Home Blog Page 9

Lại là Đồng Nai, quá daman: Gã tr:ai để chú tài xế nằm lại nằm bên khu đất trống giữa trời trưa nắng…

Quá đau lòng, tại một bãi đất trống ở Khu Công Nghiệp Lộc An – Bình Sơn, xã Long Thành, tỉnh Đồng Nai (đoạn xã Lộc An, huyện Long Thành cũ)

Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản

Một chú lớn tuổi chạy xe công nghệ đã bị thanh niên kêu xe đi, đến chỗ bãi đất trống của Khu Công Nghiệp Lộc An – Bình Sơn, thì bị nam thanh niên ra tay sathai rồi lấy đi chiếc xe máy, để chú nằm lại nằm bên khu đất trống giữa trời trưa nắng và ra đi mãi mãi

Nam thanh niên (khoảng 20 tuổi) sau đó cũng đã bị bắt vào tối 10/7/2025

Nạn nhân không qua khỏi, SN1969, quê: tỉnh Đồng Tháp (mới)

Có thể là hình ảnh về xe scooter, xe môtô, đường và văn bản cho biết '10 Jul 2025 10Jul2025at13:41:37 at 13:41:37 Grab'

Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản
Được biết chú hoàn cảnh rất khó khăn, hiền lành thường giao đồ cho mọi người tại địa phương, hoàn cảnh 2 con nhỏ và vợ bị t/àn t-ật nằm 1 chỗ.

Xin chia buồn cùng gia đình

Về quê nghỉ hè, chàng sinh viên dũng cảm nhảy xuống sông cứ/u sống đứa trẻ bị đu/ối nư/ớc, hôm sau xe sang đỗ kín cửa nhà cậu

“Đôi khi, những điều lớn lao lại bắt đầu từ một khoảnh khắc nhỏ nhoi mà không ai để ý…”

Chiếc xe khách lăn bánh rời bến Mỹ Đình, cuốn theo một làn bụi mỏng sớm mai. Trên xe, Hải – cậu sinh viên năm ba ngành Công nghệ Thông tin – tựa đầu vào cửa kính, đeo tai nghe, ánh mắt lơ đãng hướng về phía những rặng tre dần hiện lên bên đường. Hè năm nay, Hải quyết định không ở lại Hà Nội làm thêm như mọi năm mà về quê Thanh Chương, Nghệ An nghỉ ngơi ít hôm. Mẹ cậu gọi điện mấy lần giục giã: “Năm nay bố con đau lưng hơn, con về giúp bố cắt cỏ, bón phân với. Đừng mải mê công nghệ rồi quên nhà.”

Về quê, điều đầu tiên đập vào mắt Hải là bầu không khí trong lành và mùi rơm phơi ngai ngái. Những mái nhà ngói đỏ, bờ tre già và dòng sông Lam uốn lượn như một dải lụa ôm lấy xóm làng. Sáng hôm sau, như thói quen cũ từ những mùa hè xưa, Hải rủ thằng Tý – em họ học lớp 6 – ra bến sông câu cá. Dù chẳng mấy khi câu được con nào, nhưng cái thú ngồi lặng bên bờ sông, nghe tiếng nước chảy và tiếng gió lùa qua những hàng lau vẫn khiến lòng người nhẹ nhõm lạ thường.

Bến sông hôm đó đông người. Bọn trẻ trong làng tụ tập tắm sông, reo hò ầm ĩ. Hải nhìn mà thầm nghĩ: “Lũ nhóc giờ vẫn như mình ngày xưa.”

Nhưng chỉ chừng vài phút sau, không khí bỗng chợt biến đổi.

Một tiếng thét thất thanh vang lên:
“Cứu với! Em cháu bị nước cuốn rồi!”

Tiếng la làm mọi người giật mình. Một cậu bé khoảng 4-5 tuổi đang chới với giữa dòng, tay vùng vẫy yếu ớt. Một người phụ nữ hốt hoảng gào lên trên bờ, nước mắt đầm đìa.

Không ai kịp phản ứng. Nhiều người luống cuống, không biết bơi. Một số thì chần chừ vì dòng nước mùa này khá siết. Trong khoảnh khắc ngắn ngủi ấy, Hải như bị một lực vô hình kéo dậy. Cậu ném vội điện thoại xuống đất, lao xuống dòng nước mà không cần nghĩ.

Dòng nước mát lạnh nhưng cuốn trôi mạnh mẽ. Hải cố gắng bơi thật nhanh, tay rẽ nước, mắt không rời khỏi cánh tay bé nhỏ đang chìm dần. May mắn, cậu kịp chụp lấy cổ áo đứa trẻ, siết chặt rồi cố gắng đạp nước bơi ngược về bờ.

Trên bờ, mọi người đã ùa lại. Một người đàn ông nhảy xuống phụ đỡ đưa cả hai lên. Hải thở hổn hển, mệt rã rời. Cậu bé được người làng sơ cứu, rồi khóc ré lên một tiếng – tiếng khóc đáng mừng nhất trong ngày hôm đó.

Người phụ nữ – mẹ cậu bé – ôm chầm lấy Hải, nước mắt ràn rụa, lặp đi lặp lại:
“Ơn giời có cháu… ơn giời có cháu…”

Sau khi chắc chắn đứa trẻ đã tỉnh táo và an toàn, Hải lặng lẽ xin phép ra về. Cậu không để lại tên, chỉ nói gọn: “Cháu ở làng bên, về chơi mấy hôm.”

Tối hôm đó, Hải sốt nhẹ vì cảm lạnh, mẹ cậu lo cuống quýt. Bố chỉ ngồi lặng thinh rồi rót cho con một ly trà gừng nóng, vỗ vai nhẹ:
“Giống cái hồi ông nội mày cũng cứu người bên khúc sông này…”

Sáng hôm sau, khi Hải còn chưa kịp rửa mặt, tiếng còi xe vang lên ngoài ngõ. Chiếc xe Lexus đen bóng từ từ dừng lại trước cổng, theo sau là một xe Innova chở theo vài người. Hàng xóm bắt đầu kéo nhau ra xem.

Một người đàn ông trung niên dáng vẻ thành đạt bước xuống xe. Ông bước nhanh về phía Hải, tay xách túi quà lớn, cúi đầu:
“Cháu là người hôm qua cứu con trai bác đúng không? Bác tìm khắp làng mới ra. Bác không biết cảm ơn thế nào cho đủ…

Sự xuất hiện của chiếc xe sang và người đàn ông lạ mặt khiến cả xóm xôn xao. Người đứng kẻ ngó, mấy bác hàng xóm thì thầm đoán già đoán non. Còn Hải, lúc đó vẫn chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra, ngơ ngác nhìn người đàn ông đang tiến về phía mình với ánh mắt biết ơn sâu sắc.

Người đàn ông đó là anh Minh – Giám đốc một công ty xây dựng lớn ở Hà Nội, cũng là cha của cậu bé Hải đã cứu chiều hôm trước.

“Con trai bác là Tuấn Khôi, thằng bé bị động kinh nhẹ, bác mẹ nó giấu nên không ai biết. Hôm qua đưa nó về mà vợ bác cứ khóc mãi. May mà có cháu, không thì…” – anh Minh nghẹn lời, rồi nhìn Hải với ánh mắt trân trọng – “Cháu đã cứu mạng con bác, ơn này cả đời bác không dám quên.”

Anh đưa túi quà nặng trĩu – bên trong là một chiếc phong bì lớn, vài hộp sâm Hàn Quốc, bánh trái nhập khẩu và cả iPhone mới – đến trước mặt Hải.

Hải vội vàng xua tay:
“Cháu giúp người trong lúc nguy cấp thôi, không phải vì quà cáp. Cậu bé an toàn là cháu mừng rồi.”

Mẹ Hải đứng sau cửa, mặt đầy bối rối. Gia đình cậu vốn nghèo, bố đau lưng cả năm không làm nặng được, tiền học chủ yếu do mẹ bán rau với mấy con gà nuôi mà có. Nhưng bà cũng hiểu rõ, dạy con từ nhỏ phải sống tử tế, không đổi lương tâm lấy vật chất.

Anh Minh định nài nỉ thêm thì bố Hải bước ra, giọng trầm mà dứt khoát:
“Chúng tôi cám ơn tấm lòng anh. Nhưng cháu nó làm điều đúng đắn chứ không mong báo đáp. Mong anh hiểu cho.”

Không còn cách nào khác, anh Minh đành xin phép được để lại số điện thoại, nói:
“Nếu gia đình đổi ý, hoặc có điều gì khó khăn, xin cứ gọi. Bác cháu mình còn duyên gặp lại.”

Những tưởng câu chuyện ấy rồi sẽ chìm vào im lặng như bao chuyện đời khác. Nhưng hai ngày sau, một bài viết có tiêu đề: “Chàng sinh viên lao xuống sông cứu người rồi lặng lẽ rời đi” bắt đầu lan truyền trên mạng xã hội. Một người dân đã chụp lại cảnh Hải ôm đứa trẻ lên bờ và chia sẻ trên Facebook. Dù không rõ mặt, nhưng vài học sinh trong làng nhận ra đó là anh Hải “đầu húi cua, hay ngồi câu cá”.

Bài viết được chia sẻ chóng mặt. Hàng ngàn lượt like, hàng trăm bình luận gọi Hải là “người hùng thầm lặng”. Các kênh báo mạng vào cuộc. Rồi báo Lao Động, Tuổi Trẻ, Dân Trí đều có bài viết về cậu. Họ lặn lội về tận quê, phỏng vấn Hải, bố mẹ cậu, hàng xóm láng giềng.

Hải bối rối. Cậu chỉ muốn một kỳ nghỉ hè bình thường, nào ngờ bỗng thành người “nổi tiếng”.

Một tuần sau, trường Đại học của Hải mời cậu lên Hà Nội để vinh danh trong lễ chào mừng tân sinh viên. Thầy hiệu trưởng phát biểu:
“Trí tuệ là mục tiêu của giáo dục. Nhưng nhân cách mới là linh hồn của một con người. Sinh viên như em Hải – dám hy sinh, không vụ lợi – là điều chúng ta cần lan tỏa.”

Câu nói ấy vang xa hơn cả những tràng pháo tay trong hội trường.

Cuối hè năm đó, anh Minh chủ động gọi điện lại. Lần này, giọng ông nhẹ nhàng hơn:

“Bác biết cháu không nhận tiền, nhưng bác muốn làm gì đó thiết thực. Công ty bác có quỹ học bổng cho sinh viên vượt khó. Nếu cháu đồng ý, từ năm nay đến khi ra trường, bác tài trợ toàn bộ học phí và phí sinh hoạt mỗi tháng. Không phải quà, mà là sự đầu tư cho một người xứng đáng.”

Hải ngần ngừ, rồi đồng ý. Không phải vì lòng tham, mà bởi cậu hiểu: với điều kiện gia đình hiện tại, cơ hội ấy có thể giúp giảm gánh nặng cho bố mẹ, và giúp cậu học tốt hơn, tập trung hơn.

Anh Minh còn giới thiệu Hải thực tập tại công ty trong kỳ nghỉ đông. Cậu không ngờ, chỉ một hành động đúng lúc lại mở ra nhiều cánh cửa như thế.

Ba năm sau…

Một buổi chiều mùa hạ, tại một văn phòng khang trang ở Hà Nội, Hải – nay đã là kỹ sư phần mềm – ngồi nhâm nhi ly cà phê. Bên cạnh là Tuấn Khôi, cậu bé năm nào giờ đã lớn, khỏe mạnh và hoạt bát. Cậu bé ríu rít kể chuyện lớp học, ánh mắt ánh lên niềm vui khi gọi Hải là “anh hùng của em”.

Hải mỉm cười. Cậu nhớ lại ngày hè năm ấy, bên bờ sông Lam. Dòng nước siết, bàn tay bé nhỏ, tiếng khóc và ánh mắt hoảng loạn. Cả sự im lặng của những người đứng ngoài nhìn.

Chỉ một giây ngập ngừng, cậu bé ấy đã không còn sống.

Nhưng một cú nhảy dũng cảm – không toan tính, không do dự – đã thay đổi hai cuộc đời.

Không phải ai cũng có cơ hội làm điều phi thường. Nhưng trong một khoảnh khắc đúng đắn, người bình thường cũng có thể trở thành phi thường

Chiều quê, tiếng gió vẫn xào xạc qua hàng tre, sông Lam vẫn chảy lững lờ mang theo những câu chuyện không lời. Nơi đó, một cậu sinh viên từng dũng cảm bước ra khỏi sự sợ hãi – và rồi được cả cuộc đời mỉm cười lại với mình.

Chia buồn với những ai chưa đổ xăng, sáng ra cây xăng mà cho/áng

Giá xăng dầu trong kỳ điều hành chiều ngày 10/7 đã tăng trở lại, xăng RON 95 vượt 20.000 đồng/lít.

Giá xăng E5 RON 92 chiều ngày 10/7 tăng 210 đồng/lít lên 19.650 đồng/lít; xăng RON 95 tăng 190 đồng/lít, lên 20.090 đồng/lít. Tương tự, dầu diesel cũng tăng tăng 430 đồng/lít lên 18.830 đồng/lít, dầu hỏa tăng 240 đồng/lít lên 18.370 đồng/lít. Riêng dầu mazut giảm 240 đồng/kg về mức 15.560 đồng/kg.

Sau 2 phiên giảm liên tiếp, giá xăng tăng trở lại nhưng vẫn đang ở mức thấp trong 4 năm qua, tương đương thời điểm tháng 6/2021. Từ đầu năm đến nay, xăng RON 95 tăng 16 lần, giảm 13 lần. Dầu diesel có 15 lần tăng, 13 lần giảm và một lần giữ nguyên.

Lý giải về nguyên nhân điều chỉnh giá, cơ quan quản lý cho biết thị trường xăng dầu thế giới trong kỳ điều hành lần này (từ ngày 3/7 đến ngày 9/7) chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố.

Giá xăng, dầu đồng loạt tăng

Nhà điều hành nêu, căng thẳng leo thang ở khu vực Biển Đỏ, thông tin về chính sách thuế nhập khẩu mới của Mỹ đối với hàng hóa của các đối tác thương mại, tồn kho dầu thô của Mỹ tăng, xung đột quân sự giữa Nga với Ukraine vẫn tiếp diễn… Các yếu tố nêu trên khiến giá xăng dầu thế giới trong những ngày vừa qua biến động lên, xuống tùy từng mặt hàng.

Bên cạnh đó, bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới giữa hai kỳ điều hành giá là 78,91 USD/thùng xăng RON 92 dùng để pha chế xăng E5 RON 92 (tăng 1,08 USD/thùng, tương đương tăng 1,4%); xăng RON 95 là 80,47 USD/thùng (tăng 0,85 USD/thùng, tương đương tăng 1,07%); dầu diesel là 89,29 USD/thùng (tăng 2,37 USD/thùng, tương đương tăng 2,72%).

Tại kỳ điều hành này, liên bộ tiếp tục không trích lập, đồng thời không chi quỹ bình ổn đối với tất cả mặt hàng xăng, dầu.

Trước diễn biến giá xăng dầu thế giới, biến động tỷ giá VND/USD và các quy định hiện hành, liên Bộ Công Thương, Bộ Tài chính cho rằng phương án điều hành giá xăng dầu trên nhằm bảo đảm biến động giá xăng dầu trong nước phù hợp với biến động giá xăng dầu thế giới.

Đi tắm biển Sầm Sơn 2 anh em bị sóng cuốn ra xa bờ, mới cứu được 1 cháu còn 1 cháu đã tìm thấy nhưng không có điều kỳ diệu nào xảy ra

Cập nhật Hôm nay em đã được trở về với đất Mẹ, yên nghỉ con nhé  Cảm ơn tất cả các lực lượng cứu hộ trong và ngoài tỉnh đã giúp đỡ gđ

Hai anh em ở Phú Thọ gặp nạn khi tắm biển Sầm Sơn. Hiện một cháu nguy kịch, một cháu mất tích. Công tác tìm kiếm cứu hộ đang gặp khó khăn do điều kiện thời tiết.

Sáng 9/7, UBND phường Sầm Sơn (Thanh Hóa) xác nhận xảy ra vụ việc hai anh em ruột gặp nạn khi tắm biển. Hiện một cháu bé vẫn đang mất tích, cháu còn lại đang được cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.

Một người mất tích, một người nguy kịch khi tắm biển Sầm Sơn- Ảnh 1.

Khu vực 2 cháu gặp nạn khi tắm biển.

Ngay sau khi nhận được thông tin, các lực lượng chức năng phối hợp cùng người dân địa phương (với hơn 100 người) đã tham gia tìm kiếm.

Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết không thuận lợi, đến sáng nay lực lượng chức năng vẫn đang tích cực triển khai công tác tìm kiếm.

Trước đó, gần 10h ngày 8/7, tại bãi biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã xảy ra một tai nạn thương tâm khiến hai anh em ruột gặp nạn khi đang tắm biển cùng mẹ.

Người mẹ, đến từ Phú Thọ, đã đưa ba con nhỏ thuê phao tròn xuống tắm biển. Trong lúc vui đùa, sóng lớn bất ngờ ập tới khiến hai cháu bé bị tuột khỏi phao. Cháu lớn may mắn bơi được vào bờ và hô hoán kêu cứu.

Khi lực lượng cứu hộ tiếp cận hiện trường, họ chỉ vớt được một cháu bé trong tình trạng bất tỉnh. Cháu còn lại đã bị sóng biển cuốn trôi ra xa. Ngay lập tức, các đơn vị chức năng đã huy động lực lượng tại chỗ tham gia tìm kiếm, đồng thời báo cáo Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ để tăng cường nhân lực và phương tiện hỗ trợ.

Công tác tìm kiếm được triển khai khẩn trương với sự phối hợp của thợ lặn, flycam, thuyền và lưới rùng. Mỗi lần kéo lưới rùng cần đến 50–70 người khỏe mạnh, nhưng cũng chỉ có thể quét được khoảng 200m² mặt biển mỗi giờ.

Một người mất tích, một người nguy kịch khi tắm biển Sầm Sơn- Ảnh 2.

Hiện công tác tìm kiếm vẫn đang được tích cực triển khai.

Đến khoảng 15h cùng ngày, do thủy triều dâng cao và sóng lớn đánh mạnh vào bờ kè gây nguy hiểm, công tác cứu hộ buộc phải tạm dừng. Một số người được cử túc trực trên các thuyền nhỏ để theo dõi diễn biến trên biển. Theo người dân địa phương, phải đến khoảng 3–4 giờ sáng hôm sau, khi nước rút, việc tìm kiếm mới có thể tiếp tục.

Danh tính cháu bé mất tích được xác định là N.N.M. (sinh năm 2019). Cháu bé bị thương là N.T.K. (sinh năm 2018). Hai cháu là anh em ruột, cùng trú tại xã Bình Xuyên, tỉnh Phú Thọ.

Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, khi nhập viện, cháu N.T.K. trong tình trạng cực kỳ nguy kịch. Các bác sĩ đã tiến hành cấp cứu tích cực và sau khoảng 15 phút mới khôi phục được nhịp tim. Tuy nhiên, đồng tử hai bên giãn tối đa, tiên lượng sức khỏe rất xấu.

Công tác tìm kiếm cháu bé mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng khẩn trương triển khai.

Giá vàng 11/7: Hết cơ hội

Giá vàng hôm nay 11/7, thị trường thế giới tăng so với phiên trước đó. Thị trường trong nước, giá vàng miếng SJC và nhẫn cùng đảo chiều tăng.

Ngày 11 tháng 7 năm 2025, báo Kinh tế Đô thị đã đăng tải bài viết với tiêu đề “Giá vàng hôm nay 11/7: SJC và nhẫn tăng mạnh”. Nội dung như sau:

Giá vàng thế giới tăng

Giá vàng thế giới giao ngay trên thị trường châu Á lúc 5 giờ 35 phút (giờ Hà Nội) giao dịch ở quanh ngưỡng 3.324 USD/ounce, tăng nhẹ hơn 5 USD/ounce so với giao dịch cùng thời điểm này sáng qua.

Giá vàng thế giới giao ngay chốt phiên tại thị trường Mỹ vào đêm qua – rạng sáng nay (giờ Hà Nội) ở quanh mức 3.324 USD/ounce, tăng hơn 10 USD/ounce so với chốt phiên trước đó tại thị trường này.

Giá vàng thế giới tăng. Ảnh minh họa.

Giá vàng thế giới tăng nhẹ bất chấp thị trường tài chính toàn cầu đón nhận những thông tin tích cực từ thị trường lao động của Mỹ.

Cụ thể, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tuần qua tại Mỹ tiếp tục giảm xuống mức 227.000 đơn, thấp hơn mức 233.000 đơn của tuần trước đó và 235.000 đơn dự báo trước đó. Số đơn xin trợ cấp trung bình 4 tuần gần nhất cũng giảm từ mức 241.250 đơn trước đó xuống còn 235.500 đơn.

Mặc dù những thông tin về thị trường lao động Mỹ ổn định thì giới đầu tư còn lạc quan về chính sách thuế quan của Mỹ không quá cứng rắn, khiến các đối tác bị áp thuế cũng dễ thở hơn.

Nhờ thế mà hầu hết các thị trường chứng khoán ở châu Á phiên ngày 10/7 đều tăng khá tốt. Trong đó, chứng khoán Hàn Quốc tăng điểm phiên thứ tư liên tiếp và chạm mức cao nhất trong gần 4 năm. Tại Trung Quốc, các chỉ số chứng khoán chính trong phiên 10/7 cũng tăng khá tốt từ 0,5-0,7% so với phiên trước đó.

Chứng khoán tại các thị trường Singapore, Sydney và Indonesia cũng đồng loạt tăng điểm trong phiên vừa qua. Chứng khoán Việt nam chỉ số VN-Index cũng có chuỗi ngày tăng điểm kéo dài kể từ sau khi Việt Nam đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ. Phiên ngày 10/7, VN-Index tăng trên 14 điểm, tương đương tăng 1% trong phiên. Đặc biệt nhà đầu tư nước ngoài cũng mua ròng trong những phiên tăng điểm vừa qua của VN-Index.

Sức hấp dẫn của các tài sản sinh lời là cổ phiếu đã đẩy lùi nhu cầu mua tài sản mang tính dự trữ vốn là vàng. Do đó giá vàng đã tăng nhưng không quá mạnh.

Chuyên gia cho rằng, nguyên nhân chính giúp giá vàng tăng là căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông và khu vực Nga – Ukraine vẫn đang “nóng”, khi không quân Israel đã tấn công hơn 180 mục tiêu trong 24 giờ qua nhắm vào lực lượng Hamas. Tại Ukraine những ngày qua Nga đã tăng cường máy bay không người lái tập kích vào Donetsk và đã nắm giữ 2/3 khu vực này.

 

Chuyên gia nhận định, nếu thị trường chứng khoán tiếp tục tăng tốt như những ngày qua thì dòng tiền sẽ hạn chế mua vàng. Thị trường vẫn đan xen những yếu tố hỗ trợ và không hỗ trợ. Đồng thời Mỹ vẫn đang tiến gần đến một số thỏa thuận thương mại đối với các đối tác và thông báo thuế đến những đối tác chưa hoàn tất thỏa thuận thương mại trước ngày 1/8. Do đó nhà đầu tư nên thận trọng giao dịch vàng trong thời điểm này.

Giá vàng SJC và nhẫn tăng trở lại

Thị trường vàng trong nước phiên ngày 10/7, giá vàng miếng SJC và nhẫn được các đơn vị niêm yết tăng so với phiên trước.

Cụ thể, giá vàng miếng SJC tại Tập đoàn Doji trên thị trường Hà Nội và TP Hồ Chí Minh mua – bán ở quanh mức 118,8 – 120,8 triệu đồng/lượng (mua – bán), tăng 200.000 đồng/lượng cả chiều mua vào và chiều bán ra so với phiên trước đó. Chênh lệch mua – bán mỗi lượng ở mức 2 triệu đồng.

Giá vàng SJC tại Công ty Bảo Tín Minh Châu đứng tại 118,8 – 120,8 triệu đồng/lượng (mua – bán), tăng 200.000 đồng/lượng cả chiều mua vào và chiều bán ra so với phiên trước đó. Chênh lệch mua – bán mỗi lượng ở mức 2 triệu đồng.

Giá vàng miếng SJC tại Phú Quý đứng quanh mức 118,1 – 120,8 triệu đồng/lượng (mua – bán), tăng 300.000 đồng/lượng chiều mua vào và tăng 200.000 đồng/lượng chiều bán ra so với phiên trước đó. Chênh lệch mua – bán mỗi lượng vàng ở mức 2,7 triệu đồng.

Giá vàng nhẫn tròn trơn vàng rồng Thăng Long tại Công ty Bảo Tín Minh Châu, đứng ở mức 115,3 – 118,3 triệu đồng/lượng (mua – bán), tăng 300.000 đồng/lượng cả chiều mua vào và chiều bán so với chốt phiên trước. Chênh lệch chiều mua – bán ở mức 3 triệu đồng.

Giá vàng nhẫn Doji Hưng Thịnh Vượng 9999 của Tập đoàn Doji tại thị trường Hà Nội đứng ở mức 115,2 – 117,2 triệu đồng/lượng, tăng 200.000 đồng/lượng chiều mua vào và chiều bán so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua – bán ở mức 2 triệu đồng.

Giá vàng nhẫn tròn trơn 999,9 tại Công ty Phú Quý đứng quanh mức 114,2 – 117,2 triệu đồng/lượng, tăng 200.000 đồng/lượng cả chiều mua vào và chiều bán so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua – bán ở mức 3 triệu đồng mỗi lượng.

Giá vàng SJC và nhẫn tăng trong phiên vừa qua, chuyên gia nhận định thị trường trong nước có thể sẽ còn tăng trong hôm nay khi thị trường quốc tế tiếp tục tăng.

Cùng ngày, báo Tin Tức cũng đăng tải bài viết liên quan với tiêu đề “Giá vàng đi ngang khi các yếu tố thị trường cân bằng lẫn nhau”. Nội dung như sau:

Chú thích ảnh
Vàng tại một tiệm kim hoàn ở Meyrin, gần Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: AFP/TTXVN

 

Vào lúc 0 giờ 50 phút (sáng 11/7 theo giờ Việt Nam), vàng giao ngay tăng nhẹ 0,1% lên 3.317,44 USD/ounce. Giá vàng Mỹ giao kỳ hạn chốt phiên cũng tăng 0,1% lên 3.325,7 USD/ounce.

Chỉ số đồng USD – được coi là thước đo “sức khỏe” của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác – phiên này tăng 0,2%. Giá vàng luôn nhạy cảm với những biến động của đồng USD, do một khi đồng bạc xanh mạnh lên sẽ khiến sức hấp dẫn của các tài sản an toàn như vàng giảm đáng kể.

Ông Daniel Pavilonis, chiến lược gia thị trường cấp cao tại công ty môi giới đầu tư RJO Futures, nhận định rằng trừ khi có một sự leo thang địa chính trị lớn, vàng ít có khả năng vượt qua ngưỡng 3.400 USD/ounce. Trong ngắn hạn, ông nhận định giá vàng sẽ duy trì trong một biên độ nhất định.

Hôm 9/7, ông Trump đã khởi động một đợt tấn công thuế quan mới khi thông báo áp thuế 50% đối với mặt hàng đồng nhập khẩu vào Mỹ và thuế 50% đối với hàng hóa từ Brazil. Cả hai mức thuế đều có hiệu lực từ ngày 1/8.

Bên cạnh đó, biên bản cuộc họp tháng 6/2025 của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cho thấy chỉ có một vài quan chức cảm thấy có thể giảm lãi suất ngay trong tháng Bảy. Hầu hết các nhà hoạch định chính sách vẫn lo ngại về áp lực lạm phát mà họ dự kiến từ chính sách thuế quan.

Về mặt số liệu, số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã bất ngờ giảm trong tuần trước. Điều này gợi ý rằng các nhà tuyển dụng có thể đang giữ chân người lao động bất chấp các dấu hiệu khác cho thấy thị trường lao động đang hạ nhiệt.

Trên thị trường các kim loại quý khác, bạc giao ngay tăng 1,5% lên 36,87 USD/ounce. Giá bạch kim cũng tăng 0,5% lên 1.353,55 USD/ounce.

Tại Việt Nam, khép phiên 10/7, giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết ở mức 118,80 – 120,80 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).

Gửi tiết kiệm hơn 170 tỷ đồng chỉ 30 phút sau số dư bằng 0, ngân hàng: ‘Đó là việc của chị’

Một cặp vợ chồng đã gửi toàn bộ số tiền tiết kiệm cả đời 48 triệu NDT (hơn 170 tỷ đồng) vào một ngân hàng theo giới thiệu của bạn bè, với niềm tin đây là kênh đầu tư an toàn tuyệt đối. Tuy nhiên, chưa đầy 30 phút sau khi giao dịch hoàn tất, toàn bộ số tiền trong tài khoản đã ‘bốc hơi’ không dấu vết.

Ngày 08/07/2025 Thương hiệu Pháp luật đưa tin “Gửi tiết kiệm hơn 170 tỷ đồng chỉ 30 phút sau số dư bằng 0, ngân hàng: ‘Đó là việc của chị'”. Nội dung chính như sau: 

Gửi hơn 170 tỷ đồng vào một ngân hàng

Theo Baidu, chị Ngô (tên nhân vật đã được thay đổi) ở Quảng Tây, Trung Quốc, cùng chồng làm việc chăm chỉ trong suốt nhiều năm đã tích góp được 48 triệu NDT. Họ dự định gửi số tiền này vào ngân hàng để hưởng lãi suất ổn định, chuẩn bị cho những năm tháng nghỉ hưu an nhàn.

Sau khi tìm hiểu các ngân hàng có mức lãi suất cao, họ được một người bạn giới thiệu một người quen là giám đốc cấp cao tại một ngân hàng địa phương. Người này cam kết sẽ giúp họ gửi tiền với mức lãi suất ưu đãi cao hơn 30% so với thông thường. Vì tin tưởng bạn bè, người phụ nữ không chút nghi ngờ, nhanh chóng gặp vị giám đốc ngân hàng trên và được người này trực tiếp đưa đến chi nhánh để thực hiện giao dịch.

Với mức lãi suất hứa hẹn, chị Ngô ước tính mỗi năm có thể thu về hơn 1 triệu NDT tiền lãi. Cầm trong tay sổ tiết kiệm được cấp, vợ chồng họ vui vẻ trở về nhà mà không biết rằng bi kịch đến chỉ vài ngày sau đó.

Một lần, trong lúc xem tin tức trên truyền hình, chị Ngô sững sờ nhận ra người giám đốc ngân hàng từng giúp mình gửi tiền đang bị truy nã vì biển thủ tiền của khách hàng. Ngay lập tức, người phụ nữ này mang sổ tiết kiệm đến ngân hàng để kiểm tra thì nhận được tin sốc: Tài khoản của chị không có bất kỳ khoản tiền nào. Nhân viên ngân hàng cho biết sổ tiết kiệm là giả, được làm tinh vi với con dấu không hợp lệ và hoàn toàn không có giá trị pháp lý.

Kết quả điều tra còn cho thấy chỉ trong vòng 30 phút sau khi chị Ngô gửi tiền, vị giám đốc ngân hàng đã chuyển toàn bộ số tiền ra khỏi hệ thống ngân hàng và bỏ trốn.

Người phụ nữ gửi tiết kiệm hơn 170 tỷ đồng, 30 phút sau số dư chỉ còn 0 (Ảnh minh hoạ).

Ngân hàng không chịu trách nghiệm

Sau đó, mặc dù cảnh sát địa phương đã nhanh chóng bắt được giám đốc ngân hàng lừa đảo, tuy nhiên chị Ngô vẫn không thể lấy lại tiền của mình bởi toàn bộ đã bị hắn ta tiêu sạch.

Không chấp nhận mất trắng số tiền tiết kiệm 48 triệu NDT, người phụ nữ này đã lập tức đến ngân hàng, yêu cầu đơn vị này bồi thường thiệt hại nhưng bị từ chối.

“Đó là việc của chị, không phải việc của chúng tôi. Chị đã tự ý đưa tiền cho cá nhân khác mà không thông qua quy trình chính thức của ngân hàng nên chúng tôi không có trách nhiệm bồi thường”, đại diện ngân hàng cho biết.

(Ảnh minh hoạ)

Phản bác lập luận này, chị Ngô cho rằng mình đã giao tiền cho một giám đốc ngân hàng, người đại diện cho tổ chức nên lỗi của ngân hàng trong vụ việc này là không quản lý tốt nội bộ, gây thiệt hại tài sản của khách hàng. Người phụ nữ này sau đó đã đệ đơn kiện, yêu cầu ngân hàng bồi thường thiệt hại cho mình. Tuy nhiên, quá trình pháp lý vẫn chưa thể giúp chị lấy lại số tiền đã mất. Bởi lẽ, theo hồ sơ giao dịch, số tiền đó chưa từng được nhập hệ thống ngân hàng chính thức nên cuối cùng, toà án địa phương tuyên bố ngân hàng không phải chịu trách nhiệm trong vụ việc này.

Chị Ngô chia sẻ trong nước mắt: “Giá như tôi không quá tin người, giá như tôi kiểm tra các giấy tờ kỹ hơn trước khi đặt bút ký tên, thì có lẽ giờ đây mọi thứ đã khác”.

Qua vụ việc này, cơ quan chức năng Trung Quốc cũng khuyến cáo người dân khi tham gia các giao dịch tại ngân hàng cần đọc kỹ và xác nhận mọi thông tin về sản phẩm tài chính mà mình sẽ sử dụng với ngân hàng để tránh bị lợi dụng hoặc sập bẫy lừa đảo. Đặc biệt, các ngân hàng với tư cách là tổ chức tài chính cũng cần siết chặt hơn nữa những quy định có liên quan để đảm bảo quyền lợi cho người dân, tránh tiếp diễn những trường hợp tương tự.

Ngày 10 tháng 7 năm 2025, tạp chí Nhịp sống Thị trường đã đăng tải bài viết với tiêu đề “Cụ ông 79 tuổi Hà Nội đến ngân hàng tất toán sổ tiết kiệm 250 triệu đồng nhưng nhận lại 0 đồng”. Nội dung như sau:

Ngày 08/7/2025, Công an phường Hà Đông phối hợp với nhân viên Ngân hàng GP Bank chi nhánh Hà Đông đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn một vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản của một cụ ông sống trên địa bàn.

Theo đó, khoảng 8h30 cùng ngày, ông L (sinh năm 1946, trú tại phường Hà Đông, Hà Nội) đến Ngân hàng GP Bank chi nhánh Hà Đông (số 198 đường Quang Trung, phường Hà Đông) yêu cầu rút toàn bộ số tiền tiết kiệm 250 triệu đồng để chuyển vào tài khoản khác.

Khi được hỏi, ông L. cho biết đây là tài khoản của con dâu mình. Trong quá trình giao dịch, chị Trần Thị Mai – nhân viên ngân hàng,  nhận thấy ông L có nhiều biểu hiện bất thường như lo lắng, bồn chồn, liên tục giục chuyển tiền gấp. Nhận định đây có thể là một trường hợp bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chị Mai đã kịp thời báo tin cho Công an phường Hà Đông.

Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Công an phường Hà Đông đã khẩn trương đến trụ sở ngân hàng để xác minh. Tại đây, lực lượng Công an đã gặp gỡ, trao đổi và trấn an tinh thần cụ ông. Sau khi bình tĩnh lại, ông L. cho biết đã nhận được tin nhắn từ một tài khoản Zalo lạ.

Đối tượng gửi cho ông hình ảnh các “quyết định truy nã”, “lệnh bắt tạm giam” liên quan đến con dâu ông – chị T., với lý do liên quan đến một vụ việc vi phạm pháp luật. Các đối tượng yêu cầu ông L. chuyển 250 triệu đồng vào một tài khoản ngân hàng để “xác minh” sự liên quan của người thân.

Do tuổi cao và tâm lý lo sợ ảnh hưởng đến con cháu, ông L. đã vội vã thực hiện theo yêu cầu của đối tượng. Tuy nhiên, nhờ sự phối hợp nhạy bén của nhân viên ngân hàng và lực lượng Công an, vụ việc đã được ngăn chặn kịp thời, không để xảy ra hậu quả.

Công an phường Hà Đông đã tiến hành giải thích, tuyên truyền để ông L. hiểu rõ thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo và hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa cần thiết. Sau khi được tuyên truyền, ông L. đã nhận thức rõ vấn đề và không thực hiện giao dịch rút tiền.

Công an TP Hà Nội khuyến cáo người dân, đặc biệt là người cao tuổi, cần nâng cao cảnh giác trước các cuộc gọi, tin nhắn từ người lạ mạo danh cơ quan chức năng, không thực hiện chuyển tiền vào các tài khoản không rõ ràng. Khi phát hiện nghi vấn, cần nhanh chóng báo cho cơ quan Công an nơi gần nhất để được hỗ trợ, xử lý kịp thời.

Chồng bảo đi công tác nước ngoài 1 tháng rồi đi h;/ú h;/í với b-ồ, vợ biết thừa nhưng vẫn đ-on đ-ả gửi anh chiếc vali, hạ cánh được 3 tiếng thì nhân tì-nh ng/ã ng/ửa gấp chỉ vì trong vali có…

“Anh bảo đi công tác nước ngoài một tháng, nhưng lại cười nói vui vẻ trong clip hầu như quay cùng cô ấy – người phụ nữ mà em biết rõ hơn anh nghĩ. Em vẫn gửi vali, vẫn gấp gọn từng chiếc áo sơ mi anh thích. Vì em biết: chuyến bay đó sẽ có điểm hạ cánh… và điểm trở về.”

Hương là một người phụ nữ 34 tuổi, sống tại Hà Nội, có một công việc ổn định tại một công ty bảo hiểm. Cô không quá xuất sắc, không giàu có, cũng chẳng đặc biệt sắc nước hương trời – nhưng Hương giỏi việc nhà, kín đáo, và điềm đạm. Cô lấy chồng – Tùng – năm 27 tuổi, sau 2 năm yêu nhau. Họ có một bé trai năm nay tròn 5 tuổi, ngoan ngoãn, thích xếp hình Lego và ăn bánh tráng trộn.

Tùng làm trong ngành xây dựng, đi công trình như cơm bữa. Cũng như nhiều người đàn ông khác, anh có đôi lúc cáu bẳn, đôi lúc vô tâm, nhưng vẫn chu cấp đầy đủ, không vũ phu, không bài bạc. Hương không phàn nàn. Cô tin, hôn nhân không cần phải hoàn hảo, chỉ cần ổn định.

Thế rồi một buổi tối tháng Ba, sau khi con trai đã ngủ, Tùng nói:
– “Anh phải đi công tác Singapore một tháng, có thể lâu hơn. Gấp lắm, mai anh bay rồi.”

Hương thoáng sững người, nhưng gật đầu:
– “Ừ, để em chuẩn bị vali cho.”

Cô không hỏi chi tiết. Cô chưa bao giờ làm vậy.

Đêm đó, trong khi Tùng tắm, Hương mở laptop anh để kiểm tra lịch trình công tác giúp anh in vé. Máy không khóa. Cô chẳng cần tìm nhiều. Trong tab trình duyệt là đoạn chat Zalo với một người phụ nữ tên “Thảo Trang”, kèm ảnh hai người ngồi ăn tối dưới ánh nến.

“Mai bay nhé, em mua sẵn đồ đôi rồi. Vali để em kéo, còn em để anh kéo vào lòng!”

Tim Hương nện từng nhịp rõ ràng, không sốc, chỉ buồn. Thì ra, Singapore không chỉ có công việc. Mà cũng chẳng cần tìm hiểu gì thêm – đàn bà cảm nhận được khi nào mình không còn là trung tâm.

Hương không khóc. Cô vào phòng lấy chiếc vali vải màu xám, cái anh thích dùng vì “đựng được đồ mà không quá nặng”. Cô gấp áo sơ mi xanh anh thường mặc khi đi tiếp khách, đôi giày da nâu, vài chiếc tất, bàn chải, dao cạo… Và một thứ đặc biệt: một chiếc USB nhỏ màu đen, cô giấu khéo dưới lớp lót đáy vali.

Chiếc USB đó chứa toàn bộ những bằng chứng mà Hương thu thập lặng lẽ suốt 2 tháng qua: ảnh, đoạn chat, video, thậm chí cả hóa đơn khách sạn. Tất cả được đặt trong một thư mục mang tên “Nếu anh còn yêu”.

Không phải để tố giác. Mà là để nhắc anh nhớ: có ai đó từng tin tưởng anh đến thế nào.

Khi Tùng kéo vali ra khỏi cửa sáng sớm hôm sau, anh quay lại hôn má vợ một cái, có phần ngại ngần. Hương chỉ mỉm cười:
– “Nhớ mang áo khoác, tối bên đó lạnh hơn mình.”

Tùng khựng lại một giây, rồi đi.

Tùng nhắn tin cho Thảo Trang khi vừa đáp xuống Changi:
– “Anh đến rồi, đợi lấy vali xong là gặp em ngay.”

Thảo Trang trả lời kèm ảnh selfie, “Nhanh nhé, em đặt phòng rồi nè 😘”.

Tùng về khách sạn, mở vali, định thay đồ để tắm rửa. Nhưng khi dỡ lớp lót đáy để tìm ổ cắm sạc, anh phát hiện chiếc USB. Ban đầu tưởng nhầm lẫn, nhưng rồi tò mò, anh cắm thử vào laptop. Thư mục mở ra, và trong 30 phút sau đó, Tùng như bị lột trần giữa gió lạnh. Hàng trăm bằng chứng, từng ảnh chụp góc nghiêng anh tưởng đã kín, từng dòng chat tưởng đã xóa.

Cuối cùng là một file video – quay chính anh và Thảo Trang đi vào khách sạn, phía sau là… Hương ngồi lặng trên ghế đá công viên đối diện, tay ôm con trai ngủ gục.

Kèm theo đó, là dòng chữ:

“Em không gửi chiếc USB này để làm tổn thương anh. Em chỉ muốn anh nhớ: mọi sự lựa chọn đều có hậu quả. Còn em – em chọn sự thật, chọn yêu bản thân mình một lần nữa.”

Tùng gục xuống giường. Người phụ nữ vừa gọi anh là “anh yêu” ngoài cửa giờ đây trở nên xa lạ. Còn người phụ nữ lặng lẽ gói ghém cho anh từng chiếc tất, lại hiện lên rõ mồn một trong trí nhớ anh – với ánh mắt cạn kiệt hy vọng nhưng vẫn đầy nhân hậu.

Sau khi tiễn Tùng ra sân bay, Hương không về nhà ngay. Cô ghé quán cà phê quen, nơi từng là điểm hẹn mỗi cuối tuần khi hai người còn đang yêu. Hôm nay cô ngồi một mình, gọi đúng món cũ – bạc sỉu nóng. Ly cà phê nghi ngút, lòng cô cũng vậy. Không giận, không đau – chỉ là một khoảng trống im lặng, như thể ai đó vừa dọn sạch hết mọi âm thanh trong tâm trí.

Hương mở điện thoại, đăng nhập vào ứng dụng tìm việc làm từ xa. Cô đã chuẩn bị từ trước. Những ngày Tùng mải “đi công trình” với Thảo Trang, Hương học thêm khóa kế toán online, luyện thêm tiếng Anh, gom nhặt từng kỹ năng đã bị bỏ quên trong những năm làm vợ và làm mẹ.

Cô gửi CV đi trong buổi sáng ấy – như gửi chiếc vali mới của cuộc đời mình, lần này là chính tay cô xếp gọn để bước đi.

Chiều cùng ngày, điện thoại Hương rung lên. Là tin nhắn từ Tùng.

“Anh… nhận được rồi. Anh không biết nói gì. Em vẫn luôn biết hết đúng không?”

Cô gõ từng chữ, rồi lại xóa. Cuối cùng chỉ gửi:

“Ừ. Nhưng em đợi anh tự nói.”

Một phút… hai phút… không có hồi âm. Hương tắt máy. Cô không đợi nữa.

Tối đó, cô ngồi ăn cùng con trai. Cậu bé hỏi:
– “Ba đi công tác mấy ngày nữa về hả mẹ?”
Hương nhìn vào mắt con, dịu dàng:
– “Cũng lâu đấy con. Nhưng mẹ với con vẫn vui đúng không?”

Thằng bé gật đầu, vô tư cười, miệng còn dính nước canh. Nhìn con, Hương biết mình cần mạnh mẽ hơn nữa – không phải vì Tùng, mà vì người nhỏ bé trước mặt.

Tùng ngồi thẫn thờ trong phòng khách sạn, chiếc vali mở toang dưới chân. Đêm đầu tiên ở Singapore đáng lẽ phải là tuần trăng mật trá hình, giờ trở thành đêm độc thoại. Thảo Trang gọi điện ba lần anh không nghe. Sau tin nhắn “em buồn quá, anh quên em rồi à?”, cô cũng im bặt.

Tùng lặng lẽ mở từng bức ảnh trong USB. Anh nhớ lại những ngày đầu cưới nhau, Hương tay còn vụng nấu ăn, cháy cơm liên tục. Rồi khi sinh con, cô gầy rộc đi, mắt thâm nhưng vẫn không than thở. Anh đã thấy hết – nhưng anh để mặc. Anh nghĩ chỉ cần chu cấp đủ là tròn vai. Anh nhầm.

Sáng hôm sau, anh kéo vali, đặt vé về sớm.

Ba ngày sau, Tùng về đến Hà Nội. Anh không báo trước. Khi bước vào nhà, con trai chạy ra ôm chầm lấy:
– “Ba về rồi! Ba mang quà cho con không?”

Tùng ôm con, mắt đỏ hoe:
– “Ba xin lỗi… Ba mang quà muộn lắm rồi.”

Hương bước ra, ánh mắt bình thản như thể cô đã luyện tập nghìn lần cho khoảnh khắc này.
– “Anh về đúng lúc đấy. Em định gửi đơn ra tòa.”

Tùng khựng lại.
– “Em thật sự muốn dứt sao? Cho anh một cơ hội…”

– “Em cho rồi. Là chiếc USB đó.”

– “Anh biết. Nhưng… anh thấy mình chưa từng yêu ai như em.”

– “Không yêu ai, không có nghĩa là không làm tổn thương họ.”

Hương nói nhẹ như một tiếng thở, nhưng Tùng thấy cả căn phòng như đổ sụp.

Hai tháng sau, Hương chính thức chuyển sang làm kế toán freelance cho một công ty Singapore – công việc online, lương gấp đôi chỗ cũ. Con trai được học mẫu giáo quốc tế – Hương chọn điều tốt nhất có thể cho cả hai mẹ con.

Tùng xin được gặp mỗi cuối tuần để chơi với con. Hương đồng ý – không phải vì còn tình, mà vì cô không muốn con mất cha.

Một chiều mưa, khi Tùng đưa con về, anh dừng lại ở cửa:
– “Anh xin lỗi… Em tha thứ cho anh được không?”

Hương khẽ mỉm cười.
– “Em tha thứ rồi. Nhưng em không quay lại. Vì em xứng đáng với bình yên – thứ mà anh từng không thể cho em.”

Cánh cửa khép lại. Tùng đứng đó, ướt mưa. Nhưng lần đầu tiên, anh hiểu thế nào là đánh mất một người phụ nữ không phải bằng sự phản bội… mà bằng sự coi thường tình cảm của cô ấy.

Một năm sau, Hương và con trai ra sân bay. Lần này, là để bắt đầu một chuyến đi du lịch dài ngày – bằng tiền do chính cô kiếm được, bằng hành trình cô tự bước ra từ tổn thương.

Chiếc vali lần này không có USB, không có dằn vặt. Chỉ có váy mùa hè, kem chống nắng, sách ảnh cho con và một tấm vé một chiều: đi về phía hạnh phúc cô tự tạo.

Đôi khi, chiếc vali không chỉ mang theo quần áo – mà mang theo cả quyết định, sự tỉnh thức, và lòng tự trọng của một người phụ nữ.

Tha thứ là một món quà – nhưng quay lại hay không, là quyền được chọn sau khi đã trưởng thành từ tổn thương.

35 tuổi chưa có chồng, một lần cho ông cụ ă/n m//ày vào lán mình trú mưa thì bất ngờ nhận được…

“35 tuổi chưa có chồng, một lần cho ông cụ ăn mày vào lán mình trú mưa, thì bất ngờ nhận được…”

Tôi tên là Lan. Năm nay tôi 35 tuổi, giáo viên tiểu học ở một trường làng thuộc vùng trung du Bắc Bộ. Cuộc sống trôi qua bình lặng như bao người phụ nữ khác ở quê, chỉ khác là… tôi vẫn chưa có chồng.

Không phải tôi kén chọn, cũng chẳng phải tôi không tin vào tình yêu. Chỉ là, cái duyên nó chưa tới. Nhiều lần mẹ tôi nhìn tôi thở dài, bạn bè thì hoặc đã bận rộn con cái, hoặc cũng bỏ xứ mà lên thành phố. Tôi thấy mình như một cái cây mọc chậm giữa cánh rừng đã vào mùa lá đâm chồi.

Chiều hôm ấy, trời chuyển giông. Tôi đang đạp xe từ trường về, thì mưa đổ ào xuống. May mắn, tôi cách nhà chỉ khoảng hai cây số, bên vệ đường có một cái lán bỏ hoang của người dân dựng để làm đồng, tôi nhanh chóng tấp vào trú mưa.

Lán gỗ cũ kỹ, dột vài chỗ, nhưng vẫn còn chắc chắn. Tôi dựng xe, gạt những giọt nước lạnh bám trên mặt, thì thấy từ xa, một bóng dáng lom khom đi tới.

Đó là một ông cụ. Trên người cụ là chiếc áo mưa mỏng tang, rách rưới. Đôi mắt đục ngầu nhưng sáng lên khi thấy có người trong lán.

Tôi thoáng do dự, nhưng rồi nhích người ra, gọi:

– Cụ vào trú đi, mưa lớn lắm!

Ông cụ chắp tay cảm ơn, run rẩy bước vào. Gần hơn, tôi thấy cụ gầy gò, khắc khổ. Mùi bùn đất lẫn mùi cơ thể cũ kỹ bốc lên nồng nặc. Cụ ngồi nép sát mép lán, có vẻ ngại làm phiền.

Tôi lục trong túi xách, lấy ra chiếc bánh mì và hộp sữa tôi hay mang theo cho học trò kém ăn:

– Cụ ăn đi, đỡ đói.

Cụ nhìn tôi rất lâu, ánh mắt lạ lắm – vừa cảm động, vừa như nhận ra điều gì đó thân quen. Cụ lắp bắp:

– Cô… tốt quá… cảm ơn cô… cô Lan phải không?

Tôi giật mình. Làm sao ông biết tên tôi?

Tôi dè dặt gật đầu.

– Cụ biết tôi?

Ông cụ mỉm cười, cắn miếng bánh rồi nói trong nghẹn ngào:

– Tôi từng… từng biết mẹ cô. Mấy chục năm trước, tôi đi lính chung với ba cô. Tôi… tôi nợ gia đình cô một món nợ lớn lắm…

Mưa vẫn rơi đều. Câu nói của cụ khiến tôi bối rối. Tôi chưa từng nghe mẹ nhắc về ai như vậy.

– Mẹ tôi mất năm tôi 20 tuổi rồi cụ ạ. Còn bố thì tôi chưa từng gặp mặt…

Cụ gật đầu, đôi mắt trũng sâu long lanh nước.

– Phải… vì tôi là người đã chứng kiến cái đêm ông ấy hy sinh…

Tôi chết lặng.

Tôi không biết vì sao, nhưng những lời của cụ như một sợi chỉ kéo quá khứ hiện về. Bao năm nay, mẹ tôi luôn lảng tránh khi tôi hỏi về bố. Bà chỉ bảo: “Bố con đi xa mãi rồi.” Không di ảnh, không giấy báo tử. Chỉ có một chiếc nhẫn cưới cũ bà giữ kỹ trong chiếc hộp gỗ.

Cụ tiếp lời, chậm rãi:

– Ngày đó, ở chiến trường Quảng Trị, đơn vị tôi và ba cô cùng chốt giữ một đồi nhỏ. Một lần, khi quân địch nã pháo bất ngờ, ông ấy đã đẩy tôi ngã xuống hầm, còn mình thì… trúng mảnh pháo… Tôi tỉnh dậy, ông đã nằm im, người bê bết máu…

Cụ ngưng lại, rồi móc trong túi áo một vật nhỏ, bọc trong tấm vải cũ kỹ. Cụ đưa cho tôi:

– Tôi giữ thứ này mấy chục năm. Là của ông ấy, nhờ tôi mang về cho mẹ cô… Nhưng tôi không có can đảm… không dám đối diện với người ở hậu phương…

Tôi run tay mở ra. Là một bức thư đã úa màu, cùng một tấm ảnh chụp chung của hai người – mẹ tôi và một người đàn ông cao lớn, mặc quân phục, nụ cười tươi rói. Tôi nhận ra nụ cười ấy… tôi đã thấy nó trong gương suốt 35 năm qua.

Tôi bật khóc.

Mưa dần tạnh. Gió cuốn qua, mang theo mùi cỏ ướt, và cả mùi quá khứ mờ nhạt.

Ông cụ nhìn tôi, nói khẽ:

– Cô có thể cho tôi về nhà cô không? Tôi chỉ muốn… được làm nốt điều cần làm.

Tôi gật đầu.

Tôi không biết điều gì đang chờ ở phía trước, nhưng tôi hiểu: cuộc đời tôi sắp thay đổi.

Tôi đưa ông cụ về nhà. Căn nhà nhỏ nơi tôi sống một mình hơn mười năm bỗng chốc trở nên ấm hơn vì có tiếng bước chân khác, tiếng thở già nua nhưng hiền hậu của cụ ông đã già, nhưng ánh mắt vẫn giữ nguyên sự trong sáng, tử tế.

Sau bữa cơm chiều đơn giản, tôi pha ấm trà nóng rồi mời cụ ngồi nói chuyện. Tấm ảnh và lá thư cụ đưa vẫn nằm trên bàn. Tôi nhìn chúng, rồi nhìn ông, lòng tràn ngập những câu hỏi.

– Cụ… sau chiến tranh, cụ làm gì?

– Tôi đi khắp nơi, chẳng còn ai thân thích. Cảm giác như sống nốt những năm tháng thừa ra của một người đã đáng lẽ phải chết từ mấy chục năm trước…

Cụ ngập ngừng.

– Tôi sống bằng nghề nhặt ve chai, làm thuê. Cũng từng định đến tìm mẹ con cô. Nhưng tôi nhát gan. Tôi nghĩ bà ấy sẽ oán trách tôi… vì đã để người đàn ông mình yêu bỏ mạng nơi chiến trường.

Tôi lặng im. Làm sao tôi có thể trách một con người mang trong lòng cả đời một gánh nặng như thế?

– Cụ tên gì?

– Tôi tên là Thịnh. Ngày đó, trong đơn vị gọi tôi là Thịnh “mọc râu”, vì tôi già hơn các anh em một tuổi, lại hay lo xa. – Cụ cười.

Tôi nhìn vào ánh mắt cụ Thịnh, không còn là sự lạ lẫm. Có điều gì đó rất thân quen. Như thể ông là một phần còn thiếu trong bức tranh gia đình tôi từ bao lâu nay.

Mấy ngày sau, cụ Thịnh ở lại nhà tôi. Tôi sắm cho cụ bộ quần áo mới, đưa đi cắt tóc, dọn dẹp lại chiếc phòng trống. Cụ cảm động đến mức suýt khóc khi được ăn bữa cơm nóng trong nhà.

Một buổi sáng, cụ lặng lẽ đưa tôi một xấp giấy tờ cũ kỹ. Là một cuốn sổ tay, bên trong là ghi chép tỉ mỉ về các trận đánh, tên các đồng đội đã hi sinh, và… một cái tên được gạch đậm: Nguyễn Văn Hùng – hy sinh ngày 14/9/1974. Gửi lại thư và ảnh cho người thân.

Tôi nghẹn ngào. Cái tên ấy – tôi chưa từng được nghe mẹ nhắc đến. Nhưng giờ tôi đã biết. Đó là cha tôi.

– Sau trận đó, đơn vị rút quân gấp, không kịp đưa hài cốt về. Tôi cùng vài người chôn cất sơ ông ấy bên triền đồi. Nhưng đến nay… tôi nghĩ mình có thể quay lại đó, dẫn cô đi – cụ Thịnh nói.

Tôi rưng rưng. Bao năm sống trong sự thiếu vắng, tôi chưa từng nghĩ mình sẽ có cơ hội biết nơi cha nằm xuống.

Một tháng sau, tôi xin nghỉ phép, cùng cụ Thịnh vào Quảng Trị.

Chuyến đi đó là bước ngoặt đời tôi.

Chúng tôi tìm đến ngọn đồi mà cụ nhớ. Nhờ chính quyền địa phương và sự xác nhận từ hồ sơ cũ, chúng tôi xác định được mộ cha. Dù chỉ là nắm đất cũ, không tên tuổi, nhưng tôi đã thắp hương, khấn cha trong nước mắt:

– Con đến rồi, bố ơi…

Cụ Thịnh đứng phía sau, lặng lẽ khóc. Tôi biết, trong giây phút ấy, ông không chỉ là người đồng đội của cha, mà còn là người gác giữ một phần lịch sử, một phần gia đình tôi.

Khi trở về quê, có một chuyện khiến tôi không ngờ…

Cụ Thịnh đưa tôi một phong thư, ghi rõ ràng: Di chúc cá nhân – Trần Văn Thịnh.

Tôi mở ra, run rẩy.

Trong đó, cụ ghi: Toàn bộ số tiền tích góp trong nhiều năm – khoảng 200 triệu đồng – gửi lại cho cô Lan, như một lời tạ lỗi với cha mẹ cô. Nếu tôi có mệnh hệ nào, mong cô giúp đưa tôi về nằm cạnh anh Hùng, để tôi được yên lòng.

Tôi bật khóc nức nở. Người đàn ông ăn mặc rách rưới, run rẩy xin trú mưa hôm ấy… lại là người cưu mang quá khứ và tương lai của gia đình tôi.

Tôi không lấy tiền. Tôi nói:

– Cụ ở lại đây với cháu. Cháu sống một mình lâu rồi, cũng cần có người bầu bạn. Cháu gọi cụ là ông nội nhé?

Cụ Thịnh ôm tôi. Lần đầu tiên, tôi thấy cụ khóc nức như một đứa trẻ.

Một năm sau, tôi nhận lời cầu hôn từ một đồng nghiệp ở trường, người mà tôi từng lưỡng lự suốt bao năm. Ông nội Thịnh là người đứng ra thay mặt bố mẹ tôi để làm lễ dạm ngõ. Trên bàn thờ hôm ấy, tôi đặt bức ảnh cha – người đàn ông có nụ cười giống tôi đến kỳ lạ.

Tôi biết, tất cả những gì xảy ra đều bắt đầu từ một cơn mưa… và từ một lần tôi không ngần ngại mở lòng với người tưởng như xa lạ.

N;;óng: Công an đã vào cuộc xác minh vụ ổ bánh mì 208.000 đồng ở Nội Bài, quá kh;;ủng kh;;iếp

Bánh mì 208.000 đồng ở Nội Bài gây xôn xao, làm dấy lên tranh luận về mức giá đồ ăn đắt đỏ tại các sân bay, ranh giới giữa chi phí hợp lý và chặt chém.

Hành khách phản ánh bánh mì có giá 208.000 đồng tại ga quốc tế, sân bay Nội Bài, ngày 1/7. Ảnh: Nguyễn Ngọc Trà My.

Ổ bánh mì có giá 208.000 đồng tại sân bay quốc tế Nội Bài đã gây xôn xao dư luận ktừ đầu tháng 7, sau khi một hành khách đăng tải hóa đơn lên mạng xã hội và cho rằng mức giá này còn cao hơn ở nhiều sân bay quốc tế khác.

Ngày 10/7, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương xác minh và chấn chỉnh nếu có sai phạm. Đây không phải lần đầu câu chuyện “đắt đỏ vô lý” của đồ ăn trong sân bay chạm đến bức xúc chung. Nhiều người đặt câu hỏi vì sao đồ ăn trong sân bay luôn quá đắt, và khi nào thì việc đắt đó trở thành chặt chém?

Từ đắt đến chặt chém

Việc giá đồ ăn cao trong sân bay không hoàn toàn vô lý. Ở hầu hết sân bay trên thế giới, doanh nghiệp kinh doanh F&B (đồ ăn và thức uống) phải chịu chi phí vận hành cao hơn bình thường.

Giá thuê mặt bằng: Các cửa hàng không chỉ thuê diện tích kinh doanh, mà còn phải chia phần trăm doanh thu cho sân bay. Ví dụ, sân bay Portland (Oregon, Mỹ) áp dụng mức giá sàn 861 USD/m2/năm, gấp đôi mặt bằng thương mại loại A trong thành phố, cộng thêm 10-18% doanh thu. Việc lựa chọn nhà thầu thường thông qua đấu thầu hoặc đề xuất chi tiết.

Chi phí hậu cần và vận hành: Hàng hóa phải đi qua an ninh nghiêm ngặt, khó tiếp cận, kéo theo chi phí giao hàng, lưu trữ và nhân công cao hơn. Ngay cả việc đậu xe cho nhân viên cũng phát sinh chi phí. Tại sân bay Seattle (Washington, Mỹ), mức phí này là 75 USD mỗi tháng.

Nguồn cung bị mặc định “giàu”: Một số nhà cung cấp mặc nhiên áp giá cao cho nhà hàng trong sân bay, vì tin rằng họ phục vụ khách hàng “có tiền”, gây áp lực lên giá thành sản phẩm cuối cùng.

Những yếu tố trên khiến một phần giá cao là có lý do. Tuy nhiên, không ít trường hợp, giá cả đồ ăn thức uống trong sân bay đã vượt quá ngưỡng “đắt do chi phí cao” và bị coi là bất hợp lý, lừa dối hoặc cố tình hét giá.

banh mi 208.000 dong anh 1
Khách hàng bức xúc vì Subway bán 3 chiếc bánh mì kẹp giá 3.152 baht. Ảnh: Subway/Facebook.

Ở Thái Lan, sân bay Phuket dính lùm xùm khi khách tố cửa hàng Subway tính 3.152 baht (khoảng 96 USD) cho ba chiếc bánh mì vào đầu năm nay. Tuy không bị phạt vì đã niêm yết giá, cửa hàng vẫn bị nhiều người chỉ trích.

Còn tại sân bay Pune (Ấn Độ), một cửa hàng bị phạt 20.000 rupee sau khi bán chai nước 500 ml giá 70 rupee – gấp 2-3 lần giá thị trường vào năm 2022. Mặc dù có quy định phải duy trì gian hàng bán giá bình ổn, lựa chọn hạn chế khiến hành khách vẫn phải chấp nhận mua hàng mức giá cao.

Khảo sát năm 2024 tại Ấn Độ cho thấy 60% hành khách cho rằng giá đồ ăn trong sân bay quá cao, thậm chí gấp 2-3 lần ngoài phố, vượt xa cả nhà hàng hoặc nhà ga đường sắt.

“Giá như ngoài phố”

Cơ quan Cảng vụ New York và New Jersey – đơn vị quản lý ba sân bay LaGuardia, JFK và Newark tại Mỹ – đã công bố chính sách áp giá trần mới cho dịch vụ đồ ăn và thức uống tại cả ba sân bay vào năm 2022, nhằm ngăn chặn tình trạng các cửa hàng nhượng quyền nâng giá quá mức đối với hành khách.

Chính sách mới giới hạn giá bán không được vượt quá mức giá của sản phẩm tương tự bên ngoài sân bay quá 10%, nhằm bù đắp cho thực tế rằng các đơn vị kinh doanh tại sân bay phải chịu chi phí vận hành cao hơn so với các nhà hàng thông thường bên ngoài.

Các quan chức đã tiến hành xem xét lại giá đồ ăn và thức uống trong sân bay từ mùa hè năm 2021, sau khi một hành khách phàn nàn trên mạng xã hội rằng một cửa hàng trong ga C của sân bay LaGuardia đã bán ly bia theo mùa với giá hơn 27 USD.

“Không ai cần phải chi số tiền quá phi lý như vậy chỉ để mua một ly bia”, Chủ tịch Cảng vụ Kevin O’Toole nói trong thông cáo báo chí vào thời điểm đó. Trong quá trình điều tra, cơ quan này phát hiện rằng “một số mức giá bia đã bị cộng thêm phụ phí sai quy định trên một mức giá gốc vốn đã bị nâng lên”, theo thông tin từ cảng vụ. Các quan chức đã yêu cầu đơn vị kinh doanh hoàn tiền cho toàn bộ khách hàng từng bị tính giá bia quá cao.

banh mi 208.000 dong anh 2

Các hàng quán tại sân bay LaGuardia phải tuân theo quy định “giá như ngoài phố”. Ảnh: Eater NY.

Các quy định về giá – thường được gọi là “street pricing” (tạm dịch: giá như ngoài phố) – được trình bày rõ ràng trong một sổ tay dài 35 trang dành cho các đơn vị nhượng quyền. Theo lời ông O’Toole, khi các quy chuẩn đã “rõ ràng như ban ngày”, không còn chỗ cho các cửa hàng thực phẩm và đồ uống trong sân bay lách luật về giá nữa.

“Tất cả khách hàng tại sân bay và các đơn vị kinh doanh cần chuẩn bị tinh thần đối mặt với việc giám sát nghiêm ngặt và chủ động kể từ nay khi các tiêu chuẩn mới đã được áp dụng”, ông O’Toole nói.

Là một phần trong các biện pháp thực thi, tất cả cơ sở ăn uống tại sân bay trong khu vực New York phải tiến hành kiểm tra giá bán hàng quý đối với 40 mặt hàng bán chạy nhất và gửi danh sách giá toàn bộ sản phẩm của họ hàng năm để cơ quan chức năng phê duyệt. Đồng thời, cơ quan cảng vụ cũng sẽ tiến hành các cuộc kiểm tra giá ngẫu nhiên để đảm bảo các cửa hàng tuân thủ quy định.

Giá đồ ăn tại sân bay có thể đắt, nhưng không thể tùy tiện. Những mô hình như “giá như ngoài phố” ở Mỹ là gợi ý đáng tham khảo, giúp cân bằng lợi ích giữa nhà kinh doanh, sân bay và hành khách.

Giá đất sắp biến động lớn: Bước ngoặt chưa từng có hay ‘cú sốc’ mới cho thị trường?

Tác động nhiều chiều

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, sắp tới, nhiều địa phương sẽ ban hành bảng giá đất mới, dự kiến sẽ có sự biến động lớn về mức giá được điều chỉnh.

Từ góc độ doanh nghiệp, chia sẻ với PV VietNamNet, ông Phạm Đức Toản, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư và phát triển Bất động sản EZ (EZ Property) cho rằng, cảnh báo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường về thời gian tới, khi nhiều địa phương ban hành bảng giá đất mới sẽ có sự biến động lớn về mức giá đất, điều này là phù hợp với tình hình chung.

Ông Toản cho biết, khi doanh nghiệp làm việc trực tiếp với một số địa phương đều đưa quan điểm sang năm 2026 bắt buộc phải điều chỉnh mức giá đất cao lên, với lý do, giá mặt bằng thực tế cao, không thể để bảng giá đất quá thấp vì sẽ dẫn đến chênh lệch lớn.

“Bảng giá đất do các địa phương ban hành có chênh lệch rất lớn với giá đất thị trường, có nơi ‘chênh’ đến hàng chục lần. Điều này không phù hợp thực tế, gây khó khăn cho công tác giải phóng mặt bằng và thu hồi đất. Do đó, bảng giá đất tiệm cận giá thị trường là xu hướng tất yếu”, ông Toản nói.

Tuy nhiên, theo ông Toản, với doanh nghiệp bất động sản, bảng giá đất tăng sẽ kéo theo tiền sử dụng đất tăng, chi phí đền bù cũng tăng cao, dẫn đến tổng chi phí đầu tư dự án tăng. Điều này không chỉ tác động khiến giá nhà tăng lên, mà còn kém hấp dẫn thu hút đầu tư ở các địa phương.

“Bảng giá đất tăng, người dân được lợi khi giá đền bù đất cao, nhưng với những người có nhu cầu mua nhà ở phải chấp nhận mức giá cao. Trong khi đó, chúng ta muốn giảm giá nhà, nhưng tiền thuế đất lại tăng lên sẽ không dễ giải quyết”, ông Toản nêu bất cập.

W-bang gia dat.jpg
Chuyên gia đánh giá, bảng giá đất tiệm cận giá thị trường sẽ có tác động nhiều chiều. Ảnh: Hoàng Hà

Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Nguyễn Quang Huy, CEO Khoa Tài chính – Ngân hàng (Trường Đại học Nguyễn Trãi) đánh giá, sắp tới, nhiều địa phương sẽ ban hành bảng giá đất mới theo nguyên tắc sát với giá thị trường. Đây là một chủ trương lớn, mang tính cải cách sâu rộng, tác động trực tiếp đến thị trường bất động sản, người dân, doanh nghiệp, ngân sách nhà nước và cả công cuộc phát triển bền vững của quốc gia.

Theo ông Huy, nhiều năm qua, khoảng cách giữa “giá đất Nhà nước” và “giá thị trường” ngày càng giãn rộng, không chỉ gây thất thu ngân sách, mà còn tạo ra những bất công trong đền bù, trong giao dịch, trong định giá tài sản của người dân và doanh nghiệp.

“Việc xây dựng bảng giá đất sát với giá thị trường không đơn thuần là biện pháp kỹ thuật, đó là một nỗ lực hướng tới công bằng, minh bạch và bình đẳng cho mọi thành phần trong xã hội. Nó khẳng định đất đai là tài nguyên đặc biệt, là tài sản chung, cần được sử dụng hiệu quả, minh bạch và công bằng. Tuy nhiên, việc này sẽ có tác động nhiều chiều, cần được lắng nghe và điều tiết nhân văn”, ông Huy nhấn mạnh.

Phân tích cụ thể, ông Huy cho biết, nhiều người dân sẽ lo lắng vì chi phí liên quan đến chuyển nhượng, thuế, lệ phí… có thể tăng. Tuy nhiên, nếu bảng giá đất mới phản ánh đúng giá trị thực, người dân cũng được hưởng lợi lớn hơn khi bị thu hồi đất hoặc khi cần thế chấp, định giá tài sản. Vấn đề nằm ở cách làm, nếu có lộ trình rõ ràng, hỗ trợ hợp lý, người dân sẽ hiểu và đồng hành cùng chính sách.

Với các doanh nghiệp bất động sản, lo ngại đặt ra là chi phí đầu vào sẽ đội lên. Ông Huy cho rằng, nếu giá đất được xác lập công khai, minh bạch, họ sẽ được giảm thiểu rủi ro pháp lý, rút ngắn thời gian thương thảo, và dễ dàng hơn trong tiếp cận đất đai hợp pháp.

“Với thị trường bất động sản và nền kinh tế, việc điều chỉnh bảng giá đất trong ngắn hạn có thể có những ‘nút thắt’ cần tháo gỡ. Nhưng về dài hạn, đây là cơ hội định hình lại thị trường bất động sản theo hướng minh bạch, hiệu quả, lành mạnh hơn, khắc phục các ‘bong bóng’ giá hoặc bất bình đẳng ẩn giấu bấy lâu nay”, ông Huy đánh giá.

Điều chỉnh bảng giá đất thế nào tránh gây sốc?

Tổng giám đốc EZ Property cho rằng, khi điều chỉnh bảng giá đất và tăng thuế, cần cân nhắc kỹ giữa lợi ích và tác động tiêu cực.

“Việc điều chỉnh có thể thực hiện, nhưng cần tránh tăng đột biến gây sốc cho nhà đầu tư. Bảng giá đất chỉ là một yếu tố trong nguyên tắc tính tiền sử dụng đất, mỗi địa phương có đặc thù và thế mạnh riêng, nên cần bám sát thực tế để đưa ra mức phù hợp. Có thể phân loại linh hoạt, chẳng hạn, tại các địa phương ưu đãi sản xuất công nghiệp, nên căn cứ vào số tiền thực tế doanh nghiệp phải nộp thay vì chỉ dựa vào bảng giá đất”, ông Toản đề xuất.

Còn theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Quang Huy, để việc điều chỉnh bảng giá đất không gây “cú sốc” cho xã hội, cần những giải pháp giàu tính nhân văn, linh hoạt và sâu sắc.

“Cần có lộ trình điều chỉnh theo vùng, theo loại đất, theo mức độ đô thị hóa. Không nên áp dụng đồng loạt và cứng nhắc. Cần ưu tiên điều chỉnh nhanh tại các khu vực thị trường đã phát triển và có dữ liệu đầy đủ. Áp dụng lộ trình tăng dần tại các khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, để đảm bảo sinh kế và sự chuyển đổi hài hòa”, vị chuyên gia gợi ý.

Cùng với đó, ông Huy cho rằng, cần xây dựng hệ thống dữ liệu giá đất mở, theo thời gian thực, tích hợp từ nhiều nguồn: thuế, ngân hàng, sàn giao dịch… Khi người dân được tiếp cận thông tin rõ ràng, họ sẽ cảm thấy được tôn trọng và sẵn sàng hợp tác với chính sách.

“Doanh nghiệp nhỏ, người dân nghèo, khu vực khó khăn nên được hưởng cơ chế giãn nộp, miễn giảm thuế và phí một cách minh bạch. Có thể quy định biên độ điều chỉnh tối đa hàng năm, tránh tình trạng đột biến giá đất hành chính làm xáo trộn tâm lý thị trường”, ông Huy đề xuất.

Vị chuyên gia nhấn mạnh, việc điều chỉnh bảng giá đất không chỉ là bài toán thuế, không chỉ là quyền và nghĩa vụ của các bên, mà là hành trình xây dựng một nền tảng bền vững cho quốc gia. Khi đất đai được định giá đúng, người dân được bảo vệ. Khi giá trị đất được phản ánh công bằng, nhà đầu tư được yên tâm dài hạn. Khi chính sách đi cùng sự minh bạch, nền kinh tế sẽ có thêm một trụ cột vững chắc.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường cảnh báo sắp có biến động lớn về giá đấtTheo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, sắp tới, nhiều địa phương sẽ ban hành bảng giá đất mới, dự kiến sẽ có sự biến động lớn về mức giá được điều chỉnh.