Home Blog Page 12

Người thứ 10 và nạn nhân thứ 11 trong th;ả;m k;ị;ch Vịnh Xanh 58: Trách nhiệm thuộc về ông trời

 Điều gì dẫn đến vụ lật tàu? Phải chăng hoàn toàn do thời tiết bất ngờ? Ai là người phải chịu trách nhiệm cho thảm họa Vịnh Xanh 58?

Thảm họa Vịnh Xanh 58: Lỗi tại "ông Trời"?

12h55 ngày 19/7, Vịnh Xanh 58, biển kiểm soát QN-7105, do 3 thuyền viên điều khiển, chở 46 du khách xuất bến từ Cảng tàu khách Quốc tế Hạ Long tham quan Vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) theo tuyến số 2. Lịch trình của tàu sẽ đưa khách tham quan hang Sửng Sốt và đảo Ti Tốp.

Khi đó, thời tiết thuận lợi, nắng và nóng. Nửa tiếng sau, cơn dông nổi lên, biển động, mây trời vần vũ. 14h05, trên màn hình radar, tín hiệu của QN-7105 chuyển từ “xanh” sang “vàng”.

Vị trí cuối cùng của Vịnh Xanh 58 được xác định là ở giữa Hòn Gà Chọi và Hẻm Cô Đơn, trong vịnh Hạ Long.

10 giây tìm “cửa sống”

Vịnh Xanh 58 đã bị gió và sóng đánh lật. Dù thuyền trưởng đã thông báo tất cả hành khách mặc áo phao, tuy nhiên, không ai nghĩ họ sẽ rơi vào thảm họa.

Nước tràn vào khoang tàu chỉ trong hơn 10 giây, gồm cả buồng lái, nơi anh Nguyễn Anh Tú (ở Quảng Ninh) – một trong 3 thuyền viên – đang chèo lái con tàu.

Bằng kinh nghiệm và kỹ năng của một thủy thủ, anh Tú bình tĩnh hơn phần lớn các hành khách trên tàu. Anh nhanh chóng phát hiện một ô cửa kính đã bị vỡ và chui được ra ngoài. Tuy nhiên, anh cũng là người duy nhất trong nhóm thuyền viên tìm được “cửa sống”.

Nạn nhân tàu Vịnh Xanh 58 ám ảnh với lời từ biệt 'thôi chào anh em, tôi đi'Trong khoang hành khách, điện mất, mọi thứ chìm trong bóng tối, những tiếng la hét thất thanh trong tích tắc biến mất khi nước ùa vào từ tứ phía.

Anh Nguyễn Hồng Quân (quê Nghệ An) kẹt trong cabin tàu nhưng sớm nhìn thấy tia sáng ở cuối khoang bếp. Ngụp xuống nước, anh bám cầu thang, lấy tia sáng như sợi dây cứu nạn để bơi theo.

Thoát được khỏi con tàu, anh Quân tiếp tục bơi ra xa, nhìn thấy chiếc ghế gỗ văng ra từ con tàu, anh bám lấy như phao cứu sinh.

Chiếc ghế sau đó trở thành “ngọn hải đăng” của anh Quân, anh Tú, anh Mai Xuân Hải (quê Bắc Ninh) và một người đàn ông 40 tuổi. Tuy nhiên, người đàn ông 40 tuổi không gắng gượng được cho đến khi được cứu và buông tay.

Ba người đàn ông còn lại ôm chặt lấy ghế gỗ. Trong khoảng hơn 3 tiếng, không biết bao nhiêu đợt sóng đánh vào người, nhưng cả 3 không bỏ cuộc, động viên nhau, dù không ít lần những tiếng hét kêu cứu tới các thuyền xung quanh không được hồi đáp.

Cuối cùng, một ngư dân phát hiện ra họ, vớt lên thuyền đưa vào bờ.

Người phụ nữ Hưng Yên kể lại giây phút tàu du lịch lật trên vịnh Hạ LongAnh Hoàng Văn Thái (40 tuổi, quê Hà Nam cũ, nay là Ninh Bình) đưa cả gia đình gồm Minh (con trai 10 tuổi), vợ và con gái 3 tuổi đi Hạ Long du lịch.

Gia đình anh cùng lên chuyến tàu Vịnh Xanh 58 và gặp nạn. Trong giây phút sinh tử, anh Thái ở gần Minh. Với bản năng của một người cha, anh Thái với lấy chiếc áo phao, dùng hết sức bình sinh mặc cho cậu con trai.

Khoảnh khắc cuối cùng Minh được nhìn thấy bố là khi cậu bé được bố đẩy lên một phòng khác. Căn phòng này dù cũng bị nước tràn vào nhưng không bị lấp kín. Khoảng không oxy còn lại như tình phụ tử anh Thái dành cho con trai, giúp cậu bé sống sót thần kỳ trong khoảng 3 tiếng.

Minh được lực lượng cứu hộ phát hiện khi đang vùng vẫy trong căn phòng. Cậu là một trong 10 người thoát chết sau vụ tai nạn. Trong số đó không có bố, mẹ và em gái Minh.

Người thứ 10 và nạn nhân thứ 11

Bị lật vào khoảng 13h30, Vịnh Xanh 58 không được bất kỳ tàu thuyền nào cũng như lực lượng chức năng phát hiện trong 2 tiếng sau đó.

15h30, Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Hòn Gai mới nhận được tin báo đầu tiên từ ngư dân. 10 phút sau, 22 cán bộ chiến sĩ của Đồn cùng 2 tàu và 2 xuồng tiếp cận được hiện trường, cùng người dân cứu sống được 10 người.

Kể từ “người thứ 11”, việc cứu hộ, cứu nạn, giải cứu các nạn nhân trở thành trục vớt, tìm kiếm các thi thể.

Phát hiện, xác định thêm một thi thể nạn nhân vụ lật tàu Vịnh Xanh 58 | BÁO  SÀI GÒN GIẢI PHÓNGNgay trong đêm, gần 1.000 cán bộ chiến sĩ của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh, Công an tỉnh Quảng Ninh, Cục Cảnh sát PCCC và CHCN (Bộ Công an), Bộ Tư lệnh Vùng 1 Hải Quân, Cảnh Sát Biển Vùng 1, Ban Quản lý vịnh Hạ Long và đặc biệt là ngư dân địa phương am hiểu luồng lạch cùng tham gia tìm kiếm.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp tại hiện trường của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, cùng lãnh đạo tỉnh, công tác cứu hộ cứu nạn được triển khai với nhiều biện pháp khác nhau, từ xác định dòng chảy để khoanh vùng phạm vi, tìm kiếm theo hướng gió đến huy động đặc công nước, thợ lặn; sử dụng flycam…

Ở biện pháp cuối cùng, Phó Thủ tướng chỉ đạo lật lại tàu.

Tỉnh Quảng Ninh đã huy động 4 tàu lớn cùng với tàu kiểm ngư và 2 sà lan cẩu phối hợp kéo lật lại con tàu.

1h05 ngày 20/7, lực lượng chức năng phát hiện 2 thi thể khi thân tàu vừa được lật nghiêng. Sau đó, nhiều thi thể khác cũng được tìm thấy.

2h, Vịnh Xanh 58 cơ bản được lật lại, nhưng nửa thân dưới của tàu vẫn chìm dưới nước. Công tác tìm kiếm tính đến thời điểm đó ghi nhận 35 thi thể, 4 người mất tích.

Lào và Nhật Bản chia buồn với Việt Nam về vụ lật tàu tại Vịnh Hạ LongChiều 21/7, nạn nhân thứ 36 được tìm thấy tại khu vực đảo Ti Tốp, đó là một bé trai 6 tuổi. Lúc này, công tác tìm kiếm gặp trở ngại lớn khi bão Wipha chuẩn bị đổ bộ, hoàn lưu bão đã gây mưa lớn từ sớm, biển động, Quảng Ninh ban lệnh cấm biển.

Trưa 22/7, nạn nhân thứ 37 trôi dạt vào vùng Vịnh Hạ Long, khu vực giữa bãi tắm Bãi Cháy và hang Đầu Gỗ.

Đến nay, thảm họa Vịnh Xanh 58 vẫn còn 2 nạn nhân mất tích.

Trách nhiệm thuộc về… thời tiết?

Tại buổi họp báo thông tin về vụ tai nạn, lãnh đạo các sở, ban và tỉnh Quảng Ninh đã trả lời các câu hỏi của phóng viên về nguyên nhân khiến thảm họa xảy ra.

Đầu tiên, về quy định về an toàn của tàu du lịch và tiêu chuẩn đạt được của Vịnh Xanh 58.

Theo ông Bùi Hồng Minh, Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ninh, có 15 tiêu chí an toàn đối với tàu du lịch. Với các tàu du lịch trên vịnh Hạ Long, ông Minh khẳng định 100% tàu đều “có quy chuẩn cao hơn tiêu chuẩn quốc gia”.

Đối với Vịnh Xanh 58, ông Minh cho biết tàu này có hệ số an toàn là 2,3, trong khi hệ số an toàn theo quy định chỉ là hơn 1,15.

Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ninh cho biết thêm, việc cấp phép cho các tàu xuất bến được thực hiện theo quy định của pháp luật và sẽ do cảng vụ cấp phép. Trong đó, điều kiện cấp phép để tàu hoạt động là điều kiện về an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường; chứng chỉ các điều kiện về thuyền viên; điều kiện về thời tiết.

Câu hỏi thứ 2: Vịnh Xanh 58 có được cảnh báo trước về dông lốc?

Ông Minh trả lời điều kiện thời tiết sẽ căn cứ vào dự báo thời tiết của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn.

Với tỉnh Quảng Ninh, Sở Xây dựng có hợp đồng với Trung tâm Dự báo thuỷ văn cung cấp bản tin thời tiết ngày 3 lần. Căn cứ vào thông tin thời tiết, Sở Xây dựng điều hành và cấp phép cho các tàu hoạt động.

Riêng ngày 19/7, ông Minh cho biết bản tin dự báo thời tiết lúc 6h30 và 10h đều thông báo Vịnh Hạ Long có gió cấp 2-3 không có cảnh báo gì thêm. 13h30, trung tâm có bản tin bổ sung cảnh báo dông lốc. Tuy nhiên, tàu Vịnh Xanh 58 đã xuất bến trước đó.

Thứ ba, tại sao sau khoảng 2 tiếng từ khi Vịnh Xanh 58 bị lật và khoảng 1,5 giờ kể từ lúc mất tín hiệu GPS, lực lượng chức năng mới nhận được tin báo và tổ chức cứu hộ?

Đại tá Hoàng Văn Thuyết, Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ninh, lý giải trưa 19/7 trời vẫn rất nắng, nhiệt độ ghi nhận tới 40 độ C. Tuy nhiên, lúc 14h, dông lốc bất ngờ nổi lên đi kèm mưa đá. Ngay lúc này, tàu Vịnh Xanh 58 mất tín hiệu.

Theo Đại tá Thuyết, thời tiết cực đoan diễn ra trong khoảng 1 tiếng sau đó. Ở vùng biển, việc phát hiện tàu lật khi mịt mù mưa lốc là rất khó. Tuy nhiên, Đại tá Thuyết cũng khẳng định, ngay sau khi nhận tin báo, tàu cứu hộ chỉ mất khoảng hơn 10 phút để đến nơi tàu lật và kịp thời cứu những người còn sống.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, cũng khẳng định “không có chuyện biết mà không ra”.

Điều gì dẫn đến vụ tai nạn? Phải chăng hoàn toàn do thời tiết bất ngờ? Công tác kiểm soát, phát hiện sự cố đối với tàu du lịch liệu có quá sơ sài? Ai là người phải chịu trách nhiệm cho thảm họa Vịnh Xanh 58?

Đây là những câu hỏi đến nay chưa có câu trả lời thỏa đáng.

Thương quá Nghệ An ơi: Lũ lịch sử 5.000 năm mới xảy ra đổ về trong đêm, người dân cấ/p t/ốc th/áo ch/ạy, th/iệt h/ại nặng nề

Sáng 23/7/2025, UBND tỉnh Nghệ An phát thông báo khẩn cấp sau khi hồ thủy điện Bản Vẽ – công trình lớn nhất Bắc Trung Bộ, ghi nhận lưu lượng nước đổ về lên tới 12.800 m³/giây, vượt ngưỡng kiểm tra 10.500 m³/giây, hiện tượng được đánh giá là “5.000 năm mới xảy ra một lần”.

Từ đêm 22/7, mưa lớn kéo dài kết hợp với lũ từ thượng nguồn Lào đổ về khiến lưu lượng nước dâng nhanh chưa từng có. Để đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du, thủy điện Bản Vẽ đã nâng lưu lượng xả lên mức 4.300 m³/giây – gấp hơn 2 lần so với ban đầu.

Di dời dân trong đêm, nhiều xã bị cô lập

Chỉ trong vài giờ, nước lũ đã bao vây hàng loạt xã thuộc các huyện Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn… Quốc lộ 7 – tuyến đường huyết mạch nối miền Tây Nghệ An bị chia cắt nhiều đoạn do ngập sâu 1,5-2m. Nhiều khu dân cư, đặc biệt tại các vùng trũng như xóm Ma Nhai (Con Cuông), khối 4, xã Mường Xén (Kỳ Sơn cũ)… chìm trong nước. Tình trạng cô lập xảy ra nhanh khiến lực lượng tại chỗ phải sơ tán dân xuyên đêm.

Tại xã Con Cuông, hơn 40 người dân được sơ tán đến khu vực cao ráo tại Vườn quốc gia Pù Mát. Cán bộ xã thức trắng đêm để ứng phó, tập trung toàn lực đảm bảo an toàn cho người dân trong điều kiện nước lên nhanh và mưa lớn kéo dài.

Tại xã Mường Xén, một số nhà dân ngập tới mái, tài sản bị cuốn trôi. Một xe khách giường nằm chở khoảng 20 người mắc kẹt do sạt lở và ngập nước, lực lượng ứng trực chỉ có thể hướng dẫn từ xa vì trời tối và nước dâng quá nhanh.

Kích hoạt “4 tại chỗ”, UBND tỉnh họp khẩn trong đêm

Ngay trong đêm 22/7, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã ký công điện khẩn, yêu cầu toàn bộ lực lượng quân đội, công an, y tế, phương tiện cơ giới… sẵn sàng ứng cứu, hỗ trợ di dời dân khỏi các khu vực nguy cơ cao. Tinh thần “4 tại chỗ” được kích hoạt ở mức cao nhất.

Lãnh đạo tỉnh – ông Lê Hồng Vinh và ông Nguyễn Văn Đệ đã trực tiếp đến các xã miền núi chỉ đạo công tác ứng phó.

Theo Giám đốc thủy điện Bản Vẽ, trận lũ năm 2018 từng được coi là lớn nhất với lưu lượng nước đổ về đạt 4.200 m³/giây. Tuy nhiên, con số này nay đã bị phá vỡ hoàn toàn, vượt xa mọi kịch bản dự báo.

UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu người dân vùng hạ du tuyệt đối không đi lại qua các khu vực ngập sâu, theo dõi sát các cảnh báo từ cơ quan khí tượng thủy văn và địa phương. Các địa phương cần duy trì thông tin liên lạc 24/24h, rà soát các điểm nguy cơ để có phương án sơ tán kịp thời.

Tình hình mưa lũ vẫn đang diễn biến phức tạp. Các đơn vị tuyến đầu cần sẵn sàng phương án dự phòng nếu lưu lượng xả tiếp tục tăng, đồng thời đảm bảo an toàn điện, y tế, thực phẩm và phương tiện cho các khu sơ tán tạm thời.

VinFast Lux A2.0 2021 – Liệu có phải ‘món hời’ trong tầm giá 500 triệu? Chuyên gia “v//ạ:ch tr/ầ/n” loạt sự thật phía sau

Xe màu trắng, một chủ sử dụng từ mới, chạy khoảng 60.000 km, xin hỏi giá 520 triệu mua lại có hợp lý. (Phan Anh)

VinFast Lux A2.0 được định vị ở phân khúc sedan cỡ D, nơi vốn là cửa ngõ trước khi người dùng bước vào phân khúc của những mẫu xe sang trọng. Thế nhưng sau vài năm lăn bánh, mẫu xe này hiện được rao bán trên thị trường xe cũ với giá chỉ khoảng 500 triệu đồng, tương đương nhiều mẫu sedan hạng B phổ thông. Liệu một chiếc sedan cỡ lớn, từng có vị thế cao trong phân khúc nhưng nay giá đã “chạm đáy”, có còn là món hời đáng cân nhắc?

Trên các diễn đàn ô tô và cộng đồng người dùng, VinFast Lux A2.0 thường xuyên được đánh giá cao về trải nghiệm vận hành. Xe mang lại cảm giác lái đầm chắc, ổn định ở dải tốc độ cao và xử lý tình huống linh hoạt hơn hẳn so với nhiều mẫu xe trong tầm giá 500 triệu đồng hiện nay.

Với nền tảng kỹ thuật từng phát triển dựa trên mẫu xe hạng sang của Đức, khung gầm của Lux A2.0 vẫn được xem là thuộc hàng tốt nhất trong phân khúc sedan phổ thông. Trong khi đó, các mẫu xe mới cùng tầm giá hiện nay – chủ yếu thuộc phân khúc B hoặc C giá rẻ – khó có thể sánh về độ ổn định thân xe hay khả năng cách âm. VinFast Lux A2.0 2021 .

VinFast Lux A2.0 2021 – Liệu có phải “món hời” trong tầm giá 500 triệu? Ảnh: Tuan

Chính vì vậy, theo kinh nghiệm mua bán xe từ các showroom ô tô cũ, Lux A2.0 như một lựa chọn “xe D giá B”, phù hợp với nhóm người dùng ưu tiên cảm giác lái và độ vững chãi hơn là những tiện ích hiện đại bề nổi.

Người dùng as12432134 chia sẻ trải nghiệm: “Với giá 500 triệu mà bạn tìm được một chiếc Lux A lành lặn, chủ xe đi giữ gìn thì quả thực là món hời đấy. Thiết kế ngoại thất, tiện nghi và cảm giác lái vượt trội hoàn toàn so với các mẫu xe cả cũ và mới trong cùng tầm tiền. Chính sách bảo hành của VinFast vẫn rất tốt nên yên tâm là không lo thiếu linh kiện, phụ tùng thay thế trong vài năm tới. Kể cả bạn có muốn đổi xe thì cũng không lo mất giá nhiều. Đảm bảo bạn mà ngồi Lux A rồi thì bạn không muốn đi thử mấy xe khác nữa đâu.”

Quảng cáo

VinFast Lux A2.0 2021 được đánh giá là mẫu sedan hạng D sở hữu nền tảng kỹ thuật vượt trội so với các đối thủ trong cùng tầm giá hiện nay. Được phát triển dựa trên khung gầm và công nghệ của BMW 5-Series, mẫu xe này trang bị động cơ xăng 2.0L tăng áp mạnh mẽ với hai mức công suất: 174 mã lực ở bản Tiêu chuẩn và Nâng cao, 228 mã lực ở bản Cao cấp – kết hợp cùng hộp số tự động 8 cấp ZF danh tiếng và hệ dẫn động cầu sau, cấu hình hiếm thấy trong phân khúc xe phổ thông dưới 700 triệu đồng.

Không chỉ có nền tảng vận hành ấn tượng, Lux A2.0 còn được hoàn thiện tốt về thiết kế và trang bị. Ngoại thất hiện đại với cụm đèn LED toàn phần, la-zăng từ 18 đến 19 inch, gương chiếu hậu chỉnh/gập điện tích hợp sấy và camera hỗ trợ lùi. Bên trong, mẫu sedan này sở hữu nội thất bọc da (ghế Nappa trên bản Cao cấp), màn hình trung tâm 10,4 inch, điều hòa tự động hai vùng, cửa gió cho hàng ghế sau và hệ thống âm thanh lên tới 13 loa.

Ở tầm giá khoảng 500–520 triệu đồng, VinFast Lux A2.0 2021 là một lựa chọn đáng cân nhắc với người mua xe cũ muốn tìm một mẫu sedan rộng rãi, khung gầm vững chãi và khả năng vận hành vượt trội.

Cả nước đang hướng về Nghệ An: Lũ lên nhanh khiến nhiều nơi chìm trong biển nước, đồ đạc trôi nổi khắp nơi

Mưa lũ khiến nhiều khu vực dân cư ở xã Mường Xén (Nghệ An) bị ngập sâu trong nước. Bất chấp nguy hiểm, nhiều người dân vẫn đứng giữa dòng nước chờ để trục vớt tài sản bị nước lũ cuốn trôi.

Video mưa lũ khiến nhiều khu dân cư ở xã Mỹ Lý (Nghệ An) bị ngập sâu trong nước.

Người dân chờ vớt tài sản bị nước lũ cuốn trôi trong đêm- Ảnh 1.

Đêm 22/7, chính quyền xã Mường Xén (Nghệ An) đã cắt cử cán bộ túc trực, kiểm tra tình hình mưa lũ trên địa bàn, đồng thời đến hỗ trợ người dân trong vùng nguy cơ ngập lụt di dời người, tài sản đến nơi an toàn trước khi lũ dâng cao.

Người dân chờ vớt tài sản bị nước lũ cuốn trôi trong đêm- Ảnh 2.

Theo ông Lô Đình Thụ – Chủ tịch UBND xã Mường Xén, từ chiều 22/7, nước trên sông bắt đầu dâng cao gây ngập một số đoạn trên tuyến quốc lộ 7, đoạn qua địa bàn xã Mường Xén. Đến tối cùng ngày, nước từ thượng nguồn tiếp tục đổ về khiến nhiều đoạn đường bị ngập sâu, nhiều nhà dân bị ngập khu vực tầng hầm. Để đảm bảo an toàn, một số hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ ngập lụt đã được lực lượng chức năng hỗ trợ di dời đồ đạc, tài sản lên khu vực cao ngay trong đêm.

Người dân chờ vớt tài sản bị nước lũ cuốn trôi trong đêm- Ảnh 3.

Trong đêm 22/7, bất chấp nguy hiểm khi dòng nước lũ chảy mạnh nhưng nhiều người dân ở xã Mường Xén (Nghệ An) vẫn đứng giữa dòng nước chực chờ vớt tài sản, bàn ghế bị nước lũ cuốn trôi.

Người dân chờ vớt tài sản bị nước lũ cuốn trôi trong đêm- Ảnh 4.
Người dân chờ vớt tài sản bị nước lũ cuốn trôi trong đêm- Ảnh 5.

Nhiều người dân đứng giữa dòng nước để chờ vớt các tài sản bị nước lũ cuốn trôi trong đêm 22/7.

Người dân chờ vớt tài sản bị nước lũ cuốn trôi trong đêm- Ảnh 6.

Tại xã Mỹ Lý (Nghệ An), ảnh hưởng của mưa lớn do bão số 3 đã khiến nước trên các con sông, suối, chảy qua địa bàn xã dâng cao. Theo thống kê, có 7 bản dọc sông của xã Mỹ Lý đã bị ngập sâu trong nước lũ, nhiều nhà dân bị ngập nặng, tài sản hư hỏng.

Người dân chờ vớt tài sản bị nước lũ cuốn trôi trong đêm- Ảnh 7.
Người dân chờ vớt tài sản bị nước lũ cuốn trôi trong đêm- Ảnh 8.

Nhiều nhà dân ở xã Mỹ Lý bị ngập sâu trong nước lũ.

Người dân chờ vớt tài sản bị nước lũ cuốn trôi trong đêm- Ảnh 9.

Ông Trần Sỹ Hà – Hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Mỹ Lý 2 cho biết, nước lũ đã khiến toàn bộ khuôn viên của trường bị nhấn chìm, gây thiệt hại lớn.

Người dân chờ vớt tài sản bị nước lũ cuốn trôi trong đêm- Ảnh 10.
Người dân chờ vớt tài sản bị nước lũ cuốn trôi trong đêm- Ảnh 11.

“Đã có 7 phòng học bị ngập hoàn toàn. Các tài sản bên trong như bàn ghế, thiết bị giảng dạy, cùng 12 chiếc tivi, 5 tủ lạnh, 22 máy tính bị nước lũ làm hư hỏng. Nhiều hồ sơ sổ sách của nhà trường, đồ đạc của giáo viên nội trú, sách vở, chăn màn, dụng cụ học tập cũng bị nước cuốn trôi. Ngoài ra, có gần 1,7 tấn gạo dự trữ cho học sinh bán trú cũng bị nước làm hư hỏng”, ông Trần Sỹ Hà nói.

Người dân chờ vớt tài sản bị nước lũ cuốn trôi trong đêm- Ảnh 12.

Các hộ dân ở xã Mỹ Lý trục vớt tài sản bị nước lũ cuốn trong đêm.

Người dân chờ vớt tài sản bị nước lũ cuốn trôi trong đêm- Ảnh 13.

Tại xã Tri Lễ (Nghệ An), mưa lớn khiến một số tuyến đường bị ngập. Chính quyền địa phương đã đóng đường, cắt cử cán bộ túc trực để đảm bảo an toàn cho người dân.

Người dân chờ vớt tài sản bị nước lũ cuốn trôi trong đêm- Ảnh 14.

Tại xã Mường Quàng (Nghệ An), mưa lớn, nước lũ cuồn cuộn đổ về đã khiến cầu treo tại bản Quạnh (xã Mường Quàng) bị cuốn đứt. “Dù chưa bị nước lũ cuốn trôi nhưng hiện cầu treo này đã bị đứt, một bản có hơn 100 hộ dân đã bị cô lập hoàn toàn”, bà Sầm Thị Thanh – Bí thư xã Mường Quàng nói.

Người dân chờ vớt tài sản bị nước lũ cuốn trôi trong đêm- Ảnh 15.

Nhà dân ở xã Thông Thụ (Nghệ An) bị đất đá sạt lở gây đổ sập, hư hỏng.

Người dân chờ vớt tài sản bị nước lũ cuốn trôi trong đêm- Ảnh 16.

Cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Thông Thụ cùng chính quyền địa phương đã hỗ trợ di dời tài sản người dân đến nơi an toàn, đồng thời khắc phục vụ sạt lở.

Người dân chờ vớt tài sản bị nước lũ cuốn trôi trong đêm- Ảnh 17.

Được biết, thời tiết ở địa bàn các xã miền Tây Nghệ An đã ngớt mưa, tuy nhiên nước trên thượng nguồn các con sông vẫn đổ về khiến nhiều khu dân cư sống xung quanh các con sông bị ngập lụt.

Trời ơi cứ tưởng bão đã qua, bà con chưa kịp thở phào lại nghe tin d:.ữ

Đêm 22-7, nước sông Nậm Mộ qua xã Mường Xén, tỉnh Nghệ An dâng cao gây ngập lụt nhiều khu dân cư. Người dân và chính quyền đang hối hả ‘chạy lũ’.

lũ - Ảnh 2.

lũ - Ảnh 1.

Người dân Mường Xén, Nghệ An chạy lũ trong đêm 22-7 – Ảnh: ĐÀO THỌ

Lúc 22h30 tối 22-7, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Lô Đình Thụ – UBND xã Mường Xén, tỉnh Nghệ An – cho biết địa phương đang huy động 100% lực lượng bộ đội, công an, dân quân tự vệ ứng trực, hỗ trợ người dân di dời tài sản đến nơi an toàn khi nước lũ dâng cao.

Tại trụ sở xã, trung tâm phục vụ hành chính công xã Mường Xén nước dâng gần 1m. Địa phương đang huy động người để vận chuyển máy móc, thiết bị lên khu vực cao tránh ngập lụt.

Theo ông Thụ, trong hai ngày qua tại Mường Xén xuất hiện mưa lớn theo từng đợt. Tuy nhiên, từ khoảng 19h tối nay nước trên sông Nậm Mộ – một trong hai nhánh chính của sông Lam – bắt đầu dâng lên do nước từ thượng nguồn đổ về nhiều.

“Các hộ dân thị trấn Mường Xén (cũ) sống dọc bên bờ sông Nậm Mộ hầu hết đã bị ngập tầng 1. Trong đêm, người dân phải di dời đồ đạc, tài sản lên trên cao”, ông Thụ nói.

Tuyến quốc lộ 7 qua Mường Xén cũng ngập từ 0,5 – 1m; có đoạn ngập gần 2m nên các phương tiện tạm thời không thể lưu thông.

lũ - Ảnh 2.

Nước lũ từ thượng nguồn đổ về nhanh trong chiều và tối 22-7 qua xã Mường Xén, tỉnh Nghệ An – Ảnh: TÂM PHẠM

“Trên thượng nguồn có ba nhà máy thủy điện thông báo xả tràn do ảnh hưởng của cơn bão số 3. Ngoài ra chúng tôi còn nhận thông tin từ phía Lào cũng có mưa lớn nên nước sông dâng cao rất nhanh.

Xã đã chủ động thông báo cảnh báo cho bà con có biện pháp đảm bảo an toàn về người và tài sản. Do đêm tối nên chúng tôi chưa thống kê được thiệt hại”, ông Thụ thông tin thêm.

Trung tâm chính trị xã Mường Xén đón nhiều người dân đến tránh lũ.

Chị Phan Nhàn phát đoạn video trực tiếp trên mạng xã hội chia sẻ cảnh nước lũ cuồn cuộn chảy qua xã Mường Xén trong đêm. “Trời vẫn đổ mưa, nước ngày càng dâng lên nên ai cũng lo lắng”, chị Nhàn nói.

Năm 2022, tại địa bàn xã Tạ Cà và thị trấn Mường Xén từng xảy ra trận lũ quét làm 55 nhà dân bị cuốn trôi, sập hoàn toàn; hơn 140 ngôi nhà bị ngập, sạt lở nặng.

Theo báo cáo từ Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai – tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Nghệ An, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 từ 19h ngày 21-7 đến 7h sáng 22-7, tại Nghệ An có lượng mưa phổ biến từ 50 – 100mm, có nơi trên 120mm. Mưa lũ làm một người bị thương, thiệt hại 105 nhà ở.

lũ - Ảnh 3.

Từ chiều 22-7, các hộ dân ở xã Mường Xén, Nghệ An sống ven sông suối đã chủ động di dời tài sản – Ảnh: TÂM PHẠM

lũ - Ảnh 4.

Các hộ dân thị trấn Mường Xén (cũ) sống dọc bên bờ sông Nậm Mộ hầu hết đã bị ngập tầng 1 – Ảnh: ĐÀO THỌ

lũ - Ảnh 5.

Nước lũ dâng trong đêm khiến người dân lo lắng – Ảnh: NHÀN PHAN

lũ - Ảnh 6.

Người dân vớt tài sản trôi trong nước lũ đêm 22-7 – Ảnh: NHÀN PHAN

lũ - Ảnh 7.

Mưa vẫn đang trút xuống Mường Xén – Ảnh: NHÀN PHAN

lũ - Ảnh 8.

Chính quyền địa phương xã Mường Xén đã cắm biển cảnh báo khu vực có nguy cơ lũ ống, lũ quét nguy hiểm – Ảnh: ĐÀO THỌ

Sau mười năm chạy chữa khắp nơi vì hiếm muộn, cặp vợ chồng cuối cùng cũng chuẩn bị hoàn tất thủ tục nhận con nuôi. Tưởng rằng hành trình làm cha mẹ của họ sẽ bắt đầu theo cách ấy, thì bất ngờ – người vợ phát hiện mình mang thai đôi một cách hoàn toàn tự nhiên. Niềm vui chưa kịp trọn vẹn, đến ngày sinh nở, khi vừa nhìn mặt hai đứa trẻ, người chồng bỗng nổi giận đùng đùng..

Mười năm. Một thập kỷ dài đằng đẵng với bao nhiêu lần hy vọng rồi lại thất vọng, đôi vợ chồng Huy và Linh vẫn chưa thể có được một đứa con. Những lần khám bệnh, điều trị hiếm muộn, chạy chữa từ Tây y đến Đông y… đã khiến họ cạn kiệt cả tiền bạc lẫn tinh thần. Linh nhiều lần khóc một mình trong đêm, tự trách bản thân là người đàn bà vô dụng. Còn Huy, dù bên ngoài vẫn luôn vững vàng, nhưng anh cũng mang trong mình nỗi buồn âm ỉ.

Họ sống trong một căn nhà nhỏ tại ngoại ô Hà Nội. Tình cảm vợ chồng vẫn gắn bó, nhưng không khí trong nhà thường trầm lắng, thiếu đi tiếng cười trẻ con mà họ luôn mơ ước. Cuối cùng, sau nhiều lần đắn đo, cả hai quyết định làm hồ sơ xin con nuôi. Họ không quan trọng đứa trẻ có phải máu mủ hay không – chỉ cần được làm cha, làm mẹ, được chăm sóc và yêu thương một sinh linh nhỏ bé là đủ.

Quá trình xin con nuôi không hề đơn giản. Họ phải trải qua hàng loạt thủ tục, phỏng vấn, xác minh điều kiện kinh tế, đạo đức… Nhưng rồi, sau bao nỗ lực, họ nhận được tin từ trung tâm bảo trợ trẻ em: một bé gái 6 tháng tuổi vừa được đưa vào trung tâm, khỏe mạnh, đáng yêu và đủ điều kiện nhận nuôi. Huy và Linh gần như vỡ òa trong hạnh phúc. Họ chuẩn bị mọi thứ – từ cũi, quần áo, bình sữa cho đến cả tên gọi: bé sẽ tên là An Nhiên – mong bé sống bình yên, hạnh phúc.

Nhưng cuộc đời luôn có những bất ngờ. Ba ngày trước khi chính thức ký kết nhận con, Linh thấy trong người có gì đó khác lạ. Ban đầu cô nghĩ do căng thẳng, nhưng rồi cảm giác buồn nôn, chóng mặt kéo dài khiến cô không yên tâm. Cô quyết định thử thai. Que thử hiện lên hai vạch rõ ràng. Linh sững sờ. Không dám tin vào mắt mình, cô đi khám. Và bác sĩ thông báo điều mà cô không dám mơ đến: cô đang mang thai. Không chỉ vậy – là thai đôi, hoàn toàn tự nhiên, không hề can thiệp gì.

Linh khóc trong phòng khám. Những giọt nước mắt vỡ òa sau mười năm cạn kiệt hy vọng. Cô gọi cho Huy. Ban đầu anh lặng đi, tưởng là nghe nhầm. Nhưng rồi khi nhận ra đó là sự thật, Huy hét lớn trong điện thoại, tiếng cười vang khắp phòng làm việc. Họ ôm nhau thật chặt, không ai nói gì – bởi lời nói nào có thể đủ cho niềm vui ấy?

Vì sức khỏe Linh không quá tốt, bác sĩ yêu cầu cô nghỉ ngơi hoàn toàn từ tháng thứ ba. Cả gia đình tập trung chăm sóc cô, và tạm hoãn thủ tục nhận nuôi bé An Nhiên – vì nghĩ rằng, giờ đây họ sẽ có hai thiên thần bé nhỏ thực sự của mình. Nhưng Linh vẫn dặn lòng: sau này, nếu có điều kiện, họ sẽ vẫn đến thăm và giúp đỡ bé An Nhiên – như một cái ơn với số phận.

Ngày Linh chuyển dạ, trời mưa lớn. Huy vội vàng đưa vợ vào bệnh viện, tim đập thình thịch không yên. Ca sinh mổ diễn ra nhanh chóng nhưng căng thẳng. Cuối cùng, hai bé trai sinh đôi được đưa ra, tiếng khóc vang vọng cả hành lang bệnh viện. Bác sĩ báo tin: hai bé khỏe mạnh, một nặng 2,8kg, một nặng 3,1kg. Linh mệt lả nhưng ánh mắt đầy mãn nguyện.

Huy đứng bên cửa phòng chờ, tay ôm bó hoa nhỏ. Y tá đẩy chiếc xe đẩy với hai bé trai bọc khăn trắng ra. Anh bước lại gần, tim đập rộn ràng, miệng lẩm bẩm: “Con ơi… Ba đây…”

Nhưng rồi… anh sững người.

Một trong hai đứa bé có làn da ngăm hẳn so với vợ chồng anh – vốn đều có nước da trắng. Không chỉ vậy, ánh mắt đứa bé sắc và sâu, gương mặt có những nét lạ lẫm, không giống bất kỳ ai trong nhà. Còn đứa còn lại thì hoàn toàn bình thường – da trắng, môi đỏ, giống Linh như đúc.

Huy lùi lại một bước, mặt tái đi. Y tá ngạc nhiên:
– Anh sao thế? Đây là con anh mà?

Anh không đáp. Mắt vẫn dán vào đứa bé có làn da ngăm. Bàn tay anh siết chặt lại.

Trong đầu anh vang lên những nghi ngờ đáng sợ:

“Không thể nào… Sao lại như vậy? Mười năm không có con, giờ lại có song thai mà một đứa lại… khác biệt đến vậy? Có khi nào…?”

Y tá đưa bé cho anh bế. Anh lưỡng lự rồi ôm lấy. Nhưng không thể ngăn được cảm giác lạnh dọc sống lưng. Những câu hỏi dồn dập ùa về trong đầu anh – và rồi, một tia giận dữ bùng nổ:
Linh! Em phải giải thích cho anh chuyện này!

Tiếng quát của Huy vang lên ngoài hành lang khiến y tá giật mình. Một vài người đang chờ khám ngước nhìn, còn trong phòng hậu sản, Linh vừa tỉnh dậy sau ca mổ, chưa kịp hoàn hồn thì đã thấy chồng đẩy cửa xông vào, mắt đỏ ngầu, tay run run như cố kiềm chế cơn giận.

– Em… em sao rồi? – Linh thều thào.

– Em nói cho anh biết – đứa bé da ngăm đó là ai?

Câu hỏi như một nhát dao xé toạc không khí vừa mới yên tĩnh. Linh tròn mắt nhìn chồng, sững người mất vài giây, rồi bật ra một tiếng:
– Gì cơ…?

– Một đứa thì giống em, còn một đứa thì… hoàn toàn không giống ai trong nhà. Em giải thích đi. Em có gì giấu anh không?

Linh tái mặt. Cô chưa từng thấy Huy như vậy – người đàn ông điềm đạm suốt mười năm qua giờ đây như biến thành người khác. Cô lắp bắp:
– Em… em không hiểu… Chúng là con em… con chúng ta…

– Không giống! Không phải là vấn đề “giống hay không”! – Huy gắt – Em có nhớ trong họ anh có ai da ngăm như vậy không? Em đừng tưởng anh ngu!

Giọng anh vang vọng cả phòng. Linh lặng người, tay run lên vì đau và sợ. Nhưng rồi, cô nhìn vào mắt chồng, nghẹn ngào nói:
– Anh đang nghi ngờ em ngoại tình?

Huy không đáp. Câu hỏi ấy như đâm ngược vào anh. Một phần anh muốn phủ nhận, một phần thì không thể ngăn bản thân mình nghĩ đến điều đó. Những đêm trực của Linh, những lần cô đi làm về muộn mà không báo trước. Những lời đồn đại vớ vẩn của bà hàng xóm cách đây vài năm… tất cả hiện về trong đầu như một thước phim hỗn loạn.

Cả phòng im lặng. Không khí đặc quánh lại.

Cuối cùng, Linh thở hắt ra, cố ngồi dậy. Nước mắt lăn dài trên má cô:

– Anh biết không… Em đã từng nghĩ nếu anh bỏ em vì không thể có con, em cũng không trách gì cả. Em đã sống trong cảm giác tội lỗi suốt mười năm. Mỗi lần em nhìn anh cố tỏ ra mạnh mẽ, là tim em thắt lại…

– Linh…

– Nghe em nói hết! – cô gần như hét lên. – Em chưa bao giờ phản bội anh. Chưa từng! Nhưng… có một chuyện… em đã giấu.

Huy chau mày.

– Cách đây hơn một năm, sau khi bác sĩ bảo khả năng có con của em gần như bằng không, em bị trầm cảm. Em tìm đến một phòng khám Đông y ở quê. Bà lang ở đó bảo em có thể thử một loại thuốc dân gian – nhưng phải dùng đúng vào “giờ linh”, vào một ngày đặc biệt theo âm lịch. Em không tin, nhưng cũng không còn gì để mất. Em làm theo.

– Em giấu anh?

– Em không muốn cho anh hy vọng… rồi lại thất vọng như bao lần trước. Em thậm chí còn nghĩ mình bị lừa. Nhưng rồi… vài tháng sau… em mang thai.

Huy im lặng. Lý trí anh gào lên rằng lời giải thích đó nghe… mơ hồ quá. Nhưng trong sâu thẳm, anh biết Linh không phải người dối trá. Cô là người luôn gồng mình chịu đựng, là người chưa bao giờ than trách điều gì.

– Còn chuyện đứa bé… – Huy lẩm bẩm – Giải thích sao về ngoại hình?

– Bác sĩ nói thai đôi có thể là song sinh khác trứng. Có thể di truyền từ các thế hệ trước. Bên nhà ngoại em có cụ tổ người Chăm, da ngăm, tóc xoăn – mẹ em từng kể, nhưng em nghĩ đó là chuyện cổ tích…

Huy ngồi phịch xuống ghế. Mọi thứ quá nhiều, quá đột ngột. Anh nhìn hai đứa con đang nằm trong cũi cạnh Linh. Một đứa trắng trẻo, một đứa da ngăm và có vẻ “khác biệt” – nhưng ánh mắt chúng giống nhau lạ kỳ. Đều nhìn anh như đang chờ một cái ôm.

Linh nắm tay anh, thì thào:

– Nếu anh muốn xét nghiệm ADN, em đồng ý. Nhưng xin anh… đừng lạnh lùng với con. Dù nó có là ai… thì cũng đã ở trong bụng em suốt 9 tháng…

Câu nói ấy như xé toang nỗi nghi ngờ cuối cùng. Huy bước đến, bế cả hai đứa trẻ lên – một bên tay trắng, một bên tay ngăm. Anh hôn nhẹ lên trán chúng, rồi nhìn Linh:

– Anh xin lỗi… Anh sai rồi. Áp lực, sợ hãi, hoài nghi… đã khiến anh mù quáng.

– Em cũng xin lỗi vì đã giấu chuyện đi khám ở quê… – Linh bật khóc.

Ba người ôm nhau trong phòng bệnh. Ngoài trời, mưa đã tạnh. Tia nắng đầu tiên xuyên qua khung cửa kính, chiếu nhẹ lên hai đứa trẻ sinh đôi – khác nhau về ngoại hình, nhưng cùng chung một tình yêu vô điều kiện.

Vài tháng sau…

Gia đình nhỏ dắt nhau đến trung tâm bảo trợ trẻ em. Trên tay họ là một túi quà lớn, và ánh mắt trìu mến. Bé An Nhiên – đứa trẻ mà họ từng suýt nhận nuôi – giờ đã có người nhận khác. Nhưng Linh vẫn gửi lại một lá thư và một khoản tiền hỗ trợ hàng tháng.

“Dù không có duyên làm cha mẹ, nhưng con vẫn là một phần trong hành trình khiến chúng tôi biết hy vọng.”

Huy mỉm cười, nhìn hai con sinh đôi đang chơi với nhau dưới nắng.

– Có thể… đây chính là cách số phận dạy chúng ta biết trân trọng điều đến muộn.

Rơi nước mắt với mong ước xuất ngoại của cặp song sinh người Việt tuvong thương tâm sau t:ai n;ạ:n ở Đức, giờ tất cả đã…

Hai anh em sinh đôi người Việt, Duy Quang Nguyen và Quang Minh Nguyen (23 tuổi), đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn giao thông tại Frankfurt (Đức) khi đang trên đường trở về sau buổi hòa nhạc mà họ ấp ủ từ lâu.

Bi kịch sau khoảnh khắc hạnh phúc

Theo thông tin từ phòng khám nha khoa Kieferorthopäden Altona tại Hamburg, nơi hai anh em đang theo học nghề nha khoa, vụ tai nạn xảy ra vào rạng sáng 6/7. Khi đó, Minh và Quang đang di chuyển cùng nhau trên một chiếc xe scooter điện thì bị một ô tô đâm trúng tại đường Mainzer Landstraße, Frankfurt.

Cảnh sát cho biết tài xế điều khiển phương tiện nghi đã chạy quá tốc độ và sử dụng khí cười (Lachgas) trước đó. Hiện người này đã bị cơ quan chức năng ban hành lệnh bắt giam.

Cặp song sinh người Việt tử vong thương tâm sau tai nạn ở Đức: Xuất ngoại với mong ước lo cho gia đình và những ký ức cuối cùng còn lại- Ảnh 1.

Hiện trường vụ tai nạn thương tâm

Chỉ vài tiếng trước tai nạn, hai anh em đã có được khoảnh khắc hạnh phúc khi lần đầu tiên được tham dự một buổi hòa nhạc, điều họ luôn mơ ước kể từ khi đặt chân đến Đức.

“Đó là một buổi tối tràn ngập niềm vui và âm nhạc. Trên đường về, khi họ vẫn còn đầy ắp cảm xúc, tai nạn kinh hoàng đã cướp đi mạng sống của cả hai”, đại diện phòng khám viết trong lời kêu gọi quyên góp trên nền tảng GofundMe.

Ngoài hai anh em sinh đôi, một người bạn khác đi cùng cũng gặp nạn được xác định là Hoàng Trung Hiếu (27 tuổi) hay còn được nhiều người biết đến với nickname là Bốp. Dù may mắn thoát chết nhưng Trung Hiếu vẫn bị thương nặng. Cú tông trực diện, sau đó bị kéo lê thêm 150m khiến anh bị chấn thương sọ não, mất một chân và hiện vẫn đang ở trong viện điều trị.

“Xin chào, cháu là Duy Quang và cháu là Quang Minh”

Theo thông tin từ phòng khám, năm 2022, Minh và Quang rời Việt Nam sang Đức với mong muốn có một tương lai tốt đẹp hơn để hỗ trợ gia đình. Tuy nhiên, chặng đường đầu đầy khó khăn, nhưng cả hai không bỏ cuộc. Năm 2023, họ bắt đầu lại từ đầu tại Hamburg và tìm được cơ hội học nghề tại phòng khám Kieferorthopäden Altona.

Bác sĩ Christina Essers, người trực tiếp nhận hai anh em vào thực tập, vẫn nhớ như in lần đầu tiên họ gọi đến phòng khám.

“Hai giọng nói trẻ trung vang lên, đầy thân thiện, lễ phép nhưng vẫn xen lẫn chút hồi hộp. ‘Cháu là Duy Quang… và cháu là Quang Minh.’ Sau đó, cả hai gần như đồng thanh: ‘Chúng cháu muốn được học nghề phụ tá nha khoa tại phòng khám của mình ạ.”

Cặp song sinh người Việt tử vong thương tâm sau tai nạn ở Đức: Xuất ngoại với mong ước lo cho gia đình và những ký ức cuối cùng còn lại- Ảnh 2.

Hai anh em sinh đôi tử vong trong vụ tai nạn thương tâm

Sự xuất hiện của Minh và Quang đã nhanh chóng tạo dấu ấn. Không chỉ là thực tập sinh chăm chỉ, họ còn mang lại năng lượng tích cực, sự nhiệt huyết và tinh thần hòa nhập. “Họ không chỉ là học viên, họ là một phần của đội ngũ, là bạn bè, là những người thân yêu trong đại gia đình của chúng tôi”, đại diện phòng khám chia sẻ.

Sau vụ tai nạn, phòng khám Kieferorthopäden Altona đã phát động chiến dịch quyên góp để hỗ trợ gia đình hai anh em lo hậu sự và đưa thi thể về Việt Nam. “Tất cả những gì Minh và Quang đã mang lại cho chúng tôi, giờ đây chúng tôi muốn gửi lại cho gia đình các em để san sẻ phần nào nỗi mất mát quá lớn này.”

Tính đến ngày 18/7, chiến dịch đã nhận được hơn 53.000 euro (khoảng 1,6 tỷ đồng) từ bạn bè, đồng nghiệp và cộng đồng.

“Minh và Quang mang đến cho chúng tôi niềm vui, sự tận tâm và tinh thần ham học hỏi. Đáng tiếc, các em ra đi quá sớm, nhưng những gì các em để lại sẽ còn mãi tồn tại trong trái tim chúng tôi”, phòng khám viết.

Gia đình, bạn bè và cả cộng đồng người Việt tại Đức đang cùng nhau tiễn đưa hai chàng trai trẻ về với quê hương, nơi giấc mơ dang dở của họ bắt đầu.

Vụ gia đình ngủ quên, thoát nạn lật tàu trên Vịnh Hạ Long gây tranh cãi: Người bán vé lên tiếng

Bên cạnh những người gia rằng gia đình chị Ngân quá may mắn thì cũng không ít ý kiến bày tỏ nghi ngờ tính xác thực của câu chuyện này.

Mới đây, câu chuyện gia đình chị Ngân (ở Thanh Hóa) do ngủ quên, đến bến muộn, không kịp lên tàu nên đã thoát nạn lật tàu ở Vịnh Hạ Long đã nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận. Sau khi câu chuyện này được chia sẻ đã nhận về nhiều ý kiến trái chiều. Bên cạnh những người cho rằng gia đình này quá may mắn, thì cũng có không ít ý kiến nghi ngờ tính xác thực của câu chuyện.

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi trên báo VietNamNet, chị Nguyễn Thị Minh N. (Quảng Ninh) – cộng tác viên tư vấn bán vé tàu du lịch xác nhận có tư vấn cho gia đình chị Ngân khi họ có kế hoạch đi thăm Vịnh Hạ Long chiều 19/7.

Theo chị N., gia đình này thật sự rất may mắn vì nếu họ đến sớm hơn, đi chuyến 13 giờ chiều thì có thể đã lên tàu Vịnh Xanh.

Vụ gia đình ngủ quên, thoát nạn lật tàu trên Vịnh Hạ Long gây tranh cãi: Người bán vé lên tiếng- Ảnh 1.

Gia đình chị Ngân có mặt tại cảng tàu nhưng bị muộn, chuyến tàu lúc 13 giờ đã rời bến.

Chị N. kể thêm, vào lúc gần 13 giờ ngày 19/7, trong nhóm 3 tàu chuẩn bị xuất bến được chị tư vấn vé, có tàu Vịnh Xanh đủ khách để rời bến. Gia đình chị Ngân tuy đã liên hệ từ trước song không đến đúng giờ, khi đến nơi thì được thông báo là đã trễ chuyến.

Nhà chị Ngân quyết định đặt vé cho chuyến sau (lúc 14 giờ 15 phút). Lúc này, trời mưa gió khá to nhưng gia đình vẫn hy vọng sẽ tạnh mưa và có thể tham quan. Sau đó, cả nhà quyết định hủy chuyến vì có con nhỏ và phải đợi lâu trong thời tiết bất ổn. Gia đình chị Ngân được hoàn lại tiền.

Cũng theo nguồn tin trên VietNamNet cho hay, một người có trách nhiệm tại cảng tàu du lịch xác nhận chị N. là cộng tác viên bán vé tàu du lịch thăm vịnh cho du khách.

Sau khi câu chuyện gây tranh cãi, chị Ngân cũng nói thêm rằng bản thân không nắm rõ quy trình bán vé hay vận hành của các tàu trên vịnh. Nhưng khi ra tới cảng tàu, gia đình được báo là đã trễ giờ, phải chuyển sang chuyến sau. Chị Ngân thông tin, mọi người hôm đó đều nói rằng, nếu gia đình chị lên tàu đúng giờ, có thể đã gặp phải trận giông lốc kinh hoàng.

Trước đó, chị Ngân cho biết gia đình chị gồm 2 vợ chồng, 1 con nhỏ dự định mua vé tàu thăm Vịnh Hạ Long, đi chuyến 13 giờ ngày 19/7. Tuy nhiên vì đi chơi về mệt, gia đình ngủ thêm một chút. Đến khoảng 13 giờ 15 phút, gia đình chị Ngân ra tới nơi thì được báo là tàu đã rời bến.

Gia đình định đặt vé đi chuyến sau nhưng thấy thời tiết xấu nên đã hủy vé. Đến chiều họ mới biết tin con tàu Vịnh Xanh 58 bị lật trên Vịnh Hạ Long khiến nhiều người tử vong.

🌪Bão số 3 wipha đã suy yếu và trở thành áp thấp nhiệt đới, cường độ cấp 7

Bão số 3 Wipha đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 trên đất liền khu vực Ninh Bình – Thanh Hóa.

Một cô gái xinh đẹp, gia cảnh kh;ó kh;ăn, lên thành phố làm o;sin trong một biệt thự cao cấp. Đến ngày nhận lương, ông chủ bất ngờ kéo cô vào phòng ngủ rồi thì thầm…

Lan sinh ra trong một gia đình nghèo ở miền Trung. Cha mất sớm vì tai nạn lao động, mẹ cô bệnh tật triền miên. Là chị cả trong nhà, Lan buộc phải nghỉ học từ năm lớp 10 để đi làm thuê nuôi các em ăn học. Mỗi lần nhìn lũ em lấm lem áo trắng đến trường, trong lòng cô lại nhói lên những tiếc nuối.

Cơ duyên đến khi một người quen trong xóm giới thiệu cho cô một công việc làm giúp việc tại Sài Gòn, nơi ở của gia đình ông Phan – một doanh nhân giàu có, sống trong căn biệt thự cao cấp trên đồi Thảo Điền. Lương tháng mười triệu, có phòng riêng, ăn ở tại chỗ – với Lan, đó là cả một cơ hội đổi đời.

Ngày đầu bước vào cánh cổng lớn sơn đen bóng loáng, Lan choáng ngợp bởi vẻ tráng lệ của nơi này: sân vườn rợp hoa cẩm tú cầu tím nhạt, hồ cá Koi uốn lượn quanh khuôn viên, và căn biệt thự rộng ba tầng với nội thất sang trọng hơn cả trong phim. Cô được giao nhiệm vụ lau dọn, nấu ăn, chăm sóc cây cối, và thỉnh thoảng phụ giúp bà chủ – một người phụ nữ quý phái nhưng lạnh lùng, gần như không nói quá ba câu một ngày.

Ông Phan – chồng bà – là người đàn ông ngoài 50, cao lớn, phong thái đĩnh đạc. Ông ít khi có mặt ở nhà, thường xuyên đi công tác, nhưng mỗi lần về đều dành thời gian trò chuyện với Lan, hỏi han về gia đình cô. Cách ông nói chuyện nhẹ nhàng, tinh tế, khiến cô thấy an tâm và kính trọng.

Ba tháng trôi qua, Lan dần quen với nhịp sống mới. Mỗi tối, sau khi xong việc, cô lại ngồi viết nhật ký trong căn phòng nhỏ phía sau vườn, nơi có cửa sổ nhìn ra đồi hoa. Những dòng chữ đơn giản, đôi khi chỉ là: “Hôm nay làm món cá kho, ông chủ khen ngon” cũng đủ khiến cô thấy ấm lòng.

Một buổi chiều cuối tháng, ông Phan trở về sau chuyến công tác dài ngày ở Đà Lạt. Lan đang lau nhà thì nghe tiếng ông gọi từ tầng hai:

– Lan, lên phòng làm ơn lấy giúp chú tệp hồ sơ để quên trên bàn nhé!

Cô vội vàng leo lên cầu thang, gõ nhẹ vào cánh cửa gỗ nâu đậm, nhưng không nghe tiếng trả lời. Nghĩ ông đang bận, cô nhẹ đẩy cửa bước vào. Căn phòng rộng rãi, mùi nước hoa nhẹ phảng phất. Hồ sơ nằm trên bàn, đúng như lời ông nói. Vừa quay người định bước ra, thì cánh cửa phía sau cô đóng sầm lại.

Lan giật mình quay lại, thấy ông Phan đang đứng ngay đó. Ông không còn nụ cười hiền hậu thường ngày, ánh mắt khác lạ, khó đoán.

– Cháu làm ở đây cũng lâu rồi nhỉ… Làm tốt lắm, rất tốt – giọng ông trầm trầm.

Lan cười ngượng:

– Dạ, cháu cố gắng ạ… Cháu lấy được hồ sơ rồi, cháu xin phép…

Nhưng ông không nhường đường. Ông bước tới gần hơn, đôi mắt nhìn cô chằm chằm. Cô cảm thấy không khí chợt lạnh đi, tim bắt đầu đập nhanh.

– Lương tháng này, chú định thưởng cho cháu thêm… Nhưng phải vào phòng ngủ này mới nhận được.

Lan lùi một bước. Câu nói như lưỡi dao cứa vào lòng cô. Cô không dám tin vào tai mình. Người đàn ông mà cô từng xem như một người cha, người giúp cô có cuộc sống tốt hơn… lại có thể nói những lời như thế.

– Cháu… cháu không cần tiền thưởng đâu ạ… – cô lắp bắp, mắt đã ngân ngấn lệ.

– Nhưng chú muốn. Cháu ngoan ngoãn thì sẽ còn được nhiều thứ hơn nữa.

Bàn tay ông vươn ra, như muốn kéo cô lại.

Lan lập tức giật lùi, giọng run rẩy:

– Cháu xin lỗi… nhưng cháu không thể…

Cô vội quay người, mở cửa chạy xuống tầng dưới. Tiếng bước chân ông Phan đuổi theo phía sau khiến cô hoảng loạn. Nhưng may mắn, bà Phan vừa từ vườn bước vào, trên tay là giỏ hoa. Thấy Lan tái mặt, bà nhíu mày hỏi:

– Có chuyện gì vậy?

Lan cúi đầu, nghẹn lời không nói được.

Ông Phan đứng sau, ánh mắt nhanh chóng chuyển sang điềm tĩnh, nhẹ nhàng như chưa từng có chuyện gì xảy ra.

– Con bé hoảng loạn vì thấy con thằn lằn trong phòng anh – ông cười, quay sang vợ – Em biết rồi đó, nó sợ mấy con bò sát lắm.

Bà Phan nhìn Lan, rồi nhìn chồng. Không ai nói gì thêm.

Lan cúi đầu, chạy thẳng về phòng, cả đêm trằn trọc không ngủ. Cô biết, kể từ khoảnh khắc ấy, cô không thể ở lại đây thêm được nữa…

Lan thức trắng đêm. Cô ngồi trong góc phòng, hai tay siết chặt quyển nhật ký. Trong lòng ngổn ngang những cảm xúc: sợ hãi, phẫn nộ, tủi nhục. Người đàn ông mà cô từng kính trọng, tin tưởng… lại coi cô như món đồ có thể trao đổi bằng tiền.

Sáng hôm sau, khi mặt trời vừa ló rạng, Lan lặng lẽ thu dọn hành lý. Cô biết mình không thể nói thẳng ra lý do rời đi – không ai tin một cô giúp việc trẻ lại bị ông chủ có tiếng là đạo mạo làm chuyện đồi bại. Nhưng cô cũng không thể câm nín rời đi như một kẻ thất bại.

Trước khi rời khỏi căn biệt thự, cô để lại quyển nhật ký trên bàn bếp – nơi bà Phan thường ngồi đọc sách buổi sáng. Bên trong, cô không viết gì thêm, chỉ kẹp vào đó một mảnh giấy:
“Nếu một ngày bà cảm thấy cô đơn trong chính ngôi nhà của mình, xin hãy đọc từ trang 43.”

Lan ra đi không ngoái lại. Cô bắt chuyến xe về quê, mang theo lòng tin gần như vỡ vụn. Nhưng điều cô không biết là vài ngày sau, căn biệt thự ấy bắt đầu dậy sóng…

Bà Phan ngồi nơi góc bếp như thường lệ, vô tình thấy cuốn sổ bìa da màu nâu nằm đó. Tò mò, bà mở ra. Những trang đầu là nét chữ đều đặn, kể về những ngày làm việc, những món ăn nấu cho ông bà, những mẩu chuyện nhỏ… Nhưng khi đến trang 43, mọi thứ khác hẳn.

“Tối hôm nay, ông chủ bảo tôi lên phòng lấy hồ sơ. Tôi không nghĩ gì nhiều. Nhưng khi tôi đang cầm hồ sơ định đi ra, ông khóa cửa lại và nói rằng: ‘Muốn nhận lương thì phải vào phòng ngủ’. Tôi hoảng loạn. Tôi sợ. Tôi từng xem ông ấy như người cha. Nhưng ánh mắt đó… không phải ánh mắt của người đứng đắn. Tôi bỏ chạy. Nếu bà đọc được những dòng này, xin bà đừng im lặng.”

Tay bà Phan run rẩy. Những dòng chữ như lưỡi dao xoáy vào lòng bà. Bà đã sống cùng ông Phan hơn 20 năm, từng nghĩ mình hiểu ông đến tận xương tủy. Nhưng sâu thẳm, bà luôn cảm thấy trong ánh mắt ông có gì đó lạnh lùng, toan tính, nhất là khi ông nhìn người khác – đặc biệt là những cô gái trẻ.

Bà bắt đầu điều tra lặng lẽ. Bà tìm đến những người giúp việc cũ – những người rời đi không lời từ biệt. Ban đầu không ai dám nói. Nhưng khi biết Lan từng ghi lại mọi chuyện, vài người bắt đầu kể: người bị sàm sỡ, kẻ bị đuổi vì từ chối ông, có người từng suýt tự tử nhưng bị “mua sự im lặng” bằng một khoản tiền lớn.

Bà Phan, một người phụ nữ từng im lặng vì nghĩ đó là cách giữ gìn danh dự gia đình, giờ đây không thể tha thứ cho chính mình nếu tiếp tục im lặng.

Một tháng sau, tại toà soạn báo điện tử uy tín, một bài viết xuất hiện trên trang nhất:
“Góc tối sau cánh cửa biệt thự: Lời kể của những người giúp việc bị quấy rối”.
Bài viết trích đoạn từ nhật ký của Lan và nhiều lời kể khác, kèm theo bằng chứng thu thập từ camera cũ bị tháo bỏ trong nhà, do chính bà Phan gửi đến.

Ông Phan ngay lập tức phủ nhận tất cả, thuê luật sư kiện ngược. Nhưng làn sóng dư luận dâng cao. Nhiều cô gái từng im lặng cũng bước ra ánh sáng. Những bài viết khác lần lượt nối tiếp. Một chương trình truyền hình đã tiếp cận Lan tại quê nhà, mời cô chia sẻ câu chuyện. Ban đầu cô từ chối, nhưng rồi cô nhận ra: im lặng là cái bẫy của nỗi sợ, còn lên tiếng là cách để sống đúng với mình.

Hôm đó, trước ống kính, Lan nói:

– Tôi không kể chuyện này để đòi lại tiền, hay danh tiếng. Tôi chỉ muốn những cô gái như tôi biết rằng: họ không đáng bị im lặng. Và những kẻ nhân danh quyền lực để ép buộc người khác… phải chịu trách nhiệm.

Vụ việc kéo dài gần nửa năm. Ông Phan bị điều tra, công ty xuống dốc, nhiều đối tác rút lui. Cuối cùng, ông bị tuyên án ba năm tù vì hành vi quấy rối nhiều người, kèm theo phạt hành chính và cấm hoạt động kinh doanh trong 5 năm.

Lan nhận được nhiều lời mời từ các tổ chức bảo vệ phụ nữ. Nhưng cô từ chối tất cả, chọn quay lại học bổ túc ban đêm để hoàn thành chương trình phổ thông. Cô cũng dành thời gian làm tình nguyện, tư vấn cho những người phụ nữ yếu thế trong các vùng quê.

Một buổi chiều, khi đang hướng dẫn một nhóm học sinh viết nhật ký, có người hỏi:

– Cô ơi, sao mình lại viết nhật ký khi không có ai đọc?

Lan mỉm cười, nhìn đám cỏ lau lay lay trong gió:

– Vì có những lúc, nếu mình không viết ra… mình sẽ quên mất mình là ai. Và đôi khi, một trang nhật ký có thể thay đổi cả số phận một con người.