Home Blog Page 5

Hơn cả phép màu: 3 người m;;/ất tí;;/ch vụ l;;/ật tàu được ngư dân c;;/ứu sống bằng cách không ai ngờ tới,

Trong cuộc phỏng vấn với phóng viên Dân trí tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, anh Nguyễn Anh Tú – một trong 3 nạn nhân ôm ghế gỗ sau vụ lật tàu Vịnh Xanh 58 – tiết lộ có 2 ngư dân đã cứu họ giữa biển khơi mênh mông.

Theo tìm hiểu, 2 ngư dân đó là ông Bùi Công Định (trú ở phường Hà An, tỉnh Quảng Ninh) và cháu trai là Nguyễn Kế Hương (chủ thuyền).

Ngư dân cứu 3 người vụ lật tàu Hạ Long: “Thấy tay chấp chới, tôi quay thuyền lại” (Video: Trần Thành Công; Biên dựng: Cẩm Tiên).

Run rẩy khi cứu người

Chia sẻ với phóng viên Dân trí, ông Định cho biết, mỗi khi hồi tưởng lại sự việc, ông chưa quên được cảm giác run rẩy hai tay trong lúc gắng sức kéo 3 nạn nhân lên bờ.

Theo nam ngư dân, khoảng 16h ngày 19/7, ông và cháu trai nhổ neo, đi bắt mực đêm tại khu vực cửa Tùng Sâu cách bờ khoảng 18 hải lý.

Sau khi thuyền di chuyển được 1 tiếng, ông Định nhìn thấy ở phía xa một vết mờ. Ban đầu, nam ngư dân tưởng là chiếc phao bị ném xuống biển. Cảm nhận có điều bất thường, ông nheo mắt quan sát một lần nữa, hỏi cháu trai: “Có người ở phía xa phải không?”.

Từ khoảng cách 200m, anh Hương phát hiện cánh tay đang chấp chới giữa biển nước. Ngay lập tức, nam thuyền trưởng khẩn cấp tăng ga, quay đầu lại để ứng cứu.

“Tiếp cận được vị trí nhìn thấy vết mờ, tôi phát hiện 3 người đàn ông đang ôm ghế gỗ trong tình trạng sức cùng lực kiệt. Không một phút đắn đo, từ đầu mũi tàu, tôi thả dây, kéo toàn bộ nạn nhân lên thuyền”, ông Định nhớ lại.

Ông Định cảm thấy phấn khởi khi mình cứu sống được 3 nạn nhân (Ảnh: Trần Thành Công).

Thời điểm đó, 3 người đàn ông trong tình trạng ướt sũng, da nhợt nhạt, chân tay lạnh toát. Họ thở hổn hển, mắt vẫn chưa hết hoảng loạn sau hành trình sinh tử giữa biển khơi.

“Một nạn nhân bị tụt huyết áp, liên tục kêu choáng rồi gục xuống. Tôi vội vàng pha nước chanh cho anh ấy uống. Hai người còn lại thở dốc, chảy nhiều máu do bị thương ở tay và chân”, nam ngư dân cho biết.

Ông kể, băng bó xong vết thương cho các nạn nhân, thuyền trưởng di chuyển về vị trí tàu du lịch gặp nạn để bàn giao cho lực lượng chức năng.

Suốt quãng đường khoảng 15 phút, 3 nạn nhân im lặng, hơi thở đứt quãng. Ông Định không dám hỏi chuyện nên không biết danh tính của họ.

 

Bà Tuyến (vợ ông Định) tự hào khi nhắc lại việc làm tốt đẹp của chồng (Ảnh: Trần Thành Công).

Ngày 20/7, chị Quyên – con gái ông Định – đăng tải câu chuyện bố giải cứu 3 người ôm ghế gỗ giữa biển lên mạng xã hội, mọi người mới biết trong đó có anh Nguyễn Anh Tú – con trai của một hộ dân sống cùng khu với ông Định.

“Trong khoảng thời gian ngắn ngủi trên thuyền, cháu Tú hoảng loạn, mệt mỏi và sợ hãi nên chúng tôi không nhận ra nhau”, ông thông tin thêm.

Được biết, ông Định đã có hơn 30 năm lênh đênh với nghề sông nước, chứng kiến nhiều nguy hiểm rập rình. Cách đây 5 năm, ông từng quăng dây giúp 6 nạn nhân trên một con thuyền đánh cá bị lật úp thoát nạn.

“Nhìn người ta gặp nạn giữa sóng nước, ai nỡ bỏ rơi họ. Tôi luôn tâm niệm, dù gặp người sống hay người chết đều phải giúp đỡ”, người đàn ông 65 tuổi nói.

Bà Nguyễn Thị Tuyến (vợ ông Định) bày tỏ sự tự hào khi chồng làm được việc cứu giúp người giữa hoàn cảnh tuyệt vọng.

Là vợ của ngư dân, mỗi lần chồng lênh đênh trên biển, lòng bà thấp thỏm khôn nguôi, cầu mong mưa thuận gió hòa, thuyền ra khơi rồi trở về an toàn.

“Nghe chồng kể lại câu chuyện, tôi rất xúc động. Ông ấy sống hiền lành, sẵn sàng giúp đỡ mọi người khi cần thiết nên ai cũng quý mến”, bà Tuyến bày tỏ.

Sẽ đến nhà cảm ơn vị ân nhân sau khi xuất viện

Chia sẻ với phóng viên Dân trí, anh Nguyễn Anh Tú bày tỏ sự biết ơn với ông Định và cháu trai đã giúp cả 3 người ôm chiếc ghế gỗ hồi sinh thêm một lần nữa sau thảm kịch lật tàu.

Trước khi được ông Định phát hiện, mỗi lần thấy thấp thoáng bóng dáng tàu thuyền đi qua, các nạn nhân dốc chút sức lực cuối cùng hét lớn: “Cứu với, cứu với…” và vẫy tay trong vô vọng.

Anh Quân (ngoài cùng bên trái) và anh Tú (áo trắng) đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Suốt 3 tiếng lênh đênh trên biển, anh Tú cùng anh Quân và anh Hải nhiều lần hy vọng được cứu rồi thất vọng, do các thuyền đều ở khoảng cách quá xa, không thể nghe được tiếng gọi yếu ớt.

Giây phút thuyền của ông Định và cháu trai tiến lại gần, 3 người đàn ông vừa đối mặt giữa lằn ranh của sự sống và cái chết tưởng như được sinh ra thêm một lần nữa.

“Sau khi xuất viện, 3 anh em sẽ đến tận nhà để cảm ơn ông Định và cháu trai. Nếu không có họ giải cứu, chúng tôi có lẽ sẽ sớm buông xuôi và ra đi giữa biển khơi mãi mãi”, anh Tú cho biết.

Khoảng 12h55 ngày 19/7, tàu Vịnh Xanh 58 chở 49 người gồm 46 du khách và 3 thuyền viên tham quan tuyến 2 trên vịnh Hạ Long (bao gồm hang Sửng Sốt – đảo Ti Tốp).

Đến 13h30 cùng ngày, tàu gặp dông gió mạnh và sau đó bị lật úp. Một số hành khách kịp mặc áo phao và nhảy xuống biển. Tuy nhiên, phần lớn bị mắc kẹt trong cabin hoặc khoang máy. Tàu mất tín hiệu định vị lúc 14h05.

Ngay sau vụ tai nạn, tỉnh Quảng Ninh đã huy động gần 1.000 người cùng hàng trăm phương tiện, trong đó có tàu cứu hộ, thuyền ngư dân, ca nô chuyên dụng, đội thợ lặn đặc công và nhiều thiết bị sonar dò tìm dưới nước.

Trong số 49 người trên tàu, hiện có 10 người sống sót; 36 người tử vong (đã tìm thấy thi thể); 3 người còn mất tích.

Người dân đổ xô tích trữ thực phẩm – ùn ùn như vỡ trận trước bão Wipha

Vừa bước chân vào siêu thị lúc 17h ngày 21/7, Trần Ngọc Bích, 27 tuổi, ở phường Ngô Quyền, TP Hải Phòng choáng ngợp trước cảnh người dân ùn ùn mua bán như vỡ trận.

Các gian hàng thực phẩm đông nghịt. Tại quầy bánh mì, Ngọc Bích phải chen “bằng cả tính mạng” mới lấy được hai chiếc.

“Các kệ hàng ở quầy rau củ quả đều trống trơn. Kệ mì gói chỉ còn lại những loại ít phổ biến”, Bích kể. Cô không mua được đủ món trong danh sách và phải xếp hàng gần 30 phút chờ thanh toán.

Theo Bích, thói quen tích trữ đồ ăn của gia đình cô và nhiều người hàng xóm chỉ hình thành sau bão Yagi hồi tháng 9/2024. Trận bão có cường độ mạnh và sức ảnh hưởng lớn khiến nhiều gia đình bị cô lập, không thể đi chợ hay đặt hàng trong nhiều ngày.

“Năm ngoái, cả nhà phải ăn mì gói suốt ba ngày. Rút kinh nghiệm, năm nay chúng tôi không mua nhiều nhưng phải đủ những thứ thiết yếu”, cô nói.

Từ sáng 20/7, gia đình chị Hồng Hạnh, 50 tuổi, ở phường Gia Viên, Hải Phòng cũng chuẩn bị thực phẩm và đồ dùng thiết yếu sẵn sàng chống bão Wipha.

Chị phải đi hai siêu thị lớn mới mua đủ đồ. Nơi đầu tiên hết rau xanh, nơi thứ hai không còn thịt, cá. “Mua đồ cho hai ngày bão mà cứ ngỡ như ngày tận thế”, chị Hạnh nói.

Ngoài thực phẩm, chị Hạnh kiểm tra lại bể nước trên sân thượng, phòng khi nguồn cung nước gặp sự cố. Gia đình còn đun sôi nước đổ đầy các phích, bình giữ nhiệt, để có nước nóng pha sữa, nấu mì khi mất điện.

Trên các hội nhóm mạng xã hội của người dân Hải Phòng, video, hình ảnh cảnh các quầy hàng thực phẩm trống trơn trong siêu thị được chia sẻ rộng rãi.

Người Hà Nội đổ xô đi siêu thị tích trữ đồ ăn phòng bão, ngày 21/7/2025. Ảnh: Quỳnh Nguyễn

Người Hà Nội đổ xô đi siêu thị tích trữ đồ ăn phòng bão, ngày 21/7. Ảnh: Quỳnh Nguyễn

Khảo sát của VnExpress ngày 21/7 tại Quảng Ninh, Hưng Yên, Ninh Bình hay Thanh Hóa cho thấy người dân cũng bắt đầu tích trữ nhu yếu phẩm. Tuy nhiên, thay vì đổ về các siêu thị lớn, điểm mua sắm quen thuộc của họ là những khu chợ dân sinh gần nhà.

Chị Lê Loan, 45 tuổi, một tiểu thương bán rau củ ở Hưng Yên, cho biết rau xanh là mặt hàng được tìm mua nhiều nhất, dù giá cao hơn ngày thường 10-15%. Bên cạnh đó, thịt, trứng và các loại đồ khô như mì tôm, bánh đa cũng có sức mua tăng mạnh

“Vì thói quen mua sắm tại chợ dân sinh và một số hộ tự trồng rau xanh, nuôi gia cầm nên cảnh tượng người dân đổ xô đến các siêu thị không ồ ạt như ở những thành phố lớn”, chị Loan nói.

Chiều 21/7, Ngọc Hân ở phường Yên Hòa, Hà Nội cũng tranh thủ ghé siêu thị để mua đồ ăn cho ba ngày tới. Cô gái 27 tuổi lên danh sách các món cần mua gồm rau củ, thịt, trứng và đồ khô. Hân định qua chợ dân sinh gần cơ quan nhưng lúc 12h trưa, các sạp hàng đã vãn, số ít còn lại chủ yếu hàng đã dập nát, giá cao hơn ngày thường.

“Tôi nghĩ đi siêu thị buổi chiều sẽ vắng hơn, nhưng không ngờ lượng người mua lại đông dù mới là thứ 2”, Hân nói.

Lúc 15h30, bãi gửi xe của siêu thị đã chật kín. Bên trong, các quầy rau xanh, thịt tươi, mì gói và đồ hộp là nơi tập trung đông người nhất. Hàng hóa liên tục được nhân viên bổ sung nhưng vơi đi nhanh chóng.

Không chỉ Ngọc Hân, nhiều người dân thủ đô cũng có chung tâm lý dự phòng. Từ trưa, một số công ty đã thông báo cho nhân viên làm việc trực tuyến đến hết ngày 23/7 để đảm bảo an toàn và có thời gian thêm chuẩn bị.

Một nhân viên bảo vệ tại siêu thị trên đường Trần Duy Hưng, phường Yên Hòa cho biết, lượng khách không bằng cuối tuần nhưng so với ngày thường thì đông hơn hẳn, đặc biệt từ đầu giờ chiều.

Đại diện siêu thị cho biết, dù chưa có số liệu thống kê cụ thể nhưng ghi nhận sức mua của người dân từ chiều 20 và cả ngày 21/7 tăng mạnh.

Khu vực quầy rau củ ở một siêu thị lớn trên đường Trần Duy Hưng, phường Yên Hòa, Hà Nội luôn đắt hàng do nhu cầu mua lớn, buộc nhân viên liên tục bổ sung hàng, chiều 21/7. Ảnh: Nga Thanh

Khu vực quầy rau củ ở một siêu thị trên đường Trần Duy Hưng, Hà Nội luôn đắt hàng do nhu cầu mua lớn, buộc nhân viên liên tục bổ sung, chiều 21/7. Ảnh: Nga Thanh

Từng chia sẻ trên VnExpress, PGS.TS Bùi Thị An – Viện trưởng Tài nguyên môi trường và Phát triển cộng đồng cho rằng bão Yagi đã chứng minh các đơn vị cung ứng của Hà Nội và các tỉnh đã làm rất tốt để đảm bảo cuộc sống của nhân dân.

”Trước và sau bão, các siêu thị, chợ vẫn mở cửa, hàng hóa rất dồi dào, do vậy người dân nên chuẩn bị thật kỹ những thứ cần thiết, nhưng với tâm thế bình thường, không nên lo lắng”, bà An nói.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết lúc 22h ngày 21/7, bão cách Quảng Ninh khoảng 80 km, cách Hải Phòng khoảng 180 km, cách Hưng Yên 190 km, cách Ninh Bình 220 km. Sức gió vùng gần tâm bão 102 km/h, cấp 10, giật cấp 13 và đang theo hướng tây tây nam với tốc độ khoảng 10 km/h.

Dự báo đến 10h ngày ngày 22/7, bão trên vùng biển Quảng Ninh – Ninh Bình, sức gió mạnh nhất cấp 11, giật cấp 14. Sau đó bão đổ bộ Hải Phòng – Thanh Hóa, sức gió giảm dần và đến 22h còn cấp 8, giật cấp 10.

Từ đêm 21/7, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Nghệ An được dự báo có gió mạnh và mưa rất to, với lượng mưa phổ biến 200-350 mm, có nơi trên 600 mm, nguy cơ cao gây ngập úng và sạt lở đất.

Nga Thanh – Quỳnh Nguyễn

Gần 40 sinh m;ạng đã mãi ra đi. Mỗi nạn nhân vụ chìm tàu ở Vịnh Hạ Long được bồi thường hơn 1,3 tỉ đồng

Ngày 21-7, Bảo hiểm Bảo Việt có thông báo việc bồi thường liên quan vụ chìm tàu Vịnh Xanh 58 trên Vịnh Hạ Long.

Bảo hiểm Bảo Việt cho biết với vai trò là đơn vị đứng đầu liên danh bảo hiểm du lịch cho khách tham quan Vịnh Hạ Long, doanh nghiệp này đã nhanh chóng phối hợp với Ban Quản lý Vịnh Hạ Long và các cơ quan chức năng để xử lý hậu quả, kịp thời chia sẻ mất mát và bảo đảm đầy đủ quyền lợi cho hành khách.

Chương trình bảo hiểm du lịch cho hành khách tham quan Vịnh Hạ Long được Ban Quản lý Vịnh Hạ Long triển khai nhằm đảm bảo quyền lợi cho du khách trong trường hợp xảy ra tai nạn, sự cố bất ngờ trong hành trình.

Theo quy định, bảo hiểm du lịch được tích hợp sẵn trong vé tham quan, được quản lý bằng mã QR, liên kết với dữ liệu định danh của từng du khách, giúp quá trình xác minh và xử lý bồi thường được thực hiện nhanh chóng, minh bạch và chính xác. Chương trình bảo hiểm được cung cấp bởi liên danh các doanh nghiệp bảo hiểm, trong đó Bảo hiểm Bảo Việt là đơn vị đứng đầu triển khai cùng các thành viên gồm BSH, PTI và MIC.

Bồi thường cho nạn nhân vụ chìm tàu Vịnh Hạ Long hơn 1 , 3 tỉ đồng - Ảnh 1.

Vụ chìm tàu ở vịnh Hạ Long

Ngay sau khi tiếp nhận thông tin về vụ tai nạn, Bảo hiểm Bảo Việt cử nhân sự đến hiện trường, phối hợp cùng Ban Quản lý Vịnh Hạ Long và các cơ quan liên quan để hỗ trợ công tác cứu nạn, cứu hộ. Đồng thời, có mặt tại bệnh viện tổ chức thăm hỏi, động viên người gặp nạn, gia đình nạn nhân, cũng như cập nhật thông tin để triển khai các thủ tục chi trả bảo hiểm.

Ông Nguyễn Ngọc Lân, Phó tổng giám đốc Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Long kiêm Giám đốc Công ty Bảo hiểm Bảo Long Quảng Ninh, thông tin theo hợp đồng đã ký kết, tàu Vịnh Xanh 58 được bảo hiểm với mức trách nhiệm 30 triệu đồng/người/vụ. Ước tính ban đầu, tổng số tiền chi trả cho các nạn nhân tử vong khoảng 1,2 tỉ đồng và sẽ được chi trả ngay khi có yêu cầu.

Cùng ngày, hãng bảo hiểm Manulife cho biết đã xác định một trong những nạn nhân là khách hàng của công ty ngay sau vụ tai nạn lật tàu du lịch xảy ra tại vịnh Hạ Long vào ngày 19-7. Công ty đang gấp rút tiến hành các thủ tục chi trả để hỗ trợ gia đình khách hàng.

Theo thông tin từ Manulife, công ty đã có quyết định chi trả quyền lợi bảo hiểm cho gia đình một khách hàng với số tiền ước tính là 1,32 tỉ đồng.

Được biết, khách hàng đã tham gia bảo hiểm từ năm 2020. Hiện công ty đã hướng dẫn gia đình thực hiện các thủ tục cần thiết để nhận bồi thường. Việc chi trả sẽ được triển khai ngay sau khi hoàn tất các thủ tục hậu sự.

Kỳ tích đã xảy ra, người đàn ông may mắn sống sót 1 cách kỳ diệu vụ l;;ật tàu: Vợ kh;;óc ng;;/ất khi lần ra manh mối vị trí của chồng

Ngày thứ ba sau khi xảy ra vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh 58 (QN 7105) tại Hạ Long khiến 35 người thiệt mạng, 4 người mất tích, chị Nguyễn Thanh Nhàn (quê Bắc Ninh) vẫn chưa hết bàng hoàng.

Nhìn chồng – anh Mai Xuân Hải (42 tuổi) – khắp người đầy thương tích, vừa trải qua ca phẫu thuật, chị thắt lòng, nhưng cũng thầm cảm tạ trời đất khi anh là một trong những nạn nhân may mắn bảo toàn được tính mạng giữa biển khơi.

Chia sẻ với phóng viên Dân trí, chị Nhàn cho hay, 16h ngày 19/7, khi thấy thời tiết ở Bắc Ninh nổi dông gió, mây đen kéo về ùn ùn, mưa to, sấm chớp, chị nhắn tin cho anh Hải khi đó đang đi du lịch cùng bạn bè ở Hạ Long. Tuy nhiên, chồng không hồi đáp.

Trong lòng bỗng thấy lo lắng, chị Nhàn mở máy gọi vào 2 số điện thoại của chồng nhưng số nào cũng báo thuê bao không liên lạc được.

“Tôi bắt đầu lo lắng nhiều hơn nhưng lại tự trấn an chắc chồng đang nhậu cùng bạn hay đang bận gì đó. Đến 17h, tôi tiếp tục gọi điện cho chồng hàng chục cuộc nhưng không được”, chị Nhàn nhớ lại.

Chị Nhàn vỡ òa khi biết tin chồng qua video chia sẻ trên mạng xã hội (Ảnh: Chụp màn hình).

Cảm giác bất an lớn dần, người phụ nữ này lên mạng đọc tin tức thì biết ở Hạ Long mới xảy ra vụ lật tàu. Chị không biết chồng mình có đi Vịnh Hạ Long chiều 19/7 hay không nhưng linh tính mách bảo có chuyện chẳng lành.

Không liên lạc được, cũng không biết thông tin những người đi cùng để hỏi, chị Nhàn dần hoảng loạn. Nước mắt chị không ngừng rơi. Chị chỉ biết trông chờ vào cuộc gọi qua điện thoại nhưng lần nào cũng nhận về những tiếng tút tút vô hồn. Chị run sợ, cầu khấn chồng bình an nhưng trong đầu không khỏi nghĩ đến những tình huống xấu.

“Chồng tôi đi du lịch cùng các bạn đại học, anh đang học văn bằng 2 để nâng cao kiến thức, bổ trợ cho công việc hiện tại. Chuyến du lịch này anh và các bạn không đưa gia đình đi theo. Tôi cũng không quen ai trong đoàn để hỏi”, chị Nhàn chia sẻ.

Người vợ lập tức nhắn tin cho một số người thân, trong đó có người em ở Quảng Ninh nhờ nghe ngóng giúp. Đến 18h42 tối 19/7, người em ở Quảng Ninh đã gửi cho chị Nhàn xem một đoạn video quay cảnh 3 người đàn ông vừa được cứu lên bờ. Một trong số đó là anh Mai Xuân Hải.

Anh Hải trong đoạn video được chia sẻ sau vụ lật tàu chiều 19/7 (Ảnh: Cắt từ video).

Nhìn chồng toàn thân ướt sũng, tay băng bó, chị đã òa khóc. “Tôi cứ đơ ra một hồi lâu, cảm giác như vừa được hồi sinh”, chị cho hay.

Chị Nhàn vội nhờ ông bà ngoại lên đón các con về quê, sau đó đón chuyến xe lúc 21h30 đi Quảng Ninh. Gần 0h đêm, chị mới đến nơi.

Biết chồng được cứu nhưng chị Nhàn không rõ chồng được đưa về đâu. Chị lần tìm thì có người mách ra khu vực cảng tàu du lịch cũ ở phường Bãi Cháy.

Người vợ phân vân không biết có nên ra đó không vì thời gian đã quá muộn, chồng có thể đã được đưa đi cấp cứu. Rất may sau đó, chị nhận được điện thoại của chồng.

Anh Mai Xuân Hải sau khi được cứu đã được đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh. Tại đây, anh mượn điện thoại của y bác sĩ bệnh viện gọi báo tin cho vợ. Lần theo địa chỉ, chị Nhàn tìm đến bệnh viện. Gặp nhau vợ chồng chị vỡ òa cảm xúc.

Tay anh Hải bị thương nặng do đập vỡ cửa kính để bơi ra ngoài khoang tàu (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Theo chị Nhàn, do ảnh hưởng của vụ lật tàu, anh Hải bị đứt gân 2 chân, đã được các bác sĩ làm phẫu thuật nối gân, 2 bàn tay bị cửa kính tàu cứa sâu nên phải khâu nhiều mũi. Hiện tại, chồng chị dần hồi phục sức khỏe.

“Tôi thấy mình thực sự may mắn. Có quá nhiều người phải chia lìa người thân. Vụ việc quá thương tâm, đau lòng quá”, chị Nhàn nghẹn ngào.

Theo chị Nhàn, kỹ năng thoát hiểm cùng sự may mắn đã giúp anh Hải giữ được mạng sống. Tàu bị lật rất nhanh, khi tàu lật anh Hải đang ở trong khoang tàu.

Chồng chị kịp mặc áo phao và hít hơi thật sâu, sau đó lặn xuống và bơi ra ngoài. Sóng và gió quá mạnh khiến Hải nhanh chóng bị văng ra xa. Sau đó anh gặp 2 người nữa đang ôm một cái ghế, anh bám cùng vào cái ghế đó rồi trôi lênh đênh trên biển.

Sau gần 3 tiếng trôi dạt trên biển, anh và mọi người được một chiếc thuyền đánh cá cứu và đưa lên bờ.

Báo cáo của địa phương cho thấy, thời điểm gặp nạn, chiếc tàu Vịnh Xanh 58 (QN 7105) anh Hải có mặt chở 49 người (46 du khách và 3 thuyền viên).

Tàu rời bến đi tham quan vào lúc 12h55 ngày 19/7, đi tham quan tuyến 2 (hang Sửng Sốt – đảo Ti-Tốp), đến 13h30 cùng ngày gặp dông bất ngờ và đến 14h5 cùng ngày mất kết nối tín hiệu GPS.

Đến 14h ngày 20/7, công an và các lực lượng chức năng đã cứu được 10 người và tìm thấy 35 nạn nhân đã tử vong.

Sau khi khám nghiệm và xác định danh tính, đến nay đã hoàn tất thủ tục bàn giao 35 thi thể cho gia đình để đưa về mai táng.

Tôi chỉnh đốn em chồng vì nó quá l:á:o h:ỗn, ai ngờ mọi bí mật nhà chồng phút chốc bị phanh phui sau tiếng “ch:oang”

Sáng hôm ấy, tiếng chuông đồng hồ reo vang, đánh thức tôi khỏi giấc mơ đang dang dở. Nắng sớm đã rọi qua khung cửa sổ, báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Tôi vươn vai, hít thở sâu, cố gắng gạt bỏ cảm giác bồn chồn khó tả trong lòng. Hôm nay là ngày giỗ đầu của bố chồng, và tôi biết, mọi thứ sẽ không hề yên bình như vẻ ngoài của nó.

Gia đình chồng tôi khá phức tạp. Bố chồng mất sớm, để lại mẹ chồng góa bụa cùng ba người con: chồng tôi là anh cả, rồi đến cô em gái thứ hai và cuối cùng là thằng út, em chồng tôi. Từ nhỏ nó đã được nuông chiều, muốn gì được nấy, thành ra lớn lên tính tình ngông nghênh, bất cần, chẳng coi ai ra gì. Tôi đã nhiều lần góp ý, nhưng mẹ chồng và chồng tôi thì cứ tặc lưỡi bỏ qua, bảo nó còn nhỏ, rồi sẽ khác.

Nhưng lần này thì khác. Mấy ngày nay, tôi đã cố gắng chuẩn bị tươm tất cho ngày giỗ. Tôi thức khuya dậy sớm, lo toan mọi thứ từ mâm cỗ đến việc trang hoàng ban thờ. Thế mà hôm qua, khi tôi vừa ra ngoài mua thêm đồ, em chồng tôi đã rủ bạn bè về nhà, bật nhạc ầm ĩ, còn làm đổ lọ hoa trên bàn thờ. Khi tôi về, nó còn trơ trẽn bảo: “Chị dâu khó tính quá, có tí chuyện mà làm ầm ĩ lên.”

Máu nóng trong người tôi dồn lên. Tôi cố kìm nén, hít thở thật sâu. “Phòng thờ là nơi linh thiêng, em phải biết tôn trọng. Sao em có thể vô ý thức như vậy?” Tôi nói, giọng đã có phần gằn xuống. Nó chỉ cười khẩy, liếc mắt nhìn tôi đầy vẻ thách thức. “Phòng thờ thì sao? Tôi thích làm gì thì làm, liên quan gì đến chị?”

Lời nói của nó như giọt nước tràn ly. Tôi không thể chịu đựng thêm được nữa. “Em ăn nói cho cẩn thận! Em nghĩ em là ai mà có thể ăn nói hỗn láo như vậy? Đây là nhà của anh em, là nơi thờ cúng tổ tiên. Em không có quyền làm loạn ở đây!” Tôi nói to, giọng run lên vì tức giận. Mẹ chồng và chồng tôi đang ngồi ở phòng khách nghe thấy tiếng cãi vã thì vội vàng chạy ra.

Mẹ chồng nhìn tôi, vẻ mặt đầy khó chịu. “Con dâu, con làm gì mà ầm ĩ vậy? Hôm nay là ngày giỗ bố, sao con lại làm lớn chuyện lên?” Bà nói, giọng trách móc. Tôi cố gắng giữ bình tĩnh. “Mẹ ơi, con xin lỗi, nhưng em ấy quá đáng lắm. Em ấy đã làm đổ lọ hoa trên bàn thờ, còn ăn nói hỗn hào với con.”

Chồng tôi vội vàng xoa dịu. “Thôi được rồi, có gì từ từ nói. Em út còn nhỏ, em đừng chấp nó.” Anh nói, cố kéo tôi về phía sau. Nhưng tôi không thể nhịn được nữa. “Nhỏ ư? Em ấy đã hai mươi tuổi rồi đấy, anh còn định bao che cho nó đến bao giờ? Cứ dung túng như vậy thì nó sẽ hư hỏng mất!” Tôi gần như hét lên.

Em chồng tôi thấy có mẹ và anh trai chống lưng, càng được đà lấn tới. Nó cười khẩy, giọng điệu đầy vẻ khinh thường. “Chị dâu bớt làm màu đi. Chị nghĩ chị là ai mà có quyền dạy đời tôi? Chị tưởng chị về đây là bà hoàng à? Nhà này không ai cần chị đâu!” Nó nói, rồi bất ngờ vung tay hất đổ chiếc bình hoa bằng sứ đặt trên kệ gần đó.

“CHOANG!” Tiếng bình vỡ tan tành, những mảnh sứ văng tung tóe trên sàn nhà. Không gian bỗng chốc im lặng đến đáng sợ. Mẹ chồng và chồng tôi sững sờ, còn tôi thì chết lặng. Trong khoảnh khắc ấy, mọi thứ như chậm lại. Mảnh sứ vỡ không chỉ là một chiếc bình, mà nó còn là ranh giới cuối cùng của sự chịu đựng trong tôi.

 

Ngay lúc đó, tôi không biết một sức mạnh nào đã thôi thúc mình. Tôi không còn là cô con dâu hiền lành, nhẫn nhịn nữa. Tôi nhìn thẳng vào mắt em chồng, giọng nói lạnh lùng đến đáng sợ. “Hôm nay, tôi sẽ cho em biết ai mới là người không có quyền ở đây.” Tôi bước lại gần đống đổ vỡ, tay run run nhặt lên một mảnh sứ.

“Em út, em có biết đây là cái gì không?” Tôi hỏi, giọng nói vang vọng khắp căn phòng. Nó nhìn tôi, ánh mắt lộ rõ vẻ bối rối. “Thì là cái bình vỡ chứ gì?” Tôi cười nhạt. “Không, đây là thứ mà bố em đã tặng mẹ em vào ngày cưới. Nó là kỷ vật tình yêu của bố mẹ, là thứ mà mẹ em luôn nâng niu, trân trọng.”

Mẹ chồng tôi lúc này đã không còn giữ được vẻ bình tĩnh nữa. Bà nhìn tôi, rồi nhìn mảnh bình vỡ trên tay tôi, ánh mắt lộ rõ sự hoảng loạn. Em chồng tôi cũng bắt đầu nhận ra điều gì đó không ổn. “Sao chị biết?” Nó hỏi, giọng lí nhí.

Tôi hít một hơi thật sâu, rồi bắt đầu nói, từng lời từng chữ như được nung chảy từ trong tim. “Bởi vì, tôi đã nghe mẹ kể rất nhiều về bố. Tôi biết bố em là người đàn ông tuyệt vời thế nào, ông đã yêu thương mẹ em ra sao. Tôi biết mẹ em đã phải chịu đựng những gì sau khi bố mất, một mình gồng gánh nuôi ba anh em các em khôn lớn.”

Tôi nhìn thẳng vào mẹ chồng, nước mắt đã chực trào. “Mẹ ơi, con xin lỗi vì đã nói ra điều này. Nhưng con không thể chịu đựng thêm được nữa. Con đã chứng kiến mẹ ngày đêm vất vả, thức khuya dậy sớm, lo cho các con từng bữa ăn giấc ngủ. Con thấy mẹ đã hy sinh cả tuổi xuân của mình để lo cho gia đình này. Vậy mà em ấy lại không hề biết trân trọng!”

Chồng tôi bước tới, nắm lấy tay tôi. “Em… em nói gì vậy?” Anh hỏi, giọng nói đầy vẻ hoang mang. Tôi nhìn anh, nước mắt đã không thể kìm nén được nữa. “Anh à, em đã nhẫn nhịn đủ rồi. Em không thể nhìn mẹ chịu khổ, không thể nhìn em út ngày càng hư hỏng mà không làm gì được.”

Tôi quay sang em chồng, giọng nói đầy sự thất vọng. “Em út, em có biết mẹ em đã phải làm gì để có tiền nuôi em ăn học không? Em có biết mẹ em đã phải bán đi những gì để có tiền chữa bệnh cho em lúc em còn nhỏ không?” Em chồng tôi cúi gằm mặt, không dám nhìn tôi.

Mẹ chồng tôi lúc này đã khóc nức nở. “Con dâu… con đừng nói nữa mà…” Bà nói trong tiếng nấc. Nhưng tôi không dừng lại. Tôi biết, đây là cơ hội duy nhất để tôi nói ra tất cả, để mọi bí mật được phơi bày.

 

“Mẹ ơi, con biết mẹ giấu kín nỗi đau trong lòng. Con biết mẹ không muốn các con lo lắng. Nhưng mẹ ơi, con cũng là con của mẹ, con cũng muốn chia sẻ gánh nặng với mẹ.” Tôi nhìn mẹ, ánh mắt đầy sự xót xa. “Mẹ đã giấu chúng con về khoản nợ lớn mà bố để lại, mẹ đã phải làm thêm đêm hôm để trả nợ. Mẹ đã giấu chúng con về căn bệnh của mẹ, mẹ đã phải chịu đựng những cơn đau một mình.”

Lời nói của tôi như sét đánh ngang tai chồng tôi và cô em gái thứ hai. Họ nhìn tôi với ánh mắt kinh ngạc, rồi quay sang nhìn mẹ chồng. “Mẹ ơi, có thật không ạ?” Chồng tôi hỏi, giọng nói run rẩy. Mẹ chồng tôi chỉ biết gật đầu trong nước mắt.

Không khí trong nhà chùng xuống. Nỗi đau, sự hối hận và cả sự thật trần trụi bỗng chốc ập đến. Em chồng tôi lúc này đã không còn vẻ ngông nghênh, bất cần nữa. Nó ngồi thụp xuống sàn nhà, ôm mặt khóc nức nở. “Mẹ ơi… con xin lỗi mẹ… Con xin lỗi…”

Tôi cảm thấy một gánh nặng vừa được trút bỏ. Tôi biết, mình đã làm một việc đúng đắn, dù nó có thể gây ra đau đớn trong chốc lát. Nhưng chỉ khi sự thật được phơi bày, chúng ta mới có thể đối diện với nó và tìm cách chữa lành.

Chồng tôi đến bên mẹ, ôm lấy bà. “Mẹ ơi, sao mẹ lại giấu chúng con? Sao mẹ lại chịu đựng một mình?” Giọng anh nghẹn ngào. Cô em gái thứ hai cũng đến bên mẹ, ôm lấy bà và khóc. Ba mẹ con họ ôm nhau, khóc nức nở.

Tôi đứng đó, nhìn cảnh tượng ấy, lòng bỗng thấy nhẹ nhõm đến lạ. Tôi biết, từ giờ trở đi, mọi thứ sẽ khác. Mọi bí mật đã được phơi bày, và chúng tôi sẽ cùng nhau đối mặt với chúng.

 

Sau ngày hôm đó, không khí trong gia đình tôi thay đổi hoàn toàn. Em chồng tôi không còn ngông nghênh, bất cần nữa. Nó trở nên trầm tính hơn, biết quan tâm đến mẹ và anh chị hơn. Nó bắt đầu tìm việc làm thêm, cố gắng phụ giúp gia đình.

Chồng tôi và cô em gái thứ hai cũng ý thức hơn về trách nhiệm của mình. Họ cùng tôi tìm hiểu về căn bệnh của mẹ, đưa mẹ đi khám định kỳ. Chúng tôi cùng nhau lập kế hoạch trả nợ, cùng nhau vun đắp cho gia đình.

Mẹ chồng tôi cũng dần cởi mở hơn. Bà không còn giấu kín những nỗi lo lắng, những gánh nặng trong lòng. Bà chia sẻ với chúng tôi mọi thứ, và chúng tôi cùng nhau tìm cách giải quyết. Gia đình tôi trở nên gắn bó hơn bao giờ hết.

Tôi biết, quá trình chữa lành sẽ còn dài, nhưng chúng tôi đã có một khởi đầu tốt đẹp. Từ tiếng “choang” của chiếc bình vỡ, những bí mật đã được phơi bày, và từ đó, một trang mới đã được mở ra cho gia đình tôi, một trang mới tràn đầy sự thấu hiểu, yêu thương và trách nhiệm.

Buổi tối hôm đó, khi mọi thứ đã lắng xuống, tôi ngồi bên cạnh mẹ chồng. Bà nắm lấy tay tôi, ánh mắt bà tràn đầy sự biết ơn. “Con dâu, cảm ơn con. Cảm ơn con đã nói ra tất cả. Mẹ đã quá sai khi giấu diếm các con.”

Tôi mỉm cười, siết chặt tay mẹ. “Mẹ ơi, không ai có lỗi cả. Quan trọng là bây giờ chúng ta đã hiểu nhau hơn, yêu thương nhau hơn.” Mẹ gật đầu, nước mắt lại lăn dài. Nhưng lần này, đó là những giọt nước mắt của sự nhẹ nhõm và hạnh phúc.

Em chồng tôi bước vào phòng, mang theo một tách trà nóng. Nó đặt tách trà xuống bàn, rồi lí nhí nói: “Chị dâu, em xin lỗi chị. Em đã quá hỗn láo. Em hứa sẽ thay đổi.” Tôi nhìn nó, nở nụ cười. “Không sao đâu em. Chị tin em sẽ làm được.”

Chồng tôi bước vào, ôm lấy vai tôi. “Anh thật may mắn khi có em, em đã giúp gia đình mình xích lại gần nhau hơn.” Tôi dựa vào vai anh, cảm thấy bình yên và ấm áp.

Đêm đó, tôi ngủ một giấc thật sâu, không còn trằn trọc hay lo lắng nữa. Tôi biết, một chặng đường mới đang chờ đợi chúng tôi, nhưng tôi tin rằng, với tình yêu thương và sự thấu hiểu, chúng tôi sẽ vượt qua mọi khó khăn. Gia đình tôi đã thực sự trở thành một gia đình, nơi mọi người cùng nhau chia sẻ gánh nặng, cùng nhau vun đắp hạnh phúc.

TIN BÃO KHẨN Bão số 3 lúc cách nước ta 70km, gió gi;ậ;t cấp 13, tạm đóng cửa 2 sân bay, đã có người ch;e;t do bão 👇

Hồi 04 giờ ngày 22/7, tâm bão ở khoảng 20,5°N; 107,2°E, cách Quảng Ninh khoảng 140km, cách Hải Phòng 70km, cách Hưng Yên khoảng 80km, cách Ninh Bình khoảng 100km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 9-10 (75–102km/h), giật cấp 13. Bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ 15km/h.

Do ảnh hưởng của bão số 3, nhiều nơi ven biển và đất liền đã có gió mạnh:

  • Bạch Long Vĩ cấp 10, giật cấp 12
  • Cô Tô cấp 8, giật cấp 11
  • Cát Bà (đặc khu Cát Hải) cấp 6, giật cấp 8
  • Cửa Ông cấp 9, giật cấp 12
  • Bãi Cháy cấp 8, giật cấp 9
  • Quảng Hà cấp 8
  • Tiên Yên cấp 7, giật cấp 9
  • Thái Bình cấp 7, giật cấp 8
  • Móng Cái cấp 6, giật cấp 9
  • Phủ Liễn cấp 6, giật cấp 8

Khu vực đồng bằng và ven biển Bắc Bộ, Thanh Hoá, Nghệ An có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến 50–100mm, có nơi >130mm.

Dự báo

  • 16h ngày 22/7: Trên đất liền Hải Phòng – Thanh Hoá cấp 8, giật cấp 10
  • 04h ngày 23/7: Trên khu vực biên giới Việt – Lào, suy yếu thành vùng áp thấp

     

Gió mạnh – biển động
Trên biển:

  • Bắc vịnh Bắc Bộ: gió cấp 7–8, vùng gần tâm bão cấp 9–10, giật cấp 13; sóng cao 2–4m, vùng gần tâm bão 3-5m; biển động rất mạnh
  • Nam vịnh Bắc Bộ: gió cấp 6–7, vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 11; sóng cao 2–4m; biển động mạnh

Trên đất liền:

  • Quảng Ninh đến Nghệ An: gió cấp 7–8, vùng gần tâm bão cấp 9–10, giật cấp 13
  • Sâu trong đất liền: Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hoá gió cấp 6, giật cấp 7–8
  • Gió cấp 9–10 có thể gây đổ cây cối, cột điện, tốc mái nhà, thiệt hại rất nặng

Nước dâng – ngập úng:

  • Dâng 0,5–1,0m ở ven biển từ Hưng Yên – Quảng Ninh
  • Mực nước: Hòn Dấu 3,9–4,1m, Cửa Ông 4,6–5,0m, Trà Cổ 3,6–4,0m, Ba Lạt 2,4-5,0m
  • Nguy cơ ngập úng cao tại ven biển, cửa sông chiều 22/7

Khuyến cáo

  • Nguy hiểm cao trên biển: Tàu du lịch, bè cá, khu nuôi trồng thuỷ sản… tuyệt đối không hoạt động
  • Cảnh báo mưa lớn gây ngập úng, gãy đổ, lũ quét, sạt lở ở vùng núi và trung du
  • Cẩn trọng với mưa cực lớn >150mm/3h gây ngập sâu, nguy hiểm đến người và tài sản

Quảng Ninh mưa mù trời, người đàn ông thản nhiên tắm biển ! Lý do ai cũng b;ất n;gờ

Mặc dù được chính quyền và các phương tiện truyền thông đại chúng cảnh báo về ảnh hưởng của cơn bão số 3, vào lúc 15h ngày 21/7, một người đàn ông buộc ngang lưng chiếc can nhựa vô tư bơi giữa biển.

Sóng biển cao 4 mét, mưa xối xả ở đặc khu Cô Tô. Do ảnh hưởng của bão số 3 Wipha, tính đến 17h ngày 21/7, tại đặc khu Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) đã có mưa to gió lớn khiến biển động dữ dội.

Trong khi đó, tại Quảng Ninh, dù mưa gió mù trời, nhưng vẫn có một người đàn ông thản nhiên bơi lội.

Quảng Ninh mưa mù trời, người đàn ông thản nhiên tắm biển- Ảnh 1.

Được biết, bắt đầu từ sáng nay 21/7, các phường trung tâm của tỉnh Quảng Ninh đã bắt đầu có mưa lớn kèm gió giật cấp 6.

Quảng Ninh mưa mù trời, người đàn ông thản nhiên tắm biển- Ảnh 2.

Nhiều cảnh báo được phát đi về sức mạnh và đường đi phức tạp của cơn bão số 3 (Wipha))

Quảng Ninh mưa mù trời, người đàn ông thản nhiên tắm biển- Ảnh 3.

Đến đầu giờ chiều cùng ngày, mưa càng nặng hạt kèm gió giật liên hồi. Chính quyền đã đưa ra cảnh báo hạn chế người dân ra đường trước và trong khi bão đổ bộ.

Quảng Ninh mưa mù trời, người đàn ông thản nhiên tắm biển- Ảnh 4.

Phớt lờ những cảnh báo và thay đổi của thời tiết, một người đàn ông trung niên vẫn xuống biển tắm.

Quảng Ninh mưa mù trời, người đàn ông thản nhiên tắm biển- Ảnh 5.

Người này mang theo một can nhựa được buộc ngang bụng và bơi vô tư mặc mưa gió mù trời.

Quảng Ninh mưa mù trời, người đàn ông thản nhiên tắm biển- Ảnh 6.

Khu vực người đàn ông này tắm dưới chân cầu Bãi Cháy, gần bến phà cũ thuộc phường Hòn Gai. Ngày thường đã có biển cảnh báo khu vực nguy hiểm cấm tắm nhưng không hiểu lý do gì người đàn ông này vẫn bất chấp mọi điều kiện thời tiết để tắm biển trước khi bão đổ bộ.

Kỳ tích: Cứu sống 1 ngư dân trôi dạt suốt 6 tiếng trên biển.

Chiều nay (21/7), một ngư dân trong lúc đi ghe cào bất cẩn bị rơi xuống biển, trôi dạt 6 tiếng trên biển đã được thủy thủ tàu Cao tốc Lightning 68 tại An Giang kịp thời cứu sống.

Theo thông tin ban đầu, khoảng 13g10 ngày 21/7, tàu Lightning 68- 6 trên tuyến hành trình chở khách từ Hòn Sơn về Rạch Giá, An Giang thì phát hiện một ngư dân trôi dạt trên biển. Thuyền trưởng của tàu Lightning 68-6 đã quay trở lại cùng các thủy thủ và hành khách dùng phao để cứu ngư dân. Khi cứu lên tàu, các thủy thủ đã nấu mì cho ăn để lấy lại sức và tinh thần, đồng thời, giúp ngư dân liên hệ với gia đình.

Được biết ngư dân bị rơi xuống biển khoảng 30 tuổi, quê ở xã Tây Yên, An Giang, trong lúc đi ghe cào bất cẩn bị rơi xuống biển.

Sau khi tàu cập bến, thuyền trưởng và thủy thủ tàu Lightning 68-6 đã bàn giao ngư dân cứu được cho Trạm Kiểm soát Bộ đội Biên phòng Rạch Giá kiểm tra sức khỏe, thông tin đến gia đình.

Trời ơi! Bãi biển Cửa Lò ngay lúc này, cả trăm du khách làm sao vậy? Bão đã về đến nơi rồi!

Trước giờ cơn bão số 3 Wipha đổ bộ vào đất liền, nhiều du khách vẫn vô tư tắm biển Cửa Lò, Nghệ An bất chấp lệnh cấm.

tp-11.jpgGhi nhận sáng 21/7, trước khu vực biển Cửa Lò đoạn qua quảng trường Bình Minh (phường Cửa Lò, Nghệ An), sau khi tham gia hoạt động team building, một nhóm du khách từ một tỉnh phía Bắc bắt đầu xuống tắm biển. Chỉ một số ít người mặc áo phao cứu sinh tắm biển.

tp-13.jpg
tp-14.jpg
Ảnh hưởng của cơn bão số 3, Cửa Lò bắt đầu xuất hiện mưa, gió mạnh. Mặc dù phường Cửa Lò đã có thông báo cấm tắm biển để đảm bảo an toàn nhưng nhiều du khách vẫn xuống tắm.
tp-17.jpgKhông chỉ người lớn mà trẻ em cũng vô tư nô đùa với sóng biển, bất chấp nguy hiểm.
tp-18.jpgDọc bãi tắm Cửa Lò, lực lượng cứu hộ cứu nạn được cắt cử ứng trực nhắc nhở du khách không nên xuống tắm lúc sóng to, biển động. “Dù liên tục dùng còi nhắc nhở, yêu cầu du khách khẩn trương lên bờ. Tuy nhiên, một số du khách vẫn tiếp tục tắm biển. Họ giải thích là bão chưa vào, xin được tắm gần bờ vì vừa đến Cửa Lò”, ông Nguyễn Văn Thân, nhân viên cứu hộ, cứu nạn biển Cửa Lò cho hay.

tp-25.jpg

tp-16.jpg
Ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc Trung tâm cứu hộ và phòng chống thiên tai phường Cửa Lò cho biết, trước diễn biến của bão số 3, từ 8 giờ sáng 21/7 phường đã có thông báo cấm du khách tắm biển. Người dân và du khách cần nâng cao ý thức tự bảo vệ bản thân, chấp hành nghiêm hướng dẫn của lực lượng cứu hộ, không xuống biển khi có cảnh báo xấu.
tp-22-2.jpgSáng 21/7, biển Cửa Lò bắt đầu xuất hiện mưa, gió mạnh do ảnh hưởng từ cơn bão số 3 nhưng nhiều du khách vẫn xuống tắm biển
tp-15.jpgDu khách tắm biển Cửa Lò sáng 21/7
tp-25-2.jpgTrước đó, ngày 14/6, do ảnh hưởng của bão số 1, hơn 20 người tắm biển Cửa Lò đã bất ngờ bị cuốn vào các vùng vũng sâu. Ngay khi phát hiện vụ việc, lực lượng cứu hộ tại biển Cửa Lò đã nhanh chóng triển khai ứng cứu, phối hợp với người dân địa phương đưa các nạn nhân lên bờ sơ cứu thành công, không có trường hợp đáng tiếc xảy ra.

 

Hà Tĩnh lên phương án ứng phó bão số 3

Ngày 21/7, theo thông tin từ Ban chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh, đến trưa cùng ngày, tất cả chủ phương tiện tàu, thuyền và lao động trên biển đã nắm được thông tin về cơn bão số 3 và tìm nơi neo đậu, tránh trú an toàn.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có 3.983 tàu cá đăng ký hoạt động. Ban chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã chủ trì, phối hợp với Cảng vụ Hàng hải Hà Tĩnh, Tiểu ban An toàn nghề cá trên biển và UBND các xã, phường ven biển hướng dẫn tàu, thuyền vào nơi neo đậu an toàn. Đơn vị đã tiến hành thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 3.983 phương tiện/10.994 người nắm được diễn biến, hướng di chuyển của bão để chủ động phòng tránh.
8ce199d69a9313cd4a82.jpgBộ đội biên phòng Hà Tĩnh hỗ trợ ngư dân neo thuyền
Thông tin từ Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Tĩnh, do ảnh hưởng cơn bão số 3 trên địa bàn có 2 người bị mất tích nghi tắm biển bị nước cuốn trôi. Vùng ven biển, dông lốc làm 58 tàu cá bị sóng đánh chìm, trong số này còn 5 tàu cá chưa được kéo lên bờ. Một con tàu du lịch bị chìm tại đảo ở xã Thiên Cầm (ngày 19/7), 30 hành khách và 4 thuyền viên đã được lực lượng chức năng đưa vào bờ an toàn

Dông lốc làm 154 nhà dân bị tốc mái; nhiều cây xanh bị đổ gãy; trong đó có 437 cây gió trầm đổ, gãy ở xã Phúc Trạch, 7ha ngô bị đổ ở xã Sơn Hồng, 15.000m2 nhà màng dưa lưới bị sập đổ ở xã Đức Đồng.

Nhằm chủ động phòng chống cơn bão số 3, tỉnh Hà Tĩnh đang huy động lực lượng tìm kiếm người, hỗ trợ trong công tác cứu hộ, cứu nạn, giúp nhân dân khắc phục ảnh hưởng do lốc xoáy gây ra, ổn định cuộc sống, sản xuất.

Trước khi qu;;a đờ;i, bố tôi bất ngờ đu;;ổi mẹ kế ra khỏi nhà, cứ tưởng ông sợ bà tranh giành tài sản với chúng tôi, ngờ đâu sự thật ch//ấn đ//ộng hơn…

Tôi không ngờ bố tôi lại là người làm việc thấu đáo và che giấu cảm xúc sâu như vậy.

Tôi là con út trong nhà, trên có 2 anh trai. Mẹ mất từ khi tôi mới hơn một tuổi, lúc chưa biết gọi tiếng “mẹ” thì bà đã đi. 3 năm sau bố tôi cưới vợ hai. Dì Châm là một phụ nữ nhỏ nhẹ, ít nói. Tôi lớn lên trong sự chăm sóc của dì. Dì nấu cháo, đút từng muỗng cho đứa trẻ 4 tuổi mà nhìn gầy gò như mới gần 3 tuổi là tôi. Dắt tôi đi học, đón tôi mỗi chiều, ngày tôi vào lớp 1, dì hân hoan như thể tôi là con đẻ của dì. Trong ký ức của tôi, dì chẳng phải người xa lạ mà chính là “mẹ” tôi. Chỉ có điều 2 anh tôi thì không nghĩ vậy.

Thay tã, nấu cháo, đút từng muỗng cơm, dắt tôi đi học, rồi lẳng lặng đứng đợi ngoài cổng trường như một cái bóng quen thuộc. Trong ký ức tôi, dì không phải là người dưng – mà là “mẹ” theo một kiểu khác. Chỉ có điều, hai anh tôi thì không nghĩ vậy.

2 anh tôi đều đã 10 và 13 tuổi khi dì Châm về sống với chúng tôi, thế nên các anh rất ghét dì, luôn ngỗ nghịch chống đối dì. Các anh thì thầm với nhau rằng: “Dì ghẻ mà, làm sao tốt thật được”. Họ luôn xúi tôi phải chống đối, cãi lại dì. Anh cả bảo: “Mày ngu lắm, bà ta chỉ chăm lo cho mày để lấy lòng bố tôi. Bà ta là mẹ kế, là dì ghẻ đấy”. Họ nhồi vào đầu tôi không ít thứ, khuyên tôi phải đề phòng, phải khôn, đừng để bị lừa. Có những lúc tôi hoang mang thật sự, nghe theo các anh, tôi cũng từng cãi lại dì, nghịch ngợm cắt cả quần áo của dì. Nhưng khi nhìn dì lầm lũi khóc một mình trong phòng, tôi cũng khóc theo.

Càng lớn tôi càng nhận ra, không chung máu mủ nhưng dì tốt với tôi hơn cả máu mủ, thế thì tại sao mà tôi phải chống đối dì? Thế nên tôi mặc kệ 2 anh trai, tôi đối xử với dì tốt hơn trước, thậm chí còn gọi dì là “mẹ Châm”.

Cũng có lần tôi thấy bố ôm vỗ về dì, bảo dì cố nín nhịn 2 anh trai tôi vì chúng mất mẹ sớm nên tính cách như vậy. Dì chỉ vừa khóc vừa gật đầu, thực ra dì hiền lắm, chưa từng trách mắng hay đánh 2 anh tôi roi nào ngay cả khi họ nói năng hỗn hào. Có lẽ vì vậy mà dì càng bị các anh tôi bắt nạt.

Cho tới tận khi 2 anh tôi lập gia đình, ra ngoài sống riêng, căn nhà chỉ còn lại tôi, bố và dì.

Hồi đầu năm, bố tôi bị bệnh nặng. Không biết dì chăm sóc kiểu gì mà bố tôi rất khó chịu, thường xuyên to tiếng với dì.

Thậm chí có lần 2 anh tôi đưa vợ con về chơi, bố còn đuổi thẳng dì ra khỏi nhà trước mặt tất cả mọi người. Dì uất ức nhưng vẫn ở lại, chờ bố tôi nguôi giận.

Ảnh minh họa

Tháng trước, bố tôi gọi tất cả các con về họp gia đình. Tôi là người về muộn nhất vì hôm đó có cuộc họp đột xuất. Về tới nhà, tôi đã thấy không khí rất căng thẳng, dì thì đang lúi húi xếp đồ vào vali. Bố tôi nói lạnh tanh: “Tôi và bà từ giờ không còn quan hệ gì nữa. Bà đi đi cho khuất mắt tôi, đừng khiến tôi bực dọc thêm nữa”.

Tôi hoảng hốt, cố gặng hỏi nhưng ông không giải thích. Dì thì vẫn như mọi khi, im lặng chịu đựng. Dì chỉ nhìn tôi, mỉm cười buồn: “Con đừng nói gì, dì đi cũng được”. Dáng người gầy gò kéo vali ra khỏi cổng là hình ảnh mà tôi mãi không quên được. Tôi định đi theo nhưng bị bố quát dằn mặt.

Nửa tháng sau, bố tôi qua đời. Đám tang diễn ra chóng vánh, dì Châm vẫn về phụ trách tang lễ như một góa phụ. Sau đó, dì lại rời đi, các anh tôi cũng không giữ lại. Thậm chí các anh còn cho rằng có lẽ bố cố tình đuổi dì đi vì ông biết không sống được bao lâu nữa, ông sợ dì Châm sẽ tranh giành tài sản với 3 anh em chúng tôi.

Sau 49 ngày của bố, 3 anh em chúng tôi quyết định họp để chia tài sản. Bố để lại cho chúng tôi 1 mảnh đất và 1 ngôi nhà 3 tầng cùng 2 sào đất nông nghiệp, cứ thế phân chia xong, ai có phần thì người đó nhận.

Mọi việc tưởng chừng đã xong xuôi thì hôm vừa rồi tôi gặp lại bác luật sư – bạn của bố tôi. Sau một hồi nói chuyện thì bác nói cho tôi biết chuyện bố tôi từng đến gặp bác để làm thủ tục mua một căn nhà đứng tên mình dì Châm. Giấy tờ bố tôi đều ký tên từ chối tài sản. Ngôi nhà hoàn toàn thuộc về dì ấy. Việc này vừa hoàn thành vào 4 tháng trước – tức là trước khi bố tôi đuổi dì Châm đi 1 tháng.

Tôi ngồi lặng người rất lâu. Tôi không ngờ bố tôi lại là người làm việc thấu đáo và che giấu cảm xúc sâu như vậy. Hóa ra không phải ông sợ dì tranh giành tài sản với chúng tôi, mà ngược lại, ông sợ chính chúng tôi sẽ làm tổn thương người phụ nữ đã âm thầm thay ông chăm sóc chúng tôi suốt bao năm.

Tôi tìm đến dì, căn nhà mới dì ở nhỏ thôi, nhưng sạch sẽ và có ánh nắng đầy sân. Dì mở cửa, vẫn nụ cười dịu dàng cũ, vẫn dáng người mảnh khảnh quen thuộc.

Sau cuộc nói chuyện với dì, tôi hiểu rằng bố tôi suy nghĩ vậy là đúng, vì nếu quả thật 2 anh tôi biết chuyện, chắc chắn dì sẽ không thể yên thân.