Cả nước cùng hướng về 3 thành phố lớn Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh: Nhà nước ra thông báo k;hẩn, l;;ũ về đến chân rồi…

Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Môi trường các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh đề nghị triển khai công tác hộ đê.

Chiều 1/7, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Môi trường các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh đề nghị triển khai công tác hộ đê, đảm bảo an toàn hệ thống đê điều.

Văn bản nêu rõ, hiện nay, do ảnh hưởng của mưa lớn, lũ trên sông Thương, sông Cầu đang lên, mực nước lúc 13h ngày 1/7 trên sông Cầu tại Phúc Lộc Phương là 6,0m (mức BĐI), tại Lương Phúc là 6,25m (trên BĐI: 0,25m).

Trên tuyến đê tả Cầu (tỉnh Bắc Ninh) đã xảy ra một số sự cố đê điều ảnh hưởng đến an toàn tuyến đê.

Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài từ tối 21 đến sáng 22-6, kết hợp mực nước sông Cầu dâng cao, một số phường ven sông Cầu của TP. Phổ Yên như: Đông Cao, Tân Phú bị ngập úng cục bộ, lực lượng chức năng phải hỗ trợ người dân di chuyển đồ đạc. Ảnh: Báo Thái Nguyên

Để đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai đề nghị Sở Nông nghiệp và Môi trường các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương triển khai trên thực tế phương án bảo vệ các trọng điểm đê điều xung yếu theo phương châm 4 tại chỗ; chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện, máy móc, thiết bị hộ đê. 

Tổ chức lực lượng và nghiêm túc thực hiện việc tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều theo đúng quy định tại Thông tư số 01/2009/TT-BNN ngày 06/01/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) về việc hướng dẫn tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều trong mùa lũ.

Kiểm tra, rà soát các công trình đê điều đã bị xảy ra sự cố nhưng chưa được xử lý, khắc phục hoặc đang thi công dở dang và triển khai ngay biện pháp đảm bảo an toàn.

Theo dõi chặt chẽ diễn biến mực nước lũ trên các triền sông và tình hình đê điều, báo cáo kịp thời các sự cố đê điều về Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai để phối hợp chỉ đạo.

 Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai đề nghị các tỉnh Bắc Ninh, thành phố liên quan chỉ đạo các cơ quan, đơn vị khẩn trương triển khai các phương án bảo vệ trọng điểm đê điều xung yếu theo phương châm “bốn tại chỗ”.

Khẩn cấp ứng phó sự cố đê điều mùa lũ

Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) vừa ra văn bản số 670/ĐĐ-QLĐĐ gửi Sở Nông nghiệp và Môi trường các tỉnh Hà Nội, Thái Nguyên và Bắc Ninh (mới) về việc triển khai công tác hộ đê, bảo đảm an toàn hệ thống đê điều trong bối cảnh lũ trên sông Thương, sông Cầu đang lên và đã xuất hiện sự cố tại tuyến đê tả Cầu, tỉnh Bắc Ninh.

Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, do ảnh hưởng của mưa lớn, lũ trên sông Thương, sông Cầu đang có xu hướng lên nhanh. Tính đến 13 giờ ngày 1/7, mực nước trên sông Cầu tại Phúc Lộc Phương đã đạt 6m (mức báo động I), tại Lương Phúc đạt 6,25m (vượt báo động I: 0,25m). Trên tuyến đê tả Cầu (địa bàn tỉnh Bắc Ninh) đã xuất hiện một số sự cố ảnh hưởng đến .

Trước diễn biến trên, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai đề nghị Sở Nông nghiệp và Môi trường các tỉnh, thành phố liên quan chỉ đạo các cơ quan, đơn vị khẩn trương triển khai các phương án bảo vệ trọng điểm đê điều xung yếu theo phương châm “bốn tại chỗ”, chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện, máy móc, thiết bị phục vụ công tác hộ đê.

Phát hiện nhiều điểm sạt lở

Trước đó, tại khu vực từ K8+100 đến K8+250 trên tuyến đê ven sông Cầu. Tình trạng sạt lở ngày càng nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và tài sản của nhiều hộ dân trong khu vực.

Tại hộ gia đình ông Ngô Văn Trường, vết sạt đã mở rộng tới 5m, ăn sâu vào sân gạch và nhà để xe khoảng 2,5m.

Theo báo cáo những ngày gần đây, do lũ trên sông Cầu lên nhanh kết hợp với mưa kéo dài đã khiến nguy cơ sạt lở, trượt đất tại các khu vực ven sông với nền địa chất yếu gia tăng đáng kể.

Nhận định đây là khu vực có mức độ nguy hiểm cao, xã Hợp Thịnh đã chủ động triển khai các biện pháp ứng phó khẩn cấp. Chính quyền địa phương đã thông báo, tuyên truyền và vận động 6 hộ dân sinh sống gần khu vực sạt lở chủ động di chuyển người và tài sản đến nơi an toàn.

Ngay trong ngày 30/6, xã đã huy động 30 dân quân cùng 3 xe tải để hỗ trợ người dân vận chuyển tài sản. Đến tối cùng ngày, 4 hộ gia đình gồm ông Ngô Văn Trường, bà Nguyễn Thị Tâm, ông Nguyễn Văn Thành và ông Trần Văn Tam đã được di dời tạm thời đến trụ sở UBND xã Đại Thành (cũ). Các hộ còn lại hiện đang tiếp tục được vận động, hỗ trợ di dời.

Chính quyền địa phương cũng đã tiến hành đánh dấu mốc sạt lở, lập sổ theo dõi hiện trạng và cắm biển cảnh báo nguy hiểm tại các vị trí sạt lở nhằm đảm bảo an toàn cho người dân qua lại khu vực.