Home Blog Page 5

5 tỉnh thành sẽ bị ảnh hưởng m:ạnh nhất trong cơn bão số 3: Trong 2 tiếng tới bà con nên làm gì 👇

Bão số 3 (bão WIPHA) là cơn bão rất mạnh, di chuyển nhanh, phạm vi và cường độ ảnh hưởng trên biển và đất liền rất rộng và nguy hiểm. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 112/CĐ-TTg yêu cầu tập trung ứng phó với bão.

Bão số 3 (bão WIPHA) rất mạnh, di chuyển nhanh phạm vi, cường độ ảnh hưởng rất rộng và nguy hiểm- Ảnh 1.

Bão số 3 (bão WIPHA) là cơn bão rất mạnh, phạm vi, cường độ ảnh hưởng rất rộng và nguy hiểm

Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 19/7/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung ứng phó với bão số 3 năm 2025.

Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng, Công an, Nông nghiệp và Môi trường, Công Thương, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa – Thể thao và Du lịch; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Ninh, Hà Nội; Tổng Giám đốc: Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam.

Nội dung công điện như sau: Sáng ngày 19 tháng 7 năm 2025, cơn bão có tên quốc tế là WIPHA đã đi vào biển Đông trở thành cơn bão số 3 trong năm 2025, cường độ đã đạt cấp 10, giật cấp 12.

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, bão còn tiếp tục mạnh lên (sức gió mạnh nhất trên biển có thể đạt cấp 12, giật cấp 15), từ ngày 21-22 tháng 7, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, gây gió mạnh, mưa lớn cho các tỉnh Bắc Bộ và các tỉnh Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh).

Đây là cơn bão rất mạnh, di chuyển nhanh, phạm vi và cường độ ảnh hưởng trên biển và đất liền rất rộng và nguy hiểm.

Để chủ động ứng phó với bão và mưa lớn, nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân và Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

Chủ động ứng phó bão số 3 và mưa lớn

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi:

Tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; chỉ đạo, triển khai công tác kiểm đếm, hướng dẫn, đảm bảo an toàn cho các tàu thuyền, phương tiện (bao gồm cả tàu du lịch) hoạt động trên biển, ven biển chủ động thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú an toàn; sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ:

a) Tổ chức cập nhật đầy đủ, thông tin kịp thời về tình hình thiên tai đến người dân để Nhân dân chủ động ứng phó bảo đảm an toàn; tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân các biện pháp, kỹ năng ứng phó, nhất là gió mạnh, lũ ống, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất.

b) Tổ chức rà soát, sẵn sàng phương án sơ tán những hộ dân ở khu vực nguy hiểm, nhất là khu vực ven biển, khu vực nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét, ngập sâu đến nơi an toàn; có phương án hỗ trợ chỗ ở tạm, lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân phải sơ tán, bảo đảm ổn định đời sống cho người dân.

c) Có phương án đảm bảo an toàn cho khách du lịch trên các đảo và khu vực ven biển.

d) Sẵn sàng các biện pháp đảm bảo an toàn, hạn chế thiệt hại về nhà ở, kho tàng, trụ sở, công trình công cộng, khu công nghiệp, nhà máy, hệ thống lưới điện, viễn thông.

đ) Khẩn trương hoàn thành việc sửa chữa, khắc phục những sự cố, hư hỏng của công trình đê điều đã xảy ra trong thời gian vừa qua; kiểm tra, rà soát sẵn sàng phương án hộ đê chống lũ trên địa bàn theo phương châm “4 tại chỗ”.

e) Sẵn sàng bố trí lực lượng canh gác, kiểm soát người và phương tiện qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, đã sạt lở hoặc có nguy cơ xảy ra sạt lở, kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn, không để xảy ra thiệt hại đáng tiếc về người do bất cẩn, chủ quan; bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính khi xảy ra mưa lớn.

g) Kiểm tra, rà soát các công trình xung yếu, các công trình đang thi công dở dang, các hồ chứa nhỏ đã đầy nước; tổ chức thường trực, sẵn sàng điều tiết đảm bảo an toàn công trình, hạ du khi xảy ra mưa lũ.

h) Sẵn sàng phương án đảm bảo tiêu nước, chống úng cho diện tích sản xuất nông nghiệp; khu công nghiệp, khu đô thị, khu tập trung dân cư.

i) Tổ chức trực ban 24/24 giờ để theo dõi tình hình thiên tai và tổ chức triển khai các biện pháp ứng phó.

3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức trực ban, theo dõi sát diễn biến, dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời về diễn biến bão, mưa lũ, thiên tai tới các cơ quan chức năng và người dân; chủ động chỉ đạo các ngành, địa phương triển khai công tác phòng, chống thiên tai theo chức năng, nhiệm vụ được giao, nhất là công tác bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập thủy lợi, hạn chế thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp.

4. Bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng, Công an chỉ đạo các Quân khu, các lực lượng đóng trên địa bàn rà soát phương án, sẵn sàng lực lượng, phương tiện hỗ trợ Nhân dân ứng phó với bão, mưa lũ, cứu hộ cứu nạn khi có đề nghị của địa phương.

5. Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Môi trường, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động chỉ đạo công tác ứng phó với bão, mưa lũ đối với lĩnh vực của Bộ, trong đó lưu ý chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn cho sản xuất, an toàn hồ đập thủy điện, hạ tầng giao thông, năng lượng, viễn thông.

6. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam kịp thời thông tin về tình hình thiên tai và công tác chỉ đạo ứng phó của các cơ quan chức năng, tăng cường phổ biến, hướng dẫn biện pháp, kỹ năng ứng phó với bão, mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét cho người dân.

7. Giao Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà trực tiếp tục chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương triển khai công tác ứng phó phù hợp với diễn biến bão, lũ.

8. Văn phòng Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Công điện này, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách những vấn đề đột xuất, phát sinh.

Bão số 3 (bão WIPHA) rất mạnh, di chuyển nhanh phạm vi, cường độ ảnh hưởng rất rộng và nguy hiểm- Ảnh 4.

Bão số 3 – Bão WIPHA có khả năng đổ bộ vào Quảng Ninh – Thanh Hóa

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, sáng sớm 18/7, áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Đông Philippines đã mạnh lên thành bão, tên quốc tế là bão WIPHA.

Sáng 19/7, bão WIPHA đã đi vào vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 3 trong năm 2025.

Hồi 07 giờ ngày 20/7, vị trí tâm bão số 3 – bão WIPHA ở vào khoảng 21,7 độ Vĩ Bắc; 114,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách Quảng Ninh-Hải Phòng khoảng 705km về phía Đông.

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão số 3 mạnh cấp 11 (103-117km/giờ), giật cấp 14; di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 20-25km/h.

Dự báo diễn biến bão số 3 – bão WIPHA (trong 24 đến 72 giờ tới):

Thời điểm dự báo

Hướng, tốc độ

Vị trí

Cường độ

Vùng nguy hiểm

Cấp độ rủi ro thiên tai (Khu vực chịu ảnh hưởng)

07h/21/7 Chủ yếu theo hướng Tây 20-25km/h 21,1N-109,8E; trên đất liền phía Bắc bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) Cấp 11, giật cấp 14 Phía Bắc vĩ tuyến 20,0N; kinh tuyến 108,0E-117,0E Cấp 3: vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông, phía Đông khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ
07h/22/7 Tây Tây Nam, khoảng 15km/h 20,5N-107,1E; trên vùng ven biển Quảng Ninh – Ninh Bình Cấp 10-11, giật cấp 14 Phía Bắc vĩ tuyến 19,5N; Phía Tây kinh tuyến 112,5E Cấp 3: vùng biển phía Tây Bắc khu vực Bắc Biển Đông, vùng biển vịnh Bắc Bộ
07h/23/7 Tây Tây Nam, khoảng 10km/h, suy yếu dần thành một vùng áp thấp 20,1N-104,7E; trên đất liền khu vực Thượng Lào < Cấp 6 Phía Bắc vĩ tuyến 19,0N; phía Tây kinh tuyến 109,5E Cấp 3: vùng biển vịnh Bắc Bộ. Vùng biển ven bờ và đất liền các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa

Dự báo tác động của bão số 3 – bão WIPHA

Vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 8-10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11-12, giật cấp 15; sóng biển cao 5,0-7,0m. Biển động dữ dội.

Từ đêm 20/7, vùng biển Bắc vịnh Bắc Bộ (bao gồm các đặc khu Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Cát Hải) có gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-11, giật cấp 14; sóng biển cao 2,0-4,0m, vùng gần tâm 3,0-5,0m. Biển động dữ dội.

Từ ngày 21/7, vùng biển Nam vịnh Bắc Bộ có gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0-4,0m. Biển động rất mạnh.

Tàu/thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của dông, lốc, gió mạnh, sóng lớn.

Nước dâng do bão và cảnh báo ngập lụt khu vực ven biển:

Vùng ven biển Hải Phòng-Quảng Ninh có nước dâng do bão cao từ 0,5-1,0m, mực nước tại Hòn Dáu (Hải Phòng) cao 3,8-4,1m, tại Cửa Ông (Quảng Ninh) cao 4,8-5,2m.

Nguy cơ cao gây ngập, úng tại những khu vực trũng, thấp ở ven biển, cửa sông vào trưa và chiều 22/7.

Trên đất liền:

Từ tối và đêm 21/7, trên đất liền Quảng Ninh đến Thanh Hóa có gió mạnh dần lên cấp 7-9, giật cấp 10-11; sâu hơn trong đất liền gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9; vùng gần tâm bão cấp 10-11, giật cấp 14.

Mưa lớn: Từ ngày 21/7 đến ngày 23/7, ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có khả năng xảy ra một đợt mưa lớn diện rộng với lượng mưa phổ biến 100-200mm, cục bộ có nơi trên 300mm.

Riêng khu vực Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 200-350mm, cục bộ có nơi trên 600mm.

Đã tìm thấy thithe b:é trai trong vụ lật tàu Hạ Long: Con đã về trước cơn bão số 3 rồi, thương quá là thương

Trong quá trình tìm kiếm các nạn nhân còn lại đang mất tích trong vụ tàu Vịnh Xanh 58 bị lật, lực lượng chức năng tìm thấy thi thể một bé trai ở khu vực gần đảo Ti Tốp và đưa về đất liền để xác định danh tính.

Tàu Vịnh Xanh 58 - Ảnh 1.

Các đơn vị bàn giao thi thể bé trai nghi là nạn nhân trong vụ tàu Vịnh Xanh 58 bị lật cho lực lượng chức năng đưa về nhà tang lễ Bãi Cháy – Ảnh: Biên phòng cửa khẩu cảng Hòn Gai

Xác nhận với Tuổi Trẻ Online trưa 21-7, đại tá Nguyễn Quang Hòa (chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Ninh) cho biết lực lượng biên phòng và Ban quản lý vịnh Hạ Long đã tìm và đưa về một thi thể cháu bé gần đảo Ti Tốp gần khu vực tàu Vịnh Xanh 58 bị lật. Các đơn vị chức năng đang xác minh thi thể này có phải là nạn nhân của vụ lật tàu hay không.

Theo đó, khoảng 10h ngày 21-7, tiếp nhận tin báo, Đồn biên phòng cảng Hòn Gai đã cử 1 tổ công tác gồm 5 cán bộ, chiến sĩ phối hợp với Ban quản lý vịnh Hạ Long vớt được 1 thi thể bé trai tại khu vực đảo Ti Tốp. Sau đó các đơn vị đã phối hợp đưa thi thể bị nạn vào bờ bàn giao cho lực lượng chức năng đưa về nhà tang lễ Bãi Cháy.

Trong ngày hôm nay, lực lượng chức năng tiếp tục chia ra các mũi để tìm kiếm nạn nhân mất tích trong vụ tàu Vịnh Xanh 58 bị lật. Chỉ khi bão số 3 đổ bộ khiến biển động mạnh, không thể tiếp tục triển khai lực lượng, công tác tìm kiếm mới tạm dừng.

Tàu Vịnh Xanh 58 chở 49 người gặp cơn dông lốc và bị lật úp trên vịnh Hạ Long chiều 19-7. Công tác cứu hộ, cứu nạn được triển khai từ đầu giờ chiều 19-7, với sự tham gia của Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Ninh, Công an tỉnh Quảng Ninh, Bộ Công an…

Tổng cộng gần 1.000 người thuộc lực lượng của các đơn vị cùng hơn 100 phương tiện tham gia tổ chức tìm kiếm những nạn nhân còn mất tích.

Lực lượng chức năng đã cứu được 10 người còn sống, tìm thấy thi thể 35 người thiệt mạng, còn 4 nạn nhân mất tích trên biển.

4 người mất tích chưa tìm thấy gồm: Hoàng Văn Thái (sinh năm 1985), Hoàng Việt Hùng (sinh năm 1979), Hoàng Thị Quyên (sinh năm 1975), Nguyễn Duy Khải Phong (sinh năm 2019).

Sự thật việc thuyền trưởng không quay đầu dù du khách yêu cầu? Thuyền viên s;;ống s;;ót đã lên tiếng rồi👇👇

“Chỉ vỏn vẹn 10 giây, tàu du lịch Vịnh Xanh 58 bị lật úp giữa cơn giông lớn với những đợt sóng cuộn ập vào mạn tàu” – đó là lời kể bàng hoàng của thuyền viên Vũ Anh Tú (SN 2000, Quảng Ninh) tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh.

Ngày 20/7, tại phòng Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, anh Vũ Anh Tú (SN 2000, trú phường Hà An, tỉnh Quảng Ninh) vân chưa hết bàng hoàng sau sự cố lật tàu khiến nhiều người chết.

Trong giọng nói run run, anh Tú kể, vào thời điểm tàu du lịch Vịnh Xanh 58 bị lật, có gió rất to. Tiếp đó, cuộn sóng lớn ập vào mạn phải khiến con tàu bị lật từ phải sang trái. Sự việc diễn ra chỉ vỏn vẹn trong 10 giây, chiếc tàu du lịch đã bị lật úp.W-8966de34 b2a4 4054 8707 aeb5eb706f4b.jpegAnh Tú chưa hết bàng hoàng sau khi sự việc xảy ra. Ảnh: Thạch Thảo
Anh Tú cho biết thêm, tàu du lịch đang trên đường đưa du khách đi tham quan tuyến 2 trên vịnh Hạ Long, xuất bến lúc 13h30, đi được khoảng nửa tiếng thì gặp sự cố như trên.

“Khi ấy tôi đang trên cabin của tàu, sự việc diễn ra quá nhanh khiến tất cả không kịp trở tay. Tôi không kịp phản ứng gì cả, lúc tàu bị lật úp, xung quanh tối om. Chỉ thoáng chốc, tôi thấy mình đã trên mặt biển mà không biết mình thoát ra ngoài bằng cách nào”, anh Tú cho hay.

Anh Tú bị chấn thương tay sau khi thoát khỏi tàu du lịch. Ảnh: Thạch Thảo
Sau đó, anh Tú chới với rồi bám vào được 1 chiếc ghế gỗ dài rồi cùng 2 người khác bám trụ, lênh đênh trên biển khoảng 3 tiếng rồi được 1 tàu ngư dân ứng cứu.

“Lúc rơi xuống biển, có thể tôi bị va đập, tay bị rách và xây xát, khi đó không có cảm giác đau mà chỉ sợ hãi mong tìm cách lên bờ. Tôi ngoái lại thì thấy đã bị trôi dạt xa khỏi khu vực tàu bị lật”, anh Tú cho biết thêm.W-97c34d65 bc6a 49d5 8269 55381346f535.jpegCác bác sĩ khoa chấn thương chỉnh hình kiểm tra sức khỏe cho anh Tú. Ảnh: Thạch Thảo
Cũng theo thuyền viên này, bản thân đã có kinh nghiệm làm việc dưới tàu du lịch được 2 năm nhưng chưa từng nghĩ sẽ trải qua tình huống sinh tử này. Hiện tại, anh Tú đang được người thân chăm sóc và sức khỏe dần ổn định.W-6832902f f91b 4348 9bc7 43ccd29cd171.jpegHai nạn nhân còn sống sau vụ lật tàu du lịch tại khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Thạch Thảo
Cùng bám vào chiếc ghế gỗ với anh Tú, anh Nguyễn Hồng Quân (SN 1985, quê Nghệ An) cho biết, sau khi kết thúc công tác tại Quảng Ninh, anh có ý định đi tham quan vịnh Hạ Long nên đặt vé tàu Vịnh Xanh 58 để tham quan tuyến 2.W-a90f8d2a a8c9 4e1b 87c9 cb5ba75f626a.jpegAnh Quân kể về thời điểm tàu du lịch bị lật. Ảnh: Thạch Thảo
Sau khi lên tàu được 30 phút, trên biển nổi cơn giông lốc, mưa kèm gió tạt thẳng vào người anh Quân khi đang đứng trên tầng 2 của tàu du lịch. Lúc đó, anh Quân cảm nhận con tàu bị nghiêng nhưng diễn ra quá nhanh khiến anh không phản ứng kịp.

“Tàu lật úp, xung quanh tối đen như mực, tôi nín thở để tìm đường thoát. Lúc này, do có kinh nghiệm bơi lội nên tôi lần theo lối cầu thang rồi thoát ra ngoài, quá trình này khiến đầu tôi bị va đập vào nhiều vật dụng trên tàu. Khi thấy ánh sáng trên mặt biển, tôi liền bơi lên”, anh Quân cho biết.

Anh Quân bị thương ở chân trong lúc cố thoát ra khỏi tàu du lịch. Ảnh: Thạch Thảo
Cũng theo khách du lịch này, lên tới mặt biển, anh thấy 2 người đàn ông đang bám vào ghế gỗ nên liền bơi tới. 3 giờ lênh đênh trên biển, anh Quân thấy khu vực tàu bị lật dần xa. Vừa đói vừa mệt, nhóm anh Quân sau đó được tàu ngư dân cứu.

“Quá sợ hãi, tôi không nghĩ trong lúc đó còn giữ được bình tĩnh để tìm đường thoát thân, đến khi thoát ra được mới thấy mình may mắn và kèm theo nỗi sợ vì biết còn nhiều người bên trong tàu”, anh Quân cho hay.

Hiện tại, sau khi biết tin, người nhà anh Quân đã có mặt để chăm sóc sức khỏe.

Tin bão khẩn cấp: Bão số 3 di chuyển nhanh, cách Quảng Ninh, Hải Phòng hơn 200 km; Hà Nội chủ động rà soát để sơ tán dân

Theo bản tin dự báo thời tiết của Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia Trung ương lúc 7h sáng ngày 21/7, vị trí tâm bão số 3 đang ở khoảng 21.3 độ Vĩ Bắc; 109.9 độ Kinh Đông, cách Quảng Ninh-Hải Phòng khoảng 222 km về phía Đông.

TIN NHANH VỀ BÃO SỐ 3 (lúc 09 giờ ngày 21/07)

Vị trí tâm bão: Khoảng 21.3 độ Vĩ Bắc; 109.7 độ Kinh Đông, cách Quảng Ninh-Hải Phòng khoảng 200 km về phía Đông.

Sức gió mạnh nhất: Cấp 9 (75-88 km/h), giật cấp 11.
Dự báo: Trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 15-20km/h.

7h sáng ngày 21/7: Tâm bão số 3 cách Quảng Ninh-Hải Phòng khoảng 222 km về phía Đông

Theo bản tin dự báo thời tiết của Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia Trung ương lúc 7h sáng ngày 21/7, vị trí tâm bão số 3 đang ở khoảng 21.3 độ Vĩ Bắc; 109.9 độ Kinh Đông, cách Quảng Ninh-Hải Phòng khoảng 222 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất cấp 9 (75-88 km/h), giật cấp 11.

Dự báo trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 15-20km/h.

Bão số 3 di chuyển nhanh , Hà Nội chủ động ứng phó và sơ tán dân - Ảnh 1.

Bão số 3 đang rất gần đất liền nước ta – Ảnh: TT Dự báo KTTVQG TW

Chủ tịch Hà Nội: Bão số 3 là cơn bão rất mạnh, chủ động rà soát để sơ tán dân

Ngày 20-7, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký, ban hành công điện gửi các sở, ngành và các phường, xã về việc chủ động, tập trung ứng phó bão số 3.

Công điện đánh giá đây là cơn bão rất mạnh, di chuyển nhanh, phạm vi và cường độ ảnh hưởng rất rộng và nguy hiểm. Vì vậy, để chủ động ứng phó với bão và mưa lớn, nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản, chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu giám đốc, thủ trưởng các sở, ban, ngành TP, chủ tịch UBND các phường, xã khẩn trương thực hiện nghiêm công điện 112 của Thủ tướng Chính phủ.

Đồng thời tập trung chỉ đạo, chủ động kiểm tra, đôn đốc và tổ chức triển khai kịp thời, hiệu quả công tác ứng phó với bão số 3 và các loại hình, thiên tai, sự cố có thể xảy ra.

“Chỉ đạo tổ chức trực ban 24/24 giờ để theo dõi tình hình thiên tai và tổ chức triển khai ứng phó; thường xuyên tổng hợp, báo cáo đầy đủ, kịp thời tình hình thiên tai, sự cố và công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả về UBND TP”, nội dung công điện nêu.

Hưng Yên di dời người dân ven biển vào nơi an toàn

UBND tỉnh Hưng Yên cho biết, Hưng Yên nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão số 3. Từ ngày 21/7, vùng biển ngoài khơi dự báo có gió mạnh dần lên cấp 7 – 8, sau đó tăng lên cấp 10 – 11, giật cấp 12-14; biển động dữ dội, sóng cao từ 3–5m, nguy cơ nước biển dâng kèm sóng lớn cao từ 1,5-2,5m.

Trước tình hình trên, UBND tỉnh đã ban hành Công điện khẩn số 271 yêu cầu các sở, ngành, địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp ứng phó với thiên tai. Trong đó, tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường; các công ty thủy lợi tranh thủ mở tối đa các cống để tiêu nước, bảo vệ lúa, hoa màu và khu vực dân cư, công nghiệp;

Các địa phương khẩn trương khơi thông dòng chảy, vận hành trạm bơm tiêu úng, sẵn sàng lực lượng cứu hộ, di dời người dân khỏi vùng nguy hiểm, đặc biệt là lao động trên các chòi canh, đầm nuôi thủy sản và tàu thuyền neo đậu ven biển.

UBND tỉnh cũng yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm tra, gia cố nhà ở, biển hiệu, công trình công cộng; đảm bảo an toàn hệ thống lưới điện, viễn thông. Đặc biệt, phải hoàn thành việc di dời người dân và lao động ven biển vào nơi an toàn trước 12 giờ ngày 21/7; hoàn tất công tác kiểm tra, neo đậu tàu thuyền trước 10 giờ ngày 21/7; đồng thời thực hiện lệnh cấm biển nếu cần thiết để đảm bảo an toàn.

Nhiều chuyến bay bị hủy ngày 21/7

Theo thông tin từ Vietjet, do ảnh hưởng của bão Wipha, một số chuyến bay đến và đi Quảng Ninh, Hải Phòng phải điều chỉnh kế hoạch bay trong ngày 21/7. Trong khi đó, một số chuyến bay khác chịu ảnh hưởng dây chuyền.

Vietjet lưu ý hành khách có kế hoạch bay trong thời gian này cần kiểm tra lịch trình bay và thời tiết trước khi đến sân bay. Một số chuyến bay có thể tạm dừng khai thác hoặc thay đổi giờ bay do ảnh hưởng của bão.

Bão số 3 di chuyển nhanh , Hà Nội chủ động ứng phó và sơ tán dân - Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ

Phía Bamboo Airways cũng cho biết trước tình hình thời tiết phức tạp, hãng đã chủ động triển khai các kịch bản ứng phó linh hoạt và phối hợp chặt chẽ với các cảng hàng không để bảo đảm an toàn bay ở mức cao nhất.

Trước đó, đại diện Vietnam Airlines Group (gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco) cho biết đã điều chỉnh kế hoạch khai thác một số chuyến bay trong ngày 21/7 nhằm bảo đảm an toàn cho hành khách và phi hành đoàn do ảnh hưởng của bão số 3 (Wipha).

Trong ngày 21/7, Pacific Airlines điều chỉnh giờ khởi hành sớm hơn so với kế hoạch đối với các chuyến bay BL6440, BL6441 giữa TP.HCM và Hải Phòng, nhằm đảm bảo thời gian cất, hạ cánh tại sân bay Cát Bi trước 12h trưa. Hãng cũng hủy các chuyến bay BL6520 và BL6521 trên đường bay này trong ngày.

Phát sóng liên tục bản tin diễn biến bão số 3

Đài truyền hình Việt Nam (VTV) cho biết từ chiều 20/7, đài phát sóng các bản tin dự báo thời tiết cập nhật liên tục tình hình diễn biến cơn bão số 3, với tần suất phát sóng 2 giờ một lần.

Bão số 3 di chuyển nhanh , Hà Nội chủ động ứng phó và sơ tán dân - Ảnh 3.

Các bản tin thời sự và chào buổi sáng liên tục cung cấp thông tin về tình hình thiên tai và công tác chỉ đạo ứng phó của các cơ quan chức năng, tăng cường phổ biến, hướng dẫn biện pháp, kỹ năng ứng phó với bão, mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét cho người dân.

Phía VTV cũng khẳng định linh hoạt điều chỉnh khung lịch, phối hợp chặt chẽ với Ban thời sự đảm bảo ưu tiên cập nhật thông tin về tình hình cơn bão số 3.

Đặc khu Bạch Long Vĩ đã có mưa và gió cấp 6

Bí thư Đảng ủy Đặc khu Bạch Long Vĩ Bùi Trung Tiến cho biết tại thời điểm 8 giờ 30 phút sáng 21/7, tại Đặc khu Bạch Long Vĩ, thành phố Hải Phòng đã có gió cấp 6 và mưa nặng hạt.

Sẵn sàng ứng phó bão số 3, Đặc khu Bạch Long Vĩ đã tổ chức trực ban nghiêm túc; thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão trên các phương tiện thông tin đại chúng để chủ động ứng phó.

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang, Trưởng phó các khu dân cư kiểm tra, chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện huy động tham gia cứu hộ cứu nạn khi có yêu cầu.

Đồn Biên phòng Bạch Long Vĩ phối hợp với Trạm rađa 490 tiếp tục liên lạc, thông báo, kêu gọi cho các chủ tàu thuyền, phương tiện đang hoạt động trên biển Bạch Long Vĩ khẩn trương đưa phương tiện về nơi tránh bão an toàn.

Công an Đặc khu chủ động làm tốt việc bảo đảm an ninh trật tự đảm bảo an toàn tài sản của nhân dân nhất là các phương tiên trên bờ đường dạo âu cảng theo phương án.

Văn phòng Ủy ban Nhân dân đặc khu phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đặc khu và các cơ quan, đơn vị chuẩn bị nơi ở tại nhà thi đấu đa năng sẵn sàng tiếp nhận, hướng dẫn nhân dân và ngư dân đến tránh bão an toàn.

Ban quản lý cảng chủ trì phối hợp với Đồn Biên phòng Bạch Long Vĩ, Công an Đặc khu, Ban chỉ huy Quân sự Đặc khu, Trưởng khu dân cư số 2 tổ chức chuẩn bị sơ tán 8 hộ dân khu vực mép nước đường dạo âu cảng khi có nhu cầu.

Hướng dẫn neo đậu tàu thuyền tránh trú bão số 3 Wipha

Bão số 3 di chuyển nhanh , Hà Nội chủ động ứng phó và sơ tán dân - Ảnh 4.

Thay mẹ làm lao công, tôi gặp sếp tầng 16 – người đàn ông bị đồn ‘b/i/ế/n th/á/i’. Tôi định ‘cà khịa’ để phòng thân, nhưng câu nói ‘6 năm rồi nhỉ’ của anh ta đã khiến tôi ch/ết lặng…

Cuộc sống của tôi, một cô gái trẻ làm nghề freelancer thiết kế, thường trôi qua trong sự tự do nhưng cũng đầy lo toan. Tôi là con gái của một người lao công làm việc tại một tòa nhà văn phòng lớn, nơi tôi thường lui tới để thay mẹ những lúc bà mệt. Tôi muốn mẹ được nghỉ ngơi, muốn bà bớt đi phần nào gánh nặng của công việc. Mỗi lần đến đó, tôi luôn cố gắng tránh mặt nhân viên văn phòng, đặc biệt là ông sếp tầng 16, người nổi tiếng là khó tính và có tin đồn “biến thái” – gạ gẫm nhân viên nam.

Nỗi sợ hãi và ác cảm của tôi về ông ta cứ thế lớn dần theo những lời đồn thổi. Tôi hình dung ông ta là một người đàn ông đáng sợ, có ánh mắt gian xảo, nụ cười giả tạo. Tôi luôn cúi gằm mặt khi đi qua những hành lang, những phòng ban, chỉ mong không phải chạm mặt bất cứ ai, đặc biệt là ông ta. Tôi sợ ánh mắt dò xét, sợ những câu hỏi không đâu, và sợ cả cái không khí ngột ngạt của chốn công sở.

Mỗi lần đi làm thay mẹ, tôi lại cảm thấy một sự căng thẳng vô hình. Tôi mặc bộ đồ lao công rộng thùng thình, đeo khẩu trang kín mít, cố gắng hóa trang thành một người khác để không ai nhận ra. Tôi lầm lũi làm việc, quét dọn, lau chùi, cố gắng hoàn thành công việc một cách nhanh nhất, để có thể rời khỏi nơi đó càng sớm càng tốt.

Thế nhưng, mẹ tôi lại có một cái nhìn hoàn toàn khác về ông sếp tầng 16. Bà kể rằng, chính anh ta đã giúp đỡ bà khi bà bị xỉu vì tụt huyết áp. Bà kể rằng, anh ta đã pha nước đường, mua bánh sữa và gọi xe đưa bà về nhà. Bà khen anh ta là “sếp tốt”, là người có tấm lòng nhân ái. Bà nói, “Con đừng có nghe người ta đồn bậy. Người ta tốt với mẹ lắm.”

Tôi không tin lời mẹ. Tôi cho rằng mẹ mình quá cả tin, quá nghĩ tốt cho người khác. Tôi nghĩ, có thể anh ta chỉ giả vờ tốt bụng để lấy lòng mẹ tôi, để che đậy những hành vi xấu xa của mình. Những lời đồn thổi, những tin tức tiêu cực cứ thế ăn sâu vào tâm trí tôi, khiến tôi không thể nào có cái nhìn khách quan về người đàn ông đó. Tôi vẫn giữ nguyên định kiến của mình, vẫn đề phòng anh ta từng chút một.

Một lần đi làm thay mẹ, tôi đang lau dọn hành lang tầng 16. Bất ngờ, cánh cửa phòng làm việc của ông sếp mở ra. Anh ta bước ra, và ánh mắt anh ta chạm vào tôi. Anh ta nhìn tôi chằm chằm, một nụ cười nhẹ nở trên môi. Ánh mắt đó, nụ cười đó, khiến tôi rợn người. Tôi vội vàng quay đi, cúi gằm mặt xuống, cố gắng tránh né ánh nhìn của anh ta.

Khoảnh khắc đó, tôi càng tin vào những tin đồn. Tôi tin rằng anh ta là một người đáng sợ, một kẻ biến thái. Nỗi sợ hãi và ghê tởm dâng lên trong lòng tôi. Tôi muốn chạy trốn khỏi nơi đó, muốn thoát khỏi ánh mắt dò xét của anh ta.

Vài hôm sau, mẹ tôi bảo công ty đang tuyển vị trí thiết kế. Bà nói, “Con thử nộp hồ sơ xem sao. Mức lương hấp dẫn lắm, mà công việc cũng phù hợp với con.” Tôi lưỡng lự. Tôi không muốn làm việc ở nơi đó, không muốn phải đối mặt với ông sếp tầng 16. Nhưng mức lương hấp dẫn, và lời khuyên của mẹ, khiến tôi không thể từ chối. Tôi tự nhủ, mình cứ thử xem sao, biết đâu lại có cơ hội tốt.

Ngày phỏng vấn, tôi đến công ty với một tâm trạng hồi hộp và lo lắng. Tôi cố gắng ăn mặc chỉnh tề, chuẩn bị kỹ lưỡng cho buổi phỏng vấn. Khi tôi bước vào phòng họp, người ngồi đầu bàn, người sẽ phỏng vấn tôi, chính là ông sếp tầng 16. Tim tôi đập loạn nhịp. Một cảm giác sợ hãi và khó chịu bao trùm lấy tôi.

Anh ta vẫn cười theo cách khiến tôi khó chịu, cái nụ cười đó cứ khiến tôi rợn người, tôi tin rằng anh ta đang cười cợt tôi, cười cợt sự ngây thơ, khờ dại của tôi. Anh ta không hỏi nhiều, chỉ yêu cầu tôi trình bày dự án mà tôi đã chuẩn bị. Tôi cố gắng kìm nén sự lo lắng, tập trung vào bài thuyết trình của mình. Tôi trình bày về ý tưởng, về những thiết kế của tôi một cách rành mạch, rõ ràng.

Khi tôi kết thúc, anh ta vẫn im lặng, chỉ gật đầu nhẹ. Tôi không biết anh ta đang nghĩ gì, không biết liệu mình có được nhận vào làm hay không. Tôi cảm thấy bất an.

Bất ngờ, vài ngày sau, tôi nhận được thông báo trúng tuyển. Tôi được nhận vào làm ở vị trí thiết kế. Tôi vừa vui mừng, vừa lo lắng. Vui mừng vì mình đã có một công việc ổn định, một mức lương hấp dẫn. Lo lắng vì mình sẽ phải làm việc ở nơi đó, nơi có ông sếp tầng 16.

Tôi bắt đầu công việc với một tâm trạng dè chừng. Tôi cố gắng hạn chế giao tiếp với sếp, chỉ nói chuyện khi cần thiết. Tôi luôn giữ một khoảng cách an toàn với anh ta. Tôi không muốn mình bị cuốn vào những rắc rối không đáng có.

Dần dần, tôi nhận ra rằng, công việc thiết kế ở đây rất phù hợp với tôi. Tôi được làm những gì mình yêu thích, được thể hiện khả năng sáng tạo của mình. Đồng nghiệp cũng rất tốt bụng, nhiệt tình giúp đỡ tôi. Tôi cảm thấy mình đang dần hòa nhập vào môi trường làm việc mới.

Thế nhưng, nỗi ám ảnh về ông sếp tầng 16 vẫn luôn đeo bám tôi. Mỗi khi anh ta đi qua, mỗi khi anh ta nhìn tôi, tôi lại cảm thấy rợn người. Tôi vẫn tin vào những tin đồn, vẫn giữ nguyên định kiến của mình.

Cho đến một tối, trời mưa to như trút nước. Tôi tan làm, nhưng không bắt được xe. Xe buýt đã hết chuyến, và taxi thì không có chiếc nào trống. Tôi đứng co ro dưới mái hiên, lòng tôi tràn đầy sự tuyệt vọng. Tôi không biết phải làm sao.

Một chiếc xe đen dừng lại ngay trước mặt tôi. Kính xe hạ xuống, và đó chính là ông sếp tầng 16. Anh ta nhìn tôi, ánh mắt anh ta vẫn vậy, vẫn có chút gì đó khiến tôi khó chịu.

Anh ta mời tôi lên xe. “Trời mưa to lắm, lại muộn rồi, em không bắt được xe đâu. Lên xe đi, anh đưa em về.” Giọng anh ta trầm ấm, nhưng tôi vẫn cảm thấy một sự đề phòng. Tôi lưỡng lự. Tôi không muốn đi cùng anh ta. Nhưng trời mưa quá to, và tôi cũng không còn lựa chọn nào khác.

Tôi miễn cưỡng lên xe. Không gian trong xe rộng rãi, ấm áp, nhưng tôi vẫn cảm thấy một sự căng thẳng vô hình. Tôi ngồi sát vào cửa xe, cố gắng giữ khoảng cách với anh ta.

Trong lúc đi, anh ta bất ngờ hỏi thẳng: “Em nghĩ anh biến thái lắm đúng không?” Câu hỏi của anh ta khiến tôi giật mình. Tôi không ngờ rằng anh ta lại có thể nói ra câu đó. Tôi chưa kịp phản ứng, chưa kịp tìm lời để bao biện cho những định kiến của mình.

Anh ta nhìn tôi, một nụ cười nhẹ nở trên môi. Nụ cười đó, lần này, lại không khiến tôi rợn người nữa. Thay vào đó, tôi cảm thấy một sự bối rối, một sự ngạc nhiên.

Anh ta mở hộc xe và đưa cho tôi một quyển sổ. “Em xem đi.” Anh ta nói. Tôi cầm lấy quyển sổ, và chết lặng. Đó là quyển sổ lưu bút năm lớp 12 của tôi. Quyển sổ mà tôi tưởng chừng đã mất từ lâu.

Anh ta tiếp tục nói, giọng anh ta trầm ấm, đầy sự chân thành: “Sáu năm trước, anh nhặt được nó ở hội trường trường em, khi anh là thành viên nhóm hướng nghiệp đến giao lưu. Anh xin lỗi vì đã đọc. Nhưng anh thực sự ấn tượng với những ước mơ và kế hoạch em viết trong đó. Anh đã giữ nó, và luôn mong một ngày nào đó sẽ trả lại cho em.”

Tim tôi đập loạn nhịp. Tôi không thể tin nổi vào tai mình. Anh ta đã giữ quyển sổ của tôi suốt sáu năm qua? Anh ta đã đọc những dòng tâm sự của tôi?

Anh ta kể tiếp: “Anh còn từng gặp em ở hội sách, buổi workshop về thiết kế nữa. Nhưng em không nhận ra anh. Em vẫn luôn chăm chú vào thế giới riêng của mình.” Tôi lắng nghe anh ta nói, và những mảnh ghép trong đầu tôi dần khớp lại. Tôi nhớ về những buổi hội sách, những buổi workshop mà tôi đã từng tham gia.

Anh ta nhìn tôi, ánh mắt anh ta đầy sự dịu dàng. “Anh cũng là tài khoản N.K đó. Người thường xuyên góp ý thiết kế trong group em tham gia.” Tôi lại một lần nữa sững sờ. N.K là người mà tôi luôn ngưỡng mộ, người đã cho tôi rất nhiều lời khuyên hữu ích trong công việc. Tôi không ngờ rằng, đó lại chính là ông sếp tầng 16.

Anh ta nói: “Anh không cười vì em ngốc. Anh cười vì em vẫn là cô bé năm xưa, sống tích cực và đầy hoài bão. Mình gặp nhau tận 3 lần đó, nó chỉ có thể là duyên phận.” Lời nói của anh ta như một làn gió mát lành xua tan đi những định kiến, những nỗi sợ hãi trong lòng tôi.

Tôi vô cùng bối rối. Tôi nhận ra cái nhìn mà tôi thấy “rợn” thực chất là cái nhìn của một người đã lặng lẽ theo dõi mình nhiều năm, bất ngờ gặp lại. Nụ cười mà tôi từng cho là “gian xảo” thực chất là nụ cười của một người đã tìm thấy điều mình trân trọng.

Những tin đồn, những định kiến mà tôi đã giữ bấy lâu nay, giờ đây tan biến như bong bóng xà phòng. Tôi cảm thấy mình thật ngốc nghếch, thật nông cạn khi đã đánh giá một con người qua những lời đồn thổi, qua những cái nhìn phiến diện.

Tôi nhìn anh ta, ánh mắt tôi tràn đầy sự ngạc nhiên, sự hối lỗi. Tôi không biết phải nói gì. Tôi cảm thấy một sự rung động lạ thường trong lòng mình.

Tuy nhiên, tôi vẫn không biết nên tin hay không. Tôi sợ cảm xúc của mình bị lợi dụng. Tôi sợ một mối quan hệ bắt đầu bằng “duyên” sẽ chóng vỡ khi đối mặt với thực tế, đặc biệt khi anh là sếp của tôi. Tôi đã trải qua nhiều chuyện, và tôi không muốn mình lại bị tổn thương một lần nữa.

Tôi im lặng, không nói lời nào. Anh ta cũng im lặng, không thúc ép tôi. Anh ta chỉ lái xe, và thỉnh thoảng liếc nhìn tôi qua gương chiếu hậu.

Khi xe dừng trước cửa nhà tôi, tôi xuống xe. “Cảm ơn anh.” Tôi nói, giọng tôi nhỏ nhẹ. Anh ta chỉ mỉm cười, không nói thêm lời nào.

Tôi bước vào nhà, lòng tôi vẫn còn bối rối. Tôi không thể nào tin được những gì vừa xảy ra. Tôi nhìn quyển sổ lưu bút trên tay, những dòng chữ của tôi, những ước mơ của tôi, tất cả đều hiện ra rõ ràng trước mắt.

Đêm hôm đó, tôi không thể ngủ được. Tôi cứ trằn trọc, suy nghĩ về anh ta, về những lời anh ta nói. Tôi nhận ra rằng, anh ta không phải là người xấu, không phải là kẻ biến thái như tôi vẫn nghĩ. Anh ta là một người đàn ông tinh tế, sâu sắc, và có một trái tim ấm áp.

Tôi bắt đầu nhìn nhận lại bản thân, nhìn nhận lại những định kiến của mình. Tôi nhận ra rằng, đôi khi, chúng ta quá dễ dàng đánh giá một con người qua những lời đồn thổi, qua những cái nhìn phiến diện. Và điều đó có thể khiến chúng ta bỏ lỡ những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Ngày hôm sau, tôi đi làm với một tâm trạng hoàn toàn khác. Tôi không còn dè chừng anh ta nữa. Tôi bắt đầu chủ động giao tiếp với anh ta, hỏi han anh ta về công việc, về cuộc sống. Anh ta cũng rất vui vẻ, nhiệt tình chia sẻ với tôi.

Dần dần, chúng tôi trở thành những người bạn thân. Chúng tôi thường xuyên trò chuyện với nhau về công việc, về cuộc sống, về những ước mơ. Tôi nhận ra rằng, anh ta là một người đàn ông thông minh, hài hước, và rất chân thành.

Tôi bắt đầu có tình cảm với anh ta. Tình cảm ấy lớn dần theo thời gian, theo những buổi trò chuyện, theo những khoảnh khắc chúng tôi ở bên nhau. Tôi nhận ra rằng, mình đã yêu anh ta.

Tôi vẫn còn chút e ngại về mối quan hệ giữa sếp và nhân viên. Tôi sợ rằng, điều đó có thể ảnh hưởng đến công việc của tôi, ảnh hưởng đến hình ảnh của anh ta. Nhưng tình yêu của tôi dành cho anh ta đã vượt qua mọi nỗi sợ hãi.

Một ngày nọ, anh ta mời tôi đi ăn tối. Trong bữa ăn, anh ta nhìn tôi, ánh mắt anh ta đầy sự dịu dàng. “Anh yêu em.” Anh ta nói. “Anh biết, em có thể còn chút e ngại. Nhưng anh muốn chúng ta có thể tiến xa hơn. Anh muốn chúng ta có thể xây dựng một tương lai cùng nhau.”

Tim tôi đập loạn nhịp. Nước mắt tôi lăn dài trên má. Tôi không ngờ rằng, anh ta lại có thể nói ra lời đó. Tôi nhìn anh ta, và gật đầu. “Em cũng yêu anh.” Tôi nói, giọng tôi run run.

Chúng tôi bắt đầu hẹn hò. Mối quan hệ của chúng tôi phát triển một cách tự nhiên, chân thành. Chúng tôi chia sẻ với nhau mọi điều, từ những ước mơ đến những nỗi sợ hãi. Chúng tôi luôn lắng nghe, luôn thấu hiểu, và luôn ủng hộ lẫn nhau.

Sau một thời gian hẹn hò, chúng tôi quyết định kết hôn. Đám cưới của chúng tôi diễn ra trong sự chúc phúc của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Tôi cảm thấy mình là người phụ nữ hạnh phúc nhất trên đời.

Tôi không ngờ rằng, từ một người lao công, tôi lại có thể tìm thấy được tình yêu đích thực của đời mình, và xây dựng một gia đình hạnh phúc. Tôi nhận ra rằng, hạnh phúc không nằm ở những điều lớn lao, mà nằm ở những điều giản dị, ở tình yêu thương, ở sự thấu hiểu.

Anh ta vẫn là sếp của tôi ở công ty, nhưng ở nhà, anh ta là người chồng yêu thương tôi, là người bạn đồng hành của tôi. Chúng tôi cùng nhau xây dựng tổ ấm, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.

Mẹ tôi cũng rất vui khi nhìn thấy tôi hạnh phúc. Bà thường xuyên đến thăm chúng tôi, và khen ngợi con rể mình là một người đàn ông tốt bụng, hiền lành. Bà nói, “Mẹ đã nói rồi, con đừng có nghe người ta đồn bậy.” Tôi mỉm cười, và ôm lấy mẹ. Tôi biết ơn mẹ đã luôn tin tưởng vào những điều tốt đẹp.

Cuộc đời tôi giờ đây bình yên hơn rất nhiều. Tôi không còn cảm thấy bất an, không còn cảm thấy cô đơn nữa. Tôi có một người chồng yêu thương, một công việc yêu thích, và một gia đình ấm áp. Tôi biết rằng, mình đã tìm thấy được hạnh phúc đích thực của mình.

Và tôi sẽ luôn giữ trong lòng bài học về sự thấu hiểu, về sự sẻ chia, và về tình yêu thương không điều kiện. Bởi vì, đó chính là những giá trị làm nên một cuộc sống hạnh phúc, bền vững.

Tôi đã từng trải qua những ngày tháng đầy định kiến và sợ hãi. Nhưng tôi đã vượt qua được tất cả. Tôi đã mạnh mẽ hơn, trưởng thành hơn, và tôi đã tìm thấy được hạnh phúc.

Tôi tin rằng, mỗi người phụ nữ đều có sức mạnh tiềm ẩn bên trong mình. Dù cuộc đời có khó khăn đến đâu, dù có bao nhiêu thử thách, chúng ta vẫn có thể đứng lên, vẫn có thể làm lại. Và điều quan trọng nhất, là chúng ta phải luôn tin vào bản thân mình, và luôn trân trọng những gì mình đang có. Bởi vì, cuộc đời này luôn có những điều tốt đẹp đang chờ đợi chúng ta, chỉ cần chúng ta dám mở lòng đón nhận.

Tôi sẽ tiếp tục sống một cuộc đời có ý nghĩa, để không phụ lòng tin của chồng tôi, của mẹ tôi, và của chính bản thân tôi. Bởi vì, hạnh phúc không phải là một đích đến, mà là một hành trình.

Tàu Vịnh Xanh để khách không mặc áo phao khi xuất bến nhưng quá trình trục vớt có đến 80-90% nạn nhân được đưa từ trong tàu ra mặc áo phao là vì sao ??

“Trước đó thuyền trưởng đã cảnh báo cho hành khách mặc áo phao để sẵn sàng ứng phó với các tình huống bất lợi”, nhận định của Phó Giám đốc Sở Xây dựng Quảng Ninh về vụ lật tàu Vịnh Xanh.

Thông tin này được ông Bùi Hồng Minh, Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ninh đưa ra tại hội nghị thông tin báo chí về vụ việc đắm tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long diễn ra chiều 20/7, tại tỉnh Quảng Ninh.

Ông Bùi Hồng Minh, khẳng định, các tàu du lịch hoạt động trên Vịnh Hạ Long đều đảm bảo an toàn.

100% tàu hoạt động trên Vịnh Hạ Long đạt tiêu chuẩn

Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ninh cho biết, trước đây tỉnh Quảng Ninh cũng đã có những quy định đối với tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long đảm bảo tiêu chuẩn cao hơn tiêu chuẩn của đăng kiểm.

Hiện nay, đối với Quy định 43 của UBND tỉnh Quảng Ninh về các biện pháp quản lý hoạt động của phương tiện thủy nội địa phục vụ khách du lịch trên Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long cũng khuyến khích 15 tiêu chí an toàn về chất lượng, dịch vụ cao hơn quy chuẩn Quốc gia.
Lật tàu du lịch ở Hạ Long: Mức bảo hiểm trách nhiệm tối đa 30 triệu  đồng/người
“Hiện nay 100% tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long đạt và có chất lượng về an toàn kỹ thuật cao hơn tiêu chuẩn Quốc gia”, ông Bùi Hồng Minh khẳng định và dẫn chứng tàu Vịnh Xanh gặp nạn có hệ số an toàn là 2,3, trong khi tiêu chuẩn đăng kiểm, hệ số an toàn theo quy định chỉ là hơn 1,15.

Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ninh cho biết thêm, theo quy định của luật và các nghị định, thông tư hướng dẫn thì chỉ có hành khách đi trên phương tiện vận chuyển khách ngang sông mới bắt buộc mặc áo phao cả hành trình.

Còn các phương tiện vận chuyển hành khách thông thường, đường dài chỉ phải mặc áo phao khi có tình huống nguy hiểm, nguy cơ mất an toàn và thuyền trưởng sẽ có hướng dẫn cụ thể.

“Trường hợp xảy ra đối với tàu Vịnh Xanh, quá trình trục vớt có đến 80-90% nạn nhân được đưa từ trong tàu ra mặc áo phao. Như vậy, trước đó thuyền trưởng đã cảnh báo cho hành khách mặc áo phao để sẵn sàng ứng phó với các tình huống bất lợi”, ông Minh nhận định.

Về việc cấp phép cho các tàu xuất bến, hoạt động trên Vịnh Hạ Long, ông Bùi Hồng Minh chia sẻ, việc này được thực hiện theo quy định của pháp luật và sẽ do cảng vụ cấp phép.

Công an tỉnh Quảng Ninh nói gì về nguyên nhân vụ lật tàu ở Vịnh Hạ

Trong đó, điều kiện cấp phép để tàu hoạt động là điều kiện về an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường; chứng chỉ các điều kiện về thuyền viên; điều kiện về thời tiết.

Thời tiết ổn định trước khi tàu Vịnh Xanh rời bến

Đối với điều kiện thời tiết, Sở Xây dựng sẽ căn cứ vào dự báo thời tiết của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn.

Riêng Quảng Ninh, nhiều năm nay Sở Xây dựng chỉ đạo các đơn vị và có hợp đồng riêng với Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn cung cấp bản tin thời tiết ngày 3 lần, khi có diễn biến thời tiết bất lợi sẽ có thêm bản tin bổ sung.

Căn cứ vào thông tin thời tiết, Sở Xây dựng điều hành và cấp phép cho các tàu hoạt động.

Ngày 19/7, bản tin dự báo thời tiết lúc 6h30 và 10h đều thông báo Vịnh Hạ Long có gió cấp 2-3, không có cảnh báo gì thêm.

Đến 13h30, trung tâm có bản tin bổ sung cảnh báo dông lốc. Song tàu Vịnh Xanh đã xuất bến lúc 12h45, trước khi có cảnh báo của Trung tâm khí tượng thủy văn.

“Sau khi nhận được bản tin bổ sung về dông lốc, Giám đốc cảng vụ đã thông báo dừng cấp phép cho toàn bộ tàu du lịch và thông tin trên nhóm các chủ tàu về tình hình thời tiết, yêu cầu chủ tàu báo cáo về tình hình hoạt động của tàu”, ông Bùi Hồng Minh nói.

Vụ lật tàu ở Hạ Long: Thợ lặn phát hiện thi thể bên trong thân tàu | Báo  điện tử Tiền Phong

Theo Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ninh, khi nhận được thông tin bất lợi về thời tiết, Cảng vụ đã thông tin cho chủ tàu để chủ động ứng phó.

Thời gian tới, Sở Xây dựng sẽ rà soát lại quy trình thông tin, ứng phó với thời tiết bất thường, cực đoan để có những hướng dẫn, cảnh báo cụ thể trong từng tình huống, tránh lúng túng.

Các đơn vị chức năng cũng đã nghiên cứu kỹ về các phương tiện thủy nội địa hoạt động trên Vịnh Hạ Long và theo quy chuẩn, tiêu chuẩn đăng kiểm của Việt Nam, kể cả các phương án thoát hiểm, thoát nạn.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, rà soát lại các tiêu chuẩn, điều kiện đặc thù của tàu hoạt động du lịch trên Vịnh Hạ Long để tham mưu cho UBND tỉnh có các giải pháp để nâng cao chất lượng, an toàn kỹ thuật và các khả năng ứng phó với rủi ro khi xảy ra tình huống đột ngột”, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Quảng Ninh nói.

Nói thêm về vấn đề an toàn, đăng kiểm của tàu Vịnh Xanh, Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh Cù Quốc Thắng cho biết, tàu có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa do Trạm đăng kiểm phương tiện thủy nội địa (Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ninh, nay là Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ninh) cấp ngày 10/1 và có hiệu lực đến ngày 4/6/2026.

“N;ạn nh;ân vụ lật tàu Vịnh Xanh không có lỗi” Chuyên gia khí tượng giải thích nguyên nhân tàu l/ật

Vụ lật tàu Vịnh Xanh khiến 35 người thiệt mạng, để lại hàng loạt câu hỏi “vì sao” mà theo chuyên gia khí tượng, nạn nhân không có lỗi bởi giông lốc là hiện tượng bất ngờ, rất khó dự báo trước.

Sau hơn 1 ngày trôi qua kể từ khi xảy ra vụ tàu du lịch Vịnh Xanh gặp nạn tại khu vực Gia Luận, Cát Hải đã để lại nỗi bàng hoàng và xót xa khi cướp đi sinh mạng 35 người, trong đó 4 người mất tích, chỉ khoảng 10 người sống sót trở về.. Tính đến thời điểm hiện tại, lực lượng chức năng đang khẩn trương triển khai tìm kiếm trước khi thời tiết trên biển diễn biến xấu bởi cơn bão số 3.

Những câu chuyện sinh tồn trong khoang tàu chật hẹp, khoảnh khắc một hành khách lặn ngụp kéo thêm vài người ra khỏi dòng nước lạnh, hay tiếng khóc nấc của thân nhân bên bờ biển… càng khiến nhiều người xót xa, tiếc thương.

Thế nhưng, giữa muôn vàn những nỗi xót xa ấy, không ít ý kiến trái chiều xuất hiện trên mạng xã hội. Nhiều người đặt câu hỏi: “Tại sao trời báo bão mà vẫn đi biển?”, “Sao không hoãn chuyến tham quan để giữ an toàn cho mình và người khác?”. Một số bình luận còn gay gắt hơn khi cho rằng việc đi du lịch, tắm biển trong thời điểm gió mùa, giông lốc đang hình thành là quá liều lĩnh.

Ở chiều khác, không ít người bày tỏ sự bức xúc hướng về lực lượng quản lý: Tại sao tàu vẫn được phép xuất bến khi đã có cảnh báo thời tiết xấu?

Bên cạnh tranh luận, vẫn có những ý kiến kêu gọi mọi người tránh đổ lỗi nạn nhân, bởi thực tế trước khi xảy ra vụ việc đau lòng tại Hạ Long trời vẫn nắng đẹp.

Trước những ý kiên trên, tối ngày 20/7, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Huy – Chuyên gia nghiên cứu thời tiết và cảnh báo thiên tai cực đoan đã có một bài phân tích về vụ lật tàu trên Vịnh Hạ Long như để trả lời cho hàng loạt thắc mắc của cộng đồng mạng. Tiến sĩ Huy cũng lên tiếng khẳng định “các nạn nhân trong vụ lật tàu ở Vịnh Hạ Long không có lỗi”.

Chúng tôi xin trích nguyên văn bài phân tích của tiến sĩ Nguyễn Ngọc Huy:

“Lẽ ra tôi không phân tích vấn đề này mà dành thời gian theo dõi và dự báo bão Wipha vào thời điểm này sẽ tốt hơn. Tuy nhiên có quá nhiều sự đổ lỗi trên cộng đồng mạng XH mà có thể chúng ta chưa đủ góc nhìn và chuyên môn để hiểu hết vấn đề. Chẳng hạn các câu hỏi như:

– 1.”Tại sao biết có bão vào mà vẫn đi chơi trên biển?”

– 2.”Tại sao cơ quan chức năng không cấm biển?”

– 3. “Tại sao thuyền trưởng không yêu cầu hành khách mặc áo phao?”

– 4.”Tại sao không dự báo dông lốc sớm hơn?”

Tôi lần lượt trả lời các câu hỏi như sau:

1. Tại sao biết có bão vào mà vẫn đi chơi trên biển?

Trước hết! Những du khách trên thuyền rời cảng vào khoảng thời gian buổi trưa. Lúc đó trời đang nắng nóng và không có dấu hiệu của mưa gió. Các bản tin cảnh báo bão cũng nêu rõ ngày 21/7 bão mới vào Vịnh Bắc Bộ. Nếu tôi là khách hàng thì tôi cũng sẽ lên thuyền. Vì vậy không thể trách nạn nhân rằng họ cố đi chơi trong khi bão đang vào. Có 1 clip ghi lại cảnh hành khách mặc áo mưa đi lên tàu và chúng ta nghe giọng chửi của một người đàn ông không lên tàu. Đó là clip ghi lại từ tháng 6. Vào thời điểm trưa hôm qua Quảng Ninh đang nắng nóng.

"Nạn nhân vụ lật tàu Vịnh Xanh không có lỗi" - Chuyên gia khí tượng giải đáp hàng loạt câu hỏi “vì sao”- Ảnh 1.

Ảnh: Facebook Huy Nguyen

2. Tại sao cơ quan chức năng không cấm biển?

Việc cấm biển phải dựa trên bản tin dự báo thời tiết chính thống hoặc quan sát tình hình thời tiết tại chỗ. Bản tin dự báo thời tiết vào buổi sáng thông báo gió cấp 2, cấp 3 (theo thông tin họp báo từ báo Tuổi Trẻ). Bản tin dự báo cập nhật lúc 13h30 báo có mưa và dông lốc. Lúc này tàu Vịnh Xanh đã xuất bến và ban quản lý cảng đã không cho các tàu khác xuất bến.

Theo thông lệ việc cấm biển có thể được đưa ra khi bão cách đất liền 24 giờ di chuyển để đảm bảo các tàu vào cảng neo đậu an toàn. Dự báo bão Wipha tới 21/7 mới vào Vịnh Bắc Bộ nên không thể ban hành lệnh cấm biển từ 19/7 nếu không phát hiện tình huống thời tiết cực đoan.

3. Tại sao thuyền trưởng không yêu cầu hành khách mặc áo phao?

Cơ quan chức năng cho biết, quá trình cứu hộ, cứu nạn phát hiện 80%-90% nạn nhân có mặc áo phao. Chứng tỏ thuyền trưởng có phát lệnh mặc áo phao.

Tuy nhiên điều nguy hiểm khi mặc áo phao trong thuyền kín đó là sẽ khó xoay xở và thoát ra ngoài. Lẽ ra khi mặc áo phao thì hành khách phải lên boong hoặc tất cả các cửa sổ phải mở. Tôi dự đoán rằng khi có mưa lớn và gió tạt mạnh, các hành khách đã đóng kín cửa để mưa không tạt vào trong khoang. Đó là nguyên nhân khiến hành khách không thể thoát ra ngoài khi thuyền bị lật. Đêm hôm qua cũng có 1 thuyền khách dịch vụ câu mực bị lật tại biển Thiên Cầm và 34 người rơi xuống biển. Tất cả họ đều được cứu an toàn vì đó chắc chắn là thuyền mở và hành khách đều ở bên ngoài, có mặc áo phao.

4. Vấn đề chính: Tại sao không dự báo dông lốc sớm hơn?

Trong các hình là một loạt các dự báo tôi trích dẫn từ các mô hình dự báo rất mạnh gồm GFS của Mỹ và ECMWF của Châu Âu. Cả 2 mô hình đều không dự báo có dông lốc trên Vịnh Hạ Long vào khung giờ từ 12h đến 14h ngày 19/7. Mô hình GFS dự báo cấp gió 17kt vào thời điểm 12h-15h, cấp gió 27kt vào khung giờ 18h. Trong khi đó mô hình ECMWF dự báo cấp gió 11kt. Tất cả các dự báo này cho thấy các mô hình dự báo KHÔNG HỀ PHÁT HIỆN THẤY CÓ DÔNG LỐC.

"Nạn nhân vụ lật tàu Vịnh Xanh không có lỗi" - Chuyên gia khí tượng giải đáp hàng loạt câu hỏi “vì sao”- Ảnh 2.

Ảnh: Facebook Huy Nguyen

"Nạn nhân vụ lật tàu Vịnh Xanh không có lỗi" - Chuyên gia khí tượng giải đáp hàng loạt câu hỏi “vì sao”- Ảnh 3.

Các mô hình dự báo cấp gió trên Vịnh Hạ Long vào chiều ngày 19/7. Ảnh: Facebook Huy Nguyen

5. Vậy làm sao để phát hiện được dông lốc mà không có mặt ở vị trí đó?

– Ảnh vệ tinh: Tôi phát hiện đám mây phát triển trên ảnh vệ tinh vào khoảng 14h chiều. Lúc đó thì “chuyện đã rồi” vì ban đầu cụm mây rất nhỏ phía bắc VBB phát triển lan dần ra. Nếu theo dõi sớm và liên tục có thể dự đoán được xu hướng phát triển cơn dông. Nhưng khu vực thuyền bị nạn có tốc độ phát triển dông rất nhanh và rất khó phát cảnh báo sớm nếu không có mặt tại đó quan sát.

– Ảnh radar từ đài khí tượng cao không: Ảnh radar quét mây thời gian thực có thể phát hiện cơn dông nhưng cũng giống như ảnh vệ tinh, đó là ảnh thời gian thực. Khi phát hiện cũng đồng nghĩa là cơn dông đã xuất hiện.

– Dấu hiệu phán đoán mây dông: Vào thời điểm xảy ra mây dông khí áp bề mặt cực thấp do áp thấp nóng nhiều ngày liên tục gây ra. Khí áp thấp này kết hợp nền nhiệt cao khi bốc hơi mà gặp không khí lạnh đới cao hội tụ theo dải hẹp thì chắc chắn có mây dông. Tuy nhiên để đo được nhiệt độ và khí áp trên cao ở mực từ 850hpa (1500m) trở lên cần có bóng thám không. Mỗi bóng cao không mỗi lần thả lên trời để thu thập số liệu tốn hơn 1000 usd. Đó là số tiền lớn nếu ngày nào cũng thả bóng.

Do vậy, việc cảnh báo mây dông là tương đối, khó dự báo xa và khó dự báo cấp gió.

"Nạn nhân vụ lật tàu Vịnh Xanh không có lỗi" - Chuyên gia khí tượng giải đáp hàng loạt câu hỏi “vì sao”- Ảnh 4.

Ảnh mây vệ tinh cho thấy khối mưa dông cực lớn ở miền Bắc vào chiều ngày 19/7. Ảnh: Facebook Huy Nguyen

"Nạn nhân vụ lật tàu Vịnh Xanh không có lỗi" - Chuyên gia khí tượng giải đáp hàng loạt câu hỏi “vì sao”- Ảnh 5.

Ảnh: Facebook Huy Nguyen

Cơn dông chiều hôm qua là một siêu mây dông hiếm gặp, quét mạnh từ Bắc vào Nam do không khí lạnh đới cao có hướng Bắc – Nam gặp phải không khí nóng ẩm từ biển vào kết hợp mây đối lưu tại chỗ. Đó là một tình huống hiếm gặp trong khí tượng.

Tình huống chìm tàu hôm qua cũng là một tình huống hy hữu và có thể có lốc xoáy tại chỗ khi mây dông xảy ra. Gặp lốc xoáy thì dù thuyền hiện đại và thuyền trưởng có kinh nghiệm cũng không xử lý được.

Kh;;/ẩn: Cơn b;;/ão số 3 mạnh chưa từng có chuẩn bị đổ bộ thẳng vào nước ta, cường độ và tốc độ di chuyển rất ng;;/uy h;;/iểm

Dự báo bão số 3 đổ bộ vào đất liền từ tối và đêm 21-7, vùng ven biển Quảng Ninh – Nghệ An gió mạnh dần lên cấp 7-9, gần tâm bão cấp 10-11, giật cấp 14.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, vị trí tâm bão số 3 vào hồi 4 giờ ngày 21-7 ở 21,5 độ Vĩ Bắc – 110,4 độ Kinh Đông, gần khu vực phía Bắc bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc).

Bão số 3 hiện đang cách Quảng Ninh – Hải Phòng khoảng 275 km về phía Đông.

Bão số 3 dự báo mạnh trở lại, cách Quảng Ninh - Hải Phòng 275 km

 

Bão số 3 dự báo mạnh trở lại, cách Quảng Ninh – Hải Phòng 275 km

Sức gió mạnh nhất cấp 9, giật cấp 11. Bão di chuyển hướng Tây Tây Nam với tốc độ 15-20 km/giờ.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 3 di chuyển hướng Tây Tây Nam, khoảng 15 km/giờ và có khả năng mạnh trở lại cấp 10-11, giật cấp 14.

Vị trí tâm bão sẽ trên khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ, trực tiếp ảnh hưởng tới vùng biển phía Tây Bắc khu vực Bắc Biển Đông, khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ, vùng biển ven bờ các tỉnh từ Quảng Ninh đến Hưng Yên.

Tới ngày 23-7, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, 10-15 km/giờ và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, vị trí tâm bão trên đất liền các tỉnh Hưng Yên – Thanh Hoá với cường độ cấp 6-7, giật cấp 9.

Vùng biển vịnh Bắc Bộ, vùng biển ven bờ các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nghệ An chịu ảnh hưởng chịu rủi ro thiên tai cấp 3.

Sau khi đổ bộ vào đất liền, bão suy yếu thành một vùng áp thấp trên đất liền khu vực Thượng Lào.

Cảnh báo bão số 3: Mưa lớn có nơi trên 600 mm

Trước ảnh hưởng của bão, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cảnh báo trên biển ở khu vực Tây Bắc Bắc Biển Đông có gió cấp 7-8, vùng gần tâm bão cấp 9, giật cấp 11; sóng cao 4-6 m, biển động rất mạnh.

Khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ (bao gồm các đặc khu Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Cát Hải, đảo Hòn Dấu) có gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-11, giật cấp 14; sóng 3-5 m, biển động dữ dội.

Nam vịnh Bắc Bộ (bao gồm đảo Hòn Ngư) có gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8-9, giật cấp 11; sóng 2-4 m, biển động rất mạnh.

Trên đất liền, từ tối và đêm 21-7, vùng ven biển Quảng Ninh – Nghệ An gió mạnh dần lên cấp 7-9, gần tâm bão cấp 10-11, giật cấp 14. Sâu trong đất liền gió cấp 6, giật cấp 7-8. Gió cấp 10-11 có thể gây đổ cây, cột điện, tốc mái.

Đáng lo ngại, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, từ 21 đến 23-7, khu vực Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An mưa rất to 200-350 mm, có nơi trên 600 mm. Các nơi khác ở Bắc Bộ và Hà Tĩnh mưa 100-200 mm, có nơi trên 300 mm. Nguy cơ cao là mưa lớn cường suất >150 mm/3 giờ gây lũ quét, sạt lở đất, ngập sâu vùng trũng thấp.

Nạn nhân tàu Vịnh Xanh 58 á/m ả/nh với lời từ biệt ‘thôi chào anh em, tôi đi’ anh đuối sức, tự buông tay, có lẽ anh ấy quá mệt khi lặn từ trong tàu ra khỏi mặt nước.

Thoát chết sau vụ lật tàu, anh Quân vẫn chưa nguôi ám ảnh bởi lời từ biệt của người đàn ông buông tay khỏi chiếc ghế gỗ giữa biển khơi: “Thôi chào anh em, tôi đi”.

Là một trong những người may mắn sống sót sau vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh 58 trên vịnh Hạ Long, anh Nguyễn Hồng Quân (SN 1985, quê Nghệ An) vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhớ lại thảm kịch đã cướp đi sinh mạng của 35 người và khiến 4 người khác mất tích.

Anh Quân kể, sáng 19/7, sau khi hoàn thành công việc được công ty giao tại Quảng Ninh, anh ngồi cà phê ở phường Bãi Cháy và nảy sinh ý định mua vé tham quan các hang động ngoài khơi.

“12h55, tàu xuất bến từ Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long trong tiết trời nắng đẹp. Chúng tôi di chuyển được khoảng 30 phút thì bất ngờ gặp mưa lớn. Ít phút sau, gió nổi lên dữ dội, rồi một con sóng lớn ập tới khiến con tàu bị lật úp”, anh Quân nhớ lại.

Anh Nguyễn Hồng Quân kể về thời điểm tàu du lịch bị lật. (Ảnh: Minh Đức)

Anh Nguyễn Hồng Quân kể về thời điểm tàu du lịch bị lật. (Ảnh: Minh Đức)

Trước khi mọi thứ chìm vào bóng tối, anh nghe thấy tiếng hét thất thanh của một nữ nhân viên làm ở quầy bếp. Khoang khách trở nên hỗn loạn rồi nhanh chóng lặng đi. Trong khoảnh khắc định thần, anh Quân nghĩ rằng mình khó có thể sống sót.

May mắn thay, trong giây phút sinh tử, anh phát hiện ánh sáng le lói từ khu vực bếp, liền lần theo cầu thang để tìm lối thoát khỏi thân tàu, cố gắng ngoi lên mặt nước.

Sau khi bơi được khoảng 50m, anh nhìn thấy một chiếc ghế gỗ trôi bồng bềnh, có lẽ bị văng ra từ con tàu gặp nạn. Như chiếc phao cứu sinh giữa biển tuyệt vọng, anh dồn hết sức giữ lấy ghế để níu sự sống.

Ít phút sau, ba người đàn ông khác cũng trồi lên mặt nước và bám vào chiếc ghế, nghĩ cách bơi vào bờ. Nhưng chỉ được khoảng 15 phút, một người đàn ông khoảng 40 tuổi đuối sức, tự buông tay, có lẽ anh ấy quá mệt khi lặn từ trong tàu ra khỏi mặt nước. Anh ấy bảo ‘thôi chào anh em, tôi đi’ rồi buông xuôi, dần chìm vào làn nước. Câu từ biệt và đôi mắt tuyệt vọng của anh ấy khiến tôi rất ám ảnh“, anh Quân nghẹn ngào chia sẻ.

Ba người còn lại cố gắng động viên nhau bơi về phía luồng tàu thuyền qua lại với hy vọng mong manh được cứu.

Giữa biển khơi mênh mông, mỗi khi thấp thoáng thấy bóng tàu ở phía xa, ba người đàn ông lại hét khản cổ “cứu với! cứu với!” và không ngừng vẫy tay trong vô vọng.

Sau hơn 3 giờ vật lộn giữa sóng nước, một ngư dân đi thuyền gần đó nghe thấy tiếng kêu yếu ớt, lập tức lái thuyền tới ứng cứu và đưa các nạn nhân lên bờ.

Nếu trôi thêm 1 tiếng nữa, có lẽ ba anh em không còn cơ hội sống sót. Khi được cứu, ai cũng kiệt sức, tay chân tê cứng, chỉ còn bám vào chiếc ghế theo bản năng sinh tồn“, anh Quân kể lại.

Anh Vũ Anh Tú, thủy thủ trên tàu Vịnh Xanh 58. (Ảnh: Minh Đức)

Anh Vũ Anh Tú, thủy thủ trên tàu Vịnh Xanh 58. (Ảnh: Minh Đức)

Cùng bám vào chiếc ghế gỗ với anh Quân, anh Vũ Anh Tú (SN 2000, trú phường Hà An, tỉnh Quảng Ninh) là thủy thủ trên tàu Vịnh Xanh 58.

Với giọng nói còn run run, anh Tú cho biết, thuyền bị lật chỉ trong tích tắc, 48 hành khách và 3 thuyền viên gần như không kịp trở tay. Chỉ trong vòng chưa đầy 10 giây, nước đã tràn ngập mọi khoang. Buồng lái – nơi anh làm việc – là khu vực chìm đầu tiên.

Khi ấy tôi đang trên cabin của tàu, sự việc diễn ra quá nhanh khiến tất cả không kịp trở tay. Tôi không kịp phản ứng gì cả, lúc tàu bị lật úp, xung quanh tối om. Chỉ thoáng chốc, tôi thấy mình đã trên mặt biển mà không biết mình thoát ra ngoài bằng cách nào“, anh Tú thuật lại.

Vận dụng kỹ năng bơi lội, nam thuyền viên cố thoát thân ra ngoài qua một ô cửa kính nhỏ đã vỡ nham nhở do bị va đập trong quá trình tàu chìm.

Lúc rơi xuống biển, có thể tôi bị va đập, tay bị rách và xây xát, khi đó không có cảm giác đau mà chỉ sợ hãi mong tìm cách lên bờ. May mắn nhất là tôi thoát được ra ngoài, cố gắng quan sát mọi thứ xung quanh, trấn tĩnh bản thân. Tôi ngoái lại thì thấy đã bị trôi dạt xa khỏi khu vực tàu bị lật“, anh Tú cho biết thêm.

Trở về từ “cửa tử”, điều đọng lại trong tâm trí Tú không phải ký ức về vụ lật tàu mà chính là giây phút được giải cứu. Khi ấy, cả ba người – anh Tú, anh Quân và anh Mai Quân Hải (quê tỉnh Bắc Ninh) – gương mặt tái nhợt, người ướt sũng, kiệt sức sau nhiều giờ chống chọi giữa biển khơi, nghẹn ngào nhìn nhau thốt lên: “Chúng ta được cứu rồi…“.

“Tít ơi, con ở đâu rồi… về với bố mẹ đi con… bão số 3 sắp về rồi, con ơi…” Tiếng gọi x/é l/òng của người cha vang lên giữa khoảng trời xám xịt, khi từng cơn gió lạnh từ biển khơi thổi ào về như báo hiệu một cơn giông sắp ập tới.

Tít ơi… con ở đâu rồi… về với bố mẹ đi con…
Tiếng người đàn ông nghẹn ngào vang lên giữa cánh đồng lộng gió, nơi từng cọng cỏ dại cũng bị bứt bật vì cơn bão sắp kéo về. Mưa bắt đầu rơi nặng hạt, rơi lên mặt đất đã loang lổ bùn, rơi lên bàn tay chai sạn đang run lên từng đợt của anh Bình – bố Tít. Anh đứng đó, giày lấm bùn, mắt đỏ ngầu, tay ôm chặt chiếc áo phao nhỏ màu vàng – thứ duy nhất còn sót lại sau cú điện thoại khiến cuộc sống cả gia đình anh đảo lộn.

Chiếc áo phao ấy, là của Tít.

Đã ba ngày kể từ khi có tin báo chiếc tàu du lịch nhỏ bị lật úp ngoài khơi cách Hạ Long không xa. Trong số những hành khách, có một bà cụ quê ở Nghệ An và đứa cháu ngoại sáu tuổi đi cùng. Không ai rõ vì sao họ có mặt trên chuyến đi ấy. Trong danh sách đăng ký, bà cụ ghi tên mình, không đề cập đến đứa cháu. Có lẽ bà muốn tạo bất ngờ, hoặc chỉ đơn giản nghĩ đó là một chuyến đi ngắn, không đáng để phiền hà con cái.

Nhưng bất ngờ ấy… đã trở thành cơn ác mộng.

Anh Bình nhận tin dữ vào sáng ngày thứ tư, khi cơn bão số 3 được dự báo sẽ đổ bộ vào miền Trung trong vòng chưa đầy 48 tiếng. Lúc ấy, anh vẫn đang bận họp trong công ty. Điện thoại reo liên tục với những số lạ. Đến khi một cuộc gọi từ biên phòng Hạ Long vang lên, anh mới tá hỏa. Tin báo ngắn gọn: có thể con anh nằm trong số người mất tích trên chuyến tàu gặp nạn.

Không kịp suy nghĩ, anh lao về nhà, kéo vợ – chị Hạnh – đang nấu cơm trong bếp, hai người vội vã lên đường. Họ chạy dọc theo quốc lộ 1A, giữa trời nắng gắt, xe lao như thể chở theo hy vọng duy nhất của một gia đình đang gục ngã. Gió từ biển bắt đầu nổi lên, nhưng họ chẳng quan tâm. Mỗi phút trôi qua, lòng anh Bình như bị ai đó dùng dao cứa từng đường mảnh.

“Không thể nào… không thể là Tít…” – anh liên tục lẩm bẩm như kẻ mất hồn.

Chỉ cách đây mấy ngày, thằng bé vẫn còn ríu rít hỏi bố:
– Bố ơi, hè này mình đi đâu chơi?
– Bố bận lắm, Tít à, để hè sau nhé con…
– Hay bố cho con về với bà ngoại đi! Bà kể con diều to lắm, thả lên trời cao ơi là cao!

Anh Bình nhớ lại lúc ấy, mình đã gật đầu quá nhanh. Nghĩ rằng quê ngoại yên bình, có mẹ già chăm cháu là ổn rồi. Ai ngờ đâu…

Họ đến Hạ Long khi chiều muộn. Bầu trời xám xịt, mặt biển sẫm màu như một vết mực loang. Các lực lượng cứu hộ vẫn đang căng mình tìm kiếm. Một người lính trẻ kể lại: “Cháu chỉ thấy một chiếc áo phao màu vàng trôi dạt vào bờ sáng nay… không rõ của ai.” Khi nghe đến đó, chị Hạnh gục xuống. Mặt chị trắng bệch, môi run rẩy. Còn anh Bình thì im lặng. Ánh mắt anh rực lên, như một ngọn lửa sắp tắt nhưng vẫn cố gắng bùng cháy lần cuối cùng.

Đêm hôm đó, anh không ngủ. Mặc dù trạm trú đã được lực lượng hỗ trợ chuẩn bị, anh vẫn ra bờ biển, đứng nhìn từng đợt sóng vỗ. Mỗi cơn gió lùa qua đều khiến áo anh phần phật, nhưng anh không hề rùng mình. Gió lộng chẳng làm anh sợ, vì thứ đáng sợ hơn chính là sự im lặng – cái im lặng của biển cả khi nó cướp đi một sinh mạng mà chưa ai tìm thấy.

Anh gọi con trong đêm:
– Tít ơi… nếu nghe thấy bố, con hãy lên bờ… con đừng chơi nữa, nguy hiểm lắm con ơi…

Nhưng đáp lại anh chỉ là tiếng sóng vỗ vào ghềnh đá, và tiếng lá cây đập vào nhau dưới trận cuồng phong đang đến gần.

Một ngày trôi qua. Rồi hai. Rồi ba.
Bà con làng chài ven biển đã quá quen với cảnh một người đàn ông mặc áo sơ mi cũ sũng nước biển, lặng lẽ đi dọc bờ cát mỗi sáng. Anh Bình chẳng màng ăn, cũng không nói gì với ai. Trong tay anh lúc nào cũng là chiếc áo phao vàng của Tít, đã bạc màu, sờn mép. Mỗi khi có người vớt được một vật gì trôi dạt – một mảnh áo, một chiếc dép trẻ con – là anh lao đến, mắt rực lên một tia hy vọng, rồi lại hụt hẫng quay đi.

Anh đang sống giữa lằn ranh mỏng manh của hy vọng và tuyệt vọng.

Người ta bảo rằng sau ba ngày trôi dạt, nếu không có gì bám vào, thì gần như không còn cơ hội. Nhưng làm sao anh tin được điều đó, khi Tít của anh là một đứa bé lanh lợi, biết bơi từ nhỏ, và đặc biệt – luôn luôn đội mũ bảo hộ và mặc áo phao mỗi khi chơi gần nước. Cậu bé ấy mê biển, nhưng cũng được dạy rằng biển rất nguy hiểm. Cậu biết nghe lời. Và quan trọng hơn – cậu chưa từng thất hứa với bố mẹ.

Sáng ngày thứ tư, khi mưa vừa dứt và gió dịu hơn đôi chút, anh Bình cùng chị Hạnh được một người dân làng chài đưa tới một đoạn bờ kè ven vịnh – nơi có một đứa trẻ khoảng sáu tuổi từng được thấy chơi gần đây, nhưng rồi mất hút sau một trận gió lạ.

– Tôi không chắc có phải là thằng bé nhà anh chị không… nhưng nó cũng mặc áo vàng, ngồi nghịch cát, miệng lẩm bẩm gọi “bà ơi bà…”

Nghe đến đó, chị Hạnh gần như ngã quỵ. Anh Bình thì đứng sững, lòng thắt lại. Một luồng hơi lạnh chạy dọc sống lưng. Có phải linh hồn con mình về đây không? Hay là đứa trẻ ấy vẫn còn sống, lạc trong đâu đó giữa vùng ven bờ, nơi chưa ai tìm đến?

Bão số 3 vẫn đang áp sát. Dự báo cho thấy nó sẽ đổ bộ vào tối nay, với sức gió giật cấp 11. Chính quyền đã ra lệnh sơ tán dân cư ở các khu vực nguy hiểm. Nhưng anh Bình không thể rời đi. Dẫu có phải đối mặt với cuồng phong, anh vẫn tin rằng đâu đó, giữa rừng phi lao hay đám lau sậy đang rạp mình trước gió, Tít của anh vẫn đang chờ bố.

Bất giác, anh nhớ lại một buổi chiều năm ngoái, khi cả nhà đi chơi biển ở Cửa Lò. Tít lúc ấy chỉ mới năm tuổi, tay ôm con diều rồng đỏ, chạy dọc bãi cát:
– Bố ơi! Con bay được kìa!
– Diều bay, không phải con – anh Bình bật cười.
– Nhưng con là người điều khiển nó mà!

Nụ cười, giọng nói, ánh mắt ấy… giờ chỉ còn trong ký ức. Nhưng nó quá rõ ràng, quá sống động. Như thể chỉ cần quay người lại, Tít sẽ chạy ùa đến, ôm chầm lấy bố, má phồng lên vì vui sướng.

Bầu trời dần sầm lại. Cơn bão đang đến gần thật rồi. Trên nền trời xám chì, từng đám mây xoáy cuộn như những con rồng khổng lồ. Anh Bình nhìn ra biển, nước mắt chảy không thành tiếng.

– Tít ơi… nếu con còn sống… làm ơn… cho bố một dấu hiệu…

Và đúng lúc đó… một cánh diều đỏ, rách tả tơi, bay lạc giữa bầu trời đầy giông tố, quét ngang qua vạt rừng phi lao trước mặt. Nó không nên có mặt ở đó – không đứa trẻ nào lại thả diều giữa bão. Nhưng cánh diều ấy… quá quen thuộc.

Anh Bình lao theo hướng diều, mặc cho mưa gió bắt đầu quật dữ dội. Trong đầu anh chỉ có một ý nghĩ: có thể đó là Tít. Có thể, con vẫn còn sống.

Và câu chuyện thật sự… bắt đầu từ chính khoảnh khắc ấy.