Home Blog

Vụ x-ô x-át tại photobooth Hà Nội: Người nhận là nữ du khách Hàn lên tiếng xin lỗi, nói nguyên nhân dẫn đến hành vi 👇

Vụ việc hai người phụ nữ Hàn Quốc hành hung hai cô gái Việt Nam tại một tiệm chụp ảnh tự động (photo booth) ở Hà Nội đang thu hút sự chú ý của cộng đồng.

Mới đây, sự việc hai nữ du khách Hàn Quốc có xảy ra xô xát với hai cô gái Việt tại một quán photo booth ở Mễ Trì, phường Từ Liêm (Hà Nội) đã khiến cộng đồng mạng không khỏi xôn xao.

Vụ xô xát tại photobooth Hà Nội: Người nhận là nữ du khách Hàn lên tiếng xin lỗi, nói nguyên nhân dẫn đến hành vi- Ảnh 1.

Hình ảnh được camera an ninh ghi lại

Theo chia sẻ trên mạng xã hội, vào hơn 21 giờ tối ngày 11/7 vừa qua, hai cô gái người Việt đi chụp hình tại quán photo booth. Dù đã thanh toán và đang chụp trong khung giờ cho phép, hai cô gái vẫn bị du khách Hàn Quốc đứng ngoài mắng chửi cũng như thúc giục chụp nhanh.

Sau một thời gian lời qua tiếng lại, một trong hai người phụ nữ Hàn Quốc đã đánh vào tay và xô xát với cô gái người Việt. Bất chấp việc có một số người xung quanh can ngăn, nữ du khách Hàn Quốc vẫn không có ý định dừng tay. Toàn bộ quá trình này đã được camera an ninh trong quán ghi lại.

Vụ xô xát tại photobooth Hà Nội: Người nhận là nữ du khách Hàn lên tiếng xin lỗi, nói nguyên nhân dẫn đến hành vi- Ảnh 2.

Khi vụ việc lan truyền, một bài đăng được cho là của một trong hai du khách Hàn đã được đăng tải trên mạng xã hội. Theo đó, người này giải thích rằng, vào thời điểm đó, cô đang trong tình trạng say rượu. Cho rằng nhóm của cô gái Việt Nam đã ở trong buồng chụp quá lâu nên mới có hành động như trên. Đồng thời, người này cũng cho hay bản thân đã thoả thuận với nạn nhân và đồng ý bồi thường số tiền là 6 triệu đồng, bao gồm cả chi phí điều trị.

Tuy nhiên, cho đến tối ngày 14/7, trên trang cá nhân của mình, cô gái Việt Nam tên P.T.T. cho biết bản thân chưa từng thỏa thuận bất cứ điều gì với tiệm ảnh hay cả hai nữ du khách Hàn Quốc.

“Hiện tại mình và bạn mình cũng không muốn sự việc bị đẩy đi xa hơn; cả hai cũng đã ổn định hơn về mặt tinh thần và cần quay trở lại công việc.

Mình cũng muốn làm rõ về những tin đồn cho rằng mình đã nhận tiền từ cửa hàng. Thực tế là cửa hàng cũng như bạn nữ Hàn Quốc hoàn toàn không đề cập đến việc bồi thường hay bất kỳ khoản tiền nào.”

Vụ xô xát tại photobooth Hà Nội: Người nhận là nữ du khách Hàn lên tiếng xin lỗi, nói nguyên nhân dẫn đến hành vi- Ảnh 3.

Trước làn sóng phẫn nộ từ dư luận, đại diện thương hiệu Photoism – tiệm ảnh được cho là nơi xảy ra sự việc đã lên tiếng. Trong thông báo chính thức, đơn vị này bày tỏ “sự tiếc nuối và quan ngại sâu sắc” trước vụ xô xát xảy ra ngày 11/7 tại cửa hàng ở Hà Nội, đồng thời nhấn mạnh rằng an toàn và trải nghiệm tích cực của khách hàng, không phân biệt quốc tịch, độ tuổi hay giới tính.

Photoism cho biết, ngay sau khi sự việc xảy ra, nhân viên cửa hàng đã nhanh chóng đảm bảo an toàn hiện trường, báo cáo sự việc đến cơ quan công an, đồng thời hỗ trợ và hướng dẫn khách hàng liên quan thực hiện các bước cần thiết.

Vụ xô xát tại photobooth Hà Nội: Người nhận là nữ du khách Hàn lên tiếng xin lỗi, nói nguyên nhân dẫn đến hành vi- Ảnh 4.

Ngày 15/7, Công an phường Từ Liêm (TP Hà Nội) đang phối hợp với lực lượng chức năng kiểm tra, xác minh thông tin vụ việc. Hiện sự việc vẫn đang thu hút sự chú ý của dư luận trong và ngoài nước.

Nguồn: Moneytime.kr

Vụ 208.000 đồng một ổ bánh mỳ: Cảng hàng không Nội Bài báo cáo gì?

Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài (Hà Nội) vừa có văn bản báo cáo Cục Hàng không về thông tin phản ánh giá một ổ bánh mỳ tại sân bay này có giá 208.000 đồng

Theo Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài, liên quan đến thông tin báo chí phản ảnh một ổ bánh mỳ tại sân bay có giá 7,9 USD (khoảng 208.000 đồng), ngày 10/7, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài đã phối hợp với Cảng vụ hàng không miền Bắc xác minh vụ việc.

” Sản phẩm này thuộc cửa hàng Bigbowl tại khu vực cách ly tầng 3 Nhà ga T2, là cửa hàng thương hiệu nổi tiếng tại các sân bay lớn tại Việt Nam và đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Sản phẩm cụ thể là bánh mỳ kẹp thịt heo xá xíu được sử dụng nguyên liệu thịt heo nhập khẩu từ Brazil, trọng lượng khoảng 200gram. Giá bán sản phẩm được cửa hàng niêm yết đầy đủ, công khai, dễ nhận biết tại quầy theo đúng quy định hiện hành.

Ngoài sản phẩm trên, cửa hàng còn cung cấp các loại bánh mỹ khác với mức giá từ 2,1 USD trở lên nhằm phục vụ đa dạng nhu cầu tiêu dùng của hành khách “, văn bản của Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài nêu.

Cũng theo đơn vị này, tại nhà ga T2, hiện có 24 quầy hàng đang hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát với đa dạng các sản phẩm, adịch vụ từ hàng hoá thiết yếu theo quy định (mỳ ăn liền, bánh mỳ không bổ sung thêm thực phẩm…) đến các sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng (các loại phở, các loại bánh mỳ, bánh ngọt, cơm…).

Giá bán các sản phẩm, dịch vụ được niêm yết công khai từ 20.000 đồng tại khu vực công cộng và từ 1,5 USD/sản phẩm tại khu vực cách ly. Các đơn vị cung cấp dịch vụ phi hàng không tại cảng đều tuân thủ quy định của Nhà nước về hàng hoá thiết yếu, đảm bảo chất lượng dịch vụ về nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá đồng thời thực hiện việc niêm yết giá đầy đủ, công khai và minh bạch theo quy định.

” Cảng hàng không quốc tế Nội Bài cam kết luôn tuân thủ các quy định của pháp luật trong công tác quản lý, khai thác và cung cấp dịch vụ tại cảng đảm bảo chất lượng dịch vụ phục vụ hành khách “.

Vụ 208.000 đồng một ổ bánh mỳ: Cảng hàng không Nội Bài báo cáo gì?- Ảnh 1.

Chiếc bánh mì tại sân bay Nội Bài có giá 208.000 đồng mà một hành khách đã mua. (Ảnh: Dân Trí).

Trước đó, trả lời phỏng vấn Báo Điện tử VTC News, đại diện Cảng vụ hàng không miền Bắc cũng giải thích: Giá dịch vụ hàng hóa tại sân bay Nội Bài thường cao hơn hẳn bên ngoài là do các đơn vị, cửa hàng phải tính toán cấu thành giá cả, dựa trên mọi chi phí mà chủ cửa hàng, doanh nghiệp phải chi gồm: Giá cốt sản phẩm, chi phí thuê kho bãi, logistics, thuê địa điểm, mặt bằng kinh doanh, đầu tư gian hàng, nhân công, điện, nước…

“Kết quả xác minh cho thấy, tại các quầy bán hàng đều có niêm yết giá từ 5 – 8,2 USD tuỳ loại, tương đương từ 132.000 – 216.000 đồng/ổ bánh mỳ theo tỷ giá ngày 5/7, trong đó có bánh mỳ nhân thịt heo mà báo chí phản ánh có giá 7,9 USD. Các mặt hàng đều niêm yết rõ ràng bằng đồng hoặc USD, dễ nhìn, không gây hiểu lầm cho hành khách”, vị đại diện này cho biết.

Tuy nhiên, trước thực trạng này, các chuyên gia cho rằng Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cần minh bạch, công khai chi phí thuê mặt bằng tại các sân bay vừa để rộng đường dư luận, vừa để các dịch vụ trong sân bay không thể lấy cớ giá mặt bằng quá cao để “tát nước theo mưa”, bắt chẹt hành khách.

” Khi thông tin chưa chi tiết, cụ thể, công khai thì nguy cơ còn có tình trạng mập mờ, “làm giá” với người mua “, một chuyên gia cảnh báo.

Chồng tôi nuôi một cô nhân tình ở bên ngoài, anh ta giấu giếm, sợ tôi biết. Nhưng anh ta đâu ngờ, cô gái đó vì muốn được danh chính ngôn thuận mà đã tìm đến và đang ngồi đối diện tôi.

“Chồng tôi nuôi một cô nhân tình ở bên ngoài, anh ta giấu giếm, sợ tôi biết.
Nhưng anh ta đâu ngờ, cô gái đó vì muốn được danh chính ngôn thuận mà đã tìm đến và đang ngồi đối diện tôi.
Lúc này tôi mới vỡ lẽ, mấy chục năm tương thân tương ái, anh ta đã không còn yêu tôi nữa.
Nếu còn yêu, làm sao có sự phản bội?”

Tôi tên là Hương, 52 tuổi, giáo viên về hưu. Tôi và chồng – anh Thành – đã bên nhau hơn 27 năm, có một con trai lớn đang làm việc ở nước ngoài. Những tưởng ở độ tuổi này, tôi có thể an nhàn tận hưởng tuổi già bên người bạn đời đã cùng mình đi qua bao sóng gió. Nhưng hóa ra, sóng gió thực sự chỉ mới bắt đầu.

Cô gái ngồi trước mặt tôi khoảng ngoài ba mươi, son phấn kỹ càng, ăn mặc sang trọng nhưng không hề lố lăng. Thái độ của cô ta không hỗn, cũng không sợ sệt. Cô ta không đến để xin lỗi. Cô ta đến để tuyên chiến.

“Cháu xin lỗi vì đến đường đột. Nhưng cháu nghĩ cô có quyền biết sự thật. Cháu và chú Thành đã qua lại gần hai năm. Cháu không còn muốn sống lén lút nữa.”

Tôi ngồi đó, như bị ai đó vả vào mặt. Lặng thinh. Cổ họng đắng chát. Mọi câu chữ cô ta nói ra như từng nhát dao. Không một giọt nước mắt nào rơi. Đau đến mức không khóc nổi.

Tôi nhớ lại cách đây vài tháng, Thành bắt đầu có những thay đổi nhỏ. Anh hay ra ngoài buổi tối, nói là đi tiếp khách, gặp bạn cũ. Điện thoại thì lúc nào cũng kè kè, cài mật khẩu. Anh không còn chú ý đến những điều nhỏ nhặt trong nhà, không hỏi tôi có ngủ ngon không, không còn hay nhắc chuyện hồi còn trẻ như trước.

Tôi đã nghĩ là do tuổi tác, là do công việc khiến anh mệt mỏi. Tôi không nghi ngờ gì cả, vì chưa bao giờ trong suốt hai mươi mấy năm, anh để tôi phải bận lòng về lòng chung thủy. Nhưng tôi sai rồi.

Cô gái đó tên là Ngọc. Cô ta kể nhiều hơn tôi muốn nghe. Họ gặp nhau trong một chuyến công tác ở Đà Nẵng. Cô là nhân viên lễ tân khách sạn, sau đó chuyển ra Hà Nội làm trong một công ty nội thất, rồi “vô tình” gặp lại anh. Và họ bắt đầu “thương nhau” từ đó.

“Chú Thành nói chú không hạnh phúc. Rằng cô sống trong quá khứ, cô chỉ quan tâm đến con trai, không còn quan tâm đến chú ấy. Chú ấy cảm thấy cô đã hết yêu chú ấy.”

Tôi nhìn cô ta, cố giữ bình tĩnh. “Và cháu tin tất cả những gì anh ấy nói?”

Cô ta cười nhạt. “Cháu yêu chú ấy. Cháu không muốn là người thứ ba mãi. Nếu chú ấy không dứt khoát, cháu sẽ buông. Nhưng cháu tin, chú sẽ chọn cháu.”

Lần đầu tiên trong đời, tôi cảm thấy mình già. Không phải vì tuổi tác, mà vì bị thay thế. Tôi đã sống tử tế, tận tụy, vun vén gia đình, hy sinh sự nghiệp để chăm lo cho chồng con. Nhưng điều đó chẳng còn ý nghĩa gì khi một người đàn ông không còn yêu bạn.

Buổi gặp kết thúc trong im lặng. Tôi không phản ứng. Không khóc, không đánh ghen, không làm ầm lên. Tôi chỉ lặng lẽ về nhà. Căn nhà như mọi ngày – gọn gàng, sạch sẽ, yên tĩnh – nhưng giờ đây sao thấy lạnh lẽo đến lạ.

Tối đó, tôi vẫn nấu cơm như thường. Khi Thành về, tôi hỏi:

“Anh ăn không? Em nấu cá kho.”

Anh lưỡng lự. “Ừ, để anh tắm rồi ra.”

Tôi nhìn bóng anh khuất sau cửa phòng tắm, và chợt thấy mọi thứ không còn thật nữa. Người đàn ông đó, từng là người tôi yêu say đắm, người tôi chờ đợi trong những ngày anh đi công tác, người tôi từng viết những bức thư tay dài cả trang – nay đang phản bội tôi từng ngày, từng giờ.

Tôi không nói gì tối hôm đó. Tôi chưa đủ sức. Nhưng tôi đã bắt đầu viết đơn ly hôn. Tôi không làm vì tức giận. Tôi làm vì tôi biết, nếu còn ở lại, tôi sẽ hóa thành cái bóng sau lưng anh ta – lặng lẽ, nhẫn nhịn, và không còn là chính mình.

Sáng hôm sau, tôi để đơn ly hôn trên bàn ăn, ngay cạnh tách cà phê anh vẫn hay uống mỗi sáng. Không ghi lời nào, chỉ có tờ đơn, ký sẵn tên tôi.

Khi anh đi ra, mặc sơ mi trắng, chỉnh chu như mọi ngày, tôi vẫn đang rửa chén. Anh thấy tờ giấy, đứng lặng một lúc lâu. Cuối cùng anh cầm lên, đọc chậm rãi từng chữ.

“Em… thật sự muốn vậy à?” – anh hỏi.

Tôi quay lại nhìn anh. Mắt tôi ráo hoảnh. Không oán trách. Chỉ có một sự mỏi mệt kéo dài.

“Em đã gặp cô ấy. Chính cô ấy tìm đến em. Em không cần anh phải phủ nhận gì cả. Em không làm ầm lên, không khóc lóc, không đánh ghen. Nhưng em không còn muốn tiếp tục sống như một người vợ mà không còn được yêu thương.”

Anh đặt đơn xuống bàn, ngồi xuống ghế, đan hai tay vào nhau. “Anh xin lỗi. Anh thật sự không nghĩ mọi chuyện đến mức này. Anh… anh sai rồi.”

Tôi thở dài. “Nếu anh còn yêu em, anh đã không để cô ta tồn tại. Anh đã để em phải ngồi đối diện với nhân tình của anh trong chính ngôi nhà này, trong vai một người vợ bị thương hại.”

Anh nhìn tôi như thể vừa hiểu ra điều gì đó, nhưng không biết nói gì thêm. Chúng tôi ngồi trong im lặng. Bao nhiêu năm sống cùng nhau, hôm nay lại không còn lời nào để chia sẻ.

Ba ngày sau, anh không ký. Cũng không nói lời nào. Anh dọn sang ở tạm nhà bạn, nói là “để em có không gian suy nghĩ”. Nhưng tôi biết, anh đang cần thời gian để lựa chọn giữa chúng tôi.

Tôi không chờ.

Tôi dọn lại phòng, vứt đi những thứ không cần giữ. Từng tấm ảnh cưới, từng món quà kỷ niệm, tôi xếp gọn vào một chiếc hộp. Không phải vì tôi muốn quên, mà vì tôi cần chừa chỗ cho một cuộc đời mới.

Tôi đăng ký tham gia một lớp vẽ tại trung tâm văn hóa quận – thứ tôi từng ao ước làm từ lâu nhưng luôn gác lại vì “bận chăm lo gia đình”.

Tôi cắt tóc ngắn. Một thay đổi nhỏ, nhưng khi nhìn vào gương, tôi thấy một người phụ nữ khác – vẫn là tôi, nhưng không còn là người phụ nữ cam chịu của vài tuần trước.

Một buổi chiều, tôi nhận được cuộc gọi từ Ngọc – cô nhân tình của chồng tôi. Cô ta nói:

“Cô Hương, cháu xin lỗi nếu cháu đã gây tổn thương. Nhưng… cháu nghĩ chú Thành sẽ quay về với cô.”

Tôi không ngạc nhiên. “Vậy sao?”

Ngọc chần chừ, rồi nói tiếp: “Cháu cứ nghĩ nếu mình cố gắng, thì sẽ được yêu thật lòng. Nhưng cháu nhận ra, một người đàn ông sẵn sàng phản bội một người phụ nữ vì mình… rồi cũng sẽ sẵn sàng phản bội mình vì một người khác.”

Tôi cười nhẹ. Không phải mỉa mai. Là một nụ cười buồn của người từng trải.

“Cô không ghét cháu. Cháu còn trẻ, còn thời gian để hiểu. Nhưng nếu cháu nghĩ tình yêu chỉ cần chiếm được là xong… thì sẽ rất mệt mỏi.”

Ngọc không nói gì thêm. Chúng tôi cúp máy.

Tối hôm đó, Thành trở về.

Anh không mang theo va li, không có hoa, không có nước mắt. Chỉ đứng ở cửa, hỏi tôi:

“Anh… có thể vào không?”

Tôi không trả lời. Chỉ bước ra hiên, kéo ghế, ngồi đối diện anh.

Anh ngồi xuống, mắt thâm quầng. “Anh đã suy nghĩ rất nhiều. Anh sai. Nhưng em có thể cho anh một cơ hội… để chuộc lỗi không?”

Tôi nhìn anh. Người đàn ông từng là cả thế giới của tôi – giờ đây là một người lạ đang gõ cửa trái tim tôi lần nữa.

Tôi nói chậm rãi:

“Tha thứ không khó. Nhưng tin tưởng lại, thì khó lắm anh ạ.”

Anh cúi đầu. Tôi nói tiếp:

“Em không biết tương lai thế nào. Nhưng bây giờ, em cần sống cho em. Em không muốn sống một cuộc đời dựa vào cảm xúc của người khác. Em sẽ không ký lại đơn ly hôn… nhưng em cũng không đảm bảo rằng em sẽ còn là người vợ như trước đây.”

Anh ngẩng lên. “Anh hiểu.”

Tôi đứng dậy. “Anh có thể về lại nhà. Nhưng không phải để tiếp tục như cũ. Mà là để bắt đầu lại – nếu cả hai cùng muốn.”

Anh gật đầu. Lần đầu tiên trong nhiều năm, tôi thấy ánh mắt anh đầy sự biết ơn.

Cuộc hôn nhân của chúng tôi không kết thúc, nhưng cũng không còn như xưa. Tôi không còn là người phụ nữ chỉ sống vì chồng, vì con. Tôi học vẽ, tôi đi du lịch với nhóm bạn già, tôi bắt đầu viết lách – những điều tưởng như quá muộn, nhưng thực ra chưa bao giờ là muộn.

Phản bội là một cú đánh đau. Nhưng nếu bạn vượt qua, bạn sẽ thấy: thứ quý giá nhất, không phải là giữ được một người đàn ông – mà là giữ được chính mình.

Tìm thấy rồi : TP HCM Học sinh lớp 10 m;ất t;ích gần 1 tháng đã được ch;uộc về từ Campuchia

Ngày 15/7, bà Bùi Thị Ngọc Bình (SN 1978, cư trú đường Trần Văn Ơn, phường Tân Sơn Nhì, TP Hồ Chí Minh) cho biết, rạng sáng cùng ngày, con trai bà là Nguyễn Văn B. (SN 2009, mất tích từ ngày 22/6 đến nay) đã được gia đình bà chuộc về từ Campuchia…

Theo bà Bình, hai ngày trước đó, gia đình bà nhận được cuộc điện thoại lạ từ số 034567…. yêu cầu phải chuyển khoản 200 triệu đồng trước (trong tổng số tiền 285 triệu đồng phải chi trả) để chuộc con trai bà từ Campuchia về. Do nghi ngờ, chưa xác định được thực hư nên bà Bình đã hỏi lại nhiều lần khiến đối tượng này tỏ ra giận dữ: “Mày nói thế thì thôi, khỏi chuộc. Tao báo ông chủ bán nó đi…”.

Học sinh lớp 10 ở TP Hồ Chí Minh mất tích đã được chuộc về từ Campuchia  -1
Hình ảnh cháu Nguyễn Văn B. tại Campuchia do các đối tượng chụp gửi về cho vợ chồng bà Bình.

Sau đó ít giờ, đối tượng này lại tiếp tục nhắn tin với lời lẽ đe dọa: “Mày thích báo Công an hả. Từ giờ tới chiều mà mày không chuyển đủ 200 triệu, thì mày đừng mong và hy vọng gặp lại con trai của mày nữa. Bên ông chủ tao nói, nếu mà trong chiều nay mày không chuyển tiền chuộc nó về thì sẽ không còn cơ hội để về nữa”.

Do lo sợ đến an nguy của con trai nhưng một mặt cũng nghĩ đến khả năng bị lừa đảo do đối tượng yêu cầu chuyển tiền trước, nên gia đình bà Bình đã nhờ chỉ dẫn các mối quan hệ trên mạng để biết một người đàn ông tên S. ở Long An (cũ) có thể liên hệ trực tiếp với số điện thoại lạ kia để thỏa thuận việc chuộc con trai bà Bình về…

Sau khi, người đàn ông kia kết nối được với đối tượng lạ và gia đình bà Bình đã hỏi vay mượn được số tiền 200 triệu đồng của người em gái và chính người em gái này đã chuyển khoản cho đối tượng lạ. Sau đó, chính người đàn ông tên S. đã trực tiếp theo dõi việc các đối tượng cho xe ô tô chở con trai bà Bình từ Campuchia về Long An (cũ)…

Học sinh lớp 10 ở TP Hồ Chí Minh mất tích đã được chuộc về từ Campuchia  -0
Những tin nhắn đe dọa bà Bình phải chuyển tiền chuộc con.

Theo bà Bình, theo định vị của các đối tượng gửi cho gia đình bà cho thấy con trai bà được đưa từ khu vực biên giới Campuchia giáp với Thái Lan trên xe ô tô và gần như suốt quãng đường 600-700km xe không dừng nghỉ lâu ở đâu và con trai bà cũng không được ăn uống hay xuống xe dọc đường…

“Tôi và em chồng đã đi xuống Long An chờ đón con từ lúc 10h trưa hôm qua (tức ngày 14/7) cho đến mãi hơn 24h đêm cùng ngày tôi mới đón được con mình. Vừa thấy con là hai mẹ con ôm nhau khóc và con tôi trong tình trạng gần như hoảng loạn, sợ hãi…”, bà Bình chia sẻ.

Học sinh lớp 10 ở TP Hồ Chí Minh mất tích đã được chuộc về từ Campuchia  -0
Định vị nơi cháu B. được đưa từ Campuchia về…

Ngay sau đó, bà Bình đã cùng em chồng đưa con trai mình về trong đêm, đến nhà TP Hồ Chí Minh khoảng hơn 2h30 sáng 15/7. “Lúc trên xe về nhà, con tôi cứ nằm run cầm cập. Về đến nhà do quá mệt mỏi, sợ hãi, con trai tôi đã thiếp đi ngay sau đó, nhưng tôi phải ôm con suốt vì cháu liên tục mê sảng, la lớn: “Con xin chú đừng đánh con…”, bà Bình nghẹn ngào.

Hiện tại cho đến sáng 15/7, vợ chồng bà Bình chưa dám hỏi con trai mình điều gì về các diễn tiến sự việc đã xảy ra vì thấy con trai mình vẫn còn mê mệt, hoảng sợ. Tuy nhiên, theo suy đoán của bà Bình thì thời gian qua do ở nhà nghỉ hè, con trai bà đã chơi game nhiều và kết nối với một số đối tượng trên mạng. Sau đó, hai bên đã liên hệ và hẹn gặp nhau để giao lưu, kết bạn, nhưng không ngờ sau khi lên xe taxi công nghệ, con trai bà Bình đã bị đưa thẳng qua biên giới Campuchia…

Học sinh lớp 10 ở TP Hồ Chí Minh mất tích đã được chuộc về từ Campuchia  -3
Mẹ con bà Bình lúc đã về đến nhà.

Theo các thông tin từ những người liên quan, thì sau khi bị đưa qua Campuchia, do tuổi còn khá nhỏ và không biết lừa đảo theo yêu cầu của các đối tượng tại đây nên cháu B. đã bị bán qua nhiều khu, bị đánh đập, tra tấn, chích điện…

“Dù mất nhiều tiền, nhưng gia đình tôi cũng đã giải cứu được con trai của mình về nhà, thật sự chúng tôi rất cảm ơn những người đã hết lòng giúp đỡ gia đình tôi…”, bà Bình chia sẻ.

Trước đó, như Báo CAND đã thông tin, cuối tháng 6 vừa qua, cháu Nguyễn Văn B. vừa học xong năm học lớp 10 đang trong thời gian nghỉ hè thì đột nhiên B. mất tích vào ngày 22/6. Nhà bà Bình đã gọi điện, nhắn tin cho số điện thoại của con và đi tìm nhiều nơi đều không thấy B. đâu và không liên lạc được với con. Tới khi xem nhờ camera hàng xóm thì nhà bà Bình thấy hình ảnh con trai đã lên một chiếc taxi công nghệ vào buổi sáng 22/6 và sau đó không còn thấy tung tích nữa…

Niềm vui của người mua vàng trước thông tin mới

(PLO)- Thông tin bất định liên tục tiếp thêm năng lượng cho vàng, người mua vàng nhiều khả năng thu được lợi nhuận trong dài hạn.

Giá vàng thế giới hôm nay (15-7) đã có cú tăng tốc lên 3.375 USD/ounce, tương đương 107,4 triệu đồng/lượng. So với phiên hôm qua, vàng đã tăng gần 1 triệu đồng/lượng.

Theo giới phân tích, giá vàng tăng mạnh vì nhiều thông tin bất định đang xuất hiện. Đó là việc ông Trump có những động thái đảo chiều liên quan xung đột Nga và Ukraine. Thuế quan của ông Trump làm tăng nguy cơ đình lạm (tăng trưởng trì trệ, lạm phát cao) ở Mỹ và làm suy giảm sức mạnh của đồng USD.

Giá vàng liên tiếp lập đỉnh, chuyên gia dự báo còn tiếp tục tăng

Nếu đồng USD tiếp tục suy yếu sẽ kích hoạt lực mua mạnh của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu nhằm đa dạng hóa dự trữ ngoại hối. Khi đó, giá vàng sẽ tiếp tục tăng cao.

Cuộc khảo sát gần đây của Hội đồng vàng thế giới (WGC) với 73 ngân hàng trung ương cho thấy 95% đánh giá vàng sẽ đóng một vai trò quan trọng, với 50% có ý định bổ sung thêm vàng vào dự trữ của họ trong 12 tháng tới.

Hội đồng vàng thế giới đánh giá việc giá vàng tiếp tục củng cố quanh mức 3.300 USD cho thấy thị trường vẫn đang chờ đợi sự rõ ràng về lãi suất và chính sách thương mại.

Dù vậy, giá vàng đã tăng gần 26% từ đầu năm đến nay và đó là một mức tăng rất mạnh so với mức lợi nhuận hàng năm dự kiến gần 8%.

Theo Gold Price, người mua vàng vẫn đang có lợi nhuận trong giai đoạn hiện nay. Hiện người mua vàng và nắm giữ trong vòng 6 tháng qua đang lãi đến 637 USD/ounce, tương đương 21 triệu đồng/lượng.

PHƯƠNG MINH

Chia buồn với bà con Hà Nội

Sáng 15/7, chỉ số AQI tại Hà Nội lên tới 152, báo động đỏ về ô nhiễm không khí. Quan sát từ trên cao cho thấy nhiều khu vực ở Hà Nội bị bao phủ bởi lớp sương mù dày đặc lẫn bụi mịn.

Theo dữ liệu từ hệ thống quan trắc không khí IQAir vào lúc 7h30 sáng 15/7, Hà Nội ghi nhận chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở mức 152 – ngưỡng “không lành mạnh” theo phân loại màu đỏ. Với mức này, Thủ đô đứng thứ 5 trong số 126 thành phố ô nhiễm nhất thế giới thời điểm đó.

Hà Nội báo động đỏ về ô nhiễm không khí: Lọt top 5 thành phố có không khí xấu nhất thế giới- Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Tại khu vực phường Tây Hồ, trạm quan trắc ghi nhận chỉ số cao nhất lên đến 198, cũng nằm trong vùng đỏ, tiệm cận ngưỡng rất xấu.

So với Hà Nội, TP.HCM có mức độ ô nhiễm thấp hơn, xếp hạng 22 toàn cầu với chỉ số AQI là 77 – thuộc ngưỡng màu vàng, tức “trung bình”. Cần lưu ý rằng các số liệu này có thể thay đổi theo thời điểm, do ảnh hưởng của giờ cao điểm, hoạt động giao thông và sản xuất tại từng địa phương.

Tại Việt Nam, theo VN Air – Ứng dụng cung cấp thông tin chất lượng môi trường không khí trên smartphone do Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, khu vực ô nhiễm nhất cả nước tính đến thời điểm 7h30 sáng 15/7/2025 thuộc về thành phố Hà Nội với chỉ số AQI ở mức 105, màu cam “không tốt cho nhóm nhạy cảm.”

Cũng theo VN Air, chỉ số chất lượng không khí tốt nhất trên cả nước thuộc về phường Cẩm Phả (tỉnh Quảng Ninh) với chỉ số chất lượng không khí màu xanh lá, ở mức 12 – Tốt.

Theo ghi nhận của chúng tôi, trong sáng ngày 15/7, quan sát từ trên cao một số khu vực ở Hà Nội đặc quánh sương mù và bụi mịn.

Hà Nội báo động đỏ về ô nhiễm không khí: Lọt top 5 thành phố có không khí xấu nhất thế giới- Ảnh 2.

Một góc Hà Nội chìm trong lớp sương mù pha bụi mịn, tòa nhà cao tầng mờ ảo như biến mất giữa trời sáng

Hà Nội báo động đỏ về ô nhiễm không khí: Lọt top 5 thành phố có không khí xấu nhất thế giới- Ảnh 3.

Những công trình cao tầng phía xa gần như biến mất, chỉ còn lờ mờ hiện bóng sau lớp sương mờ và bụi mịn

Hà Nội báo động đỏ về ô nhiễm không khí: Lọt top 5 thành phố có không khí xấu nhất thế giới- Ảnh 4.

Lớp sương mù bụi mịn bao phủ, biến thủ đô thành bức tranh xám xịt giữa mùa hè oi bức

Hà Nội báo động đỏ về ô nhiễm không khí: Lọt top 5 thành phố có không khí xấu nhất thế giới- Ảnh 5.
Với các mức AQI từ 151 đến 200, các chuyên gia y tế cảnh báo người dân nên hạn chế ra ngoài nếu không thực sự cần thiết. Trong trường hợp buộc phải di chuyển, người dân cần đeo khẩu trang đạt chuẩn, tránh vận động mạnh và ưu tiên di chuyển trong khung giờ có chỉ số AQI thấp hơn, thường là vào đầu buổi chiều.

Đối với các nhóm nhạy cảm, người dân nên đóng kín cửa nhà, hạn chế mở cửa sổ, sử dụng máy lọc không khí và theo dõi diễn biến chất lượng không khí hằng giờ để có điều chỉnh phù hợp.

Theo doisongphapluat.nguoiduatin.vn

Th;iế;u n;ữ 15t cố thủ trên tầng 11 của BV Bạch Mai khai nhận tất cả sự thật, tội nghiệp em 👇👇

Gần 3 giờ kiên trì tiếp cận, trấn an tâm lý, lực lượng cứu nạn cứu hộ đã vận động thuyết phục thành công cháu gái từ bỏ ý định tự tử tại Bệnh viện Bạch Mai.

Khoảng gần 16g ngày 14/7, Trung tâm Thông tin chỉ huy Công an Thành phố nhận tin báo một cháu gái khoảng 15 – 16 tuổi đang đứng tại tầng thượng tòa nhà K1, Bệnh viện Bạch Mai với ý định tự tử.

Nạn nhân đứng trên nóc tòa nhà K1 với ý định tự tử. Ảnh Công an Hà Nội.

Nạn nhân đứng trên nóc tòa nhà bệnh viện với ý định tự tử – Ảnh: Công an cung cấp.

Ngay sau đó, Trung tâm Thông tin chỉ huy đã điều động lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an Thành phố, Công an phường Kim Liên đến hiện trường.

Tại hiện trường, lực lượng công an đã phối hợp chính quyền, người dân và y, bác sĩ bệnh viện tiếp cận, trấn an tâm lý, vận động thuyết phục cháu gái từ bỏ ý định tự tử.

Đồng thời, bố trí đệm hơi dưới chân tòa nhà để phòng ngừa tình huống xấu có thể xảy ra.

Đội cứu hộ bố trí đệm hơi dưới chân toà nhà phòng ngừa tình huống bất ngờ. Ảnh Công an TP Hà Nội.

Đội cứu hộ triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn phòng ngừa tình huống bất ngờ – Ảnh: Công an cung cấp.

Nạn nhân được đưa xuống nơi an toàn. Ảnh: Công an cung cấp.

Nạn nhân được đưa xuống nơi an toàn – Ảnh: Công an cung cấp.

Sau gần 3 giờ kiên trì tiếp cận, đến hơn 18g cùng ngày, cháu gái đã được các lực lượng đưa xuống an toàn, sức khỏe ổn định.

Hiện Công an phường Kim Liên đang xác minh, liên hệ để bàn giao cháu gái về với gia đình.

Điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 Cả nước có 513 thí sinh đạt điểm 10 môn Toán, không có thí sinh nào đạt điểm 10 môn Văn, ngỡ ngàng nhất điểm Tiếng Anh 👇

Thông tin đang được phụ huynh, học sinh 2k7 quan tâm nhất lúc này là lịch công bố phổ điểm, điểm thi tốt nghiệp THPT.

Theo kế hoạch, 15h chiều nay 15/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ công bố phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 đến với thí sinh. Còn vào đúng 8 giờ sáng ngày 16/7, thí sinh trên cả nước sẽ chính thức biết điểm thi của mình khi các hội đồng thi đồng loạt công bố kết quả.

Lần đầu tiên trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT, phổ điểm được công bố trước khi thí sinh chính thức tra cứu điểm thi. Việc này mang lại lợi thế cho thí sinh khi có thể sớm tiếp cận bức tranh tổng thể về kết quả thi trên toàn quốc, từ đó có thêm dữ liệu tham khảo để cân nhắc, điều chỉnh hoặc đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào đại học một cách hợp lý hơn.

1. Môn Ngữ văn

Phổ điểm môn Ngữ văn năm 2025 cho thấy phổ phân bố lệch phải, tập trung nhiều ở khoảng điểm từ 6,0 đến 7,5. Cụ thể, điểm số có số lượng thí sinh đạt cao nhất là 6,75 điểm với 95.188 thí sinh, theo sau là 7,0 điểm (91.468 thí sinh) và 6,5 điểm (89.360 thí sinh). Điều này cho thấy phần lớn học sinh đạt mức điểm trung bình – khá. Không nhiều thí sinh đạt điểm cao vượt trội (9 điểm trở lên), thể hiện tính phân loại vẫn được đảm bảo.

Tóm lại, phổ điểm Ngữ văn 2025 khá đẹp, nghiêng về mức trung bình – khá, phản ánh đề thi vừa sức, có tính phân hóa tốt và hạn chế được điểm thấp.

Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025: Thí sinh than đề khó nhưng điểm 10 tăng gấp 500 lần!- Ảnh 1.
2. Môn Toán học

Bộ GD&ĐT vừa công bố phổ điểm môn Toán thi tốt nghiệp THPT, trong đó 513 thí sinh đạt điểm 10 (năm ngoái không có thí sinh nào đạt điểm 10).

Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025: Thí sinh than đề khó nhưng điểm 10 tăng gấp 500 lần!- Ảnh 2.

Bộ GD&ĐT vừa công bố phổ điểm môn Toán thi tốt nghiệp THPT, trong đó 513 thí sinh đạt điểm 10 (năm ngoái không có thí sinh nào đạt điểm 10).

Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025: Thí sinh than đề khó nhưng điểm 10 tăng gấp 500 lần!- Ảnh 2.
Trước đó, ngày 13/7 là hạn chót để các hội đồng thi trên cả nước hoàn thành tổng kết công tác chấm thi, báo cáo sơ bộ kết quả và gửi dữ liệu điểm thi về Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cùng với đó, các địa phương cũng đã hoàn thành việc đối sánh dữ liệu để đảm bảo tính chính xác và minh bạch.

Dù kỳ thi được tổ chức tại 63 hội đồng thi tương ứng với 63 tỉnh, thành, nhưng điểm thi năm nay sẽ được công bố theo danh sách 34 đơn vị hành chính mới sau khi thực hiện sáp nhập tỉnh, thành phố, chứ không theo các hội đồng thi như trước ngày 1/7.

Kỳ thi năm 2025 là một kỳ thi vô cùng đặc biệt khi có sự tham gia đồng thời của hai thế hệ học sinh – nhóm “cuối cùng” tốt nghiệp theo chương trình cũ và nhóm “đầu tiên” bước ra từ chương trình mới. Theo đó, năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hai dạng đề thi tương ứng với hai chương trình giáo dục khác nhau đồng thời. Cụ thể, có 24.951 thí sinh (chiếm khoảng 2,1%) thi theo chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2006, trong khi 1.137.183 thí sinh (chiếm khoảng 97,9%) thi theo chương trình GDPT 2018.

Với hơn 1,16 triệu thí sinh đăng ký dự thi, kỳ thi năm nay cũng trở thành kỳ thi lớn nhất từ trước đến nay. Các thí sinh được phân bố tại 2.493 điểm thi với hơn 50.000 phòng thi. Để đảm bảo kỳ thi diễn ra nghiêm túc và an toàn, ước tính khoảng 200.000 người sẽ được huy động tham gia công tác tổ chức, bao gồm cán bộ giáo viên ngành giáo dục cùng các lực lượng hỗ trợ như công an, quân đội, y tế, điện lực…

Ngay sau khi biết điểm vào sáng 16/7, thí sinh có thể làm đơn xin phúc khảo bài thi. Thời gian tiếp nhận đơn phúc khảo kéo dài từ 16/7 đến hết ngày 25/7. Các hội đồng thi sẽ hoàn tất việc phúc khảo (nếu có) chậm nhất vào ngày 3/8.

Cùng với đó, quá trình xét công nhận tốt nghiệp THPT cũng sẽ được các Sở GD&ĐT thực hiện ngay sau khi có điểm, hoàn thành chậm nhất vào ngày 18/7.

Với những thí sinh có nguyện vọng xét tuyển đại học, thời gian đăng ký và điều chỉnh nguyện vọng sẽ diễn ra từ ngày 16/7 đến 17h ngày 28/7. Thí sinh có thể điều chỉnh không giới hạn số lần trong khung thời gian này và thực hiện hoàn toàn trên hệ thống trực tuyến của Bộ.

Sau đó, từ 29/7 đến 17h ngày 5/8, thí sinh cần hoàn tất nộp lệ phí xét tuyển đại học, cũng theo hình thức trực tuyến. Mức phí sẽ phụ thuộc vào số lượng nguyện vọng đăng ký.

Tất cả thí sinh trúng tuyển bao gồm cả diện trúng tuyển thẳng phải thực hiện bước xác nhận nhập học trước 17h30 ngày 30/8 nếu quyết định theo học tại trường đã trúng tuyển.

Từ ngày 1/9 đến cuối năm 2025, các đợt tuyển sinh bổ sung sẽ được tổ chức tùy theo chỉ tiêu còn lại và kế hoạch riêng của từng trường. Thí sinh có nhu cầu cần theo dõi thông tin tuyển sinh bổ sung được đăng tải trên cổng thông tin tuyển sinh của các cơ sở đào tạo.

Trước đó, ngày 13/7 là hạn chót để các hội đồng thi trên cả nước hoàn thành tổng kết công tác chấm thi, báo cáo sơ bộ kết quả và gửi dữ liệu điểm thi về Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cùng với đó, các địa phương cũng đã hoàn thành việc đối sánh dữ liệu để đảm bảo tính chính xác và minh bạch.

Dù kỳ thi được tổ chức tại 63 hội đồng thi tương ứng với 63 tỉnh, thành, nhưng điểm thi năm nay sẽ được công bố theo danh sách 34 đơn vị hành chính mới sau khi thực hiện sáp nhập tỉnh, thành phố, chứ không theo các hội đồng thi như trước ngày 1/7.

Kỳ thi năm 2025 là một kỳ thi vô cùng đặc biệt khi có sự tham gia đồng thời của hai thế hệ học sinh – nhóm “cuối cùng” tốt nghiệp theo chương trình cũ và nhóm “đầu tiên” bước ra từ chương trình mới. Theo đó, năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hai dạng đề thi tương ứng với hai chương trình giáo dục khác nhau đồng thời. Cụ thể, có 24.951 thí sinh (chiếm khoảng 2,1%) thi theo chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2006, trong khi 1.137.183 thí sinh (chiếm khoảng 97,9%) thi theo chương trình GDPT 2018.

Với hơn 1,16 triệu thí sinh đăng ký dự thi, kỳ thi năm nay cũng trở thành kỳ thi lớn nhất từ trước đến nay. Các thí sinh được phân bố tại 2.493 điểm thi với hơn 50.000 phòng thi. Để đảm bảo kỳ thi diễn ra nghiêm túc và an toàn, ước tính khoảng 200.000 người sẽ được huy động tham gia công tác tổ chức, bao gồm cán bộ giáo viên ngành giáo dục cùng các lực lượng hỗ trợ như công an, quân đội, y tế, điện lực…

Ngay sau khi biết điểm vào sáng 16/7, thí sinh có thể làm đơn xin phúc khảo bài thi. Thời gian tiếp nhận đơn phúc khảo kéo dài từ 16/7 đến hết ngày 25/7. Các hội đồng thi sẽ hoàn tất việc phúc khảo (nếu có) chậm nhất vào ngày 3/8.

Cùng với đó, quá trình xét công nhận tốt nghiệp THPT cũng sẽ được các Sở GD&ĐT thực hiện ngay sau khi có điểm, hoàn thành chậm nhất vào ngày 18/7.

Với những thí sinh có nguyện vọng xét tuyển đại học, thời gian đăng ký và điều chỉnh nguyện vọng sẽ diễn ra từ ngày 16/7 đến 17h ngày 28/7. Thí sinh có thể điều chỉnh không giới hạn số lần trong khung thời gian này và thực hiện hoàn toàn trên hệ thống trực tuyến của Bộ.

Sau đó, từ 29/7 đến 17h ngày 5/8, thí sinh cần hoàn tất nộp lệ phí xét tuyển đại học, cũng theo hình thức trực tuyến. Mức phí sẽ phụ thuộc vào số lượng nguyện vọng đăng ký.

Tất cả thí sinh trúng tuyển bao gồm cả diện trúng tuyển thẳng phải thực hiện bước xác nhận nhập học trước 17h30 ngày 30/8 nếu quyết định theo học tại trường đã trúng tuyển.

Từ ngày 1/9 đến cuối năm 2025, các đợt tuyển sinh bổ sung sẽ được tổ chức tùy theo chỉ tiêu còn lại và kế hoạch riêng của từng trường. Thí sinh có nhu cầu cần theo dõi thông tin tuyển sinh bổ sung được đăng tải trên cổng thông tin tuyển sinh của các cơ sở đào tạo.

Anh đưa tôi ly cà phê có mùi bất thường. Tôi âm thầm đổi lại. Khoảnh khắc định mệnh đó đã phơi bày một bí mật khiến tôi ch:ế:t lặng!

Sáng hôm ấy, như mọi ngày, chồng tôi đặt lên bàn làm việc ly cà phê nóng hổi. Nhưng vừa áp sát lên mũi, tôi chợt cau mày. Có một mùi gì đó… không đúng. Thay vì nhấp môi, tôi âm thầm đổi ly của mình với ly của anh. Và chính giây phút ấy… đã kéo màn cho một bí mật khiến tôi chết lặng.

Chúng tôi cưới nhau đã bốn năm. Cuộc hôn nhân nhìn từ bên ngoài có vẻ êm ấm: một ngôi nhà ba tầng ở ngoại ô, công việc ổn định, và mỗi sáng cuối tuần chồng tôi luôn pha cà phê cho cả hai. Một thói quen tưởng chừng nhỏ bé, nhưng tôi luôn thấy biết ơn vì điều đó – nó khiến tôi tin rằng, anh vẫn còn quan tâm.

Nhưng những tháng gần đây, tôi cảm thấy một điều gì đó… lệch. Anh về nhà trễ hơn, thường tắt điện thoại vào buổi tối, và ánh mắt anh lảng tránh mỗi khi tôi hỏi những chuyện nhỏ nhặt. Tôi không chắc là do mình nhạy cảm, hay vì bản năng phụ nữ cảnh báo.

Sáng hôm đó, anh đưa cho tôi ly cà phê như thường lệ. Nhưng ngay khi đưa lên mũi, tôi nhận ra mùi lạ. Vẫn là mùi cà phê rang, nhưng có gì đó… hơi kim loại, nồng gắt. Không rõ là do nước, hay có lẫn gì khác. Một ý nghĩ thoáng qua khiến tim tôi lạnh buốt: Anh ấy bỏ gì vào ly cà phê này?

Tôi không hỏi. Chỉ cười nhẹ, rồi giả vờ quay đi để thầm đổi hai ly cà phê khi anh không chú ý.

Anh uống một ngụm, rồi hơi nhăn mặt, nhưng vẫn uống tiếp. Tôi im lặng quan sát. Không có gì xảy ra.

Chúng tôi ăn sáng, nói vài chuyện vu vơ. Khi anh chuẩn bị đi làm, tôi hỏi:

— Anh có cảm thấy mệt hay đau bụng gì không?

— Không… sao em hỏi vậy?

— Tự nhiên em thấy lo thôi.

Anh nhìn tôi vài giây, rồi bật cười, nhưng ánh mắt thì thiếu tự nhiên.

Tôi không thể làm ngơ. Trưa hôm đó, tôi mang ly cà phê chưa uống đến phòng khám của một người bạn làm bác sĩ. Nhờ cô ấy gửi mẫu đi kiểm nghiệm.

Ba ngày sau, cô ấy gọi:

— Cà phê có hàm lượng nhỏ Diazepam – thuốc an thần liều nhẹ, thường dùng để làm người uống buồn ngủ hoặc mất tỉnh táo.

Tôi chết lặng. Tại sao anh lại bỏ thứ này vào ly cà phê của tôi?

Tối hôm đó, tôi cố giữ vẻ bình thường. Nhưng trong lòng, từng câu hỏi cứ xoáy vào tâm trí: Anh định làm gì? Chỉ muốn tôi ngủ? Hay… là thứ gì tồi tệ hơn?

Tôi bắt đầu để ý hơn. Gắn camera nhỏ trong bếp. Xem lịch sử tìm kiếm trên laptop cũ anh ít dùng. Gọi hỏi vài người bạn thân thiết của anh mà tôi còn giữ quan hệ.

Từng mảnh nhỏ bắt đầu xếp lại với nhau.

Anh thường xuyên rút tiền từ tài khoản phụ – số tiền không nhiều, nhưng đều đặn. Trong email cũ, tôi thấy có vài hóa đơn khách sạn lẻ tẻ ở quận xa. Và camera bếp thì bắt được cảnh… anh cho một thứ dung dịch vào tách cà phê sáng hôm đó.

Tôi không đối chất ngay. Tôi cần chắc chắn.

Một tuần sau, tôi thuê một người quen làm thám tử tư theo dõi anh.

Chỉ ba ngày sau, tôi nhận được hình ảnh: chồng tôi, đang bước vào một căn hộ cùng một người phụ nữ trẻ hơn tôi gần 10 tuổi. Tay trong tay.

Tôi không biết đau hay giận là nhiều hơn. Nhưng ít ra, giờ tôi đã hiểu lý do cho ly cà phê có thuốc an thần kia: anh muốn tôi ngủ mê, để dễ dàng rời khỏi nhà vào sáng sớm mà không bị phát hiện.

Tôi đã tưởng tượng ra hàng trăm kịch bản khi phát hiện chồng phản bội. Nhưng không ngờ, điều đầu tiên tôi cảm thấy là… sợ. Anh không chỉ ngoại tình. Anh sẵn sàng thao túng tôi, chuốc thuốc cho tôi – điều đó vượt xa sự phản bội đơn thuần.

Tôi biết mình không thể lặng lẽ mãi. Nhưng tôi cũng biết, chưa phải lúc để bùng nổ.

Tôi cần bằng chứng đầy đủ. Và tôi cần kế hoạch.

Tôi vẫn nhớ cảm giác lúc nhận những bức ảnh từ thám tử. Cổ họng khô rát, tim đập loạn, nhưng đầu thì lại tỉnh táo đến lạnh lùng. Người phụ nữ trong ảnh – khoảng ba mươi tuổi, ăn mặc chỉn chu, không hề giống “tiểu tam” kiểu thường thấy trên phim. Cô ta có nét gì đó… gần gũi. Quen quen.

Tôi phóng to ảnh. Rồi chết lặng.

Cô ta là nhân viên cũ ở công ty chồng tôi. Tôi từng gặp cô ta một lần trong bữa tiệc cuối năm. Lúc ấy cô ta bắt tay tôi, ánh mắt hơi cúi, nhưng tôi đã không để tâm. Giờ nghĩ lại, ánh mắt đó có gì như… tội lỗi.

Tôi bắt đầu chuẩn bị kế hoạch rút lui. Không còn mơ mộng níu kéo. Nhưng tôi không muốn đi trong im lặng. Tôi muốn biết toàn bộ sự thật. Tôi muốn đối mặt.

Ba hôm sau, vào một buổi tối thứ Sáu, tôi nói với chồng rằng mình phải đi công tác hai ngày. Anh giả vờ ngạc nhiên, nhưng không quá lo lắng. Tôi bắt đầu tự hỏi: Anh đã chuốc thuốc tôi bao lần rồi? Bao lần tôi tỉnh dậy trễ và tưởng là do mình mệt?

Tôi không đi đâu cả. Chỉ thuê khách sạn gần nhà và quay lại vào nửa đêm.

Căn nhà tối đèn, nhưng xe anh vẫn đỗ trong sân. Tôi mở cửa nhẹ nhàng – tôi biết rõ ổ khóa. Leo lên tầng hai. Cửa phòng ngủ… khép hờ. Ánh sáng vàng hắt ra mờ mờ.

Tôi bước đến. Không một tiếng động.

Trong phòng, anh đang nằm trên giường, còn cô ta – người phụ nữ kia – ngồi tựa vào đầu giường, đọc sách. Cảnh tượng bình thản như thể… đây là nhà của họ.

Tôi đẩy cửa bước vào.

Cả hai giật bắn. Cô ta gần như làm rơi quyển sách. Còn anh, mặt tái mét.

— Em… sao em lại ở đây?

Tôi đứng thẳng, nhìn thẳng vào mắt anh:

— Sao à? Hay anh tưởng tôi vẫn đang ngủ say vì ly cà phê “thần kỳ”?

Anh im bặt.

Tôi rút điện thoại, mở camera: cảnh anh cho thuốc vào ly cà phê. Tôi quay sang cô ta:

— Cô biết chuyện này không? Biết rằng anh ta bỏ thuốc vào đồ uống của vợ để đi lén lút với cô?

Cô ta lắc đầu, nhưng mắt long lanh nước.

Chồng tôi nói, giọng lạc đi:

— Anh… chỉ muốn em đừng nghi ngờ. Anh không có ý hại em. Chỉ là… mọi thứ giữa chúng ta đã không còn như xưa. Anh muốn ra đi êm đẹp.

Tôi bật cười. Một tiếng cười khô khốc.

— Êm đẹp? Anh định rút lui bằng cách chuốc thuốc vợ mình mỗi tuần, rồi đưa người khác về ngủ trong chính ngôi nhà này? Sao không nói thẳng? Hay anh sợ tôi là người chủ động kết thúc?

Anh im lặng. Cô ta khẽ nói:

— Chị… tôi xin lỗi. Tôi không biết mọi chuyện đến mức đó. Tôi tưởng hai người ly thân…

Tôi không quan tâm lời cô ta. Tôi quay bước, nhưng dừng lại ở ngưỡng cửa:

— Tôi sẽ không làm ầm lên. Không đánh ghen. Tôi không hạ thấp mình đến mức đó. Nhưng tôi cũng không để yên chuyện này.

Hôm sau, tôi đến gặp luật sư. Kèm theo bằng chứng: hình ảnh, video, biên bản xét nghiệm ly cà phê.

Luật sư nhìn tôi, nói ngắn gọn:

— Về mặt pháp lý, đây là hành vi có yếu tố vi phạm hình sự – sử dụng chất tác động thần kinh mà không được sự đồng ý. Nếu chị muốn khởi kiện, hoàn toàn có cơ sở.

Tôi không trả lời ngay. Một mặt tôi muốn trừng phạt anh bằng pháp luật. Mặt khác, tôi lo cho con gái nhỏ – cháu mới ba tuổi. Nếu chuyện này bung ra, truyền thông sẽ bám riết. Người tổn thương cuối cùng vẫn là con tôi.

Vì con, tôi chọn một con đường khác.

Tôi gửi cho anh một bản thỏa thuận ly hôn. Trong đó nêu rõ: anh phải nhường quyền nuôi con, để lại toàn bộ căn nhà và xe, không can thiệp vào đời sống của hai mẹ con nữa. Nếu không ký – tôi sẽ gửi đơn tố cáo kèm bằng chứng cho công an và báo chí.

Anh đến gặp tôi vào chiều hôm đó, gương mặt tiều tụy.

— Em muốn phá hủy anh đến vậy sao?

Tôi đáp, bình tĩnh:

— Tôi không phá anh. Anh tự làm điều đó rồi. Tôi chỉ cho anh hai lựa chọn: danh dự giả tạo, hay chấp nhận hậu quả thật.

Cuối cùng, anh ký.

Hai tháng sau, tôi và con dọn đến nơi ở mới. Một căn hộ nhỏ nhưng đủ ấm. Tôi đã chuyển việc, làm cộng tác viên viết nội dung cho một vài trang báo. Buổi tối, khi con ngủ, tôi ngồi viết lại mọi chuyện. Không phải để trả thù. Mà để khép lại.

Một ngày nọ, tôi nhận được tin: người phụ nữ kia đã bỏ anh, chỉ vài tuần sau khi chúng tôi ly hôn. Lý do là… không chịu được áp lực. Anh mất việc vì công ty điều tra nội bộ, liên quan đến cáo buộc đạo đức. Tôi không vui, không buồn. Chỉ thấy, mọi thứ đã đến hồi kết.

Có người hỏi tôi: “Nếu quay lại thời điểm ly cà phê ấy, chị có đổi ly không?”
Tôi chỉ cười:
— Không đổi, có lẽ tôi vẫn mù quáng. Mà đổi rồi, tôi nhìn thấy tất cả. Và nhìn thấy, chính là bước đầu tiên để rời đi.

Hà Nội cấm xe máy xăng từ vành đai 1: Mỗi lần ra phố phải đi 2 xe?

Ông Nguyễn Hồng Minh – Tổng Thư ký Hiệp hội vận tải TP. Hà Nội – cho rằng việc Hà Nội chỉ cấm xe xăng trong vành đai 1 sẽ gây xung đột về phương tiện giao thông. Trường hợp người dân ngoài khu vực vành đai 1 thì di chuyển bằng xe xăng, nhưng đến vành đai 1 thì phải gửi xe để di chuyển vào trong.

Theo báo Tiền phong ngày 15/7 có bài Hà Nội cấm xe máy xăng từ vành đai 1: Mỗi lần ra phố phải đi 2 xe? Nội dung như sau:

Ông Nguyễn Hồng Minh – Tổng Thư ký Hiệp hội vận tải TP. Hà Nội – cho rằng việc Hà Nội chỉ cấm xe xăng trong vành đai 1 sẽ gây xung đột về phương tiện giao thông. Trường hợp người dân ngoài khu vực vành đai 1 thì di chuyển bằng xe xăng, nhưng đến vành đai 1 thì phải gửi xe để di chuyển vào trong.

Triển khai sớm hơn lộ trình

Theo Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 12/7 của Thủ tướng Chính phủ, đến 1/7/2026, tại Hà Nội sẽ không có xe mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong vành đai 1. Từ 1/1/2028, không có xe mô tô, xe gắn máy, hạn chế xe ô tô cá nhân sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong đường vành đai 1, vành đai 2; từ năm 2030 tiếp tục mở rộng thực hiện trong vành đai 3.

Ông Nguyễn Văn Trung (phường Đống Đa) cho rằng: Thời gian qua, Hà Nội luôn là một trong những điểm nóng về ô nhiễm môi trường. Một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm là do khí thải từ xe máy và các phương tiện giao thông khác. Do đó, việc cấm xe máy tại khu vực nội đô sẽ góp phần hạn chế ô nhiễm của thành phố.

Bà Trịnh Thị Lưỡng (trú phường Thanh Xuân) cho rằng, thông tin Hà Nội cấm xe máy không phải là mới. Từ năm 2017 thành phố đã có chủ trương cấm xe máy và lộ trình đến năm 2030 sẽ cấm xe máy. Tuy nhiên, việc thành phố thực hiện sớm hơn so với lộ trình nên dư luận có phần bối rối là điều dễ hiểu.

PGS, TS. Bùi Thị An – nguyên Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Viện trưởng Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển cộng đồng – cho rằng, quyết định cấm xe máy tại Hà Nội là phù hợp với xu thế phát triển bền vững của đất nước nói chung và Thủ đô nói riêng.

Phần lớn người dân sử dụng xe máy chạy xăng.

Theo bà An, nhiều năm qua Hà Nội thường xuyên nằm trong nhóm những thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới, đặc biệt là bụi mịn. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng mà còn gây tổn hại tới hình ảnh của một Thủ đô đang hướng đến mục tiêu xanh – văn minh – hiện đại. Chính vì vậy, việc giảm phát thải từ các phương tiện giao thông, đặc biệt là xe máy, là một trong những mục tiêu cấp thiết

Có chính sách hỗ trợ người dân chuyển đổi phương tiện

Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng việc Hà Nội cấm xe máy chạy xăng sẽ tác động rất lớn đến đời sống người dân.

Ông Trần Văn Thái (trú tại phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông) cho biết, gia đình hiện có 2 chiếc xe máy xăng để chạy chợ mưu sinh. Hằng ngày, vợ chồng ông dậy sớm đi lấy rau chợ đầu mối rồi mang vào các chợ dân sinh trong Vành đai 1 để bán. Trừ chi phí, trung bình mỗi ngày tiền lãi được khoảng 400.000 đồng/người. Số tiền đó, vợ chồng vừa đủ để lo cho 2 con ăn học và mẹ già trên 80 tuổi.

Khi nghe tin Hà Nội sẽ cấm xe máy xăng, ông Thái tìm hiểu thấy giá xe máy điện hiện khá cao, trung bình từ 30-50 triệu đồng/chiếc. Nếu thành phố cấm, ông Thái phải mua ít nhất 2 chiếc với kinh phí khoảng 80 triệu đồng, một số tiền rất lớn với gia đình. Dù vậy, xe điện khó có thể chở hàng nặng, cồng kềnh như xe xăng nên sẽ ảnh hưởng đến việc mưu sinh của gia đình.

Ông Nguyễn Hồng Minh – Tổng Thư ký Hiệp hội vận tải TP. Hà Nội – cho rằng, Hà Nội cấm xe máy xăng cần có chính sách đi kèm. Theo ông Minh, nhiều người vẫn sử dụng xe máy được sản xuất từ 20-30 năm trước, thậm chí đã hết thời gian sử dụng. Không phải họ không muốn đổi mà không có tiền để đổi xe.

Cũng theo ông Minh, việc Hà Nội chỉ cấm xe xăng trong vành đai 1 sẽ gây xung đột về phương tiện giao thông. Trường hợp người dân ngoài khu vực vành đai 1 thì di chuyển bằng xe xăng, nhưng đến vành đai 1 thì phải gửi xe để di chuyển vào trong. Vậy thành phố có bố trí quỹ đất xây dựng các bãi đỗ xe ven vành đai 1 hay không? Đó là chưa kể xe taxi chạy xăng hiện cũng nằm trong lộ trình chuyển đổi.

Ngoài ra, xe máy là phương tiện có giá trị nên thành phố cần có chính sách hỗ trợ người dân trong việc chuyển đổi phương tiện; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để người dân hiểu và thực hiện.

Được biết, từ năm 2017, Hà Nội đã đặt ra lộ trình từng bước hạn chế hoạt động của xe máy ở một số khu vực và dừng hoạt động xe máy ở các quận cũ vào năm 2030 (Nghị quyết số 04 được HĐND TP. Hà Nội thông qua ngày 4/7/2017). Sau đó, thành phố đã giao các đơn vị chuyên môn xây dựng đề án liên quan, trong đó có Đề án Phân vùng hạn chế xe máy, năng lực phục vụ của hệ thống vận tải công cộng tiến tới dừng hoạt động xe máy ở các quận vào năm 2030.

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, thành phố quyết tâm thực hiện lộ trình chuyển đổi phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng sạch. Để thực hiện mục tiêu, Hà Nội sẽ có chính sách hỗ trợ người dân chuyển đổi, đầu tư hệ thống trạm sạc, nâng tiêu chuẩn an toàn tại các khu vực sạc tập trung, đồng thời phát triển mạnh vận tải công cộng.

Trước đó, ngày 14/7, báo VnExpress đưa tin Lộ trình cho lao động nghèo khi Hà Nội cấm xe máy chạy xăng dầu. Nội dung như sau:

Hà Nội đang đẩy mạnh kế hoạch cấm xe xăng trong khu vực Vành đai 1 từ tháng 7/2026 nhằm giảm ô nhiễm không khí. Nhưng bài toán chuyển đổi phương tiện lại đặt không ít gánh nặng lên những người thu nhập thấp, bệnh nhân cần tiếp cận dịch vụ y tế.

Vành đai 1, TP Hà Nội. Đồ họa: Tiến Thành

Giá xe điện đắt đỏ, bệnh viện tuyến đầu tập trung trong khu vực Vành đai 1, người lao động thu nhập thấp phải đối mặt với nhiều thách thức.

Giá xe điện đắt đỏ

Trong khi thành phố kỳ vọng chính sách cấm xe xăng sẽ góp phần cải thiện môi trường, thực tế giá xe điện tại Việt Nam vẫn ở mức cao. Nhiều mẫu ôtô điện có giá từ 600-800 triệu đồng, trong khi xe máy điện chất lượng tốt cũng dao động 30-50 triệu đồng. Đây là mức giá ngoài tầm với của không ít người lao động phổ thông. Với hàng triệu người dân Hà Nội và các tỉnh lân cận, xe máy cũ chạy xăng vẫn là phương tiện di chuyển chính. Thế nên, việc cấm xe xăng tại trung tâm cần tính toán để không tước đi cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục và công việc của nhóm đối tượng này.

Bệnh viện tuyến đầu nằm trong trung tâm

Khu vực Vành đai 1 tập trung nhiều bệnh viện lớn như Bạch Mai, Việt Đức, 108, Phụ sản Trung ương, Viện Huyết học… – nơi tiếp nhận hàng triệu lượt bệnh nhân mỗi năm, trong đó có đông đảo người nghèo, người cao tuổi từ các tỉnh. Với họ, xe máy xăng là lựa chọn tối ưu để di chuyển nhanh, tiết kiệm chi phí. Nếu chính sách cấm xe xăng được áp dụng, câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để họ đến được các bệnh viện này?

Cần lộ trình hợp lý và giải pháp đồng bộ

Tôi cho rằng, để việc áp dụng khi chỉ còn chưa đầy 12 tháng, thành phố nên cân nhắc các giải pháp thiết thực:

Phát triển giao thông công cộng: Đẩy mạnh xe buýt điện, hệ thống xe trung chuyển từ vùng ven vào trung tâm.

Hỗ trợ người dân chuyển đổi phương tiện: Có chính sách trợ giá, hỗ trợ vay mua xe điện cho hộ nghèo, người lao động.

Mở rộng mạng lưới trạm sạc: Khuyến khích doanh nghiệp, chung cư lắp đặt trạm sạc công cộng.

Nâng cấp y tế địa phương: Giảm tải cho bệnh viện trung ương bằng cách đầu tư nâng cấp bệnh viện tuyến dưới.

Lộ trình mềm mỏng: Từ giờ đến ngày lệnh cấm được thực thi, Hà Nội nên áp dụng tiêu chuẩn khí thải nghiêm ngặt với các phương tiện trước để người dân có thời gian thích nghi.

Tóm lại, “xanh hóa” là hướng đi đúng đắn nhưng phải đi cùng sự hài hòa, nhân văn. Một “Hà Nội xanh” không chỉ đo bằng số lượng xe điện, mà còn ở khả năng đảm bảo quyền tiếp cận dịch vụ thiết yếu cho mọi người dân. Muốn vậy, thành phố cần lắng nghe và xây dựng lộ trình phù hợp, tránh để người nghèo vô tình bị bỏ lại sau chính sách môi trường.