Home Blog Page 3

Hang Trống – Vịnh Hạ Long lúc này: Đã tìm thấy anh, người cuối cùng

Khoảng 14h30 chiều nay 26/7, sau khi phát hiện 01 thi thể tại khu vực Hang Trống, thuộc địa bàn Trung tâm bảo tồn 2, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, các lực lượng chức năng của tỉnh đã nhanh chóng điều động lực lượng và phương tiện ra hiện trường.
Hy vọng đây là nạn nhân cuối cùng của vụ tàu Vịnh Xanh 58, QN 7105!
Trước đó

 Sáng 26/7, thông tin từ UBND tỉnh Quảng Ninh, cơ quan chức năng đã tiến hành giám định pháp y và xác định được danh tính của thi thể nữ nạn nhân được tìm thấy vào chiều 25/7 là nạn nhân thứ 38 trong vụ lật tàu Vịnh Xanh 58.

Theo đó, cơ quan pháp y đã phát đi thông báo, ADN của thi thể người phụ nữ được lực lượng cứu hộ tìm thấy vào chiều 25/7 là của chị H.T.Q (sinh năm 1975, ở xã Hồng Vân, TP Hà Nội), là du khách mất tích trong vụ lật tàu Vịnh Xanh 58 chiều 19/7 trên vịnh Hạ Long.

1000023118.jpg
Lực lượng chức năng tìm kiếm nạn nhân còn lại của tàu Vịnh Xanh 58.

Trước đó vào khoảng 15 giờ ngày 25/7, nhận được tin báo của nhân dân, đội thiện nguyện cứu nạn, cứu hộ phát hiện thi thể một người phụ nữ tầm 50 tuổi. Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh đã cử lực lượng di chuyển ra khu vực gần đảo Titop, cách nơi tàu bị lật khoảng 2 hải lý để trục vớt, đưa nạn nhân về Bệnh viện Bãi Cháy để tiến hành các bước xác minh danh tính.

Kết quả cho thấy ADN là của chị H.T.Q (sinh năm 1975). Cơ quan chức năng đã bàn giao thi thể nạn nhân cho gia đình mai táng.

Hiện lực lượng chức năng, các đội thiện nguyện, cùng nhân dân vẫn tiếp tục tìm kiếm nạn nhân còn lại, với quyết tâm sẽ đưa được hết các nạn nhân về với gia đình.

Như Tiền Phong đã đưa tin, chiều 19/7, tàu Vịnh Xanh 58, biển kiểm soát QN – 7105 xuất bến từ Cảng tàu khách Quốc tế Hạ Long tham quan vịnh Hạ Long theo Tuyến số 2. Trên tàu chở 49 người, gồm 46 hành khách và 3 thuyền viên. Khi đang trên đường hành trình thăm vịnh Hạ Long thì gặp giông, lốc khiến tàu bị lật úp. Tính đến hiện tại, lực lượng chức năng đã cứu được 10 người sống sót, 38 người tử vong và 1 người đang mất tích.

Tạm biệt BTV Khánh Trang bản tin Thời sự 19h khó chấp nhận khi đọc sai 1 tin tức rất quan trọng

Trên trang cá nhân, BTV Khánh Trang thường xuyên đăng ảnh chăm chút cho không gian sống gọn gàng, ngăn nắp và chia sẻ sở thích cắm hoa.

IMG_3112.jpgBTV Khánh Trang thường xuyên đăng ảnh khoe không gian sống xinh xắn, gọn gàng và ngăn nắp. Trên trang cá nhân, cô cũng chia sẻ sở thích cắm hoa của mình.IMG_3138.JPG

Nữ biên tập viên tự tay cắm hoa, trang trí từng góc nhỏ trong căn nhà. Hầu như mỗi ngày cô đều thay một loài hoa khác nhau tạo cảm giác mới mẻ cho không gian sống.IMG_3134.JPGỞ tuổi 40, Khánh Trang được nhận xét tinh tế, khéo léo ngay trong từng cử chỉ, hành động, lời nói thường ngày.  

IMG_3125.JPG Trên mạng xã hội, BTV Khánh Trang không chia sẻ nhiều về đời tư, song cô thích đăng ảnh cắm hoa, trang trí nhà cửa.IMG_3133.JPGNhiều đồ trang trí được nữ biên tập viên sử dụng giúp tăng tính thẩm mỹ, sự sang trọng cho phòng khách. Đây cũng là không gian sinh hoạt chung của các thành viên trong gia đình và nơi tiếp đón bạn bè, đồng nghiệp thân thiết ghé thăm.

Khánh Trang liên tục thay đổi màu sắc, phong cách cắm hoa, bình hoa… chứng tỏ gu thẩm mỹ tinh tế trong việc trang trí nhà cửa. 

Các loài hoa rực rỡ, nổi bật trong căn nhà sử dụng tông màu trắng chủ đạo. Khánh Trang yêu thích hương hoa ly nên thường xuyên lựa chọn loài hoa này mỗi dịp đặc biệt. 

Không gian sống của BTV “Thời sự 19h” nhẹ nhàng và ấm cúng, thu hút sự quan tâm của nhiều người hâm mộ. 

Khu vực ban công nhà BTV Khánh Trang cũng rực rỡ sắc hoa. Tất cả được vun trồng, chăm bón tỉ mỉ, chu đáo. Người đẹp đã tạo nên một khu vườn xinh xắn, tạo cảm giác bình yên, thư thái. IMG_3132.JPGKhánh Trang (tên thật Trần Minh Trang) sinh năm 1984, là BTV của chương trình “Thời sự 19h” từ năm 2017. Cô cũng là BTV hiếm hoi dùng nghệ danh khi lên sóng. Khánh Trang từng dẫn dắt chương trình “Chào buổi sáng” và “Bản tin Tài chính” trên kênh VTV1. Việc được dẫn dắt chương trình có tính chính luận cao khiến người đẹp tự hào.
IMG_3135.JPGKhánh Trang từng theo học ngành Quản trị khách sạn, trường Đại học Ngoại thương. Cô muốn biến áp lực thành động lực trong công việc, cuộc sống. Khánh Trang theo ê-kíp quan sát, học hỏi, nắm bắt công việc rồi bắt đầu tham gia dẫn, sản xuất phóng sự ngắn về văn hóa du lịch. Cô có 8 năm làm việc tại Đài PT-TH Hà Nội với vai trò phóng viên, biên tập viên, tổ chức sản xuất…
IMG_3141.JPGNữ BTV được nhiều khán giả yêu mến nhờ nhan sắc xinh đẹp, nền nã cùng chất giọng truyền cảm. IMG_3144.JPGBận rộn công việc nhưng nữ biên tập viên vẫn dành thời gian chăm lo cho gia đình. Cô tranh thủ lúc rảnh rỗi đưa đón con gái đi học và sắp xếp công việc để có mặt động viên con trong những dịp đặc biệt.

Nguyên nhân vụ ch:.á:.y cửa hàng xe máy điện: Trời ơi s:.ợ quá

Người dân và lực lượng chức năng kịp thời dập tắt vụ cháy tại cửa hàng xe máy điện.

Lực lượng chức năng khống chế đám cháy. Ảnh: H. Dũng.

Ngày 24.7, ông Phan Trọng Nghĩa – Chủ tịch UBND phường Hóa Châu (TP Huế) cho biết, lực lượng chức năng và người dân đã kịp thời khống chế vụ cháy xảy ra tại một cửa hàng xe máy điện trên địa bàn.
Hình ảnh cửa hàng trước khi bị cháy.Hình ảnh cửa hàng trước khi bị cháy.
Khoảng 15h20 cùng ngày, cửa hàng sửa chữa, mua bán xe máy điện Q.B. tại tổ dân phố Triều Sơn Đông bất ngờ bốc cháy. Ngọn lửa lan nhanh, khói đen bốc cao, có nguy cơ ảnh hưởng đến các hộ dân xung quanh.

Ngay khi phát hiện sự việc, người dân đã sử dụng các phương tiện chữa cháy tại các điểm công cộng để dập lửa, đồng thời thông báo cơ quan chức năng.
Lực lượng chức năng khống chế đám cháy. Ảnh: H. Dũng.Lực lượng chức năng khống chế đám cháy. Ảnh: H. Dũng.
Cơ quan chức năng đang kiểm kê thiệt hại và điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Áp lực ‘lướt sóng’ khi bán đất 4 tỷ đóng thuế 400 triệu đồng

Giả sử lúc mua giá 3 tỷ, nếu có đủ chứng từ chi phí, người bán chỉ phải đóng 100 triệu thuế thu nhập cá nhân.

Vừa có dự thảo đề xuất sửa đổi cách tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) từ chuyển nhượng bất động sản (BĐS), với hai phương án đáng chú ý: áp thuế 20% trên lợi nhuận, hoặc áp thuế suất từ 2% đến 10% trên giá bán tùy thời gian nắm giữ, thay vì chỉ một cách tính duy nhất là “2% trên giá bán, bất kể thời gian nắm giữ” như trước đây.

Đáng chú ý, theo dự thảo, BĐS được bán trong vòng hai năm sẽ chịu mức thuế lên tới 10% trên giá bán.

Ví dụ: Trước đây khi bán bất động sản với giá 4 tỷ, thì thuế TNCN phải đóng là 2% x 4 tỷ = 80 triệu, bất kể giá mua bao nhiêu và thời gian nắm giữ trong bao lâu.

Với cách tính mới, nếu nắm giữ BĐS dưới 2 năm thì thuế phải đóng là 10% x 4 tỷ = 400 triệu, từ 2-5 năm là 6% x 4 tỷ = 240 triệu, từ 5-10 năm là 4% x 4 tỷ = 160 triệu.

Trong trường hợp có đầy đủ chứng từ chứng minh bất động sản trước đây được mua với giá 3 tỷ, và các chi phí môi giới, công chứng, lãi vay, sửa chữa… là 500 triệu, thì khi bán bất động sản này tiền lãi là 500 triệu, thuế TNCN có thể được áp dụng cách tính 20% trên lợi nhuận chỉ còn là 100 triệu.

Theo tôi, đề xuất này hứa hẹn tạo ra những tác động sâu rộng đến thị trường, như sau:

Hướng tới thị trường bền vững và sự minh bạch trong mua bán

1. Hạn chế đầu cơ và lướt sóng

Đề xuất thuế 10% đối với BĐS bán trong vòng 2 năm là một đòn giáng mạnh vào các hoạt động đầu cơ ngắn hạn, đặc biệt là nạn phân lô bán nền và lướt sóng. Với mức thuế cao, nhà đầu tư sẽ phải cân nhắc kỹ trước khi “găm hàng” chờ tăng giá hoặc đẩy giá qua các đợt lướt sóng.

Ví dụ, một BĐS mua với giá 3 tỷ đồng, sau hai “tua” lướt sóng có thể tăng giá lên 3,6 tỷ đồng, tăng 20% chỉ trong vài tháng. Thuế 20% trên lợi nhuận, hoặc 10% trên giá bán (Vì lướt sóng thì thời gian sẽ giữ hai năm), sẽ làm giảm đáng kể lợi nhuận từ các giao dịch, buộc nhà đầu tư chuyển hướng sang các chiến lược dài hạn hơn.

2. Khuyến Khích Đầu tư BĐS có giá trị thực

Chính sách thuế mới khuyến khích sở hữu BĐS để sử dụng thực tế, như để ở, cho thuê hoặc kinh doanh, thay vì đầu cơ để không. Điều này giúp thị trường tập trung vào nhu cầu thực, tạo dòng tiền từ hoạt động khai thác BĐS và giảm thiểu tình trạng bỏ hoang tài sản. Những BĐS “găm hàng” chờ tăng giá sẽ trở nên kém hấp dẫn do chi phí thuế cao, không đủ bù đắp chi phí duy trì tài sản.

3. Minh bạch hóa giao dịch

Phương án tính thuế 20% trên lợi nhuận khuyến khích nhà đầu tư minh bạch hóa giá mua, giá bán và chi phí liên quan. Với phương án này, nếu không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận thấp, số thuế phải nộp sẽ giảm đáng kể so với phương án thuế suất cố định.

Ví dụ, một BĐS mua 3 tỷ đồng, bán 3,3 tỷ đồng trong 1 năm, sau khi trừ 100 triệu đồng chi phí liên quan, lợi nhuận chịu thuế là 200 triệu đồng, tương ứng thuế 40 triệu đồng (20%). Trong khi đó, với phương án thuế 10% trên giá bán, số thuế phải nộp lên tới 330 triệu đồng. Điều này thúc đẩy việc khai thuế đúng giá mua bán, tránh nạn khai 2 giá, lưu giữ hóa đơn, chứng từ để chứng minh chi phí đầu vào.

4. Miễn thuế cho giao dịch không có lời

Điểm sáng của phương án thuế 20% trên lợi nhuận là khả năng miễn thuế cho các giao dịch không có lời, miễn là nhà đầu tư cung cấp đủ chứng từ chứng minh. Điều này khắc phục hạn chế của quy định hiện hành, khi người bán dù không có lời, thậm chí lỗ vẫn phải nộp thuế 2% trên giá bán, qua đó hỗ trợ nhà đầu tư trong bối cảnh thị trường biến động.

5. Chuyển hướng dòng tiền sang sản xuất, kinh doanh

Bằng cách làm giảm sức hấp dẫn của đầu cơ BĐS ngắn hạn, chính sách thuế mới có thể khuyến khích dòng tiền chảy vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững hơn.

Thách thức cho thị trường BĐS

1. Giảm sức hút của thị trường BĐS

Thuế suất cao, đặc biệt là từ 6% – 10% cho BĐS nắm giữ dưới 5 năm, có thể khiến thị trường BĐS mất đi sức hút, đặc biệt với các nhà đầu tư ngắn hạn. Điều này có nguy cơ làm thị trường chững lại, khi nhiều nhà đầu tư quyết định rút vốn hoặc chuyển sang các kênh đầu tư khác như chứng khoán hoặc kinh doanh.

2. Khó khăn trong chứng minh chi phí đầu vào

Một thách thức lớn của phương án thuế 20% trên lợi nhuận là yêu cầu cung cấp hóa đơn, chứng từ để chứng minh giá mua và chi phí liên quan.

Trong thực tế, nhiều giao dịch BĐS trước giờ thường không được khai đúng giá mua bán, và không có đầy đủ giấy tờ hợp lệ để chứng minh chi phí đầu vào, đặc biệt với các giao dịch cá nhân hoặc dự án nhỏ. Nếu không đáp ứng được yêu cầu này, nhà đầu tư buộc phải áp dụng phương án thuế suất cố định, dẫn đến số thuế phải nộp tăng đáng kể từ 4%-10% trên giá bán, thay vì 2% so với quy định hiện hành.

3. Áp lực lên thanh khoản thị trường

Việc áp thuế cao cho các giao dịch ngắn hạn có thể làm giảm thanh khoản, đặc biệt ở phân khúc đất nền, chung cư trung – cao cấp và BĐS đầu cơ. Nhà đầu tư cũ có thể trì hoãn bán tài sản để tránh thuế suất cao, trong khi nhà đầu tư mới ngại thuế nên sẽ ngần ngại tham gia vào thêm, dẫn đến tình trạng “đóng băng” cục bộ ở một số phân khúc thị trường.

Chia sẻ bài viết của bạn tại đây

Đề xuất thuế mới là một bước đi nhằm định hình lại thị trường BĐS theo hướng bền vững, giảm đầu cơ, khuyến khích sở hữu dài hạn và minh bạch hóa giá mua, giá bán và chi phí liên quan.

Tuy nhiên, các tác động tiêu cực như giảm sức hút và thanh khoản của thị trường BĐS, khó khăn trong chứng minh chi phí đầu vào cần được cân nhắc kỹ lưỡng.

Lê Quốc Kiên

Chia buồn với những ai chuẩn bị đổi sang xe máy điện!

Thu Quỳnh từng nghĩ mình đã đầu tư khôn ngoan khi mua chiếc xe máy điện kiểu dáng đẹp, và tốn 50.000 đồng tiền điện mỗi tháng, bằng 1/6 đổ xăng.

“Nhưng sau một năm, tôi phải bán xe. Xe không có vấn đề gì, nhưng người đi bị kỳ thị quá”, Quỳnh, 30 tuổi, ở Hà Nội chia sẻ.

Mọi chuyện bắt đầu từ nửa cuối năm 2023, sau loạt vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội, tâm lý sợ xe điện bùng lên. Dù kết luận điều tra xác định nguyên nhân do chập điện từ một chiếc xe xăng, nhiều người vẫn không tin và đổ lỗi cho xe điện. Kể từ đó, những nơi trông giữ xe máy ở khắp thành phố “quy hoạch” khu vực riêng, tách biệt xe điện và ra quy định về thời gian sạc pin để bảo đảm an toàn.

Nhiều chủ trọ từ chối khách có xe điện thuê phòng hoặc cấm sạc. Nhiều người dùng không biết đi đâu, về đâu với chiếc phương tiện của mình.

Chủ trọ của Quỳnh cũng tương tự. Xe của cô phải sạc qua đêm mới đầy nhưng liên tục chủ nhà hoặc ai đó rút phích cắm. Nhiều hôm sáng ra chiếc xe vẫn hết pin, dẫn tới lỡ dở công việc. Một số lần khác họ ám chỉ chiếc xe của cô có thể gây hỏa hoạn, sau cùng cô bị đuổi.

Hành trình tìm nơi ở mới đầy gian nan. “Cứ nghe đến xe điện là chủ trọ lắc đầu”, Quỳnh kể. Các khu tập thể cũ không có chỗ để xe an toàn, bãi gửi công cộng lại thiếu mái che và khu sạc đảm bảo.

Sau hai tháng lặn lội, Quỳnh thuê được một căn phòng ở quận Thanh Xuân, cách chỗ làm 8 km. Tại đây, mỗi lần cắm sạc, cô đều cảm giác như làm việc vụng trộm vì bị soi mói.

“Mỗi lần tôi dắt chiếc xe của mình là người khác lo lắng, né như F0 hồi dịch Covid”, cô gái kể. Sau quá nhiều phiền phức, cô đành bán xe.

Một chung cư ở phường Đông Ngạc, Hà Nội quy hoạch khu vực để xe máy và đạp điện riêng, gần khu vực bảo vệ, đồng thời có người trông coi. Ảnh: Phan Dương

Một chung cư ở phường Đông Ngạc, Hà Nội quy hoạch khu vực để xe máy và đạp điện riêng, gần khu vực bảo vệ, đồng thời có người trông coi. Ảnh: Phan Dương

Dùng xe điện hai năm nay, chị Minh, 27 tuổi, sống tại một chung cư ở phường Vĩnh Tuy cho biết nơi ở có quy hoạch khu sạc riêng và ngắt điện sau 23h để đảm bảo an toàn. Ổ điện thì ít, xe ngày càng nhiều, mỗi chiếc lại cần sạc 6-8 tiếng. Không ít lần xe cô bị người khác rút ra cắm xe họ.

“Phiền phức nhất là khu vực xe điện đặt gần bốt bảo vệ. Từ căn hộ tôi đi đến đó phải qua hai tòa nhà, quãng đường 300 mét. Buổi sáng cập rập, một tay bế con nhỏ, một tay lỉnh kỉnh đồ đạc, rất phiền”, cô nói.

Trên mạng xã hội, nhiều người dùng xe điện khác cũng chia sẻ trải nghiệm tương tự.

Trong một bài thảo luận “Những điều khó chịu nhất khi dùng xe điện” trên một diễn đàn xe hôm 22/7, hàng trăm bình luận bày tỏ tình trạng “Bị bảo vệ mấy tòa nhà, trung tâm thương mại kỳ thị”, “Bị chê ngu”, “Vào mấy quán cà phê người ta nói có tiền cũng không mua xe điện”, “Tôi vào siêu thị đậu xe dưới mái che, lát ra thấy xe nằm giữa trời nắng”, “Ở chung cư em còn không cho gửi xe điện”.

Không chỉ là cảm giác cá nhân, nhiều người đang thực sự bị hạn chế quyền sử dụng loại phương tiện này. Khảo sát với 2.500 độc giả VnExpress cho thấy, 48% cảm thấy từng bị kỳ thị khi đi xe điện; trong đó, 42% bị gây khó khăn khi sạc pin và 6% bị từ chối nhận gửi xe.

Tâm lý dè chừng cũng có thể khiến người dân ngại mua xe điện. Một khảo sát khác với gần 13.000 độc giả cho thấy, nếu xe máy xăng bị cấm, chỉ 24% cân nhắc chuyển sang xe điện. Đa số ưu tiên phương tiện công cộng (34%) hoặc xe ôm, taxi công nghệ (29%).

Nỗi sợ cháy nổ là lý do chính khiến xe điện bị kỳ thị. Ông Lê Hùng, chủ một dãy trọ năm tầng ở quận Cầu Giấy, đã ngừng nhận khách thuê đi xe điện gần hai năm nay. “Tôi biết như vậy là hơi bất công với họ, nhưng quy định về phòng cháy, chữa cháy rất nghiêm ngặt, các chủ trọ phải tuân thủ. Hệ thống điện ở đây đã cũ, nhỡ có chuyện gì, tôi không gánh nổi”, ông nói.

Khu chung cư của Minh ở phường Vĩnh Tuy, Hà Nội bố trí khu vực riêng cho xe điện, cứ 23h ngắt điện. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Khu chung cư của anh Minh ở phường Vĩnh Tuy, Hà Nội bố trí khu vực riêng cho xe điện, 23h hàng ngày là ngắt điện. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Phó giáo sư Đỗ Văn Dũng, phó chủ tịch Hội ôtô – máy động lực TP HCM nhận định “kỳ thị xe điện” là thực tế đang diễn ra, đặc biệt trong bối cảnh chính phủ thúc đẩy phương tiện sạch tại đô thị nhưng hạ tầng và nhận thức xã hội chưa theo kịp.

“Tâm lý e dè không phải vô cớ. Nó bắt nguồn từ nỗi lo cháy nổ, thiếu chỗ sạc và cảm giác bị ‘ép buộc’ chuyển đổi mà không có hỗ trợ đồng bộ”, ông Dũng nói.

Theo ông, hạ tầng trạm sạc hiện còn rất hạn chế, khiến người dùng lo ngại hết pin giữa đường, dù có khi chỉ di chuyển 20-50 km mỗi ngày. Thời gian sạc kéo dài, pin lại chiếm tới 40-60% giá trị xe, khiến giá thành cao hơn xe xăng cùng phân khúc.

Tại nhiều chung cư, sạc xe điện bị cấm. Sau các vụ cháy liên quan đến xe điện chất lượng kém năm 2023-2024, nhiều ban quản lý càng thắt chặt hơn.

“Pin lithium-ion – loại dùng phổ biến trên xe điện – có thể cháy nếu bị đoản mạch, sạc sai cách hoặc gặp nước. Dù thống kê cho thấy nguy cơ cháy thấp hơn xe xăng khoảng 10 lần, tâm lý e ngại vẫn tồn tại vì loại cháy này khó dập”, chuyên gia nói.

Đồng quan điểm, anh Trần Thiên, người có hơn 30 năm đào tạo sửa xe máy, 16 năm gắn bó với xe điện ở Đồng Nai, cho rằng nỗi lo lớn nhất khiến nhiều người dè dặt với xe điện vẫn là nguy cơ cháy nổ.

Anh thừa nhận xe điện khó dập khi cháy, nhưng khẳng định phần lớn sự cố bắt nguồn từ việc độ chế, lắp phụ kiện ngoài, sạc sai cách, hoặc dùng hàng trôi nổi, lắp ráp thủ công, không kiểm định an toàn.

“Nỗi sợ đang bị khuếch đại do tâm lý e dè với cái mới. Thực tế, mỗi ngày vẫn có không ít vụ cháy xe xăng, nhưng vì xe xăng quá quen thuộc nên ít ai để ý còn xe điện mới xuất hiện, nên cứ cháy là bị quy kết ngay”, anh lý giải.

Nhìn ở tầm vĩ mô, phó giáo sư Dũng cho rằng đây là giai đoạn chuyển tiếp tất yếu. “Xe điện nội đô giúp giảm khí thải và tiếng ồn, phù hợp với đô thị đông đúc như Hà Nội, TP HCM. Khi tỷ lệ xe điện thay thế được xe xăng, chắc chắn tình trạng ô nhiễm sẽ giảm”, ông nói.

Để thúc đẩy quá trình chuyển đổi, chuyên gia này kiến nghị triển khai mô hình trạm sạc tích hợp tại hầm chung cư, như các trụ sạc chậm (AC) với công suất 3-7kW, kết hợp hệ thống quản lý thông minh qua app để phân bổ thời gian sạc và thu phí.

Các nhà sản xuất cũng nên sử dụng pin LFP (Lithium Iron Phosphate) thay vì lithium-ion thông thường, vì loại này ít cháy nổ hơn và bền hơn với tuổi thọ 20.000 chu kỳ. Thiết kế pin với lớp cách ly chống cháy và tích hợp cảm biến tự ngắt khi quá nhiệt. Người dùng nên dùng sạc chính hãng, tránh sạc qua đêm nếu không có chức năng tự ngắt và kiểm tra định kỳ tại gara chuyên dụng.

Ông cũng cảnh báo đến năm 2050, Việt Nam có thể đối mặt với hàng triệu pin xe điện hết hạn. Nếu không có chính sách xử lý phù hợp, đây sẽ là nguy cơ môi trường lớn do pin chứa kim loại nặng và chi phí tái chế cao. Vì thế, có thể áp dụng mô hình tái sử dụng pin cũ (second-life) cho lưu trữ năng lượng mặt trời, trước khi đưa vào tái chế hoàn toàn.

Dù phía chính quyền đã có chính sách hỗ trợ như trợ giá 3-5 triệu đồng mỗi xe và miễn thuế, chuyên gia cho rằng cách triển khai hiện tại vẫn thiếu lộ trình cụ thể, gây ra mâu thuẫn trên thực tế.

“Một bên là mục tiêu môi trường, bên kia là cuộc sống thực tế của người dân. Nếu không giải quyết thấu đáo, chính tâm lý kỳ thị sẽ trở thành lực cản lớn nhất với quá trình chuyển đổi này”, phó giáo sư Dũng nhấn mạnh

Vụ l;ật tàu du lịch ở Vịnh Hạ Long: Gia đình nạn nhân cuối cùng vẫn đang chờ điều kỳ diệu

ADN xác định thi thể được tìm thấy chiều 25/7 là chị H.T.Q (sinh năm 1975, ở xã Hồng Vân, thành phố Hà Nội), du khách mất tích trong vụ lật tàu Vịnh Xanh 58 chiều 19/7 trên vịnh Hạ Long.

Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh thông tin, đến cuối ngày 25/7, đã xác định được danh tính của thi thể nữ được tìm thấy chiều cùng ngày.

Qua xét nghiệm ADN xác định thi thể trên là chị H.T.Q (sinh năm 1975, ở xã Hồng Vân, thành phố Hà Nội), du khách mất tích trong vụ lật tàu Vịnh Xanh 58 chiều 19/7 trên vịnh Hạ Long.

Trước đó, vào khoảng 15 giờ ngày 25/7, nhận được tin báo của nhân dân phát hiện thi thể nữ, Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh đã cử lực lượng di chuyển ra khu vực cửa Dứa, gần đảo Ti Tốp, cách nơi tàu bị lật khoảng 2 hải lý để trục vớt, đưa thi thể về Bệnh viện Bãi Cháy để tiến hành các bước xác minh danh tính.

Chiếc thuyền gặp nạn

Kết quả, thi thể trên là chị H.T.Q (sinh năm 1975). Cơ quan chức năng đã bàn giao thi thể nạn nhân cho gia đình mai táng.

Hiện lực lượng chức năng, các đội thiện nguyện, cùng nhân dân vẫn tiếp tục tìm kiếm 1 nạn nhân còn lại, với quyết tâm sẽ đưa được hết các nạn nhân về với gia đình.

Như đã đưa tin, ngày 19/7 tàu du lịch Vịnh Xanh 58, số hiệu QN 48-7105 chở 49 người (trong đó có 46 du khách và 3 thuyền viên) đi tham quan tuyến 2 trên vịnh Hạ Long. Khi đi được khoảng 35 phút thì tàu gặp giông lốc mạnh làm lật úp. 10 người trong số 49 người may mắn được cứu sống, 39 người tử vong và mất tích.

Như vậy đến thời điểm cuối ngày 25/7, cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh đã xác minh và bàn giao 38 nạn nhân cho các gia đình. Hiện chỉ còn 1 nạn nhân chưa được tìm thấy.

Những ngày qua, gần 30 mũi tìm kiếm của công an, bộ đội tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp với lực lượng thiện nguyện như Đội cứu hộ 116, Câu lạc bộ Dù bay Hạ Long rà soát trên vịnh để tìm kiếm nạn nhân mất tích.

Khi chuẩn bị vali cho chồng đi công tác đột xuất, người vợ bất ngờ phát hiện một chiếc quần l/ó/t r/e/n đỏ kỳ lạ lẫn trong đống đồ của anh. Không làm ầm lên, cũng không chất vấn, cô lặng lẽ thoa một thứ bí ẩn lên chiếc quần ấy rồi gấp lại như cũ. Hai ngày sau, người chồng cuống cuồng gọi về, hoảng hốt cầu cứu và thừa nhận mọi chuyện…

Trời Hà Nội chớm vào thu, những đợt gió nhẹ thổi qua khiến lòng người cũng dịu lại sau những ngày oi ả. Tối ấy, khi vừa nấu xong bữa cơm tối, Hạnh nhận được tin nhắn từ chồng:

“Vợ ơi, sếp bắt anh đi công tác gấp. Ngày kia bay rồi, em giúp anh soạn vali nhé!”

Chồng cô – Hoàng – là trưởng phòng kinh doanh của một công ty bất động sản lớn, công việc thường xuyên phải đi tỉnh, nhưng lần này thì hơi khác. Hoàng vốn kỹ tính, mỗi lần đi đâu cũng tự tay chuẩn bị. Nhưng nay lại để Hạnh soạn vali, điều đó khiến cô thoáng chút nghi ngờ.

Tuy vậy, Hạnh không nói gì. Cô mỉm cười nhẹ, nhắn lại:

“Ừ, để em chuẩn bị cho. Có cần em đặt vé máy bay luôn không?”

Hoàng đáp lại bằng biểu tượng trái tim, và không quên dặn:

“Nhớ mang theo cái sơ mi trắng, vest xám và đồ ngủ đen nha!”

Hạnh gật đầu, đi vào phòng, mở tủ quần áo. Từng món đồ được cô gấp lại cẩn thận, đặt vào vali theo thứ tự: áo sơ mi, vest, đồ lót, vớ… Nhưng khi cô với tay lấy túi đựng đồ lót của chồng, một vật thể lạ rơi ra khiến cô khựng lại.

Một chiếc quần lót ren màu đỏ, kiểu dáng không giống bất kỳ chiếc nào của chồng cô từng mặc.

Tim Hạnh đập mạnh. Cô cầm chiếc quần đó lên, đưa gần ánh sáng. Đó rõ ràng không phải đồ của phụ nữ – kiểu dáng vẫn là quần lót nam – nhưng chất liệu ren đỏ, mềm, mỏng và… quá gợi cảm. Hạnh chưa bao giờ thấy chồng mặc kiểu như vậy.

Một luồng khí lạnh lướt qua sống lưng cô. Là ai mua cho anh ta món đồ này? Tại sao lại lẫn trong đống đồ của chồng? Tình cờ ư?

Hạnh đặt chiếc quần lên giường, đứng lặng đi vài phút. Cô không gào lên, không tra hỏi. Là một người phụ nữ thông minh và nhạy bén, cô biết: lúc này im lặng là cách nguy hiểm nhất – và cũng hiệu quả nhất.

Sau vài phút suy nghĩ, Hạnh vào phòng tắm, lôi ra một lọ nhỏ đựng tinh dầu tràm – loại dùng để xoa vết muỗi cắn cho con trai cô – nhưng ít ai biết, nó có đặc tính gây nóng và kích ứng khi bôi lên vùng nhạy cảm nếu dùng lượng lớn.

Cô nhỏ một ít ra tay, xoa đều rồi nhẹ nhàng thoa lên chiếc quần đỏ ấy, chỉ vừa đủ để mùi không quá nồng nhưng vẫn đủ mạnh nếu mặc vào.

Cô gấp chiếc quần lại như cũ, đặt ngay ngắn vào vali, rồi tiếp tục chuẩn bị những món đồ khác như không có chuyện gì xảy ra.

Sáng hôm sau, Hạnh tiễn Hoàng ra sân bay. Anh tỏ ra bình thường, có phần vui vẻ hơn thường lệ. Lúc bước vào khu vực kiểm tra an ninh, anh còn quay lại nháy mắt:

“Về sớm anh sẽ có quà cho mẹ nó nhé!”

Hạnh chỉ mỉm cười, đứng nhìn cho đến khi bóng anh khuất hẳn. Trên môi vẫn giữ nụ cười dịu dàng, nhưng trong lòng là một cơn sóng ngầm đang chờ nổi dậy.

Cô không gọi điện, không hỏi han gì thêm trong suốt hai ngày.

Đến tối ngày thứ hai, khi đang tắm cho con, điện thoại Hạnh rung liên tục. Là Hoàng.

Cô lau tay, nhìn màn hình: 6 cuộc gọi nhỡ. Tin nhắn tới liên tiếp.

“Vợ ơi cứu anh!!!”
“Có chuyện không ổn rồi!!!”
“Anh sai rồi, vợ bắt máy đi mà!!”

Hạnh khẽ cau mày, bấm gọi lại. Chưa đầy hai giây, đầu dây bên kia đã bắt máy:

“Vợ!!! Em làm gì vào cái quần đó thế?! Anh bị rát cả ngày, vừa ngứa vừa nóng!!! Không dám ngồi, không dám đi!!! Anh đang nằm gác chân trong phòng khách sạn như thằng dở người đây!!!”

Hạnh giữ bình tĩnh, nhẹ nhàng đáp:

“Quần nào cơ anh? Em chỉ gấp đồ anh mang đi thôi mà.”

Giọng Hoàng nghẹn lại.

“Là cái quần… cái quần đỏ ấy. Ờ… anh… bạn tặng… à không… anh mua nhầm… Không phải như em nghĩ đâu…”

“Em nghĩ gì cơ? Em có nói gì đâu. Chắc tại cái quần đó… hợp với anh mà. Mà sao tự nhiên lại mặc đồ ren đỏ sexy thế nhỉ?”

Hoàng im lặng. Ở đầu dây bên kia, chỉ còn tiếng thở hổn hển vì rát.

Hạnh nói tiếp, vẫn dịu dàng như trước:

“Thôi nghỉ ngơi đi, nhớ uống nước. À, em có tra trên mạng thấy có loại kem bôi dị ứng ấy, nhớ mua mà dùng. Kẻo viêm đấy.”

Cô tắt máy trước khi Hoàng kịp đáp. Gương mặt không biểu lộ cảm xúc, nhưng ánh mắt lại lạnh lùng và sắc như dao cạo.

Cô nhìn con trai đang nghịch nước trong bồn, rồi thở dài:

“Chúng ta sẽ còn xem, xem bố con diễn đến đâu.”

Sau cuộc điện thoại rối loạn đó, Hạnh không còn nhận thêm bất kỳ cuộc gọi nào từ chồng trong buổi tối hôm ấy. Nhưng đúng 7 giờ sáng hôm sau, khi cô còn đang chuẩn bị bữa sáng cho con, Hoàng gọi đến, giọng khàn đặc:

“Anh xin lỗi… Anh thực sự xin lỗi… Em có thể nghe anh nói một lần được không?”

Hạnh im lặng vài giây, rồi gật đầu:

“Nói đi.”

Ở đầu dây bên kia, Hoàng thở dài, như thể biết rằng đã đến lúc không thể giấu nữa:

“Chiếc quần đó… là do người khác tặng anh thật. Là… là Linh – cô thư ký mới của anh.”

Hạnh không ngạc nhiên. Cô đã đoán được từ trước.

Hoàng nói tiếp:

“Cô ta theo đuổi anh đã lâu. Dù anh đã cố tránh né, nhưng hôm trước sau một buổi ký hợp đồng ở Đà Nẵng, cả nhóm đi ăn uống. Linh… cố tình chuốc rượu anh. Tỉnh dậy, anh thấy chiếc quần đó trong vali, có cả tờ giấy ghi dòng chữ: “Dành riêng cho anh”. Anh… không biết phải làm sao, không dám nói với em…”

Hạnh đặt thìa xuống, mắt nhìn ra cửa sổ. Gió thổi qua hàng cây sấu ngoài đường như tiếng thì thầm của những ngờ vực suốt bao tháng qua.

“Anh mặc thử nó?”

Hoàng ấp úng:

“Anh… chỉ mặc thử xem thế nào. Lúc đó… không hiểu sao lại thấy kích thích. Nhưng vừa mặc vào thì cảm giác bỏng rát, khó chịu. Cả hôm qua anh không dám đi đâu, phải gọi cho lễ tân mua thuốc.”

Giọng anh nghẹn lại:

“Anh biết em làm gì với nó rồi… Nhưng thay vì trách, anh thấy mình đáng bị thế. Em thông minh hơn anh tưởng…”

Câu đó khiến Hạnh mỉm cười nhạt.

“Anh định nói gì với Linh? Về chiếc quần, về chuyện vừa rồi?”

Hoàng im lặng vài giây, rồi đáp:

“Anh sẽ chuyển cô ta sang chi nhánh khác. Anh cũng đã nộp đơn xin thôi chức trưởng phòng – anh không muốn giữ vị trí đó nếu điều hành mà để chuyện như vậy xảy ra…”

Hạnh nheo mắt. Cô không ngờ Hoàng lại dám làm đến thế. Nhưng lòng cô vẫn không mềm đi.

“Anh xin lỗi vì đã giấu em. Chỉ là… cuộc sống vợ chồng mấy năm nay… anh thấy mình như người vô hình. Em quá giỏi, quá tự lập. Lâu dần anh thấy mình lạc lõng…”

Câu nói đó, dù là ngụy biện hay lời thật lòng, vẫn khiến Hạnh chấn động. Phải rồi – đã bao lâu rồi họ không cùng nhau đi dạo? Không cùng nắm tay xem phim? Từ khi có con, từ khi công việc cuốn họ đi, cô luôn là người tổ chức mọi thứ, còn anh – chỉ im lặng bước theo.

Nhưng… có phải vì thế mà ngoại tình được tha thứ?

“Anh muốn quay về.” – Hoàng nói, giọng nghẹn – “Cho anh một cơ hội. Vì em, vì con… và vì chính bản thân anh.”

Ba ngày sau, Hoàng trở về nhà. Gương mặt anh tiều tụy, gầy đi thấy rõ. Hạnh mở cửa, đứng nhìn anh vài giây rồi lặng lẽ quay vào.

Trong bữa cơm tối hôm đó, con trai cười nói ríu rít. Không khí gia đình tạm thời ấm lên, nhưng dưới làn khói thức ăn vẫn là một tầng lạnh lẽo chưa tan.

Hạnh buông đũa, nói:

“Em không biết mình có thể tha thứ hay không. Nhưng em sẽ để anh ở lại – vì con.”

Hoàng ngẩng lên, lặng lẽ gật đầu.

“Anh không đòi hỏi. Chỉ cần em để anh được bù đắp…”

Hạnh đứng dậy, rót ly nước, rồi nói tiếp – giọng cô không còn lạnh lùng như trước, nhưng cũng không hẳn dịu dàng:

“Tha thứ không phải là xoá bỏ. Tha thứ là chọn giữ lại… để xem người ta có xứng đáng được ở bên mình nữa không.”

Cô nhìn thẳng vào mắt chồng:

“Từ nay, em sẽ không cần âm thầm xoa gì lên quần áo anh nữa. Nếu có lần sau… chiếc vali đó, em sẽ không soạn đâu.”


Hoàng cúi đầu. Hạnh bế con vào phòng, ánh mắt xa xăm. Người phụ nữ ấy không phải là kẻ thắng trong một trận chiến. Cô chỉ là người cuối cùng còn đứng lại – giữa lòng tin và tổn thương.

Và hành trình của họ… vẫn còn dài.

Vụ vali b/ố/c m/ù/i chứa thithe phụ nữ ở TPHCM: Nhân chứng hé lộ thông tin bất ngờ về nghi phạm

Theo chia sẻ của một số nhân chứng, nghi phạm T. là người câm điếc bẩm sinh, hiện đang sống một mình. Bên cạnh đó, bà chủ tạp hoá cũng cho biết, từng thấy người phụ nữ xấu số nhiều lần vào con hẻm này để tìm gặp T.

Liên quan đến vụ việc, phát hiện chiếc vali chứa thi thể người bên trong hẻm 294 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, theo thông tin trên báo Tuổi trẻ, dến khoảng 16h30 ngày 25/7, Công an phường Thạnh Mỹ Tây (quận Bình Thạnh, TP.HCM trước đây) và các đơn vị nghiệp vụ Công an TP.HCM đã hoàn tất khám nghiệm hiện trường.

Liên quan đến vụ việc nói trên, người dân sinh sống xung quanh khu vực vẫn chưa hết bàng hoàng. Chia sẻ với báo Dân Trí, ông H.D. (50 tuổi) sinh sống cách hiện trường khoảng 20m cho biết, ông là cậu ruột của nghi phạm trong vụ án trên. Theo ông D., nghi phạm tên V.B.T. (33 tuổi).

Vụ vali bốc mùi chứa thi thể phụ nữ ở TPHCM: Nhân chứng hé lộ thông tin bất ngờ về nghi phạm- Ảnh 1.

Vị trí phát hiện chiếc vali – Ảnh: Tuổi Trẻ

Người cậu chia sẻ, T. câm điếc bẩm sinh. Trước đó, nghi phạm sống cùng cha mẹ và em trai tại căn nhà trong hẻm này. Vài năm trước, cả gia đình sang Mỹ định cư theo diện bảo lãnh. Riêng T. bị rớt phỏng vấn nên ở lại TPHCM và sống một mình trong căn nhà cha mẹ để lại.

“Cháu tôi câm điếc nên ít tiếp xúc với mọi người trong gia đình. Cần gì, cháu sẽ nhắn tin qua điện thoại, ngoài ra cũng ít tâm sự chuyện đời tư. T. cũng quen một số cô gái câm điếc, nhưng chưa bao giờ đưa về ra mắt gia đình”, ông D. chia sẻ.

Riêng về thi thể trong vali, ông D. nói không biết danh tính nạn nhân. Người này cũng không phải ở địa phương.

Bà C.T.T.H. (64 tuổi, chủ tiệm tạp hóa) cho biết, T. qua quán bà mua thuốc lá mỗi ngày. Nghi phạm cao khoảng 1,6m, dáng người ốm. Bà H. bàng hoàng khi biết vị khách quen của mình bị tình nghi liên quan đến vụ án mạng nghiêm trọng.

Bà H. cho biết thêm, bà từng thấy người phụ nữ xấu số nhiều lần vào con hẻm này để tìm gặp T.. Theo tìm hiểu của bà chủ tiệm tạp hóa, nạn nhân cũng câm điếc, quê ở Bến Tre.

Trước đó, theo thông tin ban đầu, sáng 25/7 người dân tại hẻm trên phát hiện một chiếc vali vô chủ đặt trước một căn nhà bên trong hẻm cụt, có mùi hôi lạ nên trình báo Công an phường Thạnh Mỹ Tây.

Nhận được tin báo, Công an phường nhanh chóng có mặt, phối hợp các đơn vị nghiệp vụ Công an TP.HCM phong tỏa, khám nghiệm hiện trường, đồng thời thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để truy tìm người để lại chiếc vali, cũng như nhân thân nạn nhân. Thi thể trong vali là nữ giới.

Được biết, nghi phạm liên quan vụ việc ở ngay tại một căn nhà bên trong hẻm. Người này đã được đưa về cơ quan công an để phục vụ điều tra.

Chuyện l;;ạ Bắc Ninh: Đồng hồ không đ;;ấu điện vẫn quay tít, đừng hỏi tại sao giá điện tháng này tăng vọt nhé bà con

Mới đây, trên các nền tảng mạng xã hội Facebook xuất hiện thông tin phản ánh của người dân tại xã Kép, tỉnh Bắc Ninh về việc công tơ điện không đấu nối dây điện nhưng vẫn tự quay số gây hoang mang dư luận.
Trước sự việc trên, nhiều người tỏ ra bất ngờ và thắc mắc không hiểu tại sao không đấu nối điện nhưng công tơ điện vẫn quay và nghi vấn về chất lượng sản phẩm công tơ điện.

Bắc Ninh: Đồng hồ không đấu điện vẫn quay tít
Người dân phản ánh công tơ điện tự quay khi chưa đấu nối dây điện khiến nhiều người hoang mang. Nguồn: Bắc Giang News

Liên quan đến sự việc, PV Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã trao đổi với ông Dương Văn Tỵ, đại diện pháp luật của Hợp tác xã Nông nghiệp Hương Sơn – là đơn vị bán điện cho các hộ dân. Ông Tỵ xác nhận có sự việc công tơ điện tự quay khi chưa đấu nối dây diện.

Ông Tỵ thông tin thêm, sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh từ khách hàng thì đơn vị đã tiến hành thay công tơ điện khác cho người dân và thống nhất với khách hàng tiến hành niêm phong lại công tơ điện để ngày 25/7 mang đi kiểm định chất lượng xem nguyên nhân vì sao để có phương hướng xử lý phù hợp.

Trả lời PV Báo Tuổi trẻ Thủ đô, đại diện Sở Công thương tỉnh Bắc Ninh cho biết đã nắm bắt được thông tin phản ánh của người dân, công tơ điện đã được niêm phong để mang đi kiểm định chất lượng để làm rõ nguyên nhân do đâu.

Hiện, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đang có 18 đơn vị hợp tác xã, dịch vụ được Sở Công thương tỉnh Bắc Ninh cấp giấy phép hoạt động bán điện cho người dân sử dụng.

Cả nước cùng hướng về cầu nguyện cho Hà Nội lúc này: Quá k;;inh kh;;ung, lại ch;áy chung cư 45 người m;ắc k;ẹt

Hà Nội – Vụ cháy xảy ra tại một tòa chung cư trong Khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra), 45 cư dân được hướng dẫn thoát nạn, 2 người được giải cứu an toàn.