Home Blog

Tình cờ giúp đỡ người phụ nữ gặp r/ắc rố/i ở sân bay, cô lễ tân bất ngờ trở thành dâu hào môn, số phận cũng từ đây thay đổi mãi mãi…

Có những khoảnh khắc tưởng chừng nhỏ bé, thoáng qua trong đời… nhưng lại âm thầm vẽ nên bước ngoặt không ai ngờ tới. Đối với Ngọc – một cô lễ tân bình thường sống ở Hà Nội – cái ngày mưa lất phất trong phòng chờ sân bay Nội Bài ấy, lại là lúc bánh xe số phận bắt đầu xoay chuyển.

Ngọc năm nay 25 tuổi, làm lễ tân cho một khách sạn 3 sao nằm gần trung tâm thành phố. Mức lương đủ sống, có chút dư gửi về quê cho mẹ. Cô không giàu có, không quen biết ai “to lớn”, chỉ sống với một nguyên tắc giản dị: “Tử tế với người khác, khi có thể.”

Chiều hôm đó, cô đến sân bay đón em gái từ Đà Nẵng bay ra. Nhưng chuyến bay bị delay gần 2 tiếng vì thời tiết xấu. Đang loay hoay chọn quán cà phê ngồi tạm thì cô nghe thấy tiếng cãi vã phía sau.

Một người phụ nữ trung niên ăn mặc sang trọng đang đỏ mặt, đôi tay run run lục túi xách như tìm thứ gì đó. Một nhân viên an ninh sân bay nghiêm giọng:

– “Thưa cô, nếu không có giấy tờ tùy thân, cô không thể vào khu vực chờ. Chúng tôi cần xác minh thân phận.”

– “Tôi… tôi để quên ví trên máy bay chuyến vừa rồi từ Sài Gòn ra. Tôi đang rất gấp, có chuyện gia đình… Làm ơn…”

Đám đông bắt đầu bàn tán. Một vài người liếc nhìn bà với ánh mắt nghi ngờ. Ngọc đứng quan sát một lúc rồi quyết định bước lại.

– “Cháu xin lỗi, cô đi từ sân bay nào ra ạ? Cô có nhớ số ghế hoặc mã vé không?”

Người phụ nữ nhìn cô, ánh mắt ngỡ ngàng và đầy cảm kích.

– “Cô bay VietJet, số ghế 3C. Ví của cô là màu đỏ, trong có CCCD và một thẻ ngân hàng Techcombank.”

Ngọc liền lấy điện thoại, tìm số tổng đài hãng bay. Sau khoảng 20 phút gọi đi gọi lại, một nhân viên xác nhận họ đã tìm thấy ví đỏ để quên, đúng như mô tả. Họ đồng ý gửi về sân bay trong chuyến bay gần nhất.

Ngọc còn chủ động gọi xe đưa người phụ nữ về khách sạn gần đó chờ, thậm chí ứng trước 1 triệu đồng cho bà đặt cọc vì bà không còn tiền mặt.

Người phụ nữ chỉ biết nghẹn ngào:

– “Cô tên Huyền. Cảm ơn cháu… nếu không có cháu, cô chẳng biết xoay xở ra sao.”

Ngọc cười nhẹ:

– “Không sao đâu cô. Chuyện nhỏ ấy mà.”

Ba ngày sau.

Ngọc trở lại công việc thường ngày ở quầy lễ tân. Buổi chiều, quản lý khách sạn báo có khách đặc biệt muốn gặp cô. Khi Ngọc bước ra phòng VIP, không khỏi bất ngờ: người phụ nữ hôm trước – cô Huyền – đang ngồi đó, vẻ mặt rạng rỡ, phong thái điềm tĩnh và sang trọng hơn cả hôm trước.

Bên cạnh bà là một người đàn ông khoảng 30 tuổi, cao ráo, mặc sơ mi trắng, đôi mắt sâu, lịch thiệp – anh giới thiệu tên Minh.

Cô Huyền nhìn Ngọc ân cần:

– “Cô không nói dối cháu đâu. Cô thật sự rất cảm động vì cháu đã giúp đỡ người lạ như cô. Minh là con trai cô. Nó vừa từ Singapore về để giải quyết chuyện công ty, tiện ghé gặp người mà cô luôn miệng nhắc mấy ngày nay.”

Ngọc lúng túng, đỏ mặt. Minh thì cười, bắt tay cô:

– “Em không biết mẹ lại kể nhiều đến vậy. Nhưng em muốn nói lời cảm ơn, thay mẹ.”

Những ngày sau đó, Minh chủ động mời Ngọc đi cà phê, lúc thì dùng bữa tối, lúc lại ghé qua khách sạn tìm cô. Ban đầu, Ngọc thấy không thoải mái, vì thấy khoảng cách giữa hai người quá lớn – cô chỉ là một cô gái bình thường, còn anh là người thành đạt, con nhà giàu.

Nhưng Minh không vội vã. Anh kiên nhẫn và chân thành. Dần dần, Ngọc bị cuốn theo sự giản dị trong cách anh quan tâm: đôi giày bị bung đế, anh tự tay mang đi sửa; mẹ Ngọc ốm nhẹ ở quê, anh gửi bác sĩ đến khám.

Ba tháng sau, trong một buổi tối mưa, tại quán trà nhỏ quen thuộc, Minh hỏi:

– “Em có tin vào duyên số không?”

Ngọc nhìn anh, im lặng một lúc rồi gật đầu.

Minh nói:

– “Anh chưa từng tin. Nhưng từ lần đầu mẹ kể về em, anh bắt đầu nghĩ… có lẽ, một số người gặp nhau là để thay đổi cuộc đời nhau.”

Rồi anh đưa ra một chiếc nhẫn nhỏ, đơn giản nhưng tinh tế.

– “Anh không vội. Chỉ muốn biết, em có sẵn lòng để thử bước cùng anh không?”

Ngọc nghẹn ngào. Cô chưa từng nghĩ chuyện giúp một người lạ lại đưa cô đến bước ngoặt này. Một phần cô còn nghi ngờ: cuộc sống giàu sang, nhà “hào môn” như trong phim có thật phù hợp với mình không?

Nhưng rồi cô nhớ lại ánh mắt người phụ nữ hôm đó – ấm áp, biết ơn và chân thành.

Ngọc không trả lời ngay, chỉ nắm lấy tay anh – khẽ nhưng đầy chắc chắn.

Lời đồng ý nắm tay Minh vào một buổi tối mưa ấy, với Ngọc, không phải là cái gật đầu mộng mơ của một cô gái say tình. Cô biết rõ, bước vào thế giới của anh – con trai của một doanh nhân có tầm ảnh hưởng ở cả Hà Nội và Sài Gòn – không phải chuyện đơn giản.

Nhưng Ngọc nghĩ, nếu chuyện gì cũng sợ mà không bước, thì người ta sẽ mãi chỉ đứng ở vạch xuất phát.

Cuộc sống mới: lấp lánh nhưng lạnh lẽo

Ngay sau khi công khai mối quan hệ, Ngọc bị đưa vào tầm ngắm của giới truyền thông mạng xã hội. Một số bài viết úp mở:

“Cô gái khách sạn lọt vào mắt xanh thiếu gia tập đoàn Vạn Minh – Thực lực hay chiêu trò?”
“Từ lễ tân lên làm bạn gái đại gia: Cổ tích hay toan tính?”

Ngọc vốn không quan tâm mạng xã hội, nhưng chính ánh mắt dò xét từ những người xung quanh mới khiến cô mệt mỏi nhất. Nhân viên trong khách sạn thì thầm, bạn bè nhắn tin hỏi han với giọng đầy ngờ vực.

Thậm chí, ngay cả trong chính ngôi nhà của Minh – biệt thự ở quận Tây Hồ – không khí cũng chẳng hề dễ chịu. Chị gái Minh, một giám đốc truyền thông của công ty, từ lần đầu gặp đã nói thẳng:

– “Em là người tốt, chị công nhận. Nhưng làm dâu trong nhà này không chỉ cần tốt – còn cần nền tảng, kỹ năng và bản lĩnh. Em sẵn sàng chưa?”

Ngọc không giận. Cô hiểu, ai ở vị trí ấy cũng sẽ dè chừng một người “bất ngờ bước vào từ cánh cửa phụ”.

Cô bắt đầu học: từ cách dùng dao nĩa đúng vị trí, đến quy tắc ứng xử tại các buổi tiệc doanh nghiệp. Ban ngày đi làm, tối về học tiếng Anh, đọc báo kinh tế, tìm hiểu về ngành nghề của Minh – bất động sản và tài chính.

Bước ngoặt đau lòng

Một ngày, trong bữa tiệc sinh nhật của bà nội Minh – người quyền lực nhất trong họ, Ngọc vô tình nghe được cuộc nói chuyện của hai dì trong gia đình:

– “Con bé đó không cùng đẳng cấp, sớm muộn gì cũng không chịu nổi mà bỏ đi.”
– “Có khi chính Minh cũng chỉ đang ‘thử yêu người thường’ xem sao…”

Ngọc về nhà, nằm cả đêm không ngủ. Không phải vì tủi thân – mà vì lần đầu tiên, cô nghi ngờ liệu tình yêu có đủ để chống lại mọi định kiến và khoảng cách không?

Sáng hôm sau, Ngọc chủ động xin nghỉ phép một tháng ở khách sạn, và nhắn cho Minh: “Em cần suy nghĩ. Anh đừng tìm em trong thời gian này.”

Trở lại nơi bắt đầu

Ngọc về quê, một vùng ven biển ở Thái Bình. Cô phụ mẹ bán hàng, làm ruộng, đi xe máy ra chợ mỗi sáng. Không có váy vóc sang trọng, không cà phê rooftop, nhưng Ngọc thấy dễ thở lạ thường.

Một hôm, cô ngồi viết nhật ký bên bờ ruộng, thì nhận được tin nhắn từ một số lạ:

“Anh không biết có thể gặp lại em không. Nhưng mẹ anh muốn gặp em. Ở sân bay Nội Bài. Giống như lần đầu em giúp mẹ.”

Tò mò – và vì trái tim chưa thực sự nguôi ngoai – Ngọc bắt xe lên Hà Nội. Tại sân bay, cô thấy cô Huyền đang ngồi chờ ở ghế gần cửa kính, vẫn ánh mắt trìu mến ấy.

– “Cô xin lỗi vì đã để mặc em một mình giữa chốn ồn ào ấy. Cô sai vì không đứng về phía em nhiều hơn.”

– “Nhưng cô cũng hiểu: những ai từng bước vào giới đó rồi, sẽ biết… không phải giàu có là đủ. Phải có ý chí – và con người tử tế.”

Cô Huyền cầm tay Ngọc.

– “Ngọc, cô không chọn em để ‘làm dâu cho có ơn báo ơn’. Cô chọn em vì con trai cô hạnh phúc khi ở bên em. Và vì chính em là người đã sống ngay thẳng, không dựa dẫm, không gục ngã.”

Ngọc nghẹn lời. Cô hỏi:

– “Nhưng liệu con người tử tế có đủ không cô?”

Cô Huyền gật nhẹ:

– “Chỉ cần có tình yêu thật và nhân cách đúng. Mọi thứ khác, thời gian sẽ chứng minh.”

Kết thúc – Ba năm sau

Ngọc giờ là trợ lý Giám đốc Phát triển Dự án trong công ty của Minh. Cô không đi đường tắt. Cô bắt đầu từ vị trí hành chính, học thêm các khóa tài chính quản trị, từng bước từng bước khẳng định mình.

Họ làm đám cưới không quá xa hoa – nhưng ấm cúng, đủ đầy người thân. Trên lễ đường, Minh nắm tay Ngọc nói:

– “Cảm ơn em đã không bỏ chạy. Và cảm ơn vì hôm đó em đã giúp một người lạ ở sân bay…”

Ngọc cười. Ánh mắt cô không còn bỡ ngỡ, không còn ngại ngùng. Giờ đây, cô không chỉ là “cô gái giúp người phụ nữ lạc ví ở sân bay”, mà là một người phụ nữ bản lĩnh, yêu bằng trái tim và sống bằng trí tuệ.

13 tấn chân gà ở Thanh Hoá…, trong đó có gần 7 tấn đã ngâm chất tẩy trắng 🥶

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng ở Thanh Hóa phát hiện 13 tấn chân gà nghi không rõ nguồn gốc, trong đó có gần 7 tấn đã ngâm chất tẩy trắng.

Ngày 14-7, Công an tỉnh Thanh Hóa đang phối hợp với Công an phường Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hóa) và Đội Quản lý thị trường số 2 (Chi chục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa) làm rõ số hàng hóa là thực phẩm (chân gà) nghi không rõ nguồn gốc có ngâm hóa chất là chất tẩy trắng, được phát hiện tại 1 kho đông lạnh ở phường Sầm Sơn.

Phát hiện gần 7 tấn chân gà ngâm chất tẩy trắng- Ảnh 1.

Chân gà nghi không rõ nguồn gốc, trong đó có gần 7 tấn đã ngâm hóa chất tẩy trắng (H202) được Công an tỉnh Thanh Hóa phối hợp, phát hiện

Trước đó, ngày 12-7, lực lượng chức năng phát hiện, đột kích kho đông lạnh Thanh Bình (cảng Hới, phường Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa), phát hiện N.T.D.H. (SN 1990, ngụ TP Hải Phòng) đang cùng các nhân công khác thực hiện sơ chế chân gà đông lạnh, sử dụng hóa chất Interox ST 50 (H2O2) để tẩy trắng chân gà, sau đó đưa vào cấp đông, rồi phân phối cho các tiểu thương để bán đến tay người tiêu dùng làm đồ ăn.

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện tạm giữ 13 tấn chân gà (nghi không rõ nguồn gốc xuất xử), trong đó có 6,6 tấn chưa ngâm chất tẩy trắng; 6,9 tấn chân gà đã ngâm hóa chất Interox ST 50 (H2O2); nhiều can hóa chất (trong đó có những can đã qua sử dụng).

Hiện, lực lượng chức năng đã tiến hành tạm giữ toàn bộ hàng hóa là chân gà đông lạnh đã sơ chế tẩy trắng, chân gà đông lạnh chưa sơ chế tẩy trắng cùng toàn bộ hóa chất nêu trên và phối hợp với Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm tỉnh Thanh Hóa tiến hành lấy mẫu kiểm nghiệm để xử lý theo quy định.

Chúc mừng những người thích ăn mì tôm: Từ nay là hết lo nhé👇👇

Cực kỳ mê mì ăn liền nhưng nhiều người ít dám thưởng thức thường xuyên. Một trong những lý do ngần ngại chính là tác hại với gan, thận của mì ăn liền mà ta vẫn thường nghe nhắc tới. Nhưng có thật mì ăn liền hại gan, hại thận như nhiều người vẫn truyền tai nhau?

Mất 32 ngày để gan thải độc khi ăn mì tôm, mì ăn liền?

Tất bật với công việc những tháng cuối năm, nhiều hôm lỡ bữa, chị Ngọc (TP.HCM) rất thèm khi xuống khu vực bếp công ty và thấy các bạn đồng nghiệp đang vui vẻ thưởng thức những ly mì ăn liền, những tô mì tôm nóng hổi bên nhau.

Mất 2 phút chế biến, thêm quả trứng trong tủ lạnh hoặc thịt hộp, xúc xích mang theo là thành món ăn thơm ngon, hấp dẫn, cung cấp đủ năng lượng để có sức “chạy deadline” tiếp tục. Thích mì ăn liền vì sự tiện dụng là thế, nhưng chị Ngọc vẫn không khỏi ngần ngừ. Lý do khiến chị thấy lo chính là các bài share trên mạng: mì ăn liền có nhiều tác hại với gan, khiến gan mất đến 32 ngày mới thải độc được hết sau khi ăn!

Nhưng có thật như thế không? PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm cho biết: “Tin đồn gan mất 32 ngày mới thải độc được hết sau khi ăn mì tôm là không chính xác”.

Chuyên gia lý giải, thứ nhất xét về thành phần của mì ăn liền, chúng ta có 1 vắt mì và các gói gia vị đi kèm (gói dầu, gói nêm, một số loại đắt tiền hơn sẽ có gói súp sệt, gói rau củ sấy). Nguồn nguyên liệu để làm nên các thành phần trên là rất phổ biến, không có tác hại với gan. Cụ thể:

“Mì ăn liền cung cấp chủ yếu là chất bột đường do vắt mì làm từ nguyên liệu là bột lúa mì. Quá trình tiêu hóa và hấp thụ mì ăn liền tương tự như khi ta ăn bún, miến, phở. Các thành phần khác kèm theo như rau củ sấy, dầu ăn, gia vị gồm đường, muối, tiêu, hành… đều qua kiểm định chặt chẽ về thành phần, hàm lượng. Đây cũng là những thành phần quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày. Vì vậy, khi nói các thành phần nguyên liệu trong mì ăn liền gây tác hại với gan là không chính xác”, chuyên gia cho biết.

Thứ hai, nếu cho rằng mì ăn liền chứa chất phụ gia gây hại cho gan thì cũng không đúng. Trên thực tế, chất phụ gia được sử dụng rất rộng rãi trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm, có thể xuất hiện ở bất kỳ sản phẩm nào từ sữa, bánh ngọt, đến kem, thịt đóng hộp, phô mai, nước tương, nước mắm… Điều quan trọng là các chất phụ gia trước khi muốn đưa vào danh mục được phép sử dụng đều phải qua quá trình kiểm định vô cùng khắt khe, được chứng minh an toàn với người sử dụng và được cấp phép bởi cơ quan chức năng. Theo đó, nếu một gói mì đã được lưu hành trên thị trường thì phải có công bố chất lượng, các chất phụ gia sử dụng phải tuân thủ thành phần và hàm lượng theo quy định.

Thực hư mì ăn liền có hại đến gan và thận? - Ảnh 1.

Mỳ ăn liền hại thận chỉ là suy đoán thiếu căn cứ khoa học

Song song với tin đồn mì ăn liền chứa nhiều chất phụ gia độc hại khiến gan mất đến 32 ngày thải độc, thì nhiều người cũng hoang mang khi nghe mì ăn liền chứa nhiều axit oxalic gây sạn thận, hay phụ gia trong mì ăn liền gây ung thư

Với thông tin này, PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh cho biết, axit oxalic là thành phần vốn có trong tự nhiên ở nhiều loại rau củ quả, ngũ cốc như ngò gai, cà rốt, bông cải xanh, lúa mì… Ngoài ra, chúng ta có axit oxalic nhân tạo, dùng trong công nghiệp với tác dụng chủ yếu là tẩy trắng.

“Nhà sản xuất mì ăn liền hoàn toàn không bổ sung axit oxalic nhân tạo vào quá trình sản xuất, vì như đã nói, chất này có tính chất tẩy trắng, trong khi sợi mì cần màu vàng đặc trưng vốn có”, PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh nhấn mạnh.

Theo ông, việc một số sản phẩm mì ăn liền chứa lượng nhỏ axit oxalic là do trong một số thành phần nguyên liệu (bột lúa mì và rau củ) đã chứa chất này ở dạng tự nhiên. Axit oxalic ở dạng tự nhiên với hàm lượng rất thấp (trong ngưỡng an toàn cho phép) thì không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Người dùng có thể thưởng thức bình thường.

Thực hư mì ăn liền có hại đến gan và thận? - Ảnh 2.

Mì ăn liền ảnh hưởng xấu đến thận?

Thực hành dinh dưỡng khoa học là điều tối quan trọng 

Hiện nay vẫn chưa có căn cứ khoa học đáng tin cậy phản biện lại thông tin mì ăn liền không chứa những chất gây hại cho sức khỏe nói chung, gây tác hại với gan, tác hại với thận nói riêng, PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh chia sẻ, thay vì lo lắng, người dùng nên chú ý chọn các sản phẩm mì ăn liền có thương hiệu nguồn gốc rõ ràng, được cấp phép bởi các cơ quan chức năng. Song song đó là thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý.

Mì ăn liền với thành phần chính là bột lúa mì được xếp cùng nhóm cung cấp chất bột đường. Bạn cần phải kết hợp nhiều nhóm thực phẩm khác nhau, bởi vì trên thực tế, không có loại thực phẩm nào là tốt nhất và càng không thể là duy nhất để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Chúng ta không thể chỉ ăn cơm trắng mà cần có thêm món thịt, món rau để bữa ăn cân đối dinh dưỡng, với mì ăn liền cũng tương tự như vậy. Bạn nên kết hợp hài hòa mì ăn liền cùng những thực phẩm giàu đạm như thêm vào tô mì 3-4 lát thịt bò, thịt heo hoặc 2-3 con tôm, quả trứng, một ít nấm, đậu hũ, để bữa ăn được cân đối hơn giữa đạm động vật và thực vật. Đồng thời, kèm thêm các loại rau củ như cải xanh, giá đỗ, cà chua, cà rốt, để bổ sung đủ lượng chất xơ và vitamin. Khi đó bữa ăn với mì ăn liền không chỉ ngon hơn và còn đảm bảo dinh dưỡng.

Con trai bật khóc nức nở khi vô tình lái ô tô đ:â:m mẹ không qua khỏi

Một người đàn ông đã vô tình tông mẹ mình tử vong sau khi anh vô tình đạp nhầm chân ga.

Ngày 14/7/2025, Tạp chí Người đưa tin đã đăng tải thông tin: “Con trai bật khóc nức nở khi vô tình lái ô tô đâm mẹ tử vong”. Nội dung như sau:

Một người đàn ông đã tông mẹ mình tử vong gần một ngôi chùa ở Udon Thani, tỉnh Isaan, Thái Lan vào ngày 11/7, nghi do vô tình đạp nhầm chân ga.

Theo Thaiger, gia đình 8 người đã đi từ tỉnh Samut Prakan gần Bangkok đến Udon Thani để đi du lịch cùng gia đình trong kỳ nghỉ lễ Phật giáo dài ngày.

Vì muốn làm công đức, họ đã lái chiếc xe SUV 11 chỗ đến thắp nến và dâng thức ăn cho các nhà sư tại chùa Wat Pa Ban Tard.

Không tìm được chỗ đậu xe gần chùa do lượng du khách quá đông, Nawee, 47 tuổi, đã cho mẹ Pathum, 75 tuổi, và chị gái 65 tuổi xuống ven đường để họ có thể đợi các nhà sư đi ngang qua.

Người đàn ông bật khóc khi vô tình đâm mẹ tử vong.

Sau khi thả họ xuống, Nawee quay đầu xe rồi quay trở lại để đón hai người. Tuy nhiên, khi đến gần chỗ mẹ đang đợi, anh vô tình tăng tốc và đâm vào mẹ. Người chị gái đứng gần đó đã tránh được cú va chạm.

Các nhà chức trách đến nơi và thấy Nawee ngồi trên đường bên cạnh thi thể mẹ, anh khóc nức nở và tự trách mình về cái chết của bà.

Phát biểu với giới truyền thông địa phương, anh cho biết chỉ muốn đưa mẹ mình đi nghỉ vui vẻ, nhưng thay vào đó lại phải đưa thi thể bà trở về nhà.

Chính quyền đưa thi thể bà Pathum đến Bệnh viện Udon Thani để khám nghiệm tử thi và triệu tập Nawee cùng các nhân chứng đến để đưa ra lời khai.

Mặc dù gia đình không muốn theo đuổi hành động pháp lý, cảnh sát vẫn cáo buộc Nawee lái xe liều lĩnh gây chết người.

Hành vi này có thể bị phạt tù tối đa 10 năm, phạt tiền

Trước đó, báo Vietnamnet đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Vô tình cán chết con trai 4 tuổi: Xin đừng ném đá người mẹ bất hạnh”. Cụ thể như sau:

Theo nhân chứng, người mẹ lái ô tô cùng đứa con trai 4 tuổi đang đi trên đường thì tạt vào lề, đỗ lại rồi người mẹ chạy vào tiệm tạp hóa mua đồ. Camera nhà dân cho thấy, khi người mẹ mua đồ xong lên xe, đã không kiểm tra kỹ xem con trai còn ngồi trên đó nữa không, mà ngay lập tức cho xe chạy.

Đứa bé đang đứng ở vỉa hè thấy mẹ lên xe nổ máy bèn chạy đến gõ vào cánh cửa ghế sau, nhưng người mẹ dường như không cảm nhận được tiếng gõ cửa ấy, vẫn lái xe đi.

Trong lúc hoảng loạn, đứa bé chạy lên đầu xe với mong muốn mẹ sẽ nhìn thấy, nhưng điều mong ước của con đã không xảy ra, mà ngược lại, đó cũng là giây phút cuối cùng con được gọi tiếng: Mẹ ơi!

Nhiều cư dân mạng đã chửi bới, mạt sát người mẹ đáng thương này. Nhưng, hãy dừng lại 1 phút để suy nghĩ, để đặt địa vị mình vào người mẹ đáng thương ấy, thì chắc chắn chúng ta sẽ không buông ra những lời cay độc.

{keywords}
Ảnh cắt từ clip.

Tất nhiên, dù lý do gì đi chăng nữa thì người mẹ cũng là người đáng trách. Nhưng, phụ nữ, thực sự rất khổ. Nhiều người sau khi đẻ con xong trở nên “não cá vàng” làm đâu quên đó… Những di chứng “hậu sản” đối với phụ nữ thật muôn hình vạn trạng, chẳng có bất kỳ bà mẹ nào sinh con xong mà “thông minh, nảy số” hơn lúc độc thân cả.

Có thể người mẹ ấy cũng bị “não cá vàng” như vô vàn chị em khác, rồi có thể áp lực công việc, hay đang stress chuyện gì đó mà đầu óc không thực sự tỉnh táo nên quên mất việc kiểm tra con mình.

Ai cũng sẽ trách mắng rằng bà mẹ vô dạng, cẩu thả, “mất não”… Nhưng mình vẫn muốn nói lại rằng, hãy đặt địa vị mình vào người đàn bà ấy, ngay lúc này, có lẽ bạn không nỡ buông lời cay đắng.

Bà mẹ ấy, chắc chắn cả đời này sẽ không còn được sống trong những phút giây an yên nữa. Một đứa con châu báu ra đi vì bệnh tật, vì tai nạn do người khác gây ra, đã là sự đớn đau cả một đời, huống hồ đây lại là chính mình. Đứa con phải ra đi dưới bánh xe do chính mình lái, còn gì đau đớn hơn thế, còn gì khủng khiếp hơn thế, còn gì ân hận hơn thế???

Thậm chí, người mẹ ấy sau này cần phải đi bác sỹ tâm lý để có thể sống tiếp phần đời còn lại, vì chắc chắn sẽ là một cuộc sống u ám trong nỗi dằn vặt không nguôi.

Quá ân hận và day dứt. Mình, chỉ một phút không kiềm chế được cảm xúc, lấy thước kẻ đánh con một cái, mà cả đêm không ngủ được, cả vài ngày sau vẫn còn ân hận về chuyện đó,… huống hồ ở đây, bà mẹ lại là người gây ra cái chết cho con mình.

Đấy là nỗi đau giằng xé quằn quại nhất. Các bạn xem clip thấy đớn đau một, thì người mẹ ấy đau đớn gấp 1 tỉ lần. Nên, hãy đừng ném đá chị ấy nữa.

Tuy nhiên, sau vụ việc này, chúng ta cần thiết phải xem lại cách vận hành xe ô tô khi có trẻ con. Thứ nhất, nếu chỉ có 2 người, thì luôn yêu cầu con phải lên ngồi ghế dành cho trẻ em, thắt dây an toàn. Sự xuất hiện liên tục của con sẽ nhắc nhớ ta rằng, con đang đi cùng mình.

Thứ 2, khi đi cùng con, thì hãy luôn kéo con đi theo mình nếu như dừng xe để mua bán cái gì đó, để tránh “bỏ quên” con, hoặc tránh bị tai nạn, thậm chí là tránh bị bắt cóc,…

Thứ 3, có rất nhiều người vẫn để ô tô nổ máy, chỉ chạy vào mua cái gì đó rồi chạy ra – đây là hành vi cực kỳ nguy hiểm nếu có trẻ con trên xe. Thế nên tuyệt đối phải tắt máy, kéo con rời khỏi xe đi mua bán gì đó xong quay lại nổ máy rồi đi tiếp…

Cái gì cũng nên thật cẩn thận.

Từng tuyên bố ‘yêu không vật chất’, cô dâu Thu Sao chính thức sửa di chúc, chồng trẻ Hoa Cương không được 1 xu

Bỏ ngoài tai những lời bàn tán xì xào, cặp đôi Thu Sao – Hoa Cương đến nay vẫn đang hạnh phúc tốt đẹp sau 6 năm hôn nhân. Dù vậy, cô dâu Thu Sao đã lập sẵn di chúc và sẵn sàng tìm vợ mới cho chồng.

Cô dâu Thu Sao và chú rể Hoa Cương từng là cặp đôi rất nổi tiếng trên mạng xã hội cách đây 6 năm về trước. Thời điểm đó, chị Lê Thị Thu Sao (SN 1956, tỉnh Cao Bằng) và chồng trẻ Triệu Hoa Cương (SN 1992, tỉnh Cao Bằng) tổ chức đám cưới và vấp phải nhiều ý kiến trái chiều của dư luận vì cô dâu lớn hơn chú rể nhiều tuổi.

Đám cưới của Thu Sao - Hoa Cương từng khiến dân tình xôn xao một thời gian dàiĐám cưới của Thu Sao – Hoa Cương từng khiến dân tình xôn xao một thời gian dài
Thậm chí, không ít ý kiến còn cho rằng, chú rể Hoa Cương đến với cô dâu Thu Sao… chỉ vì tiền. Bỏ qua mọi lời bàn tán xì xào, cặp đôi đến nay vẫn luôn hạnh phúc, thậm chí ngày càng mặn nồng hơn sau 6 năm hôn nhân.Bỏ ngoài tai những lời bàn tán xì xào, cặp đôi đến nay vẫn luôn hạnh phúc mặn nồngBỏ ngoài tai những lời bàn tán xì xào, cặp đôi đến nay vẫn luôn hạnh phúc mặn nồng

 

Chia sẻ với VietNamNet, cô dâu Thu Sao không giấu được niềm hạnh phúc. Chị chia sẻ, ông xã là món quà, niềm vui mà ông trời ban tặng. Thế nên, hai người rất tôn trọng và yêu thương nhau. 6 năm sống chung, cả hai chưa từng tranh cãi, đi đâu cũng theo nhau, cùng đi cùng về.Được chồng yêu chiều, cô dâu Thu Sao ngày càng trẻ trung, xinh đẹpĐược chồng yêu chiều, cô dâu Thu Sao ngày càng trẻ trung, xinh đẹp

Cô dâu Thu Sao cũng chẳng lo ngại chuyện mình ngày càng lớn tuổi, còn chồng vẫn trẻ trung, phong độ. Chị vẫn thường nói với người thân và bạn bè, nếu có ai tốt hơn chị thì chị sẽ chọn sẵn cho chồng từ bây giờ.

“Tôi lớn hơn chồng 36 tuổi thì chắc chắn tôi phải đi trước anh. Chẳng lẽ, tôi mất rồi, anh không được đi thêm bước nữa sao. Mình không thể sống ích kỷ như thế, phải nghĩ và tìm người bầu bạn với chồng trong nửa đời còn lại”, chị bộc bạch.Dù đang hạnh phúc bên chồng nhưng chị Thu Sao vẫn luôn có ý định tìm người bầu bạn với chồng trong nửa đời còn lạiDù đang hạnh phúc bên chồng nhưng chị Thu Sao vẫn luôn có ý định tìm người bầu bạn với chồng trong nửa đời còn lại
Tuy nhiên, mỗi khi chị đề cập đến việc chọn vợ cho chồng, anh Cương đều mắng chị nói linh tinh. Anh khuyên chị đừng nghĩ nhiều, không ai biết ngày mai có phải là ngày cuối cùng hay không, cho nên cứ sống vui vẻ.

Dẫu vậy, chị Sao vẫn giữ ý định đó, thậm chí còn lập sẵn di chúc dù đang còn khỏe mạnh. “Từ lúc chưa có chồng, tôi đã làm di chúc. Bây giờ, mình có chồng thì di chúc phải thay đổi một chút. Tuy nhiên, di chúc cụ thể ra sao thì chỉ có một mình tôi biết rõ”, chị Sao tiết lộ.Đến hiện tại, những lo lắng về khoảng cách tuổi tác, chuyện con cái… đều không còn quan trọng với cô dâu Thu Sao nữaĐến hiện tại, những lo lắng về khoảng cách tuổi tác, chuyện con cái… đều không còn quan trọng với cô dâu Thu Sao nữa
Theo Phụ nữ mới, không chỉ muốn tìm vợ mới cho chồng trẻ, nhiều lần, chị Thu Sao còn đề nghị nhận con nuôi cho vui cửa vui nhà, nhưng anh Cương gạt đi. Anh lo chị lớn tuổi, chăm con vất vả. Hiện tại, những lo lắng về khoảng cách tuổi tác, chuyện con cái… đều không còn quan trọng với chị nữa.Sau 6 năm hôn nhân, cặp đôi ngày càng mặn nồngSau 6 năm hôn nhân, cặp đôi ngày càng mặn nồng
Gần 6 năm bên nhau, vợ chồng chị Sao cứ nhẹ nhàng trao yêu thương như thế. “Tình yêu trời ban” giúp chị Sao trẻ trung hơn, còn anh Cương trưởng thành và vững chãi qua từng ngày.

Trời ơi! Phát hiện đường dây làm sữa tươi giả từ sơn, dầu gội, lãi đến 2 tỷ/ tuần 👇👇

Đường dây tinh vi này đã bị triệt phá sau 72 giờ truy quét.

Ngày 11/07/2025 Người đưa tin có bài đăng “Chỉ tốn 1.500 đồng tạo ra 1 lít sữa từ… sơn, dầu gội và urê: Cả đường dây sữa độc bị quét sạch trong 72 giờ”. Nội dung chính như sau: 

Đường dây tinh vi này đã bị triệt phá sau 72 giờ truy quét. Những độc tố phổ biến trong các vụ bê bối sữa giả có hại như thế nào? Vì sao đường dây sản xuất sữa giả thu lợi gần 500 tỷ đồng suốt 4 năm không bị phanh phui? Giữa “ma trận” sữa giả, đừng để bị vỏ hộp đánh lừa: Hướng dẫn cách kiểm tra nhanh và chọn mua sữa an toàn

Trong một chiến dịch trấn áp quy mô lớn kéo dài suốt 72 giờ, Lực lượng Đặc nhiệm (STF) thuộc bang Madhya Pradesh, Ấn Độ đã triệt phá 3 nhà máy sản xuất sữa tổng hợp độc hại với quy mô lên tới 200.000 lít/ngày.

Cụ thể, STF cho biết, quá tình điều tra kéo dài nhiều tuần, cơ quan chức năng phá hiện 3 cơ sở tại khu vực Morena, Bhind và gần thủ phủ Bhopal đang bí mật sản xuất một loại “sữa” được pha chế từ các thành phần độc hại như sơn trắng, dầu gội đầu, bột giặt, urê, maltodextrin, xút (sodium hydroxide), formalin, ammonium sulphate và nhiều hóa chất khác.

Hỗn hợp này sau đó được đóng gói bắt chước các thương hiệu sữa uy tín, rồi vận chuyển đi tiêu thụ ở 5 bang lân cận, trong đó Delhi và Bhopal là hai thị trường tiêu thụ chính.

Theo kết quả điều tra, chi phí sản xuất chỉ khoảng 5 rupee/lít (từ 1.500 đồng), nhưng sản phẩm được bán với giá thị trường từ 45–50 rupee/lít. Các đối tượng dùng xe bồn chuyên dụng và xe tải nhỏ để vận chuyển, nhằm đánh lừa cơ quan kiểm tra. Tổng cộng, STF đã thu giữ 20 xe bồn, 11 xe tải và hơn 2,200 kg nguyên liệu hóa học, đủ để sản xuất hàng chục nghìn lít/ngày.

Đến nay, 57 nghi phạm đã bị bắt giữ, trong đó có nhiều cán bộ thanh tra an toàn thực phẩm bị nghi ngờ bao che, làm ngơ cho hoạt động sản xuất, vận chuyển và tiêu thụ sữa giả. STF cũng mở rộng điều tra đối với các nhà cung cấp hóa chất và những đầu mối tiêu thụ sản phẩm ở các bang khác.

STF và các cơ quan y tế tại bang Madhya Pradesh đã phát cảnh báo đến người dân, yêu cầu thận trọng khi sử dụng sữa không rõ nguồn gốc, đồng thời kêu gọi báo cáo ngay khi phát hiện nghi vấn.

Ông Rajesh Bhadoria, chỉ huy lực lượng đặc nhiệm bang Madhya Pradesh, nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ xử lý nghiêm tất cả các đối tượng liên quan, bao gồm cả nhà sản xuất, nhà cung ứng hóa chất và những cán bộ tiếp tay. Đây là hành vi đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng và sẽ không có vùng cấm trong quá trình điều tra.”

Ngày 01-07-2025 báo Người đưa tin có bài đăng “Đột kích một nhà máy, công an triệt phá đường dây sản xuất sữa giả từ hóa chất, tịch thu máy trộn công nghiệp, dầu thực vật kém chất lượng và hàng trăm lít nước bẩn”. Nội dung chính như sau:

Tháng 4/2025, Chính quyền địa phương tại thành phố Taxila, Pakistan đã phát hiện và triệt phá một nhà máy sản xuất sữa giả trong một cuộc đột kích diễn ra vào rạng sáng tại khu vực Asifabad. Cơ sở này bị cáo buộc đã pha trộn hóa chất độc hại với nước ô nhiễm để tạo ra các sản phẩm sữa tổng hợp, gây nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng.

Cuộc đột kích do trợ lý Ủy viên Zaryab Sajid Kamboh dẫn đầu, dưới sự chỉ đạo của chính quyền địa phương, được thực hiện tại một nhà máy nằm trên Phố 10, thuộc thẩm quyền của đồn cảnh sát Wah Saddar. Tại hiện trường, lực lượng chức năng đã thu giữ nhiều tang vật gồm máy trộn công nghiệp, dầu thực vật kém chất lượng, chất tẩy rửa, các hóa chất nguy hiểm và hàng trăm lít nước bẩn – được dùng làm nguyên liệu để sản xuất sữa.

Theo nguồn tin chính thức, cơ sở này đã sản xuất khoảng 1.000 lít sữa giả mỗi ngày từ 150 kg hóa chất. Sản phẩm sau đó được dán nhãn sai lệch là “sữa tươi trong khu vực” và được phân phối đến các tiệm trà, cửa hàng sữa và khách sạn tại Taxila và Wah.

Giới chức cho biết mạng lưới này đã hoạt động trong một thời gian dài, bất chấp các quy định về an toàn thực phẩm. Đáng chú ý, sản phẩm được sản xuất từ các chất không đạt chuẩn và nước ô nhiễm có thể gây ra những rủi ro nghiêm trọng cho người tiêu dùng.

Trong cuộc đột kích, sáu đối tượng bị cáo buộc liên quan đến hoạt động sản xuất sữa giả đã bị bắt giữ. Lực lượng chức năng cũng tiến hành tiêu hủy hàng trăm lít sữa pha hóa chất ngay tại hiện trường.

Phát biểu với truyền thông, ông Zaryab Sajid Kamboh khẳng định chính quyền sẽ kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến an toàn thực phẩm, đặc biệt là những hành động có nguy cơ gây tổn hại đến sức khỏe cộng đồng. Ông nhấn mạnh việc thực thi nghiêm ngặt Quy định về thực phẩm sạch của tỉnh Punjab sẽ là ưu tiên hàng đầu trong thời gian tới.

Cuối cùng ngày này cũng đến rồi đó sao, Võ Hà Linh ơi Võ Hà Linh

Sau khi một lô sữa rửa mặt Gammaphil bị thu hồi, đoạn video do “chiến thần livestream” Võ Hà Linh từng công khai quảng bá sản phẩm với những lời có cánh bất ngờ bị chỉnh sửa, nội dung quảng bá về sản phẩm âm thầm bị cắt bỏ.

Mới đây, Phó cục trưởng Cục quản lý dược (Bộ Y tế) Tạ Mạnh Hùng đã ban hành văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Công ty TNHH MTV sản xuất dược – mỹ phẩm GAMMA, địa chỉ số 18 đường Nguyễn Hậu, phường Tân Thành, quận Tân Phú (cũ), TP.HCM về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu huỷ mỹ phẩm vi phạm đối với sản phẩm sữa rửa mặt chuyên dụng Gammaphil – chai 125ml.

Kết quả kiểm nghiệm do Sở Y tế Yên Bái thực hiện cho thấy sản phẩm chứa Methylparaben và Propylparaben – hai chất bảo quản không có trong bảng thành phần công bố với Bộ Y tế. Đây là hành vi bị coi là gian lận trong khai báo mỹ phẩm, vi phạm nghiêm trọng các quy định hiện hành.

Sản phẩm sữa rửa mặt chuyên dụng Gammaphil – chai 125ml vừa bị thu hồi. Ảnh chụp màn hình

Trong văn bản gửi đến các Sở Y tế địa phương, Cục Quản lý Dược yêu cầu các đơn vị thông báo ngừng sử dụng và kinh doanh ngay lập tức lô sản phẩm nói trên, đồng thời tiến hành thu hồi, tiêu hủy và xử lý vi phạm theo thẩm quyền. Riêng Sở Y tế TP.HCM được giao giám sát việc thu hồi và xử lý hành chính đối với doanh nghiệp.

Điều khiến dư luận quan tâm là sản phẩm Gammaphil từng được KOL Võ Hà Linh quảng bá công khai trong một video đánh giá mỹ phẩm trên YouTube, đăng tải từ năm 2023.

Trong clip có hơn 2 triệu lượt xem, Võ Hà Linh nhận xét rằng sản phẩm “không chứa paraben, không xà phòng, không hương liệu”, và nhấn mạnh Gammaphil “phù hợp với làn da cực kỳ nhạy cảm, da mụn viêm”, gần như “bản dupe hoàn hảo của Cetaphil nhưng có giá mềm hơn, khoảng 190.000 đồng với dung tích cực lớn 500ml”.

Sản phẩm Gammaphil từng được KOL Võ Hà Linh quảng bá công khai trong một video đánh giá mỹ phẩm trên YouTube. Ảnh chụp màn hình

Không chỉ khẳng định về độ an toàn, Võ Hà Linh còn chia sẻ trải nghiệm cá nhân từng sử dụng sản phẩm này trong quá trình điều trị mụn, theo chỉ định từ bác sĩ da liễu. Sự kết hợp giữa uy tín cá nhân và nội dung khẳng định đã khiến nhiều người tiêu dùng tin tưởng, lựa chọn mua sản phẩm.

Tuy nhiên, ngay sau khi Gammaphil bị thu hồi, đoạn video trên đã bị chỉnh sửa và nội dung quảng bá về sản phẩm âm thầm bị cắt bỏ. Trong khi người tiêu dùng chưa kịp hiểu rõ bản chất vụ việc, kênh YouTube Ha Linh Official vẫn chưa có lời giải thích hay động thái minh bạch nào đối với hàng ngàn người theo dõi.

Thực tế, đây không phải lần đầu tiên Công ty GAMMA bị Bộ Y tế yêu cầu thu hồi sản phẩm. Trước đó, vào ngày 27/5, một sản phẩm khác là Adaphil Gentle Skin Cleanser cũng bị đình chỉ vì lý do tương tự: chứa chất không khai báo. Tháng 10/2024, sản phẩm Cerina của hãng này cũng bị thu hồi do vi phạm quy định về thành phần.

Một doanh nghiệp mỹ phẩm liên tục bị phát hiện gian dối, nhưng vẫn được giới thiệu trên kênh truyền thông của những người có ảnh hưởng, đặt ra câu hỏi lớn về trách nhiệm của KOL trong quảng bá sản phẩm tiêu dùng, đặc biệt là các sản phẩm liên quan đến sức khỏe, làn da.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực dược mỹ phẩm, việc khai báo sai thành phần không chỉ là vi phạm hành chính, mà còn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng – đặc biệt là những người có làn da nhạy cảm hoặc đang điều trị da liễu.

Hiện tại, các cơ quan chức năng đang tiếp tục theo dõi quá trình thu hồi và xử lý vi phạm đối với sản phẩm Gammaphil. Người tiêu dùng được khuyến cáo nên tra cứu thông tin sản phẩm trên các kênh chính thống và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tin tưởng vào những nội dung quảng bá trên mạng xã hội.

Trước đó, thông tin từ Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM cho biết, cơ quan này đã ban hành văn bản chỉ đạo Đội Quản lý thị trường phụ trách địa bàn tiến hành kiểm tra, xác minh đối với chi nhánh Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ Hà Linh Official do Võ Hà Linh đứng tên.

Việc kiểm tra nhằm làm rõ phản ánh cho rằng TikToker này đã nhiều lần bán sản phẩm với mức giá thấp bất thường, không chỉ dưới giá thị trường mà còn thấp hơn cả giá niêm yết của nhà sản xuất hoặc nhà phân phối chính hãng.

Vụ việc hiện đang trong quá trình xác minh, kết quả sẽ được tổng hợp và báo cáo về Chi cục Quản lý thị trường TPHCM, đồng thời chuyển đến Sở Công Thương TPHCM và Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công thương) để tiếp tục theo dõi, xử lý nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Cha bỏ rơi ngày còn nhỏ, nam sinh đỗ ĐH Bách khoa chỉ ước có 1 thùng mì tôm/tháng để có thể đi học

Thiếu tình thương của cha từ nhỏ, nam sinh đỗ vào đại học Bách Khoa ước có mì tôm để có thể tiếp tục đến giảng đường khiến nhiều người xót xa.

Thông tin từ Dân Trí, em Võ Trọng Nghĩa (18 tuổi trú thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh, Phú Yên) được thông báo trúng tuyển vào Trường đại học Bách Khoa Đà Nẵng chuyên ngành Kỹ thuật Hóa học với số điểm 24 (khối A). Nghĩa sống cùng em gái, mẹ và ông ngoại 85 tuổi trong căn nhà cấp 4 đã cũ. Vắng bóng cha từ ngày còn nhỏ nên Nghĩa lớn lên trong sự thiếu thốn, vất vả.

Những bộ quần áo đẹp, tươm tất, hay những món ngon, vật lạ đối với Nghĩa là một thứ vô cùng xa xỉ. Tuổi thơ của em phải sống trong căn nhà rách nát cũ kỹ, cùng bữa cơm với chút cá kho khô. Dù nhà nghèo, vất vả thiếu thốn, nhưng Nghĩa vẫn vươn lên học giỏi.

Cha bỏ rơi ngày còn nhỏ, nam sinh được mẹ tảo tần nuôi lớn
Cha bỏ rơi ngày còn nhỏ, nam sinh được mẹ tảo tần nuôi lớn

Nghèo đói, không đất đai, chị Võ Thị Sen, mẹ của Nghĩa, phải vất vả lao động để nuôi sống gia đình. Mỗi ngày, chị  đi chợ từ rất sớm, điều khiển chiếc xe máy vượt qua hàng chục kilomet để đến các thôn làng, mua cá về bán, kiếm tiền để mua gạo và mắm phục vụ bữa ăn cho bốn người trong gia đình.

Vào năm 2019, chị Sen đột ngột bị suy giáp. Gia đình đang sống trong cảnh nghèo đói, lại phải tìm kiếm khắp nơi để có đủ tiền chi trả cho việc chữa bệnh của chị, nhưng vẫn không đủ. Thấy cảnh mẹ mình đau đớn ở bệnh viện, Nghĩa, lúc đó chỉ mới 15 tuổi, đã phải lên khắp làng, chợ để xin sự giúp đỡ cho mẹ chữa trị. May mắn thay, chị Sen đã vượt qua “cạm bẫy của tử thần” và bắt đầu hồi phục.

Vắng bóng cha từ nhỏ, nam sinh đỗ ĐH top đầu chỉ dám mơ có thùng mì tôm mỗi tháng để bám con chữ - ảnh 2

Mặc dù còn phải thường xuyên uống thuốc điều trị, chị vẫn không ngần ngại quay trở lại với công việc hàng ngày để kiếm sống và chăm sóc cho các con nhỏ. Thấy mẹ vất vả, dãi nắng dầm mưa, Nghĩa phụ mẹ ở nhà chăm ông, bày em gái học tập. Về phần Nghĩa, em đạt học sinh giỏi 3 năm liền và mới đây là đỗ vào Trường ĐH Bách khoa – ĐH Đà Nẵng.

Ngày nhận được tờ thông báo nhập học từ trường đại học, Nghĩa cảm thấy rối bời. Khoản học phí vượt quá 14 triệu đồng không phải là một con số nhỏ đối với gia đình hiện tại của em. Nghĩa hiểu rằng mẹ không còn khả năng lo lắng cho anh về mặt tài chính, vì mỗi tháng, mẹ chỉ kiếm được một số tiền nhỏ. Điều này trở nên khó khăn hơn khi mẹ phải chịu trách nhiệm lo cho ông ngoại, em gái, và còn phải chi trả tiền cho thuốc uống hàng ngày để điều trị bệnh.

Nay đỗ đại học, Nghĩa chỉ dám mơ mỗi tháng có được thùng mì tôm để bám con chữ.
Nay đỗ đại học, Nghĩa chỉ dám mơ mỗi tháng có được thùng mì tôm để bám con chữ.

Rất may mắn, một nhà hảo tâm biết chuyện huyết đã đứng ra đóng góp và giúp đỡ Nghĩa chi trả học phí cho kỳ đầu tiên. Khi sắp đến ngày bắt đầu đi học, cậu nam sinh nghèo này chỉ có thể mua được một chiếc chiếu cói và ba chiếc áo thun.

“Nhập học xong, em sẽ cố gắng dành thời gian đi làm thêm, dành dụm tiền đóng học phí. Mỗi ngày, em chỉ cần gói mì tôm, quả trứng là có thể qua bữa. Em sẽ nỗ lực không ngừng để tiếp tục được học”, Nghĩa nói trên báo Dân Trí.

Danh sách 39 trường Đại Học miễn hoàn toàn học phí cho s:.inh viên: Chúc mừng các em

Quý phụ huynh và học sinh có thể tham khảo các trường đại học miễn học phí trên cả nước.

Dưới đây là danh sách các trường đại học, học viện được miễn học phí:

Các trường đại học khối quân đội – công an

Trong quá trình theo học, sinh viên còn được hưởng chính sách đặc biệt mà không phải trường nào cũng có thể đáp ứng, như hỗ trợ toàn phần từ học phí cho đến tiền sinh hoạt phí.

Các trường đại học khối quân đội – công an được Nhà nước quản lý, nên sau khi hoàn thành chương trình học thì các bạn sinh viên sẽ được phân công nhiệm vụ, bổ nhiệm công tác.

STT Các trường khối quân đội Các trường khối công an
1 Học viện Kỹ thuật Quân sự Học viện An ninh Nhân dân
2 Học viện Quân Y Học viện Cảnh sát Nhân dân
3 Học viện Khoa học Quân sự Học viện Chính trị Công an Nhân dân
4 Học viện Biên phòng Đại học An ninh nhân dân
5 Học viện Hậu cần Đại học Cảnh sát nhân dân
6 Học viện Phòng không – Không quân Đại học Phòng cháy chữa cháy
7 Học viện Hải Quân Đại học Kỹ thuật – Hậu cần Công an nhân dân
8 Sĩ quan Chính trị
9 Sĩ quan Lục quân 1
10 Sĩ quan Lục quân 2
11 Sĩ quan Pháo binh
12 Sĩ quan Tăng – Thiết giáp
13 Sĩ quan Đặc công
14 Sĩ quan Phòng Hóa
15 Sĩ quan Công binh
16 Sĩ quan Thông tin
17 Sĩ quan không quân
18 Đại học Văn hóa – Nghệ thuật Quân đội
19 Sĩ quan Kỹ thuật quân sự (Vinhempich)
20 Cao đẳng Công nghệ và Kỹ thuật Ô tô

Các trường đại học sư phạm

Sinh viên khối sư phạm cũng được miễn học phí bởi các trường này đượ xếp vào nhóm cơ sở giáo dục trọng điểm quốc gia.

Sinh viên theo học ngành sư phạm tại các trường sư phạm sẽ được miễn học phí hoàn toàn, có trợ cấp hàng tháng và học bổng. Với các chuyên ngành ngoài sư phạm, mức học phí sẽ tương ứng với số tín chỉ mà sinh viên đăng ký.

STT Các trường đại học sư phạm Các trường đại học sư phạm
1 Đại học Sư phạm Hà Nội Đại học Sư phạm Hà Nội 2
2 Đại học Sư phạm TP.HCM Đại học Vinh
3 Đại học Sư phạm Thái Nguyên Đại học Giáo dục (ĐHQGHN)
4 Đại học Sư phạm Huế Đại học Sài Gòn
5 Đại học Sư phạm Đà Nẵng Đại học Hồng Đức
6 Đại học Quy Nhơn Đại học Cần Thơ

Lưu ý, theo Nghị định 116/2020/NĐ-CP, sinh viên sư phạm đã hưởng chính sách không công tác trong ngành giáo dục sau 2 năm hoặc không công tác đủ 2 năm, kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp thì sẽ phải bồi hoàn kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt.

Ngoài ra, theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ sinh viên thuộc một số ngành/chuyên ngành sau đây sẽ được miễn 100% học phí: chuyên ngành Mác-Lê Nin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Lao; Phong; Tâm thần; Giám định pháp y; Pháp y tâm thần; Giải phẫu bệnh, Truyền nhiễm; Hồi sức cấp cứu… tại các cơ sở đào tạo nhân lực y tế công lập theo chỉ tiêu đặt hàng của Nhà nước.

Các đơn vị đào tạo các ngành/chuyên ngành trên có thể kể đến như: Học viện Báo chí và Tuyên truyền, trường Đại học Y Hà Nội, trường Đại học Y Dược TP.HCM, trường Đại học Y Dược (Đại học Huế), trường Đại học Y dược Hải Phòng…

Tôi và Nam đã ly hôn được hai năm. Dù không còn là vợ chồng, chúng tôi vẫn giữ mối quan hệ văn minh vì con trai – bé Bin. Cuối tuần, tôi thường đưa Bin về thăm ông bà nội. Mẹ chồng cũ của tôi, bà Lan, luôn yêu thương cháu hết mực. Bà hay làm bánh, kể chuyện cổ tích và thi thoảng lại tặng Bin vài món đồ chơi hay bộ quần áo mới.

Tôi không ngờ, một món quà tưởng như bình thường lại là thứ mở ra cánh cửa dẫn đến bí mật mà cả hai năm qua tôi chưa từng một lần dám nghĩ đến. Chiếc balo màu xanh dương ấy không chỉ khiến con trai tôi nhảy cẫng vì thích thú – nó còn khiến tim tôi gần như ngừng đập vào cái đêm tôi vô tình mở nó ra…

Tôi và Nam ly hôn đã tròn hai năm. Không ồn ào, không tranh chấp. Mọi chuyện được giải quyết êm đẹp, chủ yếu là vì cả hai đều muốn giữ một môi trường bình ổn cho Bin – đứa con trai bốn tuổi của chúng tôi. Tôi nuôi Bin, nhưng Nam có quyền thăm nom, và gia đình anh – đặc biệt là mẹ chồng cũ của tôi, bà Lan – vẫn luôn giữ liên lạc với cháu.

Mỗi cuối tuần, tôi đều đưa Bin về nhà bà nội chơi. Dù không còn là con dâu, bà Lan vẫn đối xử với tôi như trước, có khi còn tử tế hơn. Bà nấu ăn, hỏi han, chuẩn bị đồ chơi và bánh trái cho Bin. Những lần như thế khiến tôi cảm thấy lòng nhẹ đi. Dù hôn nhân không còn, ít nhất tôi vẫn giữ được một phần gia đình cho con trai.

Tuần trước, như thường lệ, tôi đón Bin từ lớp mẫu giáo rồi chở thẳng tới nhà bà nội. Hôm đó, trời trong vắt, mát dịu. Bà Lan đón cháu bằng nụ cười rạng rỡ và không quên đưa ra món quà đã chuẩn bị từ trước – một chiếc balo màu xanh dương in hình siêu nhân mà Bin đang mê tít.

Bin nhảy cẫng lên vì vui mừng, đeo balo lên vai rồi chạy vòng vòng trong sân, miệng hét lên:
– “Balo siêu nhân! Con là anh hùng rồi!”

Tôi ngồi nhấp trà trong khi bà Lan lúi húi trong bếp. Không khí gia đình thật ấm cúng, khiến tôi bất giác cảm thấy yên lòng.

Tối đó, sau khi về nhà và tắm rửa cho Bin xong, tôi dỗ con ngủ như mọi khi. Khi phòng đã yên ắng, tôi mang balo của con ra để lấy quần áo bẩn đi giặt.

Tôi mở balo, lấy ra mấy bộ đồ, định cho vào rổ thì sững lại. Cái balo rõ ràng không còn gì, nhưng khi tôi cầm lên thì nó lại nặng hơn bình thường.

Tò mò, tôi sờ xung quanh, lật từng lớp vải lót. Một cảm giác lạ chạy dọc sống lưng khi ngón tay tôi chạm phải một đường khóa kéo lạ nằm sát đáy – thứ mà tôi chưa từng để ý tới.

Tôi kéo khóa. Một chiếc túi vải nhỏ được may khéo léo lộ ra. Tay tôi run nhẹ khi mở nó. Bên trong là một xấp tiền – loại mệnh giá 500 nghìn – được gói cẩn thận trong bao nylon, cùng một lá thư viết tay.

Tôi nhìn xấp tiền – có lẽ phải hơn hai chục triệu – rồi đưa mắt sang lá thư.

Chữ viết nguệch ngoạc, nhưng tôi nhận ra ngay nét chữ của bà Lan.

“Con à,
Mẹ biết chuyện gia đình mình khiến con buồn nhiều. Hai năm qua, mẹ luôn thấy day dứt. Mẹ không biết nên nói thế nào cho đúng, nên đành gửi gắm ít tiền này qua Bin. Đây là số tiền mẹ dành dụm, không nhiều nhưng mong con đừng từ chối. Mẹ biết con đang vất vả lắm.
Nếu con phát hiện ra bọc này, hãy để mẹ giải thích…”

Tôi ngồi sững trên ghế, tim đập mạnh trong ngực. Tôi đọc lại thư thêm hai lần. Nước mắt tôi rơi lúc nào không hay.

Tôi không rõ cảm xúc mình là gì – xúc động, biết ơn, hay một phần nào đó thấy đau lòng. Bà Lan là mẹ chồng cũ, không còn ràng buộc gì với tôi, vậy mà bà vẫn âm thầm lo cho hai mẹ con. Không hỏi han, không kể công, chỉ lặng lẽ nhét tiền vào đáy balo của cháu, mong tôi có thêm chút dự phòng trong cuộc sống.

Tôi không thể ngủ được đêm đó.

Sáng sớm, khi mặt trời còn chưa lên, tôi để Bin ở nhà bà ngoại rồi bắt taxi đến nhà bà Lan.

Bà mở cửa, ngạc nhiên khi thấy tôi đứng trước cổng.

– “Có chuyện gì vậy con?” – bà hỏi, tay còn dính bột mì, chắc đang làm bánh.

Tôi giơ chiếc balo ra, không nói gì. Đôi mắt bà nhìn nó rồi nhìn tôi. Trong khoảnh khắc ấy, tôi thấy bà như già đi vài tuổi. Bà gật đầu khẽ, mời tôi vào nhà.

Tôi ngồi xuống, đặt lá thư lên bàn.

– “Mẹ… sao mẹ lại làm vậy? Sao không nói với con?” – tôi nghẹn ngào.

Bà Lan ngồi xuống đối diện, rót cho tôi ly nước. Rồi bà thở dài, giọng chậm rãi.

– “Vì mẹ biết nếu mẹ đưa trực tiếp, con sẽ không nhận. Con luôn mạnh mẽ, tự lập, mẹ hiểu. Nhưng con là mẹ đơn thân, một mình nuôi Bin… Mẹ thấy con gầy đi nhiều, con không nói nhưng mẹ biết cuộc sống không dễ dàng.”

Tôi siết chặt bàn tay, xúc động.

– “Nhưng mẹ không cần phải làm vậy. Con đâu có xin gì đâu…”

– “Không ai xin. Nhưng mẹ thương con như con gái. Mẹ không thể ngồi yên nhìn con chật vật một mình. Mẹ cũng thấy có lỗi. Vì nếu mẹ cứng rắn hơn, có khi con với Nam không ra nông nỗi này.”

Tôi nhìn bà, ngỡ ngàng. Chuyện ly hôn là quyết định giữa tôi và Nam, đâu liên quan đến bà?

Bà Lan như hiểu được suy nghĩ tôi, bà tiếp:

– “Mẹ biết giữa con và Nam có nhiều điều không thể hàn gắn. Nhưng mẹ vẫn luôn nghĩ nếu lúc đó mẹ chịu lắng nghe nhiều hơn, đứng về phía con nhiều hơn, có lẽ con đã không thấy cô đơn đến mức phải buông tay.”

Không gian lặng đi vài nhịp.

Tôi bật khóc. Lần đầu tiên sau hai năm, tôi để cho cảm xúc mình vỡ òa như thế.

Tôi ngồi trong gian bếp nhỏ quen thuộc, nơi từng chứng kiến biết bao bữa cơm gia đình khi tôi còn là con dâu. Cảm xúc tràn ngập: ngỡ ngàng, xúc động, và cả một chút bối rối. Bà Lan, người mẹ chồng mà tôi từng nghĩ đã trở nên xa cách sau ly hôn, nay lại ngồi trước mặt tôi, tay run run rót ly nước, giọng nhỏ nhẹ như đang dỗ dành chính mình.

– “Con biết không… có những đêm mẹ không ngủ được. Nhìn lại chuyện cũ, mẹ thấy mẹ cũng có lỗi. Mẹ đã thiên về con trai mình quá nhiều, không chịu hiểu những gì con đang chịu đựng trong cuộc sống với Nam.”

Tôi nuốt khan. Đúng là ngày xưa, mối quan hệ giữa tôi và Nam dần rạn nứt không chỉ vì sự khác biệt giữa hai người, mà còn bởi sự thiếu cảm thông của gia đình chồng – đặc biệt là mẹ Nam. Nhưng hôm nay, lời bà nói khiến tôi nhận ra: không phải bà vô tâm, mà là không đủ tinh tế lúc đó. Giờ đây, có lẽ chính bà cũng phải vật lộn với mặc cảm và hối hận.

Tôi lấy lại bình tĩnh, hỏi nhẹ:

– “Mẹ… sao mẹ lại để tiền trong balo của Bin? Sao mẹ không nói thẳng với con?”

Bà Lan cúi đầu, hai tay đan vào nhau:

– “Vì mẹ biết con sẽ từ chối. Con là người có lòng tự trọng. Nếu mẹ nói, con sẽ gạt đi liền. Nên mẹ nghĩ… thôi thì để nó như một món quà cho Bin. Còn thư… là để lỡ khi nào con phát hiện, con có thể hiểu mẹ một chút.”

Tôi lặng im. Mắt tôi vô tình liếc sang chiếc tủ gỗ cũ sát tường. Một kỷ vật từ thời bà Lan còn trẻ. Tôi từng dọn dẹp nó vài lần khi còn sống ở đây. Bỗng tôi buột miệng:

– “Mẹ… con có thể hỏi một chuyện hơi riêng tư không?”

– “Ừ, con cứ nói.”

– “Từ sau khi con và Nam ly hôn, hai mẹ con… có hay trò chuyện không?”

Nghe câu hỏi đó, bà Lan hơi khựng lại. Bà nhìn tôi vài giây, như đang cân nhắc điều gì đó.

– “Ít, con à. Từ sau khi ly hôn, Nam… thay đổi nhiều. Nó ít về, lầm lì. Mỗi lần mẹ nhắc tới con với Bin, nó im lặng. Có lúc mẹ thấy nó ngồi hàng giờ trước hiên nhà, hút thuốc… mắt thì đỏ. Mẹ biết nó cũng đau. Nhưng nó không nói. Chỉ để lại vài lá thư… rồi đi.”

– “Lá thư?”

Bà Lan gật đầu, đứng dậy, đi về phía tủ gỗ, mở ngăn kéo dưới cùng. Bà lấy ra một hộp gỗ cũ, bên trong là một tập giấy được kẹp lại. Bìa ngoài ghi rõ: “Không gửi.”

Bà đưa cho tôi.

– “Mẹ không biết có nên đưa con không. Nhưng nếu con muốn hiểu rõ hơn… thì đọc đi.”

Tôi lật những trang đầu tiên. Đó là thư của Nam – viết cho tôi, sau ly hôn.

“Anh biết có thể em sẽ không bao giờ đọc những dòng này. Nhưng anh vẫn viết, vì anh không dám nói ra bằng lời.
Anh xin lỗi. Anh đã không hiểu em, không đứng về phía em. Khi em thấy mệt mỏi vì vừa đi làm, vừa lo cho Bin, anh lại nghĩ em phàn nàn. Khi em cần chia sẻ, anh lại im lặng.
Em mạnh mẽ quá… đến mức anh quên mất em cũng cần được dựa vào ai đó.
Anh nhớ em. Nhớ Bin. Và anh ghét chính mình vì đã để mất gia đình này.”

Tôi run tay, lật tiếp những trang khác. Mỗi lá thư là một lời sám hối, một mảnh ký ức bị che giấu. Nam không trách tôi, không giận tôi, chỉ trách chính anh vì đã không đủ trưởng thành, không đủ tinh tế.

Tôi đọc đến cuối cùng, và khựng lại.

“Lá thư này anh sẽ cất vào đáy tủ. Có thể mẹ sẽ tìm thấy. Có thể một ngày nào đó, em sẽ đọc được. Nếu lúc ấy em vẫn còn ghét anh, anh cũng chấp nhận. Nhưng nếu… chỉ nếu thôi… em có thể tha thứ, thì xin hãy cho anh một cơ hội – không để làm lại từ đầu, mà để ít nhất được làm một người cha đúng nghĩa.”

Tôi gập tập thư lại, ôm nó vào lòng. Cảm xúc dồn nén suốt hai năm vỡ òa. Có lẽ, cả hai chúng tôi đều đã im lặng quá lâu. Tưởng rằng sự im lặng sẽ giúp nguôi ngoai, nhưng hóa ra nó chỉ giấu đi những tổn thương chưa kịp lành.

Tôi nhìn bà Lan, giọng khàn khàn:

– “Mẹ… con không biết phải nói gì…”

– “Chỉ cần con biết, là mẹ chưa bao giờ ngừng thương con, thương Bin. Còn về Nam… mẹ nghĩ nó vẫn đang chờ, chỉ là không biết phải bắt đầu lại thế nào.”

Tôi về nhà khi trời đã chiều muộn. Bin chạy ùa ra, ôm chầm lấy tôi:

– “Mẹ! Mẹ coi balo con nè, con giấu siêu nhân ở trong đó nha!”

Tôi nhìn balo, rồi nhìn Bin, lòng chợt thấy ấm áp. Tôi bế con lên, hôn lên má nó.

Đêm đó, tôi ngồi viết một bức thư. Không phải để gửi đi, mà để giải tỏa những cảm xúc chôn giấu bấy lâu.

Nam,
Em đã đọc những lá thư anh viết. Em không biết liệu mọi thứ có thể quay lại như xưa không – chắc là không. Nhưng em biết một điều: chúng ta đều chưa từng hết quan tâm nhau.
Nếu anh thực sự muốn làm lại – không phải với em, mà với con – thì em sẵn lòng tạo cơ hội. Bin cần một người cha. Và có lẽ… em cũng cần một người bạn đồng hành, dù chỉ là trong hành trình làm cha mẹ.”

Tôi cất thư vào ngăn kéo. Không cần gửi. Tôi biết, thời gian sẽ trả lời tất cả.

Và có lẽ, chiếc balo màu xanh dương kia – thứ tưởng như nhỏ bé – đã mở ra một cánh cửa mà tôi từng nghĩ đã vĩnh viễn khép lại.