Home Blog Page 13

Chính thức chia buồn với xe xăng . Đã có mức ph:ạ:t nếu đi vào vùng c:ấ:m

Hà Nội đang khẩn trương triển khai các chính sách thúc đẩy chuyển đổi sang phương tiện giao thông xanh, đồng thời tăng cường biện pháp kiểm soát và xử phạt đối với các phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm môi trường.

Theo dự thảo Nghị quyết về phát triển phương tiện giao thông xanh và hệ thống trạm sạc đang được Sở Xây dựng Hà Nội lấy ý kiến, thành phố dự kiến hỗ trợ trực tiếp bằng tiền cho các cá nhân sở hữu xe máy chạy xăng hoặc diesel (đăng ký trước thời điểm nghị quyết có hiệu lực) nếu họ chuyển sang sử dụng phương tiện xanh trị giá từ 15 triệu đồng trở lên.

Mức hỗ trợ cụ thể như sau:

3 triệu đồng/xe đối với cá nhân;

4 triệu đồng/xe đối với hộ cận nghèo;

5 triệu đồng/xe đối với hộ nghèo.

Mỗi người được hỗ trợ tối đa một xe cho đến hết năm 2030.

Ngoài ra, thành phố sẽ hỗ trợ vay vốn ưu đãi với lãi suất 3 – 5%/năm trong thời gian tối đa 5 năm, lên tới 100% giá trị hợp đồng vay. Các đối tượng được áp dụng gồm: doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách (trừ xe buýt), vận tải hàng hóa, đơn vị dịch vụ công ích và doanh nghiệp đầu tư cơ sở thu hồi, tái chế xe cũ.

Ngân sách thành phố sẽ chi trả toàn bộ lệ phí trước bạ và lệ phí đăng ký biển số đối với phương tiện giao thông xanh kể từ khi nghị quyết có hiệu lực đến hết năm 2030. Đồng thời, Hà Nội sẽ ưu đãi giá dịch vụ trông giữ xe cho phương tiện thân thiện với môi trường.

Tới cuối năm 2026, tối thiểu 10% chỗ đỗ xe tại các công trình hiện hữu phải có trụ sạc. Với các dự án xây dựng mới, tỷ lệ này là 30%. Thành phố cũng khuyến khích xây dựng trụ nạp năng lượng sạch như hydrogen.

Thành phố sẽ hỗ trợ 70% lãi vay trong 5 năm đầu cho các dự án đầu tư hạ tầng trạm năng lượng sạch. Các bến xe, bãi đỗ có từ 30% chỗ đỗ trở lên trang bị trụ sạc sẽ được hỗ trợ 50% chi phí giải phóng mặt bằng và miễn tiền thuê đất trong 5 năm đầu.

Hà Nội cam kết miễn phí khảo sát, thiết kế đấu nối lưới điện và chi phí quảng bá cho các nhà đầu tư. Đặc biệt, thành phố khuyến khích hình thức đầu tư PPP (đối tác công – tư), ưu tiên giao đất và miễn 100% tiền thuê đất tại các vị trí quy hoạch đến năm 2033.

Hà Nội đề xuất lộ trình cấm và hạn chế phương tiện cá nhân sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Giai đoạn thí điểm hạn chế xe máy chạy xăng sẽ bắt đầu từ 1/1 đến 30/6/2026. Từ 1/7/2026, xe máy dùng xăng sẽ bị cấm trong khu vực vành đai 1. Vùng cấm sẽ tiếp tục mở rộng:

Vành đai 2 từ 1/1/2028;

Vành đai 3 từ 1/1/2030.

Giai đoạn 2035 – 2050, Hà Nội dự kiến hạn chế toàn bộ phương tiện không phải xe xanh, kể cả xe sử dụng khí nén (CNG) hay hybrid:

Vành đai 1 từ năm 2035;

Vành đai 2 từ 2040;

Vành đai 3 từ 2045;

Toàn thành phố từ năm 2050.

Thành phố sẽ thu phí lưu thông và điều chỉnh giá trông giữ xe đối với phương tiện phát thải theo lộ trình. Hệ thống camera giám sát, tuần tra kiểm soát sẽ được lắp đặt nhằm phát hiện và xử phạt hành vi vi phạm khí thải hoặc đi vào vùng cấm, với mức phạt tối đa gấp đôi quy định hiện hành.

Trong quý II/2025, Hà Nội sẽ đưa vào hoạt động hai tuyến xe buýt điện mới (tuyến 43 và 34) với tổng cộng 32 phương tiện. Dự kiến trong năm 2025, toàn mạng lưới có 98 xe buýt điện, chiếm 5,2% tổng số phương tiện. Từ năm 2026, việc đấu thầu các tuyến buýt hết hạn sẽ ưu tiên sử dụng xe buýt điện hoặc xe năng lượng sạch.

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn, ô nhiễm môi trường đặc biệt là ô nhiễm không khí đang ở mức báo động và trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đến chất lượng sống của người dân.

Hiện nay, Hà Nội có khoảng 8,5 triệu dân với hơn 8 triệu phương tiện, bao gồm hơn 1 triệu ô tô và 6,9 triệu xe máy. Riêng khu vực vành đai 1 ghi nhận khoảng 450.000 xe máy hoạt động.

Kết quả nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp và Môi trường cùng các chuyên gia chỉ ra rằng phương tiện sử dụng xăng, dầu đặc biệt là xe máy cũ chiếm tới 60% lượng khí thải gây ô nhiễm. Trong khi đó, gần 70% xe máy đang lưu hành là phương tiện đã qua sử dụng, chưa đạt chuẩn khí thải. Hệ thống kiểm soát khí thải hiện hành vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đủ đáp ứng yêu cầu cấp bách về bảo vệ môi trường.

B;ắt khẩn cấp tài xế “tương tác” người khác vì ‘không nhường đường’ ở Bắc Ninh.

 Công an tỉnh Bắc Ninh đã bắt giữ nam tài xế ô tô hành hung người dã man ngay giữa đường tại phường Kinh Bắc, Bắc Ninh gây bức xúc dư luận.

Ngày 18/7, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Ninh đã ra Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, Quyết định tạm giữ, Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Nguyễn Văn Cương, SN 1990, HKTT: Quang Châu, phường Nếnh, tỉnh Bắc Ninh, Vương Hữu Doanh, SN: 1999, HKTT: Liên Ấp, xã Liên Bão, tỉnh Bắc Ninh về hành vi “Gây rối trật tự công cộng” theo điều 318, Bộ luật Hình sự năm 2025.

Trước đó, khoảng 22h ngày 15/7, Công an phường Kinh Bắc tiếp nhận phản ánh của nhân dân về việc xảy ra vụ xô xát đánh nhau tại đường Lý Nhân Tông, phường Kinh Bắc, tỉnh Bắc Ninh.

Thực hiện chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh, phòng Cảnh sát hình sự, phòng Kỹ thuật Hình sự và Công an phường Kinh Bắc nhanh chóng phối hợp làm rõ sự việc.

Theo đó, vào lúc 21h50 phút ngày 15/7/2025, tại đoạn đường Lý Nhân Tông, phường Kinh Bắc Nguyễn Văn Cương điều khiển xe ô tô BKS: 99A – 460.34 đi ngược chiều với xe Vinfast BKS: 99H – 049.77 do Ngô Văn Quyền điều khiển, do đường hẹp không thể di chuyển nên Quyền xuống xe có lời qua tiếng lại, cãi vã, khiêu khích dẫn đến việc Cương đánh Quyền.

Vụ việc xảy ra gây ách tắc giao thông tại tuyến đường Lý Nhân Tông, thu hút sự quan tâm của nhiều người dân khu vực xung quanh, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự công cộng. Video clip vụ việc được Vương Hữu Doanh là bạn của Quyền ghi lại bằng máy điện thoại của Doanh và gửi lên nhóm zalo và bị lan truyền trên mạng xã hội gây dư luận xấu trong quần chúng nhân dân.

Hiện phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh và Công an phường Kinh Bắc đang tiếp tục điều tra, củng cố tài liệu, chứng cứ, xử lý vụ án theo quy định của pháp luật.

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 3, đường đi và mức độ quá ng-uy h-iể-m 👇

Sáng sớm nay (18/7), áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía đông của Philippines đã mạnh lên thành bão, có tên quốc tế là WIPHA. Dự báo đây là cơn bão rất mạnh trên Biển Đông, có thể đổ bộ trực tiếp đất liền các tỉnh miền Bắc nước ta vào đầu tuần tới.

Vào 1h ngày 18/7, tâm bão trên vùng biển phía đông đảo Luzon của Philippines với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/giờ), giật cấp 10. Những giờ qua, bão di chuyển theo hướng tây bắc với tốc độ khoảng 20km/h.

Dự báo trong đêm nay, rạng sáng mai (19/7), bão sẽ vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 3 năm nay.

Khi vào Biển Đông, nhờ điều kiện thuận lợi do mặt biển rất ấm, bão số 3 được nhận định sẽ tăng cấp nhanh, trở thành cơn bão rất mạnh trong năm nay.

Kịch bản có xác suất cao nhất hiện nay là bão di chuyển rất nhanh, hướng về bán đảo Lôi Châu của Trung Quốc, sau đó đi men theo phía bắc của vịnh Bắc Bộ, trước khi đổ bộ gần khu vực biên giới Việt Nam – Trung Quốc rồi đi sâu vào đất liền miền Bắc nước ta trong khoảng đầu tuần tới.

Dự báo về đường đi của bão WIPHA.

Dự báo về đường đi của bão WIPHA.

Cụ thể, trong 24 giờ (tính từ 1h ngày 18/7), bão di chuyển theo tây bắc với tốc độ nhanh, mỗi giờ đi được khoảng 20km và tiếp tục mạnh thêm.

Đến 1h ngày 19/7, tâm bão trên vùng biển phía bắc đảo Luzon của Philippines với cường độ cấp 8-9, giật cấp 11.

Trong 24-48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20-25km, có khả năng đi vào Biển Đông và mạnh thêm.

Đến 1h ngày 20/7, tâm bão trên khu vực Bắc Biển Đông, cách bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) khoảng 740 km về phía đông đông nam với cường độ cấp 10, giật cấp 12.

Trong 48-72 giờ tiếp theo, bão di chuyển ổn định theo hướng tây tây bắc, vẫn giữ tốc độ 20-25km/h và tiếp tục mạnh thêm.

Đến 1h ngày 21/7, tâm bão chỉ còn cách bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) khoảng 220km về phía đông. Lúc này bão số 3 trở thành cơn bão rất mạnh với cường độ cấp 11, giật cấp 14.

Từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km, có thể đi qua bán đảo Lôi Châu tiến về vịnh Bắc Bộ trước khi đổ bộ đất liền.

Do ảnh hưởng của bão số 3, từ chiều nay, vùng biển phía đông khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh lên cấp 6-7, giật cấp 9, sóng biển cao 2,5-3,5m. Biển động mạnh. Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của dông, lốc, gió mạnh, sóng lớn.

Do tính chất rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến miền Bắc nước ta vào đầu tuần tới, dù bão chưa vào Biển Đông nhưng ngay chiều nay (18/7), Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức họp ứng phó với bão với sự tham dự của tất cả các cơ quan liên quan và báo chí.

Gia thế khủng của nữ thủ khoa Nguyễn Lê Hiền Mai: Mẹ là chủ tịch lái G63, dùng toàn đồ hiệu bố là nhân vật cực quyền lực?

Em Nguyễn Lê Hiền Mai – lớp 12 chuyên Hóa, Trường THPT Chuyên Hùng Vương là 1 trong 8 thủ khoa Khối A00 toàn quốc với số điểm thi tuyệt đối.

Hình ảnh đời thường của nữ thủ khoa đạt 30 điểm tuyệt đối Toán, Lý, HóaEm Nguyễn Lê Hiền Mai – lớp 12 chuyên Hóa, Trường THPT Chuyên Hùng Vương, nữ thủ khoa Khối A00, đạt 3 điểm thi tuyệt đối. Ảnh: NVCC.
Sau khi các kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT được công bố, trên mạng xã hội tràn ngập hình ảnh của các thủ khoa các khối, các tỉnh. Đặc biệt là hình ảnh em Nguyễn Lê Hiền Mai – lớp 12 chuyên Hóa, Trường THPT Chuyên Hùng Vương, nữ thủ khoa Khối A00, đạt 3 điểm thi tuyệt đối (Toán: 10, Vật lí: 10, Hóa học: 10).

Sáng 16.7, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, em Hiền Mai cho biết, bản thân Mai đã đặc biệt hứng thú với môn Toán và các môn khoa học tự nhiên. Mai học các môn này không chỉ để đạt điểm cao, mà còn vì muốn khám phá logic, rèn tư duy phản biện và thỏa mãn niềm khao khát tìm hiểu về tự nhiên.
Hình ảnh đời thường của em Nguyễn Lê Hiền Mai. Ảnh: NVCC.Hình ảnh đời thường của em Nguyễn Lê Hiền Mai. Ảnh: NVCC.
Hiền Mai kể, sau khi đạt giải nhất kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm 2021 – 2022, em được tuyển thẳng vào trường THPT Chuyên Hùng Vương, đây là tiền đề giúp em trau dồi kiến thức, đạt điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Chia sẻ về bí quyết học tập để đạt điểm cao, Hiền Mai cho biết, sau các giờ học trên trường, em không dành quá nhiều thời gian vào việc học tủ, giải đề mà ở nhà tập trung đào sâu, hiểu kỹ các kiến thức, từ đó tìm ra mối liên kết để giải được tất cả các câu hỏi.
Hiền Mai luôn duy trì thành tích học tập xuất sắc tại trường THPT Chuyên Hùng Vương. Ảnh: NVCC.Hiền Mai luôn duy trì thành tích học tập xuất sắc tại trường THPT Chuyên Hùng Vương. Ảnh: NVCC.
Bên cạnh việc học tập, Mai dành thời gian tập thể thao, tham gia các hoạt động xã hội để phát triển đồng đều các kỹ năng, thể chất và thư giãn tinh thần.

“Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đáp án, em dự đoán là khả năng cao mình sẽ đạt điểm tuyệt đối cả 3 môn Toán, Lý, Hòa, nhưng phải đến sáng nay khi điểm thi chính thức em mới chắc chắn, cảm xúc thực sự là vỡ òa” – Hiền Mai chia sẻ.
Trường THPT Chuyên Hùng Vương, Phú Thọ. Ảnh: Tô Công.Trường THPT Chuyên Hùng Vương, Phú Thọ. Ảnh: Tô Công.
Tự hào về cô học trò xuất sắc, thầy giáo Trần Thanh Tuấn – chủ nhiệm lớp 12 chuyên Hóa (trường THPT Chuyên Hùng Vương) – chia sẻ, Hiền Mai là lớp trưởng của lớp và một trong những học sinh xuất sắc trong 3 năm liên tiếp.

Hiền Mai học đồng đều tất cả các môn và đặc biệt nổi trội ở 3 môn Toán – Lý – Hóa. Trong đó, riêng môn Hóa, Hiền Mai đã đạt giải Nhất, Nhì trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Trong các kỳ thi khảo sát trong suốt 3 năm học THPT, Hiền Mai đều giữ vị trí thủ khoa của khối A00.

“Không chỉ có thành tích học tập xuất sắc, Hiền Mai còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội, cộng đồng” – thầy Tuấn kể.

Chú trâu chảy nước mắt qu//ỳ lạ//y bên m/ộ chủ nhân mới qua đời, hình ảnh khiến cả làng cảm động…

Trưa mùa hè nắng gắt. Mặt trời rọi xuống cánh đồng làng An Phú như muốn thiêu cháy từng tấc đất, từng ngọn cỏ. Thế nhưng, giữa bầu không khí oi ả đó, tiếng mõ trâu lốc cốc và tiếng roi nhẹ nhàng của ông Bảy Tình vẫn vang vọng. Người ta đã quen với hình ảnh ông – người nông dân ngoài sáu mươi tuổi – cần mẫn dắt chú trâu to lớn có màu đen ánh – con trâu tên là Đen – đi cày đồng từ lúc mờ sáng đến tận chiều tà.

Ông Bảy không có con cái, cũng chẳng có họ hàng thân thiết. Cả cuộc đời ông gắn liền với mảnh ruộng cha mẹ để lại và con trâu mà ông nuôi từ nhỏ như một người bạn thân, một đứa con ruột thịt. Đen không chỉ là sức kéo mà là người bạn tâm giao, là chỗ dựa tinh thần cho ông Bảy suốt bao năm tháng cô đơn.

Mỗi buổi chiều, sau khi cày bừa xong, ông thường ngồi cạnh Đen dưới bóng cây đa đầu làng, vỗ về cái lưng đầy mồ hôi của nó, nói chuyện vu vơ như thể tâm sự với người tri kỷ:
– Mày biết không, nếu không có mày, chắc tao cũng chẳng trụ nổi đến giờ…

Đen nghe ông nói thì cụp tai, phe phẩy cái đuôi dài như tỏ vẻ hiểu chuyện. Lạ thay, dường như nó thật sự hiểu. Có lần, ông Bảy bị cảm nặng, nằm liệt giường gần tuần. Đen không chịu ăn cỏ, cũng không chịu rời khỏi sân. Mỗi ngày, nó đều đi vòng quanh ngôi nhà rồi dừng lại bên cửa sổ, nơi ông Bảy nằm, thở dài như chờ đợi.

Làng An Phú từ lâu đã xem mối quan hệ giữa ông Bảy và Đen như một giai thoại. “Trâu với người như hình với bóng”, các cụ già thường nói vậy. Trẻ nhỏ trong làng hay rủ nhau ra đồng chỉ để ngắm ông Bảy dắt trâu đi, học cách ông nói chuyện dịu dàng với Đen và ngắm ánh mắt lặng lẽ mà thông minh của chú trâu.

Năm ấy, mùa gặt đến sớm. Ông Bảy vẫn hăng hái gặt lúa, chất từng bó lên xe do Đen kéo. Nhưng rồi một hôm, ông ngất ngay giữa đồng. Người làng vội đưa ông về. Bác sĩ ở trạm y tế xã chỉ thở dài: ông bị đột quỵ, tuổi già lại làm việc quá sức.

Đêm hôm đó, cả làng An Phú lặng đi. Không phải chỉ vì mất một người nông dân giỏi, mà còn vì không ai biết con trâu Đen sẽ ra sao.

Ngày tang lễ, người ta không thể tin vào mắt mình khi thấy Đen đứng lặng trước linh cữu. Nó không rống, không giãy dụa, chỉ đứng yên, hai dòng nước mắt lăn dài xuống má. Đến khi người ta đưa linh cữu ra nghĩa trang sau làng, Đen lặng lẽ đi theo, không ai dắt.

Khi hạ huyệt, con trâu đột nhiên quỳ xuống, cúi đầu, gục mặt vào đất. Cả làng nín lặng. Một bà cụ run giọng nói:
– Nó đang lạy chủ của nó đấy…

Một giọt nước mắt khác rơi xuống từ khóe mắt Đen. Có người vội chụp lại khoảnh khắc ấy, nhưng rồi cũng cúi đầu, không dám chụp thêm. Bởi hình ảnh ấy không chỉ xúc động, mà còn là linh thiêng, là đau đớn không thể diễn tả thành lời.

Chiều hôm đó, Đen không chịu rời khỏi mộ. Dù người ta gọi thế nào, dụ thế nào, nó vẫn đứng lặng lẽ bên nấm mồ đất đỏ còn mới tinh. Đến tối, nó nằm xuống, đầu hướng về phía mộ, ngủ thiếp đi – như thể mong một giấc mơ gặp lại chủ nhân của mình.

Từ ngày ông Bảy mất, con trâu Đen trở thành linh hồn sống động của làng An Phú. Nó không còn kéo cày, không chịu ăn trong chuồng mà cứ quanh quẩn bên nấm mộ mới đắp, nơi ông Bảy yên nghỉ. Người làng lo lắng. Họ mang cỏ tươi, nước sạch ra mộ để Đen ăn uống, nhưng nó chỉ ăn chút ít, lại nằm xuống cạnh ngôi mộ, đôi mắt trũng sâu không giấu nổi nỗi buồn.

– Nó còn biết buồn hơn cả người… – ông trưởng thôn lắc đầu, mắt rơm rớm nước khi thấy cảnh đó.

Ban đầu, người ta nghĩ nỗi buồn rồi cũng sẽ phai. Nhưng hết ngày này qua ngày khác, Đen vẫn không chịu rời mộ. Có đêm, dân làng nghe tiếng nó rống lên bi thiết, như khóc, như gọi. Những tiếng rống ấy vang vọng trong màn sương mờ, khiến cả làng như trĩu nặng một nỗi thương cảm không nguôi.

Sau tuần giỗ đầu của ông Bảy, dân làng họp lại. Không ai bảo ai, họ bàn nhau chăm sóc Đen như một phần hương hỏa cho ông. Mỗi nhà một tay: người chặt cỏ, người mang rơm, người xây lại chuồng trâu mới sạch sẽ, thoáng mát ngay gần nghĩa trang để Đen không phải xa mộ.

Có đứa trẻ mang sách vở ra học cạnh chuồng trâu, trò chuyện cùng Đen mỗi chiều tan lớp. Một cô giáo trong làng kể chuyện cho Đen nghe, y như cách ông Bảy từng làm. Con trâu dường như cảm nhận được tấm lòng ấy, bắt đầu ăn nhiều hơn, đôi mắt bớt đượm buồn.

Rồi có người từ huyện đến, ngỏ ý mua lại con trâu Đen với giá cao gấp năm lần giá bình thường. Họ muốn đem nó đi phục vụ khu du lịch sinh thái – nơi trưng bày những “vật linh thiêng” để thu hút khách. Nhưng khi họ vừa nói xong, cả làng An Phú đồng loạt phản đối.

– Con trâu ấy là kỷ niệm, là máu thịt của ông Bảy Tình để lại. Không bán! – bác trưởng thôn nói cứng rắn.
– Nó không phải để trưng bày, mà là để người ta học cách thương yêu. – một cô giáo trẻ thêm vào.

Người mua đành rút lui, còn dân làng thì quyết tâm hơn trong việc giữ gìn hình ảnh chú trâu bên mộ chủ nhân như một biểu tượng sống. Câu chuyện về Đen bắt đầu lan xa. Báo chí về đưa tin, người từ nơi khác tìm đến xem con trâu trung thành. Nhưng lạ thay, không ai dám phá vỡ không gian yên tĩnh nơi nghĩa trang nhỏ đó. Mỗi người đến đều chỉ lặng lẽ đứng nhìn, rồi cúi đầu trước con trâu – như thể nó là một phần thiêng liêng nào đó của đất trời.

Có một đoàn học sinh từ thị xã đến, đứng thành hàng trước mộ ông Bảy, người dẫn đoàn kể lại câu chuyện giữa ông và Đen. Các em nhỏ chăm chú nghe, có em bật khóc, hỏi:
– Trâu có linh hồn không ạ?
– Có chứ. Không thì sao biết khóc, biết lạy mộ, biết trung thành?

Năm tháng trôi qua, Đen không còn khỏe như trước. Lưng nó trũng xuống, những bước chân chậm chạp hơn. Nhưng ngày nào nó cũng đi một vòng quanh mộ ông Bảy, rồi nằm xuống cạnh đó, như một nghi lễ không thể thiếu.

Một buổi sớm mùa thu, khi làn sương mỏng còn phủ kín mặt đồng, người ta phát hiện Đen nằm im lặng, đầu hướng về phía mộ, mắt nhắm, thân thể vẫn còn hơi ấm – nhưng trái tim nó đã ngừng đập.

Tin ấy khiến làng An Phú như ngừng thở. Cụ bà tám mươi tuổi chắp tay niệm Phật, nói trong tiếng nghẹn:
– Nó theo ông Bảy rồi… linh hồn tri kỷ, giờ được gặp lại nhau.

Người làng không chôn Đen ở xa. Họ làm một nấm mộ nhỏ cạnh mộ ông Bảy, đắp đất thành hình trâu, dựng bia đá khắc dòng chữ:

“Nơi đây yên nghỉ Đen – chú trâu trung thành, người bạn vĩnh hằng của ông Bảy Tình.”

Mỗi năm, đến ngày giỗ ông Bảy, cả làng lại đến quét dọn mộ, thắp hương cho cả hai. Trẻ con được kể chuyện về ông nông dân hiền lành và chú trâu nghĩa tình như một bài học sống. Những người lớn thì cúi đầu, lặng thinh – bởi họ hiểu: không phải ai cũng có được một tình yêu thuần khiết, bền vững như giữa người và vật như vậy.

NGUY CẤP: Bão Wipha đang đi thẳng vào biển Đông với sức gió giật cấp 10, miền Bắc chuẩn bị đón YAGI thứ 2

Theo tin bão mới nhất, áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông chính thức mạnh lên thành bão Wipha.

TIN VUI về b;é g;ái đứng trên tầng thượng của bệnh viện Bạch Mai

Thiếu nữ 15 tuổi cố thủ trên nóc Bệnh viện Bạch Mai được giải cứu an toàn và đưa về trung tâm bảo trợ trẻ em để chăm sóc, hỗ trợ.

Bệnh viện Bạch Mai chiều 17-7 cho biết đại diện bệnh viện, Công an và UBND phường Kim Liên đã bàn giao và đưa thiếu nữ 15 tuổi từng cố thủ nhiều giờ trên nóc tòa nhà 11 tầng về Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội. Tại đây, em sẽ được chăm sóc, giáo dục và hỗ trợ để tiếp tục học tập, hướng tới một tương lai tích cực và ổn định.

Hơn 3 giờ giải cứu thiếu nữ 15 tuổi trên tầng thượng bệnh viện- Ảnh 1.

Đại diện Bệnh viện Bạch Mai, công an tiễn, bàn giao thiếu nữ 15 tuổi về Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Trước đó, khoảng 14 giờ ngày 14-7, các bác sĩ và nhân viên an ninh Bệnh viện Bạch Mai phát hiện một thiếu nữ cố thủ trên tầng thượng tòa nhà. Không tiếng khóc, không lời kêu cứu, chỉ là ánh mắt trống rỗng hướng xuống dòng xe cộ cuồn cuộn phía dưới.

Ngay khi phát hiện, lãnh đạo bệnh viện lập tức báo Công an phường Kim Liên. Lực lượng cứu hộ nhanh chóng được huy động, chuẩn bị đệm hơi ứng cứu. Trong khi đó, các y bác sĩ tiếp cận hiện trường, kiên trì trấn an và động viên thiếu nữ, mở đầu cho cuộc giải cứu căng thẳng kéo dài nhiều giờ dưới mưa.

Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ khu vực 10, Công an phường Kim Liên cùng các y bác sĩ và bảo vệ bệnh viện triển khai phương án tiếp cận. Sau hơn 3 giờ kiên trì dầm mưa, kết hợp với những lời thuyết phục đầy cảm xúc, thiếu nữ đã đồng ý rời khỏi khu vực nguy hiểm. Em được đưa về phòng để kiểm tra sức khỏe và ổn định tâm lý.

Tiến sĩ – bác sĩ Đoàn Thu Trà, Chủ tịch Công đoàn Bệnh viện Bạch Mai, là một trong những người đầu tiên tiếp cận thiếu nữ sau khi em được đưa xuống an toàn. “Tôi không nhìn cháu như một ca cấp cứu hay một trường hợp đặc biệt, mà là một đứa trẻ đang cần một vòng tay mẹ”- bác sĩ Trà chia sẻ.

Hơn 3 giờ giải cứu thiếu nữ 15 tuổi trên tầng thượng bệnh viện- Ảnh 2.

Thiếu nữ được các nhân viên y tế và công an giải cứu thành công

Là một người mẹ, chị hiểu cảm giác của một đứa trẻ không có nơi để về, thiếu vắng nụ cười của cha, tình yêu của mẹ – nỗi cô đơn ấy đủ để dập tắt mọi ý chí sống. Chị đã nói với con bằng cả trái tim của một người mẹ và tấm lòng của một người bác sĩ, để con biết rằng mình không hề đơn độc, rằng cuộc sống này vẫn còn nhiều điều tốt đẹp phía trước.

“Tôi nhẹ nhàng động viên, thuyết phục rằng vẫn còn rất nhiều người yêu thương con, tương lai của con còn dài và tươi sáng, chỉ cần con biết trân trọng sự sống này thôi. Con sẽ đi học và viết tiếp những ước mơ của mình. Và trong khoảnh khắc em gật đầu, chúng tôi hiểu đó không chỉ một sinh mạng được cứu, mà cả một tương lai đã được níu giữ” – bác sĩ Trà kể lại.

Sau gần một ngày được chăm sóc, động viên tinh thần, đại diện Bệnh viện Bạch Mai, đã bàn giao và tiễn em về Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội.

Xăng E10 chính thức b/ắ/t b/u/ộc từ 2026: Đây là 5 dấu hiệu cho thấy xe bạn không phù hợp, bá;n nhanh nếu không muốn t;ụ;t giá

Lộ trình bắt đầu sử dụng xăng sinh học E10 dự kiến từ 1/1/2026, vậy đây là loại xăng gì và những loại xe máy nào có thể sử dụng?

Bộ trưởng Bộ Công Thương mới đây đã chỉ đạo xây dựng lộ trình sử dụng xăng E10 trên toàn quốc, dự kiến, loại nhiên liệu này sẽ chính thức được triển khai từ ngày 1/1/2026. Theo đó, xăng E10 là loại nhiên liệu pha trộn giữa xăng không chì và ethanol (cồn sinh học), trong đó ethanol chiếm từ 9% đến 10% thể tích. Ethanol là cồn etylic, được sản xuất từ nguồn nguyên liệu tái tạo như ngô, mía, sắn, lúa mì…

Đây là loại nhiên liệu phổ biến tại nhiều quốc gia, vừa giúp giảm phát thải khí nhà kính, vừa góp phần đảm bảo an ninh năng lượng.

Trên thế giới, Brazil là quốc gia đi đầu trong việc pha trộn ethanol vào xăng, với tỷ lệ từ 20% đến 85%. Tại Thái Lan, tỷ lệ này là 20%, trong khi Trung Quốc, Indonesia và Liên minh châu Âu đều áp dụng mức phổ biến là 10%.

Tại Việt Nam, xăng sinh học E5 RON92 – gồm 5% ethanol – đã được triển khai từ năm 2017 nhưng tỷ lệ sử dụng vẫn khá khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng 15% tổng lượng tiêu thụ xăng hàng năm. Trong khi đó, xăng RON95 vẫn chiếm ưu thế trên thị trường, dẫn đến việc mục tiêu giảm phát thải chưa đạt được như kỳ vọng.

Ông Bùi Ngọc Bảo – Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam nhận định, việc đưa xăng E10 vào sử dụng rộng rãi là cần thiết, đặc biệt tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM – nơi đang đối mặt với ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Và nếu triển khai nghiêm túc, chỉ riêng việc sử dụng E10 đã có thể giúp giảm hơn 30% lượng khí phát thải độc hại.
Áp dụng xăng E10 giúp Anh cắt giảm tới 750.000 tấn CO2 phát ra từ các hoạt động giao thông. (Ảnh: Reuters)

Áp dụng xăng E10 giúp Anh cắt giảm tới 750.000 tấn CO2 phát ra từ các hoạt động giao thông. (Ảnh: Reuters)

Theo các số liệu thống kê từ chính phủ Anh, áp dụng loại xăng E10 vào giao thông sẽ giúp quốc gia này cắt giảm tới 750.000 tấn CO2 phát ra từ các hoạt động giao thông – tương đương với giảm bớt 350.000 xe lưu thông trên đường.

Theo một chuyên gia giao thông tại Anh, trong khi xe điện chưa trở thành phương tiện phổ biến, thì chuyển đổi sang xăng sinh học pha 10% ethanol là giải pháp thiết thực, giúp giảm đáng kể tác động môi trường từ các phương tiện sử dụng động cơ đốt trong hiện nay.

Về nguồn cung, hiện cả nước có 6 nhà máy sản xuất ethanol nhiên liệu, nhưng mới chỉ 2 nhà máy tại Đồng Nai và Quảng Nam đang hoạt động ổn định, với tổng sản lượng khoảng 100.000 m³/năm. Nếu cả 6 nhà máy cùng vận hành, năng lực sản xuất ước đạt 500.000 m³/năm.

Tuy nhiên, theo ông Trần Minh – Phó Cục trưởng Cục Đổi mới sáng tạo, Chuyển đổi xanh và Khuyến công, nhu cầu thực tế để triển khai xăng E10 toàn quốc sẽ lên tới 1–1,5 triệu m³/năm. Phần thiếu hụt sẽ được nhập khẩu từ các quốc gia có nguồn cung dồi dào như Mỹ, Argentina…

Những loại xe máy sử dụng xăng E10

Theo các chuyên gia kỹ thuật, hầu hết các dòng xe máy hiện đại – đặc biệt từ các hãng lớn như Honda, Yamaha, Piaggio… – đều đã được thiết kế để tương thích với nhiên liệu có chứa ethanol như E5 và E10.

Các dòng xe phổ thông, xe số, xe tay ga đời mới đều có hệ thống phun xăng điện tử hoặc chế hòa khí phù hợp, giúp động cơ vận hành ổn định khi sử dụng E10. Ethanol có đặc tính oxy hóa cao, giúp đốt cháy sạch hơn và giảm cặn trong động cơ, đồng thời góp phần giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu.

Tuy nhiên, người dùng cần lưu ý một số trường hợp đặc biệt khi sử dụng xăng E10. Các dòng xe máy đời cũ, đặc biệt được sản xuất trước năm 2000 hoặc đầu những năm 2000, có thể gặp vấn đề do hệ thống nhiên liệu sử dụng vật liệu cao su hoặc kim loại không tương thích với ethanol. Việc sử dụng E10 trong các loại xe này có thể gây hỏng gioăng, rò rỉ đường ống nhiên liệu hoặc làm tắc chế hòa khí.

Với những xe ít sử dụng, nếu để nhiên liệu E10 trong bình quá lâu (trên 3 tháng), ethanol có thể hấp thụ nước, gây hiện tượng tách lớp, ăn mòn và dẫn đến khó khởi động hoặc hỏng hệ thống phun xăng.

Bên cạnh đó, một số mẫu xe hiệu suất cao hoặc xe cổ điển được nhà sản xuất khuyến cáo nên sử dụng xăng không pha ethanol (E0) hoặc chỉ sử dụng E5 để đảm bảo hiệu suất hoạt động tối ưu và bảo vệ động cơ.

Do đó, với người sử dụng xe máy, cần kiểm tra hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc tham khảo ý kiến từ trung tâm bảo dưỡng chính hãng để xác định xe của mình có tương thích với xăng E10 hay không. Đồng thời, người tiêu dùng cũng nên duy trì thói quen vận hành xe đều đặn và bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo hiệu quả sử dụng nhiên liệu mới.

Undercover Black Boss Buys A Sandwich At His Own Diner, Stops Cold When He Hears 2 Cashiers

It was a cool Monday morning when Jordan Ellis, the owner of Ellis Eats Diner, stepped out of his black SUV wearing jeans, a faded hoodie, and a knit cap pulled low over his forehead. Normally dressed in tailored suits and expensive shoes, today he looked like an average middle-aged man, maybe even homeless to some. But this was exactly what he wanted.

Jordan was a self-made millionaire. His diner had grown from a single food truck to a citywide chain over 10 years. But lately, customer complaints had started trickling in—slow service, rude staff, and even rumors of mistreatment. Reviews online had turned from glowing five-stars to bitter rants.

Rather than sending corporate spies or installing more cameras, Jordan decided to do what he hadn’t done in years—walk into his own business as a regular man.

He chose his downtown branch—the one he opened first, where his mother used to help cook pies. As he crossed the street, he felt the buzz of cars and early-morning walkers. The smell of sizzling bacon drifted into the air. His heart beat faster.

Inside the diner, the familiar red booths and checkered floor greeted him. It hadn’t changed much. But the faces had.

Behind the counter stood two cashiers. One was a skinny young woman in a pink apron, chewing gum loudly and tapping on her phone. The other was older, heavier, with tired eyes and a name tag that read “Denise.” Neither noticed him walk in.

He stood patiently for about thirty seconds. No greeting. No “Hello, welcome!” Nothing.

“Next!” Denise finally barked, not even looking up.

Jordan stepped forward. “Good morning,” he said, trying to hide his voice.

Denise gave him a once-over, her eyes sliding over his wrinkled hoodie and worn shoes. “Uh-huh. What do you want?”

“I’ll take a breakfast sandwich. Bacon, egg, cheese. And a black coffee, please.”

Denise sighed dramatically, tapped a few buttons on the screen, and muttered, “Seven-fifty.”

He pulled a crumpled ten-dollar bill from his pocket and handed it to her. She snatched it and slapped the change on the counter without a word.

Jordan sat down at a corner booth, sipping his coffee and observing. The place was busy, but the staff looked bored, even annoyed. A woman with two toddlers had to repeat her order three times. An elderly man who asked about a senior discount was waved off rudely. One worker dropped a tray and cursed loud enough for children to hear.

But what made Jordan stop cold was what he heard next.

From behind the counter, the young cashier in the pink apron leaned over and said to Denise, “Did you see that guy who just ordered the sandwich? He smells like he’s been sleeping in the subway.”

Denise chuckled. “I know, right? Thought we were a diner, not a shelter. Watch him try to ask for extra bacon like he’s got money.”

They both laughed.

Jordan’s hands tightened around his coffee cup. His knuckles went white. He wasn’t hurt by the insult—not personally—but the fact that his own employees were mocking a customer, let alone a potentially homeless one, cut deep. These were the kinds of people he had built his business to serve—hardworking, struggling, honest people. And now, his staff was treating them like garbage.

He watched as another man—wearing a construction uniform—came in and asked for water while he waited for his order. Denise gave him a dirty look and said, “If you’re not buying anything else, don’t hang around.”

Enough.

Jordan stood slowly, his sandwich untouched, and walked toward the counter.

Jordan Ellis stopped just a few steps away from the counter, his breakfast sandwich still untouched in his hand. The construction worker, stunned by Denise’s cold response, stepped back quietly and sat in the corner. The young cashier in the pink apron was now giggling again, scrolling through her phone, oblivious to the storm about to hit.

Jordan cleared his throat.

Neither woman looked up.

“Excuse me,” he said louder.

Denise rolled her eyes and finally glanced up. “Sir, if you have a problem, customer service is on the back of the receipt.”

“I don’t need the number,” Jordan replied calmly. “I just want to know one thing. Is this how you treat all your customers, or just the ones you think don’t have money?”

Denise blinked. “What?”

The young cashier chimed in, “We didn’t do anything wrong—”

“Didn’t do anything wrong?” Jordan repeated, his voice no longer soft. “You mocked me behind my back because I looked like I didn’t belong here. Then you spoke to a paying customer like he was dirt. This isn’t a gossip lounge or a private club. It’s a diner. My diner.”

The two women froze. Denise opened her mouth to respond, but the words didn’t come.

“My name is Jordan Ellis,” he said, pulling back his hood and taking off the knit cap. “I own this place.”

Silence fell like a hammer across the diner. A few nearby customers turned to watch. The cook in the kitchen peeked through the window.

“No way,” whispered the younger woman.

“Yes, way,” Jordan replied coldly. “I opened this diner with my bare hands. My mother used to bake pies here. We built this place to serve everyone. Construction workers. Seniors. Moms with kids. Struggling folks trying to make it to payday. You don’t get to decide who deserves kindness.”

Denise’s face had gone pale. The younger one dropped her phone.

“Let me explain—” Denise began.

“No,” Jordan interrupted. “I’ve heard enough. And so have the cameras.”

He looked over to the corner of the ceiling, where a discreet surveillance camera sat. “Those microphones? Yeah, they work. Every word you said is recorded. And it’s not the first time.”

At that moment, the restaurant manager, a middle-aged man named Ruben, walked out of the kitchen. He looked stunned when he saw Jordan.

“Mr. Ellis?!”

“Hi, Ruben,” Jordan said. “We need to talk.”

Ruben nodded, eyes wide.

Jordan turned back to the women. “You’re both suspended. Effective immediately. Ruben will decide if you come back after retraining—if you come back. In the meantime, I’m spending the rest of the day here, working behind the counter. If you want to know how to treat customers, watch me.

The young woman began to tear up, but Jordan didn’t soften. “You don’t cry because you’re caught. You change because you’re sorry.”

They walked out quietly, heads down, as Jordan stepped behind the counter. He tied on an apron, poured a fresh cup of coffee, and walked over to the construction worker.

“Hey man,” Jordan said, setting down the cup. “On the house. And thank you for your patience.”

The man looked surprised. “Wait—you’re the owner?”

“Yeah. And sorry for what you went through. That’s not what we’re about.”

Over the next hour, Jordan worked the counter himself. He greeted every customer with a smile, refilled coffee without being asked, and helped a mom carry her tray to the table while her toddler screamed. He joked with the cook, picked up napkins off the floor, and made it a point to shake hands with a regular named Ms. Thompson, who had been coming in since 2016.

Customers started whispering, “Is that really him?” Some pulled out their phones to take pictures. One elderly man said, “I wish more bosses did what you’re doing.”

At noon, Jordan stepped outside to take a breath. The sky was blue, and the air had warmed up. He looked back at his diner with a mix of pride and disappointment. The business had grown, but somewhere along the way, the values had started to fade.

But not anymore.

He pulled out his phone and sent a message to the head of HR.

“New mandatory training: Every staff member spends one full shift working with me. No exceptions.”

Then he went back inside, tied his apron tighter, and took the next order with a smile.

Vợ đ/ẻ xong bị biế;/n ch/ứng không thể đi lại bình thường, chồng bỏ vợ con mới sinh theo người phụ nữ giàu có khác, và rồi đúng 3 năm sau bẽ bàng khi nghe tin…

Trời tháng Tư oi ả. Trong căn phòng bệnh viện lạnh lẽo, Lan nắm chặt tay con gái nhỏ mới lọt lòng. Cô vừa trải qua ca sinh đầy đau đớn, phải mổ cấp cứu vì dấu hiệu tiền sản giật nguy hiểm. Không những vậy, sau khi tỉnh lại, bác sĩ thông báo một điều như sét đánh ngang tai: “Do biến chứng khi gây tê tủy sống, chị Lan hiện có biểu hiện rối loạn vận động vùng chi dưới. Khả năng hồi phục hoàn toàn là rất thấp.”

Lan không tin. Cô mới 27 tuổi. Một người vợ, một giáo viên tiểu học đầy nhiệt huyết, yêu chồng tha thiết, luôn vun đắp cho mái ấm nhỏ. Vậy mà giờ đây, cô nằm trên giường bệnh, không thể nhấc nổi đôi chân mình. Con gái nằm trong lồng kính sơ sinh, còn chồng cô – Khánh – thì… không thấy đâu.

Anh đến viện đúng một lần, ngày Lan được chuyển vào mổ cấp cứu. Khánh đứng ngoài phòng mổ, mắt dán vào điện thoại, vẻ mặt lạnh tanh. Khi bác sĩ bước ra, anh chỉ hỏi qua loa: “Sống chứ? Con gái hay con trai?” Nghe bác sĩ nói là con gái, anh không giấu nổi sự thất vọng. Anh quay sang mẹ vợ, nói như trách móc: “Tôi cần thằng đích tôn cơ mà!”

Rồi anh biến mất.

Ngày Lan được chuyển về phòng hồi sức, mẹ cô là người túc trực chăm sóc. Mỗi lần nhìn thấy mẹ âm thầm lau nước mắt, vừa bón cháo cho con, vừa lo cho cháu, lòng Lan thắt lại. Cô tự dằn vặt, tự hỏi: “Phải chăng do mình yếu đuối nên mới thành gánh nặng? Phải chăng nếu mình sinh con trai, Khánh sẽ khác?”

Tuần sau, Khánh trở lại. Nhưng không phải để thăm, mà để… đưa đơn ly hôn.

“Anh xin lỗi, nhưng anh không thể sống với một người vợ què quặt cả đời. Anh cần người đồng hành chứ không phải gánh nặng.”

Lan chết lặng. Mọi lời cầu xin của cô đều vô nghĩa. Khánh lạnh lùng ký tên, để lại tờ đơn rồi quay lưng đi. Trước khi bước ra khỏi cửa, anh buông một câu khiến cô không bao giờ quên:

“Anh đã có người khác. Cô ấy giàu, trẻ, và biết chiều chuộng. Em giữ con, giữ nhà. Anh không cần.”

Tin đồn nhanh chóng lan khắp xóm nhỏ nơi Lan ở. Người ta thì thào: “Khánh cặp với con Thảo – con gái chủ thầu xây dựng giàu nứt đố đổ vách ngoài phố huyện.” Một số người thương xót cho Lan, nhưng phần lớn chỉ lắc đầu, thở dài, rồi quay đi.

Lan vật lộn từng ngày với đôi chân tê liệt. Mỗi sáng mẹ cô dìu ra sân tập đi, chân run rẩy như người già. Có hôm ngã dúi dụi, máu chảy cả gối, cô vẫn cắn răng không rên một tiếng. “Mình phải đi được, vì con!” – cô tự nhủ, nhìn con gái đang tập bò trong góc sân.

Ba tháng. Sáu tháng. Một năm trôi qua. Lan vẫn chưa đi lại bình thường được, nhưng tay đã có lực, có thể chống gậy. Cô mở lớp dạy kèm tại nhà, dạy học sinh trong xóm. Dù khó khăn, nhưng ánh mắt yêu thương của con gái, sự kiên cường của mẹ già và lòng tự trọng của một người phụ nữ khiến cô sống tiếp.

Trong khi đó, Khánh sống như vua. Cưới Thảo chưa đầy một tháng sau ly hôn, anh được bố vợ cho một xe bán tải và giao luôn vài công trình. Thảo đăng ảnh chồng lên mạng, caption mùi mẫn: “Chồng em không có gì ngoài… đẹp trai và tham vọng!” Còn Khánh thì tỏ vẻ coi thường quá khứ: “Tôi thoát khỏi cảnh nghèo, thoát khỏi thứ hôn nhân lỗi thời. Cảm ơn đời!”

Thế nhưng, đời đâu phải chỉ có vinh quang mãi.

Sau hai năm sống với Thảo, Khánh bắt đầu thấm. Cô vợ mới đỏng đảnh, ưa tiêu xài và ghen tuông. Anh từng đấm cửa vì bị cô cấm đi tiếp khách. Nhiều lần Thảo dằn mặt: “Anh có cái gì? Nếu không phải tôi, giờ còn đang chở cát kiếm từng đồng!”

Anh lặng câm.

Năm thứ ba, Thảo đệ đơn ly hôn. Gia đình cô không cho anh đụng đến tài sản. Xe, nhà, công trình – tất cả đều mang tên cô. Khánh rời khỏi biệt thự trong im lặng, tay trắng.

Anh trở lại xóm cũ.

Ngày đầu tiên về quê, Khánh tình cờ thấy Lan đang dắt con gái đi bộ quanh sân trường. Cô chống gậy, dáng đi vẫn khó nhọc, nhưng ánh mắt sáng rực. Con gái cô lanh lợi, chào mọi người líu lo. Vài học sinh ùa tới: “Cô Lan! Cô Lan ơi!” – Và Lan nở nụ cười rạng rỡ.

Khánh nấp sau gốc cây, mặt nóng ran.

Lần đầu tiên sau ba năm, anh cảm thấy mình… thua cuộc.

Khánh quay trở lại căn nhà cũ, nơi từng là tổ ấm của anh và Lan. Căn nhà đã được sơn sửa lại, vườn trước gọn gàng, rợp hoa dâm bụt đỏ rực. Anh đứng lặng nhìn cánh cổng màu xanh quen thuộc, nơi ngày xưa Lan vẫn chờ anh về mỗi chiều muộn. Giờ đây, đứng trước nó, anh như một kẻ lạ lẫm, không dám bấm chuông.

Anh rút trong túi ra mảnh giấy nhàu nát – ảnh chụp Lan và con gái từ mạng xã hội của một người quen. Cả hai mẹ con đều cười rất tươi. Dưới ảnh là hàng chục lời chúc: “Ngưỡng mộ cô giáo Lan!”, “Chị mạnh mẽ quá!”, “Mẫu phụ nữ truyền cảm hứng!”…

Khánh thấy cổ họng nghẹn lại. Một cảm giác thất bại, xấu hổ và ăn năn trỗi dậy.

Anh không gõ cửa. Anh lẳng lặng quay đi.

**

Những ngày sau đó, Khánh sống nhờ nhà mẹ ruột – người từng phản đối cuộc hôn nhân của anh với Thảo nhưng rồi cũng đành bất lực. Bà nhìn con trai, thở dài: “Ngày xưa mẹ nói rồi, đừng bỏ vợ con mà chạy theo giàu sang. Người ta giàu là của người ta. Còn giờ thì sao?”

Khánh im lặng. Anh không còn gì để biện minh. Không nhà, không xe, không công việc. Tệ hơn, anh mất đi người phụ nữ yêu anh thật lòng và đứa con gái anh chưa từng ôm một lần.

Một buổi chiều, Khánh đứng từ xa nhìn Lan đón con từ trường về. Cô đi chậm rãi, chống gậy nhưng vẫn giữ thăng bằng vững vàng. Bé Ngọc – con gái anh – ríu rít kể chuyện học, rồi chạy trước vài bước, chờ mẹ.

Khánh ước mình có thể bước tới, gọi “con ơi!”, nhưng anh biết mình không còn tư cách.

Tối hôm đó, anh viết một lá thư, để lại trước cổng nhà Lan.

“Lan à,
Anh không mong được tha thứ. Anh chỉ muốn nói lời xin lỗi – vì đã bỏ rơi em lúc em yếu đuối nhất, vì đã không làm tròn bổn phận một người chồng, người cha.
Anh biết, em đã mạnh mẽ và bản lĩnh hơn bất kỳ ai. Anh xứng đáng nhận lấy kết cục hôm nay.
Nếu có thể, cho anh được gặp con một lần, nhìn nó từ xa cũng được.
Chúc em luôn bình an.”

– Khánh

Sáng hôm sau, Lan cầm lá thư, lặng lẽ đọc. Mắt cô ráo hoảnh. Mẹ cô hỏi:
– Con định làm gì?

– Không gì cả, mẹ. Người như vậy, cuộc đời đã dạy cho anh ta bài học rồi. Tha thứ thì có thể, nhưng quay lại thì không bao giờ.

Mẹ gật đầu. Cả nhà im lặng.

**

Một tháng sau, Lan bất ngờ được mời phát biểu trong một buổi tọa đàm về phụ nữ vượt khó tại tỉnh. Truyền hình địa phương đưa tin, nhiều báo mạng viết bài. Bài phát biểu của cô lan truyền khắp mạng xã hội với tựa đề: “Tôi từng bị bỏ lại khi không thể đi, nhưng chính điều đó dạy tôi biết đứng lên.”

Khánh xem video trong căn phòng nhỏ của mẹ, lòng đầy nỗi đắng cay. Anh không ghét Lan. Ngược lại, càng xem, anh càng khâm phục. Và đau.

Anh nhận ra, điều quý giá nhất đời mình đã mất – không phải tiền, không phải địa vị, mà là người phụ nữ anh từng có.

Một lần, tình cờ gặp Lan ở chợ, Khánh lấy hết can đảm bước tới.

– Lan… em khỏe không?

Lan nhìn anh, gật đầu nhẹ.

– Ừ. Cũng ổn. Còn anh?

Khánh cười gượng:

– Không ổn… nhưng anh đang học cách sống lại.

Lan không nói gì. Một lát sau cô quay đi. Trước khi rời đi, cô nói:

– Khánh này, cảm ơn anh vì đã bỏ em ngày đó. Nếu không, em đã không biết mình mạnh mẽ thế nào.

Anh đứng đó, nhìn theo dáng cô khuất dần giữa chợ chiều. Câu nói của cô như con dao cắt qua tim, nhưng đồng thời cũng là một dấu chấm hết nhẹ nhàng.

**

Ba năm trước, Khánh rời bỏ vợ con vì nghĩ rằng họ là gánh nặng. Ba năm sau, anh trở về với hai bàn tay trắng, chứng kiến chính người phụ nữ ấy – người từng bị coi thường – đứng lên từ tận cùng khổ đau và tỏa sáng.

Còn anh – người từng nghĩ mình “thoát nghèo” – lại là kẻ thật sự trắng tay.