Home Blog Page 4

Giá vàng chiều 25/7 Cuối cùng ngày này cũng đến!!!

Giá vàng hôm nay 25/7/2025 tiếp tục lao dốc do kênh trú ẩn an toàn là vàng trở nên kém hấp dẫn. Giá vàng miếng SJC giảm mạnh, tới 1 triệu đồng/lượng ở cả hai chiều phiên hôm qua.

Ngày 25/7/2025, báo Vietnamnet đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Giá vàng hôm nay 25/7/2025: SJC hồi phục chóng vánh rồi giảm mạnh”. Nội dung như sau:

Lúc 20h (ngày 24/7, giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay giao dịch ở mức 3.357 USD/ounce, giảm 0,83% so với đầu phiên. Giá vàng tương lai giao tháng 8/2025 trên sàn Comex New York giao dịch ở mức 3.361 USD/ounce.

Bộ Lao động Mỹ cho biết số đơn xin trợ cấp thất nghiệp ban đầu của tiểu bang đã điều chỉnh theo mùa đạt 217.000 trong tuần kết thúc vào ngày 19/7. Con số này được đánh giá là tích cực hơn kỳ vọng của thị trường (dự báo ở mức 228.000). Trong khi đó, con số của tuần trước không được điều chỉnh, vẫn là 221.000.

Tuy nhiên, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp liên tục (đại diện cho tổng số người đang nhận trợ cấp) đạt 1,955 triệu trong tuần kết thúc vào ngày 12/7, cao hơn so với mức dự kiến là 1,952 triệu.

Liên quan đến vấn đề thuế quan, Tổng thống Mỹ Trump đã tái khẳng định lập trường cứng rắn khi cho biết sẽ không giảm thuế suất xuống dưới 15% trước thời hạn thỏa thuận thương mại ngày 1/8. Ông Trump công bố: “Chúng tôi sẽ áp dụng mức thuế từ 15% đến 50%”.

vàng - Chí Hiếu (12).jpg

Sự chú ý của thị trường tập trung vào diễn biến tại Washington D.C. Tổng thống Trump sẽ đích thân đến thăm trụ sở của Fed. CNBC đưa tin, đây là lần đầu tiên sau ít nhất 20 năm, một vị tổng thống đương nhiệm đến thăm Fed – động thái có thể gửi đi nhiều thông điệp về quan điểm của chính quyền đối với ngân hàng trung ương.

Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) sẽ họp chính sách tiền tệ. Nhiều khả năng ECB sẽ giữ nguyên lãi suất lần đầu tiên sau hơn một năm, với lãi suất tiền gửi được duy trì ở mức 2%.

Quyết định này được cho là nhằm giúp ECB có thêm thời gian đánh giá tác động của thuế quan thương mại Mỹ đối với nền kinh tế khu vực. Dù vậy, nhiều nhà phân tích vẫn dự đoán ECB sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất 0,25% vào tháng 9.

Giá dầu thô tương lai trên sàn Nymex tăng nhẹ, giao dịch quanh mức 65,75 USD/thùng. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm hiện ở mức 4,392%.

Thị trường vàng trong nước ngày 24/7, giá vàng miếng tại SJC niêm yết ở mức 119,7-121,7 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), giảm 1 triệu đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra so với kết phiên giao dịch hôm trước.

Giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ của SJC chốt phiên ở mức 115-117,5 triệu đồng/lượng (mua – bán), vàng nhẫn 9999 tại Doji đóng cửa ở mức 116,5-119 triệu đồng/lượng, cùng giảm 500.000 đồng/lượng ở cả hai chiều so với mức kết phiên hôm trước.

 

Dự báo giá vàng

Ipek Ozkardeskaya, chuyên gia phân tích cấp cao tại Swissquote Bank, cho rằng tính độc lập của Fed chính là “siêu cường” của tổ chức này. Bất kỳ mối đe dọa nào đối với tính độc lập của Fed đều có thể kéo theo hậu quả nghiêm trọng đối với đồng USD và thị trường trái phiếu Mỹ.

Ozkardeskaya nhấn mạnh, khả năng Fed hỗ trợ thị trường tài chính thông qua việc mua nợ chính phủ là đặc quyền dựa trên sự tin tưởng toàn cầu. Mất đi yếu tố này, Fed sẽ mất công cụ can thiệp hiệu quả nhất.

Bà khuyến nghị nhà đầu tư nên theo sát các tài sản trú ẩn an toàn trong bối cảnh bất định hiện nay, đồng thời lưu ý mùa thu này có thể chứng kiến những hành động mạnh tay từ Fed.

Theo Thu Lan Nguyen, Trưởng bộ phận nghiên cứu ngoại hối và hàng hóa tại Commerzbank, giá vàng nhận được sự hỗ trợ từ những bình luận ôn hòa từ phía Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Thống đốc Fed Christopher Waller đã nhắc lại quan điểm rằng Fed nên cắt giảm lãi suất chủ chốt sớm nhất là vào tháng 7. Ông Waller ủng hộ việc cắt giảm lãi suất 125-150 điểm cơ bản để đưa lãi suất chủ chốt xuống mức “trung lập” khoảng 3%. Dữ liệu lạm phát mới nhất một lần nữa ở mức vừa phải, bất chấp các mức thuế quan của Hoa Kỳ đã được áp dụng.

“Giá vàng dự báo sẽ sớm chạm mức cao nhất mọi thời đại của tháng 4 là 3.500 USD/ounce”, bà Nguyen nhận định.

Cùng ngày, báo Dân Trí cũng đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Giá vàng miếng giảm 1 triệu đồng/lượng”. Cụ thể như sau:

Kết thúc phiên giao dịch ngày 24/7, giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp niêm yết ở mức 119,7-121,7 triệu đồng/lượng (mua – bán), giảm 1 triệu đồng ở cả chiều mua vào và bán ra.

Giá vàng nhẫn trơn được niêm yết ở mức 115-117,5 triệu đồng/lượng (mua – bán), giảm 500.000 đồng ở cả chiều mua vào và bán ra.

Trên thị trường quốc tế, giá vàng rạng sáng nay (theo giờ Việt Nam) ở mức 3.369 USD/ounce, giảm gần 20 USD so với trước đó. Quy đổi theo tỷ giá chưa tính thuế, phí, giá vàng thế giới tương đương 106,9 triệu đồng/lượng.

Giá vàng miếng SJC giảm 1 triệu đồng/lượng (Ảnh: Thành Đông).

Giá vàng giảm trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu hạ nhiệt, khiến tâm lý chấp nhận rủi ro gia tăng và làm suy yếu nhu cầu đối với các tài sản an toàn như vàng.

Sau khi Mỹ đạt được thỏa thuận thương mại với Nhật Bản trong tuần này, 2 nhà ngoại giao châu Âu cho biết Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ cũng đang tiến gần đến một thỏa thuận, có thể bao gồm mức thuế cơ bản 15% mà Mỹ áp lên hàng hóa từ EU, kèm theo một số ngoại lệ.

Chuyên gia Carsten Menke từ ngân hàng Julius Baer nhận định, giá vàng bắt đầu xu hướng giảm trong phiên sáng do những tín hiệu tích cực về thương mại toàn cầu, qua đó xoa dịu phần nào lo ngại về tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy khẩu vị rủi ro trên thị trường tài chính.

Ông Menke cũng cho biết, nhu cầu vàng từ các nhà đầu tư tìm kiếm nơi trú ẩn đã chững lại, trong khi hoạt động mua vào của các ngân hàng trung ương vẫn ổn định nhưng không còn mạnh mẽ như giai đoạn đầu năm. Tuy nhiên, ông vẫn giữ quan điểm tích cực về xu hướng dài hạn của vàng.

Giới đầu tư hiện đang hướng sự chú ý đến cuộc họp chính sách tiền tệ tiếp theo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), dự kiến diễn ra vào ngày 29-30/7. Dù phần lớn dự báo cho rằng Fed sẽ giữ nguyên lãi suất trong kỳ họp này, nhưng khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 9 vẫn đang được thị trường kỳ vọng.

Giá USD ngân hàng trái chiều

Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm tại 25.166 đồng, giảm 11 đồng so với trước đó. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng thương mại được phép mua bán USD trong vùng 23.906-26.425 đồng.

Tỷ giá tại ngân hàng lớn là 25.930-26.320 đồng (mua – bán), giảm 20 đồng ở chiều thu mua và giữ nguyên ở chiều bán ra. Tại các ngân hàng có quy mô tầm trung, giá USD là 25.945-26.335 đồng (mua – bán), tăng 5 đồng ở cả 2 chiều.

Trên thị trường tự do, các điểm thu đổi ngoại tệ mua bán USD quanh vùng 26.360-26.450 đồng (mua – bán), giảm 10 đồng ở chiều thu mua.

Đà Nẵng: lại còn khám sức khỏe ở cửa hàng tạp hóa nữa!! Chuyện gì đây?

Để tìm hiểu thêm về sự việc, phóng viên Tiền Phong đã trực tiếp đến gặp chủ cửa hàng tạp hóa số 39 Cao Thắng, người được nhắc đến trong video tố cáo lừa đảo khám sức khỏe khi đến Trung tâm y tế khu vực quận Hải Châu (TP Đà Nẵng).

Thỏa thuận chứ không bắt ép

Ngày 23/7, mạng xã hội xuất hiện video với tiêu đề “Góc cảnh giác lừa đảo khi khám sức khỏe ở Đà Nẵng” của một cô gái trẻ, chia sẻ về hành trình đi khám sức khỏe để làm hồ sơ xin việc. Toàn bộ sự việc được ghi tại khu vực tiền sảnh, cổng nhà xe Trung tâm Y tế khu vực Hải Châu và một cửa hàng tạp hóa.

Nội dung video gây chú ý và thu hút người xem với hành trình của cô gái đến khám sức khỏe tại đây. Trong video, cô cho biết, khi đến Trung tâm để khám sức khỏe để làm hồ sơ xin việc, một người mặc trang phục nhân viên y tế thông báo rằng cơ sở này không có chức năng khám sức khỏe xin việc. Ngay sau đó, có người hướng dẫn cô sang tiệm tạp hóa đối diện (số 39 Cao Thắng).

Khám sức khỏe tại quán tạp hóa ở Đà Nẵng: Chủ tiệm nói gì?- Ảnh 1.

Cửa hàng tạp hóa trước cổng Trung tâm y tế khu vực Hải Châu – nơi bị tố cáo lừa đảo khám sức khỏe. Ảnh: Nguyễn Thành

Tại đây, cô gái được chủ tiệm tạp hóa tên T.T.K.D. lấy các chỉ số như chiều cao, cân nặng, thị lực… Bà này sau đó thu của cô 300.000 đồng, rồi dẫn đến một phòng khám gần đó để tiếp tục quy trình.

Tại phòng khám, trong lúc chờ kết quả, cô phát hiện những người khác đến làm giấy khám sức khỏe chỉ mất 100.000 đồng.

Sau khi hoàn tất các xét nghiệm và nhận giấy, cô quay lại hàng tạp hóa để xin bà D. trả lại 100.000 đồng vì mới đi làm, chưa có lương. Sau đó bà D. có trả lại cho cô 50.000 đồng. Trong video, giọng bà D. giải thích: “Cái này cô phải bồi dưỡng cho nhiều người lắm… Cô đưa con lại 5 chục là được rồi đó.”

Cuối video, cô gái kể vì bức xúc nên đã đến trụ sở Công an TP Đà Nẵng trên đường Lê Lợi để tố cáo và được hướng dẫn gọi điện đến đường dây nóng Sở Y tế Đà Nẵng.

Chiều 23/7, phóng viên Tiền Phong đã trực tiếp đến gặp bà D., chủ cửa hàng tạp hóa số 39 Cao Thắng, người được nhắc đến trong video để tìm hiểu sự việc.

Qua trao đổi, bà D. thừa nhận có sự việc nhận 300.000 đồng từ cô gái, sau đó dẫn qua phòng khám tư nhân gần đó.

Khi được hỏi về nội dung video, bà D. cho biết: bản thân biết được việc Trung tâm Y tế khu vực Hải Châu không đủ điều kiện cấp giấy khám sức khỏe xin việc. Bà có quen một phòng khám gần đó có dịch vụ khám sức khỏe xin việc nên chỉ cho cô gái.

Về việc thu tiền, bà D. giải thích: “Tôi cứ nghĩ là đã thỏa thuận với cô gái, chứ không hề ép buộc gì. Bản thân tôi cũng không hề làm ăn lâu dài gì việc này. Chắc do mình xui, chứ bình thường tôi không có làm việc đó”.

“Hôm đó, lúc hàng đang ế, lại buổi trưa chuẩn đi chợ nấu ăn nên tiện chỉ giùm thôi”, bà D. giải thích thêm.

Liên quan đến việc có người ở khu vực cổng Trung tâm y tế giới thiệu cô gái qua cửa hàng, bà D. nói: “Có lẽ là xe ôm hay ai đó, tôi không biết. Nhưng thấy cô gái hỏi, tôi biết chỗ thì chỉ. Và cô ấy cũng đã đồng ý, tôi không hề ép buộc”.

Riêng về hình ảnh một người mặc đồ nhân viên y tế xuất hiện trong video khi cô gái quay lại đòi tiền, bà D. nói rằng: “Người đó là nhân viên khoa sản qua mua tã, không hề có liên quan gì ở đây”.

Khám sức khỏe tại quán tạp hóa ở Đà Nẵng: Chủ tiệm nói gì?- Ảnh 2.

Khu vực trước cổng Trung tâm y tế khu vực quận Hải Châu thường ngày rất nhiều người ra vào, qua lại.

Phát hiện vi phạm sẽ xử lý nghiêm

Làm việc với phóng viên Tiền Phong, một lãnh đạo Trung tâm Y tế khu vực Hải Châu cho biết đã xem video và khá bất ngờ vì không rõ chuyện gì đang xảy ra.

Theo vị này, Trung tâm chỉ được phép thực hiện khám sức khỏe lái xe, không được phép khám sức khỏe để xin việc. Nếu người dân có nhu cầu, sẽ được tư vấn đến các cơ sở y tế nằm trong danh mục được khám theo quyết định của Sở Y tế TP Đà Nẵng. Trung tâm không có chủ trương liên kết với bên ngoài để thực hiện các hành vi như nội dung phản ánh.

Về nội dung tố cáo có móc nối với cửa hàng tạp hóa, vị lãnh đạo cho biết: “Chúng tôi đã chuyển thông tin này sang cơ quan công an để xác minh, tránh ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của Trung tâm cũng như hình ảnh của ngành y tế Đà Nẵng”.

“Dư luận phản ánh, chúng tôi đã rà soát, kiểm tra, làm việc với các bộ phận liên quan, bao gồm bảo vệ, nhân viên tiếp đón và đội ngũ phục vụ khám sức khỏe. Nếu phát hiện bất kỳ cá nhân nào cố tình móc nối, tiếp tay cho hành vi lừa đảo hoặc trục lợi cá nhân từ người dân đến khám chữa bệnh, đơn vị sẽ xử lý nghiêm theo đúng quy định pháp luật và nội quy của cơ quan”, lãnh đạo Trung tâm khẳng định.

Cũng trong ngày, Trung tâm Y tế khu vực Hải Châu đã có văn bản gửi Sở Y tế và Công an phường Hải Châu liên quan đến vụ việc.

Văn bản đề nghị hai đơn vị trên phối hợp xác minh, làm rõ, ngăn chặn triệt để tình trạng mạo danh, giả mạo nhân viên y tế để trục lợi, gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến uy tín đội ngũ cán bộ, nhân viên Trung tâm Y tế khu vực Hải Châu.

Theo tienphong.vn

Vụ lật tàu ở Hạ Long: Các n/ạn nh/ân tiếp tục phải đối diện với một cuộc chiến khác ….

Sau vụ lật tàu ở Hạ Long, các nạn nhân sống sót phải gánh chịu nỗi đau to lớn cùng những nỗi ám ảnh sâu sắc. Do đó, theo bác sĩ, họ cần được hỗ trợ tâm lý và “chữa lành” đúng cách.

Sau thảm kịch lật tàu du lịch Vịnh Xanh 58 tại Hạ Long khiến 37 người thiệt mạng, 2 người mất tích và 10 người may mắn sống sót, bên cạnh những tổn thất về thể chất, các nạn nhân tiếp tục phải đối diện với một cuộc chiến âm thầm khác. Đó là cuộc chiến để chữa lành những tổn thương tinh thần sâu sắc.

Sau biến cố, nỗi ám ảnh hằn sâu vào tâm trí

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hồng Bách – chuyên gia trị liệu tâm lý lâm sàng (Viện Tâm lý và Truyền thông, Hội Tâm lý học Việt Nam) cho rằng, cú sốc từ những tai nạn bất ngờ và thương tâm như vụ lật tàu sẽ để lại hậu quả lâu dài, âm ỉ. Dù là người có tâm lý vững vàng đến đâu cũng sẽ bị ám ảnh.

Theo bác sĩ Bách, tùy độ tuổi, tính cách và nền tảng tinh thần, mỗi người sẽ có phản ứng khác nhau. Nhưng hai dạng phản ứng điển hình, thường thấy nhất là sụp đổ tinh thần ngay lập tức hoặc trạng thái “đóng băng cảm xúc” kéo dài. Đây là cơ chế tự vệ tâm lý nguy hiểm và cần được can thiệp kịp thời.

Đặc biệt, với những người trực tiếp đối mặt với cái chết, chứng kiến sự ra đi của người thân, họ có thể sẽ bị ám ảnh rất lâu. Bác sĩ Bách dẫn chứng: “Như trường hợp 4 người đàn ông cùng bấu víu vào vật nổi chờ cứu hộ, một người đã buông tay, nói lời cuối cùng: ‘Chào anh em, tôi đi’. Ba người còn lại sống sót, nhưng lời từ biệt ấy có thể là âm thanh ám ảnh họ đến cuối đời”.

Vụ lật tàu ở Hạ Long: Các nạn nhân tiếp tục phải đối diện với một cuộc chiến khác- Ảnh 1.

Tàu du lịch Vịnh Xanh 58 tại Hạ Long được trục vớt.

Tương tự, trường hợp bé trai 10 tuổi sống sót trong vụ tai nạn nhưng mất đi người thân, trong đó thi thể của cha của em vẫn đang mất tích, cũng có thể phải đối mặt với nỗi đau âm ỉ. Nỗi đau tinh thần này có nguy cơ phát triển thành rối loạn lo âu, trầm cảm trong tương lai, gây ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ.

Theo bác sĩ, với ký ức chấn động và đầy mất mát, trẻ sẽ phải mang theo những mặc cảm, những câu hỏi không lời đáp trong suốt hành trình trưởng thành sau này.

 

Cẩn trọng với “sang chấn thứ cấp” từ mạng xã hội và dư luận

Ngoài những nạn nhân trực tiếp, người thân của nạn nhân và thậm chí là cả những người theo dõi tin tức cũng có thể chịu ảnh hưởng của những “sang chấn tâm lý thứ cấp”. Đây là hiện tượng nhiều người “lây nhiễm cảm xúc tiêu cực” thông qua việc quan sát, đồng cảm hoặc tưởng tượng mình ở trong hoàn cảnh của nạn nhân.

Theo bác sĩ Bách, vấn đề này ngày càng phổ biến trong thời đại mạng xã hội phát triển. Việc đưa tin quá chi tiết, tường thuật tang lễ, khai thác sâu đời tư nạn nhân vô tình “khoét sâu” vào vết thương của người trong cuộc.

“Một người đang cố gắng nguôi ngoai nhưng rồi lại nhìn thấy hình ảnh người thân đau đớn tràn ngập trên báo chí, TikTok, Facebook… điều này có thể vô tình đẩy họ xuống hố sâu, khiến sang chấn nặng nề hơn”, bác sĩ Bách nói.

Vị chuyên gia kêu gọi các cơ quan truyền thông và người dùng mạng xã hội cần đưa tin có chừng mực, tránh biến nỗi đau thành tâm điểm để thu hút sự chú ý. Bởi hành động đó không khác gì “đổ thêm dầu vào lửa khi đám cháy vẫn chưa được dập tắt”.

Nỗi đau sau biến cố cần được chữa lành đúng cách

Bác sĩ Bách cho rằng cần có kế hoạch hỗ trợ tâm lý bài bản cho các trường hợp sống sót hoặc mất người thân trong tai nạn. Thời gian hỗ trợ tâm lý nên được bắt đầu sau 10–15 ngày kể từ khi biến cố xảy ra vì đây là khoảng thời gian người trong cuộc bắt đầu “hạ nhiệt” cảm xúc, sẵn sàng tiếp nhận trị liệu, trò chuyện.

Nếu hỗ trợ quá sớm, khi họ còn đang trong cao trào cảm xúc, những cố gắng tiếp cận có thể phản tác dụng. “Lúc ấy, cảm xúc họ giống như một bức tường lửa không ai có thể xâm nhập. Phải chờ khi ngọn lửa dịu lại thì chuyên gia tâm lý mới bắt đầu đồng hành cùng nạn nhân” , bác sĩ Bách phân tích.

Từ thảm kịch lần này, chuyên gia cũng đề xuất Việt Nam cần xây dựng hệ thống ứng phó tâm lý khẩn cấp như nhiều quốc gia khác trên thế giới. Một số giải pháp có thể triển khai gồm:

– Đưa hỗ trợ tinh thần thành một phần bắt buộc trong ứng phó thiên tai, thảm họa, bên cạnh cứu hộ, y tế.

– Trang bị kỹ năng nhận diện sang chấn tinh thần cho lực lượng tuyến đầu, như cán bộ xã, giáo viên, cảnh sát, cứu hộ.

– Phát triển mô hình trị liệu cá nhân và nhóm, kết hợp cả trực tuyến – trực tiếp để hỗ trợ linh hoạt.

– Cử chuyên gia tâm lý đến hiện trường sớm, hoạt động song song cùng lực lượng cứu hộ, sẵn sàng can thiệp khi cần thiết.

Trời ơi thương tâm tại Hà Tĩnh: Lật xe khách khiến 9 người tuvong, 15 nannhan bị thương, cập nhật danh sách…

Theo tài xế xe khách giường nằm, chiếc xe bị nổ lốp trước dẫn đến lật xe gây ra vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng làm 9 người tử vong, 15 người bị thương.

Liên quan tới vụ lật xe khách trên tuyến quốc lộ 1A, đoạn qua Hà Tĩnh, khiến 9 người tử vong, 15 người bị thương, sáng 25.7, Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết, qua xác định ban đầu và lời khai của lái xe khách cho thấy, chiếc xe khách đã bị nổ lốp trước dẫn đến lật xe.

Vụ lật xe khách, 9 người tử vong: Do nổ lốp trước- Ảnh 1.

Xe khách hư hỏng nặng sau vụ tai nạn

ẢNH: TÂN KỲ

Trao đổi với PV Thanh Niên, một cán bộ Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh cho hay, sáng cùng ngày, bệnh viện tiếp nhận 3 bệnh nhân chấn thương rất nặng là nạn nhân trong vụ tai nạn lật xe khách. Tuy nhiên, một người đã tử vong ngoại viện và một người tử vong sau đó.

Bệnh nhân còn lại là chị Võ Thị Như Quỳnh (30 tuổi, ngụ tại xã Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) nhập viện trong tình trạng sốc đa chấn thương, chấn thương sọ não. Bệnh nhân đã được cấp cứu, xử trí, tuy nhiên tình trạng nặng, người nhà xin về.

Vụ lật xe khách, 9 người tử vong: Do nổ lốp trước- Ảnh 2.

Một hành khách bị chấn thương nặng ở cổ và tay đang được điều trị tại Bệnh viện đa khoa Kỳ Anh

ẢNH: TÂN KỲ

Lật xe khách trên quốc lộ 1A, 9 người tử vong

Như Thanh Niên đã đưa tin, khoảng 1 giờ 45 sáng nay, xe khách giường nằm mang biển số 43F – 007.xx lưu thông trên quốc lộ 1A theo hướng Bắc – Nam, khi đi đến Km571+830 thuộc địa phận P.Sông Trí (Hà Tĩnh) thì bị mất lái, lao vào vỉa hè bên đường và lật nghiêng.

Vụ tai nạn làm 9 người tử vong, 15 người bị thương; phương tiện bị hư hỏng nặng. Những nạn nhân bị thương được đưa vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh và Bệnh viện đa khoa Kỳ Anh cấp cứu.

Tài xế điều khiển xe khách giường nằm được xác định là Lê Ngọc Thành (36 tuổi, ngụ tại P.Đông Quang, tỉnh Thanh Hoá). Xe xuất phát từ Hà Nội đi Đà Nẵng, khi tới địa điểm trên thì gặp nạn.

Sau khi ly hôn, tôi đành phải để con lại cho mẹ ruột nuôi giúp, còn mình thì lao vào cuộc sống mưu sinh vất vả nơi thành phố. Chồng cũ không những không chu cấp một đồng nào, mà còn chưa từng hỏi han đến con. Một lần đang tăng ca ở xưởng, tôi nhận được cuộc gọi từ mẹ. Giọng bà run rẩy, phải mất một lúc mới nói ra được tin dữ liên quan đến con trai. Quá hoảng loạn, tôi gọi cho chồng cũ để cầu cứu, nhưng anh ta không nghe máy. Cuối cùng, mẹ chồng cũ nhấc điện thoại, giật lấy rồi lạnh lùng tuyên bố: “Nhà này không có đứa cháu nội nào như thế cả.” Tôi cắn răng chịu đựng, một mình lo cho con suốt nhiều năm ròng. Cho đến một ngày, khi bố chồng cũ hấp hối và bày tỏ mong muốn được gặp cháu lần cuối, tôi đã dẫn con đến – không quên mang theo một tờ giấy, thứ sẽ khiến cả gia đình họ phải im lặng và nhận lấy một bài học nhớ đời.

Tôi từng nghĩ rằng ly hôn là điều tồi tệ nhất có thể xảy ra với một người phụ nữ, cho đến khi tôi phải đối mặt với cảnh sống một mình, gồng gánh mọi thứ và… để lại đứa con trai bé bỏng của mình cho mẹ đẻ nuôi giúp. Không ai hiểu được nỗi đau đó. Tôi không rời bỏ con vì không yêu thương, mà vì tôi không đủ sức, không đủ thời gian và không đủ tiền để cùng con vượt qua những ngày tháng khốn khổ ấy.

Chúng tôi ly hôn sau gần 5 năm chung sống. Lý do? Anh ta ngoại tình. Trắng trợn, công khai, thậm chí còn dẫn người đàn bà ấy về nhà khi tôi đi làm ca đêm. Nhưng điều khiến tôi quyết định buông tay không phải vì sự phản bội, mà là vì ánh mắt dửng dưng của anh ta khi con trai ngã cầu thang phải khâu bốn mũi ở trán. Anh không hỏi han, không đưa đi viện, không một câu xin lỗi, chỉ nói: “Tự trông không được thì ráng chịu.”

Sau ly hôn, anh ta chẳng chu cấp nổi một đồng. Tôi thì làm công nhân ở khu công nghiệp, lương ba cọc ba đồng. Mẹ tôi ở quê, già yếu nhưng thương cháu nên chấp nhận nuôi nấng, chăm sóc thằng bé để tôi có thể yên tâm đi làm, mong có ngày khá hơn để đón con về. Nhiều đêm tăng ca đến khuya, tôi vừa dọn dẹp trong xưởng vừa bật khóc. Con tôi còn nhỏ quá, nó cần mẹ, nhưng tôi biết nếu cố giữ con bên mình trong cảnh thiếu thốn, thì thằng bé sẽ còn khổ hơn.

Một hôm, đang tăng ca thì mẹ gọi điện. Giọng bà run rẩy:

– Con ơi… thằng Bin nó bị ngất, bà gọi hoài mà nó không tỉnh…

Tôi rụng rời. Chân đứng không vững, tay làm rơi cả linh kiện đang lắp. Tôi lao ra khỏi xưởng, gọi xe về quê ngay trong đêm. Trên đường, tôi khóc như một đứa trẻ, miệng không ngừng lẩm bẩm cầu nguyện. Mẹ tôi đang già rồi, làm sao xoay xở nổi trong tình huống thế này?

Tôi thử gọi cho chồng cũ – người đáng lẽ cũng phải có trách nhiệm với con. Anh không bắt máy. Gọi đến lần thứ ba thì có người nhấc máy, là mẹ chồng cũ. Bà ta quát thẳng vào điện thoại:

– Cô gọi làm gì? Thằng Bin không phải cháu nhà này. Đừng có mà mang thứ rác rưởi dính dáng đến họ Trần nữa!

Tôi chết lặng. Bà từng cưng chiều cháu lắm mà? Sao bây giờ lại tàn nhẫn như vậy?

Không một ai trong nhà chồng cũ quan tâm. Tôi đưa con nhập viện, loay hoay vay mượn tiền đặt cọc. Kết luận của bác sĩ khiến tôi chết đứng: Bin bị tim bẩm sinh, cần mổ gấp. Trước đó, vì điều kiện khó khăn, không ai phát hiện ra. Tôi như người mất hồn. Từ lúc con tỉnh lại, ánh mắt nó tìm kiếm tôi, tay bấu chặt lấy áo mẹ. Tôi biết, dù có chuyện gì xảy ra, tôi cũng không thể rời xa nó nữa.

Thế là tôi nghỉ việc ở xưởng, về quê, nhận làm tất cả các việc từ bốc vác nhẹ, phụ hồ, rửa bát thuê… miễn có tiền lo cho con. Mỗi đồng gom được tôi đều tính toán cẩn thận. Có khi thiếu thuốc cho mẹ, tôi đành chịu; thiếu tiền ăn cho mình cũng được, miễn sao con khỏe. Tôi không dám ngã bệnh, vì nếu tôi gục, ai lo cho con?

Cuộc sống kéo dài mấy năm như vậy. Tôi từng quỵ xuống đường vì kiệt sức. Cũng có lần có người đàn ông tốt bụng muốn cưới tôi, nói sẽ cùng tôi lo cho con, nhưng tôi từ chối. Tôi sợ. Tôi không còn tin vào ai ngoài chính bản thân mình nữa.

Rồi may mắn cũng mỉm cười khi tôi xin được một công việc ở trung tâm logistics, lương cao hơn, giờ giấc ổn định. Con trai tôi ngày một khá hơn, chuẩn bị lên lớp một. Tôi cố gắng bù đắp, đưa con đi học, đi chơi, đọc sách cùng con mỗi tối. Cuộc sống dù còn khó, nhưng đã có màu sắc.

Tưởng rằng mọi chuyện sẽ dừng ở đó, cho đến một ngày tôi nhận được tin bố chồng cũ – người từng một thời quý tôi như con gái – đang hấp hối. Anh ta muốn gặp con một lần cuối.

Tôi phân vân rất lâu. Đáng ra tôi có thể từ chối. Nhưng rồi tôi nghĩ đến con, nghĩ đến việc thằng bé có quyền biết về ông nội. Tôi dẫn con đến, tay cầm một tờ giấy đã in sẵn. Tôi chuẩn bị cho khoảnh khắc này từ lâu rồi – không phải để níu kéo tình thân, mà để dạy cho gia đình ấy một bài học không bao giờ quên.

Tôi dẫn con về nhà chồng cũ, nơi mà hơn 5 năm nay tôi chưa từng quay lại. Căn nhà ấy không thay đổi mấy, nhưng cảm giác trong tôi đã hoàn toàn khác xưa – lạnh lẽo, buốt giá như một cơn gió đông. Bin nắm chặt tay tôi, mắt nhìn quanh ngơ ngác. Đây từng là nơi nó chập chững tập đi, nơi tôi từng đứng giữa bếp nấu ăn, tay còn run vì sợ mẹ chồng quát mắng. Giờ thì khác rồi.

Người mở cửa là dì ba – em gái chồng cũ. Cô ta trố mắt nhìn tôi, nhìn Bin, rồi hất hàm hỏi lạnh lùng:

– Cô đến đây làm gì?

Tôi không nói gì, chỉ cầm tay Bin bước vào. Bên trong, mẹ chồng đang ngồi thắp nhang. Thấy tôi, bà sững sờ, giọng chua như giấm:

– Cô còn mặt mũi quay lại đây à? Tôi đã nói là nhà này không nhận cháu ngoại!

Tôi không phản ứng gì, cũng không để con bị ảnh hưởng. Tôi cúi người chào bà rồi nói thẳng:

– Tôi dẫn cháu đến gặp ông nội lần cuối. Ông muốn gặp nó.

Không khí chợt im bặt. Trong phòng, chồng cũ của tôi bước ra. Anh ta nhìn con, có chút bối rối. Có lẽ đây là lần đầu tiên anh ta đối diện với “nghĩa vụ làm cha” sau từng ấy năm trốn tránh.

Chúng tôi vào phòng nơi bố chồng đang nằm. Ông đã gầy rộc đi, thở yếu, đôi mắt lờ đờ. Nhưng khi nhìn thấy Bin, ông mở mắt rõ hơn, khóe môi run run:

– Là… là thằng Bin đó hả? Cháu nội của ông…

Tôi đẩy con tới bên giường. Con trai tôi cúi đầu lễ phép:

– Con chào ông nội.

Nước mắt người đàn ông từng khắt khe rơi xuống hai bên gò má hóp lại. Ông cố đưa tay ra, nắm lấy tay cháu. Tôi không ngăn. Đó là quyền của cả hai.

Tôi đợi cho khoảnh khắc ấy lắng xuống. Rồi tôi lấy từ túi xách ra tờ giấy, đặt lên bàn. Tiếng giấy chạm mặt gỗ khô khốc vang lên rõ ràng trong căn phòng im lặng.

Mọi người đều nhìn về phía tôi.

– Đây là kết quả xét nghiệm ADN – tôi nói, giọng bình thản nhưng dứt khoát – Trong đó ghi rõ: Bin là con ruột của Trần Văn Hùng. Không thể chối bỏ.

Tôi nhìn thẳng vào mẹ chồng cũ, người từng quát vào mặt tôi rằng “nhà này không có cháu nội như vậy.”

– Tôi không cần cái danh con dâu. Tôi không cần một đồng chu cấp. Tôi không cần một ai trong nhà này quan tâm đến hai mẹ con tôi nữa. Nhưng hôm nay tôi đến, là để khẳng định: đứa bé này là máu thịt của nhà các người. Những năm qua, khi gia đình này quay lưng, từ chối thằng bé, thì tôi – một người mẹ đơn độc – đã gồng gánh tất cả. Tôi không trách các người, vì tôi hiểu: tình thân không phải ai cũng có. Nhưng đừng bao giờ nói rằng “nó không phải cháu các người.”

Căn phòng im lặng. Bà mẹ chồng nghẹn lời. Chồng cũ của tôi cúi gằm mặt. Dì ba đứng như tượng gỗ.

Tôi nói tiếp, từng câu từng chữ như dao khía vào lòng họ:

– Nếu các người từng dang tay dù chỉ một lần, Bin đã không phải chờ gần chết mới được gặp lại ông nội. Nếu từng có một lời hỏi han, một cử chỉ nhỏ, tôi đã không mang theo tờ giấy này hôm nay.

Tôi cúi xuống, đỡ con trai đứng dậy, nhẹ nhàng nói:

– Chúng ta về thôi con. Ông nội con đã biết con là ai rồi. Vậy là đủ.

Chúng tôi bước ra khỏi căn nhà ấy. Tôi không quay đầu lại. Con tôi đi bên cạnh, ngẩng cao đầu, bước từng bước vững chãi.

Ra đến cổng, bất ngờ có tiếng gọi khàn khàn phía sau:

– Cô… cô cho tôi xin bản sao cái giấy đó… Tôi sẽ để lại một phần tài sản cho thằng Bin. Dù sao… nó cũng là đích tôn…

Là giọng bố chồng. Ông gắng ngồi dậy, run rẩy nói.

Tôi quay lại, nhìn ông một lúc lâu rồi nói:

– Cảm ơn ông, nhưng không cần đâu. Con tôi không lớn lên bằng tiền, mà bằng tình yêu thương. Và cái đó, nhà các người không có.

Tôi rút tờ giấy lại, gấp lại cẩn thận, cất vào túi.

**

Từ hôm đó, gia đình nhà chồng cũ không còn liên hệ gì nữa. Cũng tốt. Tôi và con sống một cuộc đời bình yên, không còn dây dưa với những người từng quay lưng. Bin lớn lên thông minh, mạnh mẽ, sống tử tế như cách tôi đã dạy con.

Tôi không cần trả thù bằng nước mắt, bằng hận thù, hay bằng tiếng gào khóc. Tôi chỉ cần một tờ giấy, một sự thật, và lòng kiêu hãnh của một người mẹ – để dạy cho họ một bài học đắt giá: Tình thân không phải là thứ muốn từ bỏ là được.

Khoảnh khắc Lại l;;ật xe khách, 9 người t;;u v;;ong. Cả nước hướng về Hà Tĩnh ngay lúc này

Chiếc xe khách đang chạy trên quốc lộ 1, đoạn qua Hà Tĩnh, bất ngờ mất lái đâm vào cột mốc bên đường rồi bị lật. Vụ tai nạn nghiêm trọng khiến nhiều người thương vong.

xe khách - Ảnh 1.

Hiện trường xe khách gặp nạn khiến 9 người chết – Ảnh: H.A.

Theo thông tin ban đầu, khoảng 1h45 sáng nay 25-7, tại km571+830 quốc lộ 1 thuộc địa phận phường Sông Trí, tỉnh Hà Tĩnh xảy ra vụ tai nạn rất nghiêm trọng.

Vào thời điểm trên, chiếc xe khách giường nằm biển kiểm soát Đà Nẵng do tài xế Lê Ngọc Thành (36 tuổi, trú tại phường Đông Quang, tỉnh Thanh Hóa) điều khiển.

Lật xe khách giường nằm ở Hà Tĩnh, 9 người tử vong

Xe xuất phát từ Hà Nội đi Đà Nẵng, khi tới km571+830 quốc lộ 1 thuộc địa phận phường Sông Trí, tỉnh Hà Tĩnh thì bị mất lái, va vào các cột mốc bên đường dẫn đến lật xe.

Vụ tai nạn làm 9 người tử vong, 15 người bị thương, phương tiện hư hỏng nặng.

Nhận tin báo, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với đơn vị chức năng có mặt ở hiện trường tổ chức cứu hộ, phân luồng giao thông, làm rõ sự việc.

Tài xế khai do ô tô nổ lốp

Liên quan vụ lật xe khách ở Hà Tĩnh làm 9 người tử vong, trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 25-7, đại diện Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết theo sơ bộ lời khai ban đầu của lái xe, nguyên nhân vụ việc là ô tô bị nổ lốp trước.

Sự cố này dẫn tới lật xe.

Kết quả kiểm tra ban đầu cho thấy tài xế không có nồng độ cồn, âm tính với ma túy, Cục Cảnh sát giao thông cho biết thêm.

Trước đó khoảng 2h10 ngày 25-7, vụ tai nạn xảy ra tại Km571+800 quốc lộ 1 thuộc tổ dân phố Đông Trinh, phường Sông Trí, tỉnh Hà Tĩnh. Lúc này ô tô gường nằm biển kiểm soát 43F-007.76 do Lê Ngọc Thành (sinh năm 1989, quê Thanh Hóa) cầm lái từ Hà Nội đi Đà Nẵng.

Tới địa điểm trên, chiếc xe mất lái va vào các cột mốc bên đường rồi dẫn đến lật. Vụ tai ạn làm 9 người chết, 15 nạn nhân bị thương.

Ngay sau khi tai nạn xảy ra, Công an tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo các lực lượng tổ chức cứu nạn cứu hộ và điều tra xác minh vụ tai nạn theo quy định.

Tuổi Trẻ Online tiếp tục cập nhật

Sơn tốc độ tối đa, vạch 3D lên mặt đường: Tài xế nói gì?

 Đề xuất của Cục Cảnh sát giao thông về sơn tốc độ tối đa ngay trên mặt đường được nhiều người ủng hộ, bởi giúp tài xế tránh nhầm lẫn và giảm vi phạm giao thông.

Đề xuất của Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) về việc sơn tốc độ tối đa cho phép và các chỉ dẫn giao thông lên mặt đường đang nhận được nhiều sự ủng hộ của người dân. Không ít người cho rằng việc sơn tốc độ trực tiếp lên mặt đường sẽ giúp giảm đáng kể vi phạm do nhầm lẫn hoặc không nhìn thấy biển báo.

Anh Trần Minh Phương (tài xế công nghệ tại Hà Nội) cho biết: “Lái xe trong nội đô vào giờ cao điểm rất áp lực. Vừa tránh xe, vừa để ý biển báo rất dễ bị sót. Nếu tốc độ được sơn ngay dưới mặt đường thì sẽ thuận mắt hơn, đặc biệt với những người mới lái”.

Tương tự, chị Trịnh Hồng Lam (giáo viên tại Quảng Ninh) cho rằng nhiều đoạn quốc lộ và cao tốc hiện nay có biển báo hạn chế tốc độ nhưng thường đặt ở vị trí khó quan sát.

“Không phải ai cũng kịp nhận ra biển báo khi đang chạy với tốc độ 80 km/h, nhất là ở những đoạn chuyển tốc độ. Tôi nghĩ, ngoài việc sơn trị số tốc độ, có thể kết hợp sơn một đoạn mặt đường dài khoảng 5-8 m bằng màu sắc dễ phân biệt. Ví dụ, sơn màu đỏ tại đoạn cần giảm tốc và màu xanh tại đoạn được phép tăng tốc. Như vậy sẽ trực quan và dễ nhận biết hơn cho tài xế”.

Anh Vũ Đình Lộc (kinh doanh vận tải tại Hà Nội) thì cho rằng điều này đặc biệt hữu ích khi di chuyển ban đêm: “Biển báo nhiều khi không có đèn phản quang hoặc bị che, nhưng mặt đường thì luôn trong tầm nhìn gần. Thông tin ngắn gọn, rõ ràng trên đường có thể giúp tài xế xử lý kịp thời”.

Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng việc sơn chỉ dẫn lên mặt đường trong điều kiện giao thông, khí hậu và hạ tầng tại Việt Nam cũng cần nghiên cứu kỹ lưỡng.

Anh Đinh Văn Trọng (ở TP.HCM) đặt vấn đề: “Sơn thì dễ, nhưng giữ cho nó không bong tróc, mờ nhòe thì lại là chuyện khác. Trời mưa, xe tải chạy liên tục, mặt đường rất nhanh xuống cấp. Khi đó, trị số bị mờ đi”.

Anh Nguyễn Hữu Đức (kỹ sư giao thông tại Đà Nẵng) phân tích: “Ở các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, việc sơn tốc độ trên mặt đường là rất phổ biến và hiệu quả. Tuy nhiên, điều kiện khí hậu, lưu lượng giao thông và vật liệu sơn của họ rất khác. Nếu áp dụng tại Việt Nam thì cần thử nghiệm ở từng khu vực cụ thể, từ đó đánh giá rồi nhân rộng”.

Liên quan vấn đề này, đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, vấn đề sơn hiển thị trên mặt đường một số trị số, báo hiệu giao thông như tốc độ quy định, làn đường dành cho loại phương tiện hoặc những thông báo, chỉ dẫn giao thông khác… cũng nằm trong định hướng bảo đảm an toàn giao thông của Cục.

Lãnh đạo Cục CSGT đã làm việc trực tiếp với lãnh đạo Cục và các đơn vị thuộc Cục Đường bộ Việt Nam để thảo luận các vấn đề liên quan đến công tác quy hoạch, xây dựng, phát triển hạ tầng giao thông, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Đại diện Cục Cảnh sát giao thông cho biết thời gian tới sẽ tổ chức khảo sát thực địa trên trục cao tốc Bắc – Nam với vai trò như một người tham gia giao thông, từ đó đề xuất các điều chỉnh phù hợp thay vì chỉ quản lý theo tư duy hành chính.

Nghệ An: nghe tin chị gái và cháu gái bị lũ c,uốn, em trai đi bộ hàng chục km qua điểm sạt lở để kịp lo hậu sự

Nghe tin chị gái và cháu gái bị lũ cuốn, anh Moong Văn Nghệ tức tốc từ huyện Quỳ Hợp về Kỳ Sơn cũ, đi bộ hàng chục km qua điểm sạt lở để kịp lo hậu sự.

Chiều 23/7, anh Nghệ, 23 tuổi, trú bản Cha Nga, xã Bắc Lý, huyện Kỳ Sơn cũ, cùng 5 người bạn đến bản Thăm Thẩm, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong cũ, sau nhiều giờ cuốc bộ. Cả nhóm dừng chân ven đường, ăn tạm bát mì tôm tại quán nhỏ, tranh thủ nghỉ ngơi trước khi tiếp tục cuốc bộ về nhà.

Anh Nghệ cho biết đang làm công nhân tại doanh nghiệp khai thác quặng ở huyện Quỳ Hợp. Chiều 22/7, anh nhận tin chị gái 30 tuổi cùng cháu gái 9 tuổi bị lũ cuốn khi băng qua suối sang bản bên mua nhu yếu phẩm. Mẹ anh đi cùng, bám được vào cành cây và thoát nạn. Sau nhiều giờ tìm kiếm, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể chị, còn cháu gái vẫn mất tích.

“Tôi đã khóc nhiều lần sau khi nhận tin dữ. Muốn về ngay trong đêm để lo hậu sự cho chị và tìm cháu, nhưng quốc lộ 48 ngập sâu, quốc lộ 16 – đường chính về xã – bị sạt lở nghiêm trọng”, anh Nghệ nói.

Anh Nghệ cùng nhóm bạn đi bộ hàng trăm km để về nhà, sau khi nghe tin lũ quét tàn phá bản Cha Nga, xã Bắc Lý, huyện Kỳ Sơn cũ, chiều 24/7. Ảnh: Đức Hùng

Anh Nghệ cùng nhóm bạn đi bộ hàng chục km về nhà, sau khi nghe tin lũ quét tàn phá bản Cha Nga, xã Bắc Lý, huyện Kỳ Sơn cũ, chiều 24/7. Ảnh: Đức Hùng

Sáng 23/7, nước lũ trên quốc lộ 48 rút, anh Nghệ cùng 4 người bạn trú cùng bản Cha Nga đang làm công nhân quặng ở huyện Quỳ Hợp cũ bắt taxi về nhà. Tuy nhiên, đi đến quốc lộ 16 ở xã Tri Lễ, huyện Quế Phong cũ thì đường sạt lở, ôtô không thể chạy tiếp. Cả nhóm thanh toán tiền xe, mang hành lý đi bộ về nhà.

Trên đường về, nhóm của anh Nghệ phải lội qua nhiều đoạn suối, bùn đất ngập sâu 0,5 m. Một số vị trí đường chia cắt, họ phải băng đường rừng, men theo những bụi cây, sau đó tiếp tục men theo quốc lộ 16.

Từ xã Tri Lễ về nhà ở xã Bắc Lý còn 100 km nữa, cả nhóm dự định đi bộ, vì cả ngày hôm qua các thành viên liên tục gọi cho người thân để nhờ lái xe máy đến điểm gần nhất tăng bo nhưng không thể, do cả xã mất sóng điện thoại.

“Tôi không biết còn bao lâu nữa mới về tới nhà, nhưng cứ đi vậy thôi”, Nghệ nói. Cả nhóm đã mua sẵn nhiều bánh mì, mì tôm, nước uống và một số vật dụng thiết yếu, sẵn sàng cho hành trình vượt đồi núi và các điểm sạt lở để trở về.

Ngồi nghỉ giữa đường đoạn qua xã Tri Lễ, huyện Quế Phong cũ, anh Nghệ liên tục mở máy điện thoại gọi về cho người thân nhưng không được. Ảnh: Đức Hùng

Ngồi nghỉ giữa đường đoạn qua xã Tri Lễ, huyện Quế Phong cũ, anh Nghệ liên tục mở máy điện thoại gọi về cho người thân nhưng không được. Ảnh: Đức Hùng

Cùng đi với anh Nghệ là anh Pịt Văn Thén, 24 tuổi, trú bản Cha Nga, người cũng bị sập một phần mái nhà do lũ quét qua xã Bắc Lý chiều 22/7. Cuốc bộ qua các điểm sạt lở ngập bùn đất, Thén nhớ nhất đoạn đường rừng trơn trượt ở bản Thăm Thẩm, xã Tri Lễ có lúc cả nhóm phải bám rễ cây, bò qua những tảng đá lớn.

“Dù nắm tay nhau đi qua đường sạt lở, song có lúc tôi cũng suýt ngã xuống suối. Được mọi người động viên, tôi tự nhủ cố gắng hết sức để về với gia đình. So với mất người thân như Nghệ, thấy mình vẫn còn may mắn”, Thén chia sẻ, mắt nhìn về dãy núi phía xa, nơi nhiều bản làng đang bị chia cắt do mưa lũ

Xã Bắc Lý là vùng cao của huyện Kỳ Sơn cũ, cách trung tâm tỉnh Nghệ An hơn 300 km, giáp biên giới Lào. Hầu hết người dân là đồng bào Mông, sống rải rác tại các bản nằm sâu trong núi. Mùa mưa lũ, đường vào bản thường xuyên bị chia cắt, một số nơi chỉ đi được bằng cách men theo bờ suối hoặc leo dốc rừng.

Do đường sạt lở lớn, nhiều đoạn nhóm của anh Nghệ sẽ phải băng rừng để về nhà. Ảnh: Đức Hùng

Do đường sạt lở, nhiều đoạn nhóm của anh Nghệ sẽ phải băng rừng để về nhà. Ảnh: Đức Hùng

Hiện xã Bắc Lý có 11/13 bản bị chia cắt, mất điện, mất sóng điện thoại do mưa lũ. Chính quyền đang huy động lực lượng tìm kiếm người mất tích, khắc phục sạt lở, đảm bảo lương thực và nhu yếu phẩm cho người dân.

“Trong lúc đường sá chia cắt, việc người dân đi bộ hàng chục km như anh Nghệ rất phổ biến. Mong người dân tuân thủ cảnh báo an toàn, tránh đi lại khi thời tiết còn phức tạp”, ông Lữ Quang Hưng, Bí thư Đảng ủy xã Bắc Lý, nói.

Do ảnh hưởng bão Wipha, từ đêm 21 đến hết ngày 22/7, Nghệ An mưa rất to, phổ biến 100-200 mm, riêng Quỳ Châu đạt 259 mm. Lũ từ thượng nguồn đổ về gây ngập lụt, lũ ống, lũ quét tại nhiều huyện miền núi như Kỳ Sơn, Con Cuông, Quỳ Châu, Quế Phong.

Lũ từ thượng nguồn tràn về gây ngập đường ở xã Bắc Lý, ngày 24/7. Ảnh: Hùng Lê

Lũ từ thượng nguồn tràn về gây ngập đường ở xã Bắc Lý, ngày 24/7. Ảnh: Hùng Lê

Đỉnh lũ tại hồ thủy điện Bản Vẽ đạt 12.800 m3/s, vượt xa mức thiết kế. Đến 17h30 ngày 23/7, mưa lũ khiến ít nhất ba người tử vong, một người mất tích, bốn người bị thương; hơn 3.700 nhà dân ngập sâu, hàng trăm căn tốc mái, nhiều bản bị cô lập.

Sáng 24/7, miền núi Nghệ An đã ngớt mưa, song các nhà máy thủy điện vẫn xả lũ. Nước từ thượng nguồn tiếp tục đổ về khiến xã Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn bị ngập diện rộng, quốc lộ 7 chia cắt, giao thông tê liệt. Các xã vùng biên giới như Bắc Lý, Mỹ Lý (huyện Kỳ Sơn cũ) và Nhôn Mai (huyện Tương Dương cũ) đang bị cô lập, không có sóng điện thoại.

Tôi ôm đứa con nhỏ đến tận nhà chồng cũ, quyết chứng minh mình không v/ô s/i/nh. Vậy mà mẹ anh chỉ bình thản b;uông ba từ khiến tôi ch;ết l;ặng

Tôi đứng trước cổng căn biệt thự quen thuộc, nơi từng là “nhà chồng” của mình. Trên tay là đứa con trai đỏ hỏn, mới đầy hai tháng tuổi. Nó lim dim ngủ, má phúng phính và đôi tay nhỏ xíu nắm lấy ngón tay tôi như bấu víu vào cả thế giới này.

Trời vừa ngớt mưa. Mùi đất ẩm và hơi lạnh của gió đầu mùa khiến tôi rùng mình. Nhưng thứ khiến tôi lạnh buốt tận xương tủy không phải là thời tiết, mà là ký ức đau đớn tôi từng trải qua dưới mái nhà này.

Ba năm trước, tôi bước vào gia đình ấy với niềm tin trọn vẹn. Tôi yêu Huy – chồng cũ của tôi, bằng cả thanh xuân và trái tim. Anh là người đàn ông lịch lãm, thành đạt, con nhà gia giáo. Tôi cứ nghĩ, chỉ cần yêu nhau là đủ để vượt qua mọi thứ.

Nhưng tôi sai.

Chúng tôi kết hôn được hơn một năm thì mẹ chồng bắt đầu tỏ ra không hài lòng. Từ việc soi mói cách tôi dọn nhà, nấu ăn, cho đến chuyện tôi không mang thai. “Một năm rồi, sao chưa có gì?” – bà buột miệng hỏi vào một bữa cơm, khiến tôi nghẹn ứ không nuốt nổi miếng cá trong miệng.

Tôi và Huy đi khám. Kết quả xét nghiệm ghi rõ ràng: “Chồng có tinh trùng yếu, khả năng thụ thai tự nhiên thấp.” Tôi mừng thầm vì ít nhất, tôi không có vấn đề gì.

Nhưng anh giấu nhẹm kết quả đó khỏi mẹ. Với bà, lỗi lầm đều là ở tôi.

Rồi bà bắt đầu nói bóng gió: “Phụ nữ mà không đẻ được thì khác gì cái cây không ra quả?” hoặc “Con dâu nhà người ta ba tháng cưới đã có bầu, còn con dâu nhà này thì…” Đau nhất là khi bà nói với hàng xóm: “Tôi xui quá, cưới phải con dâu vô sinh.”

Tôi chịu đựng. Nhẫn nhịn. Tôi cầu mong tình yêu của chồng đủ lớn để làm chỗ dựa. Nhưng Huy ngày càng lạnh nhạt. Anh về muộn, tránh né chuyện chăn gối, rồi viện cớ công việc để bỏ mặc tôi một mình.

Hai năm sau, tôi phát hiện anh ngoại tình. Với một cô gái trẻ trung, kém tôi năm tuổi. Và nghiệt ngã thay, cô ta có thai.

Tôi điếng người.

Mẹ chồng tôi cười rạng rỡ như thể sắp được bồng cháu đích tôn. Bà không giấu nổi vẻ hả hê khi nhìn tôi nước mắt ngắn dài: “Cô thấy chưa, do cô thôi. Người ta có thai ngay còn gì!”

Tôi gói ghém hành lý, rời khỏi căn nhà đó trong lặng lẽ. Không một lời níu kéo. Không một cái ngoái đầu.

Tôi bắt đầu lại từ con số không. Bỏ phố về quê, xin dạy học ở một trường cấp ba, sống kín đáo và thu mình.

Rồi số phận lại mở ra một cánh cửa bất ngờ – tôi gặp Minh.

Minh là kỹ sư công trình, từng trải qua một cuộc hôn nhân tan vỡ. Chúng tôi đồng cảm, tìm thấy sự bình yên trong nhau. Không ồn ào, không đòi hỏi. Chúng tôi không đăng ký kết hôn – chỉ đơn giản là sống chung, yêu thương và trân trọng nhau.

Khi phát hiện có thai, tôi hoảng loạn.

Tôi sợ, sợ đó là một sai sót, là một trò đùa tàn nhẫn của số phận.

Nhưng không. Thai nhi lớn dần, máy nhẹ trong bụng tôi từng ngày, như lời khẳng định rõ ràng: “Tôi – không – vô – sinh.”

Tôi khóc. Tôi ôm lấy cái bụng đang nhô lên mà khóc như một đứa trẻ bị oan ức lâu ngày.

Sau khi sinh con trai, tôi ngắm đứa bé hàng giờ liền. Thằng bé có đôi mắt y chang tôi, cái miệng chúm chím lúc ngủ khiến tôi chỉ muốn ôm mãi không rời. Và rồi, một ý nghĩ hiện lên – tôi muốn trở về. Không phải để nối lại gì với Huy, mà để đòi lại danh dự. Để nói cho cả thế giới biết: tôi không hề vô sinh.

Hôm nay, tôi bế con đến nhà chồng cũ.

Mẹ Huy vừa mở cổng, ánh mắt bà dừng lại trên đứa trẻ trong tay tôi. Lần đầu tiên tôi thấy sự bối rối trong mắt bà – xen lẫn hoang mang và nghi ngờ.

Tôi nhìn thẳng vào mắt bà, nói rõ ràng:

– Tôi đến không để làm phiền. Chỉ để cho bà thấy… tôi sinh con rồi. Tôi không vô sinh.

Không khí ngưng đọng. Mẹ chồng cũ tôi nhìn đứa trẻ, rồi nhìn tôi.

Ba giây. Năm giây. Mười giây.

Bà không nổi giận. Không nói lời cay nghiệt như tôi nghĩ.

Bà chỉ điềm tĩnh đáp lại ba từ, khiến tôi sững sờ:

– “Không cần thiết.”

Tôi đứng chết lặng.

Ba từ ấy – “không cần thiết” – vang lên nhẹ như gió thoảng, nhưng đủ để khiến lòng tôi vỡ vụn lần nữa.

Tôi mang nặng đẻ đau, nuôi con một mình giữa bao ánh mắt soi mói. Tôi đã vượt qua tất cả chỉ để chờ một giây phút minh oan. Vậy mà, chỉ ba chữ thản nhiên ấy, bà chối bỏ tất cả.

Tôi siết chặt vòng tay quanh con trai, cố giữ cho giọng nói mình không run:

– Bà nói gì cơ?

Mẹ chồng cũ ngước mắt nhìn tôi. Không lạnh lùng, không căm ghét, mà lại đầy mỏi mệt:

– Tôi bảo, cô không cần thiết phải chứng minh gì nữa cả.

Tôi ngỡ ngàng. Bà… đổi giọng ư?

Như hiểu được sự bối rối của tôi, bà thở dài, tựa lưng vào cánh cửa gỗ phía sau:

– Ngày xưa, tôi sai. Tôi sai nhiều thứ. Nhưng tôi sẽ không xin lỗi, vì lúc đó tôi tin mình đúng. Tôi có lỗi khi ép Huy bỏ cô, vì tôi nghĩ… cô không thể sinh con. Mà nhà tôi thì cần cháu nối dõi.

Tôi lặng người.

– Rồi sau khi Huy cưới con bé kia, tôi cứ nghĩ ông trời thương tôi. Con bé ấy có bầu thật. Nhưng… bà ngừng lại, chậm rãi nói tiếp, – …đứa trẻ sinh ra không phải máu mủ nhà tôi.

Tôi há hốc miệng.

– Huy không dám kể cho tôi biết. Nó nhận nuôi đứa bé, rồi ly dị cô ta không lâu sau đó. Còn tôi, tôi cạn lời. Cái mà tôi từng tin là danh dự, là huyết thống, cuối cùng chỉ là ảo tưởng.

Một luồng hơi lạnh chạy dọc sống lưng tôi.

– Cô không vô sinh, tôi biết. Từ trước… tôi đã biết. – Bà cúi đầu, đôi tay gầy guộc đan vào nhau – Tôi tìm thấy tờ kết quả cũ Huy giấu. Tôi biết lỗi không phải ở cô. Nhưng tôi đã lỡ đẩy cô đi.

Tôi không tin vào tai mình nữa.

– Vậy… sao bà không nói? Sao bà để tôi mang tiếng? Bị chồng phản bội? Bị xua đuổi? Bị xem là đàn bà vô dụng?

– Vì tôi hèn. – Bà cười nhạt – Tôi không đủ can đảm nhận mình sai. Tôi nghĩ thời gian sẽ xóa hết, sẽ không ai nhắc lại nữa. Nhưng hôm nay cô quay lại, bế theo đứa bé này…

Bà tiến lại gần, nhìn con trai tôi đang ngủ trong tay. Ánh mắt không còn cay nghiệt, mà dịu lại như một làn nước mát.

– …tôi biết mình phải đối diện. Không để biện minh. Chỉ là… tôi không xứng để cô phải đến vì tôi.

Tôi nghẹn lời. Những oán giận bao năm chợt hóa thành nỗi trống rỗng trong tim.

Tôi tưởng mình sẽ hả hê. Sẽ thỏa mãn khi chứng minh được sự thật. Nhưng không. Tôi chỉ thấy mệt mỏi. Vì hóa ra… sự thật chẳng làm tôi hạnh phúc hơn.

Tôi khẽ nói:

– Tôi không trở về để tìm lại ai hay điều gì. Tôi chỉ muốn cho bà biết… tôi từng không có lỗi.

Mẹ chồng cũ gật đầu, mắt hoe đỏ.

– Và giờ cô có hạnh phúc không?

Tôi nhìn xuống đứa trẻ, nở một nụ cười nhẹ:

– Có. Hạnh phúc nhất là lúc con gọi tôi là mẹ.

Một khoảng lặng trôi qua giữa hai người phụ nữ từng ở hai đầu chiến tuyến. Không cần nói thêm gì nữa. Mọi oán hờn cũng đã tan theo gió.

Tôi quay lưng đi. Lần này, không là người bỏ chạy, mà là người đã vượt qua.

Phía sau, bà gọi với theo một câu – không hề để níu kéo, mà để thừa nhận:

– Cảm ơn cô… vì đã quay lại. Dù chỉ một lần.

Tôi không đáp. Nhưng trong lòng, tôi biết mình vừa khép lại được một chương cũ – đầy nước mắt, để mở ra một hành trình mới – nơi tôi không còn phải chứng minh giá trị của mình qua bất kỳ ai nữa.

Chân dung người phụ nữ bước xuống từ ô tô ch/ử/i b/ớ/i rồi h;ất đổ xe máy đỗ bên đường của nam shipper, lời giải thích sau đó khó chấp nhận

Ngày 24/7, mạng xã hội xuất hiện đoạn video dài gần một phút ghi lại tình huống gây tranh cãi trong một con hẻm nhỏ.

Sự việc xảy ra khi một chiếc ô tô chạy lùi vào hẻm, sau đó một người phụ nữ từ trong xe bước xuống và bất ngờ dùng tay đẩy đổ một chiếc xe máy đang dựng sát tường.

Hành động này ngay lập tức khiến một nam thanh niên, được cho là shipper, từ trong nhà chạy ra, truy đuổi theo đôi nam nữ trên ô tô để yêu cầu giải thích. Hai bên sau đó xảy ra lời qua tiếng lại, tuy nhiên người phụ nữ và tài xế ô tô nhanh chóng rời đi.

Dưới phần bình luận, phần lớn ý kiến cho rằng hành động đẩy đổ xe máy của người phụ nữ là thiếu kiềm chế, thiếu tôn trọng tài sản của người khác, dù có thể bức xúc do xe dựng chắn lối đi.

“Dù lý do gì thì cũng không nên phá hoại tài sản của người khác.”

“Cách hành xử quá nóng nảy. Nếu có vướng lối đi, hoàn toàn có thể nhắc nhở chủ xe chứ không nên hành động như vậy”

Clip MXH

Trao đổi với phóng viên Dân trí, Hồ Duy Phát – nam shipper (31 tuổi) cho biết, vụ việc xảy ra vào khoảng 13h52 ngày 23/7. Thời điểm đó, anh đang trên đường đi giao hàng gặp trời mưa nên tấp xe vào lề và chạy vào nhà người dân gần đó để trú.

“Lúc đó tôi ngồi trong nhà và dùng điện thoại, không rõ xe ô tô khi lùi có bấm còi cảnh báo hay không. Bất ngờ, người phụ nữ ngồi phía sau xe hạ kính, lớn tiếng chửi vào trong nhà. Khi xe vừa lùi ra khỏi hẻm, người phụ nữ mở cửa bước xuống, tiến lại gần và xô ngã xe máy của tôi mà không nói một lời nào”, anh Phát thuật lại.

Ngay sau khi phát hiện sự việc, anh Phát lập tức chạy theo đôi nam nữ, vừa cãi lý vừa dùng điện thoại quay video để làm bằng chứng. Tuy nhiên, sau một hồi tranh cãi, cả hai người này đã nhanh chóng lên xe rời đi.

Chiều cùng ngày, Công an phường Lái Thiêu đã mời các bên liên quan đến trụ sở làm việc ngay khi tiếp nhận thông tin. Tại đây, tài xế điều khiển ô tô đã thừa nhận sai, gửi lời xin lỗi đến anh Phát và đền bù 500.000 đồng để anh sửa xe.

“Anh tài xế nói lúc đó vì nóng giận nên hành xử chưa đúng, mong tôi bỏ qua. Tuy nhiên, người phụ nữ liên quan trực tiếp đến hành vi đẩy đổ xe thì không đến làm việc với công an”, anh Phát cho biết.