Home Blog Page 13

Cả nước xin lỗi vì đã hiểu sai cho người phụ nữ tuvong khi tr;;èo l;;ên đường điện cao thế, ai ngờ chị lại éo le đến thế

Cơ quan chức năng cho biết, người phụ nữ trầm cảm sau sinh, có vấn đề về thần kinh, khi đang đi bán vé số thì trèo lên cột điện và tử vong, không phải “ngáo đá” như thông tin mạng xã hội chia sẻ.

Theo Tạp chí tri thức ngày 5/7 có bài Gia cảnh đáng thương của người phụ nữ bò trên dây điện hạ thế. Nội dung như sau:

Nạn nhân không có nhà và phải tổ chức hậu sự trên khu đất mượn của hàng xóm.

Ngày 5/7, thi thể người phụ nữ đã được đưa từ TP.HCM về quê An Giang, để gia đình tổ chức hậu sự. Tại quê nhà, cha mẹ ở lều lá, nên mượn đất hàng xóm để dựng rạp tổ chức tang lễ.

Gói kỳ nghỉ gia đình

Biết hoàn cảnh gia đình khó khăn, anh Hiếu và anh Hảo ở phường Tây Nam (TP.HCM) đã hỗ trợ chi phí, dùng xe đưa thi thể người phụ nữ trở về quê nhà.

treo day dien anh 1

Gói kỳ nghỉ gia đình
Thi thể người phụ nữ được đưa về quê nhà tại tỉnh An Giang

Theo thông tin từ cơ quan công an, người phụ nữ làm nghề bán vé số dạo. Sau khi sinh con, người này có biểu hiện trầm cảm, tinh thần không ổn định, đã trèo lên cột điện trên đường ĐT.744 (phường Tây Nam, TP.HCM). Sau khi bò và đứng trên dây điện, người phụ nữ rơi tự do xuống đất, dù được đưa đi cấp cứu song đã không qua khỏi.

Cơ quan công an cho biết, người phụ nữ biểu hiện của bệnh thần kinh, không phải “ngáo đá” như thông tin mạng xã hội chia sẻ.

Như Tiền Phong đã đưa tin, trưa 4/7, đơn vị điện lực khu vực Bến Cát nhận được tin báo từ người dân có người trèo trên lưới điện 22kv nhánh rẽ Rạch Bắp, Phú An, tuyến 475 Tam Giác Sắt. Sau đó, điện lực thực hiện cắt điện khẩn cấp tại khu vực.

Tại hiện trường, người phụ nữ bò trên dây điện một lúc rồi đứng bằng hai chân, không dùng tay, dẫn tới trượt ngã và rơi tự do xuống đất.

Khi lực lượng chức năng tới hiện trường, nạn nhân đã nằm dưới đất, mặt ngửa lên trời, phía sau đầu có vết máu. Công an phường gọi xe cấp cứu đưa nạn nhân đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương. Đến chiều cùng ngày, nạn nhân đã không qua khỏi.

Ngày 4 tháng 7 năm 2025, báo Đời sống Pháp luật đã đăng tải bài viết với tiêu đề “Vụ người phụ nữ “diễn xiếc” bò trên dây điện ở TP.HCM: Nạn nhân đã tử vong”. Nội dung như sau:

Báo Tiền phong đưa tin, chiều 4/7, người nhà nạn nhân cho biết, chị N.T.H. (SN 1983, quê An Giang, tạm trú TP.HCM) đã tử vong. Trước đó, chị này trèo lên dây điện hạ thế, đi bằng hai chân, không dùng tay và rơi xuống đất, được đưa tới bệnh viện cấp cứu.

Trước đó, khoảng 9h sáng cùng ngày, một người phụ nữ có biểu hiện không tỉnh táo, trèo lên cột điện rồi nằm vắt ngang trên đường điện thuộc phường Tây Nam, TP.HCM.

Phát hiện vụ việc, người đi đường nhanh chóng gọi báo công ty điện lực và đơn vị đã cắt điện để cứu người.

Người phụ nữ "diễn xiếc" bò trên dây điện ở TP.HCM đã tử vong. Ảnh: Vietnamnet.

Người phụ nữ “diễn xiếc” bò trên dây điện ở TP.HCM đã tử vong. Ảnh: Vietnamnet.

Người phụ nữ sau đó nằm lên dây điện, bò dọc theo đường dây hàng chục mét cho tới khi mất thăng bằng, rơi từ độ cao khoảng 6m xuống đất, theo báo Xây dựng.

Khi lực lượng chức năng tới hiện trường, nạn nhân đã nằm dưới đất, mặt ngửa lên trời, phía sau đầu có vết máu. Công an phường gọi xe cấp cứu đưa nạn nhân đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương.

Đến chiều cùng ngày, nạn nhân đã không qua khỏi. Người nhà cho biết, trước đó họ đã đưa nạn nhân đi khám bệnh, phát hiện có dấu hiệu của bệnh tâm thần, đang dùng thuốc.

Theo Điện lực Bến Cát, vụ việc xảy ra tại khu vực từ trụ 86C qua 86D nhánh rẽ Rạch Bắp Phú An, gần chợ An Tây, thuộc phường Tây Nam, TP.HCM.

Lũ quyét bất ngờ cướp đi hiện tại là 51 sinh mạng, 28 người lớn ,27 nữ sinh đang cắm trại và vẫn còn người mất tích ở Mỹ

Số người chết trong trận lũ quét dọc sông Guadalupe tại bang Texas đã tăng lên 51, trong khi giới chức đang tìm kiếm 27 nữ sinh mất tích.

“Chúng tôi đã tìm thấy 43 người tử vong tại hạt Kerr, bao gồm 28 người lớn và 15 trẻ em”, cảnh sát trưởng hạt Kerr, Larry Leitha, ngày 5/7 cho hay. 850 người phải sơ tán, trong đó 8 người bị thương.

Tại hạt Burnet, ba người chết và hai người mất tích, nhiều tuyến đường lớn và cầu bị hư hại. Giới chức cho biết tình trạng mất điện cũng xảy ra trên diện rộng tại hạt này.

Ít nhất 4 người đã thiệt mạng tại hạt Travis và một người chết ở hạt Kendall.

Lũ lụt bắt đầu hôm 4/7 khi lượng mưa bằng cả tháng trút xuống chỉ trong vài giờ, khiến mực nước sông Guadalupe dâng cao 8 m trong vòng 45 phút. Nước lũ tràn qua loạt trại hè dành cho học sinh ven sông.

Phát biểu tại họp báo, Thống đốc Texas Greg Abbott cho biết ông đã mở rộng tuyên bố thảm họa sang nhiều hạt trong bang và đề nghị Tổng thống Donald Trump cung cấp thêm nguồn lực liên bang.

Người đứng đầu Cơ quan Ứng phó Tình trạng Khẩn cấp bang Texas Nim Kidd cho biết các đội cứu hộ cứu nạn trên không, trên bộ và trên mặt nước đang tìm kiếm dọc sông Guadalupe để tìm người sống sót và thi thể. “Chúng tôi sẽ tiếp tục cho đến khi tìm thấy tất cả người mất tích”, ông nói.

Khung cảnh đổ nát sau lũ quét tại thành phố Kerrville, bang Texas ngày 5/7. Ảnh: AFP

Khung cảnh đổ nát sau lũ quét tại thành phố Kerrville, bang Texas ngày 5/7. Ảnh: AFP

Cảnh sát trưởng Leitha cho biết 27 nữ sinh tham gia trại hè Camp Mystic Christian ở hạt Kerr vẫn mất tích. Khoảng 750 nữ sinh đã đăng ký tham gia trại hè này. Truyền thông Mỹ dẫn lời gia đình các nạn nhân cho biết 4 trong số những nữ sinh mất tích đã tử vong.

“Tôi lái xe từ thành phố Austin tới khu vực lũ lụt sau khi nghe tin. Bây giờ tôi chỉ biết trông chờ vào phép màu”, Michael, người đang tìm kiếm con gái 8 tuổi tham gia trại hè, cho hay.

Cơ quan Thời tiết Quốc gia (NWS) dự báo mưa lớn vẫn tiếp tục và “lượng nước quá nhiều có thể gây ngập lụt ở các con sông, lạch, suối, các địa điểm trũng thấp và vùng dễ ngập lụt khác”. Nhiều cảnh báo lũ quét đã được đưa ra vào cuối tuần ở miền trung Texas.

Lực lượng hành pháp di chuyển thi thể một nạn nhân lũ quét được tìm thấy ở bờ sông Guadalupe, bang Texas ngày 5/7. Ảnh: AFP

Lực lượng hành pháp di chuyển thi thể một nạn nhân lũ quét được tìm thấy ở bờ sông Guadalupe, bang Texas ngày 5/7. Ảnh: AFP

Tại thành phố Kerrville ngày 5/7, sông Guadalupe êm đềm nay chảy xiết, dòng nước đục ngầu chứa đầy rác thải. “Nước đã dâng đến ngọn cây, cao khoảng 10 m. Ôtô, nhà cửa đều trôi theo dòng sông”, cư dân địa phương Gerardo Martinez, 61 tuổi, cho hay.

Các quan chức cho biết tốc độ và mức độ ngập lụt rất kinh hoàng. “Chúng tôi không biết trận lũ này sẽ xảy ra”, quan chức Rob Kelly nói.

Một quan chức khác là Dalton Rice cho biết lực lượng cứu hộ cứu nạn đang phải đối mặt điều kiện “rất khó khăn”, đồng thời cảnh báo người dân không nên đến hiện trường. Hiện chưa rõ có bao nhiêu người đã đến khu cắm trại nổi tiếng này.

“Nhiều năm rồi chúng tôi mới gặp cảnh lũ lụt, nhưng cũng chưa bao giờ có trận lũ nào như thế này. Thật thảm khốc”, bà Soila Reyna, 55 tuổi, một cư dân Kerrville, nói.

Thương 2 đứa bé ă:n m::ày vừa đói vừa run trong cơn mưa, cặp vợ chồng bán bánh mỳ đưa về nhà cho cơm, nào ngờ bị mất cắp 50 triệu, không ngờ 3 năm sau…

“Thương hai đứa bé ă:n m::ày vừa đói vừa run trong cơn mưa, cặp vợ chồng bán bánh mì đưa về nhà cho cơm. Nào ngờ bị mất cắp 50 triệu – toàn bộ vốn liếng để mở quán. Không ngờ ba năm sau…”

Chiều muộn mùa mưa, một cơn dông bất chợt đổ xuống khu chợ nhỏ vùng ven Sài Gòn. Mưa rơi xối xả như trút, người người vội vã kéo sạp, phủ bạt, dọn hàng. Giữa dòng người tất bật ấy, vợ chồng ông Phúc – bà Lan, đôi vợ chồng bán bánh mì đầu hẻm, vẫn đang lui cui gom chiếc xe đẩy bánh mì vào hiên nhà.

Đúng lúc đó, bà Lan thấy hai đứa nhỏ – khoảng chừng 10 và 8 tuổi – ngồi co ro dưới mái hiên đối diện. Áo quần ướt nhẹp, tay chân run cầm cập, đôi mắt thẫn thờ nhìn xe cộ qua lại. Một đứa thậm chí đang mút ngón tay, ánh mắt đầy đói khát.

– “Tụi con không có nhà à?” – bà Lan hỏi.

Hai đứa im lặng. Một hồi sau, đứa lớn lí nhí: “Tụi con đi lạc… đói quá…”

Không kịp nghĩ nhiều, bà kéo tụi nhỏ vào hiên, gọi chồng:

– “Ông, mình nấu chút cơm cho tụi nhỏ ăn đi. Tội nghiệp quá!”

Ông Phúc gật đầu, quen rồi. Dù nghèo, nhưng hai vợ chồng sống có tâm. Bán bánh mì lời chẳng bao nhiêu, nhưng thấy ai khổ hơn mình là không nỡ.

Cơm nước xong xuôi, trời vẫn mưa. Hai vợ chồng bàn nhau: “Thôi để tụi nó ngủ lại đêm nay, sáng mai hỏi kỹ rồi tính.”

Đêm đó, bà Lan lôi chăn cũ ra, xếp cho hai đứa ngủ tạm dưới đất. Lòng bà bồi hồi – nhớ lại lúc hai vợ chồng còn trắng tay lên Sài Gòn, cũng từng có người giúp. Nghĩ rồi bà thầm nguyện: “Hy vọng mình giúp đúng người…”

Sáng hôm sau, hai đứa trẻ biến mất. Cửa không khóa, mà vợ chồng ông Phúc cũng chẳng nghĩ ai lại ăn trộm gì từ nhà họ – nghèo thì có gì để trộm?

Nhưng đến khi ông Phúc định đi nộp tiền đặt cọc quán bánh mì mới thuê – vốn liếng chắt chiu suốt 2 năm trời, để trong chiếc hộp gỗ giấu sau tủ thờ – thì chết lặng.

Trống trơn.

50 triệu. Bao nhiêu mồ hôi nước mắt. Vợ chồng ông Phúc tái mặt, ngồi lặng không nói. Bà Lan run giọng:

– “Không lẽ… là tụi nhỏ?”

Không có ai khác. Cả đêm đó, chỉ có hai đứa trẻ trong nhà.

Cái cảm giác bị phản bội bởi chính người mình tin tưởng khiến bà Lan bật khóc. Không chỉ là mất tiền – mà là mất niềm tin.

Vài người trong xóm nghe chuyện còn mỉa mai:

– “Làm ơn mắc oán đó bà!”

– “Tụi nhỏ giờ khôn lắm, giả vờ tội nghiệp để lừa!”

Vợ chồng ông Phúc không nói gì. Chỉ tiếp tục gồng gánh gánh bánh mì mỗi ngày. Không còn vốn mở quán, họ lại quay về xe đẩy cũ kỹ. Lòng vẫn chưa nguôi tổn thương, nhưng chẳng ai trách nặng – bởi họ biết, giúp người, chẳng mong báo đáp, chỉ mong không bị hại lại.

Ba năm trôi qua.

Cặp vợ chồng già vẫn bán bánh mì ở góc hẻm cũ. Vốn liếng năm nào đã không còn, ước mơ mở quán cũng đã chìm theo mưa gió năm ấy. Nhưng họ sống giản dị, hòa nhã. Dù chuyện năm xưa vẫn còn trong lòng, họ chưa bao giờ kể lể hay than thân.

Một chiều nọ, có một thanh niên độ tuổi 20, ăn mặc chỉnh tề, dừng lại trước xe bánh mì. Anh ta nhìn chăm chú vợ chồng già một hồi lâu rồi mới cất lời, giọng khẽ run:

– “Dạ… cô chú… còn nhớ hai đứa nhỏ ba năm trước không ạ?”

Cả ông Phúc và bà Lan sững người. Gương mặt anh thanh niên khiến họ nhận ra – là đứa lớn năm ấy.

Anh cúi đầu, móc trong túi ra một phong bì dày cộm, đặt lên xe bánh mì:

– “Con… đến để xin lỗi. Con là thằng ăn trộm năm đó.”

Không khí như đông cứng lại.

Anh kể: hồi đó, hai anh em mồ côi, theo nhóm bụi đời. Được “đàn anh” dạy cách giả vờ đáng thương để trộm đồ, cắp vặt. Tối đó, hai anh em chỉ định ăn bữa cơm, nhưng khi thấy bà Lan ngủ say, người em nảy ý lấy hộp gỗ – tưởng chỉ là hộp đựng bánh – ai ngờ là tiền.

Sau đó, cả hai bị bắt sau một vụ trộm khác. Anh bị đưa vào trường giáo dưỡng suốt hai năm. Trong thời gian đó, ký ức về bữa cơm nóng, ánh mắt hiền lành của bà Lan ám ảnh không thôi. Anh bắt đầu thay đổi.

Ra trại, anh làm thuê khắp nơi, học nghề cơ khí. Anh không dám về quê – quê cũng chẳng còn ai – mà chỉ có một mục tiêu: kiếm đủ tiền, trả lại và xin lỗi.

– “Ba năm, số tiền này là 60 triệu – 50 triệu vốn, còn lại là tấm lòng chuộc lỗi.”

Bà Lan lặng người, đôi mắt rưng rưng. Ông Phúc trầm giọng:

– “Cậu trả thì cũng không đổi lại được ba năm cực khổ… Nhưng nếu thực sự thay đổi, thì chúng tôi tha thứ.”

Người thanh niên gật đầu, mắt rơm rớm. Anh đưa thêm một mảnh giấy nhỏ:

– “Cô chú giữ lấy. Là danh thiếp của con – giờ con làm quản lý tổ cơ khí. Nếu cần gì, cứ gọi. Con nợ cô chú một đời.”

Người ta hay nói “làm ơn mắc oán”, nhưng thật ra lòng tốt không bao giờ mất. Nó chỉ đi một vòng dài, rồi trở lại bằng một hình thức khác – có thể không phải tiền bạc, mà là một trái tim được cứu, một cuộc đời được sửa lại.

Ông Phúc và bà Lan chưa từng hối hận vì đã giúp người. Dù từng bị phản bội, nhưng họ không để mất đi bản chất lương thiện của mình.

Và đôi khi, một bữa cơm trong cơn mưa… có thể thay đổi cả một con người.

Giá vàng sáng nay: Chưa bao giờ thấy bà con cả nước vui như lúc này

Giá vàng hôm nay ngày 6/7/2025 tính đến 7h30 ghi nhận sự ổn định của thị trường và chưa có dấu hiệu biến động.

Giá vàng trong nước sáng 6/7

vang

Giá vàng miếng SJC trở lại trạng thái ổn định

Tính đến 7h30 sáng ngày 5/7/2025, thị trường vàng miếng trong nước không ghi nhận biến động mới so với thời điểm buổi sáng. Tại các thương hiệu lớn như SJC, DOJI, BTMC, giá vàng miếng SJC vẫn niêm yết ở mức 118,9 triệu đồng/lượng chiều mua vào và 120,9 triệu đồng/lượng chiều bán ra.

Tại Phú Quý, giá vàng miếng SJC hiện giữ nguyên mức 118,2 – 120,9 triệu đồng/lượng (mua – bán). Giá vàng thường có xu hướng đi ngang, ít biến động trong các phiên cuối tuần do các sàn nước ngoài không giao dịch, nhiều cửa hàng trong nước cũng nghỉ.

Giá vàng PNJ Phúc Lộc Tài tại TP.HCM và Hà Nội tiếp tục giao dịch ở mức 114,8 triệu đồng/lượng mua vào và 117,4 triệu đồng/lượng bán ra.

vang1

Giá vàng nhẫn 9999 sáng 6/7 tiếp tục “án binh bất động”

Vàng nhẫn trong nước chiều nay cũng không có biến động mới so với phiên sáng. Tại TP.HCM, vàng nhẫn SJC 99,99% loại 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ giữ nguyên mức 114,3 triệu đồng/lượng mua vào và 116,8 triệu đồng/lượng bán ra. Loại 0,3 – 0,5 chỉ vẫn có giá bán cao hơn khoảng 100.000 đồng/lượng.

Tại BTMC, vàng nhẫn tròn trơn tiếp tục được niêm yết ở mức 115,7 – 118,7 triệu đồng/lượng (mua – bán). Vàng nhẫn tròn Phú Quý 9999 và vàng Phú Quý 1 lượng 9999 đồng loạt đứng giá ở 114,3 triệu đồng/lượng chiều mua và 117,3 triệu đồng/lượng chiều bán. Giá vàng nhẫn tròn trơn PNJ 9999 chiều nay cũng giữ nguyên ở mức 114,8 – 117,4 triệu đồng/lượng (mua – bán). Đây là mức giá không có thay đổi nào so với thời điểm cuối phiên giao dịch hôm qua.

vang3

Giá vàng thế giới sáng 6/7: Cuối tuần đi ngang

Tính đến 7h30 sáng theo giờ Việt Nam, theo dữ liệu từ Kitco, giá vàng thế giới giao ngay đang ở mức 3,336.74 USD/ounce. Đây là mức giá giữ nguyên so với tối ngày hôm qua và chưa ghi nhận dấu hiệu nào cho việc nó sẽ thay đổi. Mức giá này nhiều khả năng sẽ được duy trì ổn định trong ngày cuối tuần do thị trường quốc tế nghỉ giao dịch.

Nhìn chung, mức giá chốt tuần kể trên có dấu hiệu tăng nhẹ so với tuần trước có nguyên nhân từ việc đồng USD đang có xu hướng yếu đi. Ngoài ra, dòng tiền chảy vào tài sản an toàn do lo ngại về nợ công và căng thẳng thương mại Mỹ–Trung cũng góp phần đẩy giá vàng tăng trong tuần vừa qua.

Tin bão số 2 Danas. Mạnh lên cấp 10, giật cấp 12, có khả năng mạnh thêm. Các tỉnh sau chú ý

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, vào 4h ngày 6/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,3 độ Vĩ Bắc; 117,9 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (89-102km/h), giật cấp 12; di chuyển chậm theo hướng Bắc với tốc độ khoảng 5km/h.

Dự báo diễn biến của bão số 2 (trong 24 đến 72 giờ tới)

Dự báo tác động của bão số 2

Vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông có mưa bão và gió mạnh cấp 7-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-11, giật cấp 13, sóng biển cao 4,0-6,0m, biển động dữ dội.

Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của dông, lốc, gió mạnh và sóng lớn.

Chiều tối nay, cường độ bão số 2 (bão Danas) mạnh lên cấp 10 (89-102km/h), giật cấp 12. Dự báo bão có khả năng mạnh thêm trong 24 giờ tới.

bão số 2 - Ảnh 1.

Dự báo vị trí và hướng di chuyển bão số 2 lúc 19h tối 5-7 – Ảnh: NCHMF

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia lúc 19h tối nay 5-7, tâm bão số 2 đang ở khu vực phía đông bắc của bắc Biển Đông, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, giật cấp 12.

Từ đêm qua đến tối nay, gió bão số 2 đã liên tục tăng cấp, từ cấp 8 lên cấp 10.

Bão số 2 mạnh lên cấp 10, giật cấp 12, dự báo còn mạnh thêm - Ảnh 2.

Dự báo mới nhất của cơ quan khí tượng cho thấy trong những ngày tới bão chủ yếu di chuyển theo hướng đông bắc, đi ra khỏi Biển Đông, hướng về vùng ven biển tỉnh Phúc Kiến và Chiết Giang (Trung Quốc).

Về cường độ, bão có khả năng mạnh thêm trong 24 giờ tới, sau đó cường độ sẽ suy yếu dần.

Cụ thể, dự báo trong 24 giờ tới bão di chuyển theo hướng bắc đông bắc với tốc độ khoảng 10km/h và cường độ vẫn có khả năng mạnh thêm.

19h tối mai, tâm bão số 2 ở trên vùng biển phía đông bắc khu vực bắc Biển Đông, cường độ bão mạnh cấp 10-11, giật cấp 13.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển nhanh theo hướng bắc đông bắc với tốc độ khoảng 20km/h.

Đến 19h tối 7-7, tâm bão ở vùng biển tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc), cường độ bão lúc này mạnh cấp 10, giật cấp 12.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng bắc tây bắc, đi vào tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, rồi vùng áp thấp.

Như vậy, với dự báo tới thời điểm hiện tại thì bão số 2 không ảnh hưởng tới đất liền nước ta.

Do ảnh hưởng của bão, ở vùng biển phía đông bắc khu vực bắc Biển Đông có mưa bão, gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão cấp 10-11, giật cấp 13, sóng biển cao 4-6m, biển động dữ dội.

Tàu thuyền hoạt động trong vùng biển nguy hiểm nói trên có khả năng cao chịu tác động của dông, lốc xoáy, gió mạnh và sóng lớn.

X;;ót xa hoàn cảnh đáng th;;ương vô cùng của người phụ nữ t;;ử v;;ong trên dây đ;iện hạ thế: Không có một mảnh đất để làm h;ậu sự

Cơ quan chức năng cho biết, người phụ nữ trầm cảm sau sinh, có vấn đề về thần kinh, khi đang đi bán vé số thì trèo lên cột điện và tử vong, không phải “ngáo đá” như thông tin mạng xã hội chia sẻ. Nạn nhân không có nhà và phải tổ chức hậu sự trên khu đất mượn của hàng xóm.

Ngày 5/7, thi thể người phụ nữ đã được đưa từ TPHCM về quê An Giang, để gia đình tổ chức hậu sự. Tại quê nhà, cha mẹ ở lều lá, nên mượn đất hàng xóm để dựng rạp tổ chức tang lễ.

Biết hoàn cảnh gia đình khó khăn, anh Hiếu và anh Hảo ở phường Tây Nam (TPHCM) đã hỗ trợ chi phí, dùng xe đưa thi thể người phụ nữ trở về quê nhà.

Gia cảnh đáng thương của người phụ nữ tử vong trên dây điện hạ thế- Ảnh 1.

Thi thể người phụ nữ được đưa về quê nhà tại tỉnh An Giang

Theo thông tin từ cơ quan công an, người phụ nữ làm nghề bán vé số dạo. Sau khi sinh con, người này có biểu hiện trầm cảm , tinh thần không ổn định, đã trèo lên cột điện trên đường ĐT.744 (phường Tây Nam, TPHCM). Sau khi bò và đứng trên dây điện, người phụ nữ rơi tự do xuống đất, dù được đưa đi cấp cứu song đã không qua khỏi.

Cơ quan công an cho biết, người phụ nữ biểu hiện của bệnh thần kinh , không phải “ngáo đá” như thông tin mạng xã hội chia sẻ.

Gia cảnh đáng thương của người phụ nữ tử vong trên dây điện hạ thế

Như Tiền Phong đã đưa tin, trưa 4/7, đơn vị điện lực khu vực Bến Cát nhận được tin báo từ người dân có người trèo trên lưới điện 22kv nhánh rẽ Rạch Bắp, Phú An, tuyến 475 Tam Giác Sắt. Sau đó, điện lực thực hiện cắt điện khẩn cấp tại khu vực.

Tại hiện trường, người phụ nữ bò trên dây điện một lúc rồi đứng bằng hai chân, không dùng tay, dẫn tới trượt ngã và rơi tự do xuống đất.

Khi lực lượng chức năng tới hiện trường, nạn nhân đã nằm dưới đất, mặt ngửa lên trời, phía sau đầu có vết máu. Công an phường gọi xe cấp cứu đưa nạn nhân đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương. Đến chiều cùng ngày, nạn nhân đã không qua khỏi.

23 bé gái bị lũ cuốn mất tích khi tham gia trại hè tại Mỹ: Hàng chục gia đình đau khổ, ngóng chờ tin con trong tuyệt vọng

Trận lũ lịch sử tại Texas đã cuốn trôi trại hè khiến ít nhất 23 bé gái mất tích và hàng chục gia đình rơi vào cảnh tuyệt vọng, ngày đêm chờ tin con trong lo lắng và đau đớn.

Hy vọng mong manh giữa thảm họa

Một trận lũ lịch sử vừa nhấn chìm một quận ở bang Texas (Mỹ), khiến ít nhất 24 người thiệt mạng và nhiều người khác mất tích.

Trong số đó, 23 nạn nhân được xác định là mất tích tại Trại hè Camp Mystic, nằm ven sông Guadalupe ở Hunt, Texas – nơi mực nước đã dâng cao tới khoảng 9 mét so với thông thường vào ngày 4/7. Giới chức địa phương cho biết con số thương vong có thể còn tăng khi nước rút và công tác tìm kiếm tiếp tục.

Theo thống kê, có khoảng 750 người có mặt tại trại Camp Mystic khi trận lũ bắt đầu. Người mất tích trong trại hè đa phần là các nữ sinh. Danh sách các nạn nhân mất tích đã được tiết lộ bởi gia đình của họ trong quá trình nỗ lực tìm kiếm tung tích người thân của mình.

23 bé gái bị lũ cuốn mất tích khi tham gia trại hè tại Mỹ: Hàng chục gia đình đau khổ, ngóng chờ tin con trong tuyệt vọng- Ảnh 1.

Những bé gái được cho là đang mất tích (Ảnh: Daily Mail)

Nhiều phụ huynh rơi vào tình trạng lo lắng tột độ khi không có tin tức gì từ con. Mẹ của bé gái Janie Hunt (9 tuổi) cho biết: “Chúng tôi chỉ biết cầu nguyện”.

Trong khi đó, các hình ảnh về nhóm trẻ được giải cứu trong tình trạng hoảng loạn, ngồi co ro tại một trạm cứu hỏa cũng đã được lan truyền trên mạng xã hội, càng khiến dư luận xót xa.

23 bé gái bị lũ cuốn mất tích khi tham gia trại hè tại Mỹ: Hàng chục gia đình đau khổ, ngóng chờ tin con trong tuyệt vọng- Ảnh 2.

Hình ảnh các bé gái được cứu khỏi cơn lũ ở trại hè được chia sẻ (Ảnh: X)

Một số phụ huynh cho rằng công tác cảnh báo thời tiết và phản ứng khẩn cấp chưa được thực hiện đúng mức.

Bà Serena Hanor Aldrich, có hai con gái 9 và 12 tuổi may mắn được cứu, chia sẻ: “Ban quản lý trại hè nên theo dõi cảnh báo từ Sở Quản lý Tình trạng Khẩn cấp Texas và Quận Kerr. Thông tin đã được đăng tải từ sáng sớm hôm qua, nhưng họ không hành động đủ nhanh.”

Theo bà Aldrich, hai con gái bà được an toàn do ở tại khu vực cao hơn, nhưng vẫn còn nhiều trại viên đang mất tích ở những khu trại gần sông – nơi đã hoàn toàn chìm trong nước lũ.

Nỗ lực tìm kiếm chưa dừng lại

Thống đốc Texas Greg Abbott mô tả đây là trận lũ “tàn khốc” và khẳng định tiểu bang sẽ “đầu tư mọi nguồn lực hiện có” để hỗ trợ công tác cứu hộ để tiến hành các cuộc tìm kiếm xuyên ngày đêm.

Phó Thống đốc Dan Patrick cho biết đã huy động ít nhất 14 máy bay trực thăng, 12 máy bay không người lái và hơn 500 nhân viên cứu hộ từ nhiều đơn vị khác nhau. Tính đến tối ngày 4/7, có tổng cộng 237 người được giải cứu, trong đó hơn 150 người được sơ tán bằng trực thăng.

23 bé gái bị lũ cuốn mất tích khi tham gia trại hè tại Mỹ: Hàng chục gia đình đau khổ, ngóng chờ tin con trong tuyệt vọng- Ảnh 3.

Ảnh: Eric Vryn/Getty Image

Tổng thống Donald Trump cũng lên tiếng sau thảm họa, bày tỏ sự đau lòng trước mức độ tàn phá của lũ và cam kết hỗ trợ khu vực. Khi được hỏi về viện trợ liên bang, ông nói: “Chúng tôi sẽ chăm sóc họ. Trận lũ này thật sự kinh hoàng.”

Người dân vẫn là trên hết: EVN đưa ra yêu cầu KHẨN tới các công ty điện lực

EVN yêu cầu các công ty điện lực rà soát những trường hợp khách hàng có hóa đơn tiền điện tăng bất thường trong kỳ hóa đơn tháng 6, cung cấp thông tin kịp thời, giải thích rõ ràng với người dân.

Đầu tháng 7, nhiều hộ dân sử dụng điện tại Hà Nội và nhiều tỉnh phía Bắc bất ngờ khi nhận hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng vọt so với thường lệ. Trên các diễn đàn, nhiều tài khoản bình luận tiền điện tăng 20-50% dù thời tiết không nắng nóng nhiều và gay gắt như tháng trước. Trong khi đó, không ít hộ dân lại ghi nhận hóa đơn điện tháng 6 giảm so với tháng 5.

Trao đổi với phóng viên báo Dân trí, ông Võ Quang Lâm, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), cho biết tập đoàn đã quy định việc rà soát chỉ số bất thường (sản lượng điện năng hoặc số tiền thanh toán tăng bất thường – PV) được thực hiện định kỳ hàng tháng.

Liên quan đến một số ý kiến phản ánh của người dân về việc hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng đột biến, tập đoàn đã có văn bản yêu cầu các tổng công ty điện lực chỉ đạo các công ty điện lực rà soát các trường hợp khách hàng có sản lượng điện năng hoặc số tiền thanh toán tăng bất thường trong kỳ hóa đơn tháng 6. Đồng thời cung cấp thông tin kịp thời, giải thích rõ ràng cho khách hàng.

Các công ty điện lực cũng phải tuyên truyền rõ cách tính toán hóa đơn tháng 6, các thay đổi trong việc phát hành hóa đơn, quản lý hợp đồng và thu tiền điện của các công ty điện lực trước và sau sáp nhập.

EVN yêu cầu các công ty điện lực cung cấp thông tin về các giải pháp giám sát chỉ số điện năng hàng ngày/hàng tháng qua ứng dụng, website và hướng dẫn sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả…

Lãnh đạo tổng công ty điện lực, giám đốc công ty điện lực trực tiếp chỉ đạo, trao đổi với khách hàng hoặc cử cán bộ có đầy đủ kiến thức, kỹ năng giải đáp các kiến nghị của khách hàng khi tiếp nhận phản ánh về hóa đơn tăng bất thường. Giám đốc các công ty điện lực chịu trách nhiệm về kết quả giải quyết kiến nghị của khách hàng.

Trước đó, Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội (EVN Hà Nội) cho biết do lượng điện năng tiêu thụ tăng theo quy luật hàng năm vào những tháng hè cộng với việc giá bán lẻ điện điều chỉnh từ ngày 10/5. Đặc biệt, kỳ nghỉ hè của học sinh trùng với cao điểm nắng nóng, dẫn đến thời gian sử dụng điều hòa và các thiết bị điện kéo dài liên tục cả ngày lẫn đêm làm tổng số tiền điện tháng 6 các hộ dân phải trả tăng hơn so với tháng trước.

Tương tự, ngày 4/7, Tổng Công ty điện lực miền Bắc (EVNNPC) cũng cho biết tháng 6 hàng năm thường là cao điểm của mùa nắng nóng, và năm nay, khu vực miền Bắc đã phải trải qua 3 đợt nắng nóng gay gắt, kéo dài trên diện rộng với nền nhiệt có thời điểm lên tới trên 40 độ C.

Theo đơn vị này, điều kiện thời tiết cực đoan không chỉ gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt mà còn khiến nhu cầu sử dụng điện, đặc biệt là điện sinh hoạt, tăng cao đột biến dẫn tới hóa đơn tiền điện của nhiều hộ gia đình tăng mạnh, gây ra những băn khoăn trong dư luận.

Theo ghi nhận của EVNNPC, trong tháng 6, sản lượng điện thương phẩm tại 27 tỉnh, thành phố phía Bắc (không bao gồm Hà Nội) đạt 9,85 tỷ kWh – mức cao nhất trong các tổng công ty phân phối thuộc EVN. Đặc biệt, ngày 2/6, sản lượng tiêu thụ điện lập kỷ lục với 373,6 triệu kWh trong một ngày.

Các con số này cho thấy thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài đã tác động mạnh đến hành vi sử dụng điện của người dân. Việc học sinh, sinh viên nghỉ hè ở nhà cũng khiến thời gian sử dụng điều hòa, quạt, tủ lạnh kéo dài liên tục cả ngày lẫn đêm.

Công ty điện lực cho rằng khi chênh lệch nhiệt độ trong và ngoài nhà quá lớn, các thiết bị làm mát buộc phải vận hành với công suất cao hơn để duy trì hiệu quả, dẫn đến lượng điện tiêu thụ tăng vọt dù thời gian sử dụng không đổi.

EVNNPC cho rằng chỉ một thay đổi nhỏ về nhiệt độ cài đặt điều hòa cũng có thể tạo ra khác biệt lớn trên hóa đơn tiền điện: Cài dưới 27 độ C, mức tiêu thụ có thể tăng thêm 1,5-2% cho mỗi độ giảm. Bên cạnh đó, việc không bảo dưỡng thiết bị định kỳ hoặc sử dụng thiết bị cũ, kém hiệu suất cũng khiến điện năng bị tiêu hao nhiều hơn.

Trước khi qua đời, bố tôi đuổi mẹ kế ra khỏi nhà, cứ tưởng ông sợ bà tr;anh gi;ành tài sản với chúng tôi, ngờ đâu sự thật ch/ấn đ/ộng hơn

Trước khi qua đời, bố tôi đuổi mẹ kế ra khỏi nhà, cứ tưởng ông sợ bà tranh giành tài sản với chúng tôi, ngờ đâu sự thật chấn động hơn
Tôi không ngờ bố tôi lại là người làm việc thấu đáo và che giấu cảm xúc sâu như vậy.
Tôi là con út trong nhà, trên có 2 anh trai. Mẹ mất từ khi tôi mới hơn một tuổi, lúc chưa biết gọi tiếng “mẹ” thì bà đã đi. 3 năm sau bố tôi cưới vợ hai. Dì Châm là một phụ nữ nhỏ nhẹ, ít nói. Tôi lớn lên trong sự chăm sóc của dì. Dì nấu cháo, đút từng muỗng cho đứa trẻ 4 tuổi mà nhìn gầy gò như mới gần 3 tuổi là tôi. Dắt tôi đi học, đón tôi mỗi chiều, ngày tôi vào lớp 1, dì hân hoan như thể tôi là con đẻ của dì. Trong ký ức của tôi, dì chẳng phải người xa lạ mà chính là “mẹ” tôi. Chỉ có điều 2 anh tôi thì không nghĩ vậy.
Thay tã, nấu cháo, đút từng muỗng cơm, dắt tôi đi học, rồi lẳng lặng đứng đợi ngoài cổng trường như một cái bóng quen thuộc. Trong ký ức tôi, dì không phải là người dưng – mà là “mẹ” theo một kiểu khác. Chỉ có điều, hai anh tôi thì không nghĩ vậy.
2 anh tôi đều đã 10 và 13 tuổi khi dì Châm về sống với chúng tôi, thế nên các anh rất ghét dì, luôn ngỗ nghịch chống đối dì. Các anh thì thầm với nhau rằng: “Dì ghẻ mà, làm sao tốt thật được”. Họ luôn xúi tôi phải chống đối, cãi lại dì. Anh cả bảo: “Mày ngu lắm, bà ta chỉ chăm lo cho mày để lấy lòng bố tôi. Bà ta là mẹ kế, là dì ghẻ đấy”. Họ nhồi vào đầu tôi không ít thứ, khuyên tôi phải đề phòng, phải khôn, đừng để bị lừa. Có những lúc tôi hoang mang thật sự, nghe theo các anh, tôi cũng từng cãi lại dì, nghịch ngợm cắt cả quần áo của dì. Nhưng khi nhìn dì lầm lũi khóc một mình trong phòng, tôi cũng khóc theo.
Càng lớn tôi càng nhận ra, không chung máu mủ nhưng dì tốt với tôi hơn cả máu mủ, thế thì tại sao mà tôi phải chống đối dì? Thế nên tôi mặc kệ 2 anh trai, tôi đối xử với dì tốt hơn trước, thậm chí còn gọi dì là “mẹ Châm”.
Cũng có lần tôi thấy bố ôm vỗ về dì, bảo dì cố nín nhịn 2 anh trai tôi vì chúng mất mẹ sớm nên tính cách như vậy. Dì chỉ vừa khóc vừa gật đầu, thực ra dì hiền lắm, chưa từng trách mắng hay đánh 2 anh tôi roi nào ngay cả khi họ nói năng hỗn hào. Có lẽ vì vậy mà dì càng bị các anh tôi bắt nạt.
Cho tới tận khi 2 anh tôi lập gia đình, ra ngoài sống riêng, căn nhà chỉ còn lại tôi, bố và dì.
Hồi đầu năm, bố tôi bị bệnh nặng. Không biết dì chăm sóc kiểu gì mà bố tôi rất khó chịu, thường xuyên to tiếng với dì.
Thậm chí có lần 2 anh tôi đưa vợ con về chơi, bố còn đuổi thẳng dì ra khỏi nhà trước mặt tất cả mọi người. Dì uất ức nhưng vẫn ở lại, chờ bố tôi nguôi giận.
Tháng trước, bố tôi gọi tất cả các con về họp gia đình. Tôi là người về muộn nhất vì hôm đó có cuộc họp đột xuất. Về tới nhà, tôi đã thấy không khí rất căng thẳng, dì thì đang lúi húi xếp đồ vào vali. Bố tôi nói lạnh tanh: “Tôi và bà từ giờ không còn quan hệ gì nữa. Bà đi đi cho khuất mắt tôi, đừng khiến tôi bực dọc thêm nữa”.
Tôi hoảng hốt, cố gặng hỏi nhưng ông không giải thích. Dì thì vẫn như mọi khi, im lặng chịu đựng. Dì chỉ nhìn tôi, mỉm cười buồn: “Con đừng nói gì, dì đi cũng được”. Dáng người gầy gò kéo vali ra khỏi cổng là hình ảnh mà tôi mãi không quên được. Tôi định đi theo nhưng bị bố quát dằn mặt.
Nửa tháng sau, bố tôi qua đời. Đám tang diễn ra chóng vánh, dì Châm vẫn về phụ trách tang lễ như một góa phụ. Sau đó, dì lại rời đi, các anh tôi cũng không giữ lại. Thậm chí các anh còn cho rằng có lẽ bố cố tình đuổi dì đi vì ông biết không sống được bao lâu nữa, ông sợ dì Châm sẽ tranh giành tài sản với 3 anh em chúng tôi.
Sau 49 ngày của bố, 3 anh em chúng tôi quyết định họp để chia tài sản. Bố để lại cho chúng tôi 1 mảnh đất và 1 ngôi nhà 3 tầng cùng 2 sào đất nông nghiệp, cứ thế phân chia xong, ai có phần thì người đó nhận.
Mọi việc tưởng chừng đã xong xuôi thì hôm vừa rồi tôi gặp lại bác luật sư – bạn của bố tôi. Sau một hồi nói chuyện thì bác nói cho tôi biết chuyện bố tôi từng đến gặp bác để làm thủ tục mua một căn nhà đứng tên mình dì Châm. Giấy tờ bố tôi đều ký tên từ chối tài sản. Ngôi nhà hoàn toàn thuộc về dì ấy. Việc này vừa hoàn thành vào 4 tháng trước – tức là trước khi bố tôi đuổi dì Châm đi 1 tháng.
Tôi ngồi lặng người rất lâu. Tôi không ngờ bố tôi lại là người làm việc thấu đáo và che giấu cảm xúc sâu như vậy. Hóa ra không phải ông sợ dì tranh giành tài sản với chúng tôi, mà ngược lại, ông sợ chính chúng tôi sẽ làm tổn thương người phụ nữ đã âm thầm thay ông chăm sóc chúng tôi suốt bao năm.
Tôi tìm đến dì, căn nhà mới dì ở nhỏ thôi, nhưng sạch sẽ và có ánh nắng đầy sân. Dì mở cửa, vẫn nụ cười dịu dàng cũ, vẫn dáng người mảnh khảnh quen thuộc.
Sau cuộc nói chuyện với dì, tôi hiểu rằng bố tôi suy nghĩ vậy là đúng, vì nếu quả thật 2 anh tôi biết chuyện, chắc chắn dì sẽ không thể yên thân.

Đêm tân h;;ôn, tôi thấy bóng đen lượn lờ trong sân nhà, sáng sớm bố chồng hớt hải chạy qua phòng hỏi chúng tôi 1 câu cho;;áng vá;;ng

_“Đêm tân hôn, tôi thấy một bóng đen lượn lờ ngoài sân nhà. Nghĩ rằng mình nhìn nhầm do mệt, tôi lặng im ôm chồng ngủ tiếp. Nhưng sáng hôm sau, bố chồng xông vào phòng với vẻ mặt hoảng hốt và hỏi chúng tôi một câu khiến tôi choáng váng:

— Đêm qua… có ai đi ra giếng không?”

Tôi tên Linh, 26 tuổi, quê ở Nghệ An. Tôi mới cưới chồng – Minh – làm kỹ sư xây dựng, hơn tôi ba tuổi, sống cùng bố mẹ tại một huyện lân cận thành phố Vinh.

Cuộc hôn nhân của tôi diễn ra sau gần hai năm yêu xa. Ngày cưới, tôi chính thức về sống chung với gia đình chồng – một căn nhà ba gian cũ kỹ nhưng vẫn vững chãi. Ở sân sau nhà có một cái giếng đá ong cổ, đã lâu không dùng nhưng vẫn giữ nguyên vì “tụ khí tốt” theo lời mẹ chồng.

Lễ cưới diễn ra ấm cúng, đông người. Tôi mệt rã rời sau cả ngày mặc áo cưới, đón khách, chụp hình, rồi di chuyển hơn 30km từ nhà gái sang nhà chồng làm lễ nhập gia. Tới khuya, khi cả nhà đã ngủ, tôi và Minh mới có thời gian riêng trong phòng.

Lúc đó khoảng hơn 1 giờ sáng. Ngoài trời lặng gió. Tôi vừa gục đầu xuống vai Minh thì nghe tiếng “cạch… cạch” như ai đang quệt dép quanh sân.

Tôi khựng lại, ngẩng đầu nhìn ra cửa sổ nhỏ bên trái giường. Bóng trăng lờ mờ chiếu xuống khoảng sân gạch. Và tôi thấy… một bóng người. Không rõ mặt, không rõ hình dáng, chỉ là một khối đen đang lướt chậm quanh sân, dáng hơi lom khom.

Tôi cứng đờ người.

– Anh… Anh có nghe tiếng gì không? – Tôi thì thầm hỏi Minh.

Minh, có lẽ vì mệt và đã thấm chút men rượu cưới, chỉ lẩm bẩm:

– Mèo hoang đấy… ngủ đi em.

Tôi im lặng, cố gắng lắng nghe thêm, nhưng âm thanh kia biến mất sau vài giây. Bóng đen cũng khuất dần về phía giếng sau nhà. Tôi nằm xuống, nhưng trằn trọc mãi. Cảm giác bất an quấn lấy tôi như chiếc chăn lạnh.

**

Sáng hôm sau, khi tôi vừa thay đồ chuẩn bị xuống bếp phụ mẹ chồng thì nghe tiếng gõ cửa dồn dập. Bố chồng tôi – một người đàn ông hiền lành, ít nói – đẩy cửa bước vào với vẻ mặt tái mét, mồ hôi còn chưa kịp lau:

– Hai đứa… đêm qua có ai ra sân không? Có ai đi ra giếng không?

Câu hỏi ấy khiến tôi chết lặng. Tôi quay sang nhìn Minh – anh vẫn đang ngái ngủ, chưa hiểu chuyện gì.

– Dạ… tụi con ngủ suốt. Có chuyện gì vậy bố?

Bố chồng không trả lời ngay. Ông chỉ ra phía cửa sổ phòng tôi – nơi tôi đã nhìn thấy bóng đen đêm qua – và nói:

– Sáng nay, bố dậy sớm cho gà ăn. Thấy nắp giếng mở toang. Bên trong có thứ gì đó… bốc mùi.

**

Chúng tôi chạy theo ông ra sân. Cái giếng nằm khuất sau rặng chuối, cạnh một bờ tường rêu phủ. Bố chồng soi đèn pin xuống giếng, tôi che miệng ngay lập tức – dưới đó, lấp ló một túi nilon lớn, bên trong lờ mờ thấy… vật gì đó có màu như thịt sống, thò ra một phần như tay người. Một mùi tanh lạnh xộc lên.

Cảnh sát được gọi đến. Cả nhà chúng tôi bị yêu cầu ở lại để thẩm vấn. Lúc này, Minh mới quay sang hỏi tôi, giọng khẽ run:

– Đêm qua em có nhìn thấy gì thật à?

Tôi gật đầu. Kể lại toàn bộ mọi chuyện, từ tiếng dép quệt, bóng người lướt qua sân đến lúc nó biến mất sau giếng.

Một cảnh sát lớn tuổi nghe xong chỉ gật gù, hỏi:

– Trong nhà mình, trước đây có ai… mất tích? Hoặc từng xảy ra chuyện gì quanh giếng không?

Bố chồng tôi lắc đầu. Nhưng mẹ chồng, lúc ấy đang đứng cạnh tôi, mặt bỗng tái lại:

– Không… không có ai mất tích cả… nhưng… mấy năm trước, có cô Hạnh – chị họ xa bên chồng – từng sống ở đây. Một ngày, cô ấy đi đâu không rõ, không ai liên lạc được. Cứ tưởng cô bỏ đi biệt xứ…

Mọi ánh mắt đổ dồn vào mẹ chồng. Cảnh sát ghi chép lại, xin trưng cầu khám nghiệm giếng và lấy mẫu xét nghiệm ADN từ túi nylon kia.

Từ khoảnh khắc ấy, đêm tân hôn của tôi hoàn toàn trở thành… mở đầu của một cơn ác mộng.

**

Mấy ngày sau, cảnh sát quay lại. Kết quả pháp y xác nhận: trong túi nilon là một phần thi thể nữ giới, đã phân hủy từ… 4–5 năm trước.

**

Tôi không thể ngủ. Hễ nhắm mắt, tôi lại thấy bóng đen đêm ấy, dáng lom khom đi vòng quanh giếng như đang tìm thứ gì.

Mẹ chồng thì ngày càng lạ: lẩm bẩm nói chuyện một mình, không dám ra sân buổi tối, và đặc biệt hay nhìn chằm chằm vào khoảng sân dưới cửa sổ phòng vợ chồng tôi.

Minh bắt đầu khó chịu, căng thẳng với tôi vì tôi cứ liên tục hỏi về giếng, về cô Hạnh. Nhưng tôi biết, có gì đó không đúng. Và nó liên quan trực tiếp tới quá khứ căn nhà này.

**

Tôi bắt đầu lục tìm lại những bức ảnh cũ, hỏi thăm người làng, và phát hiện… sự biến mất của cô Hạnh không hề được báo chính quyền. Bà con xung quanh chỉ được nghe qua lời kể “Cô Hạnh bỏ trốn theo trai”, không ai tìm kiếm.

Tôi cảm thấy mình đã chạm vào một bí mật lớn. Và linh hồn cô Hạnh – nếu đúng là cô – đang muốn lên tiếng.

Từ ngày cảnh sát phát hiện mảnh thi thể trong giếng, không khí trong nhà nặng nề đến nghẹt thở. Tôi như sống giữa ranh giới mong manh giữa đời thật và một cơn ác mộng không lối thoát.

Minh – chồng tôi – thay đổi rõ rệt. Anh ít nói, hay cáu bẳn, và né tránh mọi câu hỏi của tôi về quá khứ căn nhà này. Tôi hiểu anh đang bị kẹt giữa tình thân và cảm giác nghi ngờ, nhưng im lặng mãi sẽ chỉ khiến mọi thứ tồi tệ hơn.

**

Tôi bắt đầu tìm hiểu về cô Hạnh – người phụ nữ được cho là đã “bỏ đi” cách đây 5 năm.

Từ những người lớn tuổi trong xóm, tôi nghe loáng thoáng chuyện: cô Hạnh về quê chăm mẹ bệnh sau khi ly dị. Lúc đó cô sống tạm ở nhà bố mẹ Minh. Một phụ nữ ngoài 30, hiền lành, ít nói, hay mặc áo dài sẫm màu, tối nào cũng ra giếng gội đầu. Rồi một ngày, cô biến mất. Gia đình tôi khi ấy chỉ nói cô chuyển vào miền Nam sống cùng họ hàng.

Nhưng điều đáng ngờ là: không ai từng thấy cô rời khỏi nhà, không ai tiễn, không ai liên lạc được với cô từ lúc đó.

Tôi hỏi Minh:

– Em nghĩ… chuyện của cô Hạnh không đơn giản. Giếng nhà mình… là nơi cuối cùng người ta thấy cô ấy. Anh có bao giờ nghe gì khác không?

Minh im lặng một lúc rồi chỉ nói:

– Em nên dừng lại. Chuyện cũ rồi, không liên quan đến chúng ta.

Câu trả lời đó càng khiến tôi bất an.

**

Đêm ấy, tôi lại nghe tiếng dép quệt ngoài sân.

Lúc đó gần 2 giờ sáng. Tôi mở mắt, căng tai nghe. Một… hai… ba bước. Mỗi bước như kéo lê, vang vọng cả giấc ngủ. Tôi lay Minh dậy, nhưng anh gắt:

– Anh mệt. Em đừng tưởng tượng nữa!

Tôi run rẩy bước xuống giường, hé rèm cửa sổ.

Bóng đen ấy lại xuất hiện – vẫn dáng người lom khom, mái tóc dài rũ rượi, đang bước chầm chậm quanh giếng. Nhưng lần này, tôi thấy rõ hơn… nó như đang tìm thứ gì đó. Tay đưa lên, quờ quạng quanh miệng giếng. Tôi nín thở. Bỗng, nó dừng lại… và ngước mặt nhìn thẳng về phía phòng tôi.

Tôi hoảng hốt buông rèm, ôm ngực thở dốc.

Sáng hôm sau, tôi quyết định làm điều mà mình biết là mạo hiểm: tự xuống giếng – với sự giúp đỡ của cậu em họ Minh, là sinh viên ngành y.

Tôi viện cớ muốn “dọn vệ sinh lại sân sau” để tránh bị nghi ngờ. Chúng tôi mang dây thừng, đèn pin, và khẩu trang y tế. Lòng giếng sâu gần 7 mét, ẩm mốc và đặc quánh mùi bùn đất lẫn phân hủy.

Tôi nhờ Dũng – cậu em – từ từ thả tôi xuống.

Xuống tới đáy, ánh đèn pin chiếu lên các mảng tường giếng sẫm đen. Dưới chân tôi, là những mảnh vụn nhựa, rác cũ và… một chiếc kẹp tóc bằng sắt đã rỉ sét – loại kẹp tóc phụ nữ mà tôi từng thấy trong một bức ảnh cũ của cô Hạnh.

Tôi run rẩy nhặt nó lên.

Và rồi, tôi thấy một mảnh sứ nhỏ – như từ chiếc bát hay ly vỡ. Mảnh đó khắc dòng chữ mờ: “Gia Đình Là Tất Cả”.

Nó rất quen.

Vì trong tủ kính nhà tôi có một bộ ly sứ kiểu cũ giống hệt – từng được mẹ chồng cất kỹ và bảo “của người thân đã khuất để lại”.

**

Hôm ấy, tôi đưa những vật tìm được cho cảnh sát. Họ giữ lại làm chứng cứ và hứa sẽ điều tra thêm. Tôi không nói với ai trong nhà.

Nhưng từ đó, mẹ chồng tôi bắt đầu có biểu hiện lạ hơn: hay ngồi nhìn chằm chằm ra sân, ban đêm thì lẩm bẩm:

– Hạnh ơi… tha cho bác… tha cho bác…

**

Một tuần sau, tôi thấy mẹ chồng mang hương ra bàn thờ thắp lúc nửa đêm – dù trong nhà không có giỗ nào cả. Tôi rón rén nghe bà khấn:

– Hạnh… bác sai rồi… nhưng bác chỉ muốn giữ thể diện cho gia đình… tha lỗi cho bác…

Câu nói đó khiến tôi lạnh sống lưng.

Tôi gọi cảnh sát một lần nữa, lần này yêu cầu họ khai quật lại khu giếng kỹ hơn. Sau hai ngày làm việc, họ phát hiện thêm một số xương người nhỏ lẫn trong bùn đáy giếng, phần còn lại của thi thể cô Hạnh.

Quan trọng nhất: họ tìm thấy dấu vết của trầm tích thuốc ngủ trong phần vật phẩm gắn vào tóc nạn nhân.

Bằng các phân tích hóa học, họ xác nhận: cô Hạnh bị cho uống thuốc ngủ liều cao trước khi bị bỏ xuống giếng.

Và người cuối cùng nấu cho cô ăn – theo lời kể của hàng xóm – chính là mẹ chồng tôi.

**

Bà bị triệu tập. Trong phiên thẩm vấn kín, bà thú nhận một phần sự thật: hôm đó, cô Hạnh nói sẽ đi báo chính quyền vì nghi ngờ bố chồng tôi có hành vi “không đúng mực” với cô. Hai vợ chồng già sợ chuyện xấu lan ra, xấu hổ với họ hàng, nên đã cho cô ăn món cháo có pha thuốc ngủ rồi… xử lý bằng cách phi tang thi thể xuống giếng.

Cái giếng từng được coi là “tụ khí tốt”, hóa ra lại là nơi giấu một tội lỗi tày trời.

**

Cả nhà tôi suy sụp.

Bố chồng bị đột quỵ sau ngày mẹ chồng bị bắt. Minh thì im lặng hoàn toàn, đóng kín phòng hàng tuần.

Tôi không oán trách ai. Tôi chỉ cảm thấy thương… thương cho một linh hồn đã bị lãng quên, đến mức phải hiện về nhiều năm sau chỉ để được lên tiếng.

**

Hôm nay, tôi chuẩn bị rời nhà chồng về quê ngoại một thời gian.

Trước khi đi, tôi ra giếng thắp một nén nhang. Tôi đứng đó rất lâu. Trời đã về chiều, gió thổi nhẹ. Và trong thoáng chốc, tôi tưởng như nghe thấy giọng ai đó… rất khẽ:

– Cảm ơn cháu… cảm ơn vì đã nghe bác…

Tôi không nhìn quanh. Tôi chỉ mỉm cười, cúi đầu, rồi quay lưng bước đi.

**

Cái ác có thể bị chôn giấu, nhưng sự thật thì không. Đôi khi, người chết không về để trả thù, mà chỉ để được nhớ đến như một con người… từng tồn tại.