Lực lượng tìm kiếm cứu nạn tại hiện trường vụ chìm tàu QN-7105 đã lật được con tàu và phát hiện thêm 4 thi thể mắc kẹt trong khoang cabin, trong đó có thi thể thuyền trưởng Đoàn Văn Trình.
Hình ảnh con tàu QN 7105 bị lật trên vịnh Hạ Long chiều 19/7. Trước đó, tàu rời bến đi vào lúc 12h55 phút ngày 19/7, đi tham quan tuyến 2 (hang Sửng Sốt – Đảo Titop), đến 13h30 phút cùng ngày gặp dông bất ngờ và đến 14h5 phút cùng ngày mất kết nối tín hiệu GPS. Hình ảnh các lực lượng tiếp cận tàu QN7105 ngay sau khi xảy ra sự cố.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì họp bàn công tác cứu hộ vụ lật tàu du lịch ở Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh ngày 19/7. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 114/CĐ-TTg về việc lật tàu dịch vụ du lịch Vịnh Xanh 58 (QN 7105) tại khu vực đảo Ti Tốp, tỉnh Quảng Ninh. Thủ tướng Chính phủ điện: Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia; Bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng, Công an, Xây dựng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh. Các cán bộ, chiến sĩ Hải quân, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ninh, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, công an đã gấp rút ra khu vực tàu QN7105 gặp nạn, để cứu hộ cứu nạn. Lực lượng cứu hộ cứu nạn tại hiện trường vụ lật tàu QN7105.
Công tác cứu hộ, cứu nạn, trục vớt con tàu QN7105 diễn ra gấp rút trong đêm 19/7.
Sáng nay, tôi và chồng vừa bước ra khỏi tòa án, chính thức đặt dấu chấm hết cho 7 năm chung sống bằng một tờ giấy ly hôn có đủ chữ ký của hai đứa. Thực lòng, chẳng có oán hận gì lớn lao, chỉ còn lại sự mệt mỏi cùng cực.
Những ngày cuối cùng bên nhau, anh ấy thường xuyên vắng nhà, về khuya và dường như chẳng còn lời tử tế nào dành cho tôi trong những bữa cơm. Còn tôi thì cứ cáu gắt, lạnh lùng, tối đến là lại đóng chặt cửa phòng. Chẳng có người thứ ba xen vào, cũng chẳng có những màn đánh ghen ầm ĩ nào cả. Chúng tôi cứ thế sống cạnh nhau như hai người xa lạ, cho đến một ngày tôi mở lời đề nghị ly hôn, và anh ấy cũng gật đầu đồng ý. Thế là cả hai cùng nhau ra tòa. Chẳng có mấy lưu luyến, cứ như thể việc này sớm muộn gì cũng phải đến, chỉ là ai sẽ là người nói ra trước mà thôi.
Anh ấy bảo sẽ chuyển cho tôi 3 tỷ, không gọi là chia tài sản, mà là một khoản bù đắp cho những năm tháng đã qua. Tôi cũng không hỏi thêm gì. 3 tỷ đối với tôi lúc này là quá đủ để bắt đầu một cuộc sống mới, không còn phụ thuộc vào ai.
Phiên tòa diễn ra nhanh chóng. Bước ra khỏi phòng xử án, tôi thấy lòng mình nhẹ bẫng đến lạ. Chồng cũ nhìn tôi lần cuối rồi quay lưng đi thẳng. Tôi cứ nghĩ thế là mọi chuyện đã kết thúc rồi.
Thế mà vừa ra khỏi cổng tòa án, điện thoại tôi đã reo lên, là thằng em trai tôi gọi.
Tôi vừa nhấc máy, nó đã hỏi ngay: “Chị ly hôn xong chưa? Nhận được bao nhiêu rồi? Có thể đòi thêm không? Cái nhà bên anh rể vẫn đứng tên hai người, đòi chia đôi đi. Căn nhà đó giờ bán vội cũng được hơn chục tỷ, anh rể không muốn bán thì cũng phải trả chị 5 tỷ, đòi được bao nhiêu thì chị phải đòi nhé, không là sau này hối hận đấy”.
Nghe tiếng em trai, tôi chẳng biết nên khóc hay nên cười nữa. Nó chẳng hỏi tôi có buồn không, chỉ hỏi tôi đòi được bao nhiêu tiền. Tôi cứ tưởng vì nó quan tâm đến tương lai của tôi, nhưng không ngờ nó lại nói tiếp: “Em đặt cọc mua nhà rồi, thiếu khoảng 2 tỷ, chị cho em mượn nhé”.
Tôi tắt máy giữa chừng, chẳng muốn nói thêm lời nào. Ngồi vào chiếc taxi, tôi đưa mắt nhìn qua ô cửa kính. Phố xá vẫn nhộn nhịp, mọi người vẫn hối hả, chỉ có tôi là cảm thấy chông chênh đến lạ.
Tôi chưa bao giờ là người tính toán với ai. Trong suốt cuộc hôn nhân vừa qua, tôi cũng chẳng đòi hỏi gì ở chồng. 3 tỷ kia là anh ấy chủ động đưa, tôi không cần phải tranh giành. Tôi cứ nghĩ mình đã đủ mạnh mẽ rồi, thế mà không ngờ đứa em trai duy nhất, người mà tôi từng nghĩ sau ly hôn có thể về ở cùng một thời gian để tìm hướng đi mới cho bản thân, lại coi tôi như một cây ATM sẵn tiền để rút.
Tôi lục lọi trong đầu bao nhiêu lần mình đã giúp nó. Nào là cho tiền cưới vợ, mua xe máy, rồi những lần nó thất nghiệp, tôi cứ thế chuyển khoản mà chẳng cần hỏi lại. Vậy mà bây giờ, nó không hề hỏi han tôi một câu, chỉ nghĩ tôi có tiền thì phải cho nó.
Kiểu này tôi biết mình không thể về nhà bố mẹ đẻ ở được, vì chắc chắn sẽ chạm mặt em trai, sẽ bị nó trách móc hoặc đòi hỏi đến khi nào tôi đưa tiền thì thôi. Tôi không biết có nên đưa tiền cho em trai để được yên ổn, hay cứ giữ số tiền đó để lo cho bản thân mình đây?
Dự báo chiều tối và đêm nay, bão số 3 trên khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất cấp 10–11, giật cấp 14. Bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam với tốc độ 10–15km/h và có khả năng mạnh thêm.
Bão số 3 sẽ giật cấp 14 khi tiến sát gần bờ
Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, ở đặc khu Bạch Long Vĩ đã có gió mạnh cấp 8, giật cấp 9; đặc khu Cô Tô gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Hồi 13 giờ ngày 21/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,1 độ Vĩ Bắc; 109,1 độ Kinh Đông, cách Quảng Ninh khoảng 120km, cách Hải Phòng 260km về phía Đông; cách Hưng Yên khoảng 280km, cách Ninh Bình khoảng 310km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-102km/giờ), giật cấp 12; di chuyển theo hướng Tây Tây Nam với tốc độ 10-15km/h.
Đêm nay và sáng mai là đỉnh điểm mưa bão.
Lúc 1h ngày 22/7, tâm bão ở vào khoảng 20,7 độ Vĩ Bắc – 108,0 độ Kinh Đông, trên khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất cấp 10–11, giật cấp 14. Bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam với tốc độ 10–15km/h và có khả năng mạnh thêm.
Vùng nguy hiểm trên biển được xác định là khu vực phía Bắc vĩ tuyến 18,5 độ Bắc và từ kinh tuyến 106,0 đến 112,0 độ Đông. Cấp độ rủi ro thiên tai ở mức 3, áp dụng cho vùng biển phía Tây Bắc khu vực Bắc Biển Đông, vịnh Bắc Bộ, và vùng biển ven bờ từ Quảng Ninh đến Ninh Bình.
Đến 13h cùng ngày, bão tiến gần hơn vào vùng biển từ Hải Phòng đến Thanh Hóa, ở vị trí khoảng 20,3 độ Vĩ Bắc – 106,6 độ Kinh Đông. Cường độ gió không đổi, vẫn duy trì cấp 10–11, giật cấp 14. Hướng di chuyển tiếp tục theo Tây Tây Nam, tốc độ 10–15km/h.
Vùng nguy hiểm được điều chỉnh về phía Bắc vĩ tuyến 18,5 độ Bắc và phía Tây kinh tuyến 110,0 độ Đông. Cấp độ rủi ro thiên tai vẫn ở mức 3, ảnh hưởng trực tiếp đến vịnh Bắc Bộ, vùng ven biển và đất liền các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nghệ An.
Đến 13h ngày 23/7, bão đi sâu vào đất liền khu vực Thượng Lào và suy yếu thành một vùng áp thấp, vị trí tâm áp thấp khoảng 19,5 độ Vĩ Bắc – 103,8 độ Kinh Đông. Sức gió giảm xuống dưới cấp 6.
Tuy đã suy yếu, nhưng hoàn lưu bão vẫn gây ảnh hưởng trên diện rộng ở khu vực phía Bắc vĩ tuyến 18,0 độ Bắc và phía Tây kinh tuyến 109,0 độ Đông. Rủi ro thiên tai tiếp tục được duy trì cấp 3 cho khu vực vịnh Bắc Bộ, vùng ven biển và đất liền từ Quảng Ninh đến Nghệ An.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia khuyến cáo các địa phương nằm trong vùng ảnh hưởng tiếp tục theo dõi sát diễn biến của bão, chủ động các biện pháp phòng, chống thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”, đảm bảo an toàn cho người dân và tàu thuyền hoạt động trên biển.
Trên biển, vùng biển phía Tây Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10, sóng biển cao 3,0-5,0m, biển động mạnh. Vùng biển Bắc vịnh Bắc Bộ (bao gồm các đặc khu Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Vân Đồn, Cát Hải, đảo Hòn Dấu) có gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-11, giật cấp 14, sóng biển cao 2,0-4,0m, vùng gần tâm bão 4,0-6,0m, biển động dữ dội. Vùng biển Nam vịnh Bắc Bộ (bao gồm đảo Hòn Ngư) có gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0-4,0m, biển động rất mạnh.
Vùng ven biển Hưng Yên-Quảng Ninh có nước dâng do bão cao từ 0,5-1,0m. Mực nước tại Ba Lạt (Hưng Yên) cao 2,4-2,6m, Hòn Dấu (Hải Phòng) cao 3,9-4,3m, tại Cửa Ông (Quảng Ninh) cao 4,6-5,0m và tại Trà Cổ (Quảng Ninh) cao 3,6-4,0m. Nguy cơ cao gây ngập, úng tại khu vực ven biển, cửa sông vào chiều 22/7.
Chuyên gia cảnh báo, thời tiết trên biển, vùng đất liền ven biển trong bão cực kỳ nguy hiểm, không an toàn cho bất kỳ phương tiện, công trình nào hoạt động trong vùng nguy hiểm như: Tàu du lịch, tàu chở khách, tàu vận tải, lồng, bè, khu nuôi trồng thủy sản, đê, kè, tuyến đường ven biển. Các phương tiện có khả năng cao bị lật úp, phá huỷ, ngập úng do gió mạnh, dông, lốc, sóng lớn và nước biển dâng.Mưa dông, gió lốc từ chiều nay
Ông Mai Văn Khiêm cho biết, do ảnh hưởng của bão số 3, từ tối và đêm 21/7, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Nghệ An có gió mạnh dần lên cấp 7-9, vùng gần tâm bão cấp 10-11, giật cấp 14; khu vực sâu trong đất liền các tỉnh/thành Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình và Thanh Hóa gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8. Gió cấp 10-11 có thể làm đổ cây cối, cột điện, tốc mái nhà, gây thiệt hại rất nặng. Mức độ ảnh hưởng theo cấp gió được chi tiết tại phụ lục 1.
Từ ngày 21/7 đến ngày 23/7, ở khu vực Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa to đến rất to và dông với lượng mưa phổ biến 200-350mm, cục bộ có nơi trên 600mm; các nơi khác ở khu vực Bắc Bộ và Hà Tĩnh có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến 100-200mm, cục bộ có nơi trên 300mm. Cảnh báo nguy cơ mưa có cường suất lớn (>150mm/3h). Lượng mưa lớn trong thời gian ngắn có thể gây lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt ở vùng trũng thấp.
Ngoài ra, mưa lớn sẽ khiến các sông ở Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An xuất hiện một đợt lũ với biên độ 3-6 m từ đêm nay đến ngày 25/7. Sông nhỏ, sông Thao, thượng nguồn sông Mã có thể lên mức báo động hai, ba. Các sông Lô, Đà, Cầu, Thương, Lục Nam, Hoàng Long và thượng nguồn sông Cả dự báo lên mức báo động một, hai, có nơi vượt báo động hai. Hạ lưu sông Hồng, sông Thái Bình dưới mức báo động một; hạ lưu sông Mã và sông Cả dao động quanh mức báo động một.
Thật phiến diện khi đặt câu hỏi “sao biết có bão vẫn đi”, “sao không mặc áo phao”…; dữ liệu chứng minh các nạn nhân vụ lật tàu Vịnh Xanh 58 không làm sai điều gì.
Từ chiều 19/7, khi thông tin về vụ lật tàu Vịnh Xanh 58 tại Hạ Long, Quảng Ninh bắt đầu được cập nhật, bên cạnh hàng triệu lời cầu nguyện tha thiết mong cứu sống được nhiều người và có phép màu cho những trường hợp còn mất tích, trên mạng xã hội cũng xuất hiện không ít bình luận quy lỗi cho các du khách trên tàu như đại ý: “Biết có bão mà còn đi?”, “Sao lại ra khơi trong thời tiết nguy hiểm như vậy?”, “Vì sao không mặc áo phao đầy đủ?”…
Rất nhiều người bất bình giống như tôi vì cảm thấy soi mói đồng bào đang gặp nạn là biểu hiện của sự vô cảm, thiếu tình người. Ngoài ra, phát ngôn như vậy còn là phiến diện, vội vàng và thiếu hiểu biết. Nhìn nhìn lại toàn cảnh vụ việc, các dữ liệu đều cho thấy những người có mặt trên con tàu Vịnh Xanh 58 gặp nạn hôm 19/7 không hề làm sai điều gì.
Lực lượng cứu hộ tiếp cận tàu Vịnh Xanh 58 vào chiều ngày 19/7. (Ảnh: Báo Quảng Ninh)
Thứ nhất, họ không ra khơi bất chấp thời tiết. Tàu Vịnh Xanh 58 rời cảng vào lúc 12h55 ngày 19/7, trong điều kiện thời tiết nắng đẹp, không có lệnh cấm xuất bến. 13h30, bản tin cảnh báo có giông lốc mới được gửi đến cho cảng vụ Quảng Ninh, nhưng tàu đã xuất bến trước đó hơn nửa tiếng và gặp dông lốc đột ngột. Theo báo cáo, tàu Vịnh Xanh bị lật vào thời điểm khoảng 13h30 – 14h.
Không hành khách nào có thể biết rằng bầu trời trong xanh trước khi họ bước chân lên thuyền lại “trở mặt” nhanh đến vậy. Họ là du khách, không thể luôn cầm điện thoại nghe dự báo thời tiết khi đi chơi. Họ đặt niềm tin vào hướng dẫn viên du lịch, thuyền viên và chiếc tàu đủ điều kiện được cấp phép xuất bến.
Trước đó, các bản tin cảnh báo bão cũng nêu rõ ngày 21/7 bão mới vào Vịnh Bắc Bộ. Ngày 20/7, Cảng vụ Đường thủy và Đăng kiểm phương tiện thủy nội địa mới ban hành công văn khẩn tạm dừng cấp phép rời cảng, rời bến đối với các phương tiện vận chuyển khách tại tỉnh Quảng Ninh.
Ở thời điểm trước lúc xảy ra thảm kịch, lựa chọn lên tàu của hành khách đều là hợp pháp và hợp lý. Họ không may chứ chẳng hề liều lĩnh hay coi thường cảnh báo.
Lời trách cứ “sao không mặc áo phao” của nhiều cư dân mạng cũng được chứng minh là vô căn cứ. Tại buổi họp báo ngày 20/7, ông Bùi Hồng Minh – Phó Giám đốc Sở Xây dựng Quảng Ninh khẳng định: “Quá trình trục vớt, có đến 80-90% nạn nhân được đưa từ trong tàu ra mặc áo phao. Như vậy, trước đó thuyền trưởng đã cảnh báo cho hành khách mặc áo phao để sẵn sàng ứng phó với các tình huống bất lợi”.
Anh Đặng Anh Tuấn, người sống sót sau thảm họa, kể lại rằng anh kịp cúi xuống gầm ghế lấy áo phao và khoác vội; các hành khách khác cũng làm tương tự. Chưa đầy 10 phút kể từ khi cơn dông ập tới, tàu bị gió quật lật úp. Khi tàu nghiêng, một số người bị va đập, kiệt sức hoặc không tìm được lối thoát ra khoang ngoài.
Anh Đặng Anh Tuấn – một trong những nạn nhân may mắn thoát nạn, nằm điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh.
Lực lượng cứu hộ đã có mặt chỉ 10 phút sau khi nhận được tin báo về vụ tai nạn, không đợi phê duyệt. Tàu bị lật nhưng vẫn nổi bán phần. Việc cứu người được thực hiện từng phút một, từng giờ một, suốt cả đêm lẫn ngày. Tỉnh Quảng Ninh đã huy động gần 1.000 người cùng hàng trăm phương tiện, trong đó có tàu cứu hộ, thuyền ngư dân, ca nô chuyên dụng, đội thợ lặn đặc công và nhiều thiết bị sonar dò tìm dưới nước.
Trong cuộc đua giành lại sự sống này, mọi đơn vị đều đã làm phần việc của mình đúng, đủ và hết sức; điều đau xót là trước diễn biến quái dị, bất thường của thiên nhiên, nỗ lực của con người chỉ đem lại kết quả hữu hạn.
Tất nhiên khi nhìn lại một sự cố hay tai nạn, tìm ra nguyên nhân, sai sót để rút kinh nghiệm trong cuộc sống tương lai là điều cần thiết; nhưng điều đó không có nghĩa là vội vàng quy lỗi hay phán xét, nhất là với những người đang gặp nạn. Có thể người đặt câu hỏi như vậy không có ác ý, nhưng rõ ràng đã gây tổn thương.
Điều nên làm nhất với những người không có điều kiện tham gia cứu hộ là chia sẻ, động viên, là sự giúp đỡ dành cho nạn nhân và gia đình họ sau này. Trước sự tấn công của thiên nhiên, chúng ta cần nắm chặt tay nhau!
Khoảng 10h45 ngày 21-7, lực lượng chức năng đã bắt con cá sấu nặng 2kg mà người dân phát hiện dưới kênh Nước Đen, phường Bình Hưng Hòa, TP.HCM.
Con cá sấu nhỏ bơi dưới kênh Nước Đen, phường Bình Hưng Hòa vào khoảng 10h27 ngày 21-7 – Ảnh: NGỌC KHẢI
Sau thời gian tìm kiếm con cá sấu mà người dân phát hiện cá sấu dưới kênh Nước Đen, phường Bình Hưng Hòa, đến khoảng 10h45 ngày 21-7, lực lượng chức năng đã bắt được con cá sấu trên.
Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, cùng sự hỗ trợ của người dân, lực lượng chức năng đã bắt được con cá sấu dưới kênh Nước Đen, phường Bình Hưng Hòa (quận Bình Tân cũ).
Con cá sấu trên được đưa lên bờ và đưa về xử lý theo quy định. Bước đầu lực lượng chức năng ghi nhận con cá sấu trên nặng khoảng 2kg.
Trước đó sáng 20-7, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, một người dân cho biết vài ngày trước, người này cùng một số người dân khác thấy trên kênh này có một con cá sấu nhỏ. Có thời điểm con cá sấu nhỏ này bò lên mô đất dưới kênh.
Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, vào sáng 20-7 tại kênh Nước Đen (đoạn gần khu vực giao đường Kênh Nước Đen và đường Ấp Chiến Lược, phường Bình Hưng Hòa) có một con cá sấu nhỏ ngoi đầu lên mặt nước gần bờ kênh, một lúc sau không thấy nữa.
Tiếp nhận thông tin từ Tuổi Trẻ Online, lãnh đạo UBND phường Bình Hưng Hòa cho biết sẽ cho xử lý. Lực lượng chức năng địa phương sau đó đã có mặt tại khu vực trên để tìm kiếm con cá sấu cũng như ghi nhận thông tin từ người dân.
Sáng 21-7, lực lượng chức năng có mặt tại khu vực kênh Nước Đen để tìm kiếm con cá sấu nhỏ – Ảnh: NGỌC KHẢI
Một người dùng cây dài gắn với sợi dây đưa con cá sấu dưới kênh Nước Đen lên bờ – Ảnh: NGỌC KHẢI
Miệng con cá sấu nhỏ được quấn bằng băng keo – Ảnh: NGỌC KHẢI
Con cá sấu nhỏ dưới kênh Nước Đen đã bị bắt đưa lên bờ – Ảnh: NGỌC KHẢI
Tại đám tang 4 người trong một gia đình vừa được tổ chức sáng nay (20/7), không khí tang thương bao trùm cả khu phố. Tiếng khóc nghẹn, tiếng gọi tên người thân trong vô vọng, cùng hương khói nghi ngút khiến ai có mặt cũng không cầm được nước mắt.
4 nạn nhân trong vụ tai nạn lật tàu ở Vịnh Hạ Long đều là người thân trong gia đình em gái ruột ông Đinh Văn Chiến, bố của anh Đinh Đức Hiệp, cũng là hành khách có mặt trên chuyến tàu định mệnh.
Người ở lại không khỏi xót xa trước thảm kịch xảy ra
Được biết, gia đình ông Đinh Văn Chiến có 8 người đi trên tàu, bao gồm 3 người trong gia đình ông (vợ, con trai và bạn gái của con trai) cùng 5 người bên gia đình em gái ông Chiến, đã cùng nhau đi du lịch.
Ông Chiến nghẹn ngào kể lại khoảnh khắc định mệnh:
“Trước khi có lốc khoảng 10 phút, tôi gọi cho con bảo quay đầu tàu lại. Con nói tàu đi rồi, không quay được nữa, lái tàu cũng bảo cứ đi tiếp. Từ lúc tôi gọi điện đến lúc xảy ra sự việc chắc chỉ trong vòng 10 phút. Lúc đó tôi đang làm ở Hà Khánh, thấy mưa đá, sét đánh cháy cả núi. Nhưng gọi ra Vịnh thì bên đó vẫn chưa có giông.”
Sau khi tàu lật, Đinh Đức Hiệp đã có những hành động dũng cảm khiến nhiều người xúc động. Theo lời ông Chiến, con trai ông không chỉ cứu sống chính mình cùng mẹ mà còn liên tục lặn xuống để tìm và cố gắng cứu những người khác:
“Hiệp kể, lúc đầu tàu chỉ lắc mạnh, làm đồ đạc rơi xuống. Em nó đi tìm mẹ. May sao mẹ ở gần đầu thuyền và cứu được. Hiệp đưa mẹ lên chỗ cao để thở oxy rồi lại lặn xuống tìm cửa thoát hiểm. Áp lực nước lớn quá, mãi mới đập vỡ được kính.”
Những cỗ áo quan được đưa khỏi nhà, về nơi an nghỉ cuối cùng
Chưa dừng lại ở đó, Hiệp tiếp tục cứu thêm nhiều người khác. Theo lời ông Chiến, con trai ông đã kéo lên được 3 người:
“Có một người, ban đầu cứu lên vẫn còn sống nhưng một lúc sau thì mất. Cứu người thứ 3 xong, buộc thi thể vào mạn thuyền rồi lại lặn tiếp. Nhưng sóng đánh mạnh quá, dây đứt, xác bị trôi đi. T. (Bạn gái của Hiệp) là người được cứu cuối cùng, nó sờ thấy chân thì kéo lên, hô hấp nhân tạo nhưng vẫn không qua được.”
Trong khoảnh khắc sinh tử ấy, một mình Hiệp vật lộn với nước sâu, giông gió và tử thần, vừa lo cho người thân, vừa cố gắng cứu người lạ. Đến sáng nay, anh vẫn đang được theo dõi tại bệnh viện sau những chấn thương về cả thể chất và phải gánh chịu cú sốc tinh thần lớn vì mất đi người mình yêu thương.
Ông Chiến vẫn không khỏi đau lòng trước những gì đã diễn ra
Cũng trong đêm định mệnh, ông Chiến cho biết, ông cùng nhiều người thân đã túc trực tại bệnh viện và các điểm cứu nạn: “Hiệp ở ngoài viện cả đêm. Tôi cũng ở viện suốt đêm qua, mới nãy chạy qua chỗ nhà T. (bạn gái Hiệp) rồi lại về đây.”
Đến thời điểm sáng ngày 20/7, đã có 10 người được xác định cứu sống, 35 người tử vong tìm thấy thi thể và đã xác định danh tính 31 người. Hiện lực lượng chức năng vẫn đang tiếp tục tìm kiếm 4 người mất tích.
Trong quá trình tìm kiếm các nạn nhân còn lại đang mất tích trong vụ tàu Vịnh Xanh 58 bị lật, lực lượng chức năng tìm thấy thi thể một bé trai ở khu vực gần đảo Ti Tốp và đưa về đất liền để xác định danh tính.
Các đơn vị bàn giao thi thể bé trai nghi là nạn nhân trong vụ tàu Vịnh Xanh 58 bị lật cho lực lượng chức năng đưa về nhà tang lễ Bãi Cháy – Ảnh: Biên phòng cửa khẩu cảng Hòn Gai
Xác nhận với Tuổi Trẻ Online trưa 21-7, đại tá Nguyễn Quang Hòa (chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Ninh) cho biết lực lượng biên phòng và Ban quản lý vịnh Hạ Long đã tìm và đưa về một thi thể cháu bé gần đảo Ti Tốp gần khu vực tàu Vịnh Xanh 58 bị lật. Các đơn vị chức năng đang xác minh thi thể này có phải là nạn nhân của vụ lật tàu hay không.
Theo đó, khoảng 10h ngày 21-7, tiếp nhận tin báo, Đồn biên phòng cảng Hòn Gai đã cử 1 tổ công tác gồm 5 cán bộ, chiến sĩ phối hợp với Ban quản lý vịnh Hạ Long vớt được 1 thi thể bé trai tại khu vực đảo Ti Tốp. Sau đó các đơn vị đã phối hợp đưa thi thể bị nạn vào bờ bàn giao cho lực lượng chức năng đưa về nhà tang lễ Bãi Cháy.
Trong ngày hôm nay, lực lượng chức năng tiếp tục chia ra các mũi để tìm kiếm nạn nhân mất tích trong vụ tàu Vịnh Xanh 58 bị lật. Chỉ khi bão số 3 đổ bộ khiến biển động mạnh, không thể tiếp tục triển khai lực lượng, công tác tìm kiếm mới tạm dừng.
Tàu Vịnh Xanh 58 chở 49 người gặp cơn dông lốc và bị lật úp trên vịnh Hạ Long chiều 19-7. Công tác cứu hộ, cứu nạn được triển khai từ đầu giờ chiều 19-7, với sự tham gia của Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Ninh, Công an tỉnh Quảng Ninh, Bộ Công an…
Tổng cộng gần 1.000 người thuộc lực lượng của các đơn vị cùng hơn 100 phương tiện tham gia tổ chức tìm kiếm những nạn nhân còn mất tích.
Lực lượng chức năng đã cứu được 10 người còn sống, tìm thấy thi thể 35 người thiệt mạng, còn 4 nạn nhân mất tích trên biển.
4 người mất tích chưa tìm thấy gồm: Hoàng Văn Thái (sinh năm 1985), Hoàng Việt Hùng (sinh năm 1979), Hoàng Thị Quyên (sinh năm 1975), Nguyễn Duy Khải Phong (sinh năm 2019).
Bão số 3 (bão WIPHA) là cơn bão rất mạnh, di chuyển nhanh, phạm vi và cường độ ảnh hưởng trên biển và đất liền rất rộng và nguy hiểm. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 112/CĐ-TTg yêu cầu tập trung ứng phó với bão.
Bão số 3 (bão WIPHA) là cơn bão rất mạnh, phạm vi, cường độ ảnh hưởng rất rộng và nguy hiểm
Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 19/7/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung ứng phó với bão số 3 năm 2025.
Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng, Công an, Nông nghiệp và Môi trường, Công Thương, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa – Thể thao và Du lịch; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Ninh, Hà Nội; Tổng Giám đốc: Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam.
Nội dung công điện như sau: Sáng ngày 19 tháng 7 năm 2025, cơn bão có tên quốc tế là WIPHA đã đi vào biển Đông trở thành cơn bão số 3 trong năm 2025, cường độ đã đạt cấp 10, giật cấp 12.
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, bão còn tiếp tục mạnh lên (sức gió mạnh nhất trên biển có thể đạt cấp 12, giật cấp 15), từ ngày 21-22 tháng 7, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, gây gió mạnh, mưa lớn cho các tỉnh Bắc Bộ và các tỉnh Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh).
Đây là cơn bão rất mạnh, di chuyển nhanh, phạm vi và cường độ ảnh hưởng trên biển và đất liền rất rộng và nguy hiểm.
Để chủ động ứng phó với bão và mưa lớn, nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân và Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
Chủ động ứng phó bão số 3 và mưa lớn
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi:
Tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; chỉ đạo, triển khai công tác kiểm đếm, hướng dẫn, đảm bảo an toàn cho các tàu thuyền, phương tiện (bao gồm cả tàu du lịch) hoạt động trên biển, ven biển chủ động thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú an toàn; sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ:
a) Tổ chức cập nhật đầy đủ, thông tin kịp thời về tình hình thiên tai đến người dân để Nhân dân chủ động ứng phó bảo đảm an toàn; tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân các biện pháp, kỹ năng ứng phó, nhất là gió mạnh, lũ ống, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất.
b) Tổ chức rà soát, sẵn sàng phương án sơ tán những hộ dân ở khu vực nguy hiểm, nhất là khu vực ven biển, khu vực nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét, ngập sâu đến nơi an toàn; có phương án hỗ trợ chỗ ở tạm, lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân phải sơ tán, bảo đảm ổn định đời sống cho người dân.
c) Có phương án đảm bảo an toàn cho khách du lịch trên các đảo và khu vực ven biển.
d) Sẵn sàng các biện pháp đảm bảo an toàn, hạn chế thiệt hại về nhà ở, kho tàng, trụ sở, công trình công cộng, khu công nghiệp, nhà máy, hệ thống lưới điện, viễn thông.
đ) Khẩn trương hoàn thành việc sửa chữa, khắc phục những sự cố, hư hỏng của công trình đê điều đã xảy ra trong thời gian vừa qua; kiểm tra, rà soát sẵn sàng phương án hộ đê chống lũ trên địa bàn theo phương châm “4 tại chỗ”.
e) Sẵn sàng bố trí lực lượng canh gác, kiểm soát người và phương tiện qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, đã sạt lở hoặc có nguy cơ xảy ra sạt lở, kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn, không để xảy ra thiệt hại đáng tiếc về người do bất cẩn, chủ quan; bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính khi xảy ra mưa lớn.
g) Kiểm tra, rà soát các công trình xung yếu, các công trình đang thi công dở dang, các hồ chứa nhỏ đã đầy nước; tổ chức thường trực, sẵn sàng điều tiết đảm bảo an toàn công trình, hạ du khi xảy ra mưa lũ.
h) Sẵn sàng phương án đảm bảo tiêu nước, chống úng cho diện tích sản xuất nông nghiệp; khu công nghiệp, khu đô thị, khu tập trung dân cư.
i) Tổ chức trực ban 24/24 giờ để theo dõi tình hình thiên tai và tổ chức triển khai các biện pháp ứng phó.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức trực ban, theo dõi sát diễn biến, dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời về diễn biến bão, mưa lũ, thiên tai tới các cơ quan chức năng và người dân; chủ động chỉ đạo các ngành, địa phương triển khai công tác phòng, chống thiên tai theo chức năng, nhiệm vụ được giao, nhất là công tác bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập thủy lợi, hạn chế thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp.
4. Bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng, Công an chỉ đạo các Quân khu, các lực lượng đóng trên địa bàn rà soát phương án, sẵn sàng lực lượng, phương tiện hỗ trợ Nhân dân ứng phó với bão, mưa lũ, cứu hộ cứu nạn khi có đề nghị của địa phương.
5. Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Môi trường, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động chỉ đạo công tác ứng phó với bão, mưa lũ đối với lĩnh vực của Bộ, trong đó lưu ý chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn cho sản xuất, an toàn hồ đập thủy điện, hạ tầng giao thông, năng lượng, viễn thông.
6. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam kịp thời thông tin về tình hình thiên tai và công tác chỉ đạo ứng phó của các cơ quan chức năng, tăng cường phổ biến, hướng dẫn biện pháp, kỹ năng ứng phó với bão, mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét cho người dân.
7. Giao Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà trực tiếp tục chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương triển khai công tác ứng phó phù hợp với diễn biến bão, lũ.
8. Văn phòng Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Công điện này, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách những vấn đề đột xuất, phát sinh.
Bão số 3 – Bão WIPHA có khả năng đổ bộ vào Quảng Ninh – Thanh Hóa
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, sáng sớm 18/7, áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Đông Philippines đã mạnh lên thành bão, tên quốc tế là bão WIPHA.
Sáng 19/7, bão WIPHA đã đi vào vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 3 trong năm 2025.
Hồi 07 giờ ngày 20/7, vị trí tâm bão số 3 – bão WIPHA ở vào khoảng 21,7 độ Vĩ Bắc; 114,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách Quảng Ninh-Hải Phòng khoảng 705km về phía Đông.
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão số 3 mạnh cấp 11 (103-117km/giờ), giật cấp 14; di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 20-25km/h.
Dự báo diễn biến bão số 3 – bão WIPHA (trong 24 đến 72 giờ tới):
Thời điểm dự báo
Hướng, tốc độ
Vị trí
Cường độ
Vùng nguy hiểm
Cấp độ rủi ro thiên tai (Khu vực chịu ảnh hưởng)
07h/21/7
Chủ yếu theo hướng Tây 20-25km/h
21,1N-109,8E; trên đất liền phía Bắc bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc)
Cấp 11, giật cấp 14
Phía Bắc vĩ tuyến 20,0N; kinh tuyến 108,0E-117,0E
Cấp 3: vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông, phía Đông khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ
07h/22/7
Tây Tây Nam, khoảng 15km/h
20,5N-107,1E; trên vùng ven biển Quảng Ninh – Ninh Bình
Cấp 10-11, giật cấp 14
Phía Bắc vĩ tuyến 19,5N; Phía Tây kinh tuyến 112,5E
Cấp 3: vùng biển phía Tây Bắc khu vực Bắc Biển Đông, vùng biển vịnh Bắc Bộ
07h/23/7
Tây Tây Nam, khoảng 10km/h, suy yếu dần thành một vùng áp thấp
20,1N-104,7E; trên đất liền khu vực Thượng Lào
< Cấp 6
Phía Bắc vĩ tuyến 19,0N; phía Tây kinh tuyến 109,5E
Cấp 3: vùng biển vịnh Bắc Bộ. Vùng biển ven bờ và đất liền các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa
Dự báo tác động của bão số 3 – bão WIPHA
Vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 8-10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11-12, giật cấp 15; sóng biển cao 5,0-7,0m. Biển động dữ dội.
Từ đêm 20/7, vùng biển Bắc vịnh Bắc Bộ (bao gồm các đặc khu Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Cát Hải) có gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-11, giật cấp 14; sóng biển cao 2,0-4,0m, vùng gần tâm 3,0-5,0m. Biển động dữ dội.
Từ ngày 21/7, vùng biển Nam vịnh Bắc Bộ có gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0-4,0m. Biển động rất mạnh.
Tàu/thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của dông, lốc, gió mạnh, sóng lớn.
Nước dâng do bão và cảnh báo ngập lụt khu vực ven biển:
Vùng ven biển Hải Phòng-Quảng Ninh có nước dâng do bão cao từ 0,5-1,0m, mực nước tại Hòn Dáu (Hải Phòng) cao 3,8-4,1m, tại Cửa Ông (Quảng Ninh) cao 4,8-5,2m.
Nguy cơ cao gây ngập, úng tại những khu vực trũng, thấp ở ven biển, cửa sông vào trưa và chiều 22/7.
Trên đất liền:
Từ tối và đêm 21/7, trên đất liền Quảng Ninh đến Thanh Hóa có gió mạnh dần lên cấp 7-9, giật cấp 10-11; sâu hơn trong đất liền gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9; vùng gần tâm bão cấp 10-11, giật cấp 14.
Mưa lớn: Từ ngày 21/7 đến ngày 23/7, ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có khả năng xảy ra một đợt mưa lớn diện rộng với lượng mưa phổ biến 100-200mm, cục bộ có nơi trên 300mm.
Riêng khu vực Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 200-350mm, cục bộ có nơi trên 600mm.
Trong quá trình tìm kiếm các nạn nhân còn lại đang mất tích trong vụ tàu Vịnh Xanh 58 bị lật, lực lượng chức năng tìm thấy thi thể một bé trai ở khu vực gần đảo Ti Tốp và đưa về đất liền để xác định danh tính.
Các đơn vị bàn giao thi thể bé trai nghi là nạn nhân trong vụ tàu Vịnh Xanh 58 bị lật cho lực lượng chức năng đưa về nhà tang lễ Bãi Cháy – Ảnh: Biên phòng cửa khẩu cảng Hòn Gai
Xác nhận với Tuổi Trẻ Online trưa 21-7, đại tá Nguyễn Quang Hòa (chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Ninh) cho biết lực lượng biên phòng và Ban quản lý vịnh Hạ Long đã tìm và đưa về một thi thể cháu bé gần đảo Ti Tốp gần khu vực tàu Vịnh Xanh 58 bị lật. Các đơn vị chức năng đang xác minh thi thể này có phải là nạn nhân của vụ lật tàu hay không.
Theo đó, khoảng 10h ngày 21-7, tiếp nhận tin báo, Đồn biên phòng cảng Hòn Gai đã cử 1 tổ công tác gồm 5 cán bộ, chiến sĩ phối hợp với Ban quản lý vịnh Hạ Long vớt được 1 thi thể bé trai tại khu vực đảo Ti Tốp. Sau đó các đơn vị đã phối hợp đưa thi thể bị nạn vào bờ bàn giao cho lực lượng chức năng đưa về nhà tang lễ Bãi Cháy.
Trong ngày hôm nay, lực lượng chức năng tiếp tục chia ra các mũi để tìm kiếm nạn nhân mất tích trong vụ tàu Vịnh Xanh 58 bị lật. Chỉ khi bão số 3 đổ bộ khiến biển động mạnh, không thể tiếp tục triển khai lực lượng, công tác tìm kiếm mới tạm dừng.
Tàu Vịnh Xanh 58 chở 49 người gặp cơn dông lốc và bị lật úp trên vịnh Hạ Long chiều 19-7. Công tác cứu hộ, cứu nạn được triển khai từ đầu giờ chiều 19-7, với sự tham gia của Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Ninh, Công an tỉnh Quảng Ninh, Bộ Công an…
Tổng cộng gần 1.000 người thuộc lực lượng của các đơn vị cùng hơn 100 phương tiện tham gia tổ chức tìm kiếm những nạn nhân còn mất tích.
Lực lượng chức năng đã cứu được 10 người còn sống, tìm thấy thi thể 35 người thiệt mạng, còn 4 nạn nhân mất tích trên biển.
4 người mất tích chưa tìm thấy gồm: Hoàng Văn Thái (sinh năm 1985), Hoàng Việt Hùng (sinh năm 1979), Hoàng Thị Quyên (sinh năm 1975), Nguyễn Duy Khải Phong (sinh năm 2019).
“Chỉ vỏn vẹn 10 giây, tàu du lịch Vịnh Xanh 58 bị lật úp giữa cơn giông lớn với những đợt sóng cuộn ập vào mạn tàu” – đó là lời kể bàng hoàng của thuyền viên Vũ Anh Tú (SN 2000, Quảng Ninh) tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh.
Ngày 20/7, tại phòng Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, anh Vũ Anh Tú (SN 2000, trú phường Hà An, tỉnh Quảng Ninh) vân chưa hết bàng hoàng sau sự cố lật tàu khiến nhiều người chết.
Trong giọng nói run run, anh Tú kể, vào thời điểm tàu du lịch Vịnh Xanh 58 bị lật, có gió rất to. Tiếp đó, cuộn sóng lớn ập vào mạn phải khiến con tàu bị lật từ phải sang trái. Sự việc diễn ra chỉ vỏn vẹn trong 10 giây, chiếc tàu du lịch đã bị lật úp.Anh Tú chưa hết bàng hoàng sau khi sự việc xảy ra. Ảnh: Thạch Thảo
Anh Tú cho biết thêm, tàu du lịch đang trên đường đưa du khách đi tham quan tuyến 2 trên vịnh Hạ Long, xuất bến lúc 13h30, đi được khoảng nửa tiếng thì gặp sự cố như trên.
“Khi ấy tôi đang trên cabin của tàu, sự việc diễn ra quá nhanh khiến tất cả không kịp trở tay. Tôi không kịp phản ứng gì cả, lúc tàu bị lật úp, xung quanh tối om. Chỉ thoáng chốc, tôi thấy mình đã trên mặt biển mà không biết mình thoát ra ngoài bằng cách nào”, anh Tú cho hay.
Anh Tú bị chấn thương tay sau khi thoát khỏi tàu du lịch. Ảnh: Thạch Thảo
Sau đó, anh Tú chới với rồi bám vào được 1 chiếc ghế gỗ dài rồi cùng 2 người khác bám trụ, lênh đênh trên biển khoảng 3 tiếng rồi được 1 tàu ngư dân ứng cứu.
“Lúc rơi xuống biển, có thể tôi bị va đập, tay bị rách và xây xát, khi đó không có cảm giác đau mà chỉ sợ hãi mong tìm cách lên bờ. Tôi ngoái lại thì thấy đã bị trôi dạt xa khỏi khu vực tàu bị lật”, anh Tú cho biết thêm.Các bác sĩ khoa chấn thương chỉnh hình kiểm tra sức khỏe cho anh Tú. Ảnh: Thạch Thảo
Cũng theo thuyền viên này, bản thân đã có kinh nghiệm làm việc dưới tàu du lịch được 2 năm nhưng chưa từng nghĩ sẽ trải qua tình huống sinh tử này. Hiện tại, anh Tú đang được người thân chăm sóc và sức khỏe dần ổn định.Hai nạn nhân còn sống sau vụ lật tàu du lịch tại khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Thạch Thảo
Cùng bám vào chiếc ghế gỗ với anh Tú, anh Nguyễn Hồng Quân (SN 1985, quê Nghệ An) cho biết, sau khi kết thúc công tác tại Quảng Ninh, anh có ý định đi tham quan vịnh Hạ Long nên đặt vé tàu Vịnh Xanh 58 để tham quan tuyến 2.Anh Quân kể về thời điểm tàu du lịch bị lật. Ảnh: Thạch Thảo
Sau khi lên tàu được 30 phút, trên biển nổi cơn giông lốc, mưa kèm gió tạt thẳng vào người anh Quân khi đang đứng trên tầng 2 của tàu du lịch. Lúc đó, anh Quân cảm nhận con tàu bị nghiêng nhưng diễn ra quá nhanh khiến anh không phản ứng kịp.
“Tàu lật úp, xung quanh tối đen như mực, tôi nín thở để tìm đường thoát. Lúc này, do có kinh nghiệm bơi lội nên tôi lần theo lối cầu thang rồi thoát ra ngoài, quá trình này khiến đầu tôi bị va đập vào nhiều vật dụng trên tàu. Khi thấy ánh sáng trên mặt biển, tôi liền bơi lên”, anh Quân cho biết.
Anh Quân bị thương ở chân trong lúc cố thoát ra khỏi tàu du lịch. Ảnh: Thạch Thảo
Cũng theo khách du lịch này, lên tới mặt biển, anh thấy 2 người đàn ông đang bám vào ghế gỗ nên liền bơi tới. 3 giờ lênh đênh trên biển, anh Quân thấy khu vực tàu bị lật dần xa. Vừa đói vừa mệt, nhóm anh Quân sau đó được tàu ngư dân cứu.
“Quá sợ hãi, tôi không nghĩ trong lúc đó còn giữ được bình tĩnh để tìm đường thoát thân, đến khi thoát ra được mới thấy mình may mắn và kèm theo nỗi sợ vì biết còn nhiều người bên trong tàu”, anh Quân cho hay.
Hiện tại, sau khi biết tin, người nhà anh Quân đã có mặt để chăm sóc sức khỏe.