Home Blog Page 12

Miễn viện phí toàn dân: Người dân cứ vào viện đi khám là được ‘miễn phí hoàn toàn’

Chính sách miễn phí viện phí toàn dân giai đoạn từ 2030-2035, bắt đầu từ các cơ sở y tế cơ bản được xem là bước đột phá trong chính sách y tế của Việt Nam.

Không ít người dân vẫn còn hiểu lầm rằng “vào bệnh viện sẽ không mất tiền” hay “cứ đi khám là được chi trả toàn bộ”. Để làm rõ vấn đề này, bà Trần Thị Trang, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế), đã có những chia sẻ về vấn đề này.

Theo bà Trang, chính sách miễn viện phí toàn dân là một chính sách nhân văn, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Nhà nước đối với sức khỏe người dân. Tuy nhiên, bà nhấn mạnh, chính sách này không đặt mục tiêu “miễn phí tuyệt đối”. Thay vào đó, mục tiêu cốt lõi là giảm tối đa chi phí tiền túi mà người dân phải bỏ ra khi đi khám, chữa bệnh.

“Miễn viện phí toàn dân là một chính sách nhân văn và vẫn phải dựa trên nền tảng trụ cột là bảo hiểm y tế”, bà Trang khẳng định. Bà cũng cho biết, chính sách này còn hướng tới việc tăng mức độ phủ của bảo hiểm y tế, giảm tỷ lệ tử vong do phát hiện bệnh muộn, và xây dựng một hệ thống y tế bền vững, hiệu quả, đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau.

Lộ trình thực hiện từng bước để đạt hiệu quả bền vững

Bà Trang cũng làm rõ rằng, chính sách miễn viện phí toàn dân sẽ được thực hiện theo lộ trình cụ thể.

Từ năm 2026: Người dân sẽ được khám sức khỏe định kỳ miễn phí mỗi năm một lần tại trạm y tế xã. Các dịch vụ bao gồm xét nghiệm cơ bản, chụp X-quang tim phổi, siêu âm ổ bụng… Quan trọng hơn, mỗi người dân sẽ được lập hồ sơ sức khỏe để theo dõi liên tục, sàng lọc bệnh dựa trên yếu tố nguy cơ và được quản lý sức khỏe trọn vòng đời, từ khi còn trong bụng mẹ đến khi về già.

Bên cạnh đó, người dân sẽ được tiếp cận các gói dịch vụ y tế cơ bản mang tính phòng bệnh, góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh, tử vong và tiết kiệm chi phí điều trị ở giai đoạn muộn.

kham-bhyt-1-1752201437.jpg
Ảnh minh họa

Mục tiêu đến năm 2035: 100% người dân sẽ được quỹ bảo hiểm y tế chi trả toàn bộ chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi quyền lợi bảo hiểm y tế tại cấp khám, chữa bệnh ban đầu và các cơ sở đăng ký khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu thuộc cấp khám, chữa bệnh cơ bản. Đồng thời, 100% trạm y tế cơ sở sẽ đủ năng lực cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu hiệu quả.

Để hiện thực hóa những mục tiêu trên, bà Trang nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cấp toàn diện y tế cơ sở. Điều này bao gồm việc cải thiện về chức năng, tổ chức, nhân lực và trang thiết bị. Đặc biệt, bà lưu ý cần đảm bảo các trạm y tế ở vùng sâu, vùng xa có đủ bác sĩ để khám ngoại trú, chỉ định xét nghiệm và quản lý bệnh mạn tính.

Song song đó, việc phát triển mạng lưới bác sĩ gia đình, tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại cơ sở cũng là những giải pháp then chốt. Bà cũng đề xuất cần có chính sách điều động thêm bác sĩ về làm việc có thời hạn tại các trạm y tế xã và chính sách đãi ngộ vượt trội về thu nhập để thu hút và giữ chân đội ngũ y bác sĩ tại tuyến y tế cơ sở, y tế dự phòng và các lĩnh vực ưu tiên.

Một vấn đề quan trọng mà bà Trang đặc biệt nhấn mạnh là việc tuân thủ quy trình chuyển tuyến và phân luồng người bệnh.

Bà khẳng định: “Chính sách miễn viện phí không đồng nghĩa với việc người dân cứ muốn đến đâu khám thì đến và được chi trả 100%, mà vẫn phải tuân thủ quy trình chuyển tuyến cơ sở khám, chữa bệnh, phân luồng người bệnh theo cấp chuyên môn”.

Nếu người bệnh đi khám không đúng cấp chuyên môn hoặc khám vượt mức cần thiết, họ sẽ phải chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí, ngay cả khi đã có bảo hiểm y tế. Đây là một yêu cầu thiết thực nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng của quỹ bảo hiểm y tế, đồng thời giảm tải cho tuyến trên và tăng cường năng lực cho tuyến cơ sở.

“Lúc này, các tuyến y tế cơ sở phải đủ mạnh, đủ năng lực để lấy được sự tin tưởng của người dân, tránh được tình trạng ‘vượt tuyến'”, bà Trang kết luận.

Chính sách và chủ trương mới

Thời gian qua nhiều chính sách an sinh xã hội ngày càng đi vào cuộc sống. Đơn cử, Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 đã mở rộng đối tượng tham gia; tăng quyền, lợi ích trong thụ hưởng chính sách BHXH. Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng được tăng cao nhất từ trước đến nay là 35,7%. Cùng với đó là nâng mức trợ cấp đối với các đối tượng an sinh xã hội. Theo Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2024, từ 1/1/2025, người tham gia BHYT khi mắc bệnh hiếm, hiểm nghèo, cần phẫu thuật hoặc kỹ thuật cao có thể đến bệnh viện không phải nơi đăng ký ban đầu vẫn được BHYT thanh toán 100% mà không cần đến giấy chuyển tuyến như trước. Cả nước đang triển khai đồng loạt Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Dự kiến Luật Việc làm được thông qua tại Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội vào tháng 5/2025 cũng sẽ hoàn thiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, thúc đẩy tạo việc làm theo hướng bền vững…

“Tất cả đều là những bước tiến hướng tới công bằng, mang ý nghĩa tích cực lâu dài cho xã hội. Các chủ trương này đã khẳng định mục tiêu bảo đảm các nhu cầu thiết yếu nhất của nhân dân: Được học hành, làm việc, khi ốm đau được chữa bệnh. Đây cũng là nền tảng phúc lợi để người dân, đặc biệt là những người yếu thế, được sống tốt hơn”, PGS, TS Nguyễn Đắc Vinh, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội nhìn nhận.

Ông Nguyễn Đức Hòa, Phó Giám đốc BHXH Việt Nam (Bộ Tài chính) nêu quan điểm: “Miễn viện phí toàn dân là mục tiêu rất tốt đẹp mang tính lịch sử trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình. Trong quá trình đổi mới của đất nước và phát triển kinh tế, Đảng, Nhà nước càng chăm lo tới sức khỏe của người dân theo đúng nghĩa, dân khỏe-đất nước vững mạnh”.

Chủ trương miễn viện phí đã khiến mọi tầng lớp nhân dân phấn khởi, cảm kích. Ông Đặng Đức Quy, Bí thư Chi bộ Tổ dân phố số 17, phường Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) đánh giá: “Chính sách miễn học phí và hướng tới miễn viện phí đều là những quyết sách lớn, hợp lòng dân. Tôi cho rằng, đây là bước đi hết sức nhân văn và bài bản, thể hiện rõ ràng tính ưu việt của chế độ. Trong hoàn cảnh đất nước ta còn khó khăn, những “cam kết” trên cũng thể hiện sự cố gắng của Đảng, Nhà nước nhằm bảo đảm bệ đỡ an sinh vững chắc!”.

Thông tin mới về thảm kịch rơi máy bay ở Ấn Độ: Người đàn ông duy nhất còn sống nay đã… trời ơi thương quá

Người duy nhất sống sót trong vụ rơi máy bay ở Ấn Độ hiện vẫn đang điều trị tâm lý để vượt qua cú sốc tinh thần và nỗi đau mất anh trai.

Nhiều người có thể nghĩ Vishwas Kumar Ramesh là một trong những người may mắn nhất thế giới. Tuy nhiên, đối với anh, người duy nhất sống sót trong vụ rơi máy bay của hãng Air India vào hôm 12/6, thì việc vượt qua thảm kịch khủng khiếp này vẫn là một hành trình đầy khó khăn.

NDTV đưa tin, theo chia sẻ từ người anh họ tên Sunny, Vishwas hiện đang được điều trị tâm lý để vượt qua cú sốc tinh thần. Vụ tai nạn xảy ra khi chiếc Boeing 787 Dreamliner đang trên đường tới London, gặp nạn chỉ vài giây sau khi cất cánh từ sân bay Ahmedabad. Trong số 241 hành khách và phi hành đoàn, chỉ có Vishwas, 40 tuổi, một công dân Anh gốc Ấn Độ, sống sót. Anh trai của anh, Ajay, nằm trong số những nạn nhân thiệt mạng, cùng với 19 người dưới mặt đất.

Sunny cho biết, những ký ức kinh hoàng về hiện trường vụ tai nạn, cuộc thoát hiểm kỳ diệu và sự ra đi của anh trai vẫn không ngừng ám ảnh Vishwas. “Nhiều người thân và bạn bè ở nước ngoài liên tục gọi điện hỏi thăm, nhưng anh ấy không muốn trò chuyện với bất kỳ ai. Anh ấy thường thức dậy giữa đêm và khó ngủ trở lại. Hai ngày trước, gia đình đã đưa anh đến gặp bác sĩ tâm thần để bắt đầu điều trị. Hiện anh ấy vẫn chưa có kế hoạch trở lại London vì đang trong giai đoạn chữa trị”, Sunny nói.

Vishwas Kumar Ramesh - nam hành khách duy nhất sống sót sau vụ rơi máy bay. Ảnh: NDTV

Vishwas Kumar Ramesh – nam hành khách duy nhất sống sót sau vụ rơi máy bay. Ảnh: NDTV

Ngày 17/6, Vishwas được xuất viện khỏi Bệnh viện Dân sự Ahmedabad. Cùng ngày, gia đình cũng nhận lại thi thể của Ajay sau khi hoàn tất xét nghiệm ADN. Hai anh em trở về London trên chuyến bay của Air India sau khi kết thúc chuyến thăm gia đình tại Diu.

Một đoạn video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy Vishwas vác anh trai trên vai, đưa đến nơi hỏa táng ở Diu vào ngày 18/6.

Ngay sau vụ tai nạn, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã đến bệnh viện thăm hỏi Vishwas và động viên anh.

Trong cuộc phỏng vấn với kênh Doordarshan, Vishwas kể lại khoảnh khắc kinh hoàng: chiếc máy bay dường như bị chết máy chỉ vài giây sau khi cất cánh. Anh ngồi ở ghế 11A, gần cửa thoát hiểm bên trái. “May mắn thay, phần máy bay nơi tôi ngồi rơi xuống tầng trệt ký túc xá của một trường y. Khi nhìn thấy cửa thoát hiểm bị hỏng, tôi tự nhủ phải cố gắng thoát ra, và cuối cùng đã thành công”, Vishwas chia sẻ.

Một đoạn video do người dân địa phương quay lại vài phút sau vụ tai nạn cho thấy Vishwas đang lảo đảo bước ra khỏi đống đổ nát, tiến về phía xe cứu thương. Nhưng con đường rời xa ký ức ám ảnh ấy có lẽ sẽ còn dài và gian nan hơn rất nhiều.

Báo cáo sơ bộ về vụ tai nạn của Air India xảy ra ngày 12/6, khiến ít nhất 270 người thiệt mạng, cho biết nhiên liệu cho động cơ máy bay đã bị ngắt chỉ vài giây sau khi máy bay cất cánh.

Theo báo cáo, ngay sau khi cất cánh, công tắc ngắt nhiên liệu của cả 2 động cơ đã lần lượt chuyển từ vị trí “run” (chạy) sang vị trí “cutoff” (ngắt) trong vòng 1 giây. Điều này khiến nhiên liệu cho cả 2 động cơ máy bay bị ngắt.

Trong bản ghi âm buồng lái, 1 trong 2 phi công đã hỏi người kia tại sao lại nhấn công tắc ngắt. “Phi công còn lại trả lời rằng anh ta không làm vậy” – báo cáo cho biết.

Khoảng 10 giây sau, dòng nhiên liệu cho các động cơ được khôi phục và quá trình khởi động lại được tự động bắt đầu, nhưng không đủ thời gian để ngăn máy bay rơi.

Chỉ hơn 20 giây sau khi công tắc chuyển sang trạng thái “cutoff”, 1 trong 2 phi công đã phát đi tín hiệu cấp cứu khẩn cấp “Mayday mayday mayday”.

Hộp đen ngừng ghi dữ liệu chỉ vài giây sau đó.

Sự việc khiến tổng cộng 260 người thiệt mạng, bao gồm 241 người trên máy bay và 19 nạn nhân dưới mặt đất, chỉ một hành khách duy nhất sống sót.

Tôi phải sống thế nào khi đây là mẹ – người thân nhất của chồng tôi…Mẹ chồng đã 60 tuổi nhưng vẫn h;am h;ố có thêm con trai

“Tôi phải sống thế nào khi đây là mẹ – người thân nhất của chồng tôi… Mẹ chồng tôi đã 60 tuổi nhưng vẫn ham hố có thêm con trai vì chồng tôi mất khả năng sinh sản sau vụ tai nạn năm ngoái. Vừa đẻ em chồng được vài hôm, bà gọi tôi đến bên giường thông báo từ nay tôi sẽ thay bà nuôi đứa trẻ này. Tôi định từ chối luôn thì bà mỉm cười nói cho tôi biết sự thật động trời…”

Tôi tên là Mai, 29 tuổi, một nhân viên văn phòng bình thường ở Hà Nội. Tôi lấy chồng – anh Dũng – sau hai năm yêu nhau. Anh là người chững chạc, điềm đạm, lại có công việc ổn định. Tôi từng nghĩ đời mình may mắn khi có được một người chồng như vậy và một người mẹ chồng có vẻ hiền hậu, thương con.

Mẹ chồng tôi – bà Hoa – góa bụa từ khi chồng mất cách đây hơn chục năm. Bà ở cùng hai vợ chồng tôi trong căn nhà ba tầng nhỏ ở quận Thanh Xuân. Lúc đầu, cuộc sống chung không có gì đáng phàn nàn. Mẹ chồng kỹ tính nhưng chăm sóc tôi từng ly từng tí, đặc biệt sau khi tôi về làm dâu, bà không bắt tôi nấu nướng gì nhiều. Tôi thậm chí thấy có phần may mắn khi có một người mẹ chồng biết điều, không soi mói hay xét nét.

Cho đến ngày tai nạn xảy ra.

Chồng tôi bị tai nạn xe máy nghiêm trọng trên đường đi công tác ở Thái Nguyên. Anh phải nằm viện gần 3 tháng. Ngoài việc phải mổ chỉnh hình xương chậu và cột sống, một sự thật đau lòng được bác sĩ thông báo với tôi trong lần tôi gặp riêng – anh Dũng không còn khả năng sinh sản.

Tôi nhớ như in cảm giác lúc đó. Mặt tôi nóng ran, cổ họng nghẹn lại. Tôi không biết nên vui hay buồn khi bác sĩ bảo chồng tôi vẫn giữ được mạng sống. Còn mẹ chồng tôi, khi tôi kể lại, bà im lặng không nói gì. Không khóc. Không than. Chỉ gật đầu, bảo tôi giữ kín chuyện này.

Từ ngày anh Dũng xuất viện, bà chăm sóc anh chu đáo hơn cả tôi. Bữa ăn, thuốc thang, mọi thứ bà đều lo. Nhưng ánh mắt bà thi thoảng đăm chiêu, như đang nghĩ ngợi điều gì sâu xa.

Tôi cũng chẳng nghĩ ngợi gì nhiều – cho đến cách đây hai tháng.

Một tối, khi tôi đang chuẩn bị đi ngủ, bà gọi tôi xuống bếp. Trên bàn có một ly trà nóng, bà bảo tôi ngồi xuống. “Mai này, con có muốn có con không?” – bà hỏi, giọng nhẹ tênh, như đang hỏi chuyện trời mây.

Tôi cười gượng: “Có chứ mẹ, nhưng con và anh Dũng còn đang cố gắng…”

Bà không trả lời, chỉ nhìn tôi thật lâu, rồi bảo: “Đôi khi, có những cách khác để có con…”

Tôi không hiểu bà định ám chỉ điều gì, nhưng một tuần sau đó, tôi mới vỡ lẽ mọi chuyện không đơn giản như tôi nghĩ.

Mẹ chồng tôi… sinh con. Ở tuổi 60.

Cả xóm rộ lên bàn tán. Người thì nói bà Hoa dở hơi, người thì thương hại. Bà không trả lời báo chí, không giải thích gì với ai. Bà sinh mổ ở một bệnh viện tư, kín đáo, lặng lẽ.

Ba ngày sau khi về nhà, bà gọi tôi lên phòng. Đứa bé trai đỏ hỏn nằm trong nôi, mắt còn chưa mở. Tôi nhìn nó mà không biết cảm xúc gì. Còn bà thì rất bình thản:

– Từ hôm nay, con sẽ nuôi nó thay mẹ. Nó sẽ là con của con và chồng con.

Tôi tưởng bà nói đùa, tôi phản đối ngay: “Không được đâu mẹ, sao con có thể…”

Chưa để tôi nói hết câu, bà mỉm cười. Một nụ cười khiến tôi lạnh sống lưng.

– Nó là con của Dũng. Con hiểu ý mẹ không?

Tôi sững sờ, đứng như hóa đá. Cổ họng khô khốc, tôi thì thào: “Sao có thể…”

– Trước lúc tai nạn, mẹ đã giục nó đi lưu trữ tinh trùng. Lúc đó mẹ chỉ nghĩ để phòng bất trắc. Ai ngờ… Sau khi tai nạn xảy ra, bác sĩ nói không còn hy vọng. Nhưng tinh trùng vẫn còn. Và… mẹ quyết định sinh cho nó một đứa con.

– Mẹ… mẹ… dùng tinh trùng của con trai mình? Với ai?

– Với mẹ.

Không thể tin nổi điều tai mình nghe. Trái tim tôi thắt lại. Tôi chưa từng tưởng tượng nổi một người mẹ có thể đi đến bước này.

– Mẹ làm vậy là loạn luân! Mẹ không nghĩ cho con trai mẹ, cho cháu mẹ à?

– Mẹ không loạn. Tinh trùng là của Dũng. Mẹ chỉ là người mang thai hộ, bằng IVF. Không phải theo cách con nghĩ. Bác sĩ thực hiện, không có gì trái luật. Giấy tờ mẹ cũng có đầy đủ. Chỉ là, người ta không công khai vì tuổi mẹ quá lớn.

Tôi không biết mình rời khỏi phòng bà Hoa thế nào. Mọi thứ quay cuồng trong đầu. Tại sao? Vì sao bà lại làm thế? Đứa trẻ kia… là con tôi? Là em chồng tôi? Hay là… cháu tôi?

Tôi vật vờ mấy đêm liền, không dám kể với ai. Chồng tôi cũng không biết gì, hoặc nếu có, anh chưa từng hé miệng. Dường như anh bị động như tôi. Mỗi lần tôi gợi ý về chuyện có con, anh chỉ im lặng.

Mẹ chồng tôi vẫn gọi tôi chăm em bé mỗi ngày. “Cháu nó hợp hơi con”, bà nói vậy. Mỗi lần tôi từ chối, bà chỉ lặng lẽ: “Con không nuôi thì ai nuôi? Còn ai là mẹ nó ngoài con?”

Tôi hoảng loạn, nhưng cũng không thể bỏ mặc. Đứa trẻ vô tội. Nhưng tôi không biết… nên yêu thương nó theo cách nào.

Cuối cùng, tôi phải làm sao? Làm mẹ? Làm chị? Làm người nuôi con của mẹ chồng?

Tôi tưởng tượng viễn cảnh một ngày nào đó đứa bé lớn lên, hỏi tôi: “Mẹ ơi, bà nội là ai? Sao lại bảo bà là người sinh ra con?”

Tôi chưa có câu trả lời.

Từ hôm mẹ chồng tôi tiết lộ sự thật, tôi sống như người đi trên dây. Mỗi sáng mở mắt ra, tôi đều tự hỏi: “Mình là ai trong cái nhà này? Vợ à? Mẹ à? Con dâu à? Hay chỉ là người trông trẻ thuê mà không ai trả lương?”

Chồng tôi – anh Dũng – dường như cũng cảm nhận có điều gì đó không ổn. Nhưng anh không hỏi. Anh thay đổi, khép kín hơn, hay ngồi lặng thinh nhìn đứa bé trong nôi. Một lần tôi thấy anh thở dài, đặt tay lên đầu con – đứa bé mà anh chưa từng bế lấy một lần từ khi nó được đưa về nhà.

Một đêm, tôi không chịu nổi nữa, kéo tay anh lại khi anh đang chuẩn bị ra khỏi phòng:

– Anh biết chuyện đúng không?

Anh quay lại nhìn tôi. Ánh mắt mệt mỏi. Và rồi… gật đầu.

– Anh biết. Mẹ nói hết với anh rồi.

Tôi bật khóc:

– Sao anh không ngăn bà?

Anh lắc đầu:

– Em nghĩ anh không muốn có con à? Anh là đàn ông, là trụ cột, nhưng lại không thể cho em một đứa con. Anh đã từng định ly hôn. Tự biến mất. Nhưng mẹ nói bà sẽ lo được. Rồi… anh cũng bị cuốn vào. Mẹ là người thực hiện tất cả, âm thầm, kín đáo… Anh không biết mọi chuyện lại đi xa đến thế.

Tôi lặng đi. Nước mắt cứ thế rơi.

Không phải vì tôi trách anh. Mà vì tôi thương chính bản thân mình – một người phụ nữ bị đẩy vào vòng xoáy gia đình mà không ai hỏi tôi có muốn hay không.

Sau khi sự thật dần hiện rõ, tôi vẫn tiếp tục chăm em bé. Không phải vì mẹ chồng ép, mà vì… tôi không đành lòng. Thằng bé rất ngoan. Mỗi lần tôi ru ngủ, nó nắm tay tôi chặt cứng như sợ bị bỏ rơi. Nó không có lỗi gì trong chuyện này. Nhưng nếu lớn lên trong một gia đình như vậy – nó sẽ tổn thương biết bao nhiêu?

Mẹ chồng tôi ngày càng yếu. Có lần tôi nghe bà ho cả đêm trong phòng, nhưng vẫn cố giấu đi. Tôi đưa bà đi khám, bác sĩ bảo bà có dấu hiệu suy tim nhẹ, sau khi sinh khó phục hồi vì tuổi cao.

Lần đầu tiên, tôi thấy bà yếu đuối như thế. Không còn là người phụ nữ cứng rắn chỉ biết điều khiển người khác. Bà ngồi ở bậc cầu thang, ôm ngực thở dốc, nói với tôi:

– Mẹ biết con hận mẹ. Nhưng mẹ chỉ muốn Dũng có một đứa con. Dù sai, mẹ vẫn muốn để lại cho nó thứ gì đó… trước khi mẹ đi.

Tôi không đáp. Vì tôi không còn biết phải cảm xúc thế nào cho đúng nữa.

Một tháng sau, tôi quyết định làm một điều chưa từng nghĩ tới: đưa đứa bé đi xét nghiệm ADN. Tôi cần biết. Không chỉ để rõ ràng cho bản thân mà còn cho tương lai đứa nhỏ.

Kết quả khiến tôi chết lặng.

Đứa bé… không cùng huyết thống với chồng tôi. Không phải con của anh. Không phải cháu tôi.

Tôi đối chất với bà Hoa. Bà không chối. Chỉ mím môi, ánh mắt đờ đẫn:

– Phôi của Dũng… bác sĩ nói không còn sống được sau khi rã đông. Lúc đó, mẹ… mẹ hoảng loạn. Bác sĩ có gợi ý mẫu tinh trùng hiến. Mẹ ký đồng ý. Mẹ sợ nói với con, sợ con sẽ bỏ đi… sợ con không chịu nhận đứa bé.

Tôi ngã khuỵu. Tim tôi như bị đâm hàng trăm mũi kim.

Tôi đã sống giữa một gia đình dối trá. Không chỉ là sự điên rồ về đạo đức, mà là một lớp lớp những lời giấu kín, đẩy tôi ngày càng xa khỏi sự thật.

– Vậy mẹ sinh đứa bé này… vì ai? Vì con? Vì chồng con? Hay vì chính mẹ?

Bà khóc. Lần đầu tiên, tôi thấy mẹ chồng mình khóc.

– Mẹ già rồi, đơn độc quá lâu rồi. Mẹ chỉ muốn có một sinh linh trong nhà… để cảm thấy còn ai đó cần đến mẹ. Dù là ích kỷ, nhưng… mẹ xin con, đừng ghét nó. Đừng bỏ rơi nó.

Tôi mất hơn hai tuần để quyết định. Sự thật đã thay đổi tất cả. Nhưng nó cũng cho tôi thấy rõ một điều: đứa bé này – không liên quan gì đến tôi, về mặt huyết thống. Nhưng về mặt nhân đạo, nó là một sinh linh bị đem ra làm công cụ cho những người lớn không đủ can đảm đối mặt với nỗi cô đơn và bất lực của chính mình.

Tôi xin nghỉ việc một thời gian. Dành thời gian chăm sóc em bé, nhưng không phải với tư cách “mẹ” như bà Hoa mong muốn. Tôi chỉ là người nuôi dưỡng. Tạm thời.

Chồng tôi cũng thay đổi. Anh chủ động bế con, chăm sóc, không còn né tránh như trước. Tôi biết anh vẫn yêu tôi, nhưng giữa chúng tôi có một vết rạn sâu, khó có thể lành.

Mẹ chồng tôi sức khỏe yếu dần. Một tháng sau, bà nhập viện vì suy tim nặng. Trước khi đi, bà nắm tay tôi:

– Mẹ biết mẹ sai. Nhưng nếu được làm lại, mẹ vẫn sẽ làm. Vì đó là tất cả những gì mẹ có thể để giữ lấy một gia đình.

Tôi không biết nói gì, chỉ nắm tay bà thật lâu.

GIỜ ĐÂY…

Tôi không còn là Mai của ngày trước – cô gái mơ về một gia đình tròn đầy và một đứa trẻ kháu khỉnh. Tôi là một người phụ nữ từng bị đẩy vào vai trò làm mẹ, làm con dâu, làm người thay thế… và từng muốn bỏ trốn khỏi tất cả.

Nhưng tôi vẫn ở lại. Không phải vì chồng. Không phải vì mẹ chồng. Mà vì đứa trẻ ấy. Nó cần một người lớn đủ tỉnh táo để không làm tổn thương nó thêm lần nữa.

Và tôi hy vọng… một ngày nào đó, khi nó đủ lớn để hiểu về sự thật cuộc đời mình, tôi có thể nói với nó bằng giọng điềm tĩnh:

“Con không phải con của mẹ. Nhưng mẹ từng chọn ở lại, vì mẹ tin con xứng đáng được yêu thương như bất kỳ ai.”

Vụ ô tô rơi xuống sông sau khi t:;ông xe máy: Tìm thấy n:ạn nhân cuối cùng

Sau nhiều tiếng nỗ lực tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thi thể người mất tích cuối cùng trong vụ ô tô tông 2 xe máy rồi lao xuống sông tại Nghệ An vào chiều 13/7.

Theo báo Dân trí ngày 14/7 đưa tin Vụ ô tô rơi xuống sông sau khi tông xe máy: Tìm thấy nạn nhân cuối cùng. Nội dung như sau:

Sáng 14/7, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể anh T.H.S. (SN 1990, trú tại tỉnh Hà Tĩnh), nạn nhân cuối cùng mất tích trong vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra chiều 13/7 tại xã Vạn An, tỉnh Nghệ An. Vụ tai nạn đã cướp đi sinh mạng của 3 người và khiến 3 người khác bị thương nặng.

Ông Vương Hồng Thái, Chủ tịch UBND xã Vạn An, xác nhận thi thể anh S. được tìm thấy vào lúc 0h16 cùng ngày, cách vị trí gặp nạn khoảng 200m về phía hạ lưu sông Cụt.

Ngay sau đó, chính quyền địa phương đã hỗ trợ gia đình đưa nạn nhân về quê mai táng.

Chiếc xe máy bị nát bét sau cú đâm của ô tô (Ảnh: Nguyễn Quang).

Anh S. là một trong 2 người bị cuốn xuống sông sau vụ va chạm giữa ô tô con và 2 xe máy trên quốc lộ 46A, đoạn qua khối Ba Hà, xã Vạn An.

Nạn nhân còn lại là cháu Đ.Đ.Q. (9 tuổi) đã được tìm thấy trước đó vào khoảng 22h30 ngày 13/7.

Như vậy, có 3 người tử vong trong vụ tai nạn này gồm anh Đ.Đ.C. (32 tuổi, trú xã Đại Huệ, tỉnh Nghệ An) – người điều khiển xe máy; cháu Đ.Đ.Q. và anh T.H.S.

Ba người khác bị thương nặng gồm chị N.T.B. (28 tuổi, vợ anh C.), cháu Đ.Đ.P. (4 tuổi, con trai anh C.) và tài xế ô tô T.H.B. (37 tuổi, trú xã Vạn An).

Theo thông tin ban đầu, thời điểm xảy ra vụ việc, ô tô do tài xế T.H.B. điều khiển, trên xe còn có anh T.V.T. (35 tuổi, trú cùng xã), bất ngờ va chạm với xe máy do anh C. chở cả gia đình, sau đó tiếp tục đâm vào xe máy do bà H.T.Q. (52 tuổi) điều khiển.

Sau khi đâm, ô tô lao qua lan can cầu rơi xuống sông và được cẩu lên (Ảnh: Nguyễn Quang).

Cú va chạm mạnh khiến cả 2 xe máy văng ra, ô tô lao qua lan can cầu và rơi xuống sông.

Lực lượng công an, dân quân xã Vạn An đã có mặt tại hiện trường để cứu hộ cứu nạn. Một nhóm thợ câu vương cũng được huy động khẩn cấp để hỗ trợ tìm kiếm trong đêm.

Nước sông sâu và chảy xiết gây nhiều khó khăn cho công tác cứu hộ. Đến rạng sáng 14/7, nạn nhân cuối cùng đã được tìm thấy.

Công an tỉnh Nghệ An và các lực lượng chức năng liên quan đang tiếp tục điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn.

Cùng ngày, báo Vietnamnet cũng thông tin về vụ việc với bài Danh tính 3 người tử vong vụ ô tô lao xuống sông sau tai nạn. Nội dung như sau:

Sáng 14/7, lãnh đạo UBND xã Vạn An, tỉnh Nghệ An cho biết, khoảng 0h30 sáng nay, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể người đàn ông tên S. (35 tuổi), cách vị trí gặp nạn ban đầu khoảng 200m về phía hạ lưu sông.

Anh S.  là một trong hai nạn nhân mất tích dưới sông khi ô tô mất lái tông trúng 2 xe máy rồi lao xuống sông Cụt, khối Ba Hà, xã Vạn An, chiều 13/7. Đến nay, sau vụ tai nạn nêu trên, có 3 nạn nhân tử vong.

z6801478442646_9efae9b0c060b0c1cf267945f170c76e.jpg
Lực lượng chức năng điều xe cứu thương tới hiện trường. Ảnh: T.Lương

Trước đó khoảng 17h ngày 13/7, anh Trần Hữu Ba, 37 tuổi, lái ôtô 5 chỗ chở anh S. và Trần Văn Trung, 35 tuổi, đi trên quốc lộ 46, hướng xã Kim Liên lên Vạn An. Khi đến cầu Thiên Đường (xã Vạn An), ô tô va chạm với hai xe máy.

z6801478475851_45e323554cfc1b20bec641f931c947e6.jpg
Ô tô biến dạng sau khi trục vớt dưới sông. Ảnh: T.Lương

Một xe máy do người phụ nữ điều khiển, xe còn lại chở 4 người trong gia đình anh Đậu Đình C. (32 tuổi, trú xã Đại Huệ). Hậu quả, vụ tai nạn khiến 3 người tử vong.

Danh tính các nạn nhân tử vong gồm anh Đậu Đình C. (32 tuổi, trú xã Đại Huệ, tỉnh Nghệ An); cháu Đậu Đình Q. (9 tuổi) và anh S.(35 tuổi, trú TP Vinh cũ). Nguyên nhân vụ tai nạn đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.

Xe máy xăng sắp rút khỏi Vành đai 1: Người dân được hỗ trợ gì?

Từ tháng 7/2026, mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch (xe máy chạy xăng dầu – PV) sẽ bị cấm lưu thông trong khu vực vành đai 1 Hà Nội. Người dân được hỗ trợ gì để không bị động trước bài toán an sinh, chi phí chuyển đổi phương tiện bởi sự thay đổi này?

Theo báo Tiền phong ngày 13/7 có bài Xe máy xăng sắp rút khỏi Vành đai 1: Người dân được hỗ trợ gì? Nội dung như sau:

Hơn 6,9 triệu xe máy

Theo thống kê của Sở Xây dựng TP Hà Nội, tính đến hết tháng 4, thành phố có hơn 8 triệu phương tiện, trong đó trên 1,1 triệu ô tô và hơn 6,9 triệu xe máy với gần 73% xe đã sử dụng trên 10 năm.

Trên thực tế, con số có thể cao hơn. Chưa kể xe của người dân các vùng lân cận vào Hà Nội làm ăn buôn bán hằng ngày.

Tại buổi làm việc với Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) mới đây, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, một đô thị không thể hiện đại được, không thể có một môi trường tốt nếu phát triển xe máy như hiện nay. Chính vì vậy, từ năm 2017, HĐND TP Hà Nội đã có dự lệnh về vấn đề xe máy nói chung và vùng phát thải thấp nói riêng.

Lãnh đạo TP Hà Nội cho biết, Hà Nội sẽ triển khai vùng phát thải thấp tại 4 quận nội đô (cũ), với các bước thực hiện được xem xét kỹ lưỡng. Trước mắt, sẽ áp dụng cho xe máy và tiếp tục nghiên cứu đối với ô tô.

‘Không làm bây giờ thì không bao giờ làm được’

Người đứng đầu chính quyền thành phố Hà Nội cũng cho biết, Chính phủ Nhật Bản, Liên minh châu Âu, các nước phát triển cũng đang tích cực hỗ trợ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh phát triển giao thông công cộng; khẳng định Hà Nội sẽ nỗ lực cao nhất trong việc chuyển đổi xe máy xăng sang xe máy điện, vì một thành phố xanh sạch đẹp, văn minh.

“Không làm bây giờ thì không bao giờ làm được. Nếu không quyết tâm thì không biết khi nào Hà Nội mới phát triển đô thị văn minh, sạch đẹp được như các thành phố lớn của Nhật Bản cũng như nhiều nước trên thế giới”, ông Trần Sỹ Thanh nói.

Sẽ hỗ trợ người dân chuyển đổi phương tiện?

Tại kỳ họp thứ 20 cuối năm 2024, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp trên địa bàn TP Hà Nội.

Trong vùng phát thải thấp, cơ quan chức năng sẽ cho phép các phương tiện giao thông không phát sinh khí thải, xe cơ giới thân thiện môi trường, xe cơ giới sử dụng năng lượng sạch, năng lượng xanh, thân thiện môi trường, xe ưu tiên và phương tiện giao thông có giấy phép lưu thông của cơ quan có thẩm quyền được lưu thông.

Hà Nội sẽ cấm lưu thông các xe tải hạng nặng chạy bằng dầu diesel trong vùng phát thải thấp. Hạn chế hoặc cấm xe máy, xe mô tô không đáp ứng tiêu chuẩn mức 2 và ô tô không đáp ứng tiêu chuẩn khí thải mức 4 lưu thông vào vùng phát thải thấp theo khung giờ/thời điểm hoặc khu vực.

Bên cạnh đó, Hà Nội sẽ đề xuất ban hành các loại phí và lệ phí đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có phát thải lưu thông trong vùng phát thải thấp.

Hà Nội cũng sẽ đề xuất chính sách hỗ trợ người dân sinh sống và làm việc trong vùng phát thải thấp, các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng năng lượng sạch, phương tiện giao thông không phát thải.

Trả lời chất vấn của các đại biểu HĐND thành phố Hà Nội vào trung tuần tháng 12/2024, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết: Thành phố sẽ làm việc với các nhà sản xuất có chương trình giảm giá, hỗ trợ người dân đổi xe máy cũ lấy xe máy mới hoặc xe điện để giảm thiểu ô nhiễm không khí trên địa bàn thành phố”.

Cần đảm bảo hài hòa lợi ích cho người dân

Đồng tình về lộ trình cấm xe máy chạy xăng, PGS.TS Bùi Thị An (đại biểu Quốc hội khóa XIII, nguyên ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội) khẳng định: Chỉ đạo của Thủ tướng là phù hợp với xu hướng chung của cả nước trong việc giải quyết vấn đề về môi trường, đặc biệt với Thủ đô càng có ý nghĩa quan trọng.

“Hà Nội là thành phố đông dân, ô nhiễm không khí gần như ở mức báo động, giao thông cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm. Khi Thủ tướng chỉ đạo như vậy tôi thấy rất tốt”, bà An nói.

Tuy nhiên, PGS.TS Bùi Thị An cũng nhận định Hà Nội cần chuẩn bị nguồn kinh phí đáng kể hỗ trợ thay thế xe cho người dân, chuẩn bị hạ tầng cho xe điện… Lộ trình cần triển khai phù hợp để đảm bảo hài hòa lợi ích cho người dân Thủ đô.

Chỉ thị 20 của Thủ tướng lưu ý Hà Nội thực hiện các giải pháp, biện pháp để các tổ chức, cá nhân chuyển đổi phương tiện, lộ trình đến ngày 1/7/2026 không có xe mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong Vành đai 1. Từ ngày 1/1/2028 không có xe mô tô, xe gắn máy, hạn chế xe ô tô cá nhân sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong đường Vành đai 1, Vành đai 2. Từ năm 2030 tiếp tục mở rộng thực hiện trong đường Vành đai 3.

Theo báo Người lao động ngày 13/7 có bài Chi tiết các tuyến đường ở Hà Nội sẽ cấm xe máy chạy xăng kể từ 1-7-2026. Nội dung như sau

Trước thực trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại nhiều địa phương, đặc biệt là các đô thị lớn, ngày 12-7, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, trong đó có yêu cầu Hà Nội lên phương án cấm xe máy chạy xăng (nhiên liệu hóa thạch) trong Vành đai 1 kể từ năm 2026.

Dự kiến Hà Nội sẽ cấm xe máy chạy xăng trong khu vực tuyến Vành đai 1 kể từ 1-7-2026. Ảnh: Ngô Nhung

Trong Chỉ thị 20, Thủ tướng Chính phủ giao UBND TP Hà Nội thực hiện các giải pháp, biện pháp để các tổ chức, cá nhân chuyển đổi phương tiện theo lộ trình:

Đến ngày 1-7-2026 không có xe mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong Vành đai 1;

Từ ngày 1-1-2028 không có xe mô tô, xe gắn máy, hạn chế xe ô tô cá nhân sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong đường Vành đai 1, Vành đai 2;

Từ năm 2030 tiếp tục mở rộng thực hiện trong đường Vành đai 3.

Vành đai 1: Tuyến đường cấm xe máy xăng gồm những đường, phố nào?

Theo Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hà Nội có 7 tuyến vành đai, trong đó có 5 tuyến chính gồm 1, 2, 3, 4, 5 và 2 tuyến hỗ trợ (vành đai 2,5 và 3,5) với tổng chiều dài 285,46 km.

Phạm vi tuyến Vành đai 1 – các tuyến đường ở Hà Nội dự kiến sẽ cấm xe máy chạy xăng kể từ 1-7-2026. Ảnh: Văn Duẩn/Googlemaps

Trong đó, tuyến Vành đai 1 là trục chính đô thị kết nối từ Đông sang Tây, đi qua khu vực trung tâm của Hà Nội gồm phố Trần Khát Chân – Đại Cồ Việt – Xã Đàn – Hoàng Cầu – Voi Phục với tổng chiều dài 7,2 km.

Cụ thể, Vành đai 1 sẽ bao gồm các tuyến đường, phố: Trần Khát Chân (ngã ba Trần Khát Chân – Nguyễn Khoái) – Đại Cồ Việt – Xã Đàn – Ô Chợ Dừa – Đê La Thành – Hoàng Cầu – Đê La Thành – Cầu Giấy – đường Bưởi – Lạc Long Quân – Âu Cơ – Nghi Tàm – Yên Phụ – Trần Nhật Duật – Trần Quang Khải – Trần Khánh Dư- Nguyễn Khoái – Trần Khát Chân.

Phạm vi của tuyến đường sẽ chạy qua địa bàn các quận Cầu Giấy, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa (cũ).

Hiện dự án Vành đai 1 đoạn từ Hoàng Cầu tới Voi Phục đang thi công, nếu hoàn thành đoạn tuyến Hoàng Cầu – Voi Phục, đây sẽ là vành đai đầu tiên của Hà Nội được khép kín.

Cần chính sách hỗ trợ người dân khi cấm xe máy chạy xăng

TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, đánh giá đây là một quyết tâm cần thiết của Chính phủ nhằm giảm ô nhiễm. Với chỉ thị này, toàn bộ khu vực bên trong vành đai 1 có thể được coi là vùng phát thải thấp.

Tuy nhiên, ông Tùng cho rằng thời gian từ nay đến 1-7-2026 không còn nhiều. Do đó, Hà Nội phải khẩn trương hành động, đẩy mạnh tuyên truyền và đặc biệt là tính toán phương án hỗ trợ người dân.

“Tôi nghĩ sẽ có tới hàng triệu xe máy phải chuyển đổi. Với số lượng lớn như vậy, chính quyền thành phố phải tính đến việc hỗ trợ người dân như thế nào?” – ông Tùng đặt vấn đề.

Ông Hoàng Dương Tùng nhấn mạnh bên cạnh các chương trình đổi xe của doanh nghiệp, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân. Đồng thời Hà Nội cần khẩn trương quy hoạch, lắp đặt các trạm sạc công cộng để đáp ứng nhu cầu và bảo đảm an toàn…

Tại Chỉ thị số 20, Thủ tướng Chính phủ giao UBND TP Hà Nội lập, công bố đề án về vùng phát thải thấp (trong quý III-2025) và tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc thực hiện vùng phát thải thấp.

Ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp phương tiện sử dụng năng lượng sạch, doanh nghiệp phát triển hạ tầng phục vụ phương tiện sử dụng năng lượng sạch trong thực hiện chuyển đổi xanh.

Cùng với đó là chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân chuyển đổi từ phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang phương tiện sử dụng năng lượng sạch hoặc sử dụng phương tiện công cộng (Ban hành trước ngày 30-9-2025).

😢Vụ sạt lở đêm qua tại Lào Cai: 2 người tuvong, 3 người bị thương, không có phép màu nào xảy ra với 2 mẹ con…

Trong đêm tối, đất đá từ trên đồi cao bất ngờ đổ sập xuống vùi lấp 2 căn nhà dân khiến 2 người chết, 3 người bị thương.

Theo thông tin ban đầu, vụ sạt lở đất xảy ra vào khoảng 21 giờ 46 phút, ngày 13-7, tại thôn Khe Qué, xã Xuân Ái, tỉnh Lào Cai. Thời điểm trên, hàng ngàn khối đất đá từ trên đồi cao bất ngờ đổ sập xuống vùi lấp nhà của anh V.V.H. (SN 1989) và nhà anh V.V.L. (SN 2001).

Sạt lở đất vùi lấp nhà dân, 2 người chết, 3 người bị thương- Ảnh 1.

Hiện trường vụ sạt lở vùi lấp nhà dân. Ảnh: MXH

Nhận được thông tin, lãnh đạo địa phương đã có mặt tại hiện trường chỉ đạo công tác tìm kiếm, cứu nạn. Tại hiện trường, lực lượng chức năng tìm thấy 3 người bị thương là chị B.T.V.A. (SN 2003) cùng hai con là cháu V.M.L. (SN 2021) và cháu V.T.U. (SN 2024). Các nạn nhân sau đó đã được đưa đi cấp cứu.

Xác định tại gia đình V.V.H. còn người bị vùi lấp trong đống đổ nát. Lực lượng chức năng tiến hành phong tỏa hiện trường, huy động máy móc tìm kiếm người mất tích. Đến khoảng 00 giờ 20 phút, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể chị V.T.T. (SN 1998) cùng cháu V.K.T. (SN 2024).

Sạt lở đất vùi lấp nhà dân, 2 người chết, 3 người bị thương- Ảnh 2.

Người dân, lực lượng chức năng tìm kiếm những nạn nhân bị vùi lấp. Ảnh: MXH

Được biết, những ngày qua trên địa bàn xã Xuân Ái có mưa nhiều, chính quyền địa phương đã tuyên truyền, khuyến cáo đến người dân cần di chuyển ra khỏi các khu vực sạt lở, có nguy cơ sạt lở trên địa bàn. Tuy nhiên, 2 ngày nay trời không mưa, khi các gia đình về nhà thì bất ngờ xảy ra vụ việc đau lòng trên.

Máy bay n.ổ tung, 379 người cứ thế… bước ra và sống sót! Phép màu 90 giây..

2 máy bay đã đâm nhau trên đường băng và cháy rụi nhưng 379 người gồm hành khách lẫn phi hành đoàn đã thoát chết.

Sự kiện máy bay của Japan Airlines bốc cháy dữ dội tại sân bay Haneda, Tokyo vào ngày 2 tháng 1 năm 2024, đã thực sự gây chấn động toàn cầu, không chỉ bởi quy mô của vụ tai nạn mà còn bởi một kết cục gần như không tưởng.

Trong một cảnh tượng tưởng chừng như chỉ có trong phim ảnh, toàn bộ 379 hành khách và phi hành đoàn trên chiếc Airbus A350 định mệnh đều đã thoát hiểm một cách an toàn, bất chấp ngọn lửa dữ dội nhấn chìm thân máy bay. Câu chuyện về “phép màu 90 giây” và khả năng phi thường của con người đã nhanh chóng trở thành một ví dụ điển hình, một bài học quý giá không chỉ về an toàn hàng không mà còn về bản năng sinh tồn và sức mạnh của kỷ luật.

Vụ va chạm kinh hoàng và phép màu Haneda

Chuyến bay JAL516 của Japan Airlines, sau hành trình nội địa từ Sapporo, đang trong quá trình hạ cánh xuống đường băng Haneda thì bất ngờ xảy ra một vụ va chạm kinh hoàng với một máy bay tuần duyên Nhật Bản. Ngay lập tức, lửa bùng lên dữ dội từ cả hai chiếc phi cơ. Trong khi 5 trong số 6 thành viên phi hành đoàn trên máy bay tuần duyên đã thiệt mạng bi thảm, thì điều kỳ diệu đã xảy ra trên chiếc Airbus A350: toàn bộ những người có mặt trên máy bay đều đã được sơ tán thành công. Đó là một khoảnh khắc của sự sống còn, một cuộc chạy đua với tử thần mà con người đã chiến thắng bằng sự bình tĩnh và phối hợp nhịp nhàng.

Máy bay nổ tung, 379 người cứ thế... bước ra và sống sót: Phép màu 90 giây đã xảy ra như thế nào?- Ảnh 1.

Vụ va chạm giữa 2 máy bay đã biến chiếc máy bay thương mại thành “quả cầu lửa” bị cháy rụ

Ngay sau cú va chạm, chiếc Airbus A350 tiếp tục trượt dài trên đường băng, trong khi ngọn lửa nhanh chóng lan rộng, biến chiếc máy bay thành một quả cầu lửa khổng lồ. Tuy nhiên, trong khung cảnh hỗn loạn và khói lửa mịt mù đó, một phép màu đã diễn ra: toàn bộ 379 hành khách và phi hành đoàn đã được sơ tán một cách thần tốc, chỉ trong vỏn vẹn khoảng 90 giây theo một số báo cáo, hoặc không quá 18 phút theo những phân tích khác, trước khi cấu trúc máy bay hoàn toàn bị ngọn lửa thiêu rụi.

Máy bay nổ tung, 379 người cứ thế... bước ra và sống sót: Phép màu 90 giây đã xảy ra như thế nào?- Ảnh 2.

Chiếc máy bay Airbus đã bị cháy rụi như thế này, nhưng không ai bên trong nó thiệt mạng

Đây không phải là một sự may mắn ngẫu nhiên, mà là kết quả của một loạt các yếu tố then chốt, được kết tinh từ sự chuẩn bị kỹ lưỡng và bản năng sinh tồn mạnh mẽ.

Yếu tố tạo nên “phép màu 90 giây”

Một trong những yếu tố quan trọng nhất làm nên “phép màu 90 giây” chính là các quy trình huấn luyện nghiêm ngặt và tiêu chuẩn an toàn không khoan nhượng của Japan Airlines. Hãng hàng không này đã áp dụng các quy định an toàn và quy trình sơ tán khẩn cấp cực kỳ chặt chẽ, được toàn bộ phi hành đoàn luyện tập một cách thường xuyên và tỉ mỉ. Khi thảm họa ập đến, phi hành đoàn đã không hề nao núng. Họ tuân thủ đúng quy trình đã được đào tạo, nhanh chóng xác định và mở các cửa thoát hiểm an toàn, đồng thời hướng dẫn hành khách một cách rõ ràng và quyết đoán.

Dù hệ thống thông báo trên máy bay bị hỏng do sự cố, các tiếp viên vẫn không bỏ cuộc. Họ đã sử dụng loa cầm tay hoặc trực tiếp ra lệnh bằng giọng nói, đảm bảo rằng mọi người trên khoang đều hiểu rõ tình hình và biết phải làm gì để thoát ra ngoài. Sự chuyên nghiệp và kiên định của họ là chìa khóa để duy trì trật tự trong một tình huống mà nỗi sợ hãi có thể dễ dàng chiếm lấy.

Bên cạnh sự chuyên nghiệp của phi hành đoàn, một yếu tố không kém phần quan trọng là bản năng và sự hợp tác đáng kinh ngạc của chính các hành khách . Trong những khoảnh khắc sinh tử ấy, họ đã thể hiện một sự bình tĩnh đáng ngưỡng mộ.

Máy bay nổ tung, 379 người cứ thế... bước ra và sống sót: Phép màu 90 giây đã xảy ra như thế nào?- Ảnh 3.

Các hành khách trượt ra khỏi cầu trượt thoát hiểm, chấp hành nghiêm chỉnh theo yêu cầu của phi hành đoàn và không ai cố gắng cầm theo hành lý

Điều đáng chú ý là hành khách đã không cố gắng mang theo hành lý xách tay của mình, một hành động thường xuyên làm chậm quá trình sơ tán trong các trường hợp khẩn cấp. Thay vào đó, họ đã tuân thủ triệt để hướng dẫn của phi hành đoàn, giữ vững tinh thần và di chuyển nhanh chóng, dứt khoát về phía các lối thoát hiểm. Sự hợp tác này đã giảm thiểu đáng kể thời gian sơ tán, biến những giây phút quý giá thành cơ hội sống sót cho tất cả mọi người. Sự đồng lòng và kỷ luật của tập thể hành khách trong tình huống đó là một minh chứng hùng hồn cho sức mạnh của ý thức cộng đồng.

Thiết kế hiện đại của chiếc máy bay Airbus A350 cũng đóng một vai trò không nhỏ trong câu chuyện kỳ diệu này. Loại máy bay này được chế tạo từ các vật liệu composite tiên tiến , có khả năng chịu nhiệt và chậm cháy hơn đáng kể so với kim loại truyền thống. Điều này đã kéo dài thêm thời gian cần thiết để ngọn lửa ăn sâu vào cấu trúc chính của máy bay, tạo ra một “cửa sổ vàng” quý báu cho việc sơ tán. Mỗi giây đồng hồ có thêm trong tình huống đó đều có ý nghĩa sống còn, và vật liệu chống cháy đã giúp kéo dài thời gian để 379 sinh mạng có thể kịp thời thoát ra ngoài.

Máy bay nổ tung, 379 người cứ thế... bước ra và sống sót: Phép màu 90 giây đã xảy ra như thế nào?- Ảnh 4.

Mặc dù nguyên nhân chính thức của vụ va chạm vẫn đang được các cơ quan chức năng điều tra một cách kỹ lưỡng để đưa ra kết luận cuối cùng, câu chuyện về chuyến bay JAL516 sẽ mãi mãi là một lời nhắc nhở mạnh mẽ và sâu sắc về sức mạnh của sự chuẩn bị chu đáo, sự bình tĩnh phi thường khi đối mặt với hiểm nguy, và trên hết, là khả năng hợp tác của con người khi đối diện với thử thách sinh tử. Nó không chỉ là một bài học về an toàn hàng không, mà còn là một câu chuyện truyền cảm hứng về ý chí sống còn và bản lĩnh của con người trong những hoàn cảnh khắc nghiệt nhất.

Cấm xe máy xăng, nên hỗ trợ một khoản tiền cho người dân chuyển đổi xe điện

Chuyên gia cho rằng, Nhà nước nên hỗ trợ một khoản tiền để người dân chuyển đổi xe xăng sang xe điện khi cấm xe máy xăng vào vành đai 1 ở Hà Nội.

Hí hửng xây được căn nhà mới bằng tiền tích cóp bao năm, vợ chồng tôi bà/ng hoàn/g bị mẹ đu:;ổi đi vì đây là đất của bà. Tưởng sẽ că:;ng th;:ẳng lắm nào ngờ, vợ mỉm cười đồng ý…

Hí hửng xây được căn nhà mới bằng tiền tích cóp bao năm, vợ chồng tôi bàng hoàng bị mẹ đuổi đi vì đây là đất của bà. Tưởng sẽ căng thẳng lắm, nào ngờ, vợ mỉm cười đồng ý…

Tôi không tin nổi vào tai mình khi mẹ lạnh lùng nói:

“Nhà này không phải của tụi bây. Đất là của tao, tụi bây đi đi.”

Tôi đứng sững, lưng áo vẫn còn dính vôi vữa của căn nhà đang hoàn thiện dang dở. Trời tháng Tư nắng gắt, nhưng mồ hôi lạnh cứ túa ra. Tôi nhìn vợ, mong tìm được chút phản ứng gay gắt từ cô ấy để có thêm dũng khí nói lại với mẹ. Nhưng không, cô ấy chỉ nắm tay tôi nhẹ nhàng, rồi quay sang mẹ, gật đầu.

“Dạ. Nếu mẹ không cho ở nữa, tụi con sẽ đi.”

Tôi nghẹn họng.

Chúng tôi là vợ chồng trẻ, 31 tuổi, hai đứa con nhỏ. Sau gần 8 năm làm việc cật lực ở Sài Gòn, tiết kiệm từng đồng, vợ chồng tôi quyết định về quê, về lại mảnh đất của mẹ tôi ở Vĩnh Long – một lô đất thổ cư rộng 7 công, có cái nền nhà cũ đã bỏ hoang lâu năm.

Tôi là con út trong nhà. Anh hai và chị ba đã yên bề gia thất, có đất riêng, không ai mặn mà gì với mảnh đất này nữa. Mẹ vẫn sống một mình trong căn nhà nhỏ ở phía trước, cách nền cũ vài chục mét. Ngày tôi ngỏ ý xin xây nhà trên nền đó, mẹ chỉ nói:

“Cứ làm, có nhà ở cho đàng hoàng, miễn sau này không tranh giành gì là được.”

Lời bà nhẹ nhàng như gió thoảng, tôi ngỡ là đồng thuận.

Vợ tôi, Hằng, là người kỹ lưỡng. Cô ấy hỏi đi hỏi lại nhiều lần: “Anh chắc là mẹ không phiền mình xây nhà chứ? Có giấy tờ gì không?” Tôi gạt đi: “Đất mẹ, mẹ cho ở là được rồi, làm gì căng.”

Tụi tôi thuê thợ, xây nhà cấp 4 rộng rãi, hiện đại. Tôi không giỏi thiết kế, nhưng Hằng tỉ mỉ đến từng viên gạch, tông màu, khung cửa sổ. Cô ấy chăm chút ngôi nhà như chăm cho chính tương lai của mình.

Mọi chuyện tưởng chừng êm đẹp cho đến buổi chiều định mệnh hôm ấy.

Khi chúng tôi dọn được nửa đồ đạc vào nhà, mẹ gọi tôi ra sân, mặt nghiêm.

“Tao đổi ý rồi. Đất này tao muốn chia lại cho thằng Hai. Tụi bây làm nhà thì làm, nhưng không được ở đây nữa.”

Tôi nghẹn lời.

“Sao mẹ nói vậy được? Con xây nhà gần một tỷ, tiền con và Hằng góp bao năm. Giờ mẹ nói vậy thì tụi con đi đâu?”

“Mày có tiền xây thì mày cũng có tiền thuê trọ. Đất là của tao, không sang tên cho ai hết. Tụi bây muốn kiện cứ kiện.”

Câu chuyện không phải chỉ là lời nói suông. Sau đó mấy ngày, mẹ gọi cả nhà hàng xóm và họ hàng đến nói lại, tuyên bố rằng bà chỉ “cho mượn nền”, giờ không cho nữa. Có người bênh, có người im lặng. Còn tôi, bối rối như đứa trẻ bị tước mất đồ chơi.

Tối hôm đó, tôi ngồi thừ ra sau nhà. Đèn trong căn nhà mới chưa lắp, chỉ có ánh trăng le lói hắt xuống sân lát gạch còn lấm lem. Vợ tôi đến ngồi cạnh, đưa cho tôi lon nước ngọt, như ngày xưa chúng tôi còn yêu nhau.

“Anh đừng giận mẹ,” cô ấy nói, “Mình đi.”

Tôi quay sang, gần như gắt lên:

“Đi đâu? Em không tiếc sao? Công sức em bỏ ra từng chút một. Giờ bà nói một tiếng đuổi là xong hả?”

“Em tiếc chứ. Nhưng em thương anh hơn cái nhà. Ở đâu cũng được, miễn có anh với con.”

Câu trả lời ấy làm tôi thấy nhói lòng. Tôi vẫn chưa rõ tại sao mẹ tôi lại thay đổi như thế. Có thể là vì anh Hai bàn lui bàn tới, vì sợ chia tài sản không đều. Cũng có thể vì mẹ thấy chúng tôi làm nhà khang trang quá nên đâm… tiếc.

Chúng tôi gom quần áo, đồ đạc cần thiết. Căn nhà mới chỉ vừa có cửa, chưa có giường, chưa có bếp. Tôi nói với vợ: “Hay mình cứ ở tạm đây một thời gian, rồi tính sau.” Nhưng Hằng lắc đầu:

“Mẹ đã không muốn, mình càng ở càng bị nói. Em không muốn các con lớn lên trong cảnh nội – con – dâu căng thẳng.”

Đêm ấy, chúng tôi đưa con về nhà người bạn thân của tôi ở gần thị trấn xin tá túc. Trên xe máy, tôi ngồi lái, vợ ôm đứa con nhỏ ngủ gục, đứa lớn ôm cái gối ôm tím mà nó nói “đây là nhà con”. Tôi nghe tim mình như bị ai bóp nghẹt.

Sáng hôm sau, tôi quay lại mảnh đất cũ. Căn nhà mới xây đứng đó, im lìm, như chưa từng thuộc về tôi. Trên cổng, mẹ đã treo một tấm bảng đỏ, ghi chữ nguệch ngoạc:

“Không phận sự miễn vào.”

Ba tuần sau ngày bị đuổi khỏi chính ngôi nhà do mình đổ công sức xây nên, tôi vẫn chưa thể nguôi ngoai.

Buổi sáng ở nhờ nhà người bạn, tôi ngồi ở hiên, nhìn những tia nắng lấp lóa xuyên qua tán cây, mà lòng rối như tơ vò. Tôi không dám gọi điện cho mẹ, cũng không muốn gặp anh Hai hay chị Ba. Càng nghĩ, tôi càng thấy cay đắng. Tại sao mình lại là người thiệt thòi trong chính gia đình mình?

Nhưng rồi cũng không thể ở nhờ mãi. Bạn tôi tốt bụng, nhưng vợ chồng tôi có hai con nhỏ, đồ đạc lỉnh kỉnh, không tiện. Tôi bàn với Hằng:

“Hay mình quay lại Sài Gòn?”

Hằng im lặng một lúc lâu. Rồi cô ấy nói:

“Em vừa đọc thấy người ta cần tuyển quản lý cửa hàng đồ gỗ ở Bình Dương. Lương ổn, có chỗ ở luôn. Gửi hồ sơ thử xem?”

Tôi nhìn vợ. Trong lòng còn ngổn ngang, nhưng tôi gật đầu. Có lẽ đã đến lúc thực sự đi, không chỉ là rời khỏi căn nhà đó, mà là rời khỏi luôn cái bóng của gia đình, của ký ức cũ.

Một tuần sau, tôi nhận được công việc mới ở Bình Dương. Cửa hàng nội thất cần người am hiểu vật liệu, kỹ thuật thi công, đúng sở trường của tôi. Họ còn cho mượn tạm căn nhà công vụ nhỏ ngay phía sau kho.

Căn nhà không rộng, vách xi măng thô ráp, mái tôn kêu lách cách mỗi trưa nắng, nhưng ở đó, chúng tôi được là gia đình đúng nghĩa: cùng ăn tối, cùng kể chuyện, không lo ân oán mẹ – con – dâu.

Lạ kỳ thay, chính lúc bắt đầu lại từ đầu, tôi mới thấy vợ mình mạnh mẽ đến nhường nào. Cô ấy xin làm kế toán ở một công ty logistics gần đó, đưa đón con đi học bằng chiếc xe đạp điện, mỗi chiều về đều cố gắng nấu món con thích.

Có lần, tôi hỏi Hằng:

“Em không tiếc căn nhà cũ sao?”

Cô mỉm cười:

“Nhà là nơi mình được sống bình yên với người mình thương, không phải mấy bức tường gạch. Anh còn em, còn con, còn cơ hội làm lại, thì tiếc gì?”

Thời gian trôi đi nhanh hơn tôi tưởng. Chúng tôi sống ở Bình Dương gần một năm. Con tôi quen bạn mới, đi học đều đặn. Tôi được tăng lương, còn Hằng thì thăng chức làm trưởng nhóm. Dù không dư dả, nhưng cảm giác làm chủ cuộc sống khiến tôi nhẹ nhõm lạ thường.

Rồi một hôm, tôi nhận được cuộc gọi từ chị Ba.

“Má bị tai biến nhẹ, giờ yếu lắm. Có khi… em nên về một chuyến.”

Tôi cứng họng. Dù giận, nhưng máu vẫn là máu. Tôi xin nghỉ ba ngày, đưa vợ con về quê.

Căn nhà mới của tôi – à không, từng là của tôi, vẫn đứng đó. Nhưng nay cửa đóng im ỉm, bụi phủ từng bậc thềm. Hàng xóm nói, anh Hai không về ở, cũng không cho ai thuê. Mẹ tôi thì nằm trong phòng phía trước, người gầy sọp, mắt mờ.

Khi tôi vào thăm, mẹ nhìn tôi rất lâu, rồi rơm rớm nước mắt.

“Tao tưởng… tụi bây sẽ kiện. Ai ngờ…”

Tôi nắm tay mẹ, chẳng biết nói gì.

Tối hôm đó, mẹ gọi riêng vợ tôi vào. Họ nói chuyện rất lâu. Hằng chỉ kể lại ngắn gọn khi ra ngoài:

“Mẹ xin lỗi. Mẹ nói bà sợ chia không đều, sợ bị trách là thiên vị. Nhưng giờ bà hối hận rồi.”

Tôi không biết phải vui hay buồn. Lòng tôi là một mớ cảm xúc đan xen – đau, thương, giận, tiếc… nhưng lạ thay, không còn hận.

Một tháng sau, tôi nhận được giấy từ văn phòng công chứng. Mẹ đã làm thủ tục sang tên nền nhà cũ lại cho tôi, kèm theo lời nhắn:

“Nếu còn thương mẹ, thì về xây lại tổ ấm. Lần này, là của riêng tụi bây.”

Tôi ngồi thật lâu với tờ giấy đó. Không còn là sự bốc đồng, không phải khao khát chứng minh điều gì. Tôi ngẫm: Mình có cần quay lại không? Hay giữ căn nhà ở Bình Dương và sống tiếp như hiện tại?

Cuối cùng, tôi và Hằng quyết định không quay về.

Chúng tôi bán lại căn nhà cũ (đã sang tên), dùng số tiền đó để mua đất và xây nhà nhỏ ở Bình Dương, nơi mà chúng tôi đã bắt đầu lại, không ai cho, không ai lấy. Tự mình gây dựng.

Mẹ tôi không phản đối. Bà chỉ nói:

“Về thăm mẹ thường xuyên là được.”

Câu chuyện nhà – cửa – đất – cát, tưởng chừng là tai họa đầu đời, hóa ra lại là một cú hích để tôi lớn lên. Để tôi hiểu rằng, thứ giá trị nhất không phải là ngôi nhà được xây bằng tiền, mà là tổ ấm được giữ bằng lòng bao dung và tình yêu.

Vợ chồng nghèo hi;ếm muộn nhiều năm, bỗng một ngày một đứ:;a trẻ bị b;;ỏ r;;ơi ngay trước cửa nhà nên họ nhận nuôi, để rồi 18 năm sau thân phận của cậ;u b:é ấy …

Đêm ấy, trời mưa như trút. Sấm sét đùng đoàng dội lên khắp vùng quê yên ắng. Người đàn ông đang chập chờn giấc ngủ bỗng nghe tiếng gõ cửa dồn dập xen lẫn tiếng khóc yếu ớt của trẻ nhỏ. Mở cửa ra, thứ đầu tiên ông nhìn thấy không phải là người, mà là một chiếc giỏ mây cũ kỹ, ướt sũng nước mưa, bên trong là một đứa trẻ đỏ hỏn – không giấy tờ, không một dòng nhắn gửi, chỉ có một chiếc vòng bạc cũ sứt mẻ nơi cổ tay.

Ông lặng người, vợ ông đứng phía sau cũng sững sờ. Cả hai người – những kẻ hiếm muộn gần 20 năm – chỉ biết nhìn nhau trong cơn run rẩy của cảm xúc: sợ hãi, mừng rỡ và một điều gì đó khó gọi tên.

Họ không biết rằng, đứa trẻ ấy sẽ là khởi đầu cho một sự thật chôn giấu suốt gần hai thập kỷ…

Vợ chồng ông Hòa – bà Dung sống ở vùng ven thị xã. Họ cưới nhau từ năm 30 tuổi, làm nghề nông, sống cần cù, thật thà. Điều duy nhất khiến cuộc sống họ không trọn vẹn là suốt 17 năm vẫn chưa có con. Chạy chữa đủ nơi, bán cả trâu bò, ruộng đất, cuối cùng bác sĩ lắc đầu: “Khó lắm. Có khi ông bà nên chấp nhận sự thật.”

Đã có lúc bà Dung tuyệt vọng, có ý buông bỏ. Nhưng ông Hòa luôn nhẹ nhàng bảo:
– Mình không có con, thì sống vì nhau. Mình vẫn còn nhau là còn may rồi.

Thế rồi cái đêm mưa giông ấy, đứa trẻ xuất hiện như một phép màu.

Thằng bé chỉ chừng hơn tháng tuổi, da trắng, tóc dày, đôi mắt mở lớn nhìn quanh không hề sợ hãi. Vợ chồng ông Hòa không chần chừ lâu. Bà Dung ôm đứa bé vào lòng, nước mắt lẫn với nước mưa, run run nói:
– Mình à, mình cho tôi được làm mẹ đi.

Đứa trẻ được đặt tên là Minh – nghĩa là ánh sáng. Với họ, đó là tia sáng duy nhất trong chuỗi ngày dài u tối.

Minh lớn nhanh, khỏe mạnh, ngoan ngoãn. Tuy không khá giả, ông Hòa bà Dung cố gắng dành cho Minh mọi điều tốt nhất. Họ không cho ai biết Minh là con nuôi, chỉ nói rằng sinh muộn, là “con trời cho”. Minh chưa từng nghi ngờ gì. Trong tim cậu, bố mẹ là hai người nông dân cần cù, hiền lành, nhưng yêu cậu như thể dành cả cuộc đời để bù đắp.

Dù ở quê nghèo, Minh luôn học giỏi, sống lễ phép. Năm nào cũng đứng đầu lớp, được thầy cô quý mến. Có năm cậu được lên truyền hình huyện vì đạt giải quốc gia Toán học, cả làng tự hào như được “lên tivi”.

Minh không biết rằng mỗi lần thấy cậu bước lên sân khấu nhận giải, bà Dung lại trốn ra sau hàng rào mà lau nước mắt. Không phải vì sung sướng. Mà vì lo sợ – lo ngày nào đó, quá khứ sẽ gõ cửa…

Năm Minh học lớp 12, một chuyện lạ xảy ra.

Một người đàn ông từ thành phố, ăn mặc sang trọng, tìm đến làng. Ông ta đến nhà ông Hòa, nhìn Minh chằm chằm với ánh mắt khó hiểu. Rồi ông ta không nói gì nhiều, chỉ gửi lại một chiếc phong bì to và một câu nói:

– Đứa trẻ này… có thể sẽ phải rời xa ông bà.

Bà Dung suýt ngất. Ông Hòa giấu vội phong bì, đợi khách rời đi mới mở ra: bên trong là ảnh một người phụ nữ trẻ bế đứa bé giống hệt Minh lúc nhỏ, kèm một dòng chữ:
“Nếu còn lương tâm, đừng giấu nữa. Tôi sắp quay về.”

Ngay đêm đó, ông bà gọi Minh lại, kể cho cậu nghe sự thật. Căn nhà nhỏ chìm trong im lặng. Minh không khóc, chỉ cúi đầu. Rồi cậu hỏi:

– Vậy… bố mẹ có từng yêu con thật không?

Bà Dung khóc nấc, ôm lấy cậu:
– Yêu hơn cả máu thịt. Con là con của mẹ, dù ai sinh ra con đi nữa.

Minh không nói gì, nhưng lòng cậu như bão giông. Đêm đó, cậu lục lại ngăn tủ cũ, tìm thấy chiếc vòng bạc mờ chữ, mảnh giấy cũ nhàu nát ghi dòng chữ: “Xin ai đó nuôi giúp con tôi. Tôi không còn đường sống…”

Một tuần sau, Minh nhận được thư mời từ một luật sư ở thành phố – người đại diện của một gia đình danh giá tên Trịnh. Trong thư viết:

“Cháu Minh, nếu đồng ý, hãy đến thành phố. Cháu có quyền được biết sự thật về thân phận và cả tương lai của mình.”

Người gửi thư là bà Trịnh Kim Hồng, giám đốc một tập đoàn bất động sản lớn, đồng thời là… mẹ ruột của Minh.

Thành phố những ngày cuối năm se lạnh. Minh ngồi trong taxi, lòng đầy mâu thuẫn. Cậu không biết điều gì đang đợi mình ở đầu bên kia chuyến đi: một gia đình ruột thịt, hay một nỗi thất vọng khác?

Bước vào tòa nhà của tập đoàn Trịnh Gia, Minh được dẫn lên tầng cao nhất. Trong căn phòng sang trọng, người phụ nữ ngoài 40, trang điểm kỹ, ăn mặc quý phái đang ngồi đợi. Bà đứng dậy, đôi mắt ngấn lệ:
– Là con… thật rồi. Mẹ không tin có ngày gặp lại con…

Minh đứng lặng. Cậu không thể gọi hai chữ “mẹ” được. Người trước mặt quá xa lạ.

Qua câu chuyện của bà Hồng, mọi thứ dần rõ.

18 năm trước, bà là con gái độc nhất của ông Trịnh Đức – Chủ tịch tập đoàn Trịnh Gia. Trong một chuyến đi công tác vùng cao, bà đem lòng yêu một chàng trai dân tộc, là hướng dẫn viên tên Khánh. Gia đình biết chuyện thì nổi giận lôi đình. Bà bị nhốt trong nhà, ép phá thai. Nhưng bằng cách nào đó, bà trốn đi, sinh con một mình.

Minh là kết quả của tình yêu ấy.

Khi đứa bé mới sinh được vài tháng, Khánh mất do tai nạn xe máy. Không còn chỗ dựa, không còn tiền, bà Hồng lén đem con về quê chồng cũ – một vùng hẻo lánh – định gửi con nhờ nuôi rồi quay về sau. Nhưng lúc quay lại, đứa bé đã không còn đó.

Bà tìm kiếm nhiều năm, không kết quả. Sau này, khi ông Trịnh Đức qua đời, bà lên thay làm giám đốc. Trong một lần tình cờ nhìn thấy bức ảnh học sinh giỏi quốc gia trên báo, bà nhận ra đôi mắt quen thuộc. Còn chiếc vòng bạc – chính tay bà khắc hai chữ “M.H” nhỏ dưới mặt trong – là bằng chứng không thể chối cãi.

– Mẹ sai… Nhưng mẹ không thể mất con lần nữa. Về đây, mẹ sẽ bù đắp cho con tất cả. Con sẽ được thừa kế mọi thứ, là người tiếp quản Trịnh Gia sau này. – Bà Hồng khóc.

Minh im lặng. Trong lòng cậu là sóng cuộn. Cậu không hề mong muốn của cải hay địa vị. Cậu chỉ thấy thương ông Hòa bà Dung – những người cha mẹ không cùng máu mủ, nhưng nuôi cậu bằng tất cả yêu thương.

Đúng lúc đó, cánh cửa phòng bật mở. Một người đàn ông trung niên bước vào, ăn mặc đơn giản nhưng ánh mắt lạnh lùng. Ông không chào ai, chỉ nhìn Minh rồi hỏi bà Hồng:

– Đây là thằng bé? Em chắc chứ?

Minh nhìn người lạ, linh cảm có chuyện không ổn.

Người đó tên là Trịnh Hoàng, em trai của ông Trịnh Đức. Sau khi cha mất, ông này âm thầm tìm cách thao túng tập đoàn. Việc bà Hồng tìm thấy đứa con thất lạc khiến ông ta hoảng sợ. Minh – nếu thực sự là con ruột của bà – sẽ nghiễm nhiên là người kế thừa hợp pháp, đe dọa vị trí của ông.

Trịnh Hoàng lạnh giọng:

– Tôi sẽ không để một đứa “con hoang” phá nát sự nghiệp gia tộc. Chúng ta sẽ làm xét nghiệm ADN. Nếu kết quả không đúng, mọi chuyện dừng lại. Nếu đúng… tôi có cách khác để nó không được ngồi vào chiếc ghế đó.

Minh siết chặt tay. Đây là lần đầu tiên cậu cảm nhận rõ ràng mặt tối của đồng tiền, quyền lực.

Kết quả ADN khẳng định Minh là con ruột của bà Hồng. Giới truyền thông bùng nổ. Một “cậu bé bị bỏ rơi” bỗng trở thành người thừa kế một tập đoàn nghìn tỷ. Nhưng Minh từ chối tất cả.

Trước ống kính báo chí, cậu nói:

– Tôi biết ơn mẹ ruột vì đã sinh tôi ra, và biết ơn cả việc bà đã tìm tôi. Nhưng người nuôi tôi lớn, dạy tôi điều hay lẽ phải, là bố Hòa và mẹ Dung. Họ là gia đình thật sự của tôi. Tôi không cần tài sản, càng không cần quyền lực. Tôi chỉ muốn sống một cuộc đời tử tế, như cách họ đã dạy tôi.

Câu nói ấy khiến bà Hồng bật khóc, nhưng cũng khiến Trịnh Hoàng thở phào. Ông ta tưởng đã thắng.

Nhưng vài tháng sau, bà Hồng bất ngờ chuyển toàn bộ cổ phần sang cho Minh – kèm một bản di chúc ghi rõ:
“Nếu con không nhận, mọi thứ sẽ bị bán để làm từ thiện. Mẹ không cần quyền lực. Mẹ chỉ cần con biết mình là ai.”

Minh không nhận cổ phần, nhưng đề xuất một điều kiện: Toàn bộ tiền lợi nhuận hằng năm của tập đoàn sẽ trích 30% vào một quỹ học bổng mang tên “Hòa – Dung”, tài trợ cho trẻ em nghèo vùng quê.

Trịnh Hoàng tức điên, nhưng không thể làm gì. Tập đoàn ngày càng lớn mạnh nhờ sự minh bạch và lòng tin của cộng đồng.

Năm Minh tròn 25 tuổi, cậu tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Kinh tế tại Singapore, nhưng vẫn chọn về quê dạy học bán thời gian. Ông Hòa bà Dung già yếu, mỗi chiều ngồi trước hiên nhà ngắm con trai – giờ đã trưởng thành, sống trọn chữ hiếu lẫn chữ tình.

Bà Hồng cũng hay về quê, học cách gói bánh, trồng rau. Dù vẫn còn khoảng cách, nhưng Minh đã học cách tha thứ.

Trong căn nhà nhỏ ngày nào, bức ảnh cũ được đóng khung cẩn thận – Minh lúc bé nằm trong lòng ông Hòa, nhoẻn miệng cười dưới nắng.