Home Blog Page 4

TP.HCM: Quá xót xa, cháy chung cư trong đêm, 8 người ra đi mãi mãi Trong đó có 1 gia đình 4 người

Lửa bùng lên ở lô A cư xá Độc Lập trên đường Đô Đốc Long, phường Phú Thọ Hòa (quận Tân Phú cũ), khiến 8 người tử vong, khuya 6/7.

Khoảng 22h, đám cháy phát ra từ căn hộ ở tầng trệt cư xá Độc Lập. Phát hiện sự việc, nhiều hộ dân bên cạnh dùng bình chữa cháy mini dập lửa nhưng bất thành. Ít phút sau đám cháy bùng lên dữ dội, bao trùm mặt trước của dãy nhà và lan lên các lầu ở trên.

Khoảnh khắc cư xá ở TP HCM bốc cháy

Lửa bao trùm căn hộ ở lầu một cư xá. Video: Minh Bằng

Nhiều xe cấp cứu được huy động đến hiện trường. Đại diện Đội cấp cứu – cứu nạn khu vực 4 cho biết các xe cứu thương đã chở 8 người tử vong, gồm 6 người lớn và 2 trẻ em về nhà xác Bình Hưng Hòa. Các nạn nhân ở tầng trệt cư xá.

Mặt chung cư bị cháy đen. Ảnh: Đình Văn

Mặt cư xá bị cháy đen. Ảnh: Đình Văn

Hàng chục lính cứu hỏa và xe chữa cháy cũng đến hiện trường chữa cháy. Đến 1h, hỏa hoạn đã được khống chế.

Anh Hậu, nhà ở gần hiện trường, cho biết nhà cháy phát ra nhiều tiếng nổ lớn liên tục, lửa bùng lên rất mạnh. “Khi hoả hoạn được dập tắt, tôi thấy cảnh sát đưa 4 nạn nhân ra ngoài bằng băng ca, quấn bằng chăn”, anh Hậu nói.

Hiện trường sau vụ cháy. Ảnh: Đình Văn

Bên trong căn hộ phát ra cháy có một ôtô và nhiều xe máy. Ảnh: Đình Văn

Phía trong căn hộ cháy có một ôtô, nhiều xe máy bị lửa làm hư hỏng, trơ khung. Mái tôn của căn nhà đổ sụp, các khung thép, cửa của công trình bị uốn cong do sức nóng. Một số căn hộ ở tầng trên di dời đồ đạc, vật dụng ra ngoài hành lang đề phòng cháy lan.

Theo cơ quan chức năng, 8 nạn nhân thuộc hai gia đình. Trong đó một hộ gồm vợ chồng 38-40 tuổi và hai đứa trẻ 7-11 tuổi, gia đình còn lại 4 người lớn, chưa xác định danh tính.

Nhiều đồ đạc được người dân di dời ra hành lang. Ảnh: Đình Văn

Nhiều đồ đạc được người dân di dời ra hành lang. Ảnh: Đình Văn

Cư xá xảy ra cháy gồm hai lô A và B, cao 5 tầng, xây cách đây nhiều năm. Lô có sự cố tổng cộng hơn 110 căn, mỗi căn rộng 45-60 m2, nằm phía mặt hẻm rộng khoảng 6 m, cách đường lớn Độc Lập gần 100 m. Xung quanh là nhiều nhà cấp 4, liên kế, quán ăn…

Hiện trường cháy được lực lượng chức năng phong toả để điều tra.

Vị trí cư xá Độc Lập. Đồ hoạ: Hoàng Khánh

Vị trí cư xá Độc Lập. Đồ hoạ: Hoàng Khánh

Chính thức: Xóa bỏ “Sổ đỏ hộ gia đình” từ 1/8/2024, người dân cần làm ngay 1 việc để tránh bị p;;hạt 20 triệu

Từ ngày 1/8/2024, Luật Đất đai 2024 chính thức có hiệu lực, kéo theo nhiều thay đổi lớn trong công tác quản lý, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Từ ngày 1/8/2024, Luật Đất đai 2024 chính thức có hiệu lực, kéo theo nhiều thay đổi lớn trong công tác quản lý, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Một trong những điểm được quan tâm nhiều nhất chính là việc xóa bỏ hình thức “Sổ đỏ hộ gia đình”, thay vào đó là ghi nhận cụ thể quyền sử dụng đất theo từng cá nhân. Tuy nhiên, nhiều người dân đang hoang mang trước thông tin “không đổi sổ sẽ bị phạt đến 20 triệu đồng”. Vậy thực hư như thế nào?

Sổ đỏ hộ gia đình bị xóa bỏ, có bắt buộc đổi sang mẫu mới?

So-Do-Nhu-Ha

Theo quy định tại khoản 3, Điều 256, Luật Đất đai 2024 (Luật số 31/2024/QH15), tất cả các loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp trước ngày 1/8/2024 vẫn giữ nguyên giá trị pháp lý. Người sử dụng đất không bắt buộc phải đổi sang mẫu Giấy chứng nhận mới, trừ trường hợp có nhu cầu cập nhật hoặc khi thực hiện giao dịch liên quan đến thửa đất.

Nghĩa là, nếu sổ đỏ đang sử dụng không có sai sót về thông tin, không bị rách nát, không có yêu cầu sang nhượng, tặng cho hay thừa kế… thì người dân hoàn toàn không bắt buộc phải đổi. Thông tin lan truyền rằng không đổi sẽ bị xử phạt 20 triệu đồng là không đúng sự thật và không có căn cứ pháp lý.

Khi nào cần đổi hoặc cấp lại sổ đỏ theo mẫu mới?

Dù không bắt buộc phải đổi, nhưng một số trường hợp dưới đây, người dân sẽ cần thực hiện việc cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận:

Thay đổi thông tin: Khi chủ sử dụng đất thay đổi họ tên, chứng minh thư, số căn cước công dân, địa chỉ… đều cần điều chỉnh lại Giấy chứng nhận.

Biến động về đất đai: Gộp thửa, chia tách thửa đất, thay đổi diện tích, mục đích sử dụng hoặc tài sản gắn liền với đất.

Sang nhượng, tặng cho, thừa kế: Khi thực hiện giao dịch chuyển quyền sử dụng đất thì bắt buộc phải đổi sang sổ mới.

Sổ đỏ bị hư hỏng, rách nát, mờ chữ: Khi sổ không còn nguyên vẹn hoặc khó đọc thông tin, người dân nên xin cấp lại để tránh phát sinh rắc rối pháp lý.

Có nhu cầu cá nhân: Người dân muốn cập nhật thông tin mới hoặc ghi tên các thành viên trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất theo quy định mới.

Đổi sổ theo quy định mới có điểm gì khác biệt?

Một điểm đáng chú ý trong Luật Đất đai 2024 là từ sau ngày 1/8/2024, các Giấy chứng nhận sẽ không còn ghi “hộ gia đình” mà thay vào đó là tên các cá nhân cụ thể có chung quyền sử dụng đất. Việc này nhằm đảm bảo minh bạch quyền lợi và nghĩa vụ của từng thành viên trong hộ, tránh tranh chấp sau này.

Việc ghi tên từng người sẽ do các thành viên tự thỏa thuận, lập văn bản cam kết và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nếu không có thỏa thuận, quyền sử dụng đất sẽ được xác định theo quy định tại Bộ luật Dân sự và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

Phạt đến 20 triệu đồng trong trường hợp nào?

HUONG-2-1024x576

Mức phạt đến 20 triệu đồng là đúng, nhưng không áp dụng cho những người không đổi sổ theo mẫu mới. Khoản phạt này áp dụng cho các trường hợp không đăng ký biến động đất đai sau khi đã phát sinh giao dịch như sau:

a. Các trường hợp bắt buộc phải sang tên (đăng ký biến động):

  • Chuyển nhượng, mua bán nhà đất.
  • Tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất.
  • Góp vốn bằng đất đai.
  • Thay đổi thông tin chủ sử dụng đất.
  • Tách thửa, hợp thửa đất.

b. Mức xử phạt theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 04/2022/NĐ-CP):

Cá nhân: Phạt từ 1 – 20 triệu đồng tùy theo mức độ vi phạm, giá trị thửa đất và thời gian chậm đăng ký biến động.

Tổ chức: Có thể bị phạt đến 40 triệu đồng nếu không thực hiện đăng ký biến động đúng quy định.

Ngoài phạt tiền, người vi phạm còn phải thực hiện đầy đủ thủ tục sang tên theo quy định và có thể bị hạn chế quyền sử dụng đất, ví dụ không được chuyển nhượng, thế chấp…

Lưu ý dành cho người dân

Nếu đang sở hữu sổ đỏ hộ gia đình cấp trước 1/8/2024, không cần lo lắng đổi sổ nếu không có biến động.

Tuy nhiên, người dân nên kiểm tra tính chính xác của thông tin trên sổ đỏ và các giấy tờ cá nhân, bởi khi cần thực hiện các giao dịch trong tương lai sẽ dễ dàng hơn nếu thông tin đã được cập nhật.

Khi có nhu cầu đổi sổ, nên liên hệ trực tiếp Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc UBND xã/phường để được hướng dẫn đúng quy trình và tránh bị lừa bởi các đối tượng mạo danh tư vấn.

Nguyên nhân khiến hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng mạnh: Do giá điện tăng

Chỉ rõ nguyên nhân khiến hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng mạnh

Nhiều người than thở rằng hóa đơn tiền điện trong tháng 6 vừa qua tăng mạnh, thậm chí tiền điện của một số gia đình còn tăng đột biến.

Bắt giữ và bàn giao 3 nghi phạm hanhhung 2 học sinh tại tiệm internet ở TP.HCM

Sau khi hành hung 2 thiếu niên khiến 1 em bất tỉnh, 3 nghi phạm rời hiện trường và đến xã Liên Hương (tỉnh Lâm Đồng) nhưng bị công an bắt giữ.

Ngày 6-7, Công an tỉnh Lâm Đồng đã bàn giao 3 người liên quan đến vụ việc hành hung 2 thiếu niên (là học sinh cấp 2) tại phường Tân Thới Hiệp, TP HCM. Ba người này là Nguyễn Vũ Hảo (30 tuổi, ngụ TP HCM), Nguyễn Đức Duy (23 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Tháp) và Vũ Trọng Nghĩa (31 tuổi, ngụ tỉnh Tây Ninh).

Trước đó, vào lúc 20h20 phút ngày 5-7, nhận được tin báo của Công an TP HCM, Phòng CSGT Lâm Đồng huy động lực lượng, phương tiện tiến hành phối hợp, rà soát, truy xét các đối tượng có liên quan.

Quá trình truy xét, đến 22h20 phút cùng ngày, nhận được thông tin các đối tượng có mặt tại xã Liên Hương (tỉnh Lâm Đồng), lãnh đạo Phòng CSGT đã phân công Đội CSGT đường bộ số 2 phối hợp Công an xã Liên Hương truy bắt các đối tượng.

Bắt giữ và bàn giao 3 nghi phạm hành hung 2 học sinh tại tiệm internet  ở TP HCM- Ảnh 1.

3 đối tượng hành hung 2 học sinh ở TP HCM bị bắt giữ. Ảnh: P.T.

Đến 0h10 phút ngày 6-7, lực lượng CSGT đã bắt giữ ba đối tượng trên tại Nhà nghỉ H.T. (xã Liên Hương). Sau đó, các đối tượng được đưa về Công an xã Liên Hương để đấu tranh làm rõ.

Trước đó, ngày 4-7, trên mạng xã hội lan truyền nhiều clip ghi lại cảnh người đàn ông đánh tới tấp hai thiếu niên gây bức xúc. Qua tìm hiểu, vụ việc xảy ra tại một quán Internet trên đường Nguyễn Ảnh Thủ, phường Tân Thới Hiệp, TP HCM

Trong đoạn clip dài gần một phút, một người đàn ông mặc áo đỏ lần lượt hành hung hai thiếu niên tại khu vực để xe máy. Người đàn ông này dùng dụng cụ hốt rác, mũ bảo hiểm, tay, chân đánh, đá vào người 2 thiếu niên.

Mặc dù, sau khi bị đánh, một thiếu niên có biểu hiện bất tỉnh, người này vẫn dùng chân đạp mạnh vào phần đầu một cách dã man.

Theo thông tin người đăng tải clip, người đánh hai thiếu niên là chủ tiệm game – Internet, còn hai nạn nhân là học sinh.

Vụ việc đang được Công an TP HCM tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định.

Vừa nhận quyết định l;:y hô;;n, vợ h;í hử;ng vứt ảnh cưới ra ngoài thùng rác, nào ngờ thứ rơi ra từ sau tấm ảnh khiến cô hối hận, cầu xin vợ tha thứ…

“Ly hôn xong, Hằng hả hê vứt hết ảnh cưới vào thùng rác như vứt bỏ quá khứ ngu muội. Nhưng không ngờ, từ sau tấm ảnh rơi ra một thứ khiến tim cô chùng xuống, tay run lên. Và cũng chính thứ đó đã khiến người chồng cũ, người cô từng khinh ghét nhất, quỳ gối trước cửa nhà cầu xin tha thứ…”

Chiều muộn ngày thứ Sáu, tòa án vừa đọc xong quyết định ly hôn. Hằng bước ra với một cảm giác nhẹ nhõm hiếm có. Cô đã mong chờ khoảnh khắc này từ rất lâu. Ba năm hôn nhân với Huy – chồng cô – là ba năm của nước mắt, cãi vã và những lần anh bỏ đi không lời giải thích.

“Giải thoát rồi”, cô thầm nghĩ, tựa lưng vào cửa taxi. Không còn nước mắt, không còn đau lòng. Chỉ còn một nỗi trống rỗng mà cô đã học cách chấp nhận.

Về đến nhà, cô không ngần ngại mở tủ, lôi hết những thứ liên quan đến Huy ra – từ bộ ảnh cưới từng được in khổ lớn, khung gỗ trang trọng, cho đến chiếc áo vest đầu tiên Huy mặc trong lễ ăn hỏi. Mọi thứ đều đi theo cùng một hướng: thùng rác.

Cô nhớ lại những đêm Huy không về nhà, những lần anh nói “bận công việc” rồi tắt máy. Lúc đó cô còn tin, còn khóc, còn ngồi đợi. Giờ thì cô chỉ thấy mình ngốc.

Tấm ảnh cưới cuối cùng rơi ra. Cô nhìn lướt qua nụ cười trên mặt mình khi ấy – nụ cười ngây thơ đến tội nghiệp. Không chần chừ, cô gỡ nó khỏi khung. Nhưng khi tháo lớp nền sau bức ảnh, một mẩu giấy nhỏ rơi ra – một bức thư tay.

Dòng chữ nắn nót, quen thuộc – là nét chữ của Huy. Tay cô khựng lại.

“Hằng à,
Nếu em đang đọc dòng này, thì có lẽ đã có điều gì đó khiến em muốn bỏ tấm ảnh này đi. Anh để bức thư này ở đây như một cách phòng hờ, vì có thể một ngày em sẽ phát hiện ra anh không hoàn hảo như em nghĩ. Nhưng anh không muốn em chỉ thấy mặt tệ nhất của anh rồi ra đi mãi mãi.
Có nhiều điều anh chưa từng nói, không phải vì giấu em, mà vì anh không biết bắt đầu từ đâu…”

Hằng nhíu mày. Tim cô bỗng chậm lại một nhịp. Cô tiếp tục đọc.

“…Lý do những đêm anh không về, là vì mẹ anh đang điều trị ung thư ở bệnh viện tỉnh. Mẹ không muốn em lo, nên bắt anh giấu. Mỗi khi anh nói dối em, là khi anh đang ngồi ngủ vật vạ ở hành lang bệnh viện với mùi thuốc kháng sinh nồng nặc.
Lý do anh không nhận dự án lương cao ở công ty nước ngoài, là vì em từng nói em sợ phải sống xa gia đình. Và lý do anh hay cáu gắt… là vì anh sợ mất em, nhưng lại không biết cách giữ em đúng cách.”

Bức thư không dài, chỉ khoảng một trang. Nhưng khi đọc xong, Hằng lặng người. Tất cả những điều cô từng trách móc, những đêm dằn vặt vì sự vô tâm của anh – có thể không hề như cô nghĩ.

Điện thoại rung lên. Là tin nhắn từ một người bạn:
“Hằng ơi, hôm nay gặp Huy ở viện K. Nghe đâu mẹ anh ấy vừa mất.”

Tim Hằng như có ai bóp nghẹt.

hồi tưởng quá khứ

Lúc mới cưới, Huy từng là mẫu người đàn ông lý tưởng. Anh làm kỹ sư xây dựng, hiền lành, ít nói nhưng biết quan tâm. Mẹ chồng cũng rất yêu thương cô. Nhưng rồi dần dần, mọi thứ thay đổi sau khi mẹ anh bị phát hiện ung thư. Cô chỉ biết sơ qua, vì sau đó Huy kín tiếng hơn. Anh hay vắng nhà, tỏ ra căng thẳng, và tránh mọi câu hỏi của cô.

Hằng từng nghĩ anh có người khác. Dù không tìm được bằng chứng, nhưng trực giác của một người vợ khiến cô tin như vậy. Đỉnh điểm là khi cô phát hiện một khoản tiền lớn trong tài khoản của anh được chuyển đi hàng tháng, không ghi chú. Khi hỏi, Huy chỉ nói: “Việc riêng”. Từ đó, niềm tin của cô rạn nứt.

Hằng quyết định ly thân trước, sau đó nộp đơn. Huy ký nhanh – điều đó khiến cô tin mình đúng: anh hết yêu cô rồi.

Cầm lá thư trong tay, Hằng ngồi lặng hàng giờ. Cô mở lại album ảnh cưới trên máy tính, thứ mà cô chưa từng chạm vào gần hai năm. Những bức ảnh hai người cười hạnh phúc bên nhau giờ trở nên xa lạ.

Điện thoại lại rung. Tin nhắn tiếp theo từ bạn cô:

“Huy vừa quỳ trước phòng bệnh, xin bác sĩ cho vào nhìn mẹ lần cuối. Anh ấy khóc như một đứa trẻ…”

Và cũng chính lúc đó, tiếng chuông cửa vang lên. Cô mở cửa. Trước mắt cô là Huy, đôi mắt đỏ hoe, tay cầm bức ảnh cưới cô vừa vứt đi – giờ dính đầy bụi và giấy vụn.

“Hằng… anh xin lỗi. Nhưng anh chưa từng hết yêu em…”

Hằng đứng chết lặng trước cửa nhà. Người đàn ông trước mặt – chồng cũ của cô – đang cầm tấm ảnh cưới nhăn nhúm, dính đầy bụi rác. Đôi mắt anh đỏ ngầu, khuôn mặt hốc hác, gầy rộc đi trông thấy.

“Anh… đến đây làm gì?” – Hằng hỏi, giọng vẫn lạnh như băng.

Huy không trả lời ngay. Anh chỉ đưa bức ảnh cưới về phía cô, đôi tay run lên. Một khoảnh khắc im lặng kéo dài.

“Anh xin lỗi… tất cả mọi chuyện. Anh không xứng, anh biết. Nhưng anh cần em biết sự thật… Dù có muộn.” – Huy nói, giọng khản đặc.

Hằng nắm chặt tay. Trong đầu cô quay cuồng: Lá thư, tin nhắn bạn gửi, hình ảnh anh quỳ gối ở bệnh viện. Tất cả khiến cô muốn hét lên. Tại sao anh không nói sớm? Tại sao để mọi chuyện đi quá xa?

“Bây giờ anh mới nói thật thì có ích gì? Anh có biết ba năm đó em đã cảm thấy thế nào không? Em đã cô đơn, tuyệt vọng đến mức nào không?”

Huy cúi đầu, không dám nhìn vào mắt cô.

“Anh biết. Và anh đã sai. Nhưng lúc đó… anh không muốn biến em thành cái bóng đi theo anh vào bệnh viện, vào những đêm dài chờ hóa trị. Anh tưởng làm vậy là tốt cho em…”

“Nhưng anh có hỏi em muốn gì chưa?” – Hằng nghẹn giọng.

Một khoảng im lặng nặng nề bao trùm. Cuối cùng, cô lặng lẽ nói:

“Về đi. Em mệt rồi. Chuyện đã kết thúc rồi.”

Huy muốn nói thêm gì đó, nhưng cuối cùng, anh gật đầu. Anh đặt bức ảnh lên ghế đá trước nhà, rồi quay lưng đi. Hằng nhìn theo bóng anh khuất dần dưới ánh đèn đường vàng vọt.

Hai tuần sau…

Từ ngày gặp lại Huy, Hằng như sống trong hai thế giới. Ban ngày, cô vẫn đi làm, vẫn cười nói với đồng nghiệp. Nhưng đêm về, cô trằn trọc với hàng loạt câu hỏi.

Lá thư đó, lời xin lỗi đó… nếu là thật?

Bạn thân của cô, Trang, cuối cùng phải lên tiếng khi thấy Hằng càng lúc càng héo hắt:

“Cậu còn tình cảm với anh ấy, đúng không?”

“Không biết nữa. Tớ chỉ biết… tớ thấy hụt hẫng. Giá như anh ấy nói sớm.”

“Vậy giờ cậu định sao?” – Trang hỏi.

Hằng im lặng. Cô không biết. Tha thứ ư? Cô không phải thánh. Nhưng nếu không tha thứ, liệu cô có sống yên lòng với cái kết đó?

Tối hôm đó, cô tìm đến bệnh viện K – nơi mẹ Huy từng điều trị. Đứng trước dãy hành lang lạnh lẽo, nơi anh từng ngồi ngủ suốt đêm, cô như thấy hình ảnh một người đàn ông cô độc, gục đầu bên cửa phòng bệnh.

Cô hỏi thăm y tá trực, được biết mẹ anh đã mất cách đây đúng 14 ngày. Hôm ấy, chỉ có một mình Huy làm lễ tang, không họ hàng, không bạn bè – vì bà không muốn làm phiền ai. Cô cảm thấy nghẹn nơi cổ họng.

Ba tuần sau ngày ly hôn

Hằng gửi một tin nhắn ngắn:

“Mẹ anh mất rồi, chắc anh vẫn chưa nguôi ngoai. Em… muốn gửi lời chia buồn muộn. Nếu cần người nói chuyện, em vẫn ở đây.”

Không đầy một phút sau, tin nhắn được xem. Nhưng Huy không trả lời ngay. Phải đến gần nửa giờ sau, chỉ có một câu:

“Cảm ơn em… Chỉ cần vậy thôi là đủ rồi.”

Hằng đặt điện thoại xuống, lòng rối bời.

Một buổi chiều mưa…

Trang rủ Hằng đi cà phê, nhưng vừa ra khỏi nhà thì trời đổ mưa lớn. Cô vội núp dưới mái hiên thì một chiếc ô trắng che ngang đầu cô. Là Huy.

“Anh không muốn làm phiền… nhưng thấy em đứng dưới mưa, anh không đành.”

Hằng nhìn anh. Gương mặt anh xanh xao, hốc mắt sâu hơn, nhưng ánh mắt thì vẫn là ánh mắt quen thuộc cô từng yêu – chân thành và lặng lẽ.

“Em đi gặp bạn.” – Cô nói.

“Anh đưa em tới đó nhé?”

Cô gật nhẹ, không nói gì. Hai người cùng đi trong im lặng.

Hằng nhận được một email – tiêu đề là: “Bản báo cáo chi tiêu 3 năm qua”. Là Huy gửi. Trong đó ghi chi tiết toàn bộ khoản tiền anh chi cho việc điều trị, đi lại, viện phí của mẹ. Cô đọc từng dòng, từng mục – thấy được những đêm anh đặt khách sạn giá rẻ gần bệnh viện, tiền mua thuốc ngoài danh mục, cả lần bà phải mổ khẩn trong đêm.

Cuối cùng, Huy viết:

“Không phải để em thương hại, cũng không phải để lấy lại gì. Anh chỉ muốn em hiểu: trong suốt ba năm đó, em không hề bị phản bội. Em chỉ bị bỏ lại, và anh là người đáng trách nhất.”

Hằng khóc. Không biết là khóc vì tiếc, vì giận, hay vì đau. Nhưng là lần đầu tiên sau khi ly hôn, cô để mình khóc thật lòng.

Một tháng sau, Huy nhắn:

“Anh chuyển công tác về chi nhánh gần nhà. Nếu em cần sửa ống nước, thay bóng đèn… hay đơn giản là một người đưa đón khi trời mưa, anh vẫn ở đó.”

Hằng không trả lời ngay. Nhưng lần này, cô không xóa tin nhắn.

Một sáng chủ nhật, khi ánh nắng len qua khung cửa sổ, cô mở tủ, lấy lại khung ảnh cưới – tấm ảnh từng nằm trong thùng rác. Cô lau sạch bụi, dựng nó lên bàn làm việc.

Tha thứ, không phải là xóa hết quá khứ. Mà là học cách sống tiếp với nó – mà không còn oán giận.

Đêm t/ân hô/n, bố chồng dúi vào tay 10 tờ 100 đô rồi lắp bắp: “Muốn sống thì mau tr//ốn ngay khỏi đây”….

Đêm tân hôn, tôi chưa kịp cởi hết lớp trang điểm thì bố chồng đã gõ cửa phòng. Căn phòng khách sạn 5 sao sang trọng bỗng chốc trở nên lạnh ngắt khi ông dúi vào tay tôi một xấp tiền: 10 tờ 100 đô, mắt không nhìn tôi, miệng lắp bắp:
Muốn sống thì trốn khỏi đây, ngay trong đêm nay.

Tôi đứng sững như bị hóa đá, lòng lạnh buốt như nước đá dội thẳng vào tim.

Tôi tên là Thảo, 26 tuổi, nhân viên kế toán cho một công ty xây dựng ở Hà Nội. Tôi gặp Hưng – chồng tôi, trong một buổi họp liên kết giữa hai công ty. Hưng hơn tôi 3 tuổi, giám đốc trẻ, đẹp trai, lịch thiệp, có tiếng là con trai duy nhất của một gia đình giàu có ở Ninh Bình. Mối quan hệ tiến triển nhanh chóng, chỉ sau 6 tháng, anh ấy cầu hôn.

Gia đình tôi bình thường, bố mẹ làm viên chức đã về hưu. Khi Hưng ngỏ lời, mẹ tôi khóc vì mừng, bố tôi dù nghiêm khắc cũng gật đầu đồng ý. Từ bé, tôi vốn nghe lời và chưa bao giờ nghĩ mình sẽ chọn sai người.

Lễ cưới được tổ chức long trọng tại một khách sạn sang trọng ở trung tâm thành phố. Mọi người đều ngưỡng mộ tôi vì “lấy được chồng giàu”, nhưng tôi chỉ mỉm cười – tôi không lấy anh vì tiền, mà vì anh khiến tôi thấy an toàn.

Cho đến đêm tân hôn…

Bố chồng tôi – ông Hoàng Văn Bình, một người đàn ông trầm lặng, ít nói, từ lần đầu gặp tôi đã khiến tôi có cảm giác ông không thích mình. Nhưng tôi chưa bao giờ ngờ đến chuyện ông có thể nói ra những lời như vậy trong chính đêm cưới của con trai ông.

Cháu không hiểu… chú nói gì vậy ạ? – tôi lắp bắp, vẫn chưa hoàn hồn.

Ông siết mạnh tay tôi, thì thầm như sợ có ai nghe thấy:
Cháu không nên hỏi. Ngay khi cháu ra khỏi cửa, có người chờ sẵn. Đừng quay lại. Đây là tất cả những gì ta có thể làm.

Nói rồi, ông nhìn tôi một lúc lâu – cái nhìn đầy ám ảnh, pha lẫn sợ hãi, như thể ông đang làm điều gì đó có thể phải trả giá bằng cả mạng sống.

Ông đi rồi, để lại tôi và một cơn bão rối loạn trong lòng.

Tôi nhìn chồng đang ở phòng bên cạnh – Hưng đang gọi điện cho bạn bè, cười nói vui vẻ, không hề hay biết chuyện gì vừa xảy ra. Tôi đắn đo, do dự, rồi quyết định gọi cho người bạn thân nhất – Lan, người duy nhất tôi tin tưởng ngoài gia đình.

Mày bị điên à? Bỏ trốn trong đêm cưới? Có ai đe dọa mày à? – Lan hét lên trong điện thoại.

Tôi kể lại mọi chuyện. Lan im lặng hồi lâu, rồi nói:
Nếu bố chồng mày nói vậy thì không thể là đùa. Tao đến đón mày.

10 phút sau, Lan xuất hiện trước sảnh khách sạn, tôi kéo vali, cúi đầu bước ra như người trốn chạy. Lúc ấy là 2 giờ 17 phút sáng, trời Hà Nội lất phất mưa nhẹ.

Tôi trốn về nhà Lan. Điện thoại tôi tắt nguồn. Mẹ tôi gọi hơn 30 cuộc. Mẹ chồng gọi, chồng tôi gọi… Nhưng tôi sợ. Tôi không biết mình sợ điều gì – chồng, hay chính gia đình đó?

Sáng hôm sau, Lan đi làm, tôi ở nhà một mình. Tôi bật điện thoại, hàng trăm tin nhắn ập đến. Có cái trách mắng, có cái van xin, có cái chửi rủa. Nhưng đáng chú ý nhất, là một tin nhắn từ số lạ:

“Bố tôi là người tốt. Nhưng ông không cứu được cô đâu. Cô quay lại thì sẽ biết sự thật, hoặc… bị chôn vùi mãi mãi.”

Tôi rùng mình.

Tối hôm đó, bố chồng tôi nhắn:

“Nếu cháu còn ở Hà Nội, hãy đến gặp chú một lần. Chỉ lần này thôi. 8h tối, quán cà phê Đinh, tầng 2. Chú sẽ nói tất cả.”

Tôi đi. Tôi phải biết lý do.

Quán cà phê cũ kỹ, nằm lọt giữa phố cổ. Tôi bước lên cầu thang gỗ, nơi ông Bình đã ngồi sẵn, ánh mắt đầy mệt mỏi.

Ông nói, rất nhanh, rất gọn:
Cháu biết Hưng là con trai duy nhất của gia đình ta. Nhưng cháu có biết… người vợ trước của nó mất như thế nào không?

Tôi sững sờ:
Anh ấy từng có vợ?

Ông gật:
Không ai nói cho cháu biết đâu. Cô ấy chết sau 2 tháng cưới. Ngã cầu thang. Nhưng trong nhà ai cũng biết, đó không phải tai nạn. Không ai dám nói. Còn ta… ta chỉ dám thì thầm điều này với cháu, vì ta biết: cháu là người tiếp theo.

Tôi ngồi chết lặng. Không thể tin được người đàn ông tôi vừa kết hôn hôm qua đã từng có vợ. Và cô ấy… đã chết. Không phải vì tai nạn như lời đồn, mà vì… điều gì đó đen tối hơn.

Ông Bình rút trong túi ra một chiếc USB nhỏ:
Cháu cầm lấy. Trong này là một đoạn ghi âm và vài tài liệu. Cháu phải tự xem. Đừng để ai biết.

Tôi hỏi, giọng run:
Tại sao chú không đưa cho công an?

Ông Bình cười nhạt:
Vì chính công an cũng không dám động vào nhà này.

Trở lại nhà Lan, tôi mở chiếc USB bằng laptop của cô ấy. Bên trong là một loạt file:

  • Một đoạn ghi âm kéo dài gần 8 phút

  • Một số hình ảnh scan giấy tờ bệnh án, và một bản tường trình viết tay đã bị gạch xóa

Tôi mở file ghi âm trước. Giọng một người phụ nữ, rõ ràng, đầy sợ hãi:

“Tôi không thể ở lại đây nữa. Từ ngày cưới, Hưng không cho tôi ra ngoài. Anh ta thay khóa phòng mỗi tuần. Mẹ chồng thì luôn nói tôi phải ‘đẻ con trai cho dòng họ’, còn nếu không… tôi sẽ phải đi như những người trước. Tôi không hiểu… tôi đã làm gì sai…”

Tôi nín thở. Rõ ràng, đó là giọng Ngọc, vợ trước của Hưng – cái tên duy nhất được nhắc đến trong vài tài liệu đính kèm. Cô ấy đã để lại lời trăn trối. Ngày ghi âm là hai ngày trước khi cô mất.

Tôi tiếp tục đọc bản tường trình. Là do ông Bình viết. Trong đó ông kể lại những điều kỳ quái mà ông từng nghi ngờ nhưng không dám lên tiếng:

  • Gia đình nhà chồng tôi có tiền sử tâm lý, đặc biệt là từ đời cụ nội – từng giết vợ vì tin rằng “máu trinh nữ mới giữ được vận khí cho dòng họ”.

  • Mẹ chồng tôi là người tin mê tín cực đoan. Bà từng tuyên bố: “Con dâu nào không thuận ngày giờ, không có con trai đầu lòng trong năm đầu cưới thì sẽ bị ‘tống tiễn’.”

  • Cả hai người vợ trước của Hưng (vâng, không chỉ một, mà hai) đều chết chưa đầy một năm sau khi cưới. Một người ngã từ tầng 3, một người treo cổ trong phòng tắm. Cả hai vụ đều bị ém đi dưới danh nghĩa “tai nạn” hoặc “trầm cảm”.

Tôi muốn nôn. Cơn buồn nôn dâng lên tận cổ. Hưng – người đàn ông đã từng hôn trán tôi trong ngày cưới, người khiến tôi tưởng mình an toàn – đang bị vây quanh bởi một bóng tối không tưởng.

Tôi định rời đi ngay trong đêm, nhưng Lan cản:
Không được. Nếu mày rời đi bây giờ, họ sẽ biết. Phải lên kế hoạch. Tao sẽ giúp.

Với sự hỗ trợ của Lan và một người bạn làm trong báo chí, tôi thu thập thêm tài liệu, gửi ẩn danh đến cơ quan chức năng, đồng thời liên hệ với luật sư.

Ba ngày sau, một vụ điều tra chính thức được mở. Truyền thông không đưa tin rầm rộ, nhưng đủ để gây áp lực. Gia đình Hưng bị triệu tập. Ông Bình – bố chồng tôi – sau nhiều năm im lặng, cuối cùng cũng đứng ra làm chứng.

Vài tuần sau, tôi chính thức ly hôn. Hưng không hề phản ứng như tôi nghĩ. Anh ta chỉ nhìn tôi, ánh mắt trống rỗng, và nói một câu duy nhất:

Em cũng bỏ đi như hai người trước.

Tôi rùng mình. Không có một chút hối hận trong mắt anh ta.

Một tháng sau, vụ việc được khép lại lặng lẽ. Gia đình Hưng dùng quan hệ và tiền bạc để dẹp yên truyền thông, nhưng họ không thể ngăn được những người trong ngành pháp lý tiếp tục âm thầm điều tra. Tôi không biết Hưng sẽ bị gì – nhưng tôi không còn quan tâm.

Tôi rời Hà Nội, chuyển vào Sài Gòn sống và làm lại từ đầu. Bố mẹ tôi đau lòng, nhưng ủng hộ. Tôi cũng không còn dám tin ai ngay – nhưng tôi biết: tôi đã thoát chết.

Tôi nhận được một lá thư viết tay, không đề tên người gửi. Trong thư chỉ ghi:

“Cháu đã làm điều đúng. Cảm ơn vì đã giúp ta có can đảm. Bố chồng cháu.”

Tôi bật khóc.

Có những thứ chúng ta không thể nào tưởng tượng nổi là thật – cho đến khi nó xảy ra với chính mình.

Tôi không còn là cô Thảo tin vào tình yêu sét đánh nữa. Nhưng tôi tin một điều:

Không có sự thật nào là quá đáng sợ hơn việc phải sống trong một lời nói dối.

TIN VUI: Từ ngày 1/7/2025: Tăng 38,9% trợ cấp xã hội hàng tháng

Từ ngày 1/7/2025, chính sách trợ giúp xã hội tại Việt Nam chính thức bước sang một giai đoạn mới với mức tăng ấn tượng 38,9% trong trợ cấp hàng tháng cho 8 nhóm đối tượng.

Ngày 06/07/2025, Thời báo VHNT đưa tin “Từ ngày 1/7/2025: Tăng 38,9% trợ cấp xã hội hàng tháng, ai được nhận đầu tiên?”. Nội dung chính như sau: 

Từ ngày 1/7/2025, chính sách trợ giúp xã hội tại Việt Nam chính thức bước sang một giai đoạn mới với mức tăng ấn tượng 38,9% trong trợ cấp hàng tháng cho 8 nhóm đối tượng. Đây là nội dung nổi bật trong Nghị định số 76/2024/NĐ-CP, vừa được Chính phủ ban hành, sửa đổi và bổ sung Nghị định số 20/2021/NĐ-CP trước đó.

Động thái này không chỉ thể hiện rõ nét sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đến đời sống người dân gặp hoàn cảnh khó khăn, mà còn là bước tiến quan trọng trong tiến trình xây dựng hệ thống an sinh xã hội toàn diện, công bằng và phát triển bền vững.

Chính sách tăng mạnh chưa từng có trong gần một thập kỷ

Theo nội dung của Nghị định mới, mức chuẩn trợ giúp xã hội hàng tháng được điều chỉnh tăng từ 360.000 đồng lên 500.000 đồng. Tỷ lệ tăng 38,9% được đánh giá là mức điều chỉnh cao nhất trong gần 10 năm trở lại đây, trong bối cảnh giá cả sinh hoạt, chi phí y tế và giáo dục ngày một leo thang.

Mức tăng này sẽ có ý nghĩa vô cùng lớn đối với hàng triệu người đang nằm trong diện được hưởng chính sách bảo trợ xã hội, giúp họ có thêm nguồn lực để trang trải cuộc sống và vượt qua những khó khăn thường nhật.

8 nhóm đối tượng được thụ hưởng chính sách mới

Theo quy định của Nghị định 76/2024/NĐ-CP, có 8 nhóm đối tượng chính sẽ được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng với mức tăng đáng kể từ ngày 1/7/2025. Cụ thể:

Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng: Bao gồm trẻ bị bỏ rơi, mồ côi cha mẹ, hoặc cha/mẹ đang chịu án tù, mất tích, đang được chăm sóc tại cơ sở xã hội. Người từ 16 đến dưới 22 tuổi: Nếu trước đó thuộc diện trẻ mồ côi, không có nguồn nuôi dưỡng và đang tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục phổ thông, trung cấp, cao đẳng hoặc đại học thì vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp đến khi kết thúc khóa học, tối đa đến 22 tuổi. Trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo: Đây là nhóm đặc biệt cần được hỗ trợ cả về y tế lẫn kinh tế. Phụ nữ nghèo đơn thân đang nuôi con: Bao gồm những người chưa kết hôn hoặc đã ly hôn, chồng mất tích hoặc qua đời và đang trực tiếp nuôi con dưới 16 tuổi, hoặc từ 16 đến 22 tuổi nếu con đang đi học. Người cao tuổi không nơi nương tựa: Trong đó có người trên 80 tuổi không có lương hưu, người từ 75–80 tuổi sống ở vùng đặc biệt khó khăn, hoặc người cao tuổi nghèo không còn người thân phụng dưỡng. Người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng: Là nhóm đối tượng cần sự hỗ trợ dài hạn về kinh tế lẫn chăm sóc xã hội. Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn: Bao gồm các xã, thôn thuộc khu vực dân tộc thiểu số và miền núi có điều kiện sống đặc biệt khó khăn. Người nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định: Không có lương, trợ cấp BHXH, lương hưu hoặc các khoản hỗ trợ cố định hàng tháng.

Ai sẽ hưởng lợi lớn nhất từ chính sách tăng trợ cấp?

Theo các chuyên gia an sinh xã hội, nhóm người cao tuổi không lương hưu và người khuyết tật đặc biệt nặng sẽ là những đối tượng được hưởng lợi lớn nhất từ chính sách tăng trợ cấp lần này. Đây là những người có nhu cầu chi tiêu y tế, chăm sóc sức khỏe cao nhưng khả năng tự kiếm thu nhập lại rất thấp.

Tiếp đến là nhóm phụ nữ đơn thân nuôi con và trẻ em mồ côi – những trường hợp dễ bị tổn thương nhất về mặt kinh tế – xã hội, đặc biệt trong giai đoạn vật giá leo thang và biến đổi xã hội sau đại dịch.

Ngoài ra, nhóm trẻ em nghèo nhiễm HIV/AIDS và người nhiễm HIV không có thu nhập ổn định cũng sẽ có thêm điều kiện để tiếp cận y tế, thuốc điều trị và cải thiện điều kiện sống.

Ngày 09/06/2025 Dân trí đưa tin “Người từ 70 tuổi không có lương hưu sắp được nhận khoản trợ cấp từ 1/7”. Nội dung chính như sau: 

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng được quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 bao gồm: Trợ cấp hưu trí xã hội; bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện; bảo hiểm hưu trí bổ sung để hướng tới bao phủ toàn dân.

Trong đó, trợ cấp hưu trí xã hội là loại hình bảo hiểm xã hội do ngân sách Nhà nước bảo đảm, được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển một phần từ quy định về trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người cao tuổi.

Cụ thể, Luật quy định độ tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội thấp hơn 5 tuổi so với tuổi hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người cao tuổi hiện hành (80 tuổi).

Căn cứ Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024, công dân Việt Nam được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội khi có đủ các điều kiện sau đây: Từ đủ 75 tuổi trở lên; không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, trừ trường hợp khác theo quy định của Chính phủ; có văn bản đề nghị hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.

Công dân Việt Nam từ đủ 70 tuổi đến dưới 75 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và đáp ứng đủ điều kiện thì được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.

Mức trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng do Chính phủ quy định, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, và khả năng của ngân sách Nhà nước từng thời kỳ.

Định kỳ 3 năm, Chính phủ thực hiện rà soát, xem xét việc điều chỉnh mức trợ cấp hưu trí xã hội. Tùy theo điều kiện kinh tế – xã hội, khả năng cân đối ngân sách, huy động các nguồn lực xã hội, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định hỗ trợ thêm cho người hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.

Đáng chú ý, người vừa đủ điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, vừa thuộc đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng, thì được hưởng chế độ trợ cấp cao hơn.

Trong thời gian hưởng trợ cấp hưu trí, họ được ngân sách Nhà nước đóng bảo hiểm y tế. Khi chết thì tổ chức, cá nhân lo mai táng được nhận hỗ trợ chi phí mai táng theo quy định của pháp luật về người cao tuổi.

Luật cũng quy định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội trên cơ sở đề nghị của Chính phủ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, và khả năng của ngân sách Nhà nước từng thời kỳ.

Hiện nay, mức trợ cấp xã hội hằng tháng được quy định tại Điều 6 Nghị định 20/2021/NĐ-CP là 500.000 đồng/tháng.

Theo dự thảo Nghị định Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về trợ cấp hưu trí xã hội thì mức trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng theo đề xuất là 500.000 đồng/tháng.

Khi có hiệu lực từ ngày 1/7, riêng chính sách này sẽ có hơn 1,2 triệu người cao tuổi được thụ hưởng trợ cấp. Dự kiến ngân sách sẽ chi 4.000-5.000 tỷ đồng mỗi giai đoạn.

Như vậy, so với Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, trợ cấp hưu trí xã hội là chính sách mới của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024, để hỗ trợ cho người cao tuổi không đủ điều kiện hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, nhằm góp phần bảo đảm tốt vấn đề an sinh xã hội.

Cả nước x:.ót thương vợ chồng chủ nhà vụ bồn chứa nước ở Đồng Nai: 2 tuần vừa qua quá kinhkhung

Đồng Nai – Một vụ việc rúng động dư luận vừa xảy ra tại TP. Biên Hòa, khi người dân phát hiện một bộ xương người trong bồn chứa nước inox đặt trên mái nhà. Vụ việc ngay lập tức được cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, hé lộ nhiều tình tiết đáng chú ý và chưa có lời giải đáp rõ ràng.

Phát hiện bộ xương người trong bồn chứa nước tại Đồng Nai

Tính đến thời điểm hiện tại (06/7/2025), cơ quan điều tra vẫn đang:

  • Chờ kết quả xét nghiệm ADN và pháp y

  • Khoanh vùng thời điểm tử vong

  • Triệu tập và lấy lời khai từ những người liên quan, đặc biệt là những người từng thuê trọ trong căn nhà đó trước đây

Dư luận hiện đang đặt ra nhiều câu hỏi:

  • Đây là vụ tai nạn, tự tử, hay giết người phi tang?

  • Tại sao suốt 4 năm không ai phát hiện ra điều gì dù có mùi hôi?

  • Ai là người cuối cùng nhìn thấy nạn nhân còn sống?

  • Hung thủ (nếu có) bằng cách nào đem thi thể lên mái mà không bị phát hiện?

Gia đình nạn nhân (nghi là anh N.T.C.) vẫn đang được liên hệ và xác minh thông tin chính thức.

Vào khoảng ngày 22–23/6/2025, một nhóm thợ xây được thuê tháo dỡ bồn nước inox loại 1.000 lít đặt trên mái nhà ông L.H.C. (phường Long Bình Tân, TP. Biên Hòa, Đồng Nai) đã tá hỏa khi phát hiện một bộ xương người bên trong bồn chứa không còn sử dụng.

Cùng với bộ hài cốt, người ta còn phát hiện một số mảnh vải nghi là quần áo, cùng mùi hôi nồng nặc. Ngay lập tức, nhóm thợ đã trình báo sự việc với chính quyền địa phương.

Khi khám nghiệm hiện trường, lực lượng chức năng đã thu giữ nhiều vật chứng, trong đó có một ví da và giấy tờ cá nhân để trong túi quần thi thể. Trong đó, một giấy đăng ký xe máy mang tên N.T.C., quê tỉnh Long An, được cho là đầu mối giúp xác định danh tính ban đầu của nạn nhân.

Vụ phát hiện bộ xương người trong bồn chứa nước ở Đồng Nai: Chủ nhà bất ngờ

Ngoài ra, cơ quan điều tra cũng tìm thấy chiếc xe máy gần khu vực căn nhà xảy ra vụ việc, được nghi là của nạn nhân.

Chủ nhà là bà N.T.H. (64 tuổi) cho biết, bồn nước inox được đặt trên mái nhà từ hơn 4 năm trước, nhưng đã ngưng sử dụng từ lâu. Thời điểm đó, bồn vẫn chưa được tháo dỡ vì “còn mới, tiếc của”, và cũng không có ai lên kiểm tra thường xuyên. Gia đình hoàn toàn không hề nghe tiếng động lạ, mùi hôi, hay phát hiện dấu hiệu gì bất thường suốt thời gian đó.

Chồng bà H. cũng khẳng định chưa từng nghi ngờ có điều gì xảy ra trên mái nhà. Cả hai đều rất sốc và sợ hãi khi nghe tin có người chết trong bồn nước nhà mình.

Hiện Công an tỉnh Đồng Nai phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ đã:

  • Khám nghiệm hiện trường và tử thi

  • Tiến hành giám định ADN để xác định danh tính nạn nhân

  • Giải mã giấy tờ và đối chiếu với người mất tích trong vùng

  • Xác minh các mối liên hệ giữa chủ nhà và nạn nhân (nếu có)

Một điểm gây khó hiểu là: nếu nạn nhân tự chui vào bồn, thì vì sao lại không ra được? Nếu là bị sát hại rồi nhét vào, thì làm sao hung thủ có thể đưa thi thể lên mái nhà một cách âm thầm?

Đây là một trong những vụ việc gây chấn động lớn tại Đồng Nai năm 2025, với nhiều tình tiết bí ẩn và chưa có lời giải đáp. Mọi thông tin mới nhất sẽ tiếp tục được cập nhật ngay khi có diễn biến chính thức từ phía công an tỉnh Đồng Nai.

Quán game nơi 2 thiếu niên bị 👊👊👊 d:ã m:an vẫn hoạt động bình thường, hàng xóm kể thêm nhiều chi tiết 👇

Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền đoạn video ghi lại cảnh hai thiếu niên bị một người đàn ông hành hung dã man tại khu vực để xe trước một tiệm game ở phường Tân Thới Hiệp, TP.HCM

Ngày  05/07/2025 Đời sống pháp luật đưa tin “Quán game nơi 2 thiếu niên bị đánh dã man vẫn hoạt động bình thường, hàng xóm kể thêm nhiều chi tiết”. Nội dung chính như sau: 

Trong đoạn video, người đàn ông mặc áo đỏ liên tục đánh đập hai thiếu niên bằng nhiều vật dụng như nắp thùng nhựa, chổi hốt rác, nón bảo hiểm, thậm chí dùng cả tay và chân. Dù hai em đã ngã xuống nền gạch, ông này vẫn tiếp tục đá thẳng vào vùng mặt.

Theo xác minh ban đầu, vụ việc xảy ra vào rạng sáng ngày 23/5 tại một tiệm game trên đường Nguyễn Ảnh Thủ. Nạn nhân là hai bé trai, 12 và 13 tuổi. Người hành hung được xác định là chủ quán, 30 tuổi. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, cơ quan chức năng vẫn chưa tiếp cận được người này do đang vắng mặt.

2 thiếu niên bị đánh vào lúc khuya ở tiệm game

Trưa 5/7, chúng tôi có mặt tại tiệm game  nơi xảy ra vụ việc – để tìm hiểu thêm. Dù đang là tâm điểm dư luận, quán vẫn hoạt động bình thường. Nhân viên cho biết tiệm mở cửa 24/24, ban đêm chỉ kéo cửa cuốn xuống phía ngoài, bên trong vẫn tiếp tục phục vụ. Giá chơi dao động từ 7.000 đến 16.000 đồng/giờ tùy loại máy, người chơi phải nạp tối thiểu 10.000 đồng trước khi sử dụng dịch vụ.

Tiệm game nơi xảy ra vụ việc vẫn đang hoạt động bình thường và đón rất nhiều khách

Khi được hỏi về vụ việc, một nhân viên ban đầu tỏ ra không biết nhưng sau đó lại nói: “Biết chứ không phải không, nhưng sự việc chưa rõ ràng nên em không có nói gì được”. Cũng theo nhân viên này, chủ quán hiện không có mặt.

Người dân sống gần đó cho biết đoạn clip thực chất đã xuất hiện từ vài tháng trước nhưng mới được chia sẻ lại gần đây nên mới gây chú ý. “Hai đứa bé bị đánh lúc 2 giờ khuya, xong chủ quán kéo cửa lại rồi. Lúc đó ai cũng ngủ nên đâu ai biết. Clip này con bé bên xóm cũng từng đưa tôi xem. Giờ chắc ai đó đăng lại nên mới lan mạnh như vậy”, một người dân cho hay.

Khu vực nơi 2 thiếu niên bị hành hung

Khi được hỏi liệu cơ quan chức năng có đến làm việc trong những ngày gần đây không, một người đàn ông sống gần quán xác nhận: “Hôm qua với nay đều có công an đến. Họ vô làm việc, chụp hình rồi đi, chúng tôi cũng không rõ đã xác minh đến đâu”

Chủ tiệm cầm đồ đối diện tiệm game cũng chia sẻ rằng anh chỉ biết về vụ việc qua báo chí. “Chuyện xảy ra vào đêm khuya nên lúc đó đâu ai hay. Còn 2 đứa nhỏ thì mới thấy công an dẫn tụi nó đến đây rồi lại chở về phường”.

Được biết, hiện cơ quan chức năng đã tiếp cận và làm việc với hai nạn nhân, trong khi vẫn đang triệu tập người đàn ông xuất hiện trong clip để xử lý theo quy định. Dư luận tiếp tục theo dõi diễn biến vụ việc, yêu cầu làm rõ trách nhiệm và đảm bảo an toàn cho trẻ em tại những điểm vui chơi, dịch vụ Internet công cộng.

Ngày 05/07/2025  Người đưa tin có bài đăng “Người đàn ông đánh đập tàn nhẫn 2 thiếu niên ở TP.HCM: Hé lộ nguồn cơn từ 3 tháng trước”. Nội dung chính như sau: 

Vụ việc được nhắc tới xảy ra vào khoảng 2h30 ngày 23/3, tại tiệm Internet T.G. trên đường Nguyễn Ảnh Thủ, phường Tân Thới Hiệp (TP.HCM). Người hành hung trong clip được xác định là N.V.H. (SN 1995, chủ quán Internet), 2 nạn nhân là H.T.L. (SN 2011) và V.M.H. (SN 2012).

Công an địa phương đã nhanh chóng vào cuộc xác minh, mời những người liên quan lên làm việc. Tuy nhiên, hiện N.V.H. không có mặt tại địa phương, còn hai cháu L. và H. đi chơi chưa về.

Công an phường mời làm việc, ghi lời khai các nhân viên quán Internet T.G. Theo kết quả điều tra ban đầu, nguyên nhân được xác định xuất phát từ việc 2 thiếu niên nói trên đến quán không đăng nhập bằng tài khoản của mình mà lấy tài khoản của người khác để sử dụng.

Nhân viên quán phát hiện và nhắn tin qua Zalo báo cho chủ là N.V.H. Khi H. về gặp hai cháu L. và H. thì xảy ra sự việc như trong đoạn clip lan truyền trên mạng.

Người đàn ông đánh 2 thiếu niên ở chỗ để xe. (Cắt từ clip)

Thông tin trên Tuổi Trẻ, UBND phường đã chỉ đạo Công an phường Tân Thới Hiệp tiếp tục vận động gia đình đưa cháu L. và H. lên làm việc. Đồng thời truy xét những người liên quan đưa về phường làm rõ và xử lý theo quy định.

Gói kỳ nghỉ gia đình

Bên cạnh đó, UBND phường đã chỉ đạo công an phường và các đơn vị có liên quan khẩn trương kiểm tra các điều kiện hoạt động theo quy định đối với quán Internet T.G., kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm nếu có. Qua kiểm tra, quán Internet này có giấy phép kinh doanh.

Trước đó vào ngày 4/7, mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại cảnh người đàn ông đánh tới tấp hai thiếu niên. Trong clip, người đàn ông mặc quần cộc, áo đỏ đánh 2 thiếu niên tại khu vực để xe máy. Người này không chỉ đấm đá mà còn dùng mũ bảo hiểm, nắp thùng nhựa, dụng cụ hót rác để hành hung. Thậm chí, khi hai 2 thiếu niên đã nằm xuống sàn, người đàn ông vẫn tiếp tục hành vi bạo lực của mình.

Chính thức: Tuyên án hungthu giấu thithe trong bể nước 18 năm t-ò! Nghe kể lại toàn bộ quá trình mà h-ãi hùng

Bùi Trọng Thành là kẻ đã sát hại chị NTT. (sinh năm 1988, cùng thôn), rồi cướp tài sản, giấu xác trong bể nước để phi tang, xảy ra 13 năm trước tại địa phương này, mới bị phát hiện hôm 6-12 vừa rồi.

Bùi Trọng Thành giấu xác trong bể nước để phi tang
Bùi Trọng Thành tại cơ quan công an.

Như PLO đã đưa tin, chiều 6-12, ông Nguyễn Văn Quỳ trong lúc đi tìm con chó của gia đình bị mất, đã phát hiện một bộ hài cốt tại khu vực bể nước bỏ hoang sau vườn nhà. Đến sáng 7-12, ông Quỳ đã lên Công an xã Lại Xuân trình báo vụ việc trên.

Ngay sau khi nhận được tin báo, Công an xã Lại Xuân đã phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hải Phòng tiếp cận, bảo vệ hiện trường để điều tra làm rõ vụ việc.

Qua trưng cầu giám định ADN, cơ quan chức năng làm rõ bộ hài cốt là của chị NTT và bộ hài cốt này có dấu hiệu bị tác động ngoại lực trước khi tử vong.

Theo thông tin từ địa phương, trước đó, vào cuối năm 2010, chị T đi giao gas rồi mất tích. Cơ quan chức năng sau đó đã vào cuộc tìm kiếm, điều tra, tuy nhiên chỉ tìm thấy xe máy chị T ở dưới mương nước thuộc xã Lại Xuân.

khoi-to-thanh-nien-giet-nguoi-13-nam-truoc-roi-giau-xac-trong-be-nuoc-o-hai-phong-2-7108.jpg
Bùi Trọng Thành thực nghiệm hiện trường.

Do có dấu hiệu hình sự, công an TP Hải Phòng sau đó đã tiếp nhận và khởi tố vụ án giết người để điều tra. Đến ngày 22-12, công an TP Hải Phòng đã đấu tranh, bắt giữ được Bùi Trọng Thành, đưa Thành đến hiện trường thực nghiệm.

Lời khai ban đầu của Thành phù hợp hoàn toàn với diễn biến khi thực nghiệm. Thanh niên này khai nhận do thiếu tiền, biết chị NTT có tài sản nên đã dàn dựng, giết chị NTT, sau đó cướp tài sản, giấu xác trong bể nước để phi tang.

Ngày 17.6, Tòa án nhân dân TP.Hải Phòng mở phiên toà xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Bùi Trọng Thành (sinh năm 1993, trú tại xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) về tội “Giết người” và “Cướp tài sản”.

Giết người giấu xác trong bể nước ở Hải Phòng, hung thủ lĩnh 18 năm tùBị cáo Bùi Trọng Thành. Ảnh: Khánh Linh
Theo cáo trạng, khoảng 13h ngày 9.12.2010, Bùi Trọng Thành gọi chị N.T.T (sinh năm 1988, thường trú tại thôn 5, xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) đến thay bình gas tại nhà.

Khi chị T đang lắp bình gas, Thành nhìn thấy ở cổ chị T có đeo dây chuyền vàng nên nảy sinh ý định cướp để chiếm đoạt.

Thành dùng tay phải túm dây chuyền và cổ áo bên phải của chị T, bất ngờ giật mạnh làm chị T bị ngã về bên phải, đập mạnh thái dương phải xuống nền gạch giữa cửa bếp làm vỡ phần xương sọ bên phải của chị T.

Khi thấy chị T rên la, Thành dùng tay phải bịt miệng và mũi của chị T đến khi chị T chết. Sau đó, Thành mang thi thể chị T giấu tại bể chứa nước thải phía sau nhà, rồi chiếm đoạt của chị T 1 dây chuyền vàng, 2 hoa tai vàng, 1 nhẫn vàng có đính đá đem bán được khoảng 3.000.000 đồng sử dụng chi tiêu cá nhân và đánh bạc hết.

Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử tuyên phạt Bùi Trọng Thành 17 năm tù về tội “Giết người” và 4 năm về tội “Cướp tài sản”. Do tại thời điểm phạm tội, bị cáo Thành chưa đủ 18 tuổi nên tổng hợp hình phạt là 18 năm tù.

Ngoài ra, về phần trách nhiệm dân sự, gia đình bị hại yêu cầu bồi thường 500.000.000 đồng tiền bồi thường tổn thất tinh thần; tiền trợ cấp nuôi dưỡng con chị T hàng tháng là 2.500.000 đồng/người/tháng tới năm 18 tuổi và 170.000.000 đồng tiền mai táng phí. Hiện, gia đình bị cáo Thành đã bồi thường cho gia đình nạn nhân 30.000.000 đồng.