Home Blog Page 3

Phát hiện tin nhắn ch:ấn đ:ộng của bé gái 13 tuổi ở HN trước khi mattich. Bị d:ụ d:ỗ sang Campuchia rồi

Liên quan đến vụ việc bé gái 13 tuổi mất tích bí ẩn ở Hà Nội, mới đây, người nhà cháu tiết lộ, Công an phường Tây Hồ đã tìm thấy những tin nhắn khả nghi trong điện thoại của cháu.

Vụ việc cháu Nguyễn Kiều Trang (SN 26/10/2012, trú ở phường Tây Hồ, Hà Nội) bị mất tích khó hiểu đang gây xôn xao dư luận. Gia đình cho biết, vừa qua đã phát hiện thêm manh mối của cháu ở TP.HCM. Mọi người nghi ngờ cháu có thể lặn lội đi vào miền Nam với ý định sang Campuchia.

VOV đưa tin, theo chia sẻ của chị Nguyễn Thùy Dương – mẹ cháu Trang, vào sáng 25/7, một phụ nữ tại bến xe Ngã Tư Ga (TP.HCM) nhìn thấy một bé gái nói giọng Bắc, khoảng 13 tuổi, đến xin đi nhờ nhà vệ sinh. Bé gái sau đó hỏi mua vé đi Long An, nhưng bị các nhà xe từ chối vì không có người lớn đi cùng. Một tài xế đã cho bé 100.000 đồng và bé quyết định thuê xe ôm để tiếp tục hành trình.

Tài xế xe ôm sau đó xác nhận đã chở cháu đến điểm hẹn, nơi có một người đàn ông và một phụ nữ đang chờ sẵn để đón cháu.

be-gai-12-tuoi-mat-tich-1Hình ảnh gia đình cung cấp

Chị Dương cho biết thêm, cháu Trang rời nhà với chiếc điện thoại bị hỏng màn hình. Cháu đã để lại điện thoại đó ở cửa hàng sửa chữa gần nhà thuốc tại Hà Nội và có thể bị ai đó xúi giục mua điện thoại “cục gạch” để liên lạc.

Công an phường Tây Hồ sau đó thu giữ được điện thoại cũ của cháu và phát hiện có các tin nhắn với một bạn nam ở Campuchia, trong đó có nội dung hẹn gặp nhau bên kia biên giới.

Qua lời nhà xe và hình ảnh từ camera, gia đình xác nhận nhiều chi tiết trùng khớp với đặc điểm nhận dạng của cháu, dù trang phục có thể đã được thay đổi trong quá trình di chuyển.

Hiện lực lượng chức năng đang khẩn trương xác minh và điều tra làm rõ vụ việc. Gia đình cháu Kiều Trang bày tỏ mong muốn cộng đồng tiếp tục chia sẻ, hỗ trợ thông tin để sớm tìm thấy cháu.

be-gai-12-tuoi-mat-tich-2Hình ảnh gia đình cung cấp

Cháu Nguyễn Kiều Trang mất liên lạc với gia đình từ khoảng 20h15 ngày 23/7. Khi đi cháu Trang mặc áo đen, quần bông kẻ màu đỏ. Địa điểm mất tích ở ngõ 245 Lạc Long Quân, phường Tây Hồ, TP Hà Nội.

Bố của Kiều Trang là anh Nguyễn Giang Long cho biết, gia đình đã lập tức báo với cơ quan công an sở tại (Công an phường Tây Hồ) ngay sau khi phát hiện cháu mất tích.

“Hiện công an phường đã tiếp nhận vụ việc và phát thông báo tìm kiếm cháu, đồng thời khuyên gia đình nên đăng tin lên các phương tiện thông tin truyền thông đại chúng để sớm tìm được cháu”, anh Long chia sẻ.

be-gai-12-tuoi-mat-tich-3Hình ảnh gia đình cung cấp

Gia đình cháu Nguyễn Kiều Trang tha thiết nhờ cộng đồng hỗ trợ. Nếu ai nhìn thấy cháu hoặc có bất kỳ thông tin nào liên quan, xin liên hệ với bố của cháu qua số điện thoại 0945 540 088 hoặc mẹ cháu là Nguyễn Thùy qua số điện thoại 0904 138 585.

Phóng viên đang tác nghiệp dưới nước nơi xảy ra vụ việc thì vấp trúng t-hi-t-he nạn nhân

Nam phóng viên cởi giày, lội xuống sông để tác nghiệp. Ảnh: TT/eitabacabal
Để khán giả hiểu rõ hơn về độ sâu và dòng chảy nguy hiểm của con sông, Frazão đã không ngần ngại lội xuống dưới nước.

Khi nước ngập ngang thắt lưng, nam phóng viên bị vấp vào thứ gì đó dưới lòng sông khiến anh giật nảy mình và nói với các đồng nghiệp xung quanh: “Tôi nghĩ có gì đó dưới này… Tôi sợ lắm, không đi nổi nữa.

Nó dài dài như một cánh tay. Có thể là cô bé ấy chăng? Nhưng cũng có thể là một con cá? Tôi không biết nữa”.

Ảnh cắt từ clip
Ngay sau đó, lực lượng cứu nạn cứu hộ cùng thợ lặn trở lại hiện trường và tìm thấy thi thể Raíssa đúng tại nơi Frazão vừa ghi hình.

Kết quả giám định pháp y cho thấy nạn nhân tử vong là do đuối nước, không có dấu hiệu bị bạo hành hay tổn thương cơ thể.

Trước đó, Raíssa cùng nhóm bạn đến sông Mearim để tắm thì đột nhiên chới với. Cô bé cố gắng kêu cứu. Nhóm bạn vội chạy đi tìm sự giúp đỡ của người lớn nhưng Raíssa sau đó đã mất tích không dấu vết.

Ch;ân d;ung hai chị em ở Thanh Hóa đào 🔥 hàng tỷ đồng của hơn 500 du khách đã ch;uyển kh;oản vào 18 tài khoản ngân hàng

Tại Cơ quan Cảnh sát điều tra, Quách Thị Thu và Quách Thị Thu Hằng đã khai nhận từ cuối năm 2023 đến khoảng tháng 2/2025, các đối tượng đã chiếm đoạt của hơn 500 khách du lịch với tổng số tiền trên 2 tỷ đồng.

Ngày 25/7/2025, Tạp chí Nhịp sống thị trường đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Công an khởi tố hai chị em ở Thanh Hóa sinh năm 1998 – 2001 lừa đảo hàng tỷ đồng của hơn 500 du khách đã chuyển khoản vào 18 tài khoản ngân hàng”. Nội dung như sau:

Công an tỉnh Lào Cai cho biết vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị 2 đối tượng trong đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên mạng xã hội Facebook thông qua thủ đoạn giả mạo fanpage của các khách sạn. Hai đối tượng liên quan gồm Quách Thị Thu (sinh năm 1998) và Quách Thị Thu Hằng (sinh năm 2001), là chị em ruột, quê quán ở tỉnh Thanh Hóa.

Qua công tác nghiệp vụ, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh phát hiện có một số fanpage giả mạo các khách sạn, villa tại địa bàn phường Sa Pa, tỉnh Lào Cai, với mục đích nhận đặt cọc để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của nhiều khách du lịch trên địa bàn cả nước.

Lãnh đạo Công an tỉnh đã chỉ đạo Phòng Cảnh sát hình sự chủ trì phối hợp Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao và Công an các tỉnh Lào Cai xác minh, bắt giữ các đối tượng trong đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản này.

Quá trình điều tra xác định, từ cuối năm 2023, do không có tiền chi tiêu cá nhân và trước đây các đối tượng đã có kinh nghiệm trong việc môi giới đặt phòng khách sạn, hai đối tượng đã nảy sinh ý định thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của khách du lịch.

Để thực hiện hành vi, hai người này đã bàn bạc mua và sử dụng các trang “Fanpage” giả mạo mang tên các khách sạn, villa trên cả nước và nhiều tài khoản ngân hàng khác nhau với mục đích lừa đảo chiếm đoạt tiền đặt cọc phòng nghỉ của khách du lịch. Sau khi được khách du lịch liên hệ đặt phòng trên các Fanpage thì các đối tượng sẽ cung cấp số tài khoản ngân hàng không chính chủ và yêu cầu khách phải đặt cọc trước 50% tiền phòng thì mới được giữ phòng nghỉ. Khi nhận được tiền cọc của khách, các đối tượng sẽ chặn liên lạc và chiếm đoạt số tiền trên.

Quá trình điều tra xác định, đối tượng Hằng và Thu đã mua và sử dụng các Fanpage Facebook gồm: “Khách sạn White Cloud Sapa Homestay”, “Eco Nghi Sơn Island”, “The Kupid Đà Lạt…” cùng 18 số tài khoản ngân hàng và nhiều số điện thoại của các nhà mạng để sử dụng vào mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Sau khi gây án trót lọt, 2 đối tượng xóa các Fanpage cũ và tiếp tục lập các Fanpage mới tương tự để tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội.

Đến ngày 9/7/2025, Phòng Cảnh sát hình sự phối hợp Phòng An ninh mạng, Công an tỉnh Lào Cai, Công an tỉnh Bắc Ninh, Công an tỉnh Thanh Hóa đồng loạt tiến hành kiểm tra, triệu tập làm việc với 15 đối tượng và người liên quan, khám xét, thu giữ 7 điện thoại di động, 14 sim điện thoại đã qua sử dụng, 150 triệu đồng, 11 chiếc nhẫn màu vàng cùng nhiều đồ vật, giấy tờ, sổ sách, dữ liệu điện tử liên quan đến hành vi lừa đảo.

Tại Cơ quan Cảnh sát điều tra, Quách Thị Thu và Quách Thị Thu Hằng đã khai nhận từ cuối năm 2023 đến khoảng tháng 2/2025, các đối tượng đã chiếm đoạt của hơn 500 khách du lịch với tổng số tiền trên 2 tỷ đồng.

Cơ quan Cảnh sát điều tra đang tiếp tục điều tra làm rõ hành vi phạm tội của các đối tượng để xử lý theo quy định của pháp luật.

Báo Dân Trí ngày 23/7 cũng đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Hai chị em gái lừa đảo, chiếm đoạt tiền của hơn 500 khách du lịch”. Cụ thể như sau:

Chiều 23/7, Công an tỉnh Lào Cai cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can với Quách Thị Thu Hằng (SN 2001, thường trú tại Thanh Hóa) và Quách Thị Thu (SN 1998, thường trú tại Bắc Ninh – là chị gái ruột của Hằng) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trước đó, cảnh sát phát hiện một số fanpage Facebook giả mạo các khách sạn, biệt thự tại địa bàn phường Sa Pa, tỉnh Lào Cai, với mục đích nhận tiền đặt cọc để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của nhiều khách du lịch trên địa bàn cả nước.

Thu (bìa trái) cùng Hằng tại cơ quan công an (Ảnh: Công an cung cấp).

Sau khi nắm được sự việc, lãnh đạo Công an tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo xác lập chuyên án để bắt giữ nhóm đối tượng lừa đảo nêu trên.

Quá trình điều tra xác định, cuối năm 2023, Quách Thị Thu Hằng cùng chị gái ruột là Quách Thị Thu đã nảy sinh ý định thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của khách du lịch.

Để thực hiện hành vi lừa đảo, Hằng và Thu rủ nhau mua và sử dụng các trang fanpage giả mạo mang tên các khách sạn, biệt thự trên cả nước và nhiều tài khoản ngân hàng khác nhau, với mục đích lừa đảo chiếm đoạt tiền đặt cọc phòng nghỉ của khách du lịch.

Theo cảnh sát, sau khi được khách du lịch liên hệ đặt phòng trên các fanpage, các đối tượng sẽ cung cấp số tài khoản ngân hàng không chính chủ và yêu cầu khách phải đặt cọc trước 50% tiền phòng thì mới được giữ phòng nghỉ. Khi nhận được tiền cọc của khách, các đối tượng sẽ chặn liên lạc và chiếm đoạt số tiền trên.

Một fanpage lừa đảo mà các đối tượng sử dụng (Ảnh: Công an cung cấp).

Quá trình xác minh, cảnh sát xác định, Hằng và Thu đã mua và sử dụng các fanpage Facebook gồm: “Khách sạn White Cloud Sapa Homestay” “Eco Nghi Sơn Island’, “The Kupid Đà Lạt…” cùng 18 số tài khoản ngân hàng và nhiều số điện thoại của các nhà mạng để sử dụng vào mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo Công an tỉnh Lào Cai, để che giấu hành vi phạm tội, 2 đối tượng trên sau khi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của khách sẽ xóa các fanpage cũ và tiếp tục lập các fanpage mới tương tự để tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội…

Đến ngày 9/7, Công an tỉnh Lào Cai, Công an tỉnh Bắc Ninh, Công an tỉnh Thanh Hóa đồng loạt tiến hành kiểm tra, triệu tập làm việc với 15 đối tượng và người liên quan, khám xét, thu giữ 7 điện thoại di động, 14 sim điện thoại đã qua sử dụng, 150 triệu đồng, 11 chiếc nhẫn màu vàng cùng nhiều đồ vật, giấy tờ, sổ sách, dữ liệu điện tử liên quan đến hành vi lừa đảo của các đối tượng.

Tại cơ quan điều tra, Thu và Hằng khai nhận với phương thức, thủ đoạn như trên, từ cuối năm 2023 đến khoảng tháng 2, các đối tượng đã chiếm đoạt của hơn 500 khách du lịch với tổng số tiền trên 2 tỷ đồng.

Vụ việc đang được điều tra, mở rộng.

N;;ạ;n nh;ân thứ 38 vụ l;ậ;;t Vịnh Xanh 58 được tìm thấy: Người nhà kh;ó;;c ngh;ẹn “sao giờ lại trông như thế này?”

Cơ quan chức năng Quảng Ninh phối hợp với Đội cứu hộ cứu nạn 116 đã tìm thấy thi thể nữ trong vụ lật tàu Vịnh Xanh 58 tại khu vực cửa Dứa, vịnh Hạ Long.

Tìm thấy nạn nhân thứ 38 trong vụ lật tàu Vịnh Xanh 58 - Ảnh 1.

Khu vực tìm thấy thi thể nữ nạn nhân vụ lật tàu Vịnh Xanh 58 – Ảnh: Đội cứu hộ cứu nạn 116

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, Đội cứu hộ cứu nạn 116 cho biết khoảng 15h ngày 25-7, các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp với Đội cứu hộ cứu nạn 116 tìm thấy thi thể nữ trong vụ lật tàu Vịnh Xanh 58.

Nạn nhân được xác định là chị H.T.Q., được tìm thấy ở khu vực cửa Dứa trên vịnh Hạ Long.

Chị Q. là một trong hai nạn nhân còn mất tích trong vụ lật tàu Vịnh Xanh 58 ngày 19-7.

Trước đó trưa 21-7, Đồn biên phòng cảng Hòn Gai đã phối hợp với Ban quản lý vịnh Hạ Long vớt được 1 thi thể bé trai tại khu vực đảo Ti Tốp.

Sau đó các cơ quan xác nhận thi thể cháu bé sinh năm 2019 là một trong những nạn nhân trong vụ lật tàu Vịnh Xanh 58.

Đến 11h30 ngày 22-7, Đồn biên phòng cửa khẩu cảng Hòn Gai tiếp tục vớt được 1 thi thể nạn nhân tại khu vực cách vị trí tàu Vịnh Xanh 58 lật khoảng 500m.

Nạn nhân được xác định là anh Nguyễn Việt H. (sinh năm 1979), 1 trong 3 nạn nhân còn mất tích trên biển trong vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh 58, BKS QN-7105.

Tàu Vịnh Xanh 58 chở 49 người, gặp cơn dông lốc và bị lật úp trên vịnh Hạ Long chiều 19-7. Công tác cứu hộ, cứu nạn được triển khai từ đầu giờ chiều 19-7, với sự tham gia của Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Ninh, Công an tỉnh Quảng Ninh, Bộ Công an…

Tổng cộng gần 1.000 người thuộc lực lượng của các đơn vị cùng hơn 100 phương tiện tham gia tổ chức tìm kiếm những nạn nhân còn mất tích.

Đến nay lực lượng chức năng đã cứu được 10 người còn sống, tìm thấy thi thể 38 người thiệt mạng, còn 1 nạn nhân mất tích.

Hà Tĩnh: Rùn;;g mì;;nh vụ nam thanh niên lao xuống c;;ống thì phát hiện xac;;chet trước đó cùng ngày tháng năm sinh, nhân chứng kể chi tiết t;âm l;inh

Phan Văn T. điều khiển xe máy và bị trượt rơi xuống miệng cống bên đường. Lúc này, T. hoảng hốt phát hiện một thi thể nam giới tử vong ở vị trí mình vừa bị ngã xe.

Ngày 25/7, thông tin từ Công an xã Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đơn vị đang xác minh, làm rõ vụ việc người dân vừa phát hiện một thi thể nam giới, nằm bên cạnh chiếc xe máy.

Cụ thể, vào khoảng 9h cùng ngày, Phan Văn T. (SN 1996, trú xã Hương Xuân) điều khiển xe máy lưu thông trên tỉnh lộ 552 theo hướng từ xã Vũ Quang đi xã Thượng Đức.

Khi qua đỉnh dốc Động Đung (thuộc TDP 6, xã Vũ Quang), xe máy của anh T. bị trượt sang lề đường bên phải, khiến anh T. bị ngã xuống gần miệng cống bên đường.

z6840188403500_1c7c3ca865b596ff444fed76305ad056.jpg
Khu vực nơi xảy ra sự việc. Ảnh: CTV

Chưa hết hoảng loạn sau cú ngã xe, anh T. bàng hoàng phát hiện một thi thể nam giới, nằm bên cạnh xe máy mang BKS 38D1-285.XX.

Nhận được tin báo, lực lượng chức năng đã tiếp cận hiện trường. Kết quả xác minh ban đầu cho thấy, nạn nhân tử vong là anh Cù Hải P. (SN 1996, trú xã Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh).

z6840183824048_0b947b44985d2240227cb74955079fc7.jpg
Hiện trường nơi phát hiện thi thể nam giới. Ảnh: CTV

Hiện nguyên nhân vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.

350 người và gần 50 phương tiện đường thủy tìm thêm được 1 T;HITH;E ở gần đảo Ti Tốp, là na;nnh;an còn lại trong vụ l/ậ/t tàu

Lực lượng cứu hộ vừa phát hiện một thi thể phụ nữ, nghi là nạn nhân trong vụ lật tàu trên vịnh Hạ Long (Quảng Ninh).

Chiều 25.7, các lực lượng tìm kiếm, cứu hộ tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện một thi thể nữ giới trôi dạt tại khu vực Cửa Dứa, thuộc vùng vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). Nhiều khả năng, đây là nạn nhân bị mất tích trong thảm họa lật tàu kinh hoàng trên vịnh Hạ Long.

Vụ lật tàu trên vịnh Hạ Long: Phát hiện thi thể nạn nhân nữ giới - Ảnh 1.

Lực lượng cứu hộ 116 tìm kiếm người mất tích trong vụ lật tàu trên vịnh Hạ Long

ẢNH: N.T

Ngay sau khi phát hiện, thi thể nạn nhân đã được đưa về Bệnh viện Bãi Cháy để tiến hành các thủ tục giám định, xác minh danh tính. Nếu được xác nhận là một trong các nạn nhân của vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh 58, thì hiện chỉ còn 1 người vẫn đang mất tích.

Hiện tại, các lực lượng chức năng vẫn đang tích cực triển khai công tác tìm kiếm, mở rộng phạm vi rà soát trên biển nhằm sớm tìm thấy nạn nhân đang bị mất tích trong vụ tai nạn hàng hải đặc biệt nghiêm trọng này.

Tỉnh Quảng Ninh đã huy động gần 350 người và gần 50 phương tiện đường thủy… phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn. Phạm vi tìm kiếm đã được mở rộng sau nhiều ngày nạn nhân bị mất tích.

Vụ lật tàu trên vịnh Hạ Long: Phát hiện thi thể nạn nhân nữ giới - Ảnh 2.

Lực lượng chức năng huy động tối đa tàu, thuyền tìm kiếm nạn nhân còn mất tích

ẢNH: N.T

Trước đó, như Thanh Niên đã đưa tin, lúc 12 giờ 55 ngày 19.7, tàu du lịch Vịnh Xanh 58, số hiệu QN-7105, xuất bến từ cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, chở theo 46 hành khách và 3 thuyền viên, tham quan vịnh Hạ Long theo tuyến số 2.

Khi đến khu vực phía đông hang Đầu Gỗ, vào khoảng 13 giờ 30, một trận giông lốc mạnh kèm mưa đá, sấm sét bất ngờ xuất hiện, khiến con tàu bị lật úp hoàn toàn. Tất cả những người có mặt trên tàu bị nhấn chìm xuống biển.

Hiện nay, trên vịnh Hạ Long có mưa, nhưng công tác tìm kiếm nạn nhân còn mất tích vẫn đang được duy trì với mức ưu tiên cao nhất.

Chính quyền tỉnh Quảng Ninh đang nỗ lực phối hợp cùng các cơ quan chức năng để hỗ trợ tối đa cho gia đình các nạn nhân, đặc biệt là công tác lo hậu sự và ổn định tinh thần sau biến cố đau thương.

Vụ việc cũng đang được tiếp tục điều tra để làm rõ, đồng thời các cơ quan chức năng đang rà soát các yếu tố liên quan đến quy trình vận hành, đăng kiểm và đảm bảo an toàn tàu du lịch trên vịnh Hạ Long.

Vụ lật tàu ở Vịnh Hạ Long: Đã tìm thấy chị ấy sau 1 tuần lênh đênh trên biển

Chiều 25/7, một nhân viên cứu hộ của Đội cứu hộ cứu nạn 116 xác nhận với phóng viên Tiền Phong, đội đã tìm thấy thi thể một người phụ nữ tầm 50 tuổi tại khu vực Cửa Dứa trên vịnh Hạ Long.

Theo đó, vào khoảng 14h45, ngày 25/7, Đội cứu hộ cứu nạn 116 cùng đội tình nguyện Du thuyền bay Hạ Long đã tìm thấy thi thể 1 người phụ nữ tầm 50 tuổi đang trôi dạt trên vịnh Hạ Long.

1000023399.jpg
Tìm thấy thi thể người phụ nữ nghi là hành khách gặp nạn trên tàu Vịnh Xanh 58.

Các thành viên trong Đội cứu hộ cứu nạn cho rằng đây là hành khách nữ xấu số sinh năm 1975 trong vụ lật tàu Vịnh Xanh 58 mà đội đã tìm kiếm 6 ngày nay.

Hiện đội đã báo cho các lực lượng chức năng ra hiện trường để làm các thủ tục trục vớt và xác định danh tính theo quy định.

Chiều 19/7, tàu Vịnh Xanh 58, biển kiểm soát QN – 7105 xuất bến từ Cảng tàu khách Quốc tế Hạ Long tham quan vịnh Hạ Long theo Tuyến số 2. Trên tàu chở 49 người, gồm 46 hành khách và 3 thuyền viên. Khi đang trên đường hành trình thăm vịnh Hạ Long thì gặp giông, lốc khiến tàu bị lật úp. Tính đến thời điểm hiện tại, trong tổng số 49 người có mặt trên tàu khi xảy ra sự cố, các lực lượng chức năng đã cứu sống được 10 người, tìm thấy 37 thi thể, còn 2 nạn nhân đang mất tích là Hoàng Văn Thái (sinh năm 1985) và Hoàng Thị Quyên (sinh năm 1975).

Lo lắng, hoang mang sau vụ lật tàu ở Hạ Long khiến một số du khách hủy hoặc dời ngày tham quan vịnh.

Sau vụ lật thuyền ở Vịnh Hạ Long và lo ngại ảnh hưởng của bão Wipha, nhóm 20 người thuộc một công ty công nghệ ở Hà Nội, tìm cách hoãn chuyến đi team building đến Hạ Long (Quảng Ninh) dự kiến diễn ra cuối tuần này. Tuy nhiên, phía công ty du lịch không chấp nhận vì bão đã tan và hợp đồng đặt cọc trước cho tour tham quan vịnh không nằm trong diện được hoàn tiền. Không thể hủy hẳn chuyến đi, nhóm giữ lịch trình nhưng bỏ phần tham quan vịnh, chỉ tổ chức các hoạt động vui chơi trên bờ.

“Cả phòng ‘rén’ rồi, không ai dám xuống vịnh nữa, chúng tôi đã đàm phán lại với bên tour, chấp nhận mất 5 triệu tiền cọc cho phần đi thuyền để đổi sang lịch trình khác an toàn hơn”, anh Anh Vũ chia sẻ.

Brenda, du khách đến từ Mexico, cho biết cô đã tham quan Vịnh Hạ Long trên du thuyền từ ngày 17 đến 19/7 và đang ở Hà Nội. Đoàn của Brenda đi tàu tham quan vịnh cùng ngày xảy ra vụ lật tàu Vịnh Xanh 58. Nữ du khách cho biết đoàn của cô trở về bờ sớm hơn, vào khoảng 12-13h, nên không ở gần khu vực xảy ra tai nạn. Cô biết tin về vụ việc qua một người bạn Canada đang ở quê nhà.

“Khi nghe tin, tôi rất sốc, thương tiếc cho các nạn nhân và cảm thấy biết ơn vì mình an toàn, sợ hãi khi nghĩ người gặp nạn có thể đã là mình”, nữ du khách nói.

Quang cảnh ở vịnh Hạ Long ngày 19/7, trước khi xảy ra sự cố lật tàu Vịnh Xanh. Ảnh: Brenda

 

Quang cảnh ở vịnh Hạ Long ngày 19/7, trước khi xảy ra sự cố lật tàu Vịnh Xanh. Ảnh: Brenda

Tàu Vịnh Xanh 58 chở 46 khách và 3 thuyền viên ngày 19/7 đã gặp giông lốc khi đang tham quan tuyến số 2 vịnh Hạ Long, khiến tàu lật úp. 37 người tử nạn, 2 người mất tích và10 người được cứu sống.

Một số chủ tàu, du thuyền ở Hạ Long cho biết vụ tai nạn thương tâm xảy ra đúng thời điểm bão Wipha đang đổ bộ, khiến nhiều du khách hoang mang hủy chuyến. Một chủ tàu chuyên đón khách quốc tế cho hay đa số khách hủy ngày 24-25/7.

“Tàu có 20 cabin, thường đón 20-30 khách một lượt, lượng khách hủy khoảng 10 người chủ yếu rơi vào tuần này”, chủ tàu nói và hy vọng sau 7-10 ngày, tâm lý khách và các hoạt động du lịch biển ở Hạ Long sẽ dần ổn định.

Đại diện Paradise Vietnam cho biết đơn vị đã chủ động điều chỉnh, dời lịch cho du khách ngay từ ngày 19/7, chờ thông báo chính thức để hoạt động trở lại. Khoảng 10-15% khách đã hủy hoặc bảo lưu chuyến, số còn lại phần lớn dời lịch sang tuần kế tiếp. Du thuyền cũng hỗ trợ kéo dài thời gian bảo lưu để du khách thuận tiện sắp xếp. Hiện du thuyền vẫn tiếp tục nhận yêu cầu đặt mới.

Bộ đội Hải quân cùng các lực lượng khác tại hiện trường tìm kiếm người mất tích. Ảnh: Lê Tân

Bộ đội Hải quân cùng các lực lượng khác tại hiện trường tìm kiếm người mất tích. Ảnh: Lê Tân

Tiến sĩ Joe Othman, Giảng viên cấp cao ngành Tâm lý học, Đại học RMIT Việt Nam, cho rằng sau những vụ tai nạn như lật tàu ở Hạ Long, hầu hết mọi người có thể trải qua sự kết hợp của các cảm xúc như sợ hãi, lo âu, buồn bã, tội lỗi và giận dữ. Đối với du khách, cảm xúc nổi bật nhất là sợ hãi và lo ngại về mất an toàn. Khái niệm “kỳ nghỉ” – vốn mang lại sự thư giãn và cảm giác thoát ly, bị phá vỡ, thay vào đó là cảm giác dễ bị tổn thương. Du khách có xu hướng lo lắng cho sự an toàn của bản thân và giảm lòng tin vào các đơn vị khai thác dịch vụ.

Đối với các chủ thuyền, cảm xúc thường thấy là tội lỗi và lo âu kiểu “nếu như” – họ có thể tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu chính mình hoặc tàu của mình gặp nạn trong tình huống đó. Vì Hạ Long là một thành phố nhỏ, nơi mọi người thường có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch đường thủy có thể cảm nhận được nỗi đau tập thể và trách nhiệm cộng đồng.

“Dù không phải ngay lập tức, một số chủ kinh doanh có thể bắt đầu cảm thấy lo lắng cho sinh kế, khi tai tiếng và các quy định chặt chẽ hơn có thể ảnh hưởng đến lượng khách trong tương lai”, ông Joe Othman nói.

Lực lượng chức năng tìm nạn nhân tàu Vịnh Xanh 58. Ảnh: Lê Tân

Lực lượng chức năng tìm nạn nhân tàu Vịnh Xanh 58. Ảnh: Lê Tân

Tiến sĩ Justin Matthew Pang, Chủ nhiệm cấp cao bộ môn Quản trị du lịch và khách sạn, Đại học RMIT Việt Nam, nói “trong thời điểm nhạy cảm này và cả thời gian tới, các chủ tàu cần ý thức rõ trách nhiệm đảm bảo an toàn cho hành khách”.

Theo ông, mọi tàu nên áp dụng các tiêu chuẩn an toàn cao nhất, từ việc kiểm soát sức chứa, bố trí đủ áo phao, yêu cầu mặc áo phao suốt hành trình, đến trang bị bộ sơ cứu và thiết bị cứu hộ đầy đủ. Chủ tàu nên lắp biển chỉ dẫn vị trí thiết bị cứu sinh, chiếu video hoặc minh họa hướng dẫn an toàn trước khi khởi hành, tương tự quy trình trên máy bay. Những hành động này sẽ nâng cao ý thức, từng bước hình thành văn hóa an toàn, loại bỏ các hành vi chủ quan. Về lâu dài, đây cũng là cách xây dựng loại hình du lịch đặt an toàn lên hàng đầu, bền vững và được quản lý bằng những quy chuẩn trách nhiệm.

Tiến sĩ Justin Matthew Pang lấy ví dụ năm 2014, tàu MV Sewol chở 476 người, trong đó có 250 học sinh, đã bị lật khi đang trên hành trình từ Incheon đến Jeju, khiến 304 người thiệt mạng, gây chấn động toàn Hàn Quốc. “Phải mất nhiều năm, người dân Hàn Quốc mới dần khắc phục nỗi đau, siết quy chuẩn an toàn và xây dựng các tổ chức giám sát cộng đồng từ cơ sở”, theo ông Pang.

Vụ tai nạn ở Hạ Long lần này có thể để lại một “vết sẹo” sâu trong ngành du lịch địa phương. Chính quyền cần củng cố nghĩa vụ chăm sóc hành khách, buộc các đơn vị vận hành tàu đặt an toàn lên hàng đầu để khôi phục niềm tin từ du khách lẫn cộng đồng.

Chuyên gia tư vấn an toàn nên được mời tới Hạ Long để nghiên cứu tác động của bão nhiệt đới, chia sẻ các quy chuẩn và thực hành tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp, lãnh đạo ngành và các hiệp hội hàng hải.

“Bài học từ Sewol nhắc nhở Hạ Long không thể coi đây là một tai nạn riêng lẻ, mà phải xem là hồi chuông cảnh tỉnh để nâng tiêu chuẩn an toàn hàng hải lên mức cao nhất, nếu không, hệ lụy có thể kéo dài và làm tổn thương cả cộng đồng”, Tiến sĩ Pang nói.

Sau bao năm tích cóp, vợ chồng tôi cuối cùng cũng xây được căn nhà mơ ước trên mảnh đất của mẹ. Tưởng chừng hạnh phúc vừa kịp nở hoa thì bất ngờ mẹ bảo hai vợ chồng dọn đi vì ‘đất này là của bà’. Tôi sững người, nghĩ sẽ xảy ra căng thẳng, cãi vã… Nhưng vợ tôi chỉ mỉm cười dịu dàng, khẽ gật đầu đồng ý ra đi, như thể mọi điều ấy chưa từng làm cô buồn

Tôi và vợ, Thảo, là hai kẻ quê mùa chân chất, lên thành phố học rồi bám trụ lại bằng nghề làm văn phòng. Cuộc sống không giàu sang gì, nhưng nhờ cần cù tiết kiệm, sau gần 10 năm chắt bóp từng đồng, chúng tôi cuối cùng cũng xây được một căn nhà nhỏ trên mảnh đất mẹ tôi đứng tên. Mảnh đất ấy là tài sản ông bà nội để lại, mẹ tôi giữ từ ngày cha tôi mất sớm. Vì thế, bao nhiêu năm qua, mẹ ở một mình trong căn nhà cấp bốn tạm bợ trên đất đó, chờ khi tôi đủ điều kiện mới tính chuyện sửa sang.

Căn nhà mới chúng tôi xây không lớn, chỉ chừng hơn 70m², một trệt một lầu, tường sơn trắng và lợp mái tôn giả ngói đỏ. Nhìn thấy nó hoàn thiện, lòng tôi vui không tả nổi – đó là ước mơ của cả tuổi trẻ tôi và Thảo. Căn nhà không chỉ là chốn đi về, mà là minh chứng cho bao năm phấn đấu, nhịn ăn nhịn mặc, sống xa xỉ trong tưởng tượng để đổi lại thực tại vững vàng.

Ngày dọn về nhà mới, tôi hí hửng như đứa trẻ được quà. Mẹ tôi thì im lặng, vẫn cái dáng khòm khòm quen thuộc, ánh mắt khó đoán. Tôi biết mẹ không vui, nhưng không nghĩ đến chuyện quá lớn. Tôi nghĩ bà chỉ đang buồn vì thấy mình già đi, bị “thế hệ trẻ” thay thế, hoặc đơn giản là không quen với nhà lầu, cầu thang và đồ đạc hiện đại.

Nhưng ba hôm sau, sóng gió ập đến bất ngờ.

Hôm ấy, sau giờ tan ca, tôi đang lúi húi chùi chiếc bếp từ mới, còn Thảo thì lau tủ gỗ trên lầu thì mẹ tôi gọi cả hai xuống nói chuyện. Bà ngồi giữa nhà, đôi mắt đỏ hoe. Trên bàn là sổ đỏ mảnh đất. Bà nói:

– Mẹ không chịu được nữa. Từ khi cái nhà này mọc lên, mẹ thấy mình lạc lõng. Đất này là của mẹ, mẹ có quyền quyết định. Tụi bây dọn đi cho mẹ yên.

Tôi chết đứng. Tim tôi như bị dội nước lạnh. Tôi không biết phản ứng ra sao, quay sang nhìn Thảo. Cô ấy vẫn giữ vẻ bình tĩnh lạ thường.

– Mẹ nói gì vậy mẹ? Đây là nhà con xây mà? – tôi lí nhí.

– Nhà con xây thì con đem nó đi chỗ khác mà ở! Còn đất này là của mẹ! – mẹ tôi cao giọng, lôi từ trong túi áo sổ đỏ ra, đặt phịch xuống bàn như một cái tát thẳng vào mặt tôi.

Không khí đặc quánh như khói thuốc. Tôi nghe rõ tiếng tim mình đập. Căn nhà tưởng như tổ ấm lại trở thành nơi đổ vỡ đầu tiên.

Tôi ấp úng:

– Nhưng tụi con bỏ hết tiền… cả trăm triệu tiền công, cả trăm triệu nội thất… Mẹ không thể…

– Tiền là tụi bây bỏ, nhưng đất là của tao! Tao không muốn ở chung nhà với ai hết. Tao già rồi, tao không chịu nổi tiếng cười tiếng nói của tụi bây! – mẹ gào lên, giọng bắt đầu run run.

Tôi chết lặng. Bao nhiêu năm qua, tôi đã luôn nghĩ mình đang làm điều tốt: dành dụm, xây nhà để mẹ con cùng sống sung túc. Nhưng hóa ra tôi chưa một lần hỏi mẹ muốn gì. Căn nhà mới với tôi là giấc mơ, còn với mẹ, có lẽ lại là biểu tượng của sự mất mát – mất đi vị trí chủ nhà, mất đi yên bình, mất đi tuổi già thanh tịnh.

Tôi tưởng Thảo sẽ cãi lại, sẽ trách móc, sẽ giận dữ. Nhưng không. Cô chỉ bước đến gần, cầm lấy tay mẹ, nhẹ nhàng nói:

– Nếu mẹ thấy khó chịu, vợ chồng con dọn đi. Mẹ cứ yên tâm sống ở đây. Nhà ở đâu không quan trọng, miễn là tụi con còn nhau.

Tôi sững sờ.

Mẹ tôi cũng ngạc nhiên, tay khựng lại, không rút ra khỏi tay Thảo. Một khoảng im lặng rất dài trôi qua.

Thảo đứng lên, lặng lẽ đi vào phòng gom ít đồ cần thiết. Tôi bước theo sau như một cái bóng. Tôi không tin nổi – mọi thứ diễn ra quá nhanh. Căn nhà mơ ước bỗng chốc hóa thành nơi không được chào đón.

Ra khỏi cổng, tôi quay đầu nhìn lại. Căn nhà lung linh dưới ánh đèn vàng, đẹp như tranh. Nhưng tôi không còn cảm thấy ấm áp nữa. Lòng tôi vừa trống rỗng, vừa rối ren, vừa nghẹn đắng.

Chúng tôi thuê tạm một căn phòng nhỏ gần chỗ làm. Vợ tôi vẫn nhẹ nhàng, không trách móc, không than thở. Buổi tối cô nấu một bữa cơm đơn giản, vẫn mỉm cười như chẳng có gì xảy ra. Tôi nhìn vợ, vừa thương, vừa biết ơn, vừa thấy mình bất lực.

Tôi gọi cho em gái ở quê, kể qua chuyện. Nó thở dài:

– Chắc mẹ chỉ bộc phát giận thôi, không phải ghét tụi anh đâu. Từ từ rồi mẹ sẽ hiểu.

Tôi chỉ biết ừ. Nhưng trong lòng tôi biết, giữa chúng tôi đã xuất hiện một vết rạn.

Và tôi không biết, liệu có còn đường quay lại không.

Ba tháng sau ngày rời khỏi ngôi nhà do chính tay mình xây nên, cuộc sống của tôi và Thảo dần đi vào guồng mới. Chúng tôi thuê một căn hộ nhỏ, chỉ khoảng 40m², cũ kỹ nhưng đủ tiện nghi. Ban đầu, tôi cứ nghĩ rằng Thảo sẽ buồn, sẽ than trách tôi không bảo vệ được tổ ấm. Nhưng không. Cô ấy vẫn đi làm đều đặn, về nhà nấu cơm, dọn dẹp, nói cười dịu dàng như chẳng có chuyện gì xảy ra.

Thảo chưa từng nhắc lại chuyện ngôi nhà. Chính điều đó lại khiến tôi đau đáu hơn bao giờ hết.

Một tối, khi hai vợ chồng đang ngồi ăn, tôi buột miệng hỏi:

– Em có giận anh không?

Cô ngẩng đầu lên, mỉm cười:

– Vì chuyện gì?

– Vì đã để em bị đuổi khỏi căn nhà tụi mình đổ mồ hôi nước mắt xây nên…

Thảo gắp cho tôi miếng trứng, giọng nhẹ như gió:

– Anh à, em yêu căn nhà đó vì đó là mơ ước của tụi mình. Nhưng nếu nó làm mẹ buồn, thì nó không còn là tổ ấm nữa. Nhà là nơi có anh, không phải nơi có tường và gạch.

Tôi nghe mà mắt cay cay. Tôi nắm tay cô, cảm nhận rõ mình thật may mắn khi có người vợ như Thảo. Nhưng sâu trong lòng tôi vẫn còn một vết đau: sự im lặng của mẹ.

Suốt ba tháng qua, bà không gọi một cuộc điện thoại, không nhắn một dòng. Tôi cũng cố chấp, không chủ động liên lạc. Em gái tôi bảo mẹ dạo này hay ngồi một mình trước hiên nhà, lặng lẽ nhìn xa xăm. Bà vẫn sống trong căn nhà mới, nhưng chỉ ở tầng trệt, khóa kín cầu thang lên lầu.

Rồi một ngày đầu tháng Chín, em gái tôi báo tin: mẹ bị cảm nặng, phải nằm một chỗ.

Tôi xin nghỉ phép, tức tốc chạy về. Nhìn mẹ nằm co ro trên giường, mặt nhợt nhạt, tôi nghẹn ngào:

– Mẹ à… mẹ thấy trong người sao rồi?

Mẹ không trả lời, chỉ khe khẽ quay mặt vào tường. Tôi đắp lại chăn cho bà, rồi lặng lẽ vào bếp nấu cháo.

Chiều đến, Thảo cũng về quê. Cô xách một giỏ cam, vài lọ thuốc cảm và khăn ấm. Gặp mẹ, cô chỉ khẽ nói:

– Mẹ nghỉ ngơi đi, con nấu cháo rồi đút cho mẹ.

Mẹ vẫn không phản ứng, nhưng không gạt đi. Cô ngồi bên giường, nhẹ nhàng đút từng muỗng cháo, tay kia cầm khăn lau trán cho bà. Ánh mắt mẹ dần mềm lại, nhưng vẫn chưa nói gì.

Hai hôm sau, mẹ khỏe hơn. Tôi dọn lại căn bếp, gom rác, sửa bóng đèn. Tối đến, tôi và Thảo ngồi ăn với mẹ, dù không khí vẫn lặng lẽ.

Đến khi dọn mâm xong, mẹ bất ngờ lên tiếng:

– Tụi bây… còn giận mẹ không?

Tôi sững người. Thảo ngẩng đầu, mỉm cười:

– Tụi con chưa bao giờ giận mẹ. Tụi con chỉ sợ mẹ buồn.

Mẹ nhìn xuống, giọng trầm hẳn:

– Hồi đó… mẹ thấy tụi bây xây nhà mà không hỏi mẹ một tiếng, mẹ tủi thân lắm. Mẹ sợ bị bỏ lại… sợ căn nhà mới không còn chỗ cho mẹ…

Tôi nghẹn họng. Thảo khẽ nắm tay mẹ:

– Mẹ ơi… nhà tụi con là để mẹ sống thoải mái hơn, chứ không bao giờ là để mẹ ra ngoài. Con xin lỗi vì đã không hiểu điều đó sớm hơn.

Mẹ bật khóc.

Lần đầu tiên sau nhiều năm, tôi thấy mẹ khóc như một đứa trẻ. Tôi cũng không kìm được nước mắt. Căn nhà ấy chưa bao giờ thiếu cửa, chỉ là trái tim người ở chưa chịu mở.

Ba hôm sau, mẹ nói:

– Nếu tụi bây không ngại… thì về đi. Nhà có ba tầng, mẹ già rồi, cũng cần người bên cạnh. Nhưng lần này, mình cùng sống, chứ không phải chia đôi.

Tôi mỉm cười nhìn Thảo. Cô gật đầu.

Một tháng sau, chúng tôi dọn về lại căn nhà đã xây. Nhưng mọi thứ đã khác: mẹ dọn lên tầng trệt sống, chúng tôi ở tầng hai. Mỗi sáng, Thảo pha sữa cho mẹ, mẹ luộc trứng cho tôi. Mỗi chiều, tôi và mẹ cùng tưới cây, Thảo thì cắm hoa trong phòng khách. Căn nhà không còn là biểu tượng của công sức nữa – mà là nơi của yêu thương được hàn gắn.

Tôi đứng trên ban công nhìn xuống sân, nơi mẹ đang cùng Thảo chăm luống rau nhỏ. Hai người phụ nữ tôi yêu thương nhất đang cười nói râm ran.

Hóa ra, một tổ ấm thực sự không bắt đầu từ mái ngói hay gạch tường. Nó bắt đầu từ lòng vị tha, sự bao dung và cách ta mở lòng với nhau.

Và từ đó, căn nhà mới của tôi – không chỉ là nơi để ở, mà là nơi để sống.
Nơi mỗi người đều có một chỗ, không chỉ về vật chất – mà trong tim nhau.

ĐÃ TÌM RA nguyên nhân ban đầu vụ l/ậ/t xe khách khiến 9 người t/u/v/o/ng ở Hà Tĩnh👇

Cục CSGT (Bộ Công an) vừa có thông tin về nguyên nhân vụ tai nạn khiến 9 người tử vong ở Hà Tĩnh. Cảnh sát cũng đã kiểm tra nồng độ cồn và ma túy với lái xe khách.

Liên quan tới vụ lật xe khách ở Hà Tĩnh, 9 người tử vong, hơn 10 người bị thương, sáng 25/7, Cục CSGT (C08, Bộ Công an) cho biết, qua xác định ban đầu và lời khai của lái xe khách cho thấy, chiếc xe khách đã bị nổ lốp trước dẫn đến lật xe và gây ra vụ tai nạn.

Cảnh sát khám nghiệm hiện trường (Ảnh: Công an cung cấp).

Ngoài ra, qua kiểm tra nồng độ cồn và ma tuý với lái xe khách cho kết quả âm tính.

Theo Cục CSGT, khoảng 2h10 ngày 25/7, tại km571+800 quốc lộ 1A thuộc địa bàn tổ dân phố Đông Trinh, phường Sông Trí, tỉnh Hà Tĩnh xảy ra vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng.

Vào thời gian trên, ô tô giường nằm BKS 43F-007.xx do tài xế L.N.T. (SN 1989, quê Thanh Hoá) điều khiển.

Theo cảnh sát, chiếc xe khách xuất phát từ Hà Nội đi Đà Nẵng, khi tới vị trí nêu trên bất ngờ bị mất lái, va vào cột mốc bên đường dẫn tới lật xe.

Vụ việc khiến 9 người chết và 15 người bị thương.

Sau khi tai nạn xảy ra, Công an tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo các lực lượng tổ chức cứu nạn cứu hộ và điều tra xác minh vụ tai nạn theo quy định.

Biển báo giới hạn tốc độ 80km/h bị che khuất, tài xế lo dính phạt nguội

Đoạn video ghi cảnh biển báo giới hạn tốc độ 80km/h trên cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây bị bảng quảng cáo cây xăng che khuất. Nhiều tài xế lo sợ bị phạt nguội oan, mất an toàn khi phải phanh gấp.

Mới đây, đoạn video ghi lại hình biển báo giới hạn tốc độ 80km/h trên cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây bị che khuất bởi bảng quảng cáo của một cây xăng ngay lối ra trạm dừng chân, hướng từ Dầu Giây về TPHCM được anh Vinh, giáo viên sát hạch lái xe tại Đồng Nai chia sẻ, thu hút sự quan tâm của nhiều tài xế.

Theo hình ảnh từ đoạn clip, tấm bảng quảng cáo kích thước lớn gần như chắn hoàn toàn biển báo tốc độ, chỉ khi xe đi sát, tài xế mới có thể nhìn thấy. Nhiều người cho rằng cách đặt biển như vậy rất dễ khiến người đi đường “dính bẫy phạt nguội” mà không kịp xử lý tình huống an toàn.

Ảnh màn hình 2025 07 16 lúc 10.38.52.png

“Việc lắp biển báo tốc độ theo kiểu ‘ú oà’ như thế này rất bất cập. Như tôi hay chạy đường này thường xuyên nên biết rất rõ thì có thể chủ động giảm tốc. Nhưng với tài xế không quen đường, rất dễ bị phạt oan. Đã vậy, nếu giật mình đạp phanh gấp khi vừa thấy biển, rủi ro tai nạn lại càng cao”, anh Vinh cho biết.

Sau khi xem xong clip, một tài khoản mạng có tên Bùi Khiêm đặt câu hỏi vui: “Vậy cái biển nào có trước – biển báo tốc độ hay biển quảng cáo cây xăng?”. Anh Lê Thanh Thiện thì cho rằng: “Biển giới hạn 80km/h có sau hay trước không quan trọng. Cơ quan chức năng có trách nhiệm phải chỉnh sửa và phạt cây xăng dựng bảng quảng cáo chắn tầm nhìn”.

Không chỉ riêng tuyến này, nhiều tài xế cũng chia sẻ những tình huống “dở khóc, dở cười”. Anh Nguyễn Đức Minh, tài xế chạy tuyến Bắc – Nam, kể: “Tôi từng bị phạt nguội vì biển giới hạn tốc độ 50km/h cắm ngay sau khúc cua gấp ở Quốc lộ 1A. Đoạn đó không có biển báo từ xa, không kịp rà phanh thì ăn phạt.”

Tài xế Trần Văn Lợi (Hà Tĩnh) cho biết: “Nhiều đoạn đường đặt biển báo khuất sau tán cây. Tới gần mới thấy, phanh gấp không khéo còn gây tai nạn chứ chẳng đùa”.

Nhiều ý kiến cho rằng, cần sớm kiểm tra, di dời biển quảng cáo hoặc lắp lại biển báo tốc độ ở vị trí dễ quan sát hơn, tránh biến biển báo thành “bẫy” xử phạt nguội, gây bức xúc và tiềm ẩn nguy cơ tai nạn.

Về góc độ pháp lý, luật sư Lê Văn Kiên – Trưởng văn phòng luật sư Ánh sáng Công lý cho biết, Điều 16 QCVN 41:2024/BGTVT đã quy định rõ: Biển báo phải đặt ở vị trí dễ quan sát, đủ thời gian để người lái xe kịp điều chỉnh tốc độ hoặc hướng đi an toàn.

Cụ thể:

1. Biển báo hiệu đặt ở vị trí để người tham gia giao thông dễ nhìn thấy và có đủ thời gian để chuẩn bị đề phòng, thay đổi tốc độ hoặc thay đổi hướng nhưng không được làm cản trở tầm nhìn và sự đi lại của người tham gia giao thông.

Biển phụ được sử dụng kết hợp để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn và đèn tín hiệu.

2. Biển được đặt thẳng đứng, mặt biển quay về hướng đối diện chiều đi; Được đặt về phía bên phải hoặc phía trên phần đường xe chạy. Trong một số trường hợp cụ thể có thể đặt bổ sung biển báo ở bên trái theo chiều đi để chỉ dẫn, báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ.

3. Trường hợp biển báo đặt trên cột (có thể đặt trên trụ chiếu sáng, trụ điện) thì khoảng cách mép ngoài của biển theo phương ngang đường cách mép phần đường xe chạy tối thiểu là 0,5 m và tối đa là 1,7 m. Trường hợp không có lề đường, hè đường, khuất tầm nhìn hoặc các trường hợp đặc biệt khác được phép điều chỉnh theo phương ngang nhưng mép biển phía phần xe chạy không được chờm lên mép phần đường xe chạy và cách mép phần đường xe chạy không quá 3,5m.

Theo luật sư Kiên, đặt biển báo giới hạn tốc độ bị che khuất gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng. Nhất là dễ gây hiểu lầm và bị động cho tài xế, người điều khiển phương tiện không nhìn thấy biển để giảm tốc kịp thời, dễ bị bất ngờ và phanh gấp, dẫn tới va chạm, mất lái. Tạo “bẫy” vi phạm, tài xế có thể bị phạt nguội dù không cố ý vi phạm, phát sinh bức xúc và mất niềm tin vào công tác quản lý giao thông. Mục đích chính của biển báo là giúp tài xế điều chỉnh hành vi lái xe phù hợp để đảm bảo an toàn, nếu biển không phát huy tác dụng thì nguy cơ tai nạn càng cao.

Theo Vietnamnet