Home Blog Page 3

Đà Nẵng: Người dân nghi ngờ cá bị nhuộm phẩm màu do có màu đỏ lạ, tiểu thương nói “rửa cá bằng Sting vị dâu

Trước phản ánh về việc cá biển có màu sắc bất thường được bán gần chợ Cẩm Lệ (phường Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng), ông Đoàn Văn Hoà, đại diện Ban Quản lý (BQL) chợ, cho biết sự việc không xảy ra trong khuôn viên chợ mà liên quan đến các điểm bán hàng tự phát bên ngoài.

Theo ông Hoà, BQL chợ có bố trí cán bộ chuyên trách theo dõi và kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm định kỳ. Các quầy sạp chính thức bên trong chợ đều được giám sát chặt chẽ. Trong khi đó, khu vực xảy ra phản ánh là các điểm bán hàng không cố định, thường xuyên di chuyển và bày bán trên vỉa hè, lòng lề đường xung quanh chợ.

Đà Nẵng: Ban quản lý chợ Cẩm Lệ nói gì về phản ánh cá biển có màu bất thường?- Ảnh 1.

Cá bày bán tại vỉa hè chợ Cẩm Lệ do người dân chụp lại

“Những hộ này không thuộc danh sách tiểu thương chính thức. Khi bị kiểm tra, họ thường rút đi nơi khác. Trước đây, phường cũng đã nhiều lần xử lý tình trạng buôn bán lấn chiếm lòng đường, gây mất mỹ quan và khó kiểm soát chất lượng thực phẩm” – ông Hòa thông tin.

Liên quan đến thông tin cá có màu đỏ bất thường do bị “tẩm nước ngọt”, ông Hòa khẳng định chưa từng phát hiện hành vi dùng nước ngọt hay hóa chất xử lý cá trong khu vực chợ chính thức. Nếu có nghi vấn, cần lấy mẫu kiểm nghiệm chứ không thể đánh giá bằng mắt thường.

Ông Hòa cũng nhấn mạnh việc kiểm tra, xử lý các điểm kinh doanh bên ngoài phạm vi chợ thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương và lực lượng liên ngành. Tuy vậy, BQL chợ vẫn chủ động phối hợp, cung cấp thông tin và vận động các hộ buôn bán không đúng quy định đăng ký quay lại hoạt động hợp pháp trong chợ.

“Chúng tôi hiểu người dân có nhu cầu mưu sinh, nhưng cũng cần tuân thủ quy định để đảm bảo trật tự và an toàn thực phẩm. Sắp tới, nếu có chủ trương từ phường, thành phố, chúng tôi sẽ đề xuất bố trí khu vực bán hàng lưu động riêng biệt để tránh tình trạng mất kiểm soát kéo dài” – ông Hòa nói.

Như Báo Người Lao Động đã thông tin, sự việc bắt nguồn từ bài đăng trên mạng xã hội ngày 6-7, phản ánh cá kè mua tại khu vực chợ Cẩm Lệ có dấu hiệu “nhuộm phẩm”, khi rửa thì nước chuyển màu đỏ, nước luộc cá cũng đỏ đậm. Người đăng bài còn quay lại chợ lúc 11 giờ 20 phút cùng ngày và ghi nhận cá vẫn có màu sắc lạ dù phơi dưới nắng.

Anh Vũ – người bán cá ở lề đường gần chợ – xác nhận là người bán số cá trên và và cho biết không hề sử dụng phẩm màu độc hại. Anh giải thích do thời tiết nắng nóng, một số loài cá như cá bã trầu, cá kè thường bị bạc màu, trông kém tươi nên anh dùng nước ngọt có màu (cụ thể là nước dâu đỏ Sting) để rửa nhẹ, giúp cá trông tươi hơn và dễ bán.

Anh Vũ khẳng định đây là cách làm lâu nay, không gây hại sức khỏe vì loại nước ngọt này vẫn được dùng để uống. Theo anh, cá bán đều có nguồn gốc rõ ràng từ cảng cá Thọ Quang và đã được kiểm tra an toàn thực phẩm.

Trái Đất sẽ quay nhanh hơn trong vài tháng tới, nhiều ngày sẽ ngắn hơn bình thường

Chênh lệch về lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trăng sẽ khiến các ngày 9/7, 22/7 và 5/8 ngắn hơn bình thường.

Ngày trên Trái Đất sẽ ngắn hơn vào một số ngày do chênh lệch lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trăng. Ảnh: Discovery

Ngày trên Trái Đất sẽ ngắn hơn vào một số ngày do chênh lệch lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trăng. Ảnh: Discovery

Theo Live Science, Trái Đất sẽ quay nhanh hơn trong những tuần tới làm một số ngày ngắn khác thường. Vào các ngày 9/7, 22/7 và 5/8, vị trí của Mặt Trăng dự kiến sẽ ảnh hưởng đến vòng quay của Trái Đất, dẫn tới mỗi ngày ngắn hơn từ 1,3 đến 1,51 mili giây so với thông thường. Một ngày trên Trái Đất là khoảng thời gian cần thiết để hành tinh quay trọn một vòng quanh trục của nó, khoảng 86.400 giây, hay 24 giờ. Tuy nhiên, vòng quay của Trái Đất bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm vị trí của Mặt Trời và Mặt Trăng, thay đổi của từ trường Trái Đất và sự cân bằng khối lượng trên hành tinh.

Từ những ngày đầu của hành tinh, vòng quay của Trái Đất đang chậm lại, kéo theo ngày dài hơn. Giới nghiên cứu phát hiện khoảng 1-2 tỷ năm trước, một ngày trên Trái Đất chỉ dài 19 giờ. Điều này có thể do Mặt Trăng ở gần hành tinh hơn, khiến lực hấp dẫn của nó mạnh hơn hiện tại và làm Trái Đất quay nhanh hơn quanh trục.

Quảng cáo

Từ sau đó, do Mặt Trăng di chuyển ra xa hơn, ngày trung bình trở nên dài hơn. Nhưng trong những năm gần đây, các nhà khoa học ghi nhận sự biến đổi trong vòng quay của Trái Đất. Năm 2020, họ phát hiện rằng Trái Đất quay nhanh hơn bất kỳ thời điểm nào từ thập niên 1970, ngày ngắn nhất từng được ghi nhận rơi vào ngày 5/7/2024, ngắn hơn 1,66 mili giây so với 24 giờ, theo timeanddate.com.

Vào các ngày 9/7, 22/7 và 5/8/2025, Mặt Trăng sẽ ở khoảng cách xa nhất từ xích đạo của Trái Đất, thay đổi tác động từ lực hấp dẫn của nó lên trục của hành tinh. Với Mặt Trăng gần vùng cực hơn, Trái Đất quay nhanh hơn, làm cho ngày ngắn hơn bình thường. Vào những ngày này, đồng hồ vẫn sẽ đếm 24 giờ. Sự khác biệt không đáng chú ý ở mức độ cá nhân. Chỉ khi sự khác biệt giữa độ dài của ngày lớn hơn 0,9 giây, hoặc 900 mili giây, múi giờ mới thay đổi.

Nghiên cứu gần đây cho thấy hoạt động của con người cũng góp phần vào sự thay đổi vòng quay của hành tinh. Các nhà nghiên cứu tại NASA tính toán sự di chuyển của băng và nước ngầm dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu làm tăng độ dài của ngày thêm 1,33 mili giây mỗi thế kỷ từ năm 2000 đến năm 2018. Theo Richard Holme, nhà địa vật lý tại Đại học Liverpool, ngay cả sự thay đổi mùa cũng ảnh hưởng đến vòng quay của Trái Đất. Khi khối lượng của Trái Đất di chuyển ra xa lõi vào mùa hè, tốc độ quay của nó giảm, do đó độ dài của ngày tăng lên.

An Khang (Theo Live Science, Timeandate, NASA)

Cả nước đang hướng về Hà Nội: Trời ơi mua lợn ch*t giá 20.000 đồng/kg hơn 4 tấn đang đem đi bán ở chợ đầu mối

Sở Văn hóa, Thể thao Hà Nội vừa cung cấp thông tin vụ triệt phá đường dây giết mổ lợn chết, lợn bệnh lên tới hàng tấn tại xã Khánh Hà (cũ), xã Hòa Xá và chợ Phùng Khoang (phường Đại Mỗ).

Đại diện Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết Công an TP Hà Nội vừa thông tin, từ công tác nắm tình hình địa bàn và phản ánh của người dân, Phòng Cảnh sát Kinh tế – CATP Hà Nội đã phát hiện dấu hiệu nghi vấn về hoạt động giết mổ, tiêu thụ thịt lợn nhiễm bệnh tại xã Khánh Hà, huyện Thường Tín (cũ); xã Hòa Xá và tại chợ Phùng Khoang, phường Đại Mỗ.

Mặc dù trong quá trình theo dõi gặp nhiều khó khăn, đối với các lò mổ chỉ hoạt động vào ban đêm (từ 0h30-3h), quy trình tổ chức khép kín, đối tượng cảnh giới chặt chẽ, nhưng tổ trinh sát đã thu thập đủ tài liệu, chứng cứ.

Ngày 30/6 và 1/7, Phòng Cảnh sát Kinh tế đã phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra đột xuất cơ sở giết mổ do Lê Văn Tươi (SN 1994) và Nguyễn Thị Thư (SN 1998) điều hành.

Đồng thời lực lượng chức năng kiểm tra ki-ốt của Dư Đình Hợi (SN 1983) và Nguyễn Viết Chiếm (SN 1987, cùng ở xã Hòa Xá), Trương Mạnh Kiên (SN 1979), Nguyễn Đình Thao (SN 1975, cùng ở Mỹ Hào, Hưng Yên).

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện cơ sở giết mổ do Lê Văn Tươi và Nguyễn Thị Thư có 45 con lợn sống có biểu hiện nhiễm bệnh, 1.050kg thịt lợn nguyên con đã giết mổ, 450kg nội tạng. Tổng số hàng hóa vi phạm bị phát hiện, thu giữ là 4,3 tấn với trị giá hơn 318 triệu đồng.

Ngoài ra, lực lượng chức năng cũng kiểm tra tại 4 ki-ốt ở chợ Phùng Khoang, phát hiện nhiều hàng hóa vi phạm.

Cụ thể, ki-ốt của Dư Đình Hợi phát hiện 367kg thịt, ki-ốt của Nguyễn Viết Chiếm 426kg thịt, ki-ốt của Trương Mạnh Kiên ghi nhận 91kg thịt, ki-ốt của Nguyễn Đình Thao ghi nhận 93kg. Tổng số hàng hóa vi phạm bị phát hiện, thu giữ là 977kg, trị giá gần 98 triệu đồng. Toàn bộ hàng không có giấy tờ kiểm dịch, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.

Mua lợn chết giá 20.000 đồng/kg 

Khai nhận với cơ quan chức năng, các đối tượng cho biết, từ năm 2023 bắt đầu mua gom lợn ốm yếu từ các đầu nậu, trong đó có Đặng Văn Huy – người thu mua lợn bệnh tại huyện Ba Vì (cũ), rồi tổ chức giết mổ tại khuôn viên nhà ở.

Trung bình mỗi ngày giết mổ hơn 50 con lợn, sau đó bán ra thị trường với giá khoảng 60.000 đồng/kg thịt. Cơ sở hoàn toàn không có giấy phép giết mổ, không thuộc hệ thống giết mổ được cấp phép của thành phố.

 

Lực lượng chức năng phát hiện đường dây giết mổ lợn chết, lợn bệnh quy mô lớn ở Thủ đô. Ảnh: Sở VHamp;TT Hà Nội cung cấp

 

Lực lượng chức năng phát hiện đường dây giết mổ lợn chết, lợn bệnh quy mô lớn ở Thủ đô. Ảnh: Sở VH&TT Hà Nội cung cấp

Clip lợn bệnh được lực lượng chức năng phát hiện ( Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cung cấp):

Đáng chú ý, các tiểu thương đến trực tiếp lò mổ của Tươi – Thư để chọn lợn; sau giết mổ, thịt được bán ngay cho các quầy tại các chợ đầu mối như phía Nam, Minh Khai,…

Ngoài ra, nhiều sản phẩm đã được tiêu thụ vào các nhà hàng, quán ăn trên địa bàn Hà Nội. Với thủ đoạn thu mua lợn bệnh giá rẻ từ 35.000–40.000đ/kg hơi, sau đó giết mổ bán ra từ 55.000–60.000đ/kg, các đối tượng thu lợi bất chính hàng tháng khoảng 70–80 triệu đồng.

Tại chợ Phùng Khoang các đối tượng khai nhận mua lợn chết của các đối tượng tại khu vực huyện Ứng Hòa, huyện Mỹ Đức (cũ), TP Hà Nội hoặc tỉnh Hòa Bình (cũ), nay là tỉnh Phú Thọ với giá khoảng 20.000 đồng/kg rồi mang về tập kết tại nhà riêng.

Các đối tượng tiến hành mổ phanh và sử dụng ô tô tải vận chuyển lợn ra khu vực ki-ốt tại chợ Phùng Khoang để tiêu thụ. Tại đây, các đối tượng sơ chế lợn đã mổ thành từng bộ phận riêng (đầu, vai, đùi, bụng…) rồi trực tiếp bán cho khách hàng, trong đó chủ yếu bán cho những người có ki-ốt bán thịt lợn khác tại chợ với giá 40.000 đồng/kg. Sau đó, các ki-ốt lại tiếp tục bán 50.000-70.000 đồng/kg cho khách hàng cá nhân và các cửa hàng ăn, quán cơm bình dân, cơm văn phòng trên địa bàn TP Hà Nội.

Ngày 2-3/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra CATP Hà Nội đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp và quyết định tạm giữ hình sự 4 đối tượng gồm: Lê Văn Tươi và Đặng Văn Huy, Nguyễn Viết Chiếm, Dư Đình Hợi để tiếp tục điều tra xử lý về hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm theo quy định pháp luật.

Vụ việc cho thấy tính chất nghiêm trọng, hành vi coi thường pháp luật, coi nhẹ sức khỏe cộng đồng để trục lợi. Cơ quan Công an đang tiếp tục mở rộng điều tra, xác minh các đối tượng liên quan khác và làm rõ chuỗi tiêu thụ thịt bệnh ra thị trường.

Công an thành phố cũng khuyến cáo người dân chỉ nên mua thịt có nguồn gốc, dấu kiểm dịch rõ ràng; đồng thời tố giác các hành vi giết mổ, kinh doanh thịt không đảm bảo an toàn thực phẩm để cùng chung tay bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Kết quả xét nghiệm cho thấy các mẫu thịt và nội tạng dương tính với virus Dịch tả lợn Châu Phi (ASF) – một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, sản phẩm từ lợn mắc bệnh không được phép sử dụng làm thực phẩm và buộc phải tiêu hủy theo quy định pháp luật.

Ai đang có ý định cho con đi biển Sầm Sơn thì để ý dòng nước nhé: 30 giây ngắn ngủi mà sóng c;uốn trôi 2 đ;;ứa nhỏ, bố mẹ đứng bên cạnh g;;ào th;;ét trong v;;ô v;;ọng…

Người mẹ ở Phú Thọ đi nghỉ mát đưa các con ra tắm biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) thì gặp nạn. 1 cháu được đưa đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, 1 cháu đang mất tích.

Sự việc diễn ra vào khoảng gần 10 h sáng ngày 8/7, người phụ nữ đưa 3 cháu nhỏ ra thuê phao tròn xuống biển Sầm Sơn tắm. Qúa trình nô đùa dưới làn nước, sóng đánh khiến 2 cháu bị tuột khỏi phao. Cậu anh cả mò được vào bờ kêu cứu.

baibien.jpg
Khu vực nơi xảy ra sự việc

Khi lực lượng cứu hộ tiếp cận chỉ vớt được 1 cháu bé trong tình trạng bất tĩnh. Còn một cháu bị sóng biển cuốn ra xa. Đơn vị chức năng đã huy động lực lượng tại chỗ tổ chức tìm kiếm, đồng thời báo cho Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn tăng cường người, phương tiện xuống hỗ trợ.

Các lực lượng dùng thợ lặn, flycam, thuyền và kéo lưới rùng để tìm kiếm nạn nhân. Mỗi lần kéo rùng phải cần tới 50-70 người to khỏe, mỗi giờ cũng chỉ quét được chừng 200 m2 trên biển.

cuunan.jpg
Lực lượng cứu hộ đang nỗ lực tìm kiếm nạn nhân mất tích

Đến thời điểm 15h, nước thủy triều dâng cao, sóng đánh mạnh vào bờ kè gây nguy hiểm nên công tác cứu hộ phải tạm thời dừng lại. Một số người được cử túc trực trên thuyền nhỏ để nắm bắt tình hình. Theo những người dân địa phương phải tầm 3-4 giờ sáng mai nước thủy triều mới rút. Lúc này công tác cứu hộ mới có thể tiếp tục thực hiện.

Danh tính nạn nhân mất tích được xác định là Nguyễn Nhật M. (sinh năm 2019), người bị thương là Nguyễn Trung K. (sinh năm 2018). Hai anh em trong một gia đình ở xã Bình Xuyên, tỉnh Phú Thọ.

Xác nhận với PV, chiều ngày 8/7, phía Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết, thời điểm nhập viện, tình trạng bệnh nhi rất nặng, các bác sỹ phải can thiệp, cấp cứu 15 phút mới thấy nhịp tim. Tuy nhiên đồng tử 2 bên giãn tối đa, dự liệu khó qua khỏi.

Được biết, cơ quan chức năng đã khuyến cáo, du khách đến Sầm Sơn thăm quan nghỉ dưỡng cần có thời gian nghỉ ngơi 1 đến 2 giờ trước khi tắm biển. Trẻ em dưới 16 tuổi hoặc người già yếu, người có bệnh tim mạch khi tắm biển phải có người lớn khỏe mạnh tắm kèm.

Khi tắm, để đảm bảo an toàn, du khách không được ra quá khu vực phao tiêu giới hạn; không được tắm ở khu vực chân núi, khu vực nguy hiểm khác đã có biển báo và cờ, phao tiêu giới hạn.

Đồng thời tuân theo sự hướng dẫn, nhắc nhở về nội quy tắm biển của lực lượng thực hiện nhiệm vụ, chấp hành khẩu hiệu, mệnh lệnh, cảnh báo về công tác cứu hộ và cấp cứu biển của Đội cứu hộ trong thời gian tắm biển…

Kết quả, 6 tháng đầu năm toàn tỉnh Thanh Hóa ước đón gần 10,5 triệu lượt khách, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2024, đạt 65,6% kế hoạch năm 2025; tổng thu ước đạt trên 26,3 nghìn tỷ đồng, tăng 32,8% so với cùng kỳ năm 2024, đạt 57,9% kế hoạch năm 2025. Sầm Sơn luôn là điểm sáng trong du lịch xứ Thanh, nhất là thời điểm mùa hè đến.

B;é g;ái 8 t;uổi nhất quyết không mở tủ quần áo của mình, khi mẹ kiểm tra thì…

Trong suốt ba tuần liền, bé An – cô con gái 8 tuổi của chị Thảo – nhất quyết không cho ai mở chiếc tủ quần áo trong phòng mình. Lúc đầu, chị nghĩ con chỉ bày biện lung tung nên không muốn bị mẹ la. Nhưng càng ngày, bé càng có những hành động kỳ lạ: mỗi tối lại đứng lặng một mình trước tủ vài phút, khóa tủ lại cẩn thận, thậm chí còn lấy chăn trùm kín như che giấu một điều gì đó. Đến một ngày, chị Thảo quyết định kiểm tra chiếc tủ ấy… Và điều chị nhìn thấy khiến chị đứng lặng người, tim như thắt lại…

Gia đình chị Thảo sống ở một khu phố nhỏ ngoại ô Sài Gòn. Chồng chị làm công trình xa nhà, chị ở nhà buôn bán tạp hóa, còn bé An là con gái duy nhất của hai vợ chồng. An ngoan ngoãn, ít nói nhưng rất hiểu chuyện. Từ nhỏ, con đã thích tự chơi một mình, vẽ tranh, viết nhật ký, và luôn sắp xếp đồ đạc rất gọn gàng.

Từ sau Tết, chị Thảo bắt đầu nhận ra sự thay đổi nhỏ ở con. Bé thường xuyên ngồi lì trong phòng hàng giờ, dù vẫn học giỏi, vẫn chào hỏi lễ phép, nhưng có gì đó khép kín hơn trước. Và đặc biệt là cái tủ quần áo. Lần đầu tiên chị thấy con khóa nó lại là vào đầu tháng Ba. Khi chị hỏi, bé An chỉ lắc đầu, nói gọn lỏn:
– “Không có gì đâu mẹ. Đừng mở tủ của con.”

Ban đầu chị Thảo cũng không để ý, nghĩ trẻ con có lúc bí ẩn là chuyện bình thường. Nhưng mỗi khi chị bước vào phòng dọn dẹp, chỉ cần chị đến gần tủ là An lập tức bỏ chạy vào phòng, đứng chắn trước tủ như một vệ sĩ nhỏ bé. Đến lúc chị hỏi thẳng:
– “Trong đó có gì mà con không cho mẹ mở?”
An nhìn mẹ rất lâu rồi quay đi, đáp nhỏ như thì thầm:
– “Chỉ là… con không muốn ai nhìn thấy.”

Một hôm, chị Thảo đi làm về sớm, nghe thấy trong phòng con có tiếng động lạ. Nhẹ nhàng ghé mắt qua khe cửa, chị thấy An đang mở tủ, cẩn thận đặt một ổ bánh mì nhỏ vào bên trong, nói thì thầm như nói chuyện với ai đó:
– “Hôm nay con chỉ xin được thế này, ngày mai con sẽ để nhiều hơn…”

Lúc đó, tim chị đập thình thịch. Trong đầu hiện lên hàng loạt giả thuyết: con mình đang giấu con vật gì? Một người bạn tưởng tượng? Hay có chuyện gì còn khủng khiếp hơn?

Tối hôm ấy, đợi con ngủ, chị Thảo rón rén vào phòng. Lần đầu tiên, chị cầm chìa khóa phụ mở chiếc tủ bí mật.

Không có gì nguy hiểm. Không chuột, không rắn. Nhưng điều khiến chị bật khóc lại chính là sự đơn giản của mọi thứ bên trong.

Trong tủ là một chiếc hộp giấy lớn, lót khăn mỏng, vài ổ bánh mì nhỏ, một bình nước lọc bằng nhựa, và… một con búp bê bị mất một mắt. Kế bên là một cuốn vở học trò, được viết bằng nét chữ nắn nót:

“Mình tên là An. Mình biết bạn không có nhà để ở. Mình sẽ cho bạn ở trong tủ của mình. Mình hứa sẽ cho bạn ăn mỗi ngày. Mình không cho mẹ biết vì sợ mẹ đuổi bạn đi…”

Chị Thảo nghẹn họng. Chị lật tiếp vài trang thì phát hiện nét vẽ của một cô bé nhỏ, tóc rối, mặt lấm lem, đang ngồi co ro dưới gốc cây. Bên cạnh là dòng chữ:

“Bạn ấy tên là Na. Mình gặp bạn ấy ở chỗ xe rác gần chợ. Bạn ấy không có bố mẹ.”

Lúc này, mọi thứ như bừng sáng trong tâm trí chị.

Thì ra hôm trước, lúc theo chị ra chợ, bé An đã gặp một bé gái vô gia cư. Con không nói với chị, nhưng mang nỗi thương xót ấy về nhà, tưởng tượng ra một “Na” trong chiếc tủ, chăm sóc và trò chuyện như thể đang thật sự giúp đỡ một người bạn.

Sáng hôm sau, khi An tỉnh dậy, thấy mẹ đang ngồi bên chiếc tủ mở toang, con òa khóc:
– “Mẹ đừng giận con… Con không biết phải làm sao. Con thương bạn ấy lắm…”

Chị Thảo ôm con vào lòng, vừa khóc vừa nói:
– “Mẹ không giận đâu. Mẹ thương con vì con có một trái tim rất đẹp. Nhưng mình sẽ cùng nhau làm cách đúng hơn… để thật sự giúp bạn ấy. Đồng ý không?”

Ánh mắt bé An sáng lên. Lần đầu tiên sau nhiều tuần, chị thấy lại nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt nhỏ bé của con gái mình….

Sau khi phát hiện ra sự thật ấm áp đằng sau chiếc tủ quần áo của con gái, chị Thảo vừa xúc động vừa cảm phục trái tim nhỏ bé nhưng đầy yêu thương của bé An. Nhưng điều khiến chị suy nghĩ nhiều hơn chính là lời hứa với con: phải thật sự giúp bạn Na ngoài đời – cô bé vô gia cư mà An từng thấy. Và hành trình ấy không hề dễ dàng…

Ngay hôm sau, chị Thảo đưa bé An quay lại khu chợ, nơi con nói đã gặp bạn nhỏ đó. Hai mẹ con đi vòng quanh các con hẻm, khu bãi rác sau chợ, hỏi thăm các tiểu thương, các cô bán hàng rong. Không ai biết rõ về một bé gái như An mô tả: gầy gò, tóc rối, mặt lem luốc, thường lảng vảng chỗ rác.

Ngày đầu không kết quả. Ngày thứ hai, họ quay lại. Rồi ngày thứ ba. Dù không tìm thấy, An không bỏ cuộc. Bé nói:
– “Mẹ ơi, con nghĩ nếu mình tốt với bạn thật lòng, vũ trụ sẽ chỉ cho mình chỗ bạn ấy đang ở.”

Chị Thảo bật cười trong nước mắt. Một cô bé 8 tuổi, lại có thể tin vào điều tử tế đến mức ấy.

Và đúng như lời An, vào ngày thứ tư, khi trời nhá nhem, hai mẹ con đang chuẩn bị về thì một người đàn ông đẩy xe ve chai ghé vào mua bịch nước đá. Ông nhìn bé An rồi khựng lại:
– “Cô bé này hôm bữa có đem ổ bánh mì cho con bé con ngủ gầm cầu, phải không? Nó tên Na thiệt đó. Tôi thấy nó ở cầu số 5, cách đây mấy con hẻm.”

Cả chị Thảo và bé An như thót tim. Họ lập tức cảm ơn và đi theo chỉ dẫn.

Dưới gầm cầu nơi người đàn ông chỉ, có một tấm bạt rách, vài túi ni-lông và một đứa trẻ co ro trong góc, ôm con gấu cũ như báu vật. Đó là một bé gái độ chừng 6-7 tuổi, đúng như An đã miêu tả.

Bé An kéo tay mẹ, khẽ nói:
– “Mẹ, con nghĩ là bạn ấy đó…”

Chị Thảo tiến lại gần, cúi người nhẹ nhàng hỏi:
– “Con tên gì? Sao con ở đây một mình?”

Cô bé nhìn hai mẹ con bằng ánh mắt đầy cảnh giác, siết chặt con gấu trong tay:
– “Dì đừng bắt con. Con không ăn trộm gì hết…”

An tiến lên trước, nhẹ nhàng nói:
– “Na… Là mình, An nè. Mình từng cho bạn bánh mì. Mình đem mẹ tới giúp bạn.”

Cô bé kia chớp mắt, đôi môi mím lại, như đang cố ngăn dòng nước mắt. Rồi bất ngờ, bé òa khóc nức nở. Tiếng khóc không phải vì sợ, mà như được vỡ òa sau bao ngày chịu đựng.

Sau khi dỗ dành và mua ít đồ ăn nóng cho bé Na, chị Thảo nghe được câu chuyện: Na là con của một người mẹ đơn thân, từng sống trong khu nhà trọ gần bãi rác. Mẹ bé làm nghề rửa chén thuê nhưng bị tai nạn xe vài tháng trước, mất tại chỗ. Không ai đứng ra nhận nuôi, người trong xóm đùn đẩy trách nhiệm. Cuối cùng, bé trốn ra khỏi trung tâm bảo trợ sau một tuần vì bị bạn lớn bắt nạt.

Na sống lang thang từ đó, ăn bánh thừa, cơm nguội, ai thương thì cho, ai ghét thì xua đuổi. Khi nghe tới tên mẹ, bé khóc lặng đi, chỉ nói:
– “Con nhớ mẹ. Nhưng mẹ con không còn nữa.”

Đêm đó, khi bé Na ngủ lại tạm trong cửa hàng tạp hóa nhà mình, chị Thảo trằn trọc cả đêm. Chị biết mình không thể làm ngơ. Dù cuộc sống không dư dả, dù một đứa trẻ nữa sẽ thêm gánh nặng, nhưng trong lòng chị không còn nghi ngờ: bé An đã dạy chị một bài học lớn về tình thương không nên có giới hạn.

Sáng hôm sau, chị đến phường, làm đơn xin bảo lãnh tạm thời bé Na. Sau nhiều thủ tục, giấy tờ, sự xác minh từ công an và chính quyền địa phương, chị được chấp thuận làm người giám hộ trong thời gian chờ xác minh thân nhân hoặc thủ tục nhận nuôi lâu dài.

Một tháng sau, trong chiếc tủ quần áo ngày nào, giờ là chỗ chứa quần áo mới tinh được chị Thảo mua cho cả hai đứa nhỏ – mỗi bé một ngăn. Căn phòng nhỏ, nhưng ấm áp hơn bao giờ hết.

Bé Na không còn ở ngoài đường. Con đi học lớp 1 lại từ đầu, được chị Thảo dạy chữ mỗi tối. An thì vui vẻ hơn, hào hứng vì “bạn tủ” giờ đã thành “chị em giường bên”. Hai đứa hay vẽ tranh, chơi búp bê, làm đồ thủ công, và thi nhau kể chuyện trước giờ ngủ.

Một tối nọ, chị Thảo nghe lén thấy bé An nói với em:
– “Na nè, tủ quần áo của mình ngày xưa từng là nơi giấu bạn, bây giờ lại là nơi mình chia sẻ với nhau. Vậy là tụi mình không phải chơi tưởng tượng nữa, đúng không?”

Na mỉm cười, gật đầu.

Chị Thảo đứng lặng ngoài cửa, lòng tràn đầy cảm xúc. Đôi khi, một trái tim bé nhỏ cũng đủ mạnh mẽ để lay chuyển thế giới người lớn – để họ mở lòng, để họ học cách yêu thương không điều kiện.

Đôi khi, những điều kỳ diệu không đến từ những phép màu, mà đến từ trái tim trong sáng của một đứa trẻ – nơi mà tình thương chưa từng bị giới hạn bởi hoàn cảnh hay nỗi sợ.

Và đôi khi, một chiếc tủ đóng kín… lại là nơi bắt đầu cho một cánh cửa nhân ái được mở ra.

Nam du khách TP HCM tuvong sau khi nhảy dù mạo hiểm tại bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng

Tối ngày 8-7, ông Đinh Vui, Chủ tịch UBND phường Sơn Trà (TP Đà Nẵng) xác nhận có sự việc một du khách tử vong khi khi nhảy dù núi Sơn Trà vào chiều cùng ngày.

Chủ tịch phường Sơn Trà cũng cho biết, các cơ quan chức năng đang tập trung công tác cứu nạn, cứu hộ và giải quyết xử lý vụ việc. Khi có thông tin chính thức sẽ có thông báo cụ thể.

gen-h-z6785322275165_5d0c10453ee98d0e1ff441b95ccc35c9.jpg
Thi thể nạn nhân được tìm thấy trên núi Sơn Trà, đoạn gần chân núi. Ảnh: MINH

Bước đầu, cơ quan chức năng xác định nạn nhân trong vụ nhảy dù núi Sơn Trà là ông Hoàng Quốc T (36 tuổi, quê Hưng Yên, tạm trú tại TP.HCM).

nhảy dù núi sơn trà
Lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa thi thể nạn nhân lên vị trí an toàn. Ảnh: MINH TRƯỜNG.

Được biết, sự việc xảy ra vào khoảng 17 giờ chiều ngày 8-7, sau khi xuất phát tại một điểm trên núi Sơn Trà thì nạn nhân cùng một người khác (người điều khiển) rơi xuống khu vực núi Sơn Trà đoạn chân núi, gần bờ biển.

du-khach-tu-vong-nhay-du-nui-son-tra.jpg
Dịch vụ nhảy dù mạo hiểm từ núi Sơn Trà nở rộ nhiều năm qua và được du khách ưa thích khi đến Đà Nẵng: Ảnh: MT.

Tiếp nhận thông tin, nhiều lực lượng đã đến hiện trường thực hiện cứu nạn, cứu hộ và điều tra nguyên nhân vụ việc.

Bà Trương Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch TP Đà Nẵng cũng cho biết sự việc ngay đang được cơ quan công an tiến hành kiểm tra, xử lý.

2 vợ chồng làm công ty vẫn chưa đủ tiền mua chung cư, tôi nói hết rồi là không muốn vay ngân hàng vì còn thiếu quá nhiều, nhưng vợ đã quyết tôi đành đồng ý. Thế là tôi đi cùng Linh đến một khu căn hộ cao cấp ven thành phố. Mọi thứ ở đây đều bóng bẩy – từ sảnh tiếp tân đến cả nụ cười của các bạn môi giới.

“Có những ký ức ta tưởng đã vùi lấp, nhưng rồi một ánh mắt, một nụ cười, hay một cái chạm nhẹ cũng đủ làm cả quá khứ ùa về như cơn bão.”

Tôi và Linh cưới nhau khi cả hai đều chưa có gì trong tay, chỉ có tình yêu và một căn phòng trọ nhỏ 16 mét vuông. Sau gần 8 năm, chúng tôi đã có công việc ổn định tại hai công ty khác nhau – lương tháng tạm ổn, không dư nhiều nhưng cũng không đói. Chỉ có điều, việc mua nhà – một căn hộ để “an cư lạc nghiệp” – vẫn luôn nằm ngoài tầm với.

Tôi bảo Linh rằng mình chưa sẵn sàng vay ngân hàng. Phần vì sợ nợ, phần vì số tiền tiết kiệm của hai đứa vẫn còn cách xa con số tối thiểu để trả trước. Linh thì khác. Cô ấy là người luôn nhìn xa, không chịu đứng yên. Một ngày, cô nói thẳng:

– Anh sợ, còn em thì không. Em đã tìm được một chỗ tốt, mình cần đến xem thử.

Tôi im lặng. Biết mình không thể thuyết phục vợ đổi ý, tôi gật đầu, đi cùng cô đến khu căn hộ cao cấp mới xây cách trung tâm thành phố khoảng 20 phút đi xe.

Khu nhà đúng kiểu hiện đại, sáng bóng, từ sảnh lễ tân đến cả hành lang cũng có mùi thơm dịu của gỗ và nước hoa. Các bạn môi giới cười rất tươi, nói chuyện đầy chuyên nghiệp. Nhưng tôi không để ý nhiều, đầu óc khi ấy chỉ đang tính toán: “Nếu vay 70%, lãi suất thả nổi thì 5 năm sau có khi mình còn đang khốn đốn.”

Tôi bước vào sảnh với vẻ chán chường thì bất chợt…

Một người phụ nữ từ bàn lễ tân tiến đến. Cô mặc sơ mi trắng, váy đen, tóc cột thấp gọn gàng, tay dắt theo một cậu bé tầm năm tuổi. Tôi khựng lại. Không phải vì cô – mà là vì thằng bé.

Nó có đôi mắt tròn y như tôi hồi nhỏ. Mũi cao nhẹ, làn da ngăm và mái tóc xoăn tự nhiên. Chiếc kẹo mút trong miệng nó gần rơi ra khi ánh mắt tôi và nó giao nhau. Trong tích tắc, tôi tưởng như đang nhìn lại chính mình cách đây ba mươi năm. Tay tôi siết chặt thành nắm.

– Chào anh chị, em là Vy – môi giới bên sàn A. Hôm nay em dẫn hai anh chị xem căn hộ tầng 17 như đã hẹn.

Tôi nuốt khan. Linh gật đầu xã giao, hoàn toàn không tỏ vẻ gì bất thường.

– Vâng, em dẫn tụi chị đi nhé.

Căn hộ được thiết kế rất đẹp – cửa sổ kính rộng, ban công nhìn ra công viên, nội thất tinh tế. Nhưng tôi chẳng cảm nhận được gì. Tôi chỉ lặng lẽ nhìn theo Vy, lưng thẳng, bước đi chậm rãi, ánh mắt luôn liếc nhìn cậu bé bên cạnh.

Thằng bé không quấy khóc. Nó chỉ đứng đó, ngậm kẹo, nhìn tôi chăm chú.

Tôi đã từng yêu Vy.

Khi đó tôi mới ra trường, còn cô ấy làm kế toán tại một văn phòng gần chỗ tôi làm việc. Chúng tôi quen nhau qua một bữa tiệc công ty, sau vài tháng thì yêu nhau. Vy dịu dàng, luôn lặng lẽ bên cạnh tôi mà không đòi hỏi. Chúng tôi đã có những tháng ngày ngọt ngào, nhưng rồi tôi nhận công việc mới ở một công ty lớn hơn, bận rộn hơn, và… tôi gặp Linh.

Linh mạnh mẽ, cá tính, thẳng thắn – khác hoàn toàn Vy. Tôi bị cuốn vào Linh như một cơn gió lạ. Tôi đã chọn Linh, chọn sự đổi thay. Còn Vy thì lặng lẽ biến mất sau một tin nhắn ngắn: “Anh không cần phải giải thích gì cả. Em hiểu rồi.”

Tôi tưởng mọi chuyện đã kết thúc ở đó.

Nhưng hôm nay, quá khứ quay về, rõ ràng như mặt kính trên ban công tầng 17.

Sau khi xem nhà, Linh bảo:

– Anh ở lại chút nhé. Em ra xe gọi điện cho bên ngân hàng hỏi thêm vài khoản vay.

Tôi gật đầu, đứng lại trong căn hộ trống. Vy cũng ở lại, thằng bé ngồi ngoan trong góc phòng.

– Em khỏe không? – Tôi hỏi khẽ.

Vy không đáp. Một lúc sau, cô mới nói, mắt không nhìn tôi:

– Em không sao. Vẫn sống được.

Tôi gật đầu, cảm giác lưng áo ướt mồ hôi.

– Thằng bé… là con anh?

Vy quay đi. Một lát sau, cô trả lời:

– Em không định nói cho anh biết. Nhưng Linh thì đã biết từ lâu. Có lẽ đó là lý do hôm nay anh được đưa đến đây.

Tôi chết lặng.

– Cô ấy biết… từ bao giờ?

– Gần ba năm trước. Lúc em chuyển hồ sơ thuê căn hộ cũ, trùng địa chỉ tạm trú trong hồ sơ trước đây anh từng đưa cho cô ấy. Cô ấy đến gặp em. Tụi em đã nói chuyện. Chỉ một lần duy nhất.

Tôi gần như không tin vào tai mình.

Vy vẫn điềm tĩnh, như đang kể một câu chuyện của ai khác:

– Linh hỏi em, thằng bé có phải con anh không. Em không trả lời. Nhưng em nghĩ, phụ nữ có trực giác riêng.

Căn phòng im ắng.

– Sao em không nói với anh? – Tôi hỏi, gần như thì thào.

Vy cúi xuống buộc lại dây giày cho con, rồi ngước nhìn tôi, ánh mắt bình thản:

– Vì khi đó anh đã chọn rồi. Em không muốn làm thay đổi quyết định đó.

Tôi cảm thấy trái tim mình như đang rơi xuống một vực sâu.

Cánh cửa bật mở. Linh quay lại, đưa cho tôi một xấp giấy.

– Đây là bảng tính lãi suất và phương án trả nợ hàng tháng. Em nghĩ anh nên xem kỹ.

Cô liếc nhanh sang Vy và cậu bé, không nói gì thêm.

Ánh mắt cô… không giận dữ. Chỉ là một nỗi mỏi mệt, dài lâu.

Tối hôm đó, khi Linh đi tắm, tôi mở điện thoại, nhìn bức ảnh vừa chụp lén của cậu bé lúc chiều.

Nó… thật sự giống tôi đến kỳ lạ.

Và tôi – lần đầu tiên sau nhiều năm – không biết mình nên bắt đầu từ đâu để làm điều đúng đắn.

“Trưởng thành không phải là khi ta biết hết mọi câu trả lời, mà là khi dám đối diện với những câu hỏi không có đáp án trọn vẹn.”

Tôi không ngủ được suốt đêm.

Linh nằm cạnh, lưng quay về phía tôi, hơi thở đều đều nhưng chẳng còn ấm áp như trước. Tôi biết cô không ngủ. Người ta có thể giả vờ ngáp, giả vờ cười, nhưng không thể giả vờ thở tự nhiên khi trong lòng đang rối như tơ vò.

Mỗi lần tôi định lên tiếng, cổ họng lại nghẹn ứ. Tôi không biết nên bắt đầu từ đâu – xin lỗi vì những sai lầm cũ? Hỏi tại sao cô biết mà không chất vấn tôi suốt bao năm? Hay cầu xin cô tha thứ cho một việc mà đến chính tôi cũng không hiểu vì sao mình đã để nó xảy ra?

Sáng hôm sau, trong bữa ăn, Linh rót cho tôi một ly cà phê như mọi ngày. Tay cô không run. Vẫn vững vàng, chỉ là không còn tình cảm.

– Em sẽ không hỏi “tại sao” – cô nói, giọng nhẹ nhưng lạnh. – Vì em hiểu rõ bản chất của anh hơn anh nghĩ.

Tôi im lặng.

– Em chỉ muốn hỏi một điều: anh có muốn nhận lại thằng bé không?

Câu hỏi đó khiến tôi như bị xé đôi.

Ngày hôm sau, tôi xin nghỉ làm buổi chiều. Tôi quay lại khu căn hộ. Vy có vẻ không ngạc nhiên khi thấy tôi.

– Anh có thể gặp con không? – Tôi hỏi.

Vy gật đầu, không nói gì.

Thằng bé đang ngồi xếp hình. Tôi ngồi xuống cạnh nó. Mất một lúc, tôi mới dám đưa tay chạm nhẹ vào vai nó.

– Con tên gì?

– Duy ạ.

– Con biết… bố là ai không?

Nó ngước lên nhìn tôi, ánh mắt trong veo nhưng không ngây ngô.

– Mẹ nói, con không có bố. Chỉ có chú thôi.

Tôi nghẹn lời. Vy ngồi từ xa nhìn, không chen vào.

– Nhưng mà… con nghĩ chú giống con. Nên chắc chú là bố. – Duy nói thêm, rồi tiếp tục chơi xếp hình, như thể đó là một nhận định đơn giản như màu của viên gạch lego.

Tôi phải quay đi, không để nước mắt trào ra trước mặt con.

Linh dọn về nhà mẹ vào cuối tuần.

Cô không đem nhiều đồ – chỉ vài bộ quần áo, một chiếc laptop, và cuốn nhật ký nhỏ của cô mà tôi từng tặng nhân dịp sinh nhật. Không có lời trách móc, không có khóc lóc.

– Anh định làm gì tiếp theo? – cô hỏi.

– Anh không biết… – Tôi đáp thật lòng. – Anh chỉ biết mình đã sai. Và giờ anh cần sửa. Không phải để xin em tha thứ. Mà để con không lớn lên như một cái bóng.

Linh im lặng. Một lúc sau, cô chỉ nói:

– Em không cần anh lựa chọn giữa hai mẹ con em và Duy. Nhưng em sẽ không ở lại để chứng kiến anh chật vật học cách làm người cha. Em mệt rồi.

Tôi bắt đầu lui về làm việc từ xa. Chiều nào cũng ghé qua căn hộ Vy thuê tạm.

Tôi học cách pha sữa, bế con, đưa đón mẫu giáo, ngồi nghe Duy kể về thế giới trong lớp – nơi có thằng Quân nghịch ngợm, cô giáo hay quên, và chiếc xe điều khiển từ xa mà nó ước được tặng vào sinh nhật lần thứ sáu.

Vy vẫn đi làm, không nói gì thêm. Cô để tôi dần dần bước vào đời sống của Duy, không vồn vã, không cản trở, nhưng cũng chẳng chờ đợi gì. Tôi biết cô không mong tôi trở lại với cô. Điều duy nhất cô quan tâm là Duy được sống tử tế và đầy đủ.

Tôi cố gắng trở thành một người cha đúng nghĩa. Nhưng cũng từ đó, tôi hiểu rằng: yêu một đứa trẻ không khó, khó là dũng cảm chịu trách nhiệm cho nó đến cùng.

Một tối muộn, khi tôi đưa Duy về nhà, Vy giữ tôi lại:

– Em định chuyển về quê. Bố em yếu rồi. Mẹ cũng cần người chăm. Em đã xin chuyển việc chi nhánh dưới đó.

Tôi như bị giáng một cú mạnh. Không phải vì tôi còn tình cảm với Vy – mà vì tôi đã quen với việc mỗi ngày có thể nhìn thấy con trai mình.

– Cho anh… một ít thời gian. – Tôi nói, giọng run.

Vy gật đầu.

Hôm đó tôi về, gọi điện cho Linh.

– Em vẫn ổn chứ?

– Ổn. Em đang xin nghỉ việc. Định qua Úc với chị gái.

Tôi ngồi phịch xuống ghế, cả thế giới chao đảo.

– Em định đi bao lâu?

– Chưa biết. Chắc là dài.

– Anh…

Tôi không nói được gì thêm.

Linh hiểu. Giọng cô không còn lạnh, mà là một sự mỏi mệt trầm tĩnh:

– Anh đã không giữ được gia đình này. Nhưng điều duy nhất anh có thể làm là làm tốt vai trò của một người cha – với cả Duy… và với đứa con mà em đang mang.

Tôi chết lặng.

– Em có bầu…? – Tôi thì thào.

– Gần hai tháng. Em biết vào đúng ngày dẫn anh đi xem nhà.

Tháng sau, Vy chuyển về quê cùng Duy.

Tôi không ngăn lại. Chỉ xin cô cho tôi được về thăm con mỗi tháng. Cô gật đầu.

Linh thì không ra đi như cô định. Cô ở lại, nhưng không còn là vợ chồng theo nghĩa đầy đủ. Cô sống ở phòng riêng, có việc riêng, và chỉ yêu cầu tôi thực hiện nghĩa vụ tài chính và đạo đức như một người cha đúng mực.

Tôi chấp nhận tất cả.

Tôi mất nhiều – tình yêu, sự tin tưởng, niềm kiêu hãnh. Nhưng đổi lại, tôi được một điều: cơ hội để trở thành một người lớn đúng nghĩa.

Hai năm sau, vào sinh nhật của Duy, tôi và Linh cùng đưa con gái nhỏ đến nhà Vy.

Duy đã biết gọi tôi là “bố” không ngập ngừng. Nó chạy đến ôm tôi chặt cứng. Nhóc em gái thì ngủ trong tay Linh, yên bình đến lạ.

Vy đứng đó, nhìn chúng tôi, ánh mắt dịu dàng như lần đầu tôi gặp cô. Nhưng giữa chúng tôi, không còn điều gì chưa rõ ràng, chưa được gọi tên nữa.

Linh đặt tay lên vai tôi, nhẹ nhàng, như một dấu chấm lặng cuối cùng cho một đoạn đời nhiều sai lầm nhưng cũng đầy tha thứ.

Ký ức không phải để chạy trốn hay lãng quên – mà là để học cách lớn lên, sau khi ta đã một lần đi lạc.

Chưng từng có trong lịch sử: Đã có kết quả hơn 6.000 hộ dân bị ghi s;;ai hóa đơn tiền điện. EVN kỷ luật hàng l;;oạt cán bộ s;;ai phạm

Về kết quả xử lý hoá đơn sai, hỏng do nguyên nhân sai chỉ số trong tháng 6.2020, đại diện EVN cho biết, có 6.271 khách hàng phải điều chỉnh lại hoá đơn, trong đó thoái hoàn do sai gây tăng cho khách hàng là 675 trường hợp.

X;;ót xa gia cảnh hai c;;háu n;;hỏ bị s;;óng c;;uốn ở Sầm Sơn: Mẹ cho đi du lịch vì được nghỉ hè, các con mới vào lớp 1 mà giờ đã…

 Trong lúc cùng mẹ tắm biển Sầm Sơn, không may 2 cháu nhỏ 6 và 7 tuổi rơi khỏi phao khiến 1 cháu mất tích, 1 cháu bất tỉnh.

Chiều 8-7, thông tin từ phường Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết lực lượng chức năng đang tổ chức tìm kiếm 1 du khách mất tích khi tắm biển trong sáng cùng ngày.

2 cháu nhỏ 6 và 7 tuổi gặp nạn khi tắm biển Sầm Sơn- Ảnh 1.

Khu vực các cháu nhỏ ra tắm biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) rồi gặp nạn

Trước đó, khoảng gần 10 giờ ngày 8-7, một nữ du khách quê xã Bình Xuyên, tỉnh Phú Thọ (đi du lịch ở Sầm Sơn) đã đưa 3 cháu nhỏ ra biển tắm. Tuy nhiên, trong lúc tắm, sóng biển đánh mạnh khiến cả 3 tuột khỏi phao.

Một cháu lớn đã bơi được vào bờ, trong khi 2 cháu nhỏ là N.N.M. (SN 2019) và N.T.K. (SN 2018) bị sóng đánh trôi ra xa.

Khi lực lượng cứu hộ tiếp cận chỉ vớt được cháu N.T.K. trong tình trạng bất tỉnh, cháu còn lại bị sóng biển cuốn mất tích. Đến chiều cùng ngày, tung tích của bé trai vẫn chưa được tìm thấy.

Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, bệnh nhi N.T.K. nhập viện trong tình trạng ngưng tim, các y bác sĩ đã nỗ lực cấp cứu trong vòng 15 phút mới thấy nhịp tim đập trở lại.

Hiện, nạn nhân đang trong tình trạng nguy kịch, bệnh viện đang lọc máu và cooling (làm lạnh não, giảm tốn thương) để cứu bệnh nhân.

Hà Nội b;ắt giữ đường dây tiêu thụ thịt lợn b;ệnh quy mô lớn. Gần 4,3 tấn thịt d;ương t;ính với virus tả lợn châu Phi! Đang chuẩn bị đưa vào quán cơm

Tối 8/7, thông tin từ Công an TP Hà Nội cho biết, Phòng Cảnh sát Kinh tế vừa triệt phá đường dây buôn bán lợn bệnh, lợn chết tại Hà Nội. Cơ quan điều tra bước đầu làm rõ, các đối tượng thu lợi hàng trăm triệu đồng, bất chấp nguy cơ dịch bệnh và sức khỏe cộng đồng.

Theo đó, qua công tác nắm tình hình địa bàn và phản ánh của người dân, Phòng Cảnh sát Kinh tế – Công an TP Hà Nội phát hiện dấu hiệu nghi vấn liên quan đến hoạt động giết mổ, tiêu thụ thịt lợn nhiễm bệnh tại xã Hòa Xá (huyện Thường Tín cũ) và tại chợ Phùng Khoang (phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm cũ). Các đối tượng hoạt động tinh vi: giết mổ ban đêm, cảnh giới nghiêm ngặt, vận chuyển thịt qua đường làng, tránh tuyến chính, sau đó trà trộn thịt lợn chết vào thịt tươi tại chợ. Bằng biện pháp nghiệp vụ, lực lượng trinh sát thu thập đủ tài liệu, chứng cứ.

Ngày 30/6 và 1/7, Phòng Cảnh sát Kinh tế đã phối hợp với Đội quản lý thị trường (QLTT) số 17, Phòng 3 Viện kiểm sát Nhân dân TP Hà Nội và Chi cục Chăn nuôi – Thủy sản và Thú y TP Hà Nội tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở giết mổ do Lê Văn Tươi (SN 1994) và Nguyễn Thị Thư (SN 1998, trú tại Thôn Đan Nhiễm, xã Khánh Hà, huyện Thường Tín) nay là xã Thường Tín, Hà Nội, điều hành.

Công an TP Hà Nội triệt phá đường dây giết mổ, tiêu thụ thịt lợn nhiễm bệnh.

Đồng thời tiến hành kiểm tra ki ốt của đối tượng Dư Đình Hợi (SN 1983, trú tại xóm Lương Sơn, thôn Đặng Giang, xã Hòa Xá, TP Hà Nội), Nguyễn Viết Chiếm (SN 1987, trú tại xóm 9, thôn Dư Xá, xã Hòa Xá, TP Hà Nội), Trương Mạnh Kiên (SN 1979, trú tại tỉnh Hưng Yên), Nguyễn Đình Thao (SN 1975, trú tại tỉnh Hưng Yên).

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện: tại cơ sở giết mổ do Lê Văn Tươi và Nguyễn Thị Thư: có 45 con lợn sống có biểu hiện nhiễm bệnh, 1.050 kg thịt lợn nguyên con đã giết mổ, 450 kg nội tạng. Tổng số hàng hóa vi phạm bị phát hiện, thu giữ là 4.300 kg, trị giá là 318.255.700 đồng.

Tại ki ốt của các đối tượng tại chợ Phùng Khoang: ki ốt của Dư Đình Hợi có tổng khối lượng thịt: 367 kg (gồm thịt ba chỉ: 91 kg, thịt mông: 79 kg, sườn: 43 kg, thịt vai: 44 kg, thịt chân giò: 15 kg, xương: 35 kg, bì lợn: 60 kg). Ki ốt của Nguyễn Viết Chiếm có tổng khối lượng thịt: 426 kg (gồm thịt ba chỉ: 159 kg, thịt mông: 140 kg, thịt vai: 35 kg, thịt đùi: 22 kg, bì lợn: 70 kg).

Ki ốt của Trương Mạnh Kiên tổng khối lượng thịt: 91 kg (gồm thịt ba chỉ: 60 kg, thịt xay: 21 kg, tim lợn: 10 kg). Ki ốt của Nguyễn Đình Thao tổng khối lượng thịt 93 kg (gồm thịt ba chỉ: 30 kg, sườn: 29 kg, thịt chân giò: 30 kg, thịt vụn: 4 kg).

Tổng số hàng hóa vi phạm bị phát hiện, thu giữ là 977 kg, trị giá: 97.927.000 đồng. Toàn bộ hàng không có giấy tờ kiểm dịch, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.

Qua đấu tranh, các đối tượng khai nhận, từ năm 2023 bắt đầu mua gom lợn ốm yếu từ các đầu nậu, trong đó có Đặng Văn Huy – người thu mua lợn bệnh tại huyện Ba Vì, Sơn Tây, Hà Nội; tỉnh Vĩnh Phúc cũ… rồi tổ chức giết mổ tại khuôn viên nhà ở. Trung bình mỗi ngày giết mổ hơn 50 con lợn, sau đó bán ra thị trường với giá khoảng 60.000 đồng/kg thịt. Cơ sở hoàn toàn không có giấy phép giết mổ, không thuộc hệ thống giết mổ được cấp phép của thành phố.

Đáng chú ý, các tiểu thương đến trực tiếp lò mổ của Tươi – Thư để chọn lợn, sau giết mổ, thịt được bán ngay cho các quầy tại các chợ đầu mối như Phía Nam, Minh Khai,… Ngoài ra, nhiều sản phẩm đã được tiêu thụ vào các nhà hàng, quán ăn trên địa bàn Hà Nội. Với thủ đoạn thu mua lợn bệnh giá rẻ từ 35.000 – 40.000 đồng/kg hơi, sau đó giết mổ bán ra từ 55.000 – 60.000 đồng/kg, các đối tượng thu lợi bất chính hàng tháng khoảng 70–80 triệu đồng.

Tại chợ Phùng Khoang, các đối tượng khai nhận, mua lợn chết của các đối tượng tại khu vực huyện Ứng Hòa, huyện Mỹ Đức (cũ), TP Hà Nội hoặc tỉnh Hòa Bình (cũ), nay là tỉnh Phú Thọ với giá khoảng 20.000 đồng/kg rồi mang về tập kết tại nhà riêng.

Các đối tượng tiến hành mổ phanh và sử dụng ô tô tải vận chuyển lợn ra khu vực ki ốt tại chợ Phùng Khoang để tiêu thụ. Tại ki ốt của các đối tượng tiến hành sơ chế lợn đã mổ thành từng bộ phận riêng (đầu, vai, đùi, bụng…) rồi trực tiếp bán cho khách hàng. Trong đó chủ yếu bán cho những người có ki ốt bán thịt lợn khác tại chợ Phùng Khoang với giá 40.000 đồng/kg, sau đó lại tiếp tục được bán giá 50.000 – 70.000 đồng/kg cho khách hàng cá nhân và các cửa hàng ăn, quán cơm bình dân, cơm văn phòng trên địa bàn TP Hà Nội.

Theo kết quả xét nghiệm cho thấy các mẫu thịt và nội tạng dương tính với virus dịch tả lợn Châu Phi.

Kết quả xét nghiệm cho thấy các mẫu thịt và nội tạng dương tính với virus dịch tả lợn Châu Phi (ASF) – một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, sản phẩm từ lợn mắc bệnh không được phép sử dụng làm thực phẩm và buộc phải tiêu hủy theo quy định pháp luật.

Ngày 2 và 3/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP Hà Nội đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp và quyết định tạm giữ hình sự đối với: Lê Văn Tươi và Đặng Văn Huy, Nguyễn Viết Chiếm, Dư Đình Hợi.

Bên cạnh đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội đã chủ động phối hợp chặt chẽ với Phòng 3 – Viện kiểm sát Nhân dân TP Hà Nội trong quá trình thu thập, kiểm tra, đánh giá toàn diện các tài liệu, chứng cứ có liên quan.

Ngày 8/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội “Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm” theo quy định tại Điều 317 Bộ luật Hình sự. Đồng thời, tiếp tục mở rộng điều tra, truy xét để làm rõ chuỗi tiêu thụ thịt bẩn ra thị trường.

Đại diện Phòng Cảnh sát Kinh tế – Công an TP Hà Nội cho biết: vụ án cho thấy tính chất nghiêm trọng, hành vi coi thường pháp luật, coi nhẹ sức khỏe cộng đồng để trục lợi. Cơ quan công an đang tiếp tục mở rộng điều tra, xác minh các đối tượng liên quan khác và làm rõ chuỗi tiêu thụ thịt bệnh ra thị trường.

Đồng thời, khuyến cáo người dân chỉ nên mua thịt có nguồn gốc, dấu kiểm dịch rõ ràng; đồng thời tố giác các hành vi giết mổ, kinh doanh thịt không đảm bảo an toàn thực phẩm để cùng chung tay bảo vệ sức khỏe cộng đồng.