngay sau khi nhận được tin tàu Vịnh Xanh 58 gặp nạn, chúng tôi đã huy động toàn bộ lực lượng có mặt trên biển lúc ấy gồm 2 tàu, 5 xuồng nhanh chóng ra khu vực cứu nạn cứu hộ và báo cáo Ban lãnh đạo Công an tỉnh, lãnh đạo tỉnh cùng huy động các lực lượng khác tham gia phối hợp cứu hộ. Lực lượng Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ đã cứu được 1 cháu bé, sau đó phối hợp cứu và đưa các nạn nhân khác ra khỏi tàu bị lật. Công tác tìm kiếm, cứu nạn cứu hộ được thực hiện thường xuyên, liên tục, phân công nhiệm vụ, bố trí ca trực để công tác tìm kiếm không bị gián đoạn.”

Thượng tá Vương Đức Thọ cho biết thêm, hiện đơn vị vẫn bố trí 2 tàu cùng 5 xuồng với 30 cán bộ chiến sĩ thay phiên nhau tìm kiếm, đồng thời bố trí 30 cán bộ chiến sĩ đi dọc các bờ biển, bãi triều, ven các khu vực vịnh tìm kiếm; đồng thời phối hợp với tàu cá của ngư dân, tàu khách tìm kiếm để nhanh chóng tìm thấy thi thể nạn nhân bàn giao lại cho gia đình.

Vụ lật tàu Vịnh Xanh 58 xảy ra vào lúc 13h30, ngày 19/7, khi tàu du lịch Vịnh Xanh 58 mang số hiệu QN-7105, do ông Đoàn Văn Trình làm chủ phương tiện kiêm thuyền trưởng, xuất phát từ Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long theo tuyến hành trình số 2, bất ngờ gặp giông lốc và bị lật.

Hậu quả đến thời điểm hiện tại là 37 người tử vong, 2 người mất tích, 10 người được cứu sống.

Từ 1/9: Hơn 86 triệu tài khoản ngân hàng sẽ bị xóa sổ

Theo NHNN, những tài khoản ngân hàng không đáp ứng các tiêu chí sẽ bị xóa bỏ.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cho biết, hiện cả nước có khoảng 200 triệu tài khoản ngân hàng cá nhân đã được mở, tuy nhiên chỉ 113 triệu trong số đó đã được xác thực danh tính bằng sinh trắc học.

Con số hơn 86 triệu tài khoản còn lại, vốn không phát sinh giao dịch trong thời gian dài, được xem là tiềm ẩn nhiều rủi ro và sẽ bị loại bỏ. Trên thực tế, nhiều ngân hàng lớn như BIDV, Vietcombank, Techcombank đã chủ động rà soát và khóa các tài khoản có dấu hiệu đáng ngờ trước khi quy định được áp dụng đồng bộ. Đây được xem là biện pháp mạnh nhằm làm sạch hệ thống tài khoản ngân hàng, đồng thời ngăn chặn tình trạng tội phạm công nghệ cao, gian lận tài chính trên môi trường số.

Từ 1/9: Hơn 86 triệu tài khoản ngân hàng sẽ bị xóa sổ- Ảnh 1.

Song song với việc loại bỏ tài khoản không xác thực, các cơ quan chức năng cũng đang mạnh tay siết chặt các quy định pháp lý để tăng tính răn đe. NHNN đang xây dựng một kho dữ liệu tập trung về các tài khoản có dấu hiệu gian lận, đồng thời dự thảo nghị định nâng mức phạt đối với hành vi cho thuê, mượn tài khoản lên tối đa 200 triệu đồng, cao gấp 4-5 lần hiện nay. Ở góc độ cứng rắn hơn, Bộ Công an cũng đang đề xuất bổ sung quy định xử lý hình sự đối với các hành vi này.

Biện pháp xác thực sinh trắc học không chỉ áp dụng với tài khoản cá nhân. Kể từ ngày 1/7 vừa qua, các tài khoản doanh nghiệp cũng bắt buộc phải thực hiện định danh sinh trắc học của người đại diện hợp pháp để đủ điều kiện giao dịch. Hiện đã có khoảng 711.000 tài khoản tổ chức, chiếm 55% tổng số, đã hoàn thành việc đối chiếu thông tin theo quy định mới.

Cách xác thực sinh trắc học bằng CCCD gắn chip

Để xác thực sinh trắc học bằng CCCD gắn chip thì điện thoại của bạn phải có hỗ trợ NFC. Nếu điện thoại có hỗ trợ NFC thì bạn chỉ cần tìm đến mục giấy tờ tùy thân trên ứng dụng ngân hàng và sau đó làm theo hướng dẫn để quét CCCD gắn chip như sau:

Bước 1: Mở ứng dụng ngân hàng mà bạn đang sử dụng trên điện thoại của mình lên

Bước 2: Đăng nhập tài khoản ngân hàng của mình

Bước 3: Cập nhật sinh trắc học

Thông báo yêu cầu cập nhật sinh trắc học sẽ nằm ngay trung tâm để người dùng có thể dễ dàng nhận thấy.

Hãy nhấn chọn vào thông báo Cập nhật sinh trắc học ngân hàng > Tiến hành đưa 02 mặt thẻ CCCD gắn chip của mình vào để chụp xác minh.

Hình ảnh t;an h;oang ở Nghệ An: Nước lũ cao hơn 10m cuốn trôi, làm sập hơn 150 nhà dân, 3 người tuvong

Mưa lũ tại Nghệ An đã làm có 3 người chết, 1 người mất tích, 4 người bị thương. Bên cạnh đó, có 417 căn nhà bị thiệt hại và 3.237 căn nhà bị ngập nước.

Chiều 23/7, ông Nguyễn Đức Trung – bí thư Tỉnh ủy Nghệ An – chủ trì cuộc họp của thường trực Tỉnh ủy để chỉ đạo ứng phó với mưa lũ do hoàn lưu bão và triển khai các nhiệm vụ quan trọng.

Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã xảy ra mưa to đến rất to gây lũ, ngập lụt, sạt lở đất. Lượng mưa đo được tại các trạm khí tượng thủy văn từ 19h ngày 21/7 đến 19h ngày 22/7 phổ biến từ 100mm đến 200mm, có nơi trên 250mm.

Tỉnh Nghệ An đã ban hành nhiều công điện, thông báo để chủ động ứng phó với bão số 3 và mưa lũ do hoàn lưu bão; khẩn trương huy động mọi lực lượng, phương tiện hỗ trợ di dời người dân và tài sản đến nơi an toàn. Lãnh đạo tỉnh Nghệ An đã tổ chức nhiều đoàn đi kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó bão số 3 tại một số địa bàn trọng điểm xung yếu.

Công tác vận hành liên hồ chứa nước, xả lũ thủy điện được thực hiện đúng quy trình, góp phần cắt giảm lũ cho hạ du.

Đến thời điểm này, số liệu thiệt hại thống kê chưa đầy đủ do nhiều địa phương, đơn vị đang bị cô lập, mất điện, mất liên lạc, chưa báo cáo được. Bước đầu ghi nhận trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có 3 người chết, 1 người mất tích, 4 người bị thương, 417 nhà bị thiệt hại, 3.237 nhà bị ngập nước.

Tính đến 11h ngày 23/7, các xã đã di dời hàng ngàn hộ dân đến nơi trú tránh an toàn. Đến nay, nhiều xã đang bị cô lập, chia cắt và mất điện hoàn toàn như: Tương Dương 21 thôn, bản; Tam Quang 29 hộ và hàng trăm hộ dân tại các xã: Châu Khê, Hữu Khuông, Keng Đu, Mỹ Lý, Hữu Kiệm, Bắc Lý, Mường Típ, Nhôn Mai, Tam Quang, Con Cuông.

Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An yêu cầu các địa phương, đơn vị trong phạm vi ảnh hưởng tổ chức trực ban 24/24h, có phương án khắc phục ở mức cao nhất, trước hết theo phương châm “bốn tại chỗ”. Đặc biệt, bảo đảm tuyệt đối an toàn tính mạng và tài sản người dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản của người dân, doanh nghiệp, Nhà nước.

Tiếp tục rà soát các khu dân cư ven sông, suối, vùng có nguy cơ lũ ống, lũ quét, ngập lụt, sạt lở, trong đó có các địa bàn xã vùng hạ lưu để có phương án kịp thời sơ tán người dân đến nơi an toàn, trong trường hợp cần thiết tiến hành cưỡng chế. Huy động lực lượng để hỗ trợ di dời người dân và tài sản khi có yêu cầu.

Tiếp cận các địa điểm, khu vực dân cư ở các xã, thôn, bản đang bị cô lập, chia cắt để đảm bảo cung ứng nhu yếu phẩm cho người dân. Có phương án đảm bảo vệ sinh môi trường, tiêu độc khử trùng, phòng ngừa dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, dọn dẹp môi trường sau khi nước rút.