Home Blog Page 10

Đã tìm ra s;ai p;;hạm của EVN trong việc ghi chỉ số điện dẫn đến tiền điện tăng vọt, đây không phải lần đầu

Khách hàng sử dụng điện tại khu vực Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu (cũ) cần thực hiện thanh toán qua cổng của Tổng công ty Điện lực TPHCM thay vì đơn vị cũ.

Tại họp báo về kinh tế – xã hội của TPHCM diễn ra chiều 3/7, ông Bùi Trung Kiên, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực TPHCM (EVNHCMC), cho biết, từ ngày 1/7, EVNHCMC chính thức tiếp nhận và quản lý hai công ty điện lực trên địa bàn tỉnh Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu (cũ).

Theo đó, hai công ty điện lực này sẽ chuyển từ Tổng Công ty Điện lực Miền Nam (EVNSPC) sang trực thuộc EVNHCMC.

Cũng từ thời điểm trên, EVNHCMC là đơn vị duy nhất cung cấp dịch vụ điện và chăm sóc khách hàng cho toàn bộ địa bàn TPHCM mới, sau khi sáp nhập ba địa phương.

ong kien.jpg
Ông Bùi Trung Kiên, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực TPHCM. Ảnh: TTBC

Do đó, khi thanh toán tiền điện, khách hàng sử dụng điện tại khu vực Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu (cũ) cần lưu ý thực hiện thanh toán qua cổng của Tổng Công ty Điện lực TPHCM. Ngoài ra, các khách hàng đã đăng ký thanh toán bằng hình thức trích nợ tự động và ủy nhiệm thanh toán cần liên hệ với ngân hàng để thay đổi thông tin số tài khoản thanh toán tiền điện cũ sang số tài khoản mới.

Ước tính, tổng số khách hàng của ngành điện tại hai tỉnh Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu (cũ) là hơn 1 triệu khách hàng.

Bên cạnh đó, thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Điện lực TPHCM đã sắp xếp lại các công ty điện lực nên khu vực phục vụ, chăm sóc khách hàng sử dụng điện trên địa bàn TPHCM (cũ) cũng có sự thay đổi.

Theo ông Kiên, riêng đối với khách hàng tại khu vực TPHCM (cũ), sau khi sắp xếp tinh gọn các công ty điện lực, khách hàng sử dụng điện tại huyện Nhà Bè, Cần Giờ (cũ) sẽ thanh toán tiền điện qua số tài khoản của Công ty Điện lực Tân Thuận.

Khách hàng ở Quận 10, Phú Nhuận, Tân Bình (cũ) sẽ thanh toán tiền điện qua số tài khoản Công ty Điện lực Sài Gòn; khách hàng tại Quận 11, Tân Phú (cũ) sẽ thanh toán tiền điện qua số tài khoản Công ty Điện lực Chợ Lớn; khách hàng tại quận Gò Vấp (cũ) sẽ thanh toán tiền điện qua số tài khoản Công ty Điện lực Gia Định.

Đại diện EVNHCMC cũng lưu ý người dân cần cảnh giác nếu nhận được cuộc gọi nghi ngờ mạo danh “Điện lực” hoặc xưng danh là “công ty điện lực” nhưng không nói rõ tên, địa bàn quản lý của công ty điện lực, hoặc thông tin không rõ ràng, minh bạch.

Trong tình huống này, người dân không cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng hoặc thông tin sử dụng điện cho người lạ để tránh bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho hay quy trình ghi chỉ số côngtơ, tính hóa đơn tiền điện đều tách bạch và thực hiện theo quy trình nên việc nhân viên ghi sai chỉ số hóa đơn tiền điện không ai được hưởng lợi.

Lãnh đạo EVN: Có thể có sai sót ghi chỉ số điện nhưng không ai hưởng lợi - Ảnh 1.

Đoàn công tác của EVN kiểm tra ghi chỉ số côngtơ điện – Ảnh: NA

Ngày 25-6, EVN cho biết đoàn công tác kiểm tra việc ghi chỉ số lập hóa đơn tiền điện và giải quyết kiến nghị của khách hàng do ông Võ Quang Lâm – phó tổng giám đốc EVN – làm trưởng đoàn sẽ đi kiểm tra thực tế tại các tổng công ty trực thuộc kéo dài tới hết tuần sau.

Tham gia đoàn có đại diện của Hội Bảo vệ người tiêu dùng, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Bộ Khoa học – công nghệ), Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công thương). Việc kiểm tra việc ghi chỉ số lập hóa đơn tiền điện và giải quyết kiến nghị của khách hàng sẽ được thực hiện lựa chọn ngẫu nhiên.

Nói về quy trình lắp đặt và ghi chỉ số côngtơ, bà Tô Lan Phương, trưởng ban kinh doanh Tổng Công ty Điện lực Hà Nội, cho hay các côngtơ trước khi đưa vào sử dụng đều phải được kiểm định đạt tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Khoa học – công nghệ.

Trong quá trình sử dụng nếu phải kiểm định thì nhân viên điện lực phải tháo côngtơ dưới sự chứng kiến của khách hàng, nếu khách hàng vẫn thắc mắc về kết quả sẽ đưa côngtơ đi kiểm định độc lập.

Đối với Hà Nội, hiện nay đã lắp đặt 70% côngtơ điện tử đo và truyền dữ liệu tự động, khách hàng có thể trực tiếp tra cứu chỉ số sử dụng điện hằng ngày trên website hoặc app. Đồng thời, có thể đăng ký kiểm soát nhu cầu sử dụng điện bằng cách đăng ký lượng điện tiêu thụ để có cảnh báo nếu sử dụng vượt quá mức cho phép để thay đổi hành vi tiêu dùng.

Lãnh đạo EVN: Có thể có sai sót ghi chỉ số điện nhưng không ai hưởng lợi - Ảnh 2.

Thiết bị được nhân viên điện lực sử dụng khi ghi chỉ số côngtơ cơ – chụp hình ảnh côngtơ và nhập dữ liệu về máy tính bảng – Ảnh: NA

Tuy nhiên, ông Nguyễn Mạnh Hùng – chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng – cho rằng những thắc mắc, khiếu nại của khách hàng khi thấy tiền điện tăng cao đột biến là chính đáng và ngành điện có trách nhiệm phải giải thích thỏa đáng và công khai, minh bạch thông tin.

Ông cũng đặt câu hỏi là liệu có sự can thiệp vào việc ghi chỉ số điện trên hóa đơn hay không, bởi không tránh khỏi trường hợp người đi đo làm sai lệch chỉ số.

“Ngành đo lường đã hậu kiểm chưa, phát hiện trường hợp nào gian lận số điện không?” – ông đặt câu hỏi và cho rằng cần phải thông tin và công bố thì mới giảm đi thắc mắc người tiêu dùng.

Ông Nguyễn Quốc Dũng – trưởng ban kinh doanh của EVN – cho biết tỉ lệ lắp đặt côngtơ điện tử đạt 52%, cho phép trực tiếp truyền dữ liệu về hệ thống mà ít phải có sự can thiệp của con người nên hạn chế sai sót.

Tuy nhiên, với hệ thống côngtơ cơ, người công nhân phải trực tiếp đến hiện trường đọc côngtơ, ghi chỉ số vào máy tính bảng nên quá trình này có thể xảy ra sai sót và thực tế vừa qua đã có một số nhân viên “chưa làm tròn trách nhiệm”.

“Người công nhân đi đọc và ghi chỉ số là 2 quá trình, nắng nóng khủng khiếp nhưng họ vẫn phải làm việc bình thường trên lưới nên khó làm hoàn toàn chính xác được” – ông Dũng cũng khẳng định toàn bộ quá trình này là độc lập.

Tức là người ghi chỉ số côngtơ điện thì không tính hóa đơn, người làm hóa đơn thì không thu tiền điện… nên không có động lực để cố tình làm sai và tất cả làm theo quy trình, nên làm sai thì chẳng ai được hưởng lợi.

Ông Võ Quang Lâm cũng cho rằng những sai sót xảy ra ở một số địa phương thời gian qua như Quảng Bình, Quảng Ninh, Nghệ An… là “sự cố cá nhân”, rất đáng tiếc cho những nỗ lực của ngành trong thời gian qua và phải kỷ luật cán bộ.

Do đó, ông nhấn mạnh trách nhiệm của tập đoàn là tới đây sẽ kiện toàn hơn nữa ý thức cán bộ công nhân viên, tuân thủ quy định công vụ thông qua chương trình đào tạo bồi dưỡng. Đồng thời nâng cao hơn nữa hiện đại hóa ngành điện, tăng tỉ lệ côngtơ điện tử trong thời gian tới.

Vấn đề nằm ở côngtơ hay biểu giá?

Để kiểm tra thực tế, đoàn công tác đã rà soát ngẫu nhiên trong tổng số 3.600 cuộc gọi phản ảnh trên địa bàn Thanh Xuân và trực tiếp đến nhà khách hàng. Tại nhà khách hàng Hà Văn Dũng ở chỉ A3 khu tập thể Bệnh viện Nội tiết Thanh Xuân (Hà Nội), chủ hộ này cho hay là vừa nhận được hóa đơn tiền điện tháng 6 lên tới 900 kWh, tăng gấp đôi so với tháng trước đó.

Ông cho rằng đây là bất thường vì mọi sinh hoạt và việc sử dụng điện không thay đổi, nên đã yêu cầu kiểm tra côngtơ. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra không có gì bất thường và ông chấp thuận nhưng vẫn chưa thỏa mãn với giải thích của ngành điện, nhưng ông cho rằng vấn đề có thể không nằm ở côngtơ điện.

“Hiện đã sử dụng côngtơ điện tử, đo xa và đã có giám định, khó có thể sai sót nên tôi cũng không yêu cầu kiểm định độc lập. Mặc dù giải thích chưa được thỏa mãn nhưng tôi đề nghị rằng cách tính giá điện làm sao cho phù hợp về biểu giá” – ông Dũng nói.

Này thì kem chống nắng chị em bôi tì tì mỗi ngày, toàn được chế biến bằng cách kinhkhung thế này thì còn gì là mặt mũi nữa đây

Cơ sở sản xuất mỹ phẩm giả, trong đó có gần gần 5.000 sản phẩm kem chống nắng giả được đặt giữa khu dân cư tại phường Thanh Miếu.

Cận cảnh nơi sản xuất hàng nghìn lọ kem chống nắng giả ở Phú ThọCông ty sản xuất mỹ phẩm, kem chống nắng giả – nơi mà giám đốc vừa bị bắt giữ – tọa lạc giữa khu dân cư số 14, phường Thanh Miếu, tỉnh Phú Thọ. Ảnh: Tô Công.
Vừa qua, Công an tỉnh Phú Thọ đã khởi tố, bắt tạm giam Đường Văn Thiết (sinh năm 1981, trú phường Việt Trì, Phú Thọ) – Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại ATHENA Việt Nam (gọi tắt là Công ty ATHENA) vì sản xuất hàng nghìn sản phẩm mỹ phẩm giả.
Cơ quan công an khởi tố Đường Văn Thiết. Ảnh: Công an cung cấp.Cơ quan công an khởi tố Đường Văn Thiết. Ảnh: Công an tỉnh Phú Thọ.
Cơ quan Công an bước đầu đã thu giữ gần 5.000 sản phẩm kem chống nắng nhãn hiệu ATHENA; tạm giữ 8.621 sản phẩm mỹ phẩm khác như kem dưỡng da đa năng, sữa rửa mặt, nước hoa, dầu gội đầu… là các thành phẩm chuẩn bị bán ra thị trường.
Sản phẩm kem chống nắng giả của Công ty ATHENA. Ảnh: Công an tỉnh Phú Thọ.Sản phẩm kem chống nắng giả của Công ty ATHENA. Ảnh: Công an tỉnh Phú Thọ.
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Lao Động những ngày đầu tháng 7, cơ sở sản xuất của Công ty ATHENA nằm giữa khu dân cư số 14, phường Thanh Miếu, tỉnh Phú Thọ.

Cơ sở sản xuất của Công ty ATHENA tại phường Thanh Miếu. Ảnh: Tô Công.Cơ sở sản xuất của Công ty ATHENA tại phường Thanh Miếu. Ảnh: Tô Công.
Có thể thấy, 2 nhà xưởng được xây dựng sát nhau, khá kín đáo, xung quanh là nhà dân và một số mảnh vườn, cỏ dại xung quanh mọc um tùm…
2 nhà xưởng sát nhau nằm giữa khu dân cư. Ảnh: Tô Công.2 nhà xưởng sát nhau nằm giữa khu dân cư. Ảnh: Tô Công.
Theo người dân sinh sống trong khu vực, cơ sở này hoạt động được khoảng hơn 5 năm nay, có khoảng 20 công nhân làm việc. Tuy nhiên, phải đến khi có sự việc Công an bắt giữ giám đốc công ty vừa qua, người dân trong khu dân cư mới biết đây là cơ sở sản xuất mỹ phẩm giả.
Cơ sở này hoạt động được khoảng hơn 5 năm nay. Ảnh: Tô Công.Cơ sở này hoạt động được khoảng hơn 5 năm nay. Ảnh: Tô Công.
Trước đó, phòng Cảnh sát kinh tế – Công an tỉnh Phú Thọ phát hiện Công ty ATHENA do Đường Văn Thiết làm Giám đốc có hành vi sản xuất mỹ phẩm giả.
Sau sự việc, cơ sở này hiện đã đóng cửa. Ảnh: Tô Công.Sau sự việc, cơ sở này hiện đã đóng cửa. Ảnh: Tô Công.
Quá trình điều tra xác định, do nhận thấy thị trường có nhu cầu lớn về việc sử dụng mặt hàng kem chống nắng nên từ năm 2019, Đường Văn Thiết đã thành lập doanh nghiệp, đầu tư xây dựng 1 nhà xưởng, thuê nhân công để sản xuất mỹ phẩm bán ra thị trường.

Đứa bé 5 tuổi thì thầm một câu với cô giáo – ngay lập tức, cô gọi c/ảnh s/át vào trường….

Đứa bé 5 tuổi thì thầm một câu với cô giáo – ngay lập tức, cô gọi c;ảnh s;át vào trường….Ngọc đã dạy mầm non hơn 10 năm, đã từng chứng kiến đủ mọi kiểu trẻ con, từ những đứa trẻ hiếu động không bao giờ chịu ngồi yên đến những bé nhút nhát cần sự kiên nhẫn để mở lòng. Tuy nhiên, hôm nay, khi nhìn Minh Anh ngồi ở góc lớp, cô cảm thấy có điều gì đó rất lạ. Không phải kiểu bướng bỉnh của một đứa trẻ giận rỗi, cũng không phải nét sợ hãi thường thấy khi có chuyện không vui, mà là một sự im lặng khác thường, như thể cô bé đang cố thu mình lại, muốn biến mất khỏi thế giới xung quanh.
Tiếng cười nói ồn ào của các bé khác chuẩn bị ra về khiến sự tĩnh lặng của Minh Anh càng trở nên rõ ràng hơn. Ngọc bước đến gần, cố gắng giữ giọng nhẹ nhàng: “Ba mẹ sắp đến đón con rồi, Minh Anh.” Cô bé không trả lời, chỉ nhìn chằm chằm vào bàn tay nhỏ nhắn của mình. Một cây bút chì màu xanh bị gãy nằm trên mặt bàn. Ngọc ngồi xuống bên cạnh, chờ đợi. Một lúc sau, Minh Anh mới nói rất khẽ, như thể sợ ai đó nghe thấy: “Con không muốn về nhà.”
Ngọc không ngạc nhiên, vì không phải lần đầu cô nghe một đứa trẻ nói như vậy. Trẻ con đôi khi mè nhèo, không muốn rời trường vì vẫn còn muốn chơi, hoặc đơn giản là đang giận rỗi ba mẹ vì chuyện gì đó nhỏ nhặt. Nhưng cách Minh Anh nói ra câu đó khiến cô cảm thấy có gì đó rất khác. Cửa lớp bật mở, một người đàn ông bước vào, gật đầu chào theo đúng phép lịch sự. Anh ta mặc áo sơ mi là phẳng, quần tây tối màu, đôi giày bóng loáng không có một vết xước. Mọi thứ trên người anh ta toát lên sự chỉn chu, thậm chí là có phần quá mức. Ngọc không nhận ra người này.
“Anh là ai ạ?” Ngọc hỏi. Người đàn ông mỉm cười, giọng nói trầm ấm nhưng không hề thân thiện: “Tôi đến đón Minh Anh”

Ngọc khẽ cau mày.

“Anh là phụ huynh của bé Minh Anh?” cô hỏi lại, ánh mắt không rời người đàn ông đang tiến gần đến góc lớp – nơi Minh Anh vẫn đang ngồi im lặng.

“Phải.” Người đàn ông gật đầu. “Tôi là cha dượng của bé. Mẹ bé bận, nhờ tôi đến đón.”

Minh Anh nghe thấy, ngẩng đầu lên. Đôi mắt cô bé lập tức mở to, bối rối và sợ hãi. Cô bé co người lại, miệng mím chặt.

Cảnh tượng ấy khiến Ngọc lập tức thấy dạ dày mình quặn thắt. Cô đã từng thấy những ánh mắt như vậy – ánh mắt của một đứa trẻ từng chịu đựng thứ gì đó không ai nên phải chịu.

“Xin lỗi, tôi chưa từng gặp anh trước đây,” Ngọc nói, giữ giọng bình tĩnh. “Theo quy định của trường, chúng tôi chỉ giao trẻ cho người có tên trong danh sách đón – hoặc có giấy ủy quyền từ phụ huynh.”

Người đàn ông dừng lại một chút. Cái mỉm cười của anh ta không thay đổi, nhưng ánh mắt bắt đầu lộ ra vẻ khó chịu.

“Cô nghi ngờ tôi?”

Ngọc không trả lời. Cô bước lại bàn, lấy điện thoại và nhanh chóng gọi cho mẹ của Minh Anh. Một hồi chuông, rồi hai, rồi ba… không ai bắt máy.

Lúc đó, Minh Anh kéo nhẹ tay áo cô. Giọng cô bé nhỏ như tiếng gió:

“Cô ơi… đừng để con về với chú ấy.”

Ngọc cúi xuống, thì thầm: “Sao vậy con?”

Minh Anh nuốt nước bọt, rồi ghé tai cô thì thầm một câu. Chỉ một câu duy nhất, khiến máu trong người Ngọc như ngừng chảy:

“Chú ấy làm con đau… mỗi tối.”

Cơn choáng ập đến khiến cô phải bám tay vào thành bàn để giữ thăng bằng. Ngọc đứng bật dậy, tay cầm chắc điện thoại.

Cô quay sang người đàn ông, gương mặt lạnh băng: “Anh vui lòng ra ngoài đợi một chút. Tôi phải xác minh thông tin.”

“Cô không có quyền giữ trẻ!” giọng anh ta trầm xuống, không còn chút thân thiện.

“Và tôi có nghĩa vụ phải bảo vệ an toàn cho học sinh của mình,” Ngọc đáp, không lùi một bước.

Ngay lúc đó, cô bấm số… 113.

Vài phút sau, tiếng còi xe cảnh sát vang lên ngoài cổng trường. Người đàn ông quay phắt ra cửa, nhưng một bảo vệ trường học đã chặn anh ta lại. Minh Anh vẫn ngồi đó, đôi mắt rưng rưng, nhìn cô giáo với chút hy vọng le lói.

Ngọc đến bên cô bé, nhẹ nhàng ôm lấy thân hình nhỏ xíu đang run lên.

“Không sao đâu con. Cô ở đây rồi.”

Sau vụ việc, Minh Anh được đưa đến phòng y tế trong khi cảnh sát làm việc với ban giám hiệu nhà trường và người đàn ông tự nhận là cha dượng cô bé.

Cảnh sát yêu cầu anh ta xuất trình giấy tờ tùy thân, nhưng người này bắt đầu tỏ ra lúng túng, nói quanh co, thậm chí còn lớn tiếng đòi “quyền giám hộ”. Một nữ sĩ quan, với ánh mắt sắc sảo, vừa quan sát biểu hiện của anh ta vừa trao đổi với Ngọc.

“Cô bé nói gì với cô?”

Ngọc siết chặt bàn tay:

“Con bé nói… ‘Chú ấy làm con đau mỗi tối.’ Tôi không dám hỏi thêm. Nhưng ánh mắt con bé không nói dối.”

Viên sĩ quan gật đầu, ra hiệu cho đồng nghiệp tách người đàn ông kia sang khu vực khác. Một nhân viên xã hội đã được gọi đến ngay trong đêm.

Tối hôm đó, Ngọc không sao ngủ được. Trong đầu cô hiện lên hình ảnh Minh Anh thu mình trong góc lớp, ánh mắt tuyệt vọng của một đứa trẻ 5 tuổi chưa kịp lớn đã biết sợ hãi là gì.

Cô nhìn qua hồ sơ học sinh của Minh Anh mà nhà trường lưu trữ:

  • Mẹ đơn thân.

  • Chuyển trường từ một tỉnh khác chỉ mới vài tháng.

  • Thường xuyên vắng mặt không lý do rõ ràng.

  • Có dấu hiệu trầm lặng, ít giao tiếp với bạn bè.

Ngọc cảm thấy nghẹn nơi cổ họng. Cô thấy giận – giận vì mình đã không để ý sớm hơn.

Ngày hôm sau, cơ quan chức năng xác nhận người đàn ông kia không có quan hệ hợp pháp với bé Minh Anh. Anh ta từng có tiền án về bạo lực gia đình, và từng bị tố cáo lạm dụng – nhưng không có chứng cứ rõ ràng để truy tố.

Minh Anh và mẹ được đưa vào diện bảo vệ khẩn cấp. Người mẹ – khi được hỏi – đã bật khóc nức nở. Cô là một phụ nữ trẻ, bỏ quê lên thành phố, vì yêu mà mù quáng sống chung với người đàn ông kia. Cô không hề biết con gái mình bị hại.

Một tuần sau, Minh Anh trở lại lớp.

Lần đầu tiên sau nhiều tháng, cô bé tự nguyện cầm bút vẽ.

Bức tranh là một ngôi nhà nhỏ, có mặt trời phía sau, và một người phụ nữ tóc ngắn đang nắm tay cô bé mặc váy đỏ.

Minh Anh đưa tranh cho cô Ngọc, nói khẽ:

“Con vẽ cô. Cô là nhà của con.”

Ngọc ôm lấy cô bé, giấu đi giọt nước mắt đang rơi.

Vài tháng sau, vụ việc của Minh Anh được đưa lên báo chí như một lời cảnh tỉnh về những đứa trẻ “im lặng”. Cô Ngọc nhận được thư cảm ơn từ Sở Giáo dục, nhưng với cô, phần thưởng lớn nhất là thấy Minh Anh đã bắt đầu cười trở lại – và lần đầu tiên, cô bé nói câu:

“Con yêu cô giáo.”

Cho cô gái ướt mưa ở nhờ 1 đêm, nửa đêm ông lão s/ững s/ờ khi cô gái đề nghị một chuyện

Cơn mưa trút xuống vào một đêm cuối đông lạnh buốt, khi ông Lâm đang ngồi lặng lẽ bên lò than nhỏ chỉ còn âm ỉ ánh lửa hồng. Tiếng gõ cửa bất ngờ vang lên giữa đêm mưa, kéo theo một giọng nói run rẩy:
— Chú ơi, cho cháu trú nhờ một đêm được không…?

Ông bước ra, cánh cửa mở ra để lộ một cô gái trẻ, toàn thân ướt sũng, tóc tai rối bời, khuôn mặt tái nhợt. Cô không giống người ăn xin, cũng chẳng giống kẻ say xỉn hay lừa lọc. Đôi mắt cô nhìn ông chân thành, lo lắng — nhưng có gì đó rất xa lạ.

Và rồi, giữa đêm tĩnh lặng, khi căn nhà nhỏ chỉ còn tiếng mưa rơi rả rích ngoài hiên, cô gái quay sang nhìn ông, giọng thì thầm:
— Cháu có chuyện này muốn nhờ chú… một chuyện rất kỳ lạ…

Ông Lâm sống một mình trong căn nhà nhỏ ở ngoại ô TP. Đà Lạt. Gần 70 tuổi, vợ mất đã hơn 15 năm, con cái đều ở Sài Gòn. Cuộc sống của ông đơn giản — sáng trồng rau, chiều tưới cây, tối uống trà, nghe radio. Cả đời làm giáo viên, ông là người kỹ lưỡng, kín đáo và nghiêm túc.

Tối đó, trời mưa lớn bất chợt. Sấm chớp đì đùng, khiến ông phải dập tắt bếp lửa sớm. Khi nghe tiếng gõ cửa, ông không ngờ sẽ thấy một cô gái trẻ, chỉ chừng 25–26 tuổi, run rẩy đứng đó.

Không hỏi nhiều, ông mời cô vào.
— Cô gái có ăn gì chưa?
— Dạ chưa… cháu cảm ơn chú. Cháu không có ý quấy rầy, chỉ là trời mưa quá…
— Thôi, có cơm nguội, cô ăn tạm.

Cô gái tên là Hương. Cô nói mình đi phượt Đà Lạt một mình, nhưng xe máy bị hỏng giữa đường, trời mưa quá không gọi được ai, đành đi bộ kiếm chỗ trú. Nhà ông là căn nhà hiếm hoi còn sáng đèn.

Hương ăn uống xong, ông Lâm cho cô tấm mền cũ, trải trên bộ ghế gỗ dài trong phòng khách. Ông về phòng ngủ riêng, không nói thêm gì nữa.

Khoảng nửa đêm, tiếng gió rít qua khe cửa làm ông tỉnh giấc. Ông định ra ngoài đóng cửa sổ thì thấy Hương vẫn còn thức. Cô ngồi bó gối, mắt nhìn ra ngoài trời đêm mưa.

Ông hỏi nhẹ:
— Cô chưa ngủ à?
— Dạ… cháu xin lỗi. Cháu có chuyện muốn hỏi chú. Nhưng cháu ngại quá…
— Cứ nói đi. Nếu chú giúp được thì giúp.

Hương ngập ngừng, rồi cúi đầu nói khẽ:
— Chú có thể giả làm… ba cháu, chỉ trong vài ngày thôi, được không?

Ông Lâm sững người:
— Giả làm ba cô? Là sao?

Hương giải thích. Cô là con gái duy nhất của một người mẹ đơn thân. Mẹ cô mới mất cách đây ba tuần vì ung thư. Trong giấy khai sinh, phần cha để trống.

— Cháu không biết ba mình là ai. Mẹ chưa từng nói. Nhưng bây giờ… cháu sắp cưới.
— Cưới?
— Dạ. Người yêu cháu là con trai một gia đình khá giả. Bác gái — tức mẹ của anh ấy — là người cổ hủ. Bà nói: “Một đứa không biết mặt cha là ai thì làm sao gia giáo?” Cháu buộc phải có cha xuất hiện trong lễ hỏi.

Hương nói, cô không muốn bịa chuyện, nhưng người yêu lại cố thuyết phục cô tìm ai đó “đóng vai”. Họ đã thuê người rồi, nhưng anh kia bị tai nạn xe hôm qua, không thể đi cùng ra mắt nhà trai vào cuối tuần. Cô lên Đà Lạt để “dọn dẹp tinh thần”, ai ngờ xe hư, mưa gió… rồi đến nhà ông.

— Cháu biết điều này rất kỳ cục. Nhưng chú là người duy nhất cháu có thể cầu xin lúc này. Cháu sẽ không làm phiền lâu. Chỉ cần chú nói vài câu trong lễ hỏi… cháu sẽ trả ơn xứng đáng.

Ông Lâm lặng im. Câu chuyện như trò đùa, nhưng ánh mắt cô gái không dối trá. Không phải kiểu “diễn”, mà là khẩn khoản thật sự.

Ông Lâm không trả lời ngay. Ông nói để sáng mai tính. Cả đêm ông không ngủ. Trong đầu ông cứ quay cuồng:

“Nếu là người khác… họ sẽ từ chối. Nhưng mình thì sao?”
“Giả làm cha một cô gái xa lạ? Liệu có quá điên rồ?”

Sáng hôm sau, ông dậy sớm nấu cháo. Cô gái vẫn còn ngủ trên ghế, trông mệt mỏi. Nhìn khuôn mặt còn bầm tím nơi khóe mắt, ông chợt thấy điều gì đó sai sai.

— Hương, mắt cháu bị sao vậy?
Cô giật mình, đưa tay che đi.
— Cháu… bị ngã.

Nhưng ông biết, đó không phải vết bầm do ngã. Đó là dấu tay — ai đó đã đánh cô.

Trong lúc rửa chén, ông tình cờ thấy một phong bì rơi ra từ ba lô của cô gái. Trong đó là hồ sơ bệnh án, tên người mẹ đã mất — kèm một lá thư chưa gửi.

Trong thư, mẹ cô viết:

“Mẹ xin lỗi vì không thể cho con biết cha con là ai. Người đó đã bỏ mẹ con ta khi con còn chưa ra đời. Nhưng đừng hận mẹ. Mẹ chỉ muốn giữ con tránh khỏi những vết thương khác…”

Ông Lâm đọc xong, tay run nhẹ. Có cái gì đó khiến tim ông nhói lên. Ông cũng từng có một mối tình xa xưa, khi còn là sinh viên ở Sài Gòn. Cô gái ấy tên… Hà. Rất giống cái tên trong thư: Nguyễn Thị Hà.

Không lẽ…

Ông quay sang nhìn Hương, lúc này đang lặng lẽ nhìn ra vườn.

— Cháu nói cháu tên gì?
— Dạ, cháu tên đầy đủ là Nguyễn Ngọc Hương. Mẹ cháu tên Hà. Sao chú hỏi vậy?

Ông đứng chết lặng. Tên người yêu cũ, hơn 40 năm trước, vẫn còn trong trí nhớ ông. Ông và Hà chia tay vì gia đình ngăn cấm, rồi ông ra Bắc dạy học, không liên lạc gì nữa. Hà có thể… chính là mẹ cô gái?

Sáng hôm đó, sau khi nhìn thấy cái tên “Nguyễn Thị Hà” trong bệnh án và lá thư tuyệt mệnh, ông Lâm cảm thấy như có luồng điện chạy dọc sống lưng. Không phải chỉ vì trùng tên. Không phải vì xúc động nhất thời.

Mà bởi vì… người phụ nữ đó có một nét chữ quen thuộc — nghiêng nghiêng, tròn trịa — giống hệt nét chữ mà hơn bốn mươi năm trước, ông từng nhận từ một người con gái ông yêu tha thiết nhưng phải rời xa vì những áp lực vô hình.

Thời sinh viên, ông Lâm học Đại học Sư phạm Sài Gòn. Năm cuối, ông yêu một cô gái tên Hà, học y tá ở trường Cao đẳng gần đó. Tình yêu của họ rất đẹp — giản dị và trong sáng. Nhưng gia đình ông không chấp nhận một cô gái “quê miền Tây, không môn đăng hộ đối”. Ông bị ép chuyển về Bắc sau khi ra trường, không kịp nói lời chia tay.

Ông vẫn nhớ lần cuối cùng Hà khóc, đưa ông ra bến xe. Cô nói:
— Nếu sau này anh có gia đình, em cũng sẽ không trách… Nhưng nếu em có con, em cũng sẽ không để con phải biết sự thật.

Lúc đó ông tưởng cô chỉ nói trong giận dỗi. Không ngờ lại là lời tiên tri.

Ông Lâm gọi Hương ra vườn sau. Ông muốn hỏi lại rõ hơn:
— Cháu nói mẹ cháu tên gì? Sinh năm bao nhiêu? Quê ở đâu?

Hương ngạc nhiên, nhưng vẫn trả lời.

Toàn bộ thông tin khớp gần như tuyệt đối. Mẹ cô sinh năm 1955, quê ở Vĩnh Long, học y tá, từng làm việc ở Sài Gòn một thời gian trước khi về quê.

Ông Lâm gần như không thở nổi.

Hương nhìn sắc mặt ông tái đi, liền lo lắng:
— Chú không sao chứ? Cháu xin lỗi nếu đã làm phiền chú…

Ông ngồi xuống, nắm nhẹ tay cô gái:
— Hương… cháu có biết… có thể chú chính là cha ruột của cháu không?

Hương đứng sững người.

Cô bật cười, một tiếng cười đầy nghi hoặc:
— Chú đừng đùa cháu như vậy…

— Chú không đùa. Mẹ cháu… từng là người yêu của chú, khi còn học ở Sài Gòn. Chú bị gia đình bắt rời đi, không liên lạc được. Chú không biết… chú không biết gì cả…

Cô gái trào nước mắt, không nói nổi thành lời. Bao nhiêu năm sống không có cha, cô từng mơ có một lần trong đời được nghe ai đó gọi cô là “con”. Nhưng lại vào một tình huống kỳ lạ, trớ trêu thế này.

Họ không dám tin ngay. Ông Lâm nói:

— Nếu cháu đồng ý, chú sẽ đi xét nghiệm ADN. Không phải vì nghi ngờ, mà vì… chú cần chắc chắn, để không làm tổn thương cháu.

Hương gật đầu.

Nhưng rồi cô lại im lặng, hồi lâu mới nói:
— Nếu kết quả đúng, chú có trách mẹ cháu không? Vì đã giấu chú?

Ông Lâm nhìn xa xăm.
— Không. Có lẽ mẹ cháu chỉ muốn bảo vệ cháu. Cũng như chú từng muốn bảo vệ mẹ cháu, nhưng bất lực…

Dù chưa có kết quả xét nghiệm (mất ít nhất vài ngày), ông Lâm vẫn đồng ý đi cùng Hương về Sài Gòn dự lễ ra mắt với vai “cha của cô dâu”.

Ban đầu ông chỉ nghĩ sẽ đóng vai tạm thời. Nhưng sau tất cả, trái tim ông như có sợi dây kết nối không thể cắt rời. Ông chuẩn bị rất kỹ: vest, giày, cả cách đi đứng — như một người cha thật sự.

Buổi lễ diễn ra ở nhà hàng sang trọng, gia đình chú rể nhìn ông với ánh mắt dò xét. Nhưng chỉ sau vài câu trò chuyện, họ bắt đầu tôn trọng người đàn ông có đôi mắt nghiêm nghị, giọng nói đĩnh đạc.

Ông Lâm kể về “thời đi dạy học”, kể về “tuổi thơ của Hương” (những gì cô kể lại ông ghi nhớ từng chi tiết), và cả những bài học đạo đức mà “ông đã dạy con gái từ nhỏ”.

Tất cả đều tin.

Hương nhìn ông, mắt đỏ hoe. Trong khoảnh khắc đó, cô không còn nghĩ ông là “diễn viên đóng vai cha”. Cô thực sự tin — ông là người cha trong giấc mơ tuổi thơ của cô.

Bốn ngày sau, kết quả xét nghiệm được gửi về.

Ông Lâm lặng người khi thấy dòng chữ in đậm:
“Quan hệ huyết thống CHA – CON: Xác suất 99.9987%”

Không còn nghi ngờ. Hương đúng là con ruột của ông. Máu thịt của ông.

Ông ngồi yên rất lâu, cầm tờ giấy mà nước mắt rơi lúc nào không hay.

Còn Hương, khi nhận kết quả, cô ôm ông và nói lần đầu tiên trong đời:
— Ba.

Ông khựng người. Hai chữ ấy… ông từng chờ cả đời, tưởng không bao giờ có.

— Con gái của ba.

Sau buổi lễ, ông Lâm quyết định bán mảnh đất nhỏ ở Đà Lạt, về Sài Gòn sống gần con gái. Họ thuê một căn nhà nhỏ, đủ để mỗi sáng ông pha trà, còn Hương đi làm về có người đợi ở hiên cửa.

Ông không cần gì nhiều. Chỉ cần được nghe ai đó gọi ông là “ba” mỗi ngày.

Còn Hương, từ một cô gái mồ côi, tổn thương vì thiếu tình thân, giờ đây có một người cha — không chỉ là người đóng vai, mà là người thật sự đã luôn chờ cô… cả đời.

TIN VUI: Người từ 75 tuổi không có lương hưu nhận trợ cấp 500.000 đồng từ 1/7, khỏi phiền con cháu

Người từ 75 tuổi, không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội, sẽ được nhận trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng mỗi tháng, theo quy định tại Nghị định 176.

Theo nghị định có hiệu lực từ đầu tháng 7, trường hợp người từ 75 tuổi đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp xã hội thấp hơn 500.000 đồng mỗi tháng, Nhà nước sẽ chi trả phần chênh lệch để đảm bảo mức trợ cấp hưu trí xã hội đạt 500.000 đồng/tháng.

So với quy định hiện hành, độ tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội giảm từ 80 xuống 75, giúp mở rộng phạm vi thụ hưởng thêm khoảng 800.000 người.

Ngoài ra, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo từ 70 đến dưới 75 tuổi cũng được nhận trợ cấp 500.000 đồng mỗi tháng.

Người già tập thể dục ở Hà Nội. Ảnh: Hoàng Giang

Người già tập thể dục ở Hà Nội. Ảnh: Hoàng Giang

Các địa phương, tùy điều kiện kinh tế xã hội và khả năng cân đối ngân sách, có thể xem xét hỗ trợ thêm cho những người thuộc diện nêu trên.

Để hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, người dân cần nộp hồ sơ đến UBND cấp xã. Trong vòng 10 ngày làm việc, cơ quan chức năng sẽ xem xét và giải quyết. Trường hợp không đủ điều kiện, Chủ tịch UBND cấp xã phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Theo tính toán, với chính sách mới, dự kiến cả nước có khoảng 1,6 triệu người cao tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, gồm 1,5 triệu người từ đủ 75 đến dưới 80 tuổi không có lương hưu và 100.000 người từ 70 đến dưới 75 tuổi thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo.

Thể theo nguyện vọng người dân cả nước, EVN chính thức rà soát lại các gia đình có tiền điện tăng bất thường từ hôm nay

Đầu tháng 7, nhiều hộ dân sử dụng điện tại Hà Nội và nhiều tỉnh phía Bắc bất ngờ khi nhận hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng vọt so với thường lệ. Trên các diễn đàn, nhiều tài khoản bình luận tiền điện tăng 20-50% dù thời tiết không nắng nóng nhiều và gay gắt như tháng trước. Trong khi đó, không ít hộ dân lại ghi nhận hóa đơn điện tháng 6 giảm so với tháng 5.

Trao đổi với phóng viên báo Dân trí, ông Võ Quang Lâm, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), cho biết tập đoàn đã quy định việc rà soát chỉ số bất thường (sản lượng điện năng hoặc số tiền thanh toán tăng bất thường – PV) được thực hiện định kỳ hàng tháng.

Liên quan đến một số ý kiến phản ánh của người dân về việc hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng đột biến, tập đoàn đã có văn bản yêu cầu các tổng công ty điện lực chỉ đạo các công ty điện lực rà soát các trường hợp khách hàng có sản lượng điện năng hoặc số tiền thanh toán tăng bất thường trong kỳ hóa đơn tháng 6. Đồng thời cung cấp thông tin kịp thời, giải thích rõ ràng cho khách hàng.

Các công ty điện lực cũng phải tuyên truyền rõ cách tính toán hóa đơn tháng 6, các thay đổi trong việc phát hành hóa đơn, quản lý hợp đồng và thu tiền điện của các công ty điện lực trước và sau sáp nhập.

EVN yêu cầu các công ty điện lực cung cấp thông tin về các giải pháp giám sát chỉ số điện năng hàng ngày/hàng tháng qua ứng dụng, website và hướng dẫn sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả…

Hóa đơn tiền điện tháng 6 của một cơ sở sản xuất kinh doanh ở Lạng Sơn tăng gấp gần 10 lần (Ảnh: Thanh Thương).

Lãnh đạo tổng công ty điện lực, giám đốc công ty điện lực trực tiếp chỉ đạo, trao đổi với khách hàng hoặc cử cán bộ có đầy đủ kiến thức, kỹ năng giải đáp các kiến nghị của khách hàng khi tiếp nhận phản ánh về hóa đơn tăng bất thường. Giám đốc các công ty điện lực chịu trách nhiệm về kết quả giải quyết kiến nghị của khách hàng.

Trước đó, Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội (EVN Hà Nội) cho biết do lượng điện năng tiêu thụ tăng theo quy luật hàng năm vào những tháng hè cộng với việc giá bán lẻ điện điều chỉnh từ ngày 10/5. Đặc biệt, kỳ nghỉ hè của học sinh trùng với cao điểm nắng nóng, dẫn đến thời gian sử dụng điều hòa và các thiết bị điện kéo dài liên tục cả ngày lẫn đêm làm tổng số tiền điện tháng 6 các hộ dân phải trả tăng hơn so với tháng trước.

Tương tự, ngày 4/7, Tổng Công ty điện lực miền Bắc (EVNNPC) cũng cho biết tháng 6 hàng năm thường là cao điểm của mùa nắng nóng, và năm nay, khu vực miền Bắc đã phải trải qua 3 đợt nắng nóng gay gắt, kéo dài trên diện rộng với nền nhiệt có thời điểm lên tới trên 40 độ C.

Theo đơn vị này, điều kiện thời tiết cực đoan không chỉ gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt mà còn khiến nhu cầu sử dụng điện, đặc biệt là điện sinh hoạt, tăng cao đột biến dẫn tới hóa đơn tiền điện của nhiều hộ gia đình tăng mạnh, gây ra những băn khoăn trong dư luận.

Theo ghi nhận của EVNNPC, trong tháng 6, sản lượng điện thương phẩm tại 27 tỉnh, thành phố phía Bắc (không bao gồm Hà Nội) đạt 9,85 tỷ kWh – mức cao nhất trong các tổng công ty phân phối thuộc EVN. Đặc biệt, ngày 2/6, sản lượng tiêu thụ điện lập kỷ lục với 373,6 triệu kWh trong một ngày.

Các con số này cho thấy thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài đã tác động mạnh đến hành vi sử dụng điện của người dân. Việc học sinh, sinh viên nghỉ hè ở nhà cũng khiến thời gian sử dụng điều hòa, quạt, tủ lạnh kéo dài liên tục cả ngày lẫn đêm.

Công ty điện lực cho rằng khi chênh lệch nhiệt độ trong và ngoài nhà quá lớn, các thiết bị làm mát buộc phải vận hành với công suất cao hơn để duy trì hiệu quả, dẫn đến lượng điện tiêu thụ tăng vọt dù thời gian sử dụng không đổi.

EVNNPC cho rằng chỉ một thay đổi nhỏ về nhiệt độ cài đặt điều hòa cũng có thể tạo ra khác biệt lớn trên hóa đơn tiền điện: Cài dưới 27 độ C, mức tiêu thụ có thể tăng thêm 1,5-2% cho mỗi độ giảm. Bên cạnh đó, việc không bảo dưỡng thiết bị định kỳ hoặc sử dụng thiết bị cũ, kém hiệu suất cũng khiến điện năng bị tiêu hao nhiều hơn.

EVN chính thức lên tiếng c:.ảnh b:.áo: Bà con dùng điện cả nước chú ý, cẩn thận không lại bị l:.ừ:.a

EVN cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới lợi dụng việc sáp nhập tỉnh, thành

baophutho.vnTập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết thời gian gần đây, xuất hiện hiện tượng một số đối tượng xấu đã lợi dụng thông tin về việc các địa phương sáp nhập, điều chỉnh địa giới hành chính để thực hiện hành vi lừa đảo, giả danh nhân viên điện lực yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của khách hàng.

Theo EVN, thủ đoạn lừa đảo phổ biến là các đối tượng giả danh nhân viên điện lực, gọi điện đến khách hàng với nội dung liên quan đến việc điện lực triển khai sáp nhập đơn vị, yêu cầu khách hàng truy cập vào đường link do đối tượng cung cấp để cập nhật thông tin thanh toán tiền điện theo địa chỉ mới sau khi điện lực thực hiện sáp nhập đơn vị.

Đồng thời yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, yêu cầu khách hàng nhắn tin, cài ứng dụng lạ, gọi trực tuyến có hình ảnh thông qua ứng dụng (video-call) để dễ dàng hướng dẫn; mục đích để lấy cắp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng sau đó chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng của khách hàng…

Để phòng tránh hiện tượng lừa đảo, EVN và Công ty Điện lực Phú Thọ khuyến cáo khách hàng như sau: EVN và các đơn vị Điện lực không yêu cầu khách hàng sử dụng điện cập nhật thông tin cá nhân hay truy cập vào đường link lạ qua điện thoại hoặc tin nhắn. Do đó, người dân và khách hàng tuyệt đối không cung cấp thông tin tài khoản, mật khẩu, mã OTP cho bất kỳ ai không rõ danh tính.

Nếu nhận được tin nhắn hoặc cuộc gọi nghi ngờ, khách hàng hãy liên hệ ngay Trung tâm Chăm sóc Khách hàng của các Tổng Công ty Điện lực (theo khu vực) hoặc báo cho cơ quan Công an gần nhất để xác minh thông tin. EVN và Công ty Điện lực Phú Thọ rất mong các quý khách hàng sử dụng điện và người dân nâng cao cảnh giác, tránh để bị hại hoặc bị lợi dụng vào mục đích xấu.

Ngày 3.7, nhiều người dân tại thủ đô Hà Nội tỏ ra hốt hoảng sau khi nhận được hóa đơn tiền điện tháng 6 khi số tiền phải đóng tăng gấp đôi hoặc gấp rưỡi so với thời gian trước.

Trao đổi với Thanh Niên, bà Nguyễn Thị Hà (57 tuổi, ở P.Chương Mỹ, Hà Nội) cho biết, bà bị “sốc” khi thấy tiền điện tháng 6 tăng vọt. Theo đó, hóa đơn tiền điện tháng 6 (tính từ 1 – 30.6) của gia đình bà hết hơn 3,3 triệu đồng. Trong khi đó, tiền điện của các tháng 3, 4, 5 của gia đình bà lần lượt là 2,5, 2,4 và 2,9 triệu đồng.

Người Hà Nội 'sốc' vì tiền điện tháng 6 tăng chóng mặt- Ảnh 1.

Hóa đơn tiền điện tháng 6 của gia đình bà Nguyễn Thị Hà

ẢNH: KHẮC HIẾU

Theo bà Hà, các thiết bị của gia đình gồm: 2 điều hòa tại phòng ngủ và phòng khách, 2 bình nóng lạnh, 2 tủ lạnh, 1 bếp điện và máy bơm, đèn chiếu sáng… Mọi hoạt động sinh hoạt của gia đình trong tháng 6 đều bình thường như hàng tháng, không có phát sinh nhu cầu sử dụng cao hơn.

Hơn nữa, thời điểm tháng 6 tại Hà Nội có nhiều ngày mưa giông, thời tiết khá dễ chịu, mát mẻ nên nhu cầu sử dụng điều hòa ít hơn so với tháng 5 nhưng tiền điện tháng 6 bỗng nhiên tăng vọt khiến chị khó hiểu.

“Sau khi nhận hóa đơn tiền điện tháng 6, gia đình tôi liền kiểm tra lại các thiết bị xem có rò rỉ ở đâu không. Từ tháng này, gia đình chắc sẽ chuyển sang sử dụng bếp gas để đun nấu, không sử dụng bếp điện nữa”, bà Hà cho biết thêm.

Giống với bà Hà, anh Trần Mạnh Cường (33 tuổi, ở xã Ô Diên, Hà Nội) thắc mắc khi hóa đơn tiền điện tháng 6 cao gần gấp đôi dù các thiết bị ở nhà vẫn sử dụng giống với tháng 5 gồm: 2 máy điều hoà, 1 tủ lạnh, 1 bếp điện và các thiết bị khác như máy giặt, máy bơm nước, đèn…

Người Hà Nội 'sốc' vì tiền điện tháng 6 tăng chóng mặt- Ảnh 2.

Hóa đơn tiền điện nhà anh Trần Mạnh Cường tháng 6 cao gần gấp đôi tháng 5

ẢNH: TRẦN CƯỜNG

“Ban đầu khi nhận được hóa đơn tiền điện, tôi tưởng đơn vị điện lực tính nhầm bởi vợ chồng tôi đi làm cả ngày, gia đình chỉ thường xuyên sử dụng 1 điều hòa cho con nhỏ. Vậy mà không hiểu vì sao tiền điện tháng 6 lại tăng như vậy”, anh Cường than thở.

Cũng trong ngày 3.7, chị Nguyễn Thị Duyên (28 tuổi, trú P.Tây Mỗ, Hà Nội) đã hỏi nhiều bạn bè, người thân sống ở Hà Nội vì sao hóa đơn tiền điện lại tăng gấp rưỡi so với tháng trước thì được biết nhiều người cũng lâm vào tình trạng nhận được hóa đơn “tiền điện tăng vọt”.

Theo chị Duyên, gia đình chị dùng các thiết bị điện như: 2 điều hòa, 1 bếp điện, 1 tủ lạnh, 1 bình nóng lạnh, 1 máy giặt, quạt, đèn thắp sáng… nhưng tháng 5 chỉ hết 1,5 triệu đồng, đến tháng 6 số tiền là 2,3 triệu đồng.

“Xem hóa đơn tiền điện tháng này tôi ngỡ như trước đây khi ở phòng trọ sinh viên bị chủ nhà trọ thu tiền điện 4.000 đồng/số”, chị Duyên nói và cho hay, từ tháng này sẽ hạn chế dùng điều hòa và chuyển từ bếp điện sang bếp gas để tiết kiệm điện.

EVN Hà Nội khuyến cáo khách hàng cần chủ động theo dõi lượng điện tiêu thụ của gia đình hằng ngày thông qua hệ sinh thái chăm sóc khách hàng của EVN Hà Nội như App EVNHANOI, website evnhanoi.vn,…

Khách hàng nên thường xuyên kiểm tra sản lượng điện, đặt ngưỡng cảnh báo khi vượt mức tiêu thụ bình thường để kịp thời điều chỉnh hành vi sử dụng điện. Đặc biệt trong mùa hè, người dân nên sử dụng điều hòa ở mức nhiệt độ hợp lý (từ 26-28°C), kết hợp với quạt, tắt các thiết bị khi không cần thiết và hạn chế sử dụng cùng lúc nhiều thiết bị công suất lớn trong khung giờ cao điểm từ 12h00 – 15h00 và từ 22h00 – 24h00 hàng ngày.

Việc sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả không chỉ giúp giảm hóa đơn điện mà còn góp phần giảm áp lực lên hệ thống điện quốc gia, nhất là trong giai đoạn cao điểm mùa nắng nóng.

Hàng triệu người chuẩn bị đón tin vui, thêm một chính sách có lợi cho nhiều đối tượng có thu nhập thấp

Chính sách này, dự kiến ban hành trong thời gian tới, hứa hẹn sẽ mở ra cơ hội cho nhiều đối tượng có thu nhập thấp, công nhân, cán bộ, công chức và các nhóm yếu thế khác trong xã hội.

Chính phủ Việt Nam đang hoàn thiện chính sách vay vốn ưu đãi mua nhà ở xã hội năm 2025. Chính sách này không chỉ là giải pháp tài chính, mà còn là cơ hội đổi đời cho hàng triệu người dân Việt Nam. Đây là bước tiến quan trọng trong mục tiêu xây dựng xã hội phát triển bền vững, công bằng và tiến bộ.

Chính sách vay vốn ưu đãi mua nhà ở xã hội, người có thu nhập thấp

Ảnh minh họa.

Ai sẽ được hỗ trợ vay vốn ưu đãi mua nhà ở xã hội?

Theo dự thảo mới nhất của Luật Nhà ở 2023 và Nghị định 100/2024/NĐ-CP, chính sách vay vốn ưu đãi mua nhà ở xã hội sẽ ưu tiên các nhóm đối tượng sau:

– Người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ.

– Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại nông thôn và thành thị.

– Người lao động thu nhập thấp tại đô thị, công nhân, người làm thuê trong các khu công nghiệp.

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang.

– Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định pháp luật.

Điều kiện để được vay vốn ưu đãi

Để được xét duyệt vay vốn ưu đãi mua nhà ở xã hội, người dân cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

– Có hợp đồng mua, thuê mua nhà ở xã hội ký kết với chủ đầu tư hợp pháp.

– Chứng minh được nguồn thu nhập ổn định, có khả năng trả nợ đúng hạn.

– Có giấy đề nghị vay vốn, đảm bảo các giấy tờ hợp lệ theo hướng dẫn của Ngân hàng Chính sách xã hội.

– Cam kết sử dụng vốn đúng mục đích, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay.

Chính sách vay vốn ưu đãi mua nhà ở xã hội, người có thu nhập thấp

Ảnh minh họa.

Mức vay, lãi suất ưu đãi và thời hạn trả nợ

Chính sách vay vốn ưu đãi mua nhà ở xã hội 2025 sẽ hỗ trợ tối đa 80% giá trị hợp đồng mua, thuê mua nhà ở xã hội. Mức lãi suất vay cực kỳ hấp dẫn, chỉ 6,6%/năm bằng lãi suất dành cho hộ nghèo. Thời hạn vay lên tới 25 năm, giúp giảm áp lực tài chính cho người dân.

Đặc biệt, chính sách này áp dụng trên toàn quốc, do Ngân hàng Chính sách xã hội và các ngân hàng được chỉ định trực tiếp thực hiện. Đây là giải pháp mang tính nhân văn sâu sắc, đồng hành cùng người dân thực hiện giấc mơ an cư.

Cách chuẩn bị hồ sơ vay vốn và thời điểm triển khai

Để kịp thời hưởng chính sách, người dân cần chuẩn bị hồ sơ ngay từ bây giờ. Hồ sơ gồm: căn cước công dân, giấy xác nhận thu nhập, hợp đồng mua nhà ở xã hội, đơn đề nghị vay vốn theo mẫu.

Theo dự kiến, chính sách sẽ được ban hành trong quý III/2025 thời điểm then chốt để nhiều gia đình hiện thực hóa giấc mơ an cư.

K.Hoàng (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)

Chi phí phải nộp khi tách thửa đất thổ cư MỚI NHẤT 07/2025

Nếu chỉ tách thửa đất thổ cư thì người dân chỉ cần trả phí đo đạc thửa đất và lệ phí cấp sổ đỏ.

Bất động sản cả nước sắp có biến động lớn! chưa từng có

Chuyên gia cho rằng, bảng giá đất tiệm cận giá thị trường là xu hướng tất yếu, nhưng sẽ tác động trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp và ngân sách nhà nước.

Tác động nhiều chiều

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, sắp tới, nhiều địa phương sẽ ban hành bảng giá đất mới, dự kiến sẽ có sự biến động lớn về mức giá được điều chỉnh.

Từ góc độ doanh nghiệp, chia sẻ với PV VietNamNet, ông Phạm Đức Toản, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư và phát triển Bất động sản EZ (EZ Property) cho rằng, cảnh báo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường về thời gian tới, khi nhiều địa phương ban hành bảng giá đất mới sẽ có sự biến động lớn về mức giá đất, điều này là phù hợp với tình hình chung.

Ông Toản cho biết, khi doanh nghiệp làm việc trực tiếp với một số địa phương đều đưa quan điểm sang năm 2026 bắt buộc phải điều chỉnh mức giá đất cao lên, với lý do, giá mặt bằng thực tế cao, không thể để bảng giá đất quá thấp vì sẽ dẫn đến chênh lệch lớn.

“Bảng giá đất do các địa phương ban hành có chênh lệch rất lớn với giá đất thị trường, có nơi ‘chênh’ đến hàng chục lần. Điều này không phù hợp thực tế, gây khó khăn cho công tác giải phóng mặt bằng và thu hồi đất. Do đó, bảng giá đất tiệm cận giá thị trường là xu hướng tất yếu”, ông Toản nói.

Tuy nhiên, theo ông Toản, với doanh nghiệp bất động sản, bảng giá đất tăng sẽ kéo theo tiền sử dụng đất tăng, chi phí đền bù cũng tăng cao, dẫn đến tổng chi phí đầu tư dự án tăng. Điều này không chỉ tác động khiến giá nhà tăng lên, mà còn kém hấp dẫn thu hút đầu tư ở các địa phương.

“Bảng giá đất tăng, người dân được lợi khi giá đền bù đất cao, nhưng với những người có nhu cầu mua nhà ở phải chấp nhận mức giá cao. Trong khi đó, chúng ta muốn giảm giá nhà, nhưng tiền thuế đất lại tăng lên sẽ không dễ giải quyết”, ông Toản nêu bất cập.

W-bang gia dat.jpg
Chuyên gia đánh giá, bảng giá đất tiệm cận giá thị trường sẽ có tác động nhiều chiều. Ảnh: Hoàng Hà

Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Nguyễn Quang Huy, CEO Khoa Tài chính – Ngân hàng (Trường Đại học Nguyễn Trãi) đánh giá, sắp tới, nhiều địa phương sẽ ban hành bảng giá đất mới theo nguyên tắc sát với giá thị trường. Đây là một chủ trương lớn, mang tính cải cách sâu rộng, tác động trực tiếp đến thị trường bất động sản, người dân, doanh nghiệp, ngân sách nhà nước và cả công cuộc phát triển bền vững của quốc gia.

Theo ông Huy, nhiều năm qua, khoảng cách giữa “giá đất Nhà nước” và “giá thị trường” ngày càng giãn rộng, không chỉ gây thất thu ngân sách, mà còn tạo ra những bất công trong đền bù, trong giao dịch, trong định giá tài sản của người dân và doanh nghiệp.

“Việc xây dựng bảng giá đất sát với giá thị trường không đơn thuần là biện pháp kỹ thuật, đó là một nỗ lực hướng tới công bằng, minh bạch và bình đẳng cho mọi thành phần trong xã hội. Nó khẳng định đất đai là tài nguyên đặc biệt, là tài sản chung, cần được sử dụng hiệu quả, minh bạch và công bằng. Tuy nhiên, việc này sẽ có tác động nhiều chiều, cần được lắng nghe và điều tiết nhân văn”, ông Huy nhấn mạnh.

Phân tích cụ thể, ông Huy cho biết, nhiều người dân sẽ lo lắng vì chi phí liên quan đến chuyển nhượng, thuế, lệ phí… có thể tăng. Tuy nhiên, nếu bảng giá đất mới phản ánh đúng giá trị thực, người dân cũng được hưởng lợi lớn hơn khi bị thu hồi đất hoặc khi cần thế chấp, định giá tài sản. Vấn đề nằm ở cách làm, nếu có lộ trình rõ ràng, hỗ trợ hợp lý, người dân sẽ hiểu và đồng hành cùng chính sách.

Với các doanh nghiệp bất động sản, lo ngại đặt ra là chi phí đầu vào sẽ đội lên. Ông Huy cho rằng, nếu giá đất được xác lập công khai, minh bạch, họ sẽ được giảm thiểu rủi ro pháp lý, rút ngắn thời gian thương thảo, và dễ dàng hơn trong tiếp cận đất đai hợp pháp.

“Với thị trường bất động sản và nền kinh tế, việc điều chỉnh bảng giá đất trong ngắn hạn có thể có những ‘nút thắt’ cần tháo gỡ. Nhưng về dài hạn, đây là cơ hội định hình lại thị trường bất động sản theo hướng minh bạch, hiệu quả, lành mạnh hơn, khắc phục các ‘bong bóng’ giá hoặc bất bình đẳng ẩn giấu bấy lâu nay”, ông Huy đánh giá.

Điều chỉnh bảng giá đất thế nào tránh gây sốc?

Tổng giám đốc EZ Property cho rằng, khi điều chỉnh bảng giá đất và tăng thuế, cần cân nhắc kỹ giữa lợi ích và tác động tiêu cực.

“Việc điều chỉnh có thể thực hiện, nhưng cần tránh tăng đột biến gây sốc cho nhà đầu tư. Bảng giá đất chỉ là một yếu tố trong nguyên tắc tính tiền sử dụng đất, mỗi địa phương có đặc thù và thế mạnh riêng, nên cần bám sát thực tế để đưa ra mức phù hợp. Có thể phân loại linh hoạt, chẳng hạn, tại các địa phương ưu đãi sản xuất công nghiệp, nên căn cứ vào số tiền thực tế doanh nghiệp phải nộp thay vì chỉ dựa vào bảng giá đất”, ông Toản đề xuất.

Còn theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Quang Huy, để việc điều chỉnh bảng giá đất không gây “cú sốc” cho xã hội, cần những giải pháp giàu tính nhân văn, linh hoạt và sâu sắc.

“Cần có lộ trình điều chỉnh theo vùng, theo loại đất, theo mức độ đô thị hóa. Không nên áp dụng đồng loạt và cứng nhắc. Cần ưu tiên điều chỉnh nhanh tại các khu vực thị trường đã phát triển và có dữ liệu đầy đủ. Áp dụng lộ trình tăng dần tại các khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, để đảm bảo sinh kế và sự chuyển đổi hài hòa”, vị chuyên gia gợi ý.

Cùng với đó, ông Huy cho rằng, cần xây dựng hệ thống dữ liệu giá đất mở, theo thời gian thực, tích hợp từ nhiều nguồn: thuế, ngân hàng, sàn giao dịch… Khi người dân được tiếp cận thông tin rõ ràng, họ sẽ cảm thấy được tôn trọng và sẵn sàng hợp tác với chính sách.

“Doanh nghiệp nhỏ, người dân nghèo, khu vực khó khăn nên được hưởng cơ chế giãn nộp, miễn giảm thuế và phí một cách minh bạch. Có thể quy định biên độ điều chỉnh tối đa hàng năm, tránh tình trạng đột biến giá đất hành chính làm xáo trộn tâm lý thị trường”, ông Huy đề xuất.

Vị chuyên gia nhấn mạnh, việc điều chỉnh bảng giá đất không chỉ là bài toán thuế, không chỉ là quyền và nghĩa vụ của các bên, mà là hành trình xây dựng một nền tảng bền vững cho quốc gia. Khi đất đai được định giá đúng, người dân được bảo vệ. Khi giá trị đất được phản ánh công bằng, nhà đầu tư được yên tâm dài hạn. Khi chính sách đi cùng sự minh bạch, nền kinh tế sẽ có thêm một trụ cột vững chắc.