Home Blog Page 2

Chiều nay tìm thêm được thithe người đàn ông 40t cách vị trí tàu lật 500m: Cả nước rơi lệ c:.ầu ng:.uyện điều kỳ diệu với 2 người còn lại

Thi thể người đàn ông khoảng 40 tuổi được phát hiện trôi dạt trên vịnh Hạ Long, cách vị trí lật tàu Vịnh Xanh 58 ba hôm trước khoảng 500 m.

Nạn nhân được xác định là ông Hoàng Việt Hùng, 46 tuổi, du khách đi tàu Vịnh Xanh 58 hôm 19/7. Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Hòn Gai cùng Công an tỉnh Quảng Ninh đã tiếp cận đưa thi thể vào bờ lúc 12h20 hôm nay.

Đến nay, trong 49 người trên tàu Vịnh Xanh 58 bị lật do gặp giông lốc bất ngờ có 10 người được cứu sống, đã xác định 37 người chết, 2 người vẫn mất tích.

Tìm nạn nhân vụ Vịnh Xanh

Lực lượng chức năng tìm nạn nhân tàu Vịnh Xanh 58. Ảnh: Lê Tân

Trước khi phải tạm hoãn do bão Wipha đổ bộ vào hôm nay, công tác cứu nạn đã được triển khai khẩn trương, mở rộng khu vực tìm kiếm nạn nhân lên 9 hải lý với 28 mũi tìm kiếm được thiết lập.

Chiều nay, việc tìm kiếm hai người còn lại tiếp tục được triển khai.

Chiều 19/7, tàu Vịnh Xanh 58 xuất bến chở 46 du khách và 3 thuyền viên tham quan tuyến 2 vịnh Hạ Long. Thuyền trưởng kiêm chủ tàu Đoàn Văn Trình lần lượt đưa khách thăm các hòn Chó Đá, Đỉnh Hương, Gà Chọi, vào hang Sửng Sốt, hang Luồn, đảo Ti Tốp và trở về bến cảng vào chiều cùng ngày.

Tuy nhiên, sau khoảng 35 phút, khi đến phía đông của hang Đầu Gỗ, giông gió nổi lên kèm sấm sét, mưa đá đã xô nghiêng rồi đẩy tàu Vịnh Xanh 58 lật úp, toàn bộ hành khách và thuyền viên chìm xuống biển.

Cả nước phải xin lỗi thuyền trưởng tàu Thuyền Xanh 58! Hóa ra anh đã làm tất cả những gì có thể rồi!

Để đối phó với những rủi ro, thuyền trưởng trước tiên không được chủ quan; khi gặp mưa lớn và gió lốc, thuyền trưởng phải di chuyển tàu đến vị trí thích hợp để neo đậu.

“Vụ lật tàu Wonder Sea (tên khác là Vịnh Xanh) ở vịnh Hạ Long là sự việc rất đáng tiếc…”. Ông Đinh Thế Nam, người có nhiều năm làm thuyền trưởng và từng công tác ở Cảnh sát biển Việt Nam, chia sẻ với PLO.VN sau vụ lật tàu ở Vịnh Hạ Long.

Tàu đáy bằng có nhiều hạn chế khi gặp sóng lớn, gió mạnh

. Phóng viên: Ông nhìn nhận như thế nào về sự việc vừa xảy ra?

+ Ông Đinh Thế Nam: Nếu ai đến Hạ Long, từng đứng từ cầu cảng Tuần Châu hay Bãi Cháy dễ dàng nhìn thấy hàng trăm con tàu du lịch rập rờn trên sóng nước. Hầu hết các tàu có điểm chung là nhiều tầng, thiết kế cao, thân bè, tạo dáng vẻ sang trọng, tiện nghi.

Phần lớn tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long hiện nay đều được sửa chữa để có ít nhất 2-3 tầng, chiều cao từ mạn khô (khoảng cách giữa mặt nước và mạn tàu) đến nóc cột buồm thường rất cao, khoảng 5-9 m, nhằm tăng sức chứa hành khách, trong khi đó mớn nước (độ sâu trong nước) của tàu thường rất nhỏ, chỉ khoảng trên 1,2 – 2,5 m.

Điều này vô tình lại làm tăng trọng tâm của tàu (GM – metacentric height). Khi trọng tâm quá cao so với mực nước và khối lượng phân bố không đều (hành khách dồn lên boong, cabin đầy người) thì sự ổn định của tàu giảm đi rất nhiều, rất dễ mất cân bằng ngang khi có ngoại lực tác động như sóng ngang, gió mạnh hay va chạm.

Anh Đinh Thế Nam từng nhiều năm làm thuyền trưởng.

Anh Đinh Thế Nam từng nhiều năm làm thuyền trưởng.

Trong điều kiện bình thường, tàu vẫn ổn định. Nhưng chỉ cần có gió giật từ cấp 7-8 trở lên, cộng với luồng gió quét ngang thân tàu có diện tích lớn thì chỉ trong vài chục giây, lực lật sinh ra có thể vượt ngưỡng phục hồi và làm tàu nghiêng không trở lại được.

Ngoài ra, hiện rất nhiều tàu du lịch sử dụng thiết kế đáy bằng. Theo như video người dân ghi lại, tàu vừa gặp sự cố cũng là đáy bằng. Tàu dạng này quay trở linh hoạt hơn nhưng tính ổn định không cao.

Thêm vào đó, thiết kế đáy bằng giúp tàu dễ neo đậu tại bến, tăng diện tích sử dụng và ổn định khi nằm yên, hay di chuyển trong điều kiện sóng gió nhỏ. Nhưng khi di chuyển trong điều kiện có sóng to, đặc biệt sóng ngang, tàu đáy bằng gần như ôm trọn lực va của sóng, tạo dao động mạnh theo phương ngang, dễ gây lắc, chao đảo và nguy cơ mất ổn định tĩnh học rất nhanh.

Còn nếu chúng ta sử dụng tàu đáy tròn, sâu (dạng quả dưa) hay đáy chữ V như tàu cá hoặc tàu vượt sóng, thì tính ổn định cao vì nó như con lật đật.

Vì vậy, tôi cho rằng chúng ta cũng cần xem xét việc thiết kế đáy các tàu du lịch làm sao cho phù hợp.

Luôn cảnh giác nhưng nhiều trường hợp không kịp trở tay

. Nhiều năm làm việc ở vùng vịnh Hạ Long, ông có thể cho biết vùng biển này có hay xảy ra dông lốc?

+ Khu vực vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, lại có địa hình được bao quanh bởi vô số các hòn đảo tạo thành một lòng chảo, khiến những cơn giông lốc ở đây trở nên đáng sợ hơn, thường tạo ra sự xoáy lốc 360 độ. Nơi đây giông lốc có thể nổi lên bất cứ lúc nào, nhất là vào mùa hè.

Tôi nhiều lần gặp giông lốc rất mạnh khi công tác ở khu vực này. Một trong những lần đáng nhớ nhất của tôi đó là vào tháng 6-2015, khi gặp một cơn lốc bất chợt trong đêm, khiến con tàu bị trôi neo khoảng 600-700 m và va vào một tàu khác đang neo cùng khu vực, nhiều thiết bị trên mặt boong bị hư hỏng.

Tàu Vịnh Xanh 58 được trục vớt đưa vào bờ. Ảnh: N.SƠN

Tàu Vịnh Xanh 58 được trục vớt đưa vào bờ. Ảnh: N.SƠN

. Vậy theo kinh nghiệm bản thân, ông thấy trong những trường hợp gặp sóng gió bất ngờ thuyền viên phải làm gì?

+ Là một người nhiều năm bám biển, tôi đã chứng kiến không ít vụ việc đáng tiếc mà lẽ ra có thể phòng tránh được nếu thuyền trưởng tỉnh táo xử lý và bớt chủ quan.

Nhưng đáng tiếc là rất nhiều thuyền trưởng tàu khách hay rơi vào lỗi chủ quan, vì nghĩ là mình quá hiểu thời tiết, khí hậu và những con luồng, dòng nước tại đó rồi. Cũng dễ hiểu vì phần lớn những người thuyền trưởng đều là dân bản địa ở đây, từ nhỏ đã sống trên những con tàu, trên những đoạn luồng, nên việc học thuộc từng con nước, từng hòn đảo, khúc cua ở đó không có gì là lạ.

Tôi từng nhiều lần đi du lịch trên các tàu ở khu vực vịnh. Với một người từng là thuyền trưởng điều tôi luôn tò mò trên những con tàu là buồng lái và động cơ, kèm theo các thông số kỹ thuật của tàu. Ngoài ra tôi cũng để ý những người lái tàu đang vận hành thế nào, cách xử lý trên hành trình đó ra sao.

Trong nghề hàng hải, không ai dám vỗ ngực tự hào mình là thuyền trưởng, thuỷ thủ giỏi cho đến khi họ lập được nhiều thành tích, bước lên bờ và không bao giờ quay lại tàu nữa.

Giữa biển cả mênh mông, tàu dù to đến mấy cũng chỉ như chiếc lá tre nổi trên mặt hồ rộng lớn, chỉ cần một cơn sóng mạnh cũng có thể nhấn chìm tất cả, cho dù người vận hành nhiều kinh nghiệm đến đâu.

Để đối phó với những rủi ro, thuyền trưởng trước tiên không được chủ quan. Khi gặp mưa lớn và gió lốc, thuyền trưởng phải di chuyển tàu đến vị trí thích hợp để neo đậu.

Còn trường hợp cụ thể như vừa qua, thuyền trưởng phải hướng mũi tàu để đè sóng gió hoặc phân bổ tải trọng trên tàu. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp mưa lớn và gió lốc hình thành đột ngột không kịp trở tay.

. Xin cám ơn anh!

12 giờ 55 ngày 19-7, tàu Vịnh Xanh xuất bến tham quan vịnh Hạ Long, trên tàu có tổng cộng 49 người, trong đó có 3 thuyền viên.

Đến 13 giờ 30, khi tàu đến phía đông của hang Đầu Gỗ, trời đang nắng gắt chuyển tối đen, giông gió nổi lên kèm sấm sét, mưa đá. Gió mạnh xô nghiêng rồi đẩy tàu Vịnh Xanh 58 lật úp, toàn bộ hành khách và thuyền viên chìm xuống biển.

Tai nạn đau lòng khiến 36 người tử vong, 3 người còn đang mất tích.

Vì thương con lấy chồng vất vả, tôi và ông xã bàn nhau cho con gái 2 tỷ làm của hồi môn, đủ để con mua một căn chung cư tiện nghi, ai ngờ biến cố cũng đến từ đây vợ chồng tôi mới rõ bộ mặt con rể

Tôi và ông xã đều là công chức về hưu, sống an nhàn trong căn nhà nhỏ ở quận Bình Thạnh. Của ăn của để không nhiều nhưng cũng chẳng đến nỗi túng thiếu. Con gái duy nhất của chúng tôi – bé My – năm nay vừa tròn 27 tuổi, xinh xắn, có học thức, công việc ổn định tại một công ty truyền thông.

Từ nhỏ đến lớn, con bé luôn là niềm tự hào của vợ chồng tôi. Nó ngoan ngoãn, hiểu chuyện, học hành giỏi giang. Mỗi lần hàng xóm nói “nhà chị phước lớn có đứa con gái khéo”, tôi chỉ biết cười, trong lòng âm thầm cảm ơn trời đất.

Hồi cuối năm ngoái, My dẫn về nhà một người bạn trai tên Thành. Cậu ta 30 tuổi, làm kỹ sư phần mềm, dáng vẻ hiền lành, nói năng nhẹ nhàng, có vẻ lễ độ. Gặp mặt lần đầu, tôi và chồng cũng có cảm tình. Thành chào hỏi tử tế, trò chuyện lịch sự, lại nói đang có ý định mua nhà riêng cưới vợ, nghe qua cũng thấy có chí.

Vợ chồng tôi chẳng phải giàu sang gì, nhưng cũng có tích góp hơn 2 tỷ đồng, coi như của để dành tuổi già. Ấy thế mà từ khi con gái bàn chuyện cưới xin, tôi và ông xã lại cùng nhau tính chuyện cho con một khoản làm của hồi môn. Không phải để thể hiện gì cả, mà chỉ là nghĩ thương con gái, đời người phụ nữ lấy chồng vốn đã thiệt thòi. Nếu có sẵn căn nhà đứng tên nó, sau này lỡ có điều gì trắc trở thì con mình vẫn còn chốn đi về, không phải sống nhờ dâu rể.

Sau khi bàn bạc, chúng tôi quyết định rút 2 tỷ ra, nói rõ với con gái và Thành là tặng My làm của hồi môn, để con gái tự đứng tên mua một căn chung cư cho tiện đi làm và cũng là nơi an cư lập nghiệp. Thành nghe vậy thì tỏ ra vui mừng ra mặt. Cậu ta nói sẽ góp thêm 300 triệu để hai vợ chồng trẻ có nhà đẹp hơn. Nghe vậy tôi mừng lắm, nghĩ mình đã không nhìn nhầm người.

Chuyện cưới xin được tổ chức sau đó 2 tháng. Đám cưới tuy không quá xa hoa nhưng đủ đầy và ấm cúng. Con gái tôi mặc áo dài đỏ, tay trong tay chú rể bước vào lễ đường, mắt tôi rưng rưng mà lòng nhẹ nhõm. Từ nay con có mái ấm riêng, mình cũng có thể an lòng tuổi già.

Sau lễ cưới, hai vợ chồng con gái dọn về căn hộ mới ở quận 2. Căn hộ 2 phòng ngủ, nội thất đầy đủ, sạch sẽ và tiện nghi. Tôi và chồng thỉnh thoảng ghé chơi, thấy tụi nó sống hòa thuận nên cũng yên tâm.

Ấy vậy mà niềm vui chẳng được bao lâu.

Khoảng 5 tháng sau đám cưới, tôi để ý thấy My ít gọi điện về hơn. Trước đây nó hay gọi thủ thỉ kể chuyện cơ quan, chuyện chồng nấu ăn thế nào, hôm nay đi đâu chơi. Giờ thì lặng lẽ, hỏi han gì cũng chỉ “Dạ, bình thường mẹ ơi”, rồi vội vàng cúp máy.

Linh cảm của người làm mẹ khiến tôi thấy bất an.

Một buổi chiều mưa tháng Sáu, My gọi về, giọng run run. “Mẹ… con xin về nhà một thời gian được không?”

Tôi hoảng hốt hỏi: “Có chuyện gì thế con? Cãi nhau với chồng à?”

Nó im lặng một lát rồi mới nói: “Dạ… con muốn về với ba mẹ ít bữa, con mệt.”

Tôi và chồng lập tức chạy xe sang nhà nó. Căn hộ tối om, không khí lạnh lẽo. My ngồi co ro ở góc ghế sofa, mắt đỏ hoe. Nhìn nó tiều tụy như vậy, tôi không kiềm được nước mắt.

Một lúc sau, nó kể: Thành gần đây hay đi nhậu về trễ, có hôm còn say xỉn đập đồ. Nói chuyện gì không vừa ý là gắt gỏng, thậm chí ném cả điện thoại xuống sàn. Nó hỏi thì anh ta cáu: “Nhà này là do ba mẹ vợ bỏ tiền, tôi có quyền gì đâu?” Có lúc, Thành còn nói: “Tôi chỉ là người ngoài trong cái tổ ấm này.”

Tôi chết sững.

Thì ra, Thành mang trong lòng cảm giác tự ti vì căn nhà đứng tên vợ, nên dần sinh ra bất mãn. Nhưng thay vì góp sức để xây dựng, anh ta chọn cách trút giận lên vợ mình. Điều khiến tôi đau nhất là con bé đã chịu đựng nhiều tháng trời vì sợ mang tiếng “vừa cưới đã ly thân”.

Ông xã tôi tức giận gọi Thành sang nói chuyện. Cậu ta đến với bộ dạng nhếch nhác, còn nồng nặc mùi thuốc lá. Lúc nghe ba My nghiêm giọng hỏi chuyện, Thành lại cười nhạt: “Chuyện vợ chồng tụi con, ba mẹ nên để tụi con tự giải quyết.”

Câu nói đó như một gáo nước lạnh. Sự lễ phép ngày nào giờ tan biến. Tôi và chồng nhìn nhau, lặng người.

Sau hôm đó, con gái tôi về nhà cha mẹ ở tạm. Những tưởng Thành sẽ gọi điện xin lỗi, năn nỉ vợ quay về, nhưng tuyệt nhiên không một cuộc gọi, không một tin nhắn. Cả tuần sau, My vẫn im lặng, gầy đi thấy rõ, ăn uống chẳng ra sao. Tôi đau lòng nhưng không dám thúc ép. Cái gì đến cũng phải để nó đến theo cách của nó.

Đến ngày thứ tám, bất ngờ Thành xuất hiện. Cậu ta gọi điện trước, giọng nhẹ tênh:
– Con qua nhà nói chuyện một chút được không?

Tôi đồng ý, vì dù sao cũng là con rể. Nhưng khi Thành vừa bước vào cửa, tôi và ông xã lập tức cảm nhận một điều gì đó rất khác – một thái độ lạnh lùng, thậm chí có phần thách thức. Không có lời xin lỗi nào được thốt ra. Thành ngồi xuống ghế salon, nói thẳng:

– Con nghĩ, chuyện vợ chồng tụi con không thể tiếp tục. Tụi con không hợp. Nhưng trước khi chia tay, con muốn làm rõ vài chuyện.

Tôi nhìn chồng, không nói gì. Thành tiếp tục:

– Căn nhà tụi con đang ở, đúng là ba mẹ cho tiền mua, nhưng tụi con sống chung, con cũng đã bỏ vào 300 triệu. Nếu chia tay, con muốn được nhận lại phần đó, hoặc ít nhất cũng phải bán nhà chia đôi.

Nghe đến đây, tôi sững người. My đang ở trong phòng, chạy ra, mặt trắng bệch:

– Anh nói gì vậy? Nhà đứng tên em, anh cũng biết rõ mà. Sao giờ lại đòi chia?

Thành thản nhiên:

– Tôi bỏ tiền ra, dù không đứng tên, thì vẫn có quyền. Nếu không, cứ kiện ra tòa. Giờ xã hội văn minh, không phải cứ “cha mẹ cho thì là của con gái” đâu.

Tôi phải gắng hết sức mới giữ được bình tĩnh. Ông xã tôi thì đã run run vì tức giận. Ông gằn giọng:

– Cái nhà đó ba mẹ cho My, con chỉ mới cưới nhau chưa đầy năm, giờ đòi chia? Lại còn ra vẻ pháp lý? Vậy ra con cưới con gái tôi vì cái nhà?

Thành cười khẩy:

– Con đâu có nói vậy. Nhưng thời buổi này, ai cũng cần phải rõ ràng. Tình cảm không còn thì chia tài sản sòng phẳng là chuyện bình thường.

Câu nói đó như đâm một nhát vào tim tôi. Cả đời tôi chưa từng nghĩ mình sẽ nghe một lời phũ phàng đến vậy từ người mà tôi từng tin tưởng gả con gái cho.

My quay mặt đi, mắt rưng rưng:

– Em sai rồi. Sai vì đã nghĩ anh yêu em, không phải cái nhà.

Thành đứng dậy, nói gọn lỏn:

– Vậy em cứ suy nghĩ đi. Nếu không đồng ý, mình gặp nhau ở tòa.

Rồi cậu ta quay lưng bỏ đi, không một lần ngoái lại.

Tối đó, cả nhà ngồi trong im lặng rất lâu. Cuối cùng, ông xã tôi lên tiếng:

– Thôi, con ạ. Mình đã nhìn rõ rồi. Người như vậy, càng níu kéo chỉ càng đau.

My ôm mặt khóc nức nở. Nhưng không phải là vì tiếc, mà là vì thất vọng. Tôi biết, con bé đã quyết định.

Vài tuần sau, My nộp đơn ly hôn. Quá trình diễn ra căng thẳng, vì Thành thuê luật sư, cố đòi phần “đóng góp” của mình vào căn hộ. Nhưng nhờ giấy tờ rõ ràng, tên chủ sở hữu đứng một mình con gái tôi, kèm theo bằng chứng là toàn bộ tiền mua được chuyển từ tài khoản tôi và ông xã, cuối cùng tòa cũng bác bỏ yêu cầu của Thành.

Mọi chuyện kết thúc sau ba tháng đầy căng thẳng và nước mắt. My lấy lại được nhà, nhưng mất đi một phần lòng tin vào hôn nhân.

Có người hỏi tôi sau này có còn dám cho con gái “quá nhiều” khi cưới chồng không. Tôi chỉ cười buồn.

Tôi chưa bao giờ hối hận vì đã cho con 2 tỷ làm của hồi môn. Tôi chỉ hối hận… vì đã không nhìn rõ người đàn ông mà con mình định gắn bó cả đời.

Giá như Thành tử tế, thì căn nhà kia sẽ là nơi họ hạnh phúc xây dựng tương lai. Nhưng sự tham lam và ích kỷ của cậu ta đã làm lộ rõ bộ mặt thật.

Sau tất cả, con gái tôi hiểu ra một điều: nhà có thể mua lại, tiền có thể kiếm lại, nhưng sự bình yên – chỉ đến khi mình biết buông đúng lúc.

Danh tính thithe vừa được tìm thấy ở Hạ Long trưa nay 22/7: Cả nước rơi lệ c:.ầu ng:.uyện điều kỳ diệu với 3 người còn lại

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, trung tá Lê Thế Dũng, phó đồn trưởng Đồn biên phòng cửa khẩu cảng Hòn Gai, cho biết đã vớt được 1 thi thể nạn nhân tại khu vực cách vị trí tàu Vịnh Xanh 58 gặp nạn khoảng 500m.

tàu Vịnh Xanh - Ảnh 1.

Lực lượng cứu hộ đưa thi thể lên bờ và bàn giao cho cơ quan chức năng – Ảnh: Quảng Ninh Online

Cụ thể, hồi 11h30 ngày 22-7, tiếp nhận tin báo, Đồn biên phòng cửa khẩu cảng Hòn Gai đã cử 1 tổ gồm 5 cán bộ, chiến sĩ cùng xuồng vớt được 1 thi thể nạn nhân tại khu vực cách vị trí tàu Vịnh Xanh 58 lật khoảng 500m.

Nạn nhân được xác định là nam giới, thân hình to cao, khoảng gần 40 tuổi, mặc quần soóc, áo phông màu xám, điện thoại trong túi màu đen, tóc ngắn.

Hiện tại lực lượng cứu hộ đã đưa thi thể nạn nhân vào bờ và bàn giao cho các cơ quan chức năng để xác minh danh tính và tìm người thân.

Trước đó, trưa 21-7, Đồn biên phòng cảng Hòn Gai cũng đã phối hợp với Ban quản lý vịnh Hạ Long vớt được 1 thi thể bé trai tại khu vực đảo Ti Tốp.

Sau đó các cơ quan xác nhận thi thể cháu bé sinh năm 2019 là một trong những nạn nhân trong vụ lật tàu Vịnh Xanh 58.

Hiện tại, mặc dù do ảnh hưởng của cơn bão số 3 nhưng các lực lượng chức năng vẫn tiếp tục ứng trực và theo dõi sát thông tin các nạn nhân còn lại của vụ lật tàu trên vịnh Hạ Long.

Tàu Vịnh Xanh 58 chở 49 người, gặp cơn dông lốc và bị lật úp trên vịnh Hạ Long chiều 19-7. Công tác cứu hộ, cứu nạn được triển khai từ đầu giờ chiều 19-7, với sự tham gia của Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Ninh, Công an tỉnh Quảng Ninh, Bộ Công an…

Tổng cộng gần 1.000 người thuộc lực lượng của các đơn vị cùng hơn 100 phương tiện tham gia tổ chức tìm kiếm những nạn nhân còn mất tích.

Đến nay, lực lượng chức năng đã cứu được 10 người còn sống, tìm thấy thi thể 36 người thiệt mạng, còn 3 nạn nhân mất tích trên biển.

Ba người mất tích chưa tìm thấy gồm: Hoàng Văn Thái (sinh năm 1985), Hoàng Việt Hùng (sinh năm 1979), Hoàng Thị Quyên (sinh năm 1975).

CẢNH BÁO: Đang thấy mưa gió lớn, bỗng trời yên biển lặng thì tuyệt đối người dân KHÔNG ĐƯỢC ra khỏi nhà

Khoảng lặng trong cơn bão là “cái bẫy” đáng sợ vì không có nghĩa là cơn bão đã đi qua. Vì vậy, người dân vẫn cần ở yên trong nhà hoặc nơi tránh bão.

Hôm nay (22/7), bão số 3 Wipha sẽ đổ bộ vào đất liền từ Hải Phòng đến Thanh Hóa với gió mạnh ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11 (89-117km/h), giật cấp 13.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ở khu vực đồng bằng và ven biển Bắc Bộ, Thanh Hoá, Nghệ An đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 50-100mm, có nơi trên 130mm.

Ở đặc khu Bạch Long Vĩ đã có gió mạnh cấp 10, giật cấp 12; Cô Tô cấp 8, giật cấp 11; Cát Bà (đặc khu Cát Hải) cấp 6, giật cấp 8; Cửa Ông cấp 9, giật cấp 12; Bãi Cháy cấp 8, giật cấp 9; Quảng Hà cấp 8; Tiên Yên cấp 7, giật cấp 9; trạm Thái Bình cấp 7, giật cấp 8; Móng Cái cấp 6, giật cấp 9; Phủ Liễn cấp 6, giật cấp 8;…

Cảnh báo: Đang thấy mưa gió lớn, bỗng trời yên biển lặng thì tuyệt đối người dân KHÔNG ra khỏi nhà - TẠI SAO?- Ảnh 1.

Đường đi dự kiến của báo Wipha (Ảnh: Hệ thống giám sát thiên tai)

Đến 4h hôm nay (22/7), vị trí tâm bão cách Quảng Ninh khoảng 140km, cách Hải Phòng 70km; cách Hưng Yên khoảng 80km, cách Ninh Bình khoảng 100km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-102km/giờ), giật cấp 13; di chuyển theo hướng Tây Tây Nam với tốc độ khoảng 15km/h.

Trong 12 giờ tới, bão tiếp tục di chuyển hướng Tây Tây Nam, 10-15km/h. Đến 16h cùng ngày, vị trí tâm bão trên đất liền từ Hải Phòng đến Thanh Hoá với sức gió cấp 8, giật cấp 10; và suy yếu trên khu vực biên giới Việt – Lào.

Chia sẻ trong buổi Livestream trên trang cá nhân vào tối 21/7, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Huy có 20 năm kinh nghiệm nghiên cứu về giảm thiểu rủi ro thiên tai, biến đổi khí hậu và sinh kế, đã đưa ra lời cảnh báo tới người dân.

Đó là khi tâm bão đi vào đất liền, chúng ta sẽ cảm nhận thấy một khoảng lặng, ngừng mưa, ngừng gió. Đây là “cái bẫy” đáng sợ vì không có nghĩa là cơn bão đã đi qua. Vì vậy, khi thấy thời tiết tốt hơn sau bão, người dân vẫn cần ở yên trong nhà hoặc nơi tránh bão.

Thời điểm gió lặng sau cơn bão là gì?

Thực chất, khoảng lặng chính là lúc chúng ta đang ở tâm bão. Tâm bão hay mắt bão là một khu vực tương đối yên tĩnh nằm ngay tại trung tâm của hệ thống bão. Trái với suy nghĩ của nhiều người, khi mắt bão quét qua không phải là thời điểm nguy hiểm nhất.

Cảnh báo: Đang thấy mưa gió lớn, bỗng trời yên biển lặng thì tuyệt đối người dân KHÔNG ra khỏi nhà - TẠI SAO?- Ảnh 2.

Mắt bão là tâm bão và đường kính của nó dao động từ 20-30 km, thậm chí là 1.000 km

Bão Wipha so với Yagi hồi năm ngoái là không bằng, nhưng phải rất lưu ý hiện tượng gió mạnh cục bộ có thể xảy ra theo dải hẹp cách xa tâm bão có thể tới hàng trăm cây số. Gió mạnh cục bộ chỉ xảy ra trong quãng ngắn khoảng 10 đến 15 phút nhưng cấp gió lớn có thể làm tốc mái tôn và đổ cây cối.

Bão thực chất là khối không khí xoay tròn với vận tốc cao, hoạt động trong phạm vi khá lớn, đường kính có thể lên tới 1.000 km. Mắt bão là tâm bão, áp suất không khí ở đó rất thấp, với đặc trưng là gió lặng, luồng không khí đi xuống chiếm ưu thế và không có mây. Thời tiết nói chung là êm ả so với phần còn lại của cơn bão.

Khi mắt bão đi qua thường sẽ tĩnh lặng hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ,đây chỉ là tình trạng tạm thời nhưng nó luôn khiến mọi người có cảm giác như cơn bão đã qua và chủ quan. Khi gió lặng, có nghĩa là chúng ta đang ở trong mắt bão và một nửa cơn bão vẫn chưa đi qua khu vực đó. Phần sau của cơn bão cũng có những rủi ro tương tự như phần trước và trong một số trường hợp, nó có thể nguy hiểm hơn.

Cảnh báo: Đang thấy mưa gió lớn, bỗng trời yên biển lặng thì tuyệt đối người dân KHÔNG ra khỏi nhà - TẠI SAO?- Ảnh 3.

Bão số 3 (Wipha) chưa vào đất liền, hàng trăm nhà dân ở Thanh Hóa đã bị tốc mái do dông lốc

Vì vậy, người dân cần đợi đến khi nhận được thông tin rằng cơn bão đã hoàn toàn qua đi mới có thể ra khỏi nhà.

Một rủi ro lớn khác mà nhiều người có thể không cân nhắc đến là việc mắt bão thay đổi chu kỳ. Đường kính của mắt bão có thể thay đổi đột ngột, khiến mọi thứ trong khu vực đó có nguy cơ bị tàn phá nghiêm trọng trong thời gian ngắn.

Ở cường độ bão cực đại, mắt bão có thể co lại nhỏ hơn nhiều so với trước đây, vì áp suất khiến bão di chuyển gần tâm bão hơn. Độ ẩm và động lượng có thể làm yếu thành mắt bão, dẫn đến gió mạnh, gây thiệt hại lớn.

Vì vậy, khi bạn thấy mình ở trong tâm bão, hãy làm theo khuyến cáo của các chuyên gia và ở trong nhà. Mặc dù mọi thứ có vẻ bình lặng, vẫn có khả năng bạn có thể gặp nguy hiểm. Hãy ở trong nơi trú ẩn cho đến khi bạn nhận được cảnh báo chính thức rằng cơn bão đã qua.

Người đàn ông mặc đồ thợ xây đến trước cổng biệt thự thì bị vệ sĩ canh gác không cho vào, 30 phút sau tất cả người ở trong nhà ch/ết lặng khi biết được ông lại là…

Chiều mùa hè oi ả, ánh nắng dát vàng khắp con phố yên tĩnh nằm trong khu biệt thự cao cấp bậc nhất thành phố. Căn biệt thự nhà ông Tư Dương – một đại gia bất động sản tiếng tăm – toạ lạc giữa khuôn viên rộng hơn 2.000 mét vuông, với hệ thống an ninh được siết chặt 24/7. Không ai có thể tự ý ra vào, ngoại trừ người thân và những kẻ “được phép”.

17h30 chiều hôm đó, trong khi nhân viên phục vụ đang dọn tiệc trên tầng thượng chuẩn bị cho một buổi liên hoan nội bộ kín đáo, thì ở cổng chính, một người đàn ông mặc bộ đồ lao động bạc màu, tay cầm vali đựng đồ nghề xây dựng, tiến đến. Gương mặt ông rám nắng, ánh mắt có gì đó lạ lùng – vừa kiên định, vừa mệt mỏi. Ông dừng lại trước cánh cổng sắt cao hơn hai mét và nhấn chuông.

Vệ sĩ chính là Lực – một cựu quân nhân từng làm lính đặc nhiệm, bước ra, nhìn từ đầu đến chân người đàn ông rồi nhíu mày:

– Ai cho ông vào đây? Khu này không tuyển thợ xây dạo. Biến!

Người đàn ông không giận, cũng không rút lui. Ông đáp bằng giọng nhỏ, nhưng đầy rõ ràng:

– Tôi có hẹn với ông chủ nhà. Tôi cần gặp ông Tư Dương. Nói với ông ấy có người tên Sáu – Sáu Xây – đang đợi ở cổng.

Lực nhìn ông, cười khẩy:

– Tên Sáu Xây? Hẹn ông Tư Dương? Ông đùa đấy à?

Gã lấy bộ đàm gọi lên tầng thượng, nơi ông Tư đang trò chuyện cùng vài quan chức quen biết.

– Có thằng điên nào ở cổng tự xưng là Sáu Xây, nói có hẹn với ông. Sao đây?

Phía đầu dây kia là giọng nói khô khốc của trợ lý:

– Không có lịch nào như vậy. Cho đi chỗ khác.

Lực tắt máy, quay lại nhếch mép:

– Không ai biết ông là ai. Biến cho lẹ trước khi tôi gọi công an.

Người đàn ông gật đầu nhẹ, như thể đã đoán trước tình huống. Ông quay bước, rời khỏi cánh cổng, không cãi vã, không níu kéo.

30 phút sau.

Tiệc bắt đầu. Những tiếng cười nói rôm rả vang vọng từ tầng thượng. Ông Tư Dương – tóc vuốt gel bóng loáng, mặc vest hàng hiệu – đang nâng ly rượu vang đỏ sẫm với vị Giám đốc sở Tài nguyên Môi trường. Xung quanh là những khuôn mặt lắm tiền nhiều quyền: giám đốc ngân hàng, trưởng phòng quy hoạch, đại tá về hưu…

Không ai để ý đến cái vali nhỏ người đàn ông khi nãy để lại gần hàng rào hoa giấy ngoài cổng.

Bỗng một tiếng RẦM! rung chuyển toàn khu. Tầng trệt khói bụi mù mịt. Cửa kính nổ tung. Chuông báo động réo inh ỏi. Vệ sĩ lao vào nhưng đã quá muộn.

Một vụ nổ có chủ đích.

Toàn bộ hệ thống điện bị ngắt. Khói dày đặc. Tiếng la hét hỗn loạn vang lên. Không ai nghĩ rằng căn biệt thự có thể bị tấn công – càng không ai ngờ bởi chính người đàn ông bị xua đuổi khi nãy.

20 phút sau, lực lượng cảnh sát, cứu hỏa và truyền thông vây kín khu biệt thự. Trong đống đổ nát, một vật thể được tìm thấy gần hàng rào phía trước – chiếc vali màu xám tro, bị sức ép vụ nổ làm văng ra xa.

Chiếc vali có chữ “S.X.” khắc nhỏ ở mép dưới.

Một người phục vụ bị thương nhẹ, mặt tái xanh, run rẩy nói với công an:

– Tôi thấy ông ấy. Chính là ông thợ xây đó. Ông ấy từng làm ở đây… cách đây 25 năm.

Câu nói khiến không khí như đông cứng lại.

Ông Tư Dương đứng trân trối, mặt không còn giọt máu, tay run lên như gặp ma. Trước mặt ông, cảnh sát đưa ra một tấm ảnh cũ đã phóng to từ dữ liệu camera: người đàn ông trong ảnh – ông Sáu Xây – đang đứng trước cổng.

Một trong những khách dự tiệc – vị tướng già – thốt lên:
– Chúa ơi… Ông ấy… là người từng xây móng căn biệt thự này!

Không ai nói nên lời.

Tiếng còi hú của xe cứu hỏa và cảnh sát dội vang khắp khu biệt thự. Gió từ máy quạt công suất lớn thổi tan làn khói còn lại từ vụ nổ nhỏ ở tầng trệt. Rất may không có ai thiệt mạng, nhưng tất cả mọi người đều bàng hoàng, hoảng loạn. Không ai hiểu vì sao một người đàn ông tưởng như vô hại – một thợ xây già – lại là nguồn cơn của biến cố này.

Trong phòng thẩm vấn tại đồn công an quận, ông Tư Dương ngồi lặng im, khuôn mặt trắng bệch, ánh mắt vô hồn. Trước mặt ông là bản phác họa của người đàn ông tên Sáu Xây.

Một cảnh sát trẻ hỏi:

– Ông có biết người này không?

Ông Tư run tay, chậm rãi gật đầu:

– Biết… Hơn 25 năm trước… chính ông ấy là tổ trưởng đội thi công xây căn biệt thự này.

– Và sau đó?

Ông Tư im lặng rất lâu, rồi kể lại, như đang rút từng mảnh ký ức chôn sâu dưới lớp bụi thời gian:

25 năm trước, khi khu đất này còn là vùng ngoại ô thưa thớt dân cư, ông Tư Dương – lúc ấy chỉ là một tay đầu cơ đất đai vừa mới nổi lên – đã trúng một phi vụ lớn, mua lại mảnh đất rộng này để xây biệt thự. Ông thuê đội của Sáu Xây – một người thợ dày kinh nghiệm, tính tình nghiêm túc, thẳng thắn – để thi công phần móng.

Trong quá trình làm việc, Sáu phát hiện bản vẽ kỹ thuật có những điểm bất thường. Có vẻ như móng nhà được thiết kế không theo tiêu chuẩn chịu lực cần thiết, đặc biệt là với công trình lớn như vậy. Ông báo lại cho Tư Dương và đề nghị điều chỉnh lại bản vẽ, dù có thể làm đội thi công trễ tiến độ.

Nhưng ông Tư không chấp nhận. Sửa nghĩa là tốn tiền, tốn thời gian. Hắn gạt đi, bảo:

– Móng này đủ rồi. Ai xây thì xây, không làm thì tôi đổi người khác. Đừng lắm chuyện!

Sáu không chịu. Ông ngưng làm, quyết định rút đội của mình. Trước khi rời đi, ông còn nói một câu khiến ông Tư tức điên:

– Đừng tham quá, có ngày căn nhà này sập không phải vì móng yếu, mà vì cái tâm của ông mục nát.

Một tuần sau đó, Sáu mất tích.

Không ai tìm thấy ông. Không xác, không dấu vết. Gia đình báo công an, nhưng hồ sơ bị khép lại vì không đủ chứng cứ. Mọi người dần quên ông. Riêng Tư Dương thì không bao giờ nhắc lại chuyện ấy nữa.

Cho đến ngày hôm nay…

Cảnh sát trưởng cau mày:

– Ý ông là… ông Sáu Xây đã quay lại? Sau ngần ấy năm?

Ông Tư gật đầu, thở hắt:

– Là ông ấy. Tôi nhận ra ánh mắt đó. Dù già hơn, tóc bạc trắng… nhưng tôi không thể quên.

Cùng lúc đó, lực lượng kỹ thuật viên pháp y đang kiểm tra lại chiếc vali để lại gần hàng rào. Nhưng điều khiến họ sững người không phải là chất nổ, mà là… chiếc hộp gỗ nhỏ giấu bên trong, chứa hai mẫu xương người, cùng một tờ giấy cũ kỹ đã ngả màu.

Dòng chữ viết tay nguệch ngoạc, bằng mực tím, lộ ra khi tấm giấy được mở ra:

“Nếu ai còn nhớ đến tôi – Sáu Xây – thì hãy đào móng nhà này. Dưới đó… còn một người nữa. Một người đã bị chôn cùng công lý.”

Ngay lập tức, cơ quan điều tra cho phong tỏa hiện trường và ra lệnh khai quật khu vực móng cũ phía sau biệt thự.

Ba ngày sau, họ phát hiện một thi thể bị vùi sâu hơn 2 mét dưới nền xi măng – khu vực từng là nhà kho, nay đã đổ bê tông kín mít từ hàng chục năm trước.

Giám định pháp y xác nhận: đó là thi thể của Sáu Xây.

Vậy người đàn ông xuất hiện hôm đó là ai?

Không có dữ liệu sinh trắc, không dấu vân tay khớp với bất kỳ hồ sơ nào hiện tại. Camera chỉ ghi hình người đó đến và rời đi, không để lại dấu vết. Giống như một… hồn ma.

Người phục vụ trẻ – người duy nhất tiếp cận gần ông Sáu hôm đó – quả quyết:

– Tôi chạm vào tay ông ấy mà lạnh toát như băng đá. Tôi… tôi nghĩ ông ấy không còn là người nữa.

Truyền thông rộ lên giả thuyết về một “hồn ma trở về trả thù”. Dư luận chia rẽ: người tin, người không. Nhưng kết quả điều tra không thể phủ nhận – ông Sáu đã bị thủ tiêu và chôn sống dưới móng căn biệt thự mà ông từng xây nên, và người đã ra lệnh không ai khác ngoài Tư Dương.

Vụ án cũ được lật lại. Ông Tư Dương bị khởi tố. Toàn bộ tài sản bị niêm phong. Giới quan chức từng thân cận với ông lặng lẽ quay lưng, né tránh.

Căn biệt thự bị bỏ hoang.

Người ta đồn rằng, vào mỗi buổi chiều có nắng, sẽ thấy một bóng người mặc đồ thợ xây, đứng trước cổng, tay cầm vali – lặng lẽ chờ ai đó bước ra và nghe ông kể nốt phần cuối câu chuyện.

Công ty bốc ch.áy dữ dội, giám đốc t.ử v..ong!

Ngọn lửa bùng phát thiêu rụi nhiều tài sản của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Ba Bể (Thái Nguyên), khiến giám đốc công ty thiệt mạng.

Rạng sáng 22/7, một vụ hỏa hoạn nghiêm trọng xảy ra tại xã Chợ Rã (thị trấn Chợ Rã, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn cũ), tỉnh Thái Nguyên khiến một người tử vong và một người khác bị thương. Thiệt hại tài sản ban đầu ước tính hơn 2,5 tỷ đồng.

Chay giam doc tu vong anh 1
Nhiều tài sản bị thiêu rụi trong vụ hỏa hoạn.

Lãnh đạo xã Chợ Rã, Thái Nguyên cho biết ngọn lửa bùng phát tại khu vực kinh doanh kiêm trụ sở của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Ba Bể, thuộc Tiểu khu 7 – nơi được xem như trung tâm thương mại quy mô nhỏ, tập trung nhiều hộ kinh doanh mặt hàng gia dụng, điện tử và may mặc của địa phương.

Ngay khi nhận được tin báo, lực lượng chức năng gồm Công an xã Chợ Rã, tổ an ninh cơ sở, Công ty TNHH MTV Thiên Ân và Tổ chữa cháy khu vực Chợ Mới (Phòng Cảnh sát PCCC & CNCH, Công an tỉnh Thái Nguyên) khẩn trương có mặt, triển khai công tác dập lửa. Đám cháy được khống chế vào khoảng 4h45 cùng ngày.

Chay giam doc tu vong anh 2
Đến 4h45 ngày 22/7, đám cháy được khống chế.

Tuy nhiên, vụ cháy đã khiến ông Bùi Trung H. (SN 1962), Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Ba Bể, tử vong tại chỗ. Ông Phùng Văn T. (SN 1979, trú tại Tiểu khu 7) bị thương và đang được điều trị.

Hiện nguyên nhân vụ cháy đang được các cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.

Trời ơi, cầu treo đ/ứt cáp, xe cán bộ xã đi chống b/ão r//ơi xu/ống sông

Sáng 22/7, sự cố đứt cáp cầu treo xảy ra tại bản Pa Xa, xã Thanh Yên, tỉnh Điện Biên khiến một ô tô chở 3 người rơi xuống sông.

Hơn 8h ngày 22/7, cầu treo Pa Thơm (xã Thanh Yên, tỉnh Điện Biên) bị đứt cáp một bên khiến xe bán tải chở ba cán bộ xã đi kiểm tra chống bão và một xe máy rơi xuống sông, đoạn qua bản Pa Xa Lào.

Người dân phát hiện kịp thời, ứng cứu đưa các nạn nhân lên bờ. Hai người bị thương nặng, một người bị thương nhẹ. Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ tịch xã Thanh Yên, cho biết ba cán bộ không nguy hiểm đến tính mạng, đang được chăm sóc y tế. Chiếc xe bán tải hiện vẫn dưới suối, chưa thể trục vớt.

Khu vực xảy ra sự việc có mưa nhưng không lớn, chưa xuất hiện lũ; cây cầu trước đó vẫn hoạt động bình thường.

Chiếc cầu treo bị đứt cáp khiến 3 người rơi xuống sông, sáng 22/7. Ảnh: Xuân Hoa

Chiếc cầu treo bị đứt cáp khiến 3 người rơi xuống sông, sáng 22/7. Ảnh: Xuân Hoa

Cầu treo Pa Thơm là tuyến giao thông quan trọng, phục vụ nhu cầu đi lại, sản xuất của hơn 100 hộ dân thuộc hai bản Púng Pon và Huổi Moi, cùng nhiều người dân thường xuyên vượt suối làm nương rẫy.

Bão Wipha đang đổ bộ nước ta. Cơn bão này hình thành ngoài khơi phía đông Philippines, đến sáng 19/7 vào Biển Đông với sức gió cấp 9, sau đó tăng lên cấp 11 khi đổ bộ phía nam Trung Quốc vào đêm 20/7, quật đổ hàng loạt cây xanh, đè lên nhiều phương tiện. Sáng 21/7, bão vào vịnh Bắc Bộ, giảm còn cấp 9. Do được tiếp thêm năng lượng từ vùng biển ấm, bão đã mạnh trở lại, đạt cấp 10-11. Sáng 22/7, bão tập trung mạnh vào khu vực Nam Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình và Thanh Hóa. Sau đó bão đi sâu vào đất liền, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới ngày 23/7. Ở Bắc Bộ (trong đó có Điện Biên), bão gây mưa lớn dữ dội, đặc biệt từ ngày 21-22/7. Lượng mưa phổ biến 120-250 mm, có nơi vượt 400-600 mm, kết hợp gió giật mạnh cấp 6-9 (có nơi giật cấp 12-15).

Chân dung nam thanh niên gi/ật hơn 100 tờ v;é s;ố của người đàn ông kh/uyết t/ậ/t ở TPHCM

Giật hơn 100 tờ vé số của người đàn ông bị bệnh tật, nam thanh niên 24 tuổi bị cảnh sát bắt giữ khi đang lẩn trốn tại TPHCM

Ngày 22/7, Công an TPHCM phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ lấy lời khai Nguyễn Triều Tiên (24 tuổi, ngụ TPHCM) để điều tra về hành vi cướp giật tài sản.

Theo cảnh sát, Tiên là nghi phạm giật hơn 100 tờ vé số của người đàn ông bị bệnh, đi lại khó khăn ở phường Tăng Nhơn Phú vào tối hai hôm trước.

Vào cuộc điều tra, Công an TPHCM đã bắt giữ Tiên tại một địa điểm trên địa bàn quận Gò Vấp cũ.

Trước đó, lúc 20h13 ngày 20/7, ông Quách Văn Ngọc (44 tuổi, quê Thanh Hóa) đi bán vé số trong hẻm 41 đường Cầu Xây, phường Tăng Nhơn Phú.

Thời điểm này, Tiên đi xe máy, mặc áo xe ôm công nghệ dừng lại hỏi mua vé số. Ông Ngọc đã đưa xấp vé số cho thanh niên này lựa. Nam thanh niên không lựa vé số mà liên tục hỏi chuyện, rồi bất ngờ cầm xấp vé số tăng ga bỏ chạy ra hướng đường Cầu Xây.

Theo ông Ngọc, chiều 20/7, ông nhận 140 tờ vé số từ đại lý, sau đó bán được hơn 20 tờ. Ông Ngọc mang hơn 110 tờ về nhà nghỉ ngơi để ngày hôm sau đi bán tiếp nhưng sau đó đã bị giật hết.

Gia đình ông Ngọc cho biết, hơn 10 năm trước, ông Ngọc bị tai nạn giao thông chấn thương sọ não, nên bây giờ tay chân của ông Ngọc không thể đi lại bình thường, việc giao tiếp cũng gặp khó khăn.

Bà con Hưng Yên – Ninh Bình chú ý, bão đã vào đến nơi rồi!!! Tuyệt đối không ra ngoài

Tin bão mới nhất: Bão số 3 WIPHA chính thức đổ bộ vào Ninh Bình, Hưng Yên, gió đã rất to, mưa như trút

Trao đổi với phóng viên sáng 22/7 về tin bão mới nhất, ông Hoàng Phúc Lâm – Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, bão số 3 WIPHA đang nằm trên đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình, sức gió mạnh nhất đạt cấp 8-9 (62-88 km/h), giật cấp 11. Mưa lớn kéo dài tại Thanh Hóa, Nghệ An khiến nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tăng cao.

p nhật tin bão mới nhất: Bão số 3 áp sát đất liền, mưa lớn tập trung ở Thanh Hóa – Nghệ An

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, lúc 10h sáng nay, tâm bão số 3 đã nằm trên đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình, tại vị trí khoảng 20,2 độ Vĩ Bắc; 106,4 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão đạt cấp 8-9 (62-88km/h), giật cấp 11. Trong 3 giờ tới, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Nam với tốc độ khoảng 10-15km/h.

“Hiện nay, các vùng mây dày của bão chủ yếu phân tán về phía tây nam của tâm bão. Vì vậy, mưa lớn đang tập trung chủ yếu ở Thanh Hóa và Nghệ An. Đáng lưu ý là trong vòng 3 giờ qua, tại hai tỉnh này đã liên tục xuất hiện các trận mưa rất to, với lượng mưa từ 30-50mm chỉ trong 1 giờ,” ông Lâm cảnh báo.

Trao đổi với phóng viên sáng 22/7, ông Hoàng Phúc Lâm – Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, bão số 3 WIPHA đang ở Hưng Yên và Ninh Bình, chỉ trong khoảng 1 giờ tới, bão sẽ chính thức đi vào đất liền. Mưa lớn kéo dài tại Thanh Hóa, Nghệ An khiến nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tăng cao. Ảnh: NCHMF

Cập nhật về tình hình tại các đảo như Cô Tô, Vân Đồn (Quảng Ninh), Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), ông Lâm cho biết: “Đêm qua, các khu vực đảo này đã ghi nhận gió mạnh cấp 9-10, giật cấp 12. Tuy nhiên, khi bão di chuyển gần vào đất liền Hưng Yên – Ninh Bình, khu vực đảo bắt đầu chuyển sang gió đông nam với cường độ yếu dần.”

Ông Lâm nhận định, từ trưa nay, gió tại các đảo ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng sẽ giảm xuống dưới cấp 6, tương đối an toàn trong 3-5 giờ tới.

Bão số 3 vào bờ: Nguy cơ mưa lớn, lũ quét và sạt lở đất dâng cao

 

 

Dự báo về hướng di chuyển của bão, ông Lâm nhấn mạnh: “Bão số 3 đang đi theo hướng Tây Tây Nam, sẽ đổ bộ trực tiếp vào đất liền Hưng Yên và Ninh Bình. Sau khi vào bờ, ngoài gió mạnh, tác động lớn nhất sẽ là mưa lớn trên diện rộng, đặc biệt là tại Thanh Hóa và Nghệ An.”

Theo dự báo, trong vòng 3 giờ tới, mưa lớn vẫn tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng Thanh Hóa và Nghệ An. Tuy nhiên, từ chiều tối và đêm nay, mưa sẽ mở rộng lên các huyện miền núi của hai tỉnh này. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở khu vực miền núi Thanh Hóa, Nghệ An được đánh giá là rất cao.

“Lượng mưa trong các đợt ngắn hạn có thể vượt 150mm trong vòng 3 giờ. Kết hợp với nền đất đã bão hòa sau nhiều ngày mưa lớn, người dân vùng núi cần đặc biệt cảnh giác với lũ quét, sạt lở đất trong chiều tối và đêm nay,” ông Lâm khuyến cáo.

Cũng theo ông Lâm, người dân các địa phương chịu ảnh hưởng không nên chủ quan khi thấy mưa giảm hoặc gió yếu đi. Các đợt mưa lớn vẫn có thể tiếp diễn bất ngờ, nhất là khi hoàn lưu bão còn tồn tại.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến bão số 3 và phát liên tục các bản tin cảnh báo, giúp chính quyền và người dân chủ động ứng phó.

Diễn biến mưa lớn các khu vực khi bão số 3 đổ bộ

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (22/7), ở khu vực phía Đông Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa tính từ 19h ngày 21/7 đến 03h ngày 22/7 có nơi trên 80mm như: trạm Hải Đường (Nam Định) 125.2mm, trạm Đông Long (Hưng Yên)116.6mm, trạm Nga Thiện (Thanh Hóa) 99.2mm, trạm Nông Trường 15 (Nghệ An) 87.6mm,…

Từ sáng sớm 22/7 đến 23/7, ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa to đến rất to và dông với lượng mưa phổ biến 200-300mm, cục bộ có nơi trên 500mm; các nơi khác ở khu vực Bắc Bộ và Hà Tĩnh có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến 70-150mm, cục bộ có nơi trên 250mm. Cảnh báo nguy cơ mưa có cường suất lớn (>150mm/3h). Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Ngoài ra, ngày và đêm 22/7, khu vực cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa 10-30mm, cục bộ có nơi trên 70mm (thời gian mưa tập trung vào chiều và tối). Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Từ đêm 23-25/7, khu vực Bắc Bộ và từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh có khả năng tiếp tục có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét, mưa đá: cấp 1.

Mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp, khu đô thị, công nghiệp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc (thông tin cảnh báo khu vực nguy cơ lũ quét, sạt lở đất thời gian thực được cung cấp trực tuyến trên trang thông tin điện tử của Cục Khí tượng Thủy văn tại địa chỉ: https://luquetsatlo.nchmf.gov.vn và trong bản tin riêng cảnh báo lũ quét, sạt lở đất).