Home Blog Page 10

Bão Wipha ‘có hướng đi tương tự Yagi nhưng ít khả năng mạnh bằng’

Bão Wipha đang hình thành ngoài khơi Philippines, hướng đi tương tự Yagi nhưng điều kiện ít thuận lợi hơn, khả năng đổ bộ với sức gió cấp 10-11, giật cấp 14-15.

Chiều 18/7, Bộ Nông nghiệp và Môi trường họp ứng phó với bão Wipha, dù bão còn cách xa Biển Đông. Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, cho biết bão hiện đạt cấp 8-9, giật cấp 11. Hình ảnh vệ tinh cho thấy các xoắn mây đối lưu đã xuất hiện quanh tâm bão – dấu hiệu cho thấy Wipha sẽ mạnh lên trong vài ngày tới.

Ông Khiêm nhận định bão Wipha có hướng đi khá tương đồng với bão Yagi năm 2024. Khi vào Biển Đông, bão sẽ gặp bốn điều kiện thuận lợi để tăng cấp nhanh: nhiệt độ mặt nước cao (29-31 độ C), thông lượng nhiệt đại dương lớn, độ đứt gió yếu và phân kỳ gió tầng cao. Tuy nhiên, có hai yếu tố sẽ kiềm chế Wipha tăng cấp nhanh như Yagi là hướng di chuyển có thể lệch lên phía bắc hơn và độ ẩm đại dương thấp hơn. “Dù vậy, chúng ta vẫn cần lưu ý khả năng bão đổ bộ đất liền với sức gió cấp 10-11, giật 14-15”, ông Khiêm nói.

Ông Mai Văn Khiêm đưa ra nhận định về bão Wipha. Ảnh: Gia Chính

Ông Mai Văn Khiêm đưa ra nhận định về bão Wipha. Ảnh: Gia Chính

Hiện các đài khí tượng quốc tế vẫn đưa ra các kịch bản khác nhau, độ lệch đường đi tới 100 km nên ảnh hưởng cụ thể đến Việt Nam còn chưa rõ. Khi bão vào Biển Đông, cơ quan khí tượng trong nước sẽ có thêm dữ liệu để đưa ra dự báo chính xác hơn.

Bộ đội Biên phòng đã thông báo, kiểm đếm hơn 35.100 phương tiện với hơn 147.300 lao động trên biển; không có tàu nào còn hoạt động tại phía đông bắc Bắc Biển Đông – vùng nguy hiểm theo dự báo.

Tránh lặp lại tình huống Thác Bà

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Nguyễn Hoàng Hiệp lưu ý khu vực Bắc Bộ hiện có 2.495 hồ chứa, trong đó 137 hồ hư hỏng nặng và 47 hồ đang thi công. Lượng nước trữ đạt trung bình 59-85% dung tích thiết kế, nhiều hồ đã ở mức cao như Sơn La, Lào Cai 79%, Tuyên Quang 73%, Phú Thọ 75%. Ông đề nghị các đơn vị tính toán hợp lý phương án xả lũ, đảm bảo an toàn hồ đập, “tránh xảy ra tình trạng như thủy điện Thác Bà năm ngoái”.

Các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa hiện có khoảng 126.500 ha nuôi trồng, gồm gần 53.000 ha nuôi tôm nước lợ, hơn 53.000 ha nhuyễn thể, 21.500 ha cá nước ngọt, gần 19.000 lồng bè và khoảng 3.700 chòi canh. Thứ trưởng Hiệp đề nghị địa phương hướng dẫn người dân thu hoạch sớm nếu có thể, “tránh tình trạng người dân tiếc của, ở lại trông lồng bè khi bão đến, như đã xảy ra trong đợt bão Yagi”.

Ông cũng lưu ý các đơn vị thường trực cần phối hợp chặt với địa phương trong bối cảnh vận hành chính quyền hai cấp, phân rõ trách nhiệm và công việc khi xảy ra thiên tai.

Dự báo hướng đi và vùng ảnh hưởng bão Wipha lúc 13h ngày 18/7. Ảnh: Hệ thống giám sát thiên tai

Dự báo hướng đi và vùng ảnh hưởng bão Wipha lúc 13h ngày 18/7. Ảnh: Hệ thống giám sát thiên tai

Từ đầu năm đến nay, Biển Đông đã có hai cơn bão. Bão Danas không ảnh hưởng đến đất liền, còn bão Wutip hồi tháng 6 không đổ bộ nhưng gây mưa lớn từ 11 đến 13/6 ở Trung Trung Bộ. Đợt mưa lũ này làm 11 người thiệt mạng tại Quảng Trị và TP Huế, hơn 3.500 nhà bị ngập, 88.000 ha cây trồng bị ảnh hưởng. Nhiều tuyến giao thông sạt lở, ngập úng; chuyến bay từ Đà Nẵng bị hoãn, hủy; chung kết thi hoa hậu phải dời lịch vì nước lũ dâng cao trên sông Hương.

Bão Yagi – do Nhật Bản đặt tên – vào Biển Đông ngày 1/9/2024, được đánh giá là cơn bão mạnh nhất trong 30 năm trên Biển Đông và 70 năm trên đất liền Việt Nam. Bão đổ bộ Quảng Ninh trưa 7/9 với gió cấp 14, giật cấp 17; Hải Dương ghi nhận gió cấp 11, Hà Nội cấp 10. Bão duy trì sức mạnh trên đất liền hơn 12 giờ, khiến 318 người chết, 26 người mất tích, phần lớn do sạt lở đất. Thiệt hại kinh tế hơn 83.700 tỷ đồng, tương đương 0,62% GDP năm 2023 và gần bằng tổng thu ngân sách vùng trung du và miền núi phía Bắc năm 2024.

Cấ-m xe xăng, người dân khóc thét nhìn bảng giá gần nửa tỷ đồng một chỗ đỗ ôtô điện ở Hà Nội

Mỗi chỗ đỗ xe điện bán ra sẽ được định danh, kèm trạm sạc, thời hạn sở hữu trong 43 năm và có giá từ 499 triệu đồng.

Vinhomes vừa triển khai mô hình nhà để xe xanh thông minh GreenHub, dành riêng cho xe điện đầu tiên tại Việt Nam. Nhà để xe này được xây dựng tại khu đô thị Ocean Park 1 quy mô 6 tầng để xe, 1 tầng thương mại dịch vụ và để xe, với tổng diện tích trên 14.220m2. Công trình có thể bàn giao vào giữa năm 2026.
Phối cảnh nhà để xe ô tô điện được xây dựng tại khu đô thị Ocean Park 1.
Nhà để xe thông minh này dự kiến sẽ có gần 390 chỗ đỗ xe định danh, kèm trạm sạc, thời hạn sở hữu trong 43 năm.

Trong giai đoạn đầu, mỗi chỗ đỗ xe này sau chiết khấu ở giai đoạn đầu sẽ có giá bán từ 499 triệu đồng. Như vậy, bình quân mỗi tháng nhà đầu tư cần bỏ ra gần 970.000 đồng (chưa gồm phí quản lý).

Vinhomes cho biết sẽ ưu tiên bán chỗ đỗ xe cho cư dân tại dự án. Trong trường hợp cư dân tại Ocean Park 1 không mua hết, công ty sẽ cân nhắc bán cho nhà đầu tư ngoài thị trường.

Theo Vinhomes, chủ sở hữu định danh này có thể sử dụng, cho thuê hoặc nhượng quyền trạm sạc. Mỗi chỗ đỗ xe có giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng, được công nhận tương đương các bất động sản khác.

Tình trạng chung cư thiếu chỗ để ô tô đang phổ biến tại Hà Nội, TP. HCM gây ra các hệ lụy nhất định về trật tự đô thị, ùn tắc giao thông và căng thẳng hơn là tranh chấp.

Tính riêng tại Hà Nội, diện tích đất của thành phố dành cho giao thông tĩnh và các điểm, bãi đỗ xe công cộng mới chỉ đáp ứng khoảng 8-10% nhu cầu đỗ xe của tổng số phương tiện hiện có, còn lại 90% nhu cầu đang đỗ tại các bãi đất trống, đất xen kẹt, đất dự án chậm triển khai, các khu vực công cộng như lòng đường, vỉa hè, bãi xe trong bệnh viện, trường học, công viên; trung tâm thương mại; khu chung cư, trụ sở cơ quan, đơn vị và tại nhà dân…

Chính vì thế nhu cầu bãi đỗ xe hiện đang thiếu trầm trọng, dẫn đến tình trạng đỗ bừa bãi ở các bãi đất trống, thậm chí đỗ ở dưới lòng đường và trên cả vỉa hè. Trong khi 1.620 bãi đỗ xe đã quy hoạch thì cũng có không ít khó khăn về quy hoạch do một số bãi đỗ xe là đất ở, đất công sở và nằm ở trong khu đất rất khó để giải phóng mặt bằng.

Đẹp m/ặ/t chưa, “h;o;t g;irl” BĐS kiếm 17 tỷ mỗi tháng chị em rầ/n rầ/n xin v;í;a, thì ra đây mới là cách chị làm giàu …

Lê Thị Nguyệt được cho là ‘hot girl’ trong làng môi giới bất động sản, khi bị thua lỗ và vỡ nợ đã có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt hơn 17 tỉ đồng.

Chiêu trò vay tiền, hứa lãi khủng để lừa đảo

Ngày 18.7, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Lê Thị Nguyệt (SN 2002, trú tại phường Bắc Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Điều 174 Bộ luật Hình sự.

Đối tượng Lê Thị Nguyệt

Theo kết quả điều tra bước đầu, từ cuối năm 2024 đến tháng 4.2025, Lê Thị Nguyệt làm nghề môi giới bất động sản, song làm ăn thua lỗ nên đã lừa tiền của nhiều người trong và ngoài địa bàn tỉnh. Nguyệt đã lợi dụng danh nghĩa kêu gọi góp vốn đầu tư đất nền, đưa ra các thông tin gian dối để chiếm đoạt tài sản của nhiều người.

Nguyệt vẽ ra các “phi vụ” mua bán đất sinh lời cao, đánh vào tâm lý muốn đầu tư lướt sóng, hứa hẹn lợi nhuận nhanh chóng trong thời gian ngắn. Thủ đoạn quen thuộc là viện cớ đang có khách cần mua gấp một số lô đất, chỉ thiếu chút tiền đặt cọc hoặc hoàn tất thủ tục, đồng thời rủ rê nạn nhân “góp vốn” cùng làm ăn để chia chác phần chênh lệch.

Tin tưởng vào “cơ hội vàng”, nhiều người đã chuyển tiền cho Nguyệt. Tuy nhiên, thay vì đầu tư như cam kết, Nguyệt sử dụng số tiền này để trả các khoản nợ cá nhân. Đến khi không còn khả năng xoay xở, sự việc mới vỡ lở. Cơ quan điều tra xác định có 11 nạn nhân bị lừa với tổng số tiền lên tới hơn 17 tỷ đồng.

Hệ lụy từ “cơn sốt đất ảo”: Cẩn trọng với môi giới tự do

Vụ việc không chỉ là một vụ án hình sự đơn thuần mà còn là hồi chuông cảnh báo về tình trạng môi giới tự do núp bóng đầu tư để “thổi giá”, tạo bong bóng ảo trên thị trường bất động sản.

Trên thực tế, không ít “cò đất” đã lợi dụng xu hướng tăng giá đất tại các vùng quy hoạch, khu kinh tế mới hay các địa phương đang có chủ trương đầu tư hạ tầng để đẩy giá lên cao, lôi kéo người dân đầu tư theo tâm lý đám đông.

Công an tỉnh Hà Tĩnh làm việc với Lê Thị Nguyệt

Những “phi vụ” hứa hẹn lợi nhuận cao trong thời gian ngắn thường không có cơ sở pháp lý rõ ràng, nhưng vẫn thu hút nhiều người thiếu hiểu biết và dễ bị lòng tham dẫn dắt. Việc đầu tư theo lời đồn có thể khiến nhà đầu tư rơi vào bẫy “tiền mất, đất không có”.

Qua vụ án trên, Công an tỉnh Hà Tĩnh khuyến cáo người dân không nên tin tưởng tuyệt đối vào các lời mời gọi đầu tư không có giấy tờ, hợp đồng pháp lý rõ ràng. Khi giao dịch bất động sản, cần xác minh kỹ chủ sở hữu đất, hồ sơ pháp lý và đặc biệt là không nên góp vốn, chuyển tiền nếu không có đảm bảo về mặt pháp luật.

Cơ quan Cảnh sát điều tra cũng thông báo: Những ai là bị hại trong vụ án Lê Thị Nguyệt, đề nghị liên hệ trực tiếp với Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh (địa chỉ: 173 đường Xuân Diệu, phường Thành Sen) hoặc qua Điều tra viên Phạm Văn An – SĐT 0932.456.345 để được hướng dẫn giải quyết.

(Tổng hợp)

Nam sinh UT m;á;u sáng truyền hóa chất, tối học bài đạt 28đ khối A00 kỳ thi THPT Quốc gia: Em sẽ học đến khi nào không ngồi dậy được nữa

Vừa truyền hóa chất vừa ôn thi, nam sinh mắc ung thư máu đạt 28 điểm khối A00

Ban ngày truyền hóa chất, ban đêm học bài, nam sinh Trương Huy Bách (Trường THPT Phú Bình, Thái Nguyên) vẫn bền bỉ theo đuổi ước mơ vào giảng đường đại học.

Dù phải tạm dừng việc học 1 năm để điều trị căn bệnh ung thư máu hiểm nghèo, Huy Bách vẫn không buông bỏ và quyết tâm hoàn thành kỳ thi.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, Huy Bách xuất sắc đạt 28 điểm khối A00 – trở thành Á khoa của trường THPT Phú Bình (Thái Nguyên) cho thấy ý chí vượt lên số phận.
520209463_1686045468744985_8142839965217268043_n.jpgĐiểm thi tốt nghiệp THPT của Huy Bách.
520016272_1686045198745012_5210585458725264659_n.jpgBS. Phan Thị Thuỳ Trang, khoa Hồi sức cấp cứu, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đã tặng cho em Trương Huy Bách bức tranh Vinh quy bái tổ để chúc mừng thành tích của em.
518860673_1686045148745017_5102493969392642536_n.jpgEm Trương Huy Bách cùng các y, bác sĩ khoa Hồi sức cấp cứu, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương.
518407940_1686045322078333_7247979394734393200_n.jpgEm Trương Huy Bách cùng các y, bác sĩ khoa Hồi sức cấp cứu, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương.
Ngay khi câu chuyện được chia sẻ, hàng nghìn lượt bình luận và chia sẻ đã tràn ngập mạng xã hội.

Nhiều người gọi em là “chiến binh học trò” và khẳng định: “Em đã là thủ khoa trong trái tim chúng tôi”.

Tài khoản @manhhuyens viết: “Truyền hóa chất buổi sáng, tối học bài, 28 điểm không phải kỳ tích, mà là bản lĩnh”.

Một độc giả khác chia sẻ: “Cảm ơn em đã nhắc chúng tôi nhớ rằng không có khó khăn nào cản được ý chí và tinh thần vượt lên số phận”.

Cũng từ câu chuyện của em, nhiều người đã kêu gọi cộng đồng tiếp tục quan tâm, hỗ trợ tinh thần và sức khỏe cho những học sinh mắc bệnh hiểm nghèo nhưng vẫn nuôi dưỡng ước mơ đến giảng đường.

Vừa đưa 1 tỷ cho con riêng của vợ, tôi đứng hình khi nghe được b’í m’ật đau lòng khiến t;im tôi th;ắt l;ại….

Tôi tên là Hoàng, 45 tuổi, giám đốc một công ty xây dựng tầm trung. Tôi đã trải qua một cuộc hôn nhân đổ vỡ từ năm 35 tuổi. Sau nhiều năm cô đơn, tôi gặp và kết hôn với Thảo — một người phụ nữ dịu dàng, từng trải, cũng đã có một đời chồng và một đứa con riêng tên là Minh.

Minh khi ấy mới 12 tuổi. Tôi không có con riêng, nên nghĩ đơn giản rằng mình sẽ bù đắp cho đứa bé này tất cả tình yêu thương như con ruột. Nhưng đời không như mộng.

Ngay từ đầu, Minh không hề chấp nhận tôi. Nó luôn giữ khoảng cách, thậm chí nhiều lần lảng tránh ánh mắt tôi, gọi tôi là “chú” chứ không phải “bố”. Tôi không trách, vì tôi biết tình cảm không thể ép buộc. Nhưng nỗi buồn thì vẫn có.

Tôi âm thầm làm đủ mọi cách để gần gũi con. Đưa đi học, dẫn đi chơi, mua quà, thậm chí dạy học cho con vào buổi tối. Nhưng Minh vẫn khép mình, có khi còn hờ hững tới lạnh lùng. Thảo khuyên tôi kiên nhẫn, nói rằng con bé nhạy cảm, chịu nhiều tổn thương từ gia đình cũ nên khó mở lòng.

Thời gian trôi, Minh lớn dần. Đến năm 20 tuổi, cháu thi đỗ Đại học Bách Khoa. Dù không nói ra nhưng tôi thấy được ánh sáng tự hào trong mắt Thảo. Tôi cũng mừng lắm, như thể đó là thành công của chính mình.

Hôm ấy, khi nhận được tin Minh được học bổng trao đổi du học Hàn Quốc, tôi lặng lẽ gọi con lên phòng, trao cho con một cuốn sổ tiết kiệm đứng tên cháu, trị giá đúng 1 tỷ đồng.

“Chú tặng con, để con sang đó học hành đàng hoàng, không phải lo gì cả. Coi như món quà của người ba dượng đã bên con từ khi con còn nhỏ,” tôi nói, giọng nhẹ nhàng.

Minh cầm sổ, khựng lại. Nó nhìn tôi, đôi mắt đỏ hoe — lần đầu tiên tôi thấy con như vậy. Cháu lí nhí cảm ơn rồi lặng lẽ lui xuống. Tôi nghĩ, có lẽ tình cảm giữa tôi và con đã tiến thêm một bước.

Nhưng tôi không ngờ, chỉ vài ngày sau đó, tôi tình cờ nghe được cuộc trò chuyện giữa Minh và mẹ nó — vợ tôi, mà khiến tôi như bị ai giáng một cú thật mạnh vào ngực.

“Con nhận tiền của ổng rồi, mẹ vui chưa?” — Giọng Minh khàn khàn.

“Minh! Con nói gì vậy?” — Thảo như không tin vào tai mình.

“Chẳng phải mẹ lấy ổng vì muốn con được tương lai tốt hơn à? Mẹ còn nhớ không? Mẹ từng bảo: ‘Ổng giàu, ổng thương con, nếu mình ở bên ổng thì sau này con không thiếu thứ gì.’ Bây giờ thì xong rồi, một tỷ đó là xứng đáng với những năm mẹ và con phải sống giả tạo bên cạnh ổng.”

Tôi đứng phía sau cánh cửa, không dám thở mạnh. Mọi thứ như sụp đổ.

Tôi không rõ mình đã đứng đó bao lâu. Tim tôi thắt lại. Không phải vì mất một tỷ đồng — tôi sẵn sàng cho đi cả gia tài nếu biết con thực sự yêu thương tôi. Mà vì… bao năm qua, có lẽ tôi chỉ là một vai diễn trong vở kịch được họ sắp đặt. Người chồng tốt, người cha thay thế. Một chiếc ví có thể nói chuyện và biết cười.

Tôi lặng lẽ quay đi. Đêm đó, tôi không ngủ.

Tôi thức trắng đêm hôm đó.

Trong đầu không ngừng vang lên giọng nói của Minh:
“Một tỷ đó là xứng đáng với những năm mẹ và con phải sống giả tạo bên cạnh ổng.”
Tôi đã từng hy vọng rằng tình cảm chân thành của mình sẽ cảm hóa được hai mẹ con. Hóa ra, tôi chỉ là người đứng ngoài cuộc đời họ — một phương tiện thuận tiện để họ đạt đến mục tiêu.

Sáng hôm sau, tôi lái xe ra khỏi nhà từ sớm. Tôi dừng lại ở một quán cà phê quen bên hồ, nơi tôi vẫn ngồi mỗi khi cần suy nghĩ. Ly đen đá hôm ấy đặc hơn mọi ngày, hay là lòng tôi đang đặc lại?

Tôi không trách Minh, cũng không giận Thảo. Nhưng tôi cần sự thật.

Tối hôm đó, tôi về nhà. Thảo đang nấu ăn, còn Minh đã lên phòng học. Tôi gọi Thảo ra phòng khách, mời cô ấy ngồi xuống ghế đối diện. Nhìn vào mắt vợ, tôi hỏi thẳng:

“Em lấy anh… có từng vì tình cảm thật lòng không?”

Thảo khựng lại, mắt cô ấy chớp liên tục, như thể không hiểu câu hỏi.

Tôi nói tiếp, giọng đều đều, không trách móc:
“Anh nghe được cuộc nói chuyện giữa em và Minh. Ngay sau khi anh đưa sổ tiết kiệm cho nó.”

Cô ấy lặng đi. Rồi bật khóc.

Nhưng không như tôi tưởng.

“Anh à… em xin lỗi, thật lòng xin lỗi… nhưng không phải như anh nghĩ.”
Cô nghẹn ngào, rồi nắm lấy tay tôi, siết thật chặt như chưa từng làm trong suốt 10 năm chung sống.

“Lúc em mới gặp anh, đúng là em có nghĩ đến chuyện tìm một người đủ khả năng lo cho Minh. Em không phủ nhận. Nhưng anh đã làm nhiều hơn những gì em dám mơ — anh kiên nhẫn, tử tế, chưa từng khiến mẹ con em thấy lạc lõng trong nhà này. Em… em thương anh lúc nào không biết.”

Tôi nhìn cô, tim tôi mềm lại. Nhưng rồi tôi hỏi:
“Vậy còn Minh? Nó thật sự nghĩ anh chỉ là cây ATM thôi sao?”

Thảo lắc đầu, rút điện thoại ra và đưa cho tôi xem một đoạn tin nhắn giữa cô và con trai. Tin nhắn đến sau cuộc trò chuyện hôm trước:

Minh:
Mẹ à, con xin lỗi mẹ… Hôm qua con nói vậy vì con giận chính bản thân mình. Con biết con quá ích kỷ. Chú Hoàng đối xử tốt với con hơn bất kỳ ai, vậy mà con lại không thể vượt qua mặc cảm gọi chú là ba. Mỗi lần chú làm gì cho con, con lại cảm thấy nhục vì thấy mình không xứng đáng. Con… con chỉ đang trốn chạy thôi.

Thảo:
Minh, mẹ hiểu. Nhưng con phải học cách chấp nhận và biết ơn. Chú Hoàng chưa bao giờ đòi hỏi gì từ con cả.

Minh:
Con sẽ tìm cơ hội để nói với chú. Nhưng con sợ… sợ chú sẽ không cần con nữa.

Tôi đọc mà tim đau nhói.

Thì ra đứa trẻ ấy không hề vô ơn như tôi tưởng. Nó chỉ đang chống chọi với vết thương từ tuổi thơ, từ người bố ruột bỏ đi không một lời giã biệt. Nó không dám tin có người đàn ông nào thật sự thương nó vô điều kiện.

Tối hôm sau, trước giờ ra sân bay sang Hàn Quốc, Minh gõ cửa phòng tôi.

“Chú Hoàng…” – Nó ngập ngừng.

Tôi không trả lời, chỉ quay lại nhìn nó.

“Cháu… à, con… xin lỗi vì đã làm chú buồn.” – Giọng nó run run, rồi bất ngờ cúi đầu thật sâu. “Con biết mình đã sai rất nhiều. Con chưa từng nói ra, nhưng thật sự… con luôn coi chú là người cha thứ hai của đời mình.”

Tôi đứng dậy, bước tới, đặt tay lên vai con.

“Chú không cần con gọi là ba. Chú chỉ cần con sống tốt, và biết mình không hề cô đơn trên đời.”

Nó ôm tôi. Lần đầu tiên.

Một năm sau, tôi nhận được một bức thư viết tay từ Hàn Quốc.

“Ba Hoàng kính yêu,

Con chưa từng nghĩ mình lại có thể gọi người khác là ba một cách tự nhiên như hôm nay. Cảm ơn ba vì đã không từ bỏ con, dù con luôn từ chối ba. Một tỷ đồng ba đưa con không chỉ là tiền học phí, mà là giá trị của một tình cảm không thể cân đong. Con hứa sẽ trở thành người khiến ba tự hào.”

Bức thư đó, tôi cất trong ngăn kéo bàn làm việc. Mỗi lần thấy mỏi mệt, tôi lại mở ra đọc. Nó không phải là món quà lớn nhất đời tôi. Nó chính là điều chứng minh rằng: lòng tốt chân thành, dù đôi khi bị nghi ngờ, vẫn có thể nảy mầm nơi trái tim người từng tổn thương.

Cuộc đời đôi khi là những vòng luẩn quẩn của hiểu lầm, tổn thương và sự thiếu niềm tin. Nhưng nếu đủ kiên nhẫn, đủ yêu thương, con người ta vẫn có thể chạm đến nhau.

Bởi vì có những điều, không phải máu mủ ruột thịt mới gọi là gia đình.
Mà là sự lựa chọn yêu thương — mỗi ngày.

Chính thức chia buồn với xe xăng . Đã có mức ph:ạ:t nếu đi vào vùng c:ấ:m

Hà Nội đang khẩn trương triển khai các chính sách thúc đẩy chuyển đổi sang phương tiện giao thông xanh, đồng thời tăng cường biện pháp kiểm soát và xử phạt đối với các phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm môi trường.

Theo dự thảo Nghị quyết về phát triển phương tiện giao thông xanh và hệ thống trạm sạc đang được Sở Xây dựng Hà Nội lấy ý kiến, thành phố dự kiến hỗ trợ trực tiếp bằng tiền cho các cá nhân sở hữu xe máy chạy xăng hoặc diesel (đăng ký trước thời điểm nghị quyết có hiệu lực) nếu họ chuyển sang sử dụng phương tiện xanh trị giá từ 15 triệu đồng trở lên.

Mức hỗ trợ cụ thể như sau:

3 triệu đồng/xe đối với cá nhân;

4 triệu đồng/xe đối với hộ cận nghèo;

5 triệu đồng/xe đối với hộ nghèo.

Mỗi người được hỗ trợ tối đa một xe cho đến hết năm 2030.

Ngoài ra, thành phố sẽ hỗ trợ vay vốn ưu đãi với lãi suất 3 – 5%/năm trong thời gian tối đa 5 năm, lên tới 100% giá trị hợp đồng vay. Các đối tượng được áp dụng gồm: doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách (trừ xe buýt), vận tải hàng hóa, đơn vị dịch vụ công ích và doanh nghiệp đầu tư cơ sở thu hồi, tái chế xe cũ.

Ngân sách thành phố sẽ chi trả toàn bộ lệ phí trước bạ và lệ phí đăng ký biển số đối với phương tiện giao thông xanh kể từ khi nghị quyết có hiệu lực đến hết năm 2030. Đồng thời, Hà Nội sẽ ưu đãi giá dịch vụ trông giữ xe cho phương tiện thân thiện với môi trường.

Tới cuối năm 2026, tối thiểu 10% chỗ đỗ xe tại các công trình hiện hữu phải có trụ sạc. Với các dự án xây dựng mới, tỷ lệ này là 30%. Thành phố cũng khuyến khích xây dựng trụ nạp năng lượng sạch như hydrogen.

Thành phố sẽ hỗ trợ 70% lãi vay trong 5 năm đầu cho các dự án đầu tư hạ tầng trạm năng lượng sạch. Các bến xe, bãi đỗ có từ 30% chỗ đỗ trở lên trang bị trụ sạc sẽ được hỗ trợ 50% chi phí giải phóng mặt bằng và miễn tiền thuê đất trong 5 năm đầu.

Hà Nội cam kết miễn phí khảo sát, thiết kế đấu nối lưới điện và chi phí quảng bá cho các nhà đầu tư. Đặc biệt, thành phố khuyến khích hình thức đầu tư PPP (đối tác công – tư), ưu tiên giao đất và miễn 100% tiền thuê đất tại các vị trí quy hoạch đến năm 2033.

Hà Nội đề xuất lộ trình cấm và hạn chế phương tiện cá nhân sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Giai đoạn thí điểm hạn chế xe máy chạy xăng sẽ bắt đầu từ 1/1 đến 30/6/2026. Từ 1/7/2026, xe máy dùng xăng sẽ bị cấm trong khu vực vành đai 1. Vùng cấm sẽ tiếp tục mở rộng:

Vành đai 2 từ 1/1/2028;

Vành đai 3 từ 1/1/2030.

Giai đoạn 2035 – 2050, Hà Nội dự kiến hạn chế toàn bộ phương tiện không phải xe xanh, kể cả xe sử dụng khí nén (CNG) hay hybrid:

Vành đai 1 từ năm 2035;

Vành đai 2 từ 2040;

Vành đai 3 từ 2045;

Toàn thành phố từ năm 2050.

Thành phố sẽ thu phí lưu thông và điều chỉnh giá trông giữ xe đối với phương tiện phát thải theo lộ trình. Hệ thống camera giám sát, tuần tra kiểm soát sẽ được lắp đặt nhằm phát hiện và xử phạt hành vi vi phạm khí thải hoặc đi vào vùng cấm, với mức phạt tối đa gấp đôi quy định hiện hành.

Trong quý II/2025, Hà Nội sẽ đưa vào hoạt động hai tuyến xe buýt điện mới (tuyến 43 và 34) với tổng cộng 32 phương tiện. Dự kiến trong năm 2025, toàn mạng lưới có 98 xe buýt điện, chiếm 5,2% tổng số phương tiện. Từ năm 2026, việc đấu thầu các tuyến buýt hết hạn sẽ ưu tiên sử dụng xe buýt điện hoặc xe năng lượng sạch.

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn, ô nhiễm môi trường đặc biệt là ô nhiễm không khí đang ở mức báo động và trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đến chất lượng sống của người dân.

Hiện nay, Hà Nội có khoảng 8,5 triệu dân với hơn 8 triệu phương tiện, bao gồm hơn 1 triệu ô tô và 6,9 triệu xe máy. Riêng khu vực vành đai 1 ghi nhận khoảng 450.000 xe máy hoạt động.

Kết quả nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp và Môi trường cùng các chuyên gia chỉ ra rằng phương tiện sử dụng xăng, dầu đặc biệt là xe máy cũ chiếm tới 60% lượng khí thải gây ô nhiễm. Trong khi đó, gần 70% xe máy đang lưu hành là phương tiện đã qua sử dụng, chưa đạt chuẩn khí thải. Hệ thống kiểm soát khí thải hiện hành vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đủ đáp ứng yêu cầu cấp bách về bảo vệ môi trường.

B;ắt khẩn cấp tài xế “tương tác” người khác vì ‘không nhường đường’ ở Bắc Ninh.

 Công an tỉnh Bắc Ninh đã bắt giữ nam tài xế ô tô hành hung người dã man ngay giữa đường tại phường Kinh Bắc, Bắc Ninh gây bức xúc dư luận.

Ngày 18/7, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Ninh đã ra Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, Quyết định tạm giữ, Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Nguyễn Văn Cương, SN 1990, HKTT: Quang Châu, phường Nếnh, tỉnh Bắc Ninh, Vương Hữu Doanh, SN: 1999, HKTT: Liên Ấp, xã Liên Bão, tỉnh Bắc Ninh về hành vi “Gây rối trật tự công cộng” theo điều 318, Bộ luật Hình sự năm 2025.

Trước đó, khoảng 22h ngày 15/7, Công an phường Kinh Bắc tiếp nhận phản ánh của nhân dân về việc xảy ra vụ xô xát đánh nhau tại đường Lý Nhân Tông, phường Kinh Bắc, tỉnh Bắc Ninh.

Thực hiện chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh, phòng Cảnh sát hình sự, phòng Kỹ thuật Hình sự và Công an phường Kinh Bắc nhanh chóng phối hợp làm rõ sự việc.

Theo đó, vào lúc 21h50 phút ngày 15/7/2025, tại đoạn đường Lý Nhân Tông, phường Kinh Bắc Nguyễn Văn Cương điều khiển xe ô tô BKS: 99A – 460.34 đi ngược chiều với xe Vinfast BKS: 99H – 049.77 do Ngô Văn Quyền điều khiển, do đường hẹp không thể di chuyển nên Quyền xuống xe có lời qua tiếng lại, cãi vã, khiêu khích dẫn đến việc Cương đánh Quyền.

Vụ việc xảy ra gây ách tắc giao thông tại tuyến đường Lý Nhân Tông, thu hút sự quan tâm của nhiều người dân khu vực xung quanh, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự công cộng. Video clip vụ việc được Vương Hữu Doanh là bạn của Quyền ghi lại bằng máy điện thoại của Doanh và gửi lên nhóm zalo và bị lan truyền trên mạng xã hội gây dư luận xấu trong quần chúng nhân dân.

Hiện phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh và Công an phường Kinh Bắc đang tiếp tục điều tra, củng cố tài liệu, chứng cứ, xử lý vụ án theo quy định của pháp luật.

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 3, đường đi và mức độ quá ng-uy h-iể-m 👇

Sáng sớm nay (18/7), áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía đông của Philippines đã mạnh lên thành bão, có tên quốc tế là WIPHA. Dự báo đây là cơn bão rất mạnh trên Biển Đông, có thể đổ bộ trực tiếp đất liền các tỉnh miền Bắc nước ta vào đầu tuần tới.

Vào 1h ngày 18/7, tâm bão trên vùng biển phía đông đảo Luzon của Philippines với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/giờ), giật cấp 10. Những giờ qua, bão di chuyển theo hướng tây bắc với tốc độ khoảng 20km/h.

Dự báo trong đêm nay, rạng sáng mai (19/7), bão sẽ vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 3 năm nay.

Khi vào Biển Đông, nhờ điều kiện thuận lợi do mặt biển rất ấm, bão số 3 được nhận định sẽ tăng cấp nhanh, trở thành cơn bão rất mạnh trong năm nay.

Kịch bản có xác suất cao nhất hiện nay là bão di chuyển rất nhanh, hướng về bán đảo Lôi Châu của Trung Quốc, sau đó đi men theo phía bắc của vịnh Bắc Bộ, trước khi đổ bộ gần khu vực biên giới Việt Nam – Trung Quốc rồi đi sâu vào đất liền miền Bắc nước ta trong khoảng đầu tuần tới.

Dự báo về đường đi của bão WIPHA.

Dự báo về đường đi của bão WIPHA.

Cụ thể, trong 24 giờ (tính từ 1h ngày 18/7), bão di chuyển theo tây bắc với tốc độ nhanh, mỗi giờ đi được khoảng 20km và tiếp tục mạnh thêm.

Đến 1h ngày 19/7, tâm bão trên vùng biển phía bắc đảo Luzon của Philippines với cường độ cấp 8-9, giật cấp 11.

Trong 24-48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20-25km, có khả năng đi vào Biển Đông và mạnh thêm.

Đến 1h ngày 20/7, tâm bão trên khu vực Bắc Biển Đông, cách bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) khoảng 740 km về phía đông đông nam với cường độ cấp 10, giật cấp 12.

Trong 48-72 giờ tiếp theo, bão di chuyển ổn định theo hướng tây tây bắc, vẫn giữ tốc độ 20-25km/h và tiếp tục mạnh thêm.

Đến 1h ngày 21/7, tâm bão chỉ còn cách bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) khoảng 220km về phía đông. Lúc này bão số 3 trở thành cơn bão rất mạnh với cường độ cấp 11, giật cấp 14.

Từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km, có thể đi qua bán đảo Lôi Châu tiến về vịnh Bắc Bộ trước khi đổ bộ đất liền.

Do ảnh hưởng của bão số 3, từ chiều nay, vùng biển phía đông khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh lên cấp 6-7, giật cấp 9, sóng biển cao 2,5-3,5m. Biển động mạnh. Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của dông, lốc, gió mạnh, sóng lớn.

Do tính chất rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến miền Bắc nước ta vào đầu tuần tới, dù bão chưa vào Biển Đông nhưng ngay chiều nay (18/7), Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức họp ứng phó với bão với sự tham dự của tất cả các cơ quan liên quan và báo chí.

Gia thế khủng của nữ thủ khoa Nguyễn Lê Hiền Mai: Mẹ là chủ tịch lái G63, dùng toàn đồ hiệu bố là nhân vật cực quyền lực?

Em Nguyễn Lê Hiền Mai – lớp 12 chuyên Hóa, Trường THPT Chuyên Hùng Vương là 1 trong 8 thủ khoa Khối A00 toàn quốc với số điểm thi tuyệt đối.

Hình ảnh đời thường của nữ thủ khoa đạt 30 điểm tuyệt đối Toán, Lý, HóaEm Nguyễn Lê Hiền Mai – lớp 12 chuyên Hóa, Trường THPT Chuyên Hùng Vương, nữ thủ khoa Khối A00, đạt 3 điểm thi tuyệt đối. Ảnh: NVCC.
Sau khi các kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT được công bố, trên mạng xã hội tràn ngập hình ảnh của các thủ khoa các khối, các tỉnh. Đặc biệt là hình ảnh em Nguyễn Lê Hiền Mai – lớp 12 chuyên Hóa, Trường THPT Chuyên Hùng Vương, nữ thủ khoa Khối A00, đạt 3 điểm thi tuyệt đối (Toán: 10, Vật lí: 10, Hóa học: 10).

Sáng 16.7, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, em Hiền Mai cho biết, bản thân Mai đã đặc biệt hứng thú với môn Toán và các môn khoa học tự nhiên. Mai học các môn này không chỉ để đạt điểm cao, mà còn vì muốn khám phá logic, rèn tư duy phản biện và thỏa mãn niềm khao khát tìm hiểu về tự nhiên.
Hình ảnh đời thường của em Nguyễn Lê Hiền Mai. Ảnh: NVCC.Hình ảnh đời thường của em Nguyễn Lê Hiền Mai. Ảnh: NVCC.
Hiền Mai kể, sau khi đạt giải nhất kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm 2021 – 2022, em được tuyển thẳng vào trường THPT Chuyên Hùng Vương, đây là tiền đề giúp em trau dồi kiến thức, đạt điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Chia sẻ về bí quyết học tập để đạt điểm cao, Hiền Mai cho biết, sau các giờ học trên trường, em không dành quá nhiều thời gian vào việc học tủ, giải đề mà ở nhà tập trung đào sâu, hiểu kỹ các kiến thức, từ đó tìm ra mối liên kết để giải được tất cả các câu hỏi.
Hiền Mai luôn duy trì thành tích học tập xuất sắc tại trường THPT Chuyên Hùng Vương. Ảnh: NVCC.Hiền Mai luôn duy trì thành tích học tập xuất sắc tại trường THPT Chuyên Hùng Vương. Ảnh: NVCC.
Bên cạnh việc học tập, Mai dành thời gian tập thể thao, tham gia các hoạt động xã hội để phát triển đồng đều các kỹ năng, thể chất và thư giãn tinh thần.

“Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đáp án, em dự đoán là khả năng cao mình sẽ đạt điểm tuyệt đối cả 3 môn Toán, Lý, Hòa, nhưng phải đến sáng nay khi điểm thi chính thức em mới chắc chắn, cảm xúc thực sự là vỡ òa” – Hiền Mai chia sẻ.
Trường THPT Chuyên Hùng Vương, Phú Thọ. Ảnh: Tô Công.Trường THPT Chuyên Hùng Vương, Phú Thọ. Ảnh: Tô Công.
Tự hào về cô học trò xuất sắc, thầy giáo Trần Thanh Tuấn – chủ nhiệm lớp 12 chuyên Hóa (trường THPT Chuyên Hùng Vương) – chia sẻ, Hiền Mai là lớp trưởng của lớp và một trong những học sinh xuất sắc trong 3 năm liên tiếp.

Hiền Mai học đồng đều tất cả các môn và đặc biệt nổi trội ở 3 môn Toán – Lý – Hóa. Trong đó, riêng môn Hóa, Hiền Mai đã đạt giải Nhất, Nhì trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Trong các kỳ thi khảo sát trong suốt 3 năm học THPT, Hiền Mai đều giữ vị trí thủ khoa của khối A00.

“Không chỉ có thành tích học tập xuất sắc, Hiền Mai còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội, cộng đồng” – thầy Tuấn kể.

Chú trâu chảy nước mắt qu//ỳ lạ//y bên m/ộ chủ nhân mới qua đời, hình ảnh khiến cả làng cảm động…

Trưa mùa hè nắng gắt. Mặt trời rọi xuống cánh đồng làng An Phú như muốn thiêu cháy từng tấc đất, từng ngọn cỏ. Thế nhưng, giữa bầu không khí oi ả đó, tiếng mõ trâu lốc cốc và tiếng roi nhẹ nhàng của ông Bảy Tình vẫn vang vọng. Người ta đã quen với hình ảnh ông – người nông dân ngoài sáu mươi tuổi – cần mẫn dắt chú trâu to lớn có màu đen ánh – con trâu tên là Đen – đi cày đồng từ lúc mờ sáng đến tận chiều tà.

Ông Bảy không có con cái, cũng chẳng có họ hàng thân thiết. Cả cuộc đời ông gắn liền với mảnh ruộng cha mẹ để lại và con trâu mà ông nuôi từ nhỏ như một người bạn thân, một đứa con ruột thịt. Đen không chỉ là sức kéo mà là người bạn tâm giao, là chỗ dựa tinh thần cho ông Bảy suốt bao năm tháng cô đơn.

Mỗi buổi chiều, sau khi cày bừa xong, ông thường ngồi cạnh Đen dưới bóng cây đa đầu làng, vỗ về cái lưng đầy mồ hôi của nó, nói chuyện vu vơ như thể tâm sự với người tri kỷ:
– Mày biết không, nếu không có mày, chắc tao cũng chẳng trụ nổi đến giờ…

Đen nghe ông nói thì cụp tai, phe phẩy cái đuôi dài như tỏ vẻ hiểu chuyện. Lạ thay, dường như nó thật sự hiểu. Có lần, ông Bảy bị cảm nặng, nằm liệt giường gần tuần. Đen không chịu ăn cỏ, cũng không chịu rời khỏi sân. Mỗi ngày, nó đều đi vòng quanh ngôi nhà rồi dừng lại bên cửa sổ, nơi ông Bảy nằm, thở dài như chờ đợi.

Làng An Phú từ lâu đã xem mối quan hệ giữa ông Bảy và Đen như một giai thoại. “Trâu với người như hình với bóng”, các cụ già thường nói vậy. Trẻ nhỏ trong làng hay rủ nhau ra đồng chỉ để ngắm ông Bảy dắt trâu đi, học cách ông nói chuyện dịu dàng với Đen và ngắm ánh mắt lặng lẽ mà thông minh của chú trâu.

Năm ấy, mùa gặt đến sớm. Ông Bảy vẫn hăng hái gặt lúa, chất từng bó lên xe do Đen kéo. Nhưng rồi một hôm, ông ngất ngay giữa đồng. Người làng vội đưa ông về. Bác sĩ ở trạm y tế xã chỉ thở dài: ông bị đột quỵ, tuổi già lại làm việc quá sức.

Đêm hôm đó, cả làng An Phú lặng đi. Không phải chỉ vì mất một người nông dân giỏi, mà còn vì không ai biết con trâu Đen sẽ ra sao.

Ngày tang lễ, người ta không thể tin vào mắt mình khi thấy Đen đứng lặng trước linh cữu. Nó không rống, không giãy dụa, chỉ đứng yên, hai dòng nước mắt lăn dài xuống má. Đến khi người ta đưa linh cữu ra nghĩa trang sau làng, Đen lặng lẽ đi theo, không ai dắt.

Khi hạ huyệt, con trâu đột nhiên quỳ xuống, cúi đầu, gục mặt vào đất. Cả làng nín lặng. Một bà cụ run giọng nói:
– Nó đang lạy chủ của nó đấy…

Một giọt nước mắt khác rơi xuống từ khóe mắt Đen. Có người vội chụp lại khoảnh khắc ấy, nhưng rồi cũng cúi đầu, không dám chụp thêm. Bởi hình ảnh ấy không chỉ xúc động, mà còn là linh thiêng, là đau đớn không thể diễn tả thành lời.

Chiều hôm đó, Đen không chịu rời khỏi mộ. Dù người ta gọi thế nào, dụ thế nào, nó vẫn đứng lặng lẽ bên nấm mồ đất đỏ còn mới tinh. Đến tối, nó nằm xuống, đầu hướng về phía mộ, ngủ thiếp đi – như thể mong một giấc mơ gặp lại chủ nhân của mình.

Từ ngày ông Bảy mất, con trâu Đen trở thành linh hồn sống động của làng An Phú. Nó không còn kéo cày, không chịu ăn trong chuồng mà cứ quanh quẩn bên nấm mộ mới đắp, nơi ông Bảy yên nghỉ. Người làng lo lắng. Họ mang cỏ tươi, nước sạch ra mộ để Đen ăn uống, nhưng nó chỉ ăn chút ít, lại nằm xuống cạnh ngôi mộ, đôi mắt trũng sâu không giấu nổi nỗi buồn.

– Nó còn biết buồn hơn cả người… – ông trưởng thôn lắc đầu, mắt rơm rớm nước khi thấy cảnh đó.

Ban đầu, người ta nghĩ nỗi buồn rồi cũng sẽ phai. Nhưng hết ngày này qua ngày khác, Đen vẫn không chịu rời mộ. Có đêm, dân làng nghe tiếng nó rống lên bi thiết, như khóc, như gọi. Những tiếng rống ấy vang vọng trong màn sương mờ, khiến cả làng như trĩu nặng một nỗi thương cảm không nguôi.

Sau tuần giỗ đầu của ông Bảy, dân làng họp lại. Không ai bảo ai, họ bàn nhau chăm sóc Đen như một phần hương hỏa cho ông. Mỗi nhà một tay: người chặt cỏ, người mang rơm, người xây lại chuồng trâu mới sạch sẽ, thoáng mát ngay gần nghĩa trang để Đen không phải xa mộ.

Có đứa trẻ mang sách vở ra học cạnh chuồng trâu, trò chuyện cùng Đen mỗi chiều tan lớp. Một cô giáo trong làng kể chuyện cho Đen nghe, y như cách ông Bảy từng làm. Con trâu dường như cảm nhận được tấm lòng ấy, bắt đầu ăn nhiều hơn, đôi mắt bớt đượm buồn.

Rồi có người từ huyện đến, ngỏ ý mua lại con trâu Đen với giá cao gấp năm lần giá bình thường. Họ muốn đem nó đi phục vụ khu du lịch sinh thái – nơi trưng bày những “vật linh thiêng” để thu hút khách. Nhưng khi họ vừa nói xong, cả làng An Phú đồng loạt phản đối.

– Con trâu ấy là kỷ niệm, là máu thịt của ông Bảy Tình để lại. Không bán! – bác trưởng thôn nói cứng rắn.
– Nó không phải để trưng bày, mà là để người ta học cách thương yêu. – một cô giáo trẻ thêm vào.

Người mua đành rút lui, còn dân làng thì quyết tâm hơn trong việc giữ gìn hình ảnh chú trâu bên mộ chủ nhân như một biểu tượng sống. Câu chuyện về Đen bắt đầu lan xa. Báo chí về đưa tin, người từ nơi khác tìm đến xem con trâu trung thành. Nhưng lạ thay, không ai dám phá vỡ không gian yên tĩnh nơi nghĩa trang nhỏ đó. Mỗi người đến đều chỉ lặng lẽ đứng nhìn, rồi cúi đầu trước con trâu – như thể nó là một phần thiêng liêng nào đó của đất trời.

Có một đoàn học sinh từ thị xã đến, đứng thành hàng trước mộ ông Bảy, người dẫn đoàn kể lại câu chuyện giữa ông và Đen. Các em nhỏ chăm chú nghe, có em bật khóc, hỏi:
– Trâu có linh hồn không ạ?
– Có chứ. Không thì sao biết khóc, biết lạy mộ, biết trung thành?

Năm tháng trôi qua, Đen không còn khỏe như trước. Lưng nó trũng xuống, những bước chân chậm chạp hơn. Nhưng ngày nào nó cũng đi một vòng quanh mộ ông Bảy, rồi nằm xuống cạnh đó, như một nghi lễ không thể thiếu.

Một buổi sớm mùa thu, khi làn sương mỏng còn phủ kín mặt đồng, người ta phát hiện Đen nằm im lặng, đầu hướng về phía mộ, mắt nhắm, thân thể vẫn còn hơi ấm – nhưng trái tim nó đã ngừng đập.

Tin ấy khiến làng An Phú như ngừng thở. Cụ bà tám mươi tuổi chắp tay niệm Phật, nói trong tiếng nghẹn:
– Nó theo ông Bảy rồi… linh hồn tri kỷ, giờ được gặp lại nhau.

Người làng không chôn Đen ở xa. Họ làm một nấm mộ nhỏ cạnh mộ ông Bảy, đắp đất thành hình trâu, dựng bia đá khắc dòng chữ:

“Nơi đây yên nghỉ Đen – chú trâu trung thành, người bạn vĩnh hằng của ông Bảy Tình.”

Mỗi năm, đến ngày giỗ ông Bảy, cả làng lại đến quét dọn mộ, thắp hương cho cả hai. Trẻ con được kể chuyện về ông nông dân hiền lành và chú trâu nghĩa tình như một bài học sống. Những người lớn thì cúi đầu, lặng thinh – bởi họ hiểu: không phải ai cũng có được một tình yêu thuần khiết, bền vững như giữa người và vật như vậy.