Ông Phúc – ba của Hà Trúc Linh nói gia đình bất ngờ khi con gái đạt danh hiệu cao nhất của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam. Ông cho biết con chỉ xin 1,6 triệu đồng để tham gia suốt hành trình đi thi.
Hoa hậu Hà Trúc Linh chia sẻ tại họp báo sau đăng quang không dự đoán mình sẽ giành ngôi vị cao nhất. Người đẹp đã có một giấc ngủ ngon sau hành trình tham gia Hoa hậu Việt Nam.
Hoa hậu Trúc Linh tại họp báo sau khi đăng quang.
“Khi đứng trên sân khấu, tôi đã ôm và động viên để mẹ ngừng khóc. Bố mẹ nhắc nhở tôi giữ sức khỏe để tiếp tục hành trình của mình tại Hoa hậu Việt Nam.
Tôi bất ngờ vì được các thí sinh công nhận, dự đoán sẽ đăng quang. Khoảnh khắc mọi người ùa ra ôm và chúc mừng tôi đã bật khóc”, Trúc Linh chia sẻ.
Ông Phúc – ba của Hà Trúc Linh nói gia đình bất ngờ khi con gái đạt danh hiệu cao nhất của cuộc thi. Chị gái của Hoa hậu Việt Nam 2024 không biết nói gì hơn ngoài việc bày tỏ sự tự hào dành cho em gái. Điều cô thấy hạnh phúc nhất là em gái trưởng thành lên từng ngày, từ cô gái rụt rè, tự tin trở thành người chiến thắng trong cuộc thi sắc đẹp hàng đầu Việt Nam.
Trước đêm chung kết, vợ chồng ông Phúc cùng một số họ hàng đi tàu từ Phú Yên ra Huế cổ vũ Trúc Linh. Ông bà đều là giáo viên tiểu học, không hiểu nhiều về các sự kiện giải trí, khi nghe Trúc Linh nói ý định thi nhan sắc, ông Phúc khuyên con cần tìm hiểu kỹ chương trình, nắm rõ tiêu chí.
“Trúc Linh được nhiều bạn bè giúp đỡ, cho mượn quần áo, giày dép. Con xin tiền tôi 2 lần, 1 lần 1 triệu đồng, 1 lần 600.000 đồng”, ông Phúc cho biết.
Ở vòng chung khảo hồi cuối tháng 4 ở Hà Nội, gia đình không thể ra cổ vũ người đẹp do bà nội cô ốm nặng. Vài tuần sau đó, Trúc Linh có lúc xuống tinh thần khi hay tin người bà cô yêu thương và gần gũi từ bé qua đời.
Trúc Linh sở hữu chiều cao 1,72m, số đo 3 vòng 80‑59‑95cm, nhưng điều khiến nhiều người ngưỡng mộ cô không chỉ ở ngoại hình mà còn ở bảng thành tích học tập và hoạt động dày dặn suốt nhiều năm qua.
Sinh ra trong gia đình có truyền thống giáo dục, Trúc Linh được bạn bè nhận xét là “con ngoan, trò giỏi”, chủ động trong học tập và tích cực trong phong trào đoàn hội.
Cô có 10 năm giữ vai trò lớp trưởng thời gian đi học, từng đoạt giải trong hoạt động ngoại khóa nâng cao năng lực tiếng Anh cho thanh thiếu niên, là Ủy viên Ban chấp hành Đoàn trường THCS & THPT Chu Văn An và nhiều năm liền được tuyên dương là đoàn viên xuất sắc.
Tại phần thi ứng xử – một trong những yếu tố quan trọng giúp cô giành ngôi vị cao nhất, Trúc Linh đã thể hiện khả năng tư duy mạch lạc khi trả lời câu hỏi về trí tuệ nhân tạo (AI) trong thời đại số.
“Nếu chúng ta không biết cách đặt câu hỏi, không biết cách ‘trao lệnh’ đúng cho AI thì AI cũng không thể tạo ra những kết quả thực sự chất lượng”, cô khẳng định. Với góc nhìn của sinh viên ngành marketing, Trúc Linh cho rằng AI là công cụ hữu ích nhưng con người cần giữ vai trò chủ động, từ tư duy sáng tạo đến khả năng học hỏi không ngừng để làm chủ công nghệ, tạo ra sự khác biệt bền vững.
Bên cạnh sắc vóc, gia cảnh của Tân Hoa hậu Việt Nam 2024 cũng nhận được sự quan tâm từ người hâm mộ.
Hoa hậu Trúc Linh bên cạnh bố. (Ảnh: FBNV)
Tối 27/6, Chung kết Hoa hậu Việt Nam 2024 khép lại với chiến thắng của Hà Trúc Linh, sinh năm 2004 đến từ Phú Yên. Xuyên suốt hành trình tham gia, người đẹp luôn được đánh giá là ứng cử viên tiềm năng bởi gương mặt ưa nhìn, vóc dáng ấn tượng, phong thái tự tin, khả năng catwalk cùng kỹ năng ứng xử tốt.Hà Trúc Linh trở thành Hoa hậu Việt Nam 2024. (Ảnh chụp màn hình)
Theo tìm hiểu, Trúc Linh sinh ra trong một gia đình có bố mẹ làm giáo viên tại Phú Yên. Khi tham gia Hoa hậu Việt Nam 2024, người đẹp tích cực quảng bá ẩm thực, danh lam thắng cảnh của quê hương.
Trên trang cá nhân, Hà Trúc Linh thường xuyên chia sẻ những khoảnh khắc bình dị, hạnh phúc bên gia đình. Trước khi trở thành Hoa hậu Việt Nam 2024, Hà Trúc Linh từng được biết đến với danh hiệu Hoa khôi Đại học Tài chính – Marketing 2023.
Khi Trúc Linh tham gia cuộc thi Hoa khôi, gia đình cũng từ Phú Yên vào TP.HCM để cổ vũ. Thời điểm đó, Tân Hoa hậu Việt Nam từng bày tỏ: “Con cảm ơn gia đình đã luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc, luôn bên cạnh ủng hộ con hết mình”. Thời điểm Trúc Linh trở thành Hoa khôi, bố và dì cũng có mặt để chúc mừng. (Ảnh: FBNV)
Hình ảnh đời thường trong trẻo, rạng rỡ của Hoa hậu Trúc Linh ở quê nhà. (Ảnh: FBNV)
Hà Trúc Linh, sinh năm 2004, quê Phú Yên, hiện đang theo học tại Đại học Tài chính – Marketing TP. HCM. Cô cao 1,72 m, nặng 54 kg, số đo ba vòng lần lượt là 80-59-95 cm.
Tại phần thi ứng xử Top 5, Trúc Linh ghi điểm bằng câu trả ấn tượng về AI (trí tuệ nhân tạo) khi cho biết: “Trong thời đại công nghệ số ngày nay, AI đã và đang phát triển mạnh mẽ, mang lại nhiều tiện ích đáng kể cho con người, đặc biệt là trong công việc và lĩnh vực giáo dục. Bản thân em là sinh viên ngành marketing, em cũng thường xuyên sử dụng AI trong học tập và nghiên cứu.
Tuy nhiên, từ trải nghiệm cá nhân, em nhận ra một điều: nếu chúng ta không biết cách đặt câu hỏi, không biết cách “trao lệnh” đúng cho AI thì AI cũng không thể tạo ra những kết quả thực sự chất lượng.
Vì vậy, theo em, điều quan trọng là phải biết ứng dụng AI như một công cụ hỗ trợ để phát triển bản thân chứ không nên lệ thuộc hoàn toàn.
Con người vẫn cần giữ vai trò chủ động – từ việc tư duy, sáng tạo cho đến làm chủ công nghệ. Chúng ta nên đề cao khả năng học hỏi, phát triển tư duy cá nhân và quan trọng hơn là sử dụng AI một cách thông minh để tạo ra sự khác biệt và bền vững.”Chiến thắng của Hà Trúc Linh tại Hoa hậu Việt Nam 2024 nhận được đông đảo sự đồng tình, ủng hộ từ người hâm mộ. (Ảnh: FBNV)
Không phải mọi khoản tiền chuyển vào tài khoản đều bị đánh thuế, nhưng người dân cần đặc biệt lưu ý những trường hợp sau đây để tránh các rủi ro pháp lý và truy thu thuế ngoài ý muốn.
Ngày 27 tháng 6 năm 2025, báo Đời sống Pháp luật đăng tải thông tin với tiêu đề “Những khoản tiền chuyển vào tài khoản cá nhân phải chịu thuế, người dân cần biết rõ”. Nội dung như sau:
Trong bối cảnh giao dịch không dùng tiền mặt ngày càng trở nên phổ biến, việc hiểu rõ các quy định về thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với các khoản tiền nhận qua tài khoản ngân hàng là vô cùng quan trọng. Không phải mọi khoản tiền chuyển vào tài khoản đều bị đánh thuế, nhưng người dân cần đặc biệt lưu ý những trường hợp sau đây để tránh các rủi ro pháp lý và truy thu thuế ngoài ý muốn.
Cơ quan thuế xác định nghĩa vụ nộp thuế dựa trên bản chất của giao dịch, tức là khoản tiền đó có phải là thu nhập chịu thuế hay không, chứ không đơn thuần dựa trên số tiền ra vào tài khoản. Dưới đây là những khoản tiền khi chuyển vào tài khoản cá nhân mà bạn phải chịu thuế TNCN:
1. Tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập tương tự
Đây là loại thu nhập chịu thuế phổ biến nhất. Khi bạn nhận lương, thưởng, phụ cấp và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công từ người sử dụng lao động (công ty, tổ chức), khoản tiền này sẽ phải chịu thuế TNCN theo biểu thuế lũy tiến từng phần. Doanh nghiệp có trách nhiệm khấu trừ thuế trước khi chi trả cho người lao động.
Tuy nhiên, nếu bạn có thu nhập từ hai nơi trở lên, bạn phải tự quyết toán thuế với cơ quan thuế vào cuối năm. Mọi khoản tiền lương nhận qua tài khoản đều được ghi nhận và là cơ sở để cơ quan thuế đối chiếu.
2. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh
Nếu bạn sử dụng tài khoản cá nhân để nhận tiền từ hoạt động kinh doanh, bán hàng online, cung cấp dịch vụ (ví dụ: thiết kế, tư vấn, viết lách…), thì khoản thu nhập này phải chịu thuế. Cụ thể, bạn sẽ phải nộp thuế TNCN và thuế giá trị gia tăng nếu doanh thu từ hoạt động kinh doanh trên 100 triệu đồng/năm.
Cơ quan thuế có thể giám sát các tài khoản có giao dịch lớn, thường xuyên để xác định hoạt động kinh doanh và yêu cầu kê khai, nộp thuế đầy đủ.
3. Thu nhập từ việc cung cấp dịch vụ, phí hoa hồng
Các khoản phí dịch vụ như phí môi giới, phí hoa hồng, hay phí từ các dịch vụ chuyển/rút tiền hộ đều là thu nhập chịu thuế. Mặc dù phần tiền gốc trong giao dịch “rút tiền hộ” không bị tính thuế, nhưng phần phí dịch vụ mà bạn nhận được sẽ phải chịu thuế TNCN.
4. Thu nhập từ lãi cho vay
Nếu một cá nhân cho một tổ chức hoặc công ty vay tiền và nhận lãi, khoản tiền lãi đó sẽ phải chịu thuế TNCN với mức thuế suất 5%. Khoản thuế này sẽ do bên đi vay (công ty) khấu trừ trước khi trả lãi cho bạn.
Ngược lại, tiền lãi phát sinh từ việc cho vay giữa các cá nhân với nhau hiện không thuộc diện chịu thuế TNCN.
5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (trường hợp kê khai gian lận)
Về nguyên tắc, khi bán nhà, đất, người bán đã phải nộp thuế TNCN 2% trên giá chuyển nhượng tại thời điểm công chứng hợp đồng. Nếu số tiền thực nhận qua tài khoản khớp với giá đã khai báo, khoản tiền này sẽ không bị tính thuế nữa.
Tuy nhiên, rủi ro lớn phát sinh khi người bán và người mua cố tình khai giá trên hợp đồng thấp hơn nhiều so với giá trị giao dịch thực tế để trốn thuế. Nếu cơ quan thuế phát hiện ra sự chênh lệch này thông qua dòng tiền trên tài khoản ngân hàng, họ có quyền ấn định lại giá bán và truy thu phần thuế TNCN còn thiếu cùng với các khoản tiền phạt chậm nộp.
9 trường hợp tiền vào tài khoản không phải nộp thuế
1. Giao dịch cá nhân, gia đình: Tiền vay mượn, cho tặng giữa người thân, bạn bè, hoặc vợ chồng chuyển tiền sinh hoạt cho nhau.
2. Lương đã nộp thuế: Khoản tiền lương sau khi đã nộp thuế TNCN được một người chuyển cho vợ/chồng hoặc người thân.
3. Kiều hối: Tiền do người thân từ nước ngoài gửi về.
4. Thu hộ – Chi hộ: Tiền thu từ khách hàng rồi nộp lại cho công ty/chủ cửa hàng (ví dụ: shipper thu tiền COD).
5. Dịch vụ chuyển/rút tiền hộ: Phần tiền gốc trong giao dịch (thuế chỉ tính trên phí dịch vụ nếu có).
6. Đáo hạn vay ngân hàng: Tiền nhận được để tất toán một khoản vay cũ rồi chuyển đi ngay.
7. Lãi từ cho vay cá nhân: Tiền lãi phát sinh từ việc cho vay giữa các cá nhân với nhau (ví dụ: chơi hụi, họ).
8. Bán bất động sản (đã nộp thuế): Tiền bán nhà, đất khi đã khai báo và nộp thuế đầy đủ trên giá trị giao dịch thực tế.
9. Lương từ nước ngoài: Lương của bản thân đã được nộp thuế ở nước ngoài, sau đó chuyển về tài khoản cá nhân tại Việt Nam.
Để tránh những rắc rối không đáng có, người dân nên:
– Minh bạch các giao dịch: Sử dụng các tài khoản riêng biệt cho mục đích kinh doanh và chi tiêu cá nhân.
– Lưu giữ chứng từ: Luôn giữ lại các hợp đồng, hóa đơn, giấy tờ ủy quyền, hoặc các bằng chứng khác để chứng minh nguồn gốc và bản chất của các khoản tiền nhận được.
– Kê khai trung thực: Đặc biệt trong các giao dịch lớn như bất động sản, việc kê khai đúng giá trị thực tế sẽ giúp bạn tránh được những rủi ro pháp lý và tài chính về sau.
Ngày 19 tháng 6 năm 2025, báo Lao động đăng tải thông tin với tiêu đề “10 thay đổi quan trọng về chính sách thuế từ ngày 1.7.2025”. Nội dung như sau:
Những thay đổi trong chính sách thuế từ 1.7, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp và cá nhân. Ảnh: Hải Nguyễn
1. Điều chỉnh đối tượng không chịu thuế GTGT
Căn cứ Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 (có hiệu lực từ ngày 01.7.2025) điều chỉnh các quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT tại Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 như sau:
+ Bỏ một số đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định Luật Thuế GTGT 2008, bao gồm:
+ Phân bón; máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; tàu đánh bắt xa bờ;
+ Lưu ký chứng khoán; dịch vụ tổ chức thị trường của sở giao dịch chứng khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán; hoạt động kinh doanh chứng khoán khác…
– Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác đã chế biến thành sản phẩm khác không chịu thuế GTGT phải áp dụng theo Danh mục do Chính phủ quy định.
– Bổ sung hàng hóa nhập khẩu ủng hộ, tài trợ cho phòng chống thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, chiến tranh theo quy định của Chính phủ là đối tượng không chịu thuế GTGT.
2. Điều chỉnh thuế suất thuế GTGT một số hàng hóa, dịch vụ
Tại khoản 2 Điều 9 Luật Thuế GTGT 2024, sẽ điều chỉnh thuế suất GTGT các sản phẩm không chịu thuế chuyển sang chịu thuế 5%:
+ Phân bón
+ Tàu khai thác thủy sản tại vùng biển
+ Các sản phẩm áp dụng thuế suất 5% chuyển sang 10%:
+ Lâm sản chưa qua chế biến
+ Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm gỉ đường, bã mía, bã bùn
+ Các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học
+ Hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật; sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim
3. Bổ sung trường hợp hoàn thuế
Căn cứ Điều 15 Luật Thuế GTGT 2024, bổ sung trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng từ ngày 01.7.2025: Doanh nghiệp chỉ sản xuất, cung ứng hàng hóa dịch vụ chịu thuế 5%, nếu sau 12 tháng (hoặc 4 quý) có số thuế GTGT đầu vào chưa khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế.
4. Bổ sung đối tượng áp dụng thuế suất 0%
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Luật Thuế GTGT 2024, bổ sung các đối tượng áp dụng thuế suất 0%, gồm:
+ Vận tải quốc tế
+ Công trình xây dựng, lắp đặt ở nước ngoài, trong khu phi thuế quan
+ Hàng hóa đã bán tại khu vực cách ly cho cá nhân (người nước ngoài hoặc người Việt Nam) đã làm thủ tục xuất cảnh; hàng hóa đã bán tại cửa hàng miễn thuế.
+ Dịch vụ xuất khẩu gồm: dịch vụ cho thuê phương tiện vận tải được sử dụng ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam; dịch vụ của ngành hàng không, hàng hải cung ứng trực tiếp cho vận tải quốc tế hoặc thông qua đại lý
5. Bổ sung quy định với hàng hóa khuyến mại
Căn cứ Điều 7 Luật Thuế GTGT 2024, bổ sung quy định: Giá tính thuế đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại, giá tính thuế được xác định bằng 0.
6. Thay đổi điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào
Theo khoản 2 Điều 14 Luật Thuế GTGT 2024, các hàng hóa, dịch vụ mua vào đều phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ một số trường hợp đặc thù theo quy định của Chính phủ.
Cũng theo khoản 2 Điều 14, các chứng từ như phiếu đóng gói, vận đơn, chứng từ bảo hiểm (nếu có) cũng được bổ sung làm căn cứ khấu trừ thuế đầu vào cho hàng hóa xuất khẩu.
7. Đổi mã số thuế sang mã số định danh cá nhân
Căn cứ khoản 2 Điều 38 Thông tư 86/2024/TT-BTC, kể từ ngày 01.7.2025, người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan sẽ sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế.
8. Doanh nghiệp phải đăng ký tài khoản định danh điện tử
Căn cứ khoản 4 Điều 40 Nghị định 69/2024/NĐ-CP, từ ngày 01.7.2025, các tài khoản trên Cổng DVC quốc gia, hệ thống TTHC các cấp sẽ hết hiệu lực. Doanh nghiệp, tổ chức chỉ được sử dụng tài khoản định danh điện tử tổ chức do Bộ Công an cấp để thực hiện thủ tục hành chính điện tử.
9. Sửa đổi giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu
Căn cứ Điều 7 Luật Thuế GTGT 2024, giá tính thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu bao gồm: giá tính thuế nhập khẩu + thuế nhập khẩu (kể cả bổ sung nếu có) + thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) + thuế bảo vệ môi trường (nếu có).
10. Thay đổi thuế suất thuế GTGT
Nghị định 180/2024/NĐ-CP sẽ hết hiệu lực vào ngày 30.6.2025. Do đó, các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% được giảm sẽ quay trở về mức 10% theo Luật Thuế GTGT 2024.
Trường hợp sau ngày 30.6.2025, cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy định giảm thuế GTGT, thì chính sách giảm thuế GTGT sẽ tiếp tục được áp dụng từ ngày 01.7.2025.
Theo Bộ Công an, từ ngày 1/7, toàn quốc có 34 Công an cấp tỉnh (mới) và 3.319 Công an cấp xã (gồm Công an 2.621 xã, 687 phường, 11 đặc khu).
Sáng 28/6, Bộ Công an thông tin về triển khai sắp xếp, tổ chức công an cấp tỉnh, cấp xã theo chủ trương sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp.
Theo đó, triển khai thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị và các Nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, ngày 22/6 Bộ trưởng Bộ Công an đã ban hành các quyết định sắp xếp lại 52 Công an cấp tỉnh thành 23 đầu mối theo địa giới hành chính mới. Từ ngày 1/7 tới đây, toàn quốc có 34 Công an cấp tỉnh (mới) và 3.319 Công an cấp xã (gồm Công an 2.621 xã, 687 phường, 11 đặc khu).
Cũng theo Bộ Công an, các quyết định nêu trên được Bộ tổ chức công bố vào ngày 28/6 (đối với Công an cấp tỉnh) và được Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức công bố vào ngày 29/6/2025 (đối với Công an cấp xã) để đảm bảo hoạt động hiệu quả, thông suốt, không gián đoạn từ ngày 1/7.
Từ ngày 1/7, toàn quốc có 34 Công an cấp tỉnh (mới). Ảnh: Đình Hiếu
Bộ Công an tiếp tục rà soát, điều chỉnh phân công, phân cấp các mặt công tác, thực hiện sắp xếp, bố trí và các chế độ, chính sách đối với cán bộ theo đúng quy định; kiện toàn các tổ chức Đảng tương ứng với mô hình tổ chức mới; đảm bảo mọi điều kiện để triển khai tổ chức bộ máy Công an địa phương theo đơn vị hành chính mới, hoạt động thông suốt, hiệu quả, phát huy cao nhất tinh thần “Vì Nhân dân phục vụ”, gần dân, sát dân, “lúc dân cần, lúc dân khó có Công an”.
Bộ Công an yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương thực hiện đúng các chủ trương, quy định, yêu cầu của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và đồng chí Bộ trưởng liên quan đến sắp xếp, hợp nhất đơn vị hành chính; chú trọng hoàn thiện thể chế; tập trung, khẩn trương rà soát, hoàn thiện các quy trình công tác và cung cấp thông tin rộng rãi đến Nhân dân về địa chỉ trụ sở Công an cấp tỉnh, Công an cấp xã và các địa điểm tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm, tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính của lực lượng Công an, không làm gián đoạn hoạt động bình thường của lực lượng Công an cũng như cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.
Không chỉ ở Thái Lan: Việt Nam cũng đang “ngập” trong sữa giả, nhắm thẳng vào người yếu thế.
Cuối năm 2024, cảnh sát Thái Lan đã triệt phá một đường dây sản xuất và phân phối sữa bột Ensure Gold giả, thu giữ hơn 5.000 sản phẩm cùng nhiều thiết bị đóng gói. Ba nghi phạm bị bắt gồm một công dân Trung Quốc và hai người Thái Lan. Các cuộc đột kích được tiến hành tại hai địa điểm ở quận Nakhon Chaisi, theo Thiếu tướng Withaya Sriprasertparp – Chỉ huy Sở Cảnh sát Bảo vệ Người tiêu dùng.
Theo tờ Nation Thailand, nhóm nghi phạm gồm một người đàn ông Trung Quốc và hai công dân Thái Lan tên Manop và Wiriya. Họ điều hành một cửa hàng mang tên tiếng Trung, bán sản phẩm sữa bột Ensure Gold hương vani loại 850 gram trên các nền tảng thương mại điện tử với giá chỉ 690 baht (khoảng 550.000 đồng), trong khi giá chính hãng tại thị trường Thái Lan lên tới 1.000 baht (khoảng 802.000 đồng).
Cơ quan chức năng Thái Lan thu giữ 5.375 lon sữa bột Ensure Gold giả
Trong quá trình điều tra, nghi phạm Wiriya khai rằng người đàn ông Trung Quốc tên Wang đã thuê bà thực hiện việc đóng gói sản phẩm và gửi hàng cho khách thông qua một công ty chuyển phát tư nhân. Với mức lương 16.000 baht/tháng (tương đương 12,8 triệu đồng), bà Wiriya cho biết mình đã xử lý khoảng 100–200 đơn hàng/ngày, chỉ trong vòng hai tuần.
Tại địa điểm đầu tiên, cảnh sát thu giữ 1.535 hộp sữa giả. Người đàn ông tên Wang sau đó bị bắt giữ tại địa điểm thứ hai, nơi phát hiện thêm 3.840 lon sữa giả. Tổng số hàng hóa thu giữ lên tới 5.375 lon sữa bột Ensure Gold giả, với thiệt hại ước tính khoảng 4,5 triệu baht (tương đương 3,6 tỷ đồng) cho thương hiệu.
Sữa giả – vấn đề nhức nhối không chỉ ở Thái Lan
Không chỉ tại Thái Lan, tình trạng sản xuất sữa giả cũng đang là một vấn đề đáng báo động ở Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm 2024, Bộ Công an đã triệt phá một đường dây làm giả gần 600 loại sữa bột, được tuồn ra thị trường trong suốt 4 năm. Đáng chú ý, các loại sữa giả này nhắm vào nhóm khách hàng dễ tổn thương như: người tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, phụ nữ mang thai…
Các sản phẩm thường được quảng cáo với thành phần cao cấp như tổ yến, đông trùng hạ thảo, bột macca, óc chó, nhưng thực tế hoàn toàn không chứa các chất đó.
Sữa bột HIUP được nhiều người nổi tiếng quảng bá rầm rộ trên mạng xã hội với công dụng “giúp tăng chiều cao” nhưng sự thật lại ngược lại
Một trong số đó là sữa bột HIUP, từng được nhiều người nổi tiếng quảng bá rầm rộ trên mạng xã hội với công dụng “giúp tăng chiều cao”, nhưng đã bị cơ quan chức năng xác định là hàng giả.
Các chuyên gia cảnh báo người tiêu dùng nên cảnh giác cao độ khi mua sữa, đặc biệt là các sản phẩm bán trên mạng xã hội hoặc không rõ nguồn gốc. Nếu phát hiện sản phẩm nghi ngờ là giả, người tiêu dùng cần ngừng sử dụng ngay lập tức và báo cho cơ quan chức năng. Ngoài ra, có thể kiểm tra thêm về uy tín nhà sản xuất, lịch sử thương hiệu, hoặc sử dụng các ứng dụng truy xuất nguồn gốc để đảm bảo lựa chọn sản phẩm an toàn.
“Tôi từng nghĩ, không gì có thể khiến mình ngã gục. Nhưng hôm đó – đúng ngày thứ 49 sau khi vợ mất – bát hương bỗng nhiên bốc cháy ngùn ngụt ngay trước mắt tôi. Và trong đám tàn tro, một tờ giấy cháy dở hiện ra, run rẩy tiết lộ sự thật mà suốt hai mươi năm tôi chưa từng mảy may nghi ngờ…”
Tôi tên là Thành. Năm nay đã 42 tuổi. Suốt 15 năm qua, tôi và vợ – bà Lệ – sống lặng lẽ trong căn nhà cấp bốn ven huyện lỵ. Không con cái, không họ hàng thân thích, chúng tôi chỉ có nhau giữa cuộc đời gập ghềnh.
Những năm đầu đầy khó khăn, tôi thất nghiệp nhiều năm liền, rồi bệnh tật dồn dập. Chính bà là người bươn chải từng đồng, nuôi tôi qua cơn bạo bệnh. Người đời bảo bà chịu thương chịu khó, tôi thì luôn biết mình mắc nợ ân tình.
Vậy mà cách đây đúng 49 ngày, bà ra đi vì cơn đột quỵ giữa đêm lạnh. Tôi ôm thân thể bà lúc còn ấm áp, gào đến rách cổ họng nhưng vô ích. Từ đó đến nay, căn nhà như rơi vào một cõi âm u. Không tiếng cười, không tiếng gọi thân quen, chỉ còn tiếng đồng hồ tích tắc và tiếng tôi lầm rầm khấn vái.
Hôm đó là ngày thứ 49 – ngày quan trọng trong tín ngưỡng dân gian. Tôi bày lễ cúng đơn sơ: một đĩa xôi trắng, quả chuối chín, ly trà nóng và nén hương thơm. Khi tôi vừa khom người lau dọn bụi trên bát hương, bất ngờ lửa bùng lên dữ dội. Bát hương như có thứ gì đó bên trong phát nổ.
Hoảng hốt, tôi giật người lại. Mùi khét lẹt bốc lên, khói quấn lấy trần nhà. Khi dập được lửa, tôi nhìn thấy dưới đống tro tàn là một mảnh giấy cháy dở, nét chữ viết tay vẫn còn nhận ra:
“Nếu anh tìm được lá thư này, có lẽ em đã không còn. Em xin lỗi vì đã giấu anh suốt bao năm qua…”
Tôi lặng người, tay run run, mắt nhòe lệ. Đọc tiếp những dòng chữ nghiêng ngả trên nền giấy vàng sém, tim tôi như bị bóp nghẹt:
“…Em không phải là người anh nghĩ. Em đã từng có một đứa con. Nó không phải là của anh. Nó cũng không còn sống…”
Cả cơ thể tôi lạnh buốt. Tôi ngồi phệt xuống nền gạch, trí óc quay cuồng. Suốt 20 năm sống chung, chưa một lần bà nhắc đến quá khứ, chưa từng tiết lộ bất cứ điều gì về thời gian trước khi chúng tôi gặp nhau. Tôi từng hỏi, nhưng bà chỉ mỉm cười: “Chuyện cũ chẳng có gì đâu anh à, chỉ cần chúng ta sống tốt là được.”
Vậy mà lá thư này — giấu trong bát hương — lại là một di vật gửi gắm từ cõi chết.
Trong thư, bà kể rằng trước khi gặp tôi, bà từng là một cô gái trẻ làm công nhân ở khu công nghiệp Hải Phòng. Ở đó, bà yêu một người đàn ông đã có gia đình. Mối tình sai trái kéo dài hai năm, và kết quả là một đứa con gái ra đời.
Nhưng cuộc đời không buông tha. Khi đứa bé chưa đầy hai tuổi, trong một lần gửi nhà trẻ tư nhân chui, nơi đó xảy ra hỏa hoạn. Con gái bà chết cháy trong cũi, cùng với hai đứa trẻ khác. Bà suy sụp, từng định quyên sinh, nhưng rồi vì sợ bị báo thù, bà bỏ trốn khỏi thành phố, đổi tên, bắt đầu lại từ đầu với tôi – người chồng mà bà luôn nói là “món quà của số phận”.
Tôi đọc đến đó thì không còn cầm nổi nước mắt. Trong trí nhớ tôi, bà là người phụ nữ hiền hậu, đôi mắt lúc nào cũng chan chứa một nỗi buồn vô cớ. Giờ tôi mới hiểu, bà sống bên tôi nhưng trái tim thì mang nặng quá khứ, mỗi ngày đều phải gồng mình quên đi một vết thương không bao giờ lành.
Cuối thư, bà viết:
“Em không cầu anh tha thứ. Em chỉ mong một ngày, nếu lá thư này lộ ra, anh sẽ hiểu vì sao mỗi đêm em thường ngồi thẫn thờ trước di ảnh nhỏ trong ngăn tủ — không phải vì ai đó xa lạ, mà vì con gái em.”
Tôi lặng lẽ đứng lên, bước vào phòng ngủ, mở ngăn kéo mà suốt bao năm qua bà vẫn khóa kỹ. Bên trong, đúng là một di ảnh nhỏ, đã ngả màu, là hình một bé gái cười rất tươi, chừng hai tuổi.
Tôi ngồi bên giường, bức ảnh trong tay, và thổn thức gọi tên bà. Lần đầu tiên trong đời, tôi hiểu rằng có những bí mật không phải vì dối trá mà được giữ kín – mà là vì nỗi đau quá lớn, không thể nói thành lời.
“Tôi tưởng sau lá thư đó, tất cả bí ẩn đã được hé lộ. Nhưng ba đêm sau, đúng vào giờ tý, tôi nghe tiếng trẻ con cười khúc khích ngoài sân. Và khi ra đến nơi, tôi thấy dấu chân nhỏ xíu trên nền đất ướt, dẫn thẳng vào nhà…”
Ba ngày sau lễ cúng 49, tôi vẫn sống trong tâm trạng hoang mang và nặng trĩu. Tôi mơ thấy bà nhiều hơn – bà đứng lặng dưới mưa, tay bế một đứa trẻ, chỉ nhìn tôi mà không nói lời nào. Tôi thấy mình bất lực, muốn chạy lại ôm lấy bà nhưng đôi chân như cắm rễ xuống đất.
Tôi kể giấc mơ ấy với ông Lân – bạn thân của tôi, cũng là một thầy cúng bán thời gian. Nghe xong, ông cau mày bảo: “Vong người chết bất đắc kỳ tử thường còn nặng duyên trần. Mà nếu có trẻ con đi theo, khả năng cao là… chưa siêu thoát.”
Tôi run rẩy. “Ý ông là… bà ấy mang hồn con gái theo về nhà?”
Ông Lân không trả lời ngay. Ông chỉ hẹn tôi tối hôm đó làm lễ gọi hồn, xem có gì không ổn. Tôi đồng ý, dù lòng bất an.
Nhưng tôi không ngờ, chính trước khi ông kịp tới, mọi chuyện đã xảy ra.
Đêm ấy, tôi đang ngồi thiu thiu ngủ bên bàn thờ thì nghe cạch… cạch… cạch — âm thanh lạ từ ngoài sân vọng vào. Tiếng bước chân… nhỏ xíu… nhẹ như con mèo, nhưng đều đặn, dứt khoát.
Tôi mở cửa. Trời không mưa, nhưng đất ngoài sân ướt đẫm như vừa có sương đêm. Trên đó, in hằn những dấu chân nhỏ như chân trẻ con – đi từ cổng vào hiên, rồi… mất hút ở ngạch cửa nhà.
Tôi rùng mình. Không khí như lạnh đi mấy độ. Tôi khấn vội rồi đóng cửa lại.
Sáng hôm sau, tôi đem bức ảnh bé gái đi nhờ người bạn làm bên chính quyền truy tìm danh tính. Mất gần tuần, anh gọi lại, giọng nghiêm trọng:
“Anh Thành, đứa bé trong hình đúng là nạn nhân vụ cháy nhà trẻ tư năm 1999. Nhưng… điều lạ là, theo hồ sơ, nó không phải con ruột bà Lệ.”
Tôi chết lặng. “Không phải con ruột… thì là ai?”
“Bé là con của một phụ nữ tên Thoa – từng sống chung phòng trọ với bà Lệ. Họ làm cùng nhà máy, là bạn thân.”
Cơn bão mới tràn đến. Tôi lập tức tìm đến quê bà Thoa ở Hưng Yên. Gặp người nhà bà, tôi mới vỡ lẽ: vào năm 1999, bà Thoa mất tích sau vụ cháy. Cảnh sát kết luận bà tự tử vì con chết, nhưng không tìm thấy thi thể. Còn bà Lệ… rời khỏi khu trọ đêm hôm đó, biệt tăm.
Một giả thuyết kinh hoàng hiện ra: phải chăng bà Lệ đã… tráo đổi danh tính? Phải chăng chính bà là nguyên nhân dẫn đến vụ cháy?
Tôi trở về nhà, đầu óc quay cuồng. Mở lại bức thư, tôi để ý một chi tiết chưa từng để tâm: chữ “em đã từng có một đứa con” – bà chưa từng nói rõ là sinh ra, chỉ nói “có”.
Có thể bà đã nuôi đứa bé, yêu thương nó như con ruột. Có thể bà thấy mình có lỗi với mẹ bé, hoặc chính bà… là người gây ra bi kịch.
Đêm hôm đó, tôi thắp nhang, ngồi giữa phòng khách, gọi tên bà:
“Lệ ơi, nếu em còn vương vấn, hãy cho anh biết… anh nên làm gì để em và đứa trẻ được siêu thoát?”
Ngọn đèn cầy trước bàn thờ phụt tắt. Một làn gió lạnh lướt qua, rồi trong khoảnh khắc yên tĩnh đến đáng sợ, tôi nghe tiếng bà thì thầm:
“Cảm ơn anh… Tha thứ cho em…”
Tôi bật khóc. Không biết mình nghe thật hay là ảo giác. Nhưng tôi tin, dù quá khứ có uẩn khúc thế nào, tình yêu mà bà dành cho tôi – và cho đứa trẻ ấy – là thật.
Từ đó, tôi lập thêm một bàn thờ nhỏ bên cạnh bà. Ảnh đứa bé được đặt trang trọng, hương khói mỗi ngày. Căn nhà không còn trống trải, vì tôi biết, trong hơi khói nhang kia, có hai linh hồn vẫn quanh quẩn – một người vợ yêu tôi bằng tất cả sự dằn vặt, và một đứa bé chưa từng gọi tôi là cha… nhưng tôi đã thương như con ruột.
“Tôi không nghĩ, sau tám năm yêu và làm vợ, kết thúc của mình lại là một cánh cửa đóng sầm trong cơn mưa lạnh đến tê dại.”
Tám năm làm vợ, sáu năm làm mẹ, tôi đã từng tin rằng gia đình là điều thiêng liêng nhất. Tôi và anh cưới nhau khi cả hai còn chập chững trong sự nghiệp. Những tháng ngày đầu, dù cuộc sống vất vả, chúng tôi luôn cùng nhau chia sẻ, cùng mơ ước về một ngôi nhà nhỏ đầy ắp tiếng cười trẻ con. Khi con gái tôi – bé An – chào đời, tôi tưởng như cuộc sống của mình đã đủ đầy.
Thế nhưng, cuộc đời không phải câu chuyện cổ tích. Những thay đổi bắt đầu đến lặng lẽ – anh thường xuyên về muộn, điện thoại có mật khẩu, những buổi tối ăn cơm một mình trở nên quen thuộc. Tôi từng tự dối lòng rằng đó là vì công việc, vì áp lực cơm áo gạo tiền. Cho đến một ngày, tôi tình cờ đọc được tin nhắn giữa anh và một người phụ nữ lạ: những lời ngọt ngào mà anh từng nói với tôi, nay lặp lại nguyên vẹn với người khác.
Tôi không làm ầm lên. Tôi không khóc lóc. Tôi chỉ im lặng và bắt đầu quan sát. Một tháng sau, tôi xác nhận: anh đã có người khác. Không còn nghi ngờ. Những buổi công tác đột xuất, những lần bận họp bất ngờ, đều có dấu vết trùng khớp với lịch làm việc của cô ta – một đồng nghiệp mới, trẻ trung, rạng rỡ, và… không có con nhỏ khóc đêm như tôi.
Tôi vẫn chưa kịp mở lời thì anh đã chủ động nói ra: “Anh nghĩ… chúng ta nên dừng lại. Em biết vì sao rồi đúng không?”
Ngày hôm đó trời mưa như trút. Anh xách vali, đặt trước cửa. Tôi bế con, bước ra. Cánh cửa đóng sầm lại phía sau, không một lời tiễn biệt. Tôi quay đi, nước mưa và nước mắt hòa lẫn trên má.
Tôi đã hy sinh công việc, giấc mơ riêng để chăm sóc gia đình, để giờ đây trắng tay. Không một đồng chia tài sản. Tôi chỉ mang theo con – đứa trẻ là một phần máu thịt của tôi và cả anh – rời khỏi nơi từng gọi là nhà.
Những tháng ngày sau đó là chuỗi ngày gian khó. Tôi đi làm trở lại, nhận mọi công việc bán thời gian để xoay sở tiền thuê nhà, tiền học cho con. Ban đầu, bé An không hiểu vì sao lại phải rời xa căn phòng màu hồng yêu thích, vì sao ba không về nữa. Tôi chỉ biết ôm con thật chặt và nói: “Vì mẹ muốn được sống hạnh phúc.”
Ba năm trôi qua. Tôi dần ổn định cuộc sống, có một công việc văn phòng ổn định. Bé An cũng đã quen với việc chỉ có mẹ là người đón đưa mỗi ngày. Tôi không yêu ai. Không phải vì sợ, mà vì chưa sẵn sàng mở lòng.
Rồi một ngày, anh gọi lại.
“Tôi từng nghĩ, nếu một ngày anh quay về, tôi sẽ yếu lòng. Nhưng hóa ra, chỉ một chi tiết nhỏ đã đủ để tôi hiểu: mình đã bước sang một chương mới.”
Cuộc gọi đến vào một tối đầu hè. Giọng anh vẫn như xưa, trầm và hơi khàn, nhưng lần này lại có chút do dự:
“Anh… anh muốn gặp em. Anh nghĩ… chúng ta có thể bắt đầu lại.”
Tôi im lặng. Không phải vì ngạc nhiên, mà vì trong khoảnh khắc ấy, tôi không cảm thấy gì. Không giận, không đau, không vui.
Chúng tôi gặp nhau trong một quán cà phê yên tĩnh. Anh đến sớm, ngồi ở bàn trong cùng. Tôi bước vào, nhìn thấy ngay. Không phải ánh mắt anh, không phải nụ cười, mà là… chiếc áo anh đang mặc.
Chiếc sơ mi trắng viền xanh, có một vết sờn nhỏ gần cổ tay. Tôi nhận ra ngay. Đó là chiếc áo tôi từng phát hiện trên ảnh của người phụ nữ kia, trong một buổi dã ngoại mà anh nói là “họp công ty”. Khi ấy, tôi đã tự hỏi tại sao chiếc áo quen thuộc của chồng mình lại xuất hiện trong ảnh chụp của người phụ nữ khác – một người không liên quan. Giờ đây, ba năm sau, anh lại mặc nó đến gặp tôi.
Tôi ngồi xuống, lặng lẽ nhìn anh. Anh bắt đầu kể: rằng cuộc sống không như ý, rằng anh nhận ra mình đã sai, rằng người kia không hiểu anh như tôi từng hiểu. Rằng anh nhớ con, nhớ những bữa cơm tôi nấu, nhớ tiếng cười của tôi khi còn yêu.
Tôi không đáp. Tôi chỉ cười nhẹ, rồi nói: “Chiếc áo anh mặc, vẫn là chiếc áo ngày đó. Vẫn còn giữ à?”
Anh thoáng giật mình, rồi gượng gạo cười: “Anh… không để ý. Chỉ là áo thôi mà.”
“Với anh, chỉ là cái áo. Với tôi, là cả một ký ức bị phản bội.”
Tôi đứng dậy, rút một phong bì nhỏ trong túi – tấm ảnh năm xưa tôi từng giữ làm bằng chứng, giờ đưa lại cho anh.
“Cảm ơn anh đã đến. Nhưng tôi không còn là người vợ năm xưa nữa. Tôi đã bước tiếp. Và tôi nghĩ… anh cũng nên như vậy.”
Anh im lặng. Tôi bước đi, không ngoảnh lại.
Trên đường về, tôi gọi điện cho bé An: “Con yêu, tối nay mẹ mua gà rán nhé?”
Giọng con reo lên trong điện thoại: “Yeahhh! Mẹ là số một!”
Tôi cười. Lần đầu tiên sau ba năm, tôi thật sự thấy nhẹ lòng.
“Tôi đã từng nghĩ mình sẽ chẳng bao giờ hối hận. Nhưng rồi có những đêm, tôi bật dậy giữa cơn mơ, tìm một bàn tay để nắm – và thấy khoảng trống lạnh ngắt.”
Ba năm sau khi tôi buông tay vợ con, tôi mới thật sự hiểu thế nào là mất mát. Lúc đó, tôi chỉ thấy nhẹ nhõm – như vừa tháo được sợi dây vô hình quanh cổ. Cô ấy ngày càng bận rộn với con cái, với gia đình, còn tôi lại khao khát tự do, khao khát cảm giác được “hiểu”, được “lắng nghe”.
Tôi gặp Yến trong một dự án công ty. Cô ấy trẻ, năng động, biết cách khiến tôi cảm thấy mình đặc biệt. Trong mắt Yến, tôi là người đàn ông thành đạt, trầm tĩnh, thú vị. Trong khi đó, ở nhà, vợ tôi chỉ quan tâm đến sữa, bỉm, và những lời than thở vì con ốm. Tôi từng nghĩ: mình có quyền được sống cho bản thân, có quyền được yêu một lần nữa, kể cả khi đã có vợ.
Nhưng tôi đã quên mất một điều – tình yêu không chỉ là cảm xúc chớp nhoáng, nó còn là sự gắn bó, trách nhiệm, và cả những điều nhỏ nhặt không tên: chiếc khăn cô ấy gấp sẵn trong balo tôi khi trời chuyển lạnh, bát canh nóng đợi tôi dù tôi về muộn, hay cái cách con bé An ríu rít “ba ơi!” mỗi lần tôi về nhà.
Sau khi ly hôn, tôi dọn về sống cùng Yến. Lúc đầu, mọi thứ có vẻ mới mẻ và dễ chịu. Không tiếng khóc trẻ con, không quần áo vương vãi, không phải thức đêm ru con sốt. Nhưng rồi, sự trống rỗng cũng nhanh chóng gặm nhấm. Yến không phải mẫu người dành cho gia đình. Cô ấy bận rộn, yêu bản thân hơn mọi thứ. Những bữa tối dần thưa thớt, những cuộc trò chuyện trở thành cãi vã. Cô ấy bảo tôi không còn thú vị như lúc mới quen. Còn tôi, tôi chợt nhận ra – tôi chưa từng thật sự hiểu cô ấy. Tôi chỉ đang trốn tránh người vợ mà tôi không đủ kiên nhẫn để đồng hành.
Chúng tôi chia tay sau một năm. Căn hộ lại vắng như trước, nhưng lần này là vắng thật. Không tiếng ai hỏi tôi ăn cơm chưa. Không ai gọi điện hỏi “Ba ơi, con có điểm 10 nè!” Mỗi lần nhìn vào khung ảnh cũ, nơi tôi từng chụp cùng vợ con bên bãi biển, ngực tôi lại nhói lên.
Tôi có gọi vài lần, nhưng cô ấy không bắt máy. Cũng không nhắn lại. Tôi biết, mình đã phá vỡ mọi niềm tin. Thật buồn cười khi ngày trước, tôi nghĩ mình là người chủ động rời đi. Giờ đây, dù muốn quay lại, tôi cũng không còn tư cách.
Cho đến một ngày, tôi lấy hết can đảm, gọi lại. Cô ấy nhận lời gặp.
Tôi đến sớm, mặc đại chiếc áo sơ mi cũ, không để ý gì. Chỉ mong được nhìn thấy gương mặt quen thuộc, nghe lại giọng nói đã vắng bóng ba năm. Khi cô ấy bước vào, trái tim tôi chậm lại. Vẫn là ánh mắt đó – nhưng không còn u uất, chỉ còn sự bình thản đến đau lòng.
Tôi nói hết tất cả – rằng tôi sai, rằng tôi nhớ con, rằng tôi hối hận. Nhưng chỉ trong vài phút, cô ấy hỏi một câu khiến tôi lặng người: “Chiếc áo anh mặc, vẫn là chiếc áo ngày đó. Vẫn còn giữ à?”
Tôi không ngờ… chi tiết ấy lại khiến mọi thứ sụp đổ. Và cũng không ngờ cô ấy vẫn nhớ.
Lúc cô ấy đứng dậy, tôi không níu kéo. Bởi tôi biết, dù có nói gì, thì vết thương tôi để lại trong cô ấy – và cả con gái tôi – đã quá sâu.
Ba tuần sau buổi gặp gỡ ấy, tôi đến trường của bé An. Tôi không báo trước, chỉ đứng từ xa, nhìn con bé chạy lon ton trong sân trường, tóc buộc hai bên, cười rạng rỡ bên một nhóm bạn nhỏ. Có ai đó gọi to: “An ơi, mẹ tới kìa!”
Tôi quay lại. Cô ấy bước xuống từ một chiếc xe cũ, mặc áo sơ mi trắng, quần jeans, và gương mặt rạng rỡ. Con bé chạy đến ôm mẹ, ríu rít kể chuyện. Họ cùng cười, ánh hoàng hôn chiếu qua tạo nên một khung hình yên bình đến lạ.
Tôi quay đi. Lần này, tôi không muốn chen vào. Vì tôi hiểu – họ đã bước tiếp. Còn tôi, mãi mãi là kẻ lỡ chuyến tàu mang tên gia đình.
“Tình yêu không chết vì phản bội, mà vì người ta không còn muốn tha thứ. Có những mất mát, khi nhận ra giá trị thì cũng là lúc chẳng còn cơ hội để sửa sai.”
Thời gian từ khi xuất hiện đến lúc ảnh hưởng đất liền rất ngắn, diễn biến nhanh và khó lường là những yếu tố khiến các cơn bão hình thành trên Biển Đông rất nguy hiểm, điển hình là bão số 1 gây mưa lũ kỷ lục cho miền Trung vào đầu tháng 6, theo ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia.
Báo Tiền Phong có cuộc trao đổi với ông Mai Văn Khiêm về hình thái thiên tai nguy hiểm này cũng như diễn biến bão và mưa lũ trong thời gian tới ở nước ta.
Thưa ông những năm gần đây, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia thường xuyên cảnh báo về nguy cơ xuất hiện các cơn bão/áp thấp nhiệt đới hình thành ngay trên Biển Đông, ông có thể lý giải vì sao chúng ta lại cần đặc biệt lưu ý đến những cơn bão này?
Ảnh hưởng của bão đến đất liền nước ta có thể đến từ hai nguồn chính. Thứ nhất là các cơn bão hình thành từ vùng biển Tây Bắc Thái Bình Dương, sau đó di chuyển qua Philippines vào Biển Đông, có thể tiếp tục hướng vào đất liền Việt Nam. Thứ hai là các cơn bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) hình thành trực tiếp trên Biển Đông.
Việc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia thường xuyên cảnh báo nguy cơ bão/ATNĐ hình thành ngay trên Biển Đông xuất phát từ tính chất đặc biệt nguy hiểm của các hình thái này. Không chỉ khó lường về thời gian và quỹ đạo, diễn biến nhanh của hình thái thiên tai này khiến công tác ứng phó phải được tiến hành khẩn trương, sát thực tiễn và luôn trong trạng thái chủ động cao.
Khác với các cơn bão di chuyển từ xa vào, khi hình thành trên Biển Đông, khả năng dự báo sớm và thời gian phản ứng bị rút ngắn, làm tăng mức độ nguy hiểm, đặc biệt trong trường hợp bão mạnh lên nhanh hoặc đổ bộ vào khu vực dân cư đông đúc. Điều này khiến công tác chuẩn bị ứng phó gặp nhiều thách thức, đặc biệt là đối với tàu thuyền đang hoạt động trên biển và các hoạt động kinh tế – xã hội tại ven biển và đất liền.
Chúng ta có thể thấy rất rõ điều này qua sự xuất hiện và tác động của cơn bão số 1 đến miền Trung vừa qua. Sáng sớm ngày 10/6, ATNĐ hình thành trên Biển Đông, đến chiều tối ngày 10/6, mưa dông đã bắt đầu xuất hiện ở Huế và Đà Nẵng ngay trước khi ATNĐ mạnh lên thành bão số 1.
Trong suốt 3 ngày liên tiếp (từ chiều tối 10/6 đến 13/6) mưa rất lớn đã trút xuống khu vực Trung Trung Bộ, đặc biệt là Quảng Bình đến Quảng Ngãi, gây ra một đợt mưa lũ kỷ lục trong tháng 6 ở các tỉnh miền Trung. Điều này cho thấy tính bất ngờ, nguy hiểm của các cơn bão hình thành trên Biển Đông.
Bão số 1 đã gây mưa kỷ lục trong tháng 6 ở miền Trung, trong đó Huế chịu thiệt hại nặng nề nhất khi có nơi mưa tới trên 1200mm. Hình ảnh ghi tại huyện Quảng Điền, thành phố Huế ngày 13/6.
Về xu thế, qua thống kê khí tượng thủy văn giai đoạn 1994–2024, chúng tôi nhận thấy, số lượng bão và ATNĐ hình thành ngay trên Biển Đông có sự dao động đáng kể theo từng năm, trong đó chịu ảnh hưởng rõ rệt bởi các pha của hiện tượng ENSO (hiện tượng khí hậu liên quan đến sự thay đổi nhiệt độ bề mặt nước biển ở vùng trung tâm và phía đông Thái Bình Dương).
Cụ thể trong các năm ENSO ở trạng thái trung tính, số lượng bão/ATNĐ hình thành trên Biển Đông là cao nhất (70 cơn – chiếm 29,3%). Các năm La Nina cũng ghi nhận số lượng cao tương đương. Các năm El Nino ghi nhận số lượng thấp hơn rõ rệt (39 cơn – 16,3%). Đặc biệt, những năm ENSO chuyển pha (từ El Nino sang La Nina hoặc ngược lại), số lượng bão/ATNĐ hình thành tại Biển Đông rất thấp, lần lượt là 37 cơn (15,5%) và 24 cơn (10%).
Năm nay hiện tượng ENSO đang ở pha trung tính. Chúng ta có thể nhận thấy, ngoài bão số 1, những ngày qua, ATNĐ cũng hình thành ngay trên Biển Đông. Từ chiều tối 26/6, ATNĐ này đã đi vào bán đảo Lôi Châu của Trung Quốc sau đó di chuyển sâu vào đất liền tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc và tan dần. Như vậy hai xoáy thuận đầu tiên trên Biển Đông năm nay đều hình thành ngay tại Biển Đông.
Thưa ông, sau cơn bão số 1 được nhận định là đặc biệt, dị thường, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định như nào về mùa mưa bão năm nay trên Biển Đông và tác động của bão đến vùng biển và đất liền nước ta?
Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia.
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong năm 2025, tổng số bão và ATNĐ hoạt động trên khu vực Biển Đông được dự báo ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm (TBNN).
Cụ thể, dự kiến có khoảng 10–13 cơn bão/ATNĐ hình thành và hoạt động trên Biển Đông (so với TBNN là khoảng 11 cơn), trong đó khoảng 4–5 cơn có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam (TBNN là 4,7 cơn).
Về tác động, trên biển, bão và ATNĐ có thể gây ra gió mạnh, sóng lớn và biển động dữ dội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn của tàu thuyền hoạt động trên biển, khai thác hải sản và giao thông hàng hải.
Trên đất liền, bão và ATNĐ thường gây mưa lớn, gió giật mạnh, từ đó tiềm ẩn nguy cơ lũ quét, sạt lở đất ở khu vực miền núi, cũng như ngập úng tại đô thị và vùng trũng thấp. Mức độ rủi ro càng cao nếu các đợt mưa lớn xảy ra liên tiếp hoặc kết hợp với các hình thái thời tiết bất lợi khác như dải hội tụ nhiệt đới, gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh.
Trước diễn biến khó lường của mùa mưa bão năm nay, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia đề nghị các địa phương, đặc biệt là khu vực ven biển, vùng đồng bằng và miền núi, cần theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo, cảnh báo chính thức do cơ quan khí tượng phát hành.
Bên cạnh đó, cần chủ động xây dựng, rà soát và triển khai các phương án ứng phó thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”, tăng cường năng lực phòng ngừa, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản. Đối với khu vực biển, cần có kế hoạch quản lý hoạt động khai thác, di chuyển và trú tránh của tàu thuyền một cách linh hoạt, phù hợp với diễn biến thời tiết.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia sẽ tiếp tục theo dõi sát tình hình thời tiết nguy hiểm, đặc biệt là các hình thái nhiệt đới trên Biển Đông, và cập nhật thường xuyên, kịp thời đến các cấp chính quyền, cơ quan chức năng và người dân để phục vụ tốt nhất công tác phòng chống thiên tai trong suốt mùa mưa bão năm 2025.
Theo Sohu, một cựu giám đốc thương hiệu của tập đoàn nổi tiếng gần đây đang vướng bê bối ngoại tình, lộ “hợp đồng tình ái” với hơn 200 người phụ nữ.
Bê bối ngoại tình với 200 cô gái đang gây chấn động.
Loạt hình ảnh thân mật của người đàn ông cùng các cô gái và các bản hợp đồng nêu trên đang được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội, đang là chủ đề nóng trên Douyin (tương tự TikTok ở Việt Nam) lẫn Weibo. Những tình tiết bên trong bản “hợp đồng tình ái” khiến nhiều người choáng ngợp vì tình tiết cứ như phim truyền hình, chi phí khủng đang tạo nên cuộc thảo luận rộng rãi trên mạng xã hội.
Được biết, vụ việc được chính vợ của người này tiết lộ. Cô chính là người đã phát hiện chồng ngoại tình, kèm rất nhiều thông tin về hình ảnh, các bản hợp đồng tình cảm kể trên trong điện thoại của chồng.
Theo đó, người đàn ông đã có mối quan hệ tình cảm với 200 cô gái khác nhau trong vòng nhiều năm qua. Nhiều cô gái lần lượt ký “hợp đồng tình ái” do chính cựu giám đốc soạn thảo, trong đó có nhiều điều khoản nghiêm ngặt về mối quan hệ như: tuyệt đối tuân theo các yêu cầu, sở thích của ông không được vắng mặt khi người đàn ông này gọi đến,…
Bù lại, các cô gái sẽ được trả một khoản phí theo ngày, tháng, có thể lên tới hàng triệu nhân dân tệ chỉ trong vài ngày.
Hình ảnh rất nhiều bản “hợp đồng tình ái” trong điện thoại của anh đang bị rò rỉ lên mạng xã hội.
Theo HK01, trong một vài bản “hợp đồng tình ái” được công khai lên mạng xã hội, cho thấy ông Phùng từng ký hợp đồng với một cô gái họ Thẩm, yêu cầu mỗi tháng gặp nhau 4 lần và cô này phải tuân theo một vài điều khoản “mật”. Thù lao mà cô này nhận được cho 4 lần gặp gỡ là 100.000 nhân dân tệ (hơn 350 triệu đồng). Nếu vi phạm hợp đồng thì buộc phải hoàn trả 50% số tiền nhận được.
Riêng có một cô gái họ Lý cũng ký vào bản hợp đồng nêu trên nhưng nhận được “phí cảm ơn” lên đến 1 triệu nhân dân tệ (hơn 3,5 tỷ đồng). Trong đó ghi rõ điều khoản “không được can thiệp vào cuộc sống gia đình của bên B (Phùng Đức Binh).
Ngoài các nội dung về bản hợp đồng, một lượng lớn ảnh thân mật cùng nhiều người phụ nữ khác nhau cũng được người đàn ông lưu trữ trong điện thoại. Theo lời vợ của ông này, trong số này hầu hết là những cô gái trẻ tuổi, xinh đẹp.
Loạt hình ảnh của người đàn ông và nhiều cô gái khác trong điện thoại của anh đang được rò rỉ trên mạng xã hội.
Cũng theo những thông tin đang được rò rỉ thì người đàn ông và vợ từng ký một bản hợp đồng khác có tên “Chứng nhận không chung thủy trong hôn nhân” trước khi kết hôn. Hay còn gọi là thỏa thuận tiền hôn nhân. Trong đó nêu rõ rằng người chồng được phép quan hệ ngoài luồng với một hoặc nhiều cô gái, miễn anh thẳng thắn, trung thực khai báo số lượng với vợ và vẫn đảm bảo duy trì nghĩa vụ trong hôn nhân.
Thế nên, sau khi vợ của người đàn ông trên kiểm tra điện thoại của chồng và phát hiện các tình tiết ngoại tình kể trên, thậm chí còn nghi ngờ anh có đến 6-7 đứa con ở ngoài thì đang rất sốc, quyết định đệ đơn ly hôn. Phía người chồng chưa có thêm bất kỳ động thái nào.
Hiện tại, vụ việc vẫn đang gây rúng động mạng xã hội Trung Quốc. Dư luận đang chờ đợi phản hồi chính thức từ người trong cuộc cũng như động thái từ các cơ quan chức năng.
Chiều 27-6, tại sân bay Nội Bài xảy ra vụ hai máy bay va nhau trên đường lăn khi cả hai chiếc đều đang trong quá trình lăn ra đường băng chuẩn bị cất cánh.
sc
Hiện trường hai máy bay va nhau tại sân bay Nội Bài – Ảnh: NIA
Vụ va chạm xảy ra giữa máy bay Airbus A321 trên đường lăn nhanh S3 và máy bay Boeing 787 trên đường lăn S của sân bay Nội Bài lúc 14h23 ngày 27-6.
Được biết vụ va chạm xảy ra khi cả hai chiếc máy bay của Vietnam Airlines đang trong quá trình chuẩn bị cất cánh.
Thời điểm đó, máy bay Airbus A321 thực hiện chuyến bay VN 1804 từ Hà Nội đi Điện Biên đang dừng chờ trên đường lăn S3, trước điểm dừng chờ đường băng 11R/29L.
Còn máy bay Boeing 787 thực hiện chuyến bay VN 7205 từ Hà Nội đi TP.HCM đang lăn đến điểm dừng chờ trên đường lăn S1 để vào đường băng 11R/29L.
Trong quá trình máy bay Boeing 787 lăn đến giao điểm giữa đường lăn S và S3 thì xảy ra va chạm phần cánh phải với đuôi đứng (cánh đuôi) máy bay Airbus 321.
Cánh đuôi (cánh đứng) của chiếc Airbus A321 bị hư hỏng trong vụ va chạm – Ảnh: CTV
Thời điểm xảy ra va chạm, thời tiết tại Nội Bài không mưa, ánh sáng bảo đảm quan sát tốt.
Theo nhận định của Cảng vụ hàng không miền Bắc, nguyên nhân ban đầu do máy bay Aibus 321 đã đỗ không đúng điểm dừng chờ trên đường lăn S3.
Vụ va chạm khiến máy bay Boeing 787 bị hư hỏng phần đầu cánh bên phải. Còn máy bay Airbus A321 bị hư hỏng phần cánh đứng (tại đuôi máy bay). Tại hiện trường, thu nhặt được một số mảnh vỡ từ hai máy bay.
Sau vụ việc, hai máy bay được đưa về sân đỗ, dừng khai thác để kiểm tra kỹ thuật.
Chuyến bay VN 1804 có 127 hành khách và chuyến bay VN7205 có 259 hành khách. Không có hành khách trên hai máy bay bị thương trong vụ va chạm. Toàn bộ hành khách và hành lý được đưa trở lại nhà ga T1 sân bay Nội Bài.
Cánh của máy bay Boeing 787 bị hư hỏng – Ảnh: CTV
Sau vụ việc, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài đã chủ trì và phối hợp các đơn vị liên quan lập biên bản ghi nhận sự việc, di chuyển máy bay và giải phóng đường lăn S, S3.
Đài kiểm soát không lưu đã chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan điều tiết luồng di chuyển tàu bay đảm bảo không ảnh hưởng đến hoạt động bay.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam cho biết ngay sau khi sự việc xảy ra, Cục Hàng không đã yêu cầu Cảng vụ hàng không miền Bắc phối hợp các đơn vị liên quan lập biên bản vụ việc và giải tỏa nhanh hiện trường, đảm bảo hoạt động khai thác của sân bay Nội Bài.
Cục Hàng không cũng sẽ lập tổ điều tra sự cố để làm rõ nguyên nhân.