Home Blog

Chia buồn với 2000 hộ có công tơ bị ghi sai chỉ số công tơ, EVN từng giải quyết thế nào để cả nước phục?

Đây là số lượng sai sót mỗi tháng (thời gian gần đây) được công bố tại buổi kiểm tra ở Tổng công ty Điện lực miền Bắc. Việc sai sót chủ yếu ở nhóm côngtơ cơ.

2 tháng gần đây, mỗi tháng có hơn 2.000 vụ ghi sai chỉ số côngtơ - Ảnh 1.

Đoàn kiểm tra có ông Nguyễn Mạnh Hùng, chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng (phải), làm việc và xem quy trình kiểm định côngtơ – Ảnh: H.HẠNH

Ngày 30-6, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tiếp tục làm việc tại các đơn vị của Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) để kiểm tra việc ghi chỉ số, lập hóa đơn và thực hiện công tác chăm sóc khách hàng.

Việc kiểm tra tại các tổng công ty điện lực khác, như Tổng công ty Điện lực TP.HCM, Tổng công ty Điện lực miền Nam sẽ tiếp tục được tiến hành trong tuần này.

Hơn 10 triệu côngtơ, ghi sai hơn 2.000 trường hợp

Theo ông Đỗ Văn Năm – phó trưởng ban kinh doanh EVNNPC, hiện tổng công ty quản lý 10,3 triệu côngtơ, trong đó côngtơ điện tử và đo xa là 3,3 triệu (chiếm 31,85%), tức vẫn còn 7,7 triệu côngtơ ghi chỉ số thủ công.

Trong tháng 5-2020, về kết quả kiểm tra, phúc tra ghi chỉ số côngtơ đối với khách hàng có sản lượng tăng từ 1,3 lần trở lên với 1,4 triệu khách hàng, ông Năm cho hay đã thực hiện kiểm tra 1,3 triệu khách hàng thì phát hiện 2.056 trường hợp ghi nhầm chỉ số côngtơ, đã sửa sai, phát hành hóa đơn và thu tiền của khách hàng.

Tháng 6 (tính đến 20-6), số khách hàng sử dụng điện từ 1,3 lần trở lên là 4,4 triệu, phát hiện 2.175 khách hàng ghi nhầm chỉ số côngtơ, côngtơ cháy, kẹt… nên hầu hết các trường hợp đã được phát hiện, sửa chỉ số trước khi phát hành hóa đơn.

“Những trường hợp sai sót hầu hết các đơn vị điện lực đều sửa hóa đơn từ trước khi phát hành, chủ yếu rơi vào nhóm côngtơ cơ. Việc ghi chỉ số thủ công, đứng trên cột, nhìn máy tính bảng trong điều kiện nắng chói vẫn bị nhầm, hoặc đọc và ghi chỉ số là nhầm nên đã phúc tra và phát hiện” – ông Năm nói.

Kiểm tra trực tiếp tại Công ty TNHH MTV Thí nghiệm điện miền Bắc, đơn vị này cho hay thống kê 6 tháng đầu năm 2020 đã kiểm định (với côngtơ chưa sử dụng, chuẩn bị lắp) 31.019 côngtơ 3 pha cảm ứng (chủ yếu cho doanh nghiệp). Trong đó, côngtơ đạt chất lượng 25.781 và không đạt chất lượng 5.238 côngtơ.

Kiểm định 842.751 côngtơ điện 1 pha cảm ứng (cho hộ gia đình), có 768.101 côngtơ đạt chất lượng và số côngtơ không đạt 75.650.

Ông Tô Tuấn Anh – phó giám đốc Công ty TNHH MTV Thí nghiệm điện miền Bắc – cho biết việc kiểm định này thực hiện định kỳ để phát hiện côngtơ không đạt chất lượng sẽ thay mới. Việc kiểm định tuân theo quy trình được phần mềm cài đặt nên các kiểm định viên không thể tự ý can thiệp.

Kết quả sai số của côngtơ được tự động ghi nhận, thu thập về phần mềm điều khiển và cảnh báo khi không đạt yêu cầu.

Nếu sau kiểm định khách hàng vẫn chưa đồng ý, côngtơ sẽ được các đơn vị quản lý niêm phong và cho kiểm định đối chứng lại tại một đơn vị độc lập ở địa phương, thường là chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng.

2 tháng gần đây, mỗi tháng có hơn 2.000 vụ ghi sai chỉ số côngtơ - Ảnh 2.

Kết quả kiểm định côngtơ 6 tháng đầu năm tại Công ty TNHH MTV Thí nghiệm điện miền Bắc – Dữ liệu: Ngọc An – Đồ họa: T.ĐẠT

Thiết lập cảnh báo tự động

Trước việc nhiều hộ dân phản ảnh vấn đề ghi chỉ số tiền điện tăng đột biến như tại Quảng Bình, Quảng Ninh, Nghệ An… hay hóa đơn lặp lại nhiều lần như ở Tiền Giang, EVN đã quy định bổ sung 2 bước trong quy trình ghi chỉ số và lập hóa đơn tiền điện.

Ông Võ Quang Lâm, phó tổng giám đốc EVN, cho biết khi sản lượng tăng trưởng quá cao, vượt ngưỡng được thiết lập thì sẽ không cho xác nhận chỉ số để tính hóa đơn và không cho xác nhận kết quả tính để lập hóa đơn. Để lập hóa đơn, lãnh đạo đơn vị phải tổ chức kiểm tra số liệu và ký xác nhận điện tử.

Đồng thời sẽ thiết lập cảnh báo tự động gửi danh sách các khách hàng tăng/giảm bất thường theo các ngưỡng (ví dụ: 3 lần, 4 lần…) tương ứng với việc gửi email, tin nhắn đến các vị trí quản lý của đơn vị từ tổ trưởng, trưởng phòng, phó giám đốc, giám đốc và các phòng, ban đơn vị cấp trên.

Các trường hợp hóa đơn tiền điện khi phản ảnh về trung tâm chăm sóc khách hàng, đặc biệt vào các ngày nghỉ, ngoài giờ hành chính cần được chuyển đến lãnh đạo của đơn vị điện lực xử lý qua email, SMS, Zalo… để kịp thời chỉ đạo giải quyết.

Trước đó, trong quy trình kinh doanh điện được EVN ban hành nêu rõ phải ghi chỉ số côngtơ đúng lịch. Với địa bàn khách dùng điện trung bình từ 15 kWh/tháng trở xuống có thể thỏa thuận thời gian ghi nhưng không được vượt quá 3 tháng/lần.

Theo EVN, nếu côngtơ đặt trong phạm vi quản lý của khách hàng, sau 2 lần đến nhưng khách vắng nhà hoặc vì lý do nào đó không ghi được chỉ số thì cho phép tạm tính. Nếu không thực hiện được từ 3 chu kỳ trở lên cần thỏa thuận chuyển vị trí lắp côngtơ.

Cũng theo quy trình này, người ghi chỉ số không được kiêm nhiệm thu tiền điện, không được ghi chỉ số cùng một lộ trình trong 6 tháng liên tiếp.

Đáng tiếc nhưng chưa thể thay hết côngtơ cơ

Về những sai sót, ông Đỗ Văn Năm cho rằng rất đáng tiếc. Với hệ thống côngtơ cơ khí chất lượng vẫn tốt, có thể chạy tới 15 năm, nên để thay thế hết toàn bộ côngtơ cơ khí sang côngtơ điện tử rất lãng phí nguồn lực.

Vì vậy, lộ trình đặt ra là thay đổi dần dần để hiệu quả quản lý chi phí, tiết kiệm cho toàn ngành và giảm áp lực tăng giá điện, nên tới năm 2025 cố gắng 100% thay thế ở vùng thị xã, thị trấn; còn vùng sâu vùng xa cố gắng thay thế tối thiểu 30%.

🔥Thôi xong: Tạm biệt g;;iang h;;ồ mạng Tiến “b;;ịp” từ hôm nay nhé

Công an TP Hải Phòng đã bắt giữ giang hồ mạng Tiến ‘bịp’ cùng đồng bọn để điều tra về hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.

Tiến 'bịp' - Ảnh 1.

Cơ quan công an dẫn giải Tiến “bịp” về trụ sở – Ảnh cắt từ clip

Tối 8-7, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, một lãnh đạo xã Kiến Minh, TP Hải Phòng cho biết chiều cùng ngày, Công an xã Kiến Minh đã phối hợp Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an TP Hải Phòng bắt giữ Nguyễn Thành Long, sinh năm 1988, trú tại thôn Quế Lâm, xã Kiến Thụy, TP Hải Phòng, để điều tra, xử lý về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.

Cùng bị bắt còn có Nguyễn Văn Tuấn, sinh năm 1983, trú tại Đại Trà Hồng, xã Kiến Minh, TP Hải Phòng và Nguyễn Văn Đạo, sinh năm 1984, trú tại thôn Đại Trà Đức, xã Kiến Minh, TP Hải Phòng.

Nguyễn Thành Long còn được biết đến với biệt danh Tiến “bịp”, là một giang hồ mạng “nổi tiếng” trên YouTube và các trang mạng xã hội.

Tiến “bịp” thường xuất hiện trong các video livestream của “Huấn Hoa Hồng” và có lượng người theo dõi khá lớn.

Các video của Tiến “bịp” thường gây nhiều tranh cãi, trong đó có những video thể hiện sự ăn năn hối cải và những video thể hiện lối sống có phần bất cần.

Thông tin ban đầu, khoảng 14h ngày 8-7-2025, tại thôn Đại Trà Hồng, xã Kiến Minh, Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an TP Hải Phòng phối hợp Công an xã Kiến Minh bắt quả tang Nguyễn Văn Tuấn có hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.

Tại thời điểm kiểm tra, trong nhà Tuấn còn có hai người là Nguyễn Thành Long và Nguyễn Văn Đạo.

Theo khai nhận ban đầu, Nguyễn Thành Long, Nguyễn Văn Đạo đã sử dụng ma túy tại nhà Tuấn.

Cơ quan công an thu giữ tang vật, đồng thời lập biên bản bắt người phạm tội quả tang và đưa về Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an TP Hải Phòng thụ lý theo thẩm quyền.

Cả nước x;in l;ỗi người dần Thanh Oai Hà Nội. Chủ xe chở vải bị lật lên tiếng đính chính: “Không có chuyện tôi ở lại hiện trường v;an x;in mà người dân vẫn lấy…”

Liên quan vụ lật xe tải khiến hàng tấn quả vải rơi ra đường ở xã Thanh Oai, Hà Nội, người dân nhặt gần hết, sáng 8/7, nữ tài xế cho hay chị nhận được nhiều lời hỏi thăm, ủng hộ của người dân địa phương.
Chị Bùi Thị Lịch (38 tuổi – tài xế xe tải) cho hay gia đình có để lại tấm biển với dòng chữ: “Tôi là chủ xe vải bị lật ngày 6/7. Tôi không may gặp tai nạn, bà con thương tình cho xin hỗ trợ phần vải đã bị mất đi. Tôi xin cảm ơn!”.
Tính đến sáng 8/7, người phụ nữ cho hay đã nhận được khoảng 40-50 triệu đồng từ cộng đồng.
Dự kiến chiều 8/7, chị sẽ ra ngân hàng sao kê chi tiết số tiền và công khai gửi lời cảm ơn tới những người đã giúp đỡ. “Nhà tôi tới ngân hàng khá xa, nhưng nhất định chiều nay tôi sẽ công khai chi tiết những người đã ủng hộ mình”, chị nói.
Hà Nội: Xe tải gặp nạn phải cẩu đi sửa, chủ xe khóc ròng khi quay lại đã bị “hôi” hết 4 tấn vải
Trước thông tin một số trang mạng xã hội cho rằng thời điểm gặp nạn, chị Lịch bật khóc, cố gắng “van xin” người dân không lấy vải nhưng chẳng ai để ý, vẫn tiếp tục nhặt – chị Lịch cho rằng đây là thông tin không đúng sự thật.
“Sau tai nạn, tôi cùng người nhà rời khỏi hiện trường và có đậy tạm số vải bằng bạt. Khi chúng tôi quay lại thì người dân đã lấy gần hết từ trước đó, không có chuyện tôi ở lại hiện trường van xin mà người dân vẫn lấy”, chị Lịch khẳng định.
(*) Nguồn: PV Hồng Quang/Báo Tuổi trẻ

Liên quan vụ ô tô chở vải bị lật, chủ xe đã nhận được hơn 40 triệu đồng chuyển khoản giúp đỡ từ cộng đồng.

Chia sẻ trên TTO, chị Bùi Thị Lịch (38 tuổi, quê ở xã Yên Phú, tỉnh Phú Thọ – trước đây thuộc Hòa Bình) cho biết, sau tai nạn xe tải khiến hàng tấn vải bị rơi xuống đường và bị người dân nhặt gần hết, gia đình chị đã nhận được nhiều cuộc gọi và chuyển khoản giúp đỡ từ cộng đồng.

Tính đến sáng 8/7, gia đình chị đã nhận được khoảng 40 – 50 triệu đồng từ cộng đồng. Chị sẽ ra ngân hàng sao kê chi tiết số tiền và công khai gửi lời cảm ơn tới những người đã giúp đỡ trong lúc khó khăn.

“Chúng tôi để lại tấm biển với dòng chữ: “Tôi là chủ xe vải bị lật ngày 6/7. Tôi không may gặp tai nạn, bà con thương tình cho xin hỗ trợ phần vải đã bị mất đi. Tôi xin cảm ơn!”. Sau đó, rất nhiều người lạ đã gọi điện hỏi thăm và chuyển khoản tiền vào tài khoản cá nhân của tôi.

Nhà tôi tới ngân hàng khá xa, chiều nay tôi sẽ công khai chi tiết những người đã ủng hộ mình”, chị nói.

 

Chủ xe tải viết bảng xin bà con hỗ trợ phần vải đã bị mất. Ảnh: TPO

 

Chủ xe tải viết bảng xin bà con hỗ trợ phần vải đã bị mất. Ảnh: TPO

Chị Lịch cho biết thêm, vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 23h ngày 6/7, khi chị cùng hai người em lái xe chở vải từ Bắc Giang về Hà Nội. Do buồn ngủ, xe không may lao xuống vệ đường, gần khu vực nghĩa trang, cách xa khu dân cư.

“Giữa đêm khuya, bị tai nạn hoảng loạn, lại ngay khu nghĩa trang toàn là mộ, có nhà còn đang thắp nến chuẩn bị đào huyệt, đúng ra phải có một người ở lại trông hàng nhưng chúng tôi quá sợ hãi chỉ biết đi theo xe cứu hộ về gara mà không kịp nghĩ đến chuyện trông hàng”.

Trước thông tin một số trang mạng xã hội cho rằng thời điểm gặp nạn, chị khóc cố gắng “van xin” người dân không lấy vải nhưng chẳng ai để ý vẫn tiếp tục nhặt, chị Lịch cho rằng đây là thông tin không đúng sự thật.

“Sau tai nạn, tôi cùng người nhà rời khỏi hiện trường và có đậy tạm số vải bằng bạt. Khi chúng tôi quay lại thì người dân đã lấy gần hết từ trước đó, không có chuyện tôi ở lại hiện trường van xin mà người dân vẫn lấy”, chị Lịch khẳng định.

Chiếc xe tải gặp nạn. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Chiếc xe tải gặp nạn. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Theo TPO, vào ngày 7/7, mạng xã hội chia sẻ thông tin người dân tranh nhau “hôi vải” khi xe tải bị tai nạn giao thông.

Theo đoạn clip chia sẻ ghi lại cảnh hàng chục người dân mang bao tải, rủ nhau nhặt quả vải tại một khu vực bãi đất ven nghĩa trang thuộc xã Dân Hòa (TP Hà Nội).

Người đăng clip cho biết, chiếc xe tải chở quả vải xuất phát từ Bắc Ninh, trị giá hàng hóa khoảng 30 triệu đồng. Khi xe di chuyển đến tuyến đường trên thì bị tai nạn, 4 người trên xe bị thương nhẹ.

Tài xế đã liên hệ và được xe cứu hộ đến đưa xe tải về gara sửa chữa. Số vải được bốc ra để ven đường.

Trong lúc tài xế đưa xe đi sửa, người dân đã nhặt vải mang về. Khi quay lại, tài xế bàng hoàng phát hiện toàn bộ số vải đã không còn.

Hình ảnh người dân nhặt quả vải ven đường. Ảnh: TTO

Hình ảnh người dân nhặt quả vải ven đường. Ảnh: TTO

Liên quan vụ việc, lãnh đạo UBND xã Dân Hòa cho hay, qua xác minh trên địa bàn xã có xảy ra vụ tai nạn giao thông. Tuy nhiên, do không xảy ra va chạm, không ai thương vong nên tài xế không trình báo cơ quan chức năng.

Trước thông tin về việc người dân lấy vải từ xe gặp nạn, lãnh đạo xã cho biết thời điểm vào gần sáng, nhiều người đi qua khu vực nghĩ rằng số vải ven đường gần nghĩa trang bị bỏ đi. Tiếc của, họ đã nhặt vải mang về.

Hiện giá quả vải ở địa phương không quá cao, không có việc người dân lao vào “tranh cướp” của người gặp tai nạn như một số trang mạng xã hội đăng tải.

Sang nhà chị chồng ngủ 1 đêm, tôi s/ững s/ờ khi nghe lý do tôi và chồng không có c;on suốt 5 năm

Tôi từng tin rằng hôn nhân chỉ cần tình yêu là đủ, rồi thời gian sẽ ban tặng những điều còn thiếu. Nhưng sau 5 năm bên chồng, khi tôi vẫn chưa có một đứa con để bồng bế, tôi bắt đầu nhận ra: có những điều không thể chờ đợi mãi. Chỉ đến một đêm ngủ nhờ nhà chị chồng, tôi mới sững sờ phát hiện ra sự thật mà suốt nửa thập kỷ qua tôi bị che giấu.

Tôi lấy chồng năm 28 tuổi. Chồng tôi, Minh, là một người hiền lành, ít nói nhưng rất thương vợ. Chúng tôi yêu nhau gần 3 năm trước khi quyết định về chung một nhà. Lúc đó, tôi cảm thấy mình là người phụ nữ hạnh phúc nhất thế gian.

Sau đám cưới, chúng tôi dọn về sống ở căn chung cư nhỏ Minh đã mua từ trước. Anh là kỹ sư xây dựng, thường xuyên đi công tác xa. Còn tôi là giáo viên mầm non – công việc nhẹ nhàng, ổn định. Tuy không giàu có, nhưng cuộc sống của chúng tôi yên bình và đủ đầy.

Thế nhưng, năm này qua năm khác, chúng tôi vẫn không có con. Ban đầu, tôi không quá lo. Tôi nghĩ có lẽ do công việc căng thẳng, hoặc do hai đứa chưa thực sự sẵn sàng. Nhưng sau 2 năm, rồi 3 năm, khi những người bạn thân cưới sau tôi đã lần lượt sinh con, còn tôi vẫn lặng lẽ nhìn que thử thai chỉ hiện một vạch, nỗi bất an trong tôi lớn dần.

Tôi bắt đầu tìm đến bệnh viện. Tất cả xét nghiệm, từ nội tiết đến hình ảnh học, đều cho kết quả bình thường. Tôi khỏe mạnh. Bác sĩ đề nghị chồng tôi đi kiểm tra. Minh cười gượng rồi khéo léo đánh trống lảng:

– Anh khỏe mà. Ngày trước từng hiến máu, bác sĩ bảo tốt lắm.

Tôi không ép. Có lẽ vì tôi tin vào sự vô tư, yêu thương mà anh dành cho mình. Tôi chờ thêm một năm nữa. Rồi một năm nữa.

Lúc đó, tôi bắt đầu thấy mình như đang trôi giữa khoảng không vô định. Không con cái, không mục tiêu. Bố mẹ chồng hiền lành, không thúc ép. Nhưng ánh mắt bà mẹ chồng mỗi lần nhìn tôi vẫn khiến tôi thắt ruột.

– Không sao đâu con. Có lẽ chưa có duyên – bà an ủi.

Nhưng một ngày, bà ngập ngừng bảo tôi:

– Hay là… con thử về quê chơi với chị Thủy một hôm. Dạo này chị ấy ốm yếu mà thương mẹ lắm. Con rảnh thì ghé ngủ một đêm với chị ấy, nói chuyện cho vui.

Chị Thủy là chị gái của chồng, hơn anh 5 tuổi, đã ly hôn và sống với mẹ ruột dưới quê. Tôi ít khi tiếp xúc với chị, vì tính chị hơi khó gần và trầm lặng.

Thấy mẹ chồng tha thiết, tôi đồng ý.

Tôi bắt xe về quê. Chuyến xe chầm chậm đưa tôi qua những con đường nhỏ ngập nắng. Đã lâu rồi tôi không có cảm giác được tách khỏi thành phố ồn ào như vậy.

Chị Thủy đón tôi với vẻ mặt ngạc nhiên, nhưng không giấu được niềm vui. Chị ít nói, nhưng không lạnh lùng như tôi tưởng. Tối đó, sau khi ăn cơm, chúng tôi ngồi trên chiếc giường tre ngoài hiên, cùng nhau uống trà và nghe tiếng ếch kêu trong đêm.

Bất chợt, chị hỏi:

– Em và Minh… vẫn chưa có con à?

Tôi khựng lại. Đây là lần đầu tiên có người trong nhà chồng hỏi tôi điều đó một cách trực diện như vậy. Tôi khẽ gật đầu.

Chị Thủy nhìn tôi, ánh mắt thoáng buồn. Một lúc sau, chị lặng lẽ nói:

– Em có muốn biết lý do không?

Tôi ngạc nhiên, tim đập mạnh. Trong đầu tôi bắt đầu nảy ra hàng loạt giả thuyết – Minh từng phá thai? Anh bị bệnh? Hay…?

Chị thở dài, rồi rót thêm chén trà cho tôi. Câu chuyện chị kể sau đó khiến tôi gần như chết lặng.

– Hồi Minh học đại học, năm cuối anh bị tai nạn xe máy nặng. Chấn thương vùng kín, phải mổ. Sau đó, bác sĩ nói với mẹ rằng khả năng sinh sản rất thấp, gần như không còn. Minh biết điều đó. Nhưng nó mặc cảm lắm, không nói với ai, thậm chí giấu cả mẹ. Mãi đến khi mẹ tình cờ đọc được hồ sơ khám bệnh mới hay.

Tôi ngây người.

– Vậy… tại sao anh ấy không nói với em? – Tôi lắp bắp.

Chị nhìn tôi, dịu dàng:

– Nó yêu em. Nó sợ em sẽ bỏ nó nếu biết. Sợ em đau khổ. Nó luôn nghĩ rồi sẽ có phép màu nào đó xảy ra. Mẹ từng khuyên nó nói thật. Nhưng nó im lặng, cố gắng bù đắp bằng mọi cách khác.

Tôi cảm thấy như mặt đất dưới chân mình sụp đổ. Hóa ra, suốt 5 năm qua, tôi không phải người có lỗi. Cũng không phải định mệnh vô tình. Là người đàn ông đầu ấp tay gối với tôi đã chọn cách im lặng, giấu giếm… vì yêu.

Tối đó, tôi không thể ngủ. Tôi nằm trằn trọc, nhìn lên trần nhà tre lợp mái ngói đơn sơ, lòng quặn thắt.

Tôi về lại thành phố vào một buổi sáng u ám. Những hạt mưa phùn lất phất như gợn nỗi niềm trong lòng. Minh đón tôi ở bến xe. Như mọi lần, anh cười nhẹ, xách vali giúp tôi và hỏi:

– Ở dưới quê vui không em?

Tôi nhìn anh, người đàn ông hiền lành ấy bỗng trở nên xa lạ. Tôi muốn hét vào mặt anh vì đã để tôi chịu đựng suốt 5 năm trời trong mòn mỏi, tủi thân và day dứt. Nhưng rồi, khi thấy những nếp nhăn nơi khóe mắt anh, thấy ánh mắt chờ đợi như một đứa trẻ sợ bị từ chối, tôi chỉ lặng lẽ đáp:

– Cũng được. Em với chị Thủy nói chuyện nhiều.

Minh giật mình, nhưng cố giữ nét mặt bình thản. Anh biết, tôi đã biết.

Tối đó, sau bữa cơm, tôi ngồi trên ghế sofa, đan hai tay vào nhau, hít một hơi sâu.

– Minh, em muốn nói chuyện nghiêm túc.

Anh gật đầu, đặt chén trà xuống bàn.

– Em đã biết chuyện tai nạn năm xưa rồi. Biết cả chuyện bác sĩ nói anh không thể có con.

Minh không nhìn tôi. Một lúc sau, anh khẽ đáp:

– Anh xin lỗi. Anh chỉ… không muốn em phải lựa chọn. Không muốn em vì thương hại mà ở lại. Cũng không muốn mất em.

Tôi nghẹn lời. Trái tim tôi như bị bóp chặt. Suốt bao năm, tôi tưởng anh vô tâm, thờ ơ với mong mỏi làm mẹ của tôi. Hóa ra, anh âm thầm mang một vết thương, một mặc cảm quá lớn.

– Nhưng Minh ơi, em đã từng nghĩ do em có vấn đề. Em âm thầm đi khám, uống thuốc, ăn kiêng, thậm chí có lúc em thấy mình không xứng đáng làm vợ anh. – Giọng tôi run run. – Tại sao anh không tin em mà chia sẻ?

Anh im lặng. Chỉ có tiếng đồng hồ tích tắc vang lên trong căn phòng nhỏ.

– Vì anh yếu đuối. – Cuối cùng anh cũng nói. – Anh từng nghĩ, chỉ cần mình cố gắng tốt với em, em sẽ hạnh phúc, sẽ không cần con cũng được. Nhưng rồi anh thấy em buồn, em khóc trong nhà tắm. Anh biết em đau khổ, nhưng không biết phải làm sao…

Tôi bật khóc. Bao nhiêu ấm ức, tủi hờn tuôn trào.

– Em chưa bao giờ cần anh hoàn hảo, Minh à. Em chỉ cần được biết sự thật, để cùng anh tìm cách. Hôn nhân không phải là chỗ để ai đó gồng gánh một mình.

Sau đêm đó, chúng tôi bắt đầu lại, không còn những giấc mơ hão huyền rằng “rồi con sẽ đến” mà cùng nhau đối mặt với sự thật. Tôi cùng Minh quay lại bệnh viện. Kết quả lần này khẳng định: xác suất có con tự nhiên là gần như không thể. Bác sĩ đề nghị thụ tinh nhân tạo bằng tinh trùng hiến.

Tôi nghĩ rất lâu. Có đêm, tôi ngồi nhìn Minh ngủ, thầm hỏi: “Liệu mình có đủ rộng lượng để sinh con với một người xa lạ? Liệu Minh có đủ bao dung để yêu đứa trẻ không mang dòng máu mình?”

Một buổi sáng, tôi rủ Minh ra công viên gần nhà. Chúng tôi ngồi bên ghế đá, gió thổi nhẹ, cây lá xào xạc. Tôi nói:

– Em sẵn sàng thử thụ tinh nhân tạo.

Anh im lặng một lúc, rồi nói:

– Nếu em không ngại… thì anh cũng muốn nhận nuôi một đứa trẻ mồ côi. Anh từng nghĩ, tình yêu không nằm ở huyết thống. Mình có thể yêu một đứa trẻ như chính con mình.

Tôi quay sang nhìn anh, tim tôi ấm lên lần đầu sau bao tháng ngày lạnh giá. Hóa ra, sau tất cả, điều khiến tôi yêu Minh vẫn còn nguyên: một người đàn ông tử tế, dẫu có vết sẹo, vẫn chọn yêu thương theo cách nhân hậu nhất.

Hai tháng sau, chúng tôi bắt đầu làm thủ tục nhận con nuôi. Một bé gái nhỏ 3 tuổi ở trung tâm bảo trợ xã hội – đôi mắt lanh lợi, má lúm đồng tiền – đã bước vào đời tôi như ánh sáng sau cơn mưa. Bé gọi tôi là mẹ từ lần đầu gặp, dù chưa hiểu hết ý nghĩa của từ đó.

Minh thì vụng về nhưng đầy kiên nhẫn. Anh học cách pha sữa, thay tã, chơi búp bê. Những đêm bé sốt, anh bế con đi lòng vòng cả nhà, hát ru bằng giọng khàn đặc.

Tôi nhìn hai cha con mà nước mắt cứ lăn dài. Không phải vì buồn, mà vì hạnh phúc. Một hạnh phúc đến từ sự tha thứ, thấu hiểu và lựa chọn ở lại bên nhau.Tôi từng nghĩ không có con là một mất mát. Nhưng giờ đây, tôi biết: có những đứa trẻ không đến từ máu thịt, mà đến từ tình yêu và sự sẻ chia. Và có những người chồng, dẫu không thể cho bạn một đứa con, nhưng lại cho bạn cả bầu trời bao dung.
Đôi khi, bước ngoặt của một đời người… lại bắt đầu từ một đêm ngủ nhờ ở một nơi tưởng chừng chẳng có gì thay đổi được số phận.

Chồng đi nước ngoài rồi c/ắt đ/ứt liên lạc, con dâu ở lại chăm mẹ chồng li/ệt suốt 20 năm và cái kết bất ngờ…

“Nhiều người bảo tôi dại, rằng chồng đã bỏ đi thì việc gì phải gồng gánh thay phần người khác. Nhưng họ không biết, có những sợi dây không phải máu mủ ruột thịt, nhưng lại bền chặt như nghiệp duyên…”

Trời Huế tháng Ba, mưa phùn lất phất, những giọt nước lặng lẽ thấm vào tà áo nâu sòng của người đàn bà hơn 40 tuổi, dáng người gầy guộc, bước chậm chạp trên con đường làng nhỏ dẫn về căn nhà cấp bốn cũ kỹ. Bên trong, trên chiếc giường tre kê sát cửa sổ, một bà lão nằm im, đôi mắt mờ đục nhìn xa xăm, không còn đủ sức để nói rõ thành lời.

Người phụ nữ đó là tôi — tên là Nhàn.

Hai mươi năm trước, tôi là cô dâu mới về nhà chồng. Anh Hùng – chồng tôi – là con trai duy nhất trong một gia đình nghèo. Mẹ anh bị tai biến nhẹ từ vài năm trước, đi lại khó khăn, nhưng vẫn còn nhận biết và trò chuyện được. Tôi về làm dâu với đủ ước vọng, mơ về một tổ ấm giản đơn, nơi mình cùng chồng vun vén qua ngày.

Ba tháng sau đám cưới, anh nhận được lời mời đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc. Ban đầu, anh bảo chỉ đi ba năm, có tiền sẽ về mở tiệm sửa điện lạnh. Tôi gật đầu đồng ý, dù trong lòng lo lắng. Đàn bà quê tôi, ai có chồng đi nước ngoài cũng rưng rức nỗi sợ giống nhau – sợ chờ đợi mỏi mòn mà không có hồi kết.

Hai năm đầu, anh gửi tiền về đều đặn, gọi điện mỗi tuần. Nhưng đến năm thứ ba, cuộc gọi thưa dần. Đến khi tôi phát hiện số điện thoại không liên lạc được nữa thì cũng là lúc người ta bảo anh đã có “vợ mới” bên đó.

Tôi như rơi xuống vực. Nhưng còn mẹ – mẹ chồng tôi. Bà bị tai biến lần hai, lần này nặng hơn, liệt nửa người, mọi sinh hoạt đều phải có người chăm sóc.

Họ hàng bàn ra tán vào, nói tôi còn trẻ thì nên tính đường khác. Họ bảo tôi không nợ gì cái nhà này cả, chồng đã bỏ thì coi như hết phận. Nhưng tôi không đành. Bà dù không sinh ra tôi, nhưng luôn thương tôi như con ruột. Những tháng đầu về làm dâu, bà chống gậy dậy từ sớm nấu cháo cho tôi vì biết tôi hay đau dạ dày. Tôi nhớ mãi cái lần tôi ốm sốt, bà lo lắng gọi hàng xóm chạy sang đỡ tôi xuống giường, tự tay lấy khăn lau trán tôi dù chân tay bà đã run.

Tôi không thể bỏ bà.

Vậy là tôi ở lại. Ngày đi chợ, tối giặt giũ, đêm thức dậy thay tã cho bà. Mười ngón tay tôi đầy vết chai, tóc điểm bạc khi chưa đến tuổi 35. Tôi không có con – chưa kịp có trước khi anh đi. Nhiều lần nằm bên bà, nghe tiếng gió rít ngoài mái tôn, tôi tưởng như cả thế gian chỉ còn hai người đàn bà cô độc ôm nhau mà sống.

Bà nhiều lúc tỉnh táo, nước mắt rơi đầy gối, khều tay tôi: “Mẹ nợ con, Nhàn à…” Tôi nắm tay bà, chỉ nói một câu: “Mẹ sống khỏe là con vui rồi.”

Có đôi lần, tôi định gửi đơn ra xã xin xác nhận ly hôn đơn phương. Nhưng rồi lại thôi. Tôi chẳng thiết lập gia đình mới, chẳng ai ở tuổi tôi muốn cưới một người đã gắn bó với mẹ chồng liệt suốt 10 năm mà chẳng có lấy một đứa con.

Cuộc sống cứ thế trôi. Tôi mở một sạp hàng nhỏ trước nhà, bán nước, bánh mì, cà phê. Người làng thương hoàn cảnh, nên thường ghé ủng hộ. Có anh thợ hồ góa vợ từng muốn ngỏ lời, nhưng tôi từ chối. Không phải vì tôi còn yêu chồng cũ, mà vì tôi không muốn chia phần yêu thương ít ỏi tôi đang dồn cho mẹ chồng.

Rồi bà yếu dần. Tôi đưa bà đi viện, bác sĩ nói bà sống được ngày nào hay ngày đó.

Một tối đầu đông, bà nắm tay tôi, cố nói thành lời: “Con… tha cho nó… tha cho mẹ…”

Tôi khóc. Không biết mình khóc vì thương bà, hay vì trái tim mình đã chai lì đến độ chẳng còn giận ai nữa.

Thời gian ấy, tôi nghe tin anh Hùng vẫn còn ở Hàn Quốc. Một người bạn cùng xã đi lao động kể lại, thấy anh làm phụ hồ ở công trường, sống với một người phụ nữ Philippines. Nghe nói họ có con. Tôi không thấy đau nữa. Chỉ thấy thương cho chính anh – một người đàn ông rời quê hương để rồi không còn biết đường quay lại.

Mùa xuân năm thứ hai mươi kể từ ngày anh Hùng rời đi, Huế bỗng rét hơn thường lệ. Tôi vẫn sống trong căn nhà cũ, nơi mọi thứ đã sờn màu theo thời gian – từ tấm rèm cửa đến cái chén ăn cơm sứt miệng. Mẹ chồng tôi mất vào đầu năm đó, sau một đêm ngủ yên như chưa từng chịu đau đớn. Bà đi thanh thản, nhẹ nhàng như chính cách bà từng sống – cam chịu mà đầy yêu thương.

Đám tang bà đơn sơ, chỉ có họ hàng gần và vài người hàng xóm quen mặt. Tôi đứng bên di ảnh bà, không khóc – nước mắt đã cạn sau hàng chục năm dài đằng đẵng. Nhưng trong lòng tôi, có điều gì đó trống vắng lạ thường. Bà là điểm tựa cuối cùng của tôi ở ngôi nhà này. Từ hôm ấy, tôi chính thức là người đàn bà độc thân sống một mình giữa làng quê nhỏ.

Tôi dọn dẹp căn phòng của bà, lau sạch chiếc lược bà vẫn dùng mỗi sáng tôi chải tóc cho, cẩn thận gấp lại chăn chiếu như thể bà vẫn đang ngủ trưa. Tối đó, tôi thắp một nén nhang, rồi mở điện thoại cũ. Trong mục danh bạ, số điện thoại cũ của chồng tôi vẫn còn đó – chỉ là không ai bắt máy đã hơn chục năm.

Không hiểu vì sao, tôi bấm gọi.

Tút… tút… và rồi, một giọng đàn ông lạ lẫm vang lên:
“Alo…”

Tôi chết lặng. Một lát sau, tôi mới cất tiếng:
“Anh Hùng phải không?”

Đầu dây bên kia im lặng. Rồi giọng anh vỡ òa:
“Nhàn… phải em không?”

Tôi nghe tiếng nức nghẹn, tiếng một người đàn ông trung niên vừa khóc vừa gọi tên tôi – như thể quá khứ bị dội ngược về hiện tại. Anh kể, hơn 10 năm trước, anh bị tai nạn công trình, hộ chiếu thất lạc, giấy tờ không còn, không được xuất cảnh. Cuộc sống của anh bế tắc, không dám liên lạc về quê vì sợ tôi đã đi lấy chồng khác. Anh không đủ can đảm để đối diện với sự thật. Anh sống cùng một người phụ nữ đã từng giúp anh vượt qua giai đoạn khó khăn. Họ có một đứa con. Nhưng sau vài năm, người đó bỏ đi, để lại đứa trẻ cho anh nuôi.

Anh nói, không ngày nào không nghĩ đến tôi, đến mẹ. Khi tôi nói mẹ đã mất, anh im lặng rất lâu, rồi bật khóc nức nở.

Một tháng sau, anh trở về.

Người đàn ông tôi từng yêu giờ tóc đã bạc quá nửa, gầy gò và già hơn tuổi. Ngày anh về, hàng xóm xôn xao, người trách, người thương, nhưng tôi chẳng màng. Tôi chỉ nhìn anh – không còn oán trách, cũng không còn yêu thương như xưa. Mà là một thứ tình cảm khó gọi tên – như thể hai người từng cùng đứng bên một con đường, rồi rẽ lối, và giờ gặp lại, chỉ để nói lời… khép lại.

Anh quỳ trước bàn thờ mẹ, khóc như một đứa trẻ. Tôi đứng sau, không nói lời nào, chỉ thắp thêm một nén nhang.

Tối đó, chúng tôi ngồi ngoài hiên. Anh hỏi:

“Em sống sao suốt ngần ấy năm?”

Tôi nhìn lên trời:

“Thì cứ sống. Lúc đầu là vì mẹ. Sau là vì chính mình.”

Anh cúi đầu, im lặng. Tôi thấy trong mắt anh có thứ gì đó vừa tiếc nuối, vừa biết ơn.

Sau ba ngày ở lại, anh ngỏ ý muốn đưa tôi và đón cả tro cốt của mẹ sang Hàn Quốc, nơi anh định cư giờ đã tạm ổn. Anh nói muốn làm lại từ đầu, với tôi – người đàn bà đã vì một lời hứa hôn mà hy sinh cả tuổi xuân.

Tôi cười. Một nụ cười bình thản.

“Em không đi đâu. Mẹ ở đây. Còn em – em cũng ở đây. Em sống được 20 năm rồi, thì sống thêm vài chục năm nữa cũng không sao.”

Anh muốn giữ liên lạc. Tôi không ngăn, cũng không mong đợi.

Cuối cùng, tôi vẫn là tôi – người phụ nữ đã chọn sống vì chữ nghĩa, vì tình, vì một lời hứa với một bà mẹ chồng từng run rẩy nắm tay mình mà gọi là “con”.

Nhiều năm sau, người ta vẫn nhắc về tôi – người đàn bà không có chồng cũng không có con, nhưng có một đời đáng trọng.

Bên bàn thờ mẹ chồng, mỗi sáng tôi vẫn thắp nén nhang, nói với bà đôi ba câu chuyện đời. Tôi thấy lòng mình nhẹ. Không phải vì tha thứ, mà vì đã lựa chọn không oán hận.

Đó là điều cuối cùng tôi học được – từ mẹ chồng, từ cuộc đời, và từ chính bản thân mình.

Nguyên nhân vụ ch;áy chung cư Độc Lập khiến 8 người tuvong: Ban đầu xác định do chủ tự nối dây đ;iện

Cơ quan điều tra Công an TPHCM vừa thông tin nguyên nhân ban đầu vụ cháy tại chung cư Độc Lập làm 8 người chết do bị chạm chập điện.

Ngày 8/7, Công an TPHCM thông tin về vụ cháy tại chung cư Độc Lập, phường Phú Thọ Hoà làm 8 người tử vong cùng nhiều tài sản bị hư hỏng.

Công an TP cho biết, thời gian qua, trên cả nước và tại TPHCM xảy ra nhiều vụ cháy gây hậu quả nghiêm trọng. Mặc dù chính quyền địa phương và lực lượng phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đã tích cực tuyên truyền, kiểm tra, quản lý liên quan đến lĩnh vực này, nhưng một bộ phận người dân vẫn chưa ý thức nghiêm túc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn.

516451283 772060031825692 9134388902208756155 n 37167.jpg
Căn hộ chung cư Độc Lập tan hoang sau vụ cháy làm 8 người chết. Ảnh: GM.

Đơn cử, vụ cháy ngày 6/7, tại căn hộ 0.19 và 0.20 chung cư Độc Lập. Quá trình giải quyết, bước đầu cơ quan điều tra Công an TPHCM xác định, chung cư Độc Lập được xây dựng từ năm 2008, không có thiết kế lối thoát hiểm cho các căn hộ ở tầng trệt, trong đó có căn hộ 0.19 và 0.20.

Nguyên nhân cháy bước đầu xác định là do đường dây dẫn điện cung cấp cho các thiết bị tiêu thụ điện trong căn hộ 0.20 tại tầng trệt của chung cư (do chủ căn hộ tự đấu nối) bị chạm chập điện gây cháy ở phía trước căn hộ này và căn hộ liền kề 0.19.

Ngoài ra, tại ban công các căn hộ của chung cư này cũng xảy ra tình trạng cơi nới, lắp đặt các “chuồng cọp” chặn lối thoát hiểm của người dân qua ban công.

Mặc dù lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của Công an TPHCM đã nhanh chóng có mặt kịp thời khống chế đám cháy và giải cứu được một số người dân mắc kẹt ở các căn hộ khác, nhưng do 2 căn hộ này chỉ có lối thoát duy nhất ở phía trước đang bị cháy nên các nạn nhân không thể thoát ra ngoài (không có lối thoát hiểm).

Thời điểm lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khống chế được đám cháy và tiếp cận được bên trong đưa các nạn nhân ra ngoài thì đều đã tử vong.

Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP tiếp tục lập hồ sơ để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Công an TPHCM khuyến cáo

Công an TPHCM khuyến cáo người dân không tự ý đấu nối nguồn điện không đảm bảo an toàn. Sử dụng các thiết bị điện, dây dẫn điện rõ nguồn gốc, đảm bảo phù hợp với công suất, tránh trường hợp quá tải gây mất an toàn điện. Thường xuyên kiểm tra các dây dẫn điện cung cấp nguồn điện cho các thiết bị điện đã sử dụng trong thời gian dài có đảm bảo an toàn hay không để có biện pháp thay thế phù hợp.

Đồng thời, khi thiết kế, thi công các công trình nhà ở phải đúng quy định về an toàn phòng cháy, chữa cháy, đảm bảo có lối thoát hiểm khi sự cố xảy ra. Mọi hành vi vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Sau vụ cháy khiến 8 người tử vong tại chung cư Độc Lập, người dân được yêu cầu tháo các công trình lấn chiếm hành lang, “chuồng cọp” gây cản trở, đảm bảo an toàn phòng chống cháy, nổ.

Ngày 8/7, hiện trường vụ cháy tại chung cư Độc Lập, phường Phú Thọ Hòa vẫn đang được lực lượng chức năng TPHCM phong toả nhằm phục vụ việc khám nghiệm, điều tra nguyên nhân.

z6783271971056_873341e82b8240e9b251d542be8decc5.jpg
Lực lượng chức năng đang phong toả hai đầu chung cư Độc Lập. Ảnh: AH

Theo ghi nhận, hiện nay nhiều hộ dân đã chủ động thuê thợ sắt đến tháo dỡ toàn bộ công trình lấn chiếm trái phép phía trước căn hộ và nằm trong phạm vi là hành lang chung cư Độc Lập.

Những khung cắt kiên cố được tháo dỡ là khu vực tầng trệt. Nơi đây, các hộ dân cơi nới để lắp đặt rào sắt, cửa cuốn làm bãi đỗ ô tô, xe máy và chứa vật dụng sinh hoạt.

Bên cạnh đó, nhiều “chuồng cọp” bằng khung sắt tại ban công các tầng trên của chung cư cũng được cư dân thuê thợ tháo dỡ. Việc tháo gỡ các phần xây dựng trái phép nhằm đảm bảo thông thoáng, tránh bịt lối thoát hiểm gây cản trở công tác phòng chống cháy, nổ.

Hôm qua (7/7),  sau vụ cháy nghiêm trọng xảy ra, UBND phường Phú Thọ Hoà đã tổ chức cuộc họp với cư dân sống tại chung cư Độc Lập. Trong cuộc họp, chính quyền yêu cầu cư dân tháo dỡ các công trình lấn chiếm hành lang tầng trệt và “chuồng cọp” phía trên.

z6783267355896_160b7258c4c8821edb8169f23a2a7d06.jpg
Người dân thuê thợ tháo dỡ phần khung sắt, mái tôn, cửa sắt, cửa cuốn xây lấn chiếm hành lang chung cư Độc Lập. Ảnh: AH
517665941_2147202335755261_8537404978141008376_n.jpg
Phần cửa cuốn sau khi được tháo được chất tạm trên đường. Ảnh: TK.

Như đã thông tin, lúc 21h54 tối 6/7, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH (PC07 – Công an TPHCM) nhận tin báo về việc xảy ra cháy tại chung cư Độc Lập.

PC07 đã triển khai lực lượng, phương tiện đến hiện trường, cùng Công an Phường Phú Thọ Hòa và các đơn vị liên quan tổ chức chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Đồng thời, Chủ tịch UBND TP cùng lãnh đạo Công an TP và Lãnh đạo Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH đã xuống hiện trường chỉ huy công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Đám cháy được dập tắt lúc 22h10 cùng ngày và khống chế không để cháy lan. 3 người được lực lượng cứu nạn, cứu hộ đưa ra ngoài an toàn.

Hậu quả, 8 người trong 2 căn hộ ở tầng trệt tử vong và một phần diện tích căn hộ cùng nhiều phương tiện, vật dụng trong gia đình bị thiêu rụi.

516451283 772060031825692 9134388902208756155 n 37167.jpg
Cảnh tan hoang bên trong căn hộ chung cư Độc Lập sau vụ hoả hoạn. Nhiều đồ đạc, tài sản bị thiêu rụi. Ảnh: GM.

Chính quyền địa phương đang huy động các nguồn lực xã hội để hỗ trợ các gia đình có người tử vong.

Công tác khắc phục hậu quả, điều tra nguyên nhân vụ cháy vẫn đang được các cơ quan chức năng khẩn trương làm rõ.

Từ 1/7: Người dân tham gia BHYT 5 năm liên tục được nhận 3–6 triệu đồng/tháng?

Theo xác nhận của cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, đến thời điểm hiện tại, không có chính sách nào quy định người tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục được nhận khoản tiền mặt 3 – 6 triệu đồng mỗi tháng.

Gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều lời mời gọi người dân làm hồ sơ nhận trợ cấp 3 – 6 triệu đồng/tháng chỉ cần đã tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) liên tục 5 năm. Thậm chí, có những người dân đã chuyển tiền tạm ứng cho “người hỗ trợ” và sau đó phát hiện mình bị lừa. Vậy thông tin này có đúng không? Luật mới từ ngày 1/7/2025 có thực sự cho phép người tham gia BHYT đủ 5 năm được nhận tiền mặt hàng tháng?

Sự thật: Không có khoản “trợ cấp tiền mặt” 3 – 6 triệu từ BHYT

Theo xác nhận của cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, đến thời điểm hiện tại, không có chính sách nào quy định người tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục được nhận khoản tiền mặt 3 – 6 triệu đồng mỗi tháng.

Câu chuyện của ông N.H.T ở Hà Nội là ví dụ điển hình: Ông T nhận được tin nhắn từ một người tự xưng là “cán bộ BHXH”, thông báo ông đã đủ điều kiện nhận trợ cấp 5 triệu đồng do đã tham gia BHYT đủ 5 năm. Đối tượng này yêu cầu ông T chuyển tạm ứng 6 triệu đồng để “làm thủ tục” và hứa sẽ hoàn lại một phần sau khi giải ngân. Sau khi chuyển khoản và đến cơ quan BHXH kiểm tra, ông T mới tá hỏa khi biết mình bị lừa.

Đây là hình thức lừa đảo giả danh cán bộ BHXH, núp bóng chính sách mới để trục lợi. Người dân cần cảnh giác và tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân hoặc chuyển tiền cho bất kỳ ai tự xưng có thể “làm hồ sơ nhanh” hay “giúp nhận trợ cấp” qua mạng xã hội.

Tham gia BHYT 5 năm liên tục người lao động được gì?

Dù không có khoản trợ cấp tiền mặt hàng tháng, nhưng việc duy trì BHYT 5 năm liên tục vẫn mang lại quyền lợi lớn, nhất là kể từ ngày 1/7/2025, khi Luật BHYT sửa đổi năm 2024 chính thức có hiệu lực. Cụ thể:

1. Được thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh

Người tham gia BHYT từ 5 năm liên tục trở lên, nếu chi phí cùng chi trả trong năm vượt quá 6 lần mức tham chiếu (hiện tại tương đương khoảng 14,04 triệu đồng), sẽ được quỹ BHYT chi trả toàn bộ chi phí còn lại. Điều này đặc biệt hữu ích với người mắc bệnh mãn tính, bệnh hiểm nghèo hoặc cần điều trị kỹ thuật cao.
luong-huu-3-1751500109.jpgẢnh minh họa
2. Không còn thời gian chờ 180 ngày để được hưởng kỹ thuật cao

Trước đây, người mới tham gia BHYT phải chờ tới 180 ngày mới được hưởng quyền lợi kỹ thuật cao. Tuy nhiên, từ 1/7, quy định này được bãi bỏ. Thẻ BHYT có hiệu lực sau 30 ngày kể từ ngày đóng, không phân biệt dịch vụ khám chữa bệnh thông thường hay kỹ thuật cao.

3. Hưởng quyền lợi kể cả khi khám chữa bệnh trái tuyến

Người có thẻ BHYT 5 năm liên tục sẽ được chi trả 100% chi phí, kể cả trong các trường hợp khám trái tuyến, nếu thuộc một trong các nhóm ưu tiên như:

Người dân tộc thiểu số, hộ nghèo tại vùng khó khăn

 

Skip Ad

Người cần cấp cứu hoặc chuyển tuyến đúng quy định

Người khám tại các bệnh viện chuyên sâu để chẩn đoán, điều trị bệnh hiếm, phẫu thuật kỹ thuật cao

Thay đổi trong cách tính mức chi trả

Một thay đổi đáng chú ý trong luật mới là việc thay thế “mức lương cơ sở” bằng “mức tham chiếu” để tính các ngưỡng chi trả. Mức tham chiếu sẽ được điều chỉnh linh hoạt theo tình hình kinh tế, đảm bảo phù hợp hơn với thực tế.

Hiện tại, mức tham chiếu vẫn tạm tính bằng mức lương cơ sở cũ là 2,34 triệu đồng/tháng, nhưng trong tương lai, con số này có thể thay đổi, ảnh hưởng đến quyền lợi chi trả của người dân.

Điều kiện để được hưởng đầy đủ quyền lợi BHYT 5 năm

Để được hưởng các quyền lợi nói trên, người tham gia BHYT cần đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

Đã tham gia BHYT liên tục đủ 5 năm (cho phép gián đoạn không quá 3 tháng)

Khám chữa bệnh đúng tuyến hoặc thuộc các trường hợp được thanh toán trái tuyến

Có chi phí cùng chi trả trong năm vượt quá 6 lần mức tham chiếu (khoảng 14,04 triệu đồng)

Cảnh báo lừa đảo ngày càng tinh vi

Dù cơ quan BHXH đã nhiều lần cảnh báo, nhưng các đối tượng lừa đảo vẫn tiếp tục lợi dụng lòng tin của người dân, đặc biệt là người cao tuổi, người ít tiếp cận thông tin chính thống. Chúng thường:

Giả mạo tin nhắn từ BHXH

Gửi đường link giả mạo

Gọi điện thoại, nhắn tin riêng yêu cầu nộp tiền “hỗ trợ hồ sơ”

Người dân cần liên hệ trực tiếp với cơ quan BHXH địa phương để kiểm tra thông tin, tránh sập bẫy chiêu trò lừa đảo tinh vi.

Thương 2 bà cháu ă;n xi;n mưa ướt, tôi liền mời vào nhà trú tạm, ai ngờ cậu bé liền chỉ tay lên về phía bức ảnh trên tường rồi nói 1 câu khiến tôi bàng hoàng…

Thương hai bà cháu ăn xin mưa ướt, tôi liền mời vào nhà trú tạm, ai ngờ cậu bé liền chỉ tay lên về phía bức ảnh trên tường rồi nói một câu khiến tôi bàng hoàng…”

Chiều ấy, trời Sài Gòn bỗng đổ mưa như trút. Cơn mưa đầu mùa không lớn, nhưng dai dẳng và lạnh. Tôi – một người đàn ông ngoài ba mươi, sống một mình trong căn nhà nhỏ nằm trong con hẻm ở quận Tân Bình – đang nhâm nhi ly trà nóng thì nghe tiếng trẻ con ho khúc khắc bên ngoài cửa.

Tò mò nhìn qua khe cửa, tôi thấy một bà cụ dáng người còm cõi, lưng còng gập, tay cầm chiếc túi nilon che đầu, bên cạnh là một cậu bé tầm chín, mười tuổi, gầy gò, áo mỏng dính ướt đẫm. Hai bà cháu đứng nép dưới hiên nhà tôi, không dám gõ cửa, chỉ mong tránh cơn mưa đang ngày càng lạnh buốt.

Tôi mở cửa, mời họ vào.

“Vô nhà ngồi tạm đi bà ơi, mưa vầy đứng hoài coi chừng bệnh đó.”

Bà cụ lúng túng, đôi mắt lòa nheo lại nhìn tôi, run run: “Cảm ơn chú… tụi tôi không dám làm phiền đâu.”

“Không có gì, vô đi, lau người cho thằng bé kẻo cảm.”

Thế là hai bà cháu vào nhà. Tôi đưa cái khăn lông và một ly trà nóng. Cậu bé rụt rè nhận lấy, nhưng mắt vẫn đảo quanh căn nhà, lạ lẫm.

Căn nhà tôi đơn sơ, ngoài mấy món đồ nội thất cơ bản thì chỉ có vài bức ảnh treo tường. Một bức là hình tôi chụp cùng bố mẹ đã mất, một là bức ảnh cũ màu đen trắng – một người lính trẻ trong bộ quân phục, tay cầm nón sắt, nét mặt cương nghị. Bức ảnh ấy tôi treo ngay trên kệ tủ giữa phòng khách. Đó là bác tôi – liệt sĩ, người anh của cha tôi.

Cậu bé đột ngột đứng bật dậy, mắt tròn xoe, chỉ tay lên bức ảnh rồi hỏi:

“Ông kia là ai vậy chú?”

Tôi cười hiền: “Đó là bác của chú, mất từ hồi chiến tranh…”

Chưa kịp nói hết câu, cậu bé lẩm bẩm một câu khiến tôi sững người:

“Con từng thấy ông đó… trong giấc mơ.”

Tôi im lặng vài giây. Những lời ấy như một cơn gió lạnh thổi xuyên tâm trí. Làm sao một đứa bé ăn xin – chưa từng quen biết tôi – lại nhận ra được người trong bức ảnh chụp từ mấy chục năm trước?

Tôi cố giữ bình tĩnh, hỏi lại:

“Con thấy sao?”

“Ông ngồi dưới gốc cây, tay cầm quyển sổ. Ông kể chuyện chiến tranh… rồi bảo con phải tìm người có ngón tay cong…”

Tôi giật mình nhìn xuống bàn tay trái của mình – ngón trỏ hơi cong nhẹ từ nhỏ vì một tai nạn lúc chơi bóng bàn hồi cấp hai.

Bà cụ lúc đó đã tỉnh táo hơn, vội vã kéo tay đứa bé lại, miệng thì thào: “Đừng nói linh tinh nữa, Tí.”

Nhưng tôi lúc này như bị cuốn vào một điều gì đó rất lạ. Tôi gặng hỏi bà cụ xem bà cháu ở đâu, có ai thân thích không. Bà nói sống vất vưởng mấy năm nay, ngủ dưới gầm cầu hoặc lề đường. Cậu bé không phải cháu ruột, là con của một người hàng xóm trước kia ở quê, gửi lại rồi biệt tăm.

Tôi ngồi lặng đi. Một phần vì xúc động, phần khác là cảm giác có gì đó rất gắn bó, thân quen với cậu bé này – như thể đã từng gặp. Câu chuyện cậu kể không thể là ngẫu nhiên. Thằng bé chẳng hề sợ sệt khi nói ra, mà như tin chắc rằng nó có lý do để đến đây.

Tôi lấy cơm cho hai bà cháu ăn. Cậu bé ăn ngấu nghiến, nhưng không quên chia phần cho bà. Dáng vẻ của nó tuy gầy gò, nhưng có nét lanh lợi, thông minh.

Đêm đó, tôi sắp xếp cho hai bà cháu ngủ lại phòng khách. Trời vẫn mưa. Tôi không ngủ được, cứ trằn trọc nhớ lại ánh mắt của thằng bé khi nhìn bức ảnh, và lời nó nói về giấc mơ.

Sáng hôm sau, tôi đưa họ đi khám sức khỏe. Bác sĩ bảo thằng bé bị thiếu máu nhẹ, bà cụ thì huyết áp cao và viêm khớp nặng. Tôi thấy lòng mình nặng trĩu. Hai con người này chẳng còn nơi nào để đi, nếu tôi không giúp thì ai sẽ giúp?

Tối đó, khi tôi định đưa hai bà cháu ra thuê trọ tạm gần chợ Bàu Cát, cậu bé đột nhiên quay sang tôi và hỏi:

“Chú tên Tâm hả?”

Tôi gật đầu, ngạc nhiên vì chưa từng nói tên mình.

Nó gật gù: “Ông trong ảnh bảo con sẽ gặp chú Tâm. Chú sẽ là gia đình mới của con.”

Tôi ngẩn người, không hiểu đây là giấc mơ hay sự thật. Nhưng lòng tôi bỗng chùng xuống. Trong khoảnh khắc đó, tôi biết… chuyện này không chỉ là một cuộc gặp tình cờ.

Nó là một nhân duyên.

Tôi quyết định giữ hai bà cháu ở lại nhà thêm vài hôm để tiện chăm sóc. Cậu bé – tên Tí – càng lúc càng khiến tôi để tâm nhiều hơn. Nó lanh lợi, lễ phép, hay quan sát và đặc biệt rất thương bà. Mỗi lần bà cụ ho, nó đều chạy đi lấy nước, lấy dầu gió. Một đứa trẻ sống lang thang mà vẫn giữ được sự tinh tế và tử tế như vậy thật hiếm.

Tôi bắt đầu để ý những cơn mơ lặp lại của Tí.

Đêm nào ngủ, nó cũng ú ớ, thì thầm tên “ông lính” trong ảnh. Có đêm còn ngồi bật dậy, toát mồ hôi, nói mớ:

“Con chưa tới được… đường mòn… có chiếc xe jeep xanh… ông đợi…”

Tôi hỏi thì nó lắc đầu, nói không nhớ gì, chỉ thấy mình đang đi trong rừng, rồi gặp một người mặc áo bộ đội, mặt giống hệt người trong bức ảnh.

Linh tính mách bảo tôi rằng có điều gì đó chưa được giải mã. Tôi bắt đầu tìm lại tư liệu cũ của gia đình. Hộp kỷ vật của bác tôi vẫn còn, bên trong là một lá thư ông viết gửi cha tôi trước khi nhập ngũ – nét chữ nắn nót, kể về một đợt hành quân cuối cùng ở Tây Nguyên. Ông nhắc đến một người tên là Thu, một người phụ nữ ông thương yêu nhưng chưa từng nói rõ mối quan hệ.

Điều kỳ lạ là khi tôi đọc tên “Thu” lên, bà cụ ăn xin đang nấu nước dưới bếp bỗng khựng lại, quay đầu, mắt mở lớn:

“Cậu vừa nói ai cơ?”

Tôi cầm lá thư ra, hỏi bà cụ có quen cái tên này không.

Bà run run, lấy kính ra đeo, đọc một hồi rồi bỗng bật khóc.

“Là chị tôi… Thu là chị ruột tôi… Mất tích từ hồi năm 75…”

Không khí như đông cứng lại. Tôi cảm thấy một sợi dây vô hình đang từ từ hiện ra – gắn kết chúng tôi lại bằng quá khứ bị lãng quên.

Bà kể, chị Thu là người duy nhất trong gia đình bà có tri thức, được đi học, sau đó vào Sài Gòn công tác thời chiến. Năm 1974, chị viết thư về nói đang yêu một người lính miền Bắc, nói rằng sẽ lập gia đình sau chiến tranh. Nhưng đến 1975, chị bặt vô âm tín. Gia đình tưởng chị đã chết.

Bức ảnh bác tôi trong bộ quân phục kia… chính là người đàn ông ấy?

Tôi hỏi bà:

“Vậy còn mẹ của Tí…?”

Bà im lặng. Mãi một lúc sau, bà mới kể. Có một đứa con gái – chị tên Hiền – từng bị ép lấy chồng ở quê, sinh được một đứa con. Nhưng sau đó, bỏ đi vì bị chồng bạo hành. Mười năm không ai gặp lại. Tới một ngày, có người trong xóm thấy chị Hiền trở về, ôm theo một đứa bé – là Tí – và nhờ hàng xóm trông giùm để đi mua thuốc. Rồi mất hút từ đó.

Bà nhận nuôi đứa bé vì thương. Không giấy tờ, không thân thích, bà đành dắt cháu đi lang thang kiếm sống.

Tôi lập tức mang hộp kỷ vật, ảnh cũ và cả bức thư đến nhờ bạn cũ – một cán bộ bên Quân khu 7 – tra lại hồ sơ liệt sĩ. Một tuần sau, có kết quả.

Bác tôi – Nguyễn Văn Cường, hy sinh trong một trận đánh gần Buôn Ma Thuột năm 1975. Trước khi hy sinh, ông từng được cấp trên cho nghỉ ba ngày ở Pleiku, nơi ông đăng ký tạm trú dưới tên giả là “Lê Văn Hùng”.

Và đúng địa chỉ đó, từng có một người phụ nữ tên Nguyễn Thị Thu làm việc – tức là chị của bà cụ ăn xin. Có một bức ảnh duy nhất chụp chung hai người tại địa phương. Tôi mang về cho bà cụ xem. Bà òa khóc.

“Chắc chắn là chị tôi… còn ông lính… là anh rể tôi rồi.”

Tôi như vỡ òa. Tí chính là cháu gọi bác tôi bằng ông ngoại.

Cậu bé, qua bao năm tháng lang bạt, vô tình – hoặc có thể do một sự dẫn dắt kỳ lạ nào đó – mà tìm về đúng ngôi nhà của dòng tộc mình. Không ai dạy, không ai chỉ, chỉ có những giấc mơ kỳ lạ và ánh mắt đau đáu của một đứa trẻ khao khát được thuộc về.

Tôi quyết định làm giấy giám hộ cho Tí. Không dễ, vì cậu bé không có giấy khai sinh, nhưng nhờ sự hỗ trợ của bạn tôi và hồ sơ đối chiếu từ phía quân đội, cuối cùng chúng tôi cũng làm được thủ tục.

Tí chính thức được mang họ Nguyễn, là cháu nội của gia đình tôi.

Căn nhà nhỏ giờ rộn tiếng cười. Tôi xin nghỉ việc ở công ty thiết kế để chuyển sang dạy bán thời gian, dành nhiều thời gian cho Tí. Tôi mua cho nó bộ sách lớp 3, thuê gia sư kèm lại từ đầu. Nó học nhanh, đặc biệt giỏi môn Lịch sử. Có lẽ vì trong tim nó đã mang sẵn một câu chuyện lịch sử sống động.

Bà cụ – giờ là “dì Tư” trong nhà – sức khỏe yếu dần, nhưng tinh thần thì an yên. Có ngày, bà cầm bức ảnh người chị đã khuất, vuốt ve như nói chuyện với người xưa:

“Chị yên tâm rồi nghe. Thằng cháu chị đã về đúng nhà.”

Tối nọ, tôi hỏi Tí:

“Làm sao con nhớ ông trong mơ rõ vậy?”

Nó cười hồn nhiên:

“Con không biết… chỉ nhớ rõ mắt ông buồn buồn, mà hiền lắm. Ổng hay ngồi dưới gốc cây, bảo con phải ráng tìm chú có ngón tay cong, ổng nói: ‘Chú đó sẽ thương con như má con từng thương…’”

Tôi lặng người.

Không biết có thứ gọi là “linh hồn” hay “duyên âm” thật không. Nhưng tôi tin rằng, đôi khi, tình yêu của những người đã khuất vẫn dõi theo ta – âm thầm, lặng lẽ – và gửi gắm những điều chưa thể nói hết… vào một giấc mơ.

Vụ người dân nhặt vải từ xe tải gặp n;ạn: Chủ xe được ủng hộ 40 triệu đồng, bị nhiều người gọi điện m;ắng

Chính quyền địa phương đã giao công an xác minh, làm rõ vụ việc.

Liên quan đến sự việc xe tải chở vải bị lật tại địa phận Thanh Oai (Hà Nội), nhiều người dân nhặt vải rơi bên đường gây xôn xao dư luận, mới đây, chị Bùi Thị Lịch (38 tuổi, quê ở xã Yên Phú, tỉnh Phú Thọ) cho biết, sau sự việc, gia đình đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều người.

Trao đổi với báo Dân Việt, chị Lịch thông tin tính đến sáng nay (8/7), chị đã nhận được khoảng 40 triệu đồng tiền hỗ trợ từ các mạnh thường quân. Do đang bị đau tay, sưng tấy sau vụ tai nạn nên sáng nay, chị Lịch phải vào bệnh viện khám, chụp chiếu. Chủ xe dự định chiều nay sẽ ra ngân hàng sao kê chi tiết và gửi thông báo cụ thể cho bà con, mọi người cùng biết. Người phụ nữ gửi lời cảm ơn đến những người đã giúp đỡ mình trong lúc khó khăn, hoạn nạn.

Bên cạnh đó, tối qua, chị cũng nhận được rất nhiều cuộc gọi đến mắng chửi vì “làm ảnh hưởng tới người dân địa phương”. Chị Lịch bộc bạch, sau sự việc nhiều người dân nhặt vải vì tưởng hàng bỏ đi, do quá xót của nên chị chỉ biết “khóc trong lòng”. Tuy nhiên, bản thân chị chia sẻ với báo chí chưa rõ ràng khiến nhiều người lầm tưởng rằng người dân “hôi vải”.

Vụ người dân nhặt vải từ xe tải gặp nạn: Chủ xe được ủng hộ 40 triệu đồng, bị nhiều người gọi điện mắng- Ảnh 1.

Hình ảnh người dân nhặt vải lan truyền trên mạng xã hội làm nổ ra tranh cãi.

Thực sự tôi không có ý gì cả. Trong lúc hoạn nạn của đau con xót. Xe tải gặp nạn, hư hỏng nặng đúng lúc hết bảo hiểm thân vỏ. Chủ gara báo xe tôi sửa hết khoảng 60 triệu đồng nhưng vợ chồng tôi không có tiền nên cũng chưa đặt cọc để sửa“, chị Lịch nói.

Một lãnh đạo UBND xã Dân Hòa cho hay, vụ việc xe tải chở vải bị lật không gây thương vong, không xảy ra va chạm với xe khác, tài xế cũng không trình báo công an. Về thông tin người dân lấy vải từ xe tải gặp nạn, vị lãnh đạo thông tin thời điểm xảy ra sự việc vào gần sáng, nhiều người đi qua khu vực nghĩ rằng số vải ven đường gần nghĩa trang bị bỏ đi nên đã nhặt mang về vì tiếc của. Không có việc người dân lao vào “tranh cướp” vải của người gặp nạn như một số trang mạng xã hội đăng tải.

Hiện UBND xã Dân Hòa đã giao công an xác minh, làm rõ sự việc và sẽ thông tin cụ thể sau.

Vụ người dân nhặt vải từ xe tải gặp nạn: Chủ xe được ủng hộ 40 triệu đồng, bị nhiều người gọi điện mắng- Ảnh 2.

4 tấn vải đổ xuống đường sau khi xe bị lật.

Vụ người dân nhặt vải từ xe tải gặp nạn: Chủ xe được ủng hộ 40 triệu đồng, bị nhiều người gọi điện mắng- Ảnh 3.

Chiếc xe gặp nạn.

Trước đó, trên mạng xã hội lan truyền nhiều hình ảnh người dân xúm vào nhặt vải ở bên đường. Bài đăng trên mạng xã hội cho rằng, chủ xe vải bị lật đưa xe đi sửa, đến khi quay lại để thu vải thì người dân đã nhặt sạch. Thông tin làm nổ ra nhiều ý kiến trái chiều.

Dám dừng xe của tôi ư, những người CSGT này thật thú vị. Cô gái cho phép anh ph/ạt tôi. P//hạt nặng vào nhé, chị không có tiền lẻ đâu….

Trưa hè tháng Bảy, mặt đường như nứt ra dưới cái nắng gắt của thành phố. Những tia nắng phản chiếu trên nắp capo chiếc xe hơi màu đen bóng loáng đậu sát lề đường, tạo thành những vệt chói lóa đến nhức mắt. Một chiếc ô tô dừng giữa ngã tư khi đèn giao thông đã chuyển sang đỏ được hơn bảy giây. Một chiếc mô tô phân khối lớn của Cảnh sát giao thông ngay lập tức lướt tới. Tiếng còi huýt sắc như lát dao mỏng cắt ngang dòng âm thanh ồn ã của phố xá.

Bên trong xe, một người phụ nữ trẻ tháo kính râm, môi nhếch nhẹ đầy thách thức.

“Dám dừng xe của tôi ư, những người CSGT này thật thú vị. Cô gái cho phép anh phạt tôi. Phạt nặng vào nhé, chị không có tiền lẻ đâu.”

Câu nói ấy, tưởng như chỉ là một lời trêu đùa nửa vời, lại trở thành khởi đầu cho một câu chuyện mà chính cô cũng không ngờ đến.

Thanh Mai, 32 tuổi, giám đốc một công ty truyền thông đang lên tại Sài Gòn, là kiểu người phụ nữ không ngại va chạm, sắc sảo và kiêu hãnh. Cuộc đời cô là một chuỗi những nỗ lực tự thân, từ đứa con gái tỉnh lẻ lên thành phố học đại học, đi làm thêm đủ nghề, rồi đứng dậy thành công với hai bàn tay trắng. Từ lâu, Mai tin rằng tiền có thể giải quyết được gần như mọi vấn đề. Kể cả những lần vi phạm giao thông.

Cô không hẳn là người xấu – chỉ là đã quen với việc được ưu tiên, được nể trọng, và đôi khi, được tha thứ chỉ vì địa vị của mình.

Cảnh sát Tuấn – 27 tuổi, quê ở Đồng Tháp – là một người đàn ông điềm tĩnh, ít nói và đặc biệt ghét những người lái xe thiếu ý thức. Anh không quan tâm họ giàu hay nghèo, xinh đẹp hay quyền lực – chỉ quan tâm đến sự an toàn của những người đi đường.

Khi dừng chiếc xe đó lại, anh không hề biết người trong xe là ai. Câu nói của cô gái khiến anh hơi khựng lại – không phải vì bị “đe nẹt”, mà vì cảm giác buồn lạ lùng. Một người phụ nữ có vẻ ngoài thanh lịch, lại có thể nói ra một câu thiếu thiện chí đến vậy.

“Chào chị, tôi yêu cầu chị xuất trình giấy tờ xe và bằng lái. Chị đã vượt đèn đỏ – đây là lỗi nghiêm trọng có thể gây tai nạn cho người khác.”

Mai không thèm nhìn anh. Cô lục ví, đưa giấy tờ kèm theo một câu nữa:

“Phạt luôn cho nhanh. Tôi không có thời gian đứng đây tranh luận đâu.”

Tuấn bình tĩnh nhìn cô một lúc lâu. Anh không nhận tiền. Anh cũng không vội lập biên bản. Thay vào đó, anh nói:

“Chị có thể không quan tâm đến mức phạt. Nhưng tôi cần chị hiểu rõ, hành vi của chị có thể khiến một đứa trẻ bị tai nạn khi qua đường. Tôi gặp nhiều trường hợp như vậy rồi.”

Mai cười khẩy: “Tôi không cần nghe bài thuyết giáo đó. Anh làm đúng trách nhiệm thì cứ phạt, thế thôi.”

Im lặng một lúc, Tuấn nói, vẫn với giọng nhẹ nhàng:

“Nếu chị rảnh một buổi, tôi mời chị đến một ca trực với tôi. Chỉ cần 2 tiếng thôi. Nếu sau đó chị vẫn nghĩ việc vượt đèn đỏ không đáng gì, tôi sẽ xin cơ quan miễn lỗi vi phạm cho chị.”

Mai cười phá lên: “Cảnh sát giờ mời cả người vi phạm đi chơi à?”

“Không phải đi chơi. Là để hiểu. Chị dám không?”

Ánh mắt anh lúc đó không hề khiêu khích, chỉ là một sự thách thức rất yên tĩnh. Lạ thay, lần đầu tiên sau nhiều năm, Mai cảm thấy… mình bị lay động.

Ngày hôm sau, đúng 5 giờ chiều, Thanh Mai có mặt ở trụ sở Đội CSGT quận. Cô không chắc tại sao mình lại đến. Có lẽ là sự tò mò. Cũng có thể là vì sự lạnh lùng bình thản trong mắt anh cảnh sát hôm trước khiến cô không thể dửng dưng như mọi lần.

Tuấn đón cô bằng nụ cười nhẹ. Anh đưa cho cô một áo phản quang, mũ bảo hiểm và cùng cô leo lên mô tô.

“Hôm nay anh định cho tôi xem điều gì? Người vượt đèn đỏ như tôi, nhưng nghèo hơn?” – Mai hỏi, nửa giễu cợt.

Tuấn không trả lời. Họ dừng tại một đoạn đường giao nhau gần trường học, nơi thường xảy ra kẹt xe giờ tan học.

Chỉ trong 15 phút, Mai tận mắt chứng kiến một ông bố hốt hoảng dắt đứa con bị ngã xe vì một chiếc ô tô phóng nhanh vượt đèn. Một bà cụ bị lạc giữa dòng xe cộ hỗn loạn, suýt bị một xe tải húc vào. Và một nhóm học sinh cấp 2 lách vội giữa các làn xe, thiếu chút nữa bị xe ba gác tông trúng.

Tuấn chỉ lặng lẽ hướng dẫn, ngăn cản, giải quyết.

Mai đứng bên, đột nhiên thấy nóng lòng – không phải vì trời – mà vì cảm giác xấu hổ đang len lỏi dần trong ngực.

“Khi chị vượt đèn đỏ hôm qua,” Tuấn nói khi họ nghỉ uống nước sau hơn một tiếng, “chỉ cần có một người chạy theo chị, và một người khác cũng vội – tai nạn xảy ra là chuyện trong tích tắc.”

Mai lặng đi. Không ai từng nói với cô như vậy – không bằng giọng la mắng, cũng không bằng thái độ ghét bỏ. Chỉ là một người đang làm đúng công việc, và muốn ai đó hiểu vì sao họ phải làm vậy.

Cô nhìn anh. Lần đầu tiên, ánh mắt không còn thách thức. “Tôi… không nghĩ mọi chuyện nghiêm trọng vậy,” cô khẽ nói.

Tuấn mỉm cười: “Giờ thì chị biết rồi.”

Chiều hôm đó, Thanh Mai rời khỏi Đội CSGT với một tâm trạng kỳ lạ. Cô không còn thấy bản thân ở vị trí “người trên”, cũng không cảm thấy mình bị “giáo huấn”. Thay vào đó là sự im lặng lạ lẫm – thứ im lặng khi người ta bắt đầu nhìn lại chính mình.

Cô không kể cho ai về buổi chiều hôm ấy. Nhưng hôm sau, thay vì cho tài xế đưa đi làm, cô tự lái xe đến công ty. Dừng đèn đỏ đúng thời gian. Nhìn rõ vạch dừng. Đeo dây an toàn, không dùng điện thoại. Lần đầu tiên sau nhiều năm, cô cảm thấy như mình đang lái một chiếc xe có linh hồn – không phải là công cụ để thể hiện đẳng cấp, mà là phương tiện kết nối giữa cô và những con người khác cùng chia sẻ con đường.

Tối đó, khi ngồi một mình trong căn hộ cao cấp tầng 18, ánh đèn thành phố lấp lánh ngoài cửa kính, Mai bỗng nhớ về một buổi chiều năm cô 13 tuổi. Khi ấy, mẹ cô bị một chiếc xe máy đâm phải khi đang đi bộ qua đường ở quê – vì một người đàn ông phóng nhanh vượt đèn đỏ.

Mẹ gãy chân, phải nghỉ bán hàng gần 3 tháng. Cả nhà thiếu thốn, bữa ăn chỉ còn rau luộc và cơm chan nước mắm. Cô bé Mai khi ấy từng phải xin nghỉ học vài tuần để trông em, nấu cơm, giặt đồ.

Cô đã từng khóc khi nghe bác sĩ nói: “May mà bà ấy né kịp một chút, không là gãy cột sống luôn rồi.”

Vậy mà… cô đã quên. Hoặc cố tình quên. Trong dòng đời bận rộn và những mối quan hệ đầy toan tính, Mai đã biến thành một người phụ nữ lạnh lùng, sống như thể không có quá khứ. Một người nghĩ rằng mình có quyền vượt đèn đỏ – như thể thời gian, luật pháp, và cả người khác… đều là thứ có thể mua được bằng tiền.

Hai tuần sau, Mai gọi điện cho Cảnh sát Tuấn. Không phải để “cảm ơn”, cũng không phải để xin xỏ. Cô nói:

“Tôi muốn tài trợ chương trình tuyên truyền giao thông cho học sinh ở một trường vùng ven. Anh có thể giúp tôi kết nối với nơi cần nhất không?”

Tuấn im lặng vài giây, rồi hỏi: “Chị thật sự muốn làm chứ không phải vì… hình ảnh công ty?”

Mai đáp nhẹ: “Vì hình ảnh của chính tôi. Tôi muốn mình không còn là kiểu người có thể dễ dàng quên một bài học.”

Chưa đầy một tháng sau, chương trình đầu tiên được tổ chức ở một trường cấp 2 tại Hóc Môn. Không có băng rôn rầm rộ, không logo công ty. Mai đến đó trong bộ đồ giản dị, ngồi hàng ghế cuối. Cô nhìn lũ trẻ chăm chú lắng nghe Tuấn chia sẻ về tai nạn, về ý thức, và về những hậu quả có thật. Lúc một em học sinh đứng lên hỏi:

“Nếu ba mẹ con cũng hay vượt đèn đỏ, con phải làm sao ạ?”
Mai thấy sống mũi mình cay xè.

Hôm đó, sau buổi tuyên truyền, Tuấn đến chào Mai. Anh không nói lời cảm ơn sáo rỗng, chỉ hỏi:

“Chị vẫn còn giữ thói quen vượt đèn đỏ không?”

Mai bật cười. “Không. Giờ tôi còn dừng lại trước khi đèn vàng nữa kìa.”

Họ cùng cười. Một lúc sau, Tuấn ngập ngừng:

“Nếu chị rảnh… có thể hôm nào tôi mời chị về quê tôi một chuyến. Có một ngôi trường nhỏ ở đó, các em học sinh chưa từng được dạy bài học về an toàn giao thông một cách tử tế.”

Mai nhìn anh. Trong khoảnh khắc ấy, cô thấy ánh mắt anh không còn là của một người thi hành công vụ – mà là ánh mắt của một người đàn ông tin rằng thay đổi, dù nhỏ nhất, vẫn đáng giá.

Cuộc sống của Mai không thay đổi một cách kịch tính. Cô vẫn điều hành công ty, vẫn dự tiệc, vẫn gặp gỡ đối tác. Nhưng có một điều lặng lẽ thay đổi trong cách cô sống:

  • Cô không còn lái xe ẩu khi vội.

  • Không lớn tiếng với nhân viên.

  • Không coi thường những người lao động ngoài đường phố.

Cô bắt đầu cảm thấy nhẹ nhõm khi làm điều đúng, dù không ai biết. Và bắt đầu hiểu rằng, đôi khi, một lời phạt – nếu đi kèm với sự tử tế – có thể là món quà lớn nhất trong đời một con người.

Một buổi chiều muộn, Mai đang ngồi đọc sách thì nhận được tin nhắn từ Tuấn:

“Chiều mai tôi lên trụ sở trình đề xuất dự án ‘Học Giao Thông – Học Làm Người’. Nếu chị rảnh, cùng đi nhé.”

Mai trả lời chỉ bằng một từ: “Sẵn sàng.”

Ngoài kia, đèn giao thông chuyển xanh. Dòng xe lại tiếp tục trôi, nhưng lần này – cô biết rõ mình đang đi đâu.

“Tử tế không cần phải to tát. Đôi khi, chỉ cần dừng đúng lúc – trước một vạch đèn đỏ – là đã cứu được một cuộc đời.”