Home Blog Page 2

Công ty bốc ch.áy dữ dội, giám đốc t.ử v..ong!

Ngọn lửa bùng phát thiêu rụi nhiều tài sản của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Ba Bể (Thái Nguyên), khiến giám đốc công ty thiệt mạng.

Rạng sáng 22/7, một vụ hỏa hoạn nghiêm trọng xảy ra tại xã Chợ Rã (thị trấn Chợ Rã, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn cũ), tỉnh Thái Nguyên khiến một người tử vong và một người khác bị thương. Thiệt hại tài sản ban đầu ước tính hơn 2,5 tỷ đồng.

Chay giam doc tu vong anh 1
Nhiều tài sản bị thiêu rụi trong vụ hỏa hoạn.

Lãnh đạo xã Chợ Rã, Thái Nguyên cho biết ngọn lửa bùng phát tại khu vực kinh doanh kiêm trụ sở của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Ba Bể, thuộc Tiểu khu 7 – nơi được xem như trung tâm thương mại quy mô nhỏ, tập trung nhiều hộ kinh doanh mặt hàng gia dụng, điện tử và may mặc của địa phương.

Ngay khi nhận được tin báo, lực lượng chức năng gồm Công an xã Chợ Rã, tổ an ninh cơ sở, Công ty TNHH MTV Thiên Ân và Tổ chữa cháy khu vực Chợ Mới (Phòng Cảnh sát PCCC & CNCH, Công an tỉnh Thái Nguyên) khẩn trương có mặt, triển khai công tác dập lửa. Đám cháy được khống chế vào khoảng 4h45 cùng ngày.

Chay giam doc tu vong anh 2
Đến 4h45 ngày 22/7, đám cháy được khống chế.

Tuy nhiên, vụ cháy đã khiến ông Bùi Trung H. (SN 1962), Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Ba Bể, tử vong tại chỗ. Ông Phùng Văn T. (SN 1979, trú tại Tiểu khu 7) bị thương và đang được điều trị.

Hiện nguyên nhân vụ cháy đang được các cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.

Trời ơi, cầu treo đ/ứt cáp, xe cán bộ xã đi chống b/ão r//ơi xu/ống sông

Sáng 22/7, sự cố đứt cáp cầu treo xảy ra tại bản Pa Xa, xã Thanh Yên, tỉnh Điện Biên khiến một ô tô chở 3 người rơi xuống sông.

Hơn 8h ngày 22/7, cầu treo Pa Thơm (xã Thanh Yên, tỉnh Điện Biên) bị đứt cáp một bên khiến xe bán tải chở ba cán bộ xã đi kiểm tra chống bão và một xe máy rơi xuống sông, đoạn qua bản Pa Xa Lào.

Người dân phát hiện kịp thời, ứng cứu đưa các nạn nhân lên bờ. Hai người bị thương nặng, một người bị thương nhẹ. Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ tịch xã Thanh Yên, cho biết ba cán bộ không nguy hiểm đến tính mạng, đang được chăm sóc y tế. Chiếc xe bán tải hiện vẫn dưới suối, chưa thể trục vớt.

Khu vực xảy ra sự việc có mưa nhưng không lớn, chưa xuất hiện lũ; cây cầu trước đó vẫn hoạt động bình thường.

Chiếc cầu treo bị đứt cáp khiến 3 người rơi xuống sông, sáng 22/7. Ảnh: Xuân Hoa

Chiếc cầu treo bị đứt cáp khiến 3 người rơi xuống sông, sáng 22/7. Ảnh: Xuân Hoa

Cầu treo Pa Thơm là tuyến giao thông quan trọng, phục vụ nhu cầu đi lại, sản xuất của hơn 100 hộ dân thuộc hai bản Púng Pon và Huổi Moi, cùng nhiều người dân thường xuyên vượt suối làm nương rẫy.

Bão Wipha đang đổ bộ nước ta. Cơn bão này hình thành ngoài khơi phía đông Philippines, đến sáng 19/7 vào Biển Đông với sức gió cấp 9, sau đó tăng lên cấp 11 khi đổ bộ phía nam Trung Quốc vào đêm 20/7, quật đổ hàng loạt cây xanh, đè lên nhiều phương tiện. Sáng 21/7, bão vào vịnh Bắc Bộ, giảm còn cấp 9. Do được tiếp thêm năng lượng từ vùng biển ấm, bão đã mạnh trở lại, đạt cấp 10-11. Sáng 22/7, bão tập trung mạnh vào khu vực Nam Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình và Thanh Hóa. Sau đó bão đi sâu vào đất liền, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới ngày 23/7. Ở Bắc Bộ (trong đó có Điện Biên), bão gây mưa lớn dữ dội, đặc biệt từ ngày 21-22/7. Lượng mưa phổ biến 120-250 mm, có nơi vượt 400-600 mm, kết hợp gió giật mạnh cấp 6-9 (có nơi giật cấp 12-15).

Chân dung nam thanh niên gi/ật hơn 100 tờ v;é s;ố của người đàn ông kh/uyết t/ậ/t ở TPHCM

Giật hơn 100 tờ vé số của người đàn ông bị bệnh tật, nam thanh niên 24 tuổi bị cảnh sát bắt giữ khi đang lẩn trốn tại TPHCM

Ngày 22/7, Công an TPHCM phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ lấy lời khai Nguyễn Triều Tiên (24 tuổi, ngụ TPHCM) để điều tra về hành vi cướp giật tài sản.

Theo cảnh sát, Tiên là nghi phạm giật hơn 100 tờ vé số của người đàn ông bị bệnh, đi lại khó khăn ở phường Tăng Nhơn Phú vào tối hai hôm trước.

Vào cuộc điều tra, Công an TPHCM đã bắt giữ Tiên tại một địa điểm trên địa bàn quận Gò Vấp cũ.

Trước đó, lúc 20h13 ngày 20/7, ông Quách Văn Ngọc (44 tuổi, quê Thanh Hóa) đi bán vé số trong hẻm 41 đường Cầu Xây, phường Tăng Nhơn Phú.

Thời điểm này, Tiên đi xe máy, mặc áo xe ôm công nghệ dừng lại hỏi mua vé số. Ông Ngọc đã đưa xấp vé số cho thanh niên này lựa. Nam thanh niên không lựa vé số mà liên tục hỏi chuyện, rồi bất ngờ cầm xấp vé số tăng ga bỏ chạy ra hướng đường Cầu Xây.

Theo ông Ngọc, chiều 20/7, ông nhận 140 tờ vé số từ đại lý, sau đó bán được hơn 20 tờ. Ông Ngọc mang hơn 110 tờ về nhà nghỉ ngơi để ngày hôm sau đi bán tiếp nhưng sau đó đã bị giật hết.

Gia đình ông Ngọc cho biết, hơn 10 năm trước, ông Ngọc bị tai nạn giao thông chấn thương sọ não, nên bây giờ tay chân của ông Ngọc không thể đi lại bình thường, việc giao tiếp cũng gặp khó khăn.

Bà con Hưng Yên – Ninh Bình chú ý, bão đã vào đến nơi rồi!!! Tuyệt đối không ra ngoài

Tin bão mới nhất: Bão số 3 WIPHA chính thức đổ bộ vào Ninh Bình, Hưng Yên, gió đã rất to, mưa như trút

Trao đổi với phóng viên sáng 22/7 về tin bão mới nhất, ông Hoàng Phúc Lâm – Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, bão số 3 WIPHA đang nằm trên đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình, sức gió mạnh nhất đạt cấp 8-9 (62-88 km/h), giật cấp 11. Mưa lớn kéo dài tại Thanh Hóa, Nghệ An khiến nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tăng cao.

p nhật tin bão mới nhất: Bão số 3 áp sát đất liền, mưa lớn tập trung ở Thanh Hóa – Nghệ An

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, lúc 10h sáng nay, tâm bão số 3 đã nằm trên đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình, tại vị trí khoảng 20,2 độ Vĩ Bắc; 106,4 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão đạt cấp 8-9 (62-88km/h), giật cấp 11. Trong 3 giờ tới, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Nam với tốc độ khoảng 10-15km/h.

“Hiện nay, các vùng mây dày của bão chủ yếu phân tán về phía tây nam của tâm bão. Vì vậy, mưa lớn đang tập trung chủ yếu ở Thanh Hóa và Nghệ An. Đáng lưu ý là trong vòng 3 giờ qua, tại hai tỉnh này đã liên tục xuất hiện các trận mưa rất to, với lượng mưa từ 30-50mm chỉ trong 1 giờ,” ông Lâm cảnh báo.

Trao đổi với phóng viên sáng 22/7, ông Hoàng Phúc Lâm – Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, bão số 3 WIPHA đang ở Hưng Yên và Ninh Bình, chỉ trong khoảng 1 giờ tới, bão sẽ chính thức đi vào đất liền. Mưa lớn kéo dài tại Thanh Hóa, Nghệ An khiến nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tăng cao. Ảnh: NCHMF

Cập nhật về tình hình tại các đảo như Cô Tô, Vân Đồn (Quảng Ninh), Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), ông Lâm cho biết: “Đêm qua, các khu vực đảo này đã ghi nhận gió mạnh cấp 9-10, giật cấp 12. Tuy nhiên, khi bão di chuyển gần vào đất liền Hưng Yên – Ninh Bình, khu vực đảo bắt đầu chuyển sang gió đông nam với cường độ yếu dần.”

Ông Lâm nhận định, từ trưa nay, gió tại các đảo ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng sẽ giảm xuống dưới cấp 6, tương đối an toàn trong 3-5 giờ tới.

Bão số 3 vào bờ: Nguy cơ mưa lớn, lũ quét và sạt lở đất dâng cao

 

 

Dự báo về hướng di chuyển của bão, ông Lâm nhấn mạnh: “Bão số 3 đang đi theo hướng Tây Tây Nam, sẽ đổ bộ trực tiếp vào đất liền Hưng Yên và Ninh Bình. Sau khi vào bờ, ngoài gió mạnh, tác động lớn nhất sẽ là mưa lớn trên diện rộng, đặc biệt là tại Thanh Hóa và Nghệ An.”

Theo dự báo, trong vòng 3 giờ tới, mưa lớn vẫn tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng Thanh Hóa và Nghệ An. Tuy nhiên, từ chiều tối và đêm nay, mưa sẽ mở rộng lên các huyện miền núi của hai tỉnh này. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở khu vực miền núi Thanh Hóa, Nghệ An được đánh giá là rất cao.

“Lượng mưa trong các đợt ngắn hạn có thể vượt 150mm trong vòng 3 giờ. Kết hợp với nền đất đã bão hòa sau nhiều ngày mưa lớn, người dân vùng núi cần đặc biệt cảnh giác với lũ quét, sạt lở đất trong chiều tối và đêm nay,” ông Lâm khuyến cáo.

Cũng theo ông Lâm, người dân các địa phương chịu ảnh hưởng không nên chủ quan khi thấy mưa giảm hoặc gió yếu đi. Các đợt mưa lớn vẫn có thể tiếp diễn bất ngờ, nhất là khi hoàn lưu bão còn tồn tại.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến bão số 3 và phát liên tục các bản tin cảnh báo, giúp chính quyền và người dân chủ động ứng phó.

Diễn biến mưa lớn các khu vực khi bão số 3 đổ bộ

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (22/7), ở khu vực phía Đông Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa tính từ 19h ngày 21/7 đến 03h ngày 22/7 có nơi trên 80mm như: trạm Hải Đường (Nam Định) 125.2mm, trạm Đông Long (Hưng Yên)116.6mm, trạm Nga Thiện (Thanh Hóa) 99.2mm, trạm Nông Trường 15 (Nghệ An) 87.6mm,…

Từ sáng sớm 22/7 đến 23/7, ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa to đến rất to và dông với lượng mưa phổ biến 200-300mm, cục bộ có nơi trên 500mm; các nơi khác ở khu vực Bắc Bộ và Hà Tĩnh có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến 70-150mm, cục bộ có nơi trên 250mm. Cảnh báo nguy cơ mưa có cường suất lớn (>150mm/3h). Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Ngoài ra, ngày và đêm 22/7, khu vực cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa 10-30mm, cục bộ có nơi trên 70mm (thời gian mưa tập trung vào chiều và tối). Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Từ đêm 23-25/7, khu vực Bắc Bộ và từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh có khả năng tiếp tục có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét, mưa đá: cấp 1.

Mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp, khu đô thị, công nghiệp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc (thông tin cảnh báo khu vực nguy cơ lũ quét, sạt lở đất thời gian thực được cung cấp trực tuyến trên trang thông tin điện tử của Cục Khí tượng Thủy văn tại địa chỉ: https://luquetsatlo.nchmf.gov.vn và trong bản tin riêng cảnh báo lũ quét, sạt lở đất).

Ngày anh trai t;ái h;ôn, mẹ mời chị dâu cũ ‘c/au đ/iếc’ đến để tr/êu ng/ươi, chị vừa xuất hiện bà đã đứng không vững ….

Ngày anh tôi tái hôn, trời nắng hanh hao như muốn bốc cháy. Tôi về nhà mẹ từ sáng, tay phụ sắp mâm cỗ, lòng vẫn cứ lấn cấn vì chuyện bà nhất định gửi thiệp cho… chị dâu cũ. Người phụ nữ từng gắn bó với gia đình tôi suốt bốn năm, người mà mẹ từng bảo là “cau điếc không nên trồng”, chỉ vì chị mãi không sinh được con.

Hồi ấy, chị dâu – tên là Hạnh – là một người hiền lành, chu đáo. Chị yêu thương anh tôi như thể cả đời chị chỉ sống vì anh. Cơm nước, nhà cửa, lễ nghĩa với gia đình chồng, chị đều chu toàn. Nhưng… chị không thể mang thai. Sau gần ba năm chạy chữa khắp nơi, thuốc thang, châm cứu, thậm chí có lúc chị tuyệt vọng đến mức định buông tay, thì mẹ tôi ra tối hậu thư với anh tôi: ly dị.

“Nhà này phải có cháu đích tôn. Không sinh được thì dọn đi.”

Tôi còn nhớ ngày chị lặng lẽ rời khỏi căn nhà này, chỉ mang theo một vali và đôi mắt sưng đỏ vì khóc. Anh tôi đứng bên cửa, lặng thinh. Mẹ tôi thì quay mặt đi, không nói một lời tiễn biệt. Còn tôi – đứa em gái vẫn thân thiết với chị như ruột thịt – thì chỉ biết rớt nước mắt, không dám giữ lại.

Vậy mà hôm nay, bốn năm sau, khi anh tôi sắp cưới người mới – một cô gái trẻ hơn mười tuổi, mẹ lại chủ động mời chị Hạnh đến dự. Không phải vì tình nghĩa, càng không phải vì hối lỗi. Mẹ mời chỉ để… “cho nó thấy nhà mình vẫn sống tốt, còn anh mày thì đã có người đẻ con nối dõi.”

“Gửi cho nó một tấm thiệp đi con. Đừng để nó nghĩ anh mày còn nhớ thương gì.”

Tôi nghe xong mà tức nghẹn. Mẹ tôi có thể bao dung với cả thế giới, nhưng riêng với người từng gọi là con dâu, bà lại tàn nhẫn đến lạnh lùng.

Dẫu vậy, thiệp vẫn được gửi đi. Tôi đã âm thầm viết thêm một lời nhắn nhỏ trong góc thư: “Chị không cần đến đâu. Nhưng nếu đến, em luôn ở đây.”

Đám cưới tổ chức tại một nhà hàng sang trọng. Tiệc cưới đông nghẹt người, tiếng chúc tụng vang trời. Cô dâu trong chiếc váy trắng tinh khôi, ôm bụng bầu lùm lùm bước ra từ cánh gà sân khấu, được mẹ tôi dìu đi như nâng báu vật. Anh tôi thì cười như thể đã quên sạch mọi chuyện trong quá khứ.

Khi tiệc sắp bắt đầu, cánh cửa nhà hàng mở ra. Một bóng dáng quen thuộc bước vào, thong thả và đầy khí chất. Đó là chị Hạnh – “chị dâu cũ” – người bị gán cái biệt danh tàn nhẫn “cau điếc” ngày nào. Nhưng hôm nay, chị không đi một mình.

Bên cạnh chị là một người đàn ông lịch lãm, cao lớn, tay nắm tay chị rất tự nhiên. Phía tay còn lại, chị nắm tay một cậu bé chừng ba, bốn tuổi. Thằng bé có đôi mắt giống chị, nhưng cái mũi thì cao và thanh tú như bố nó.

Không gian tiệc cưới chùng hẳn xuống.

Mẹ tôi đứng lặng vài giây, sắc mặt chuyển nhanh từ ngạc nhiên sang tái mét. Tôi nghe rõ tiếng thở gấp của bà. Bà loạng choạng bước lùi lại, miệng lắp bắp:

“Nó… nó… có con?!”

Cô dâu đang được bà dìu đi cũng cau mày khó chịu, còn anh tôi thì như bị ai tạt gáo nước lạnh giữa trời nóng.

Chị Hạnh tiến đến gần, nhẹ nhàng gật đầu với tôi, rồi quay sang chào mẹ:

“Cháu cảm ơn bác đã gửi thiệp. Lâu rồi không gặp, bác vẫn khỏe chứ ạ?”

Giọng chị dịu dàng như trước, nhưng ánh mắt thì đã không còn rụt rè. Người đàn ông bên cạnh khẽ siết tay chị, cúi đầu chào lễ phép:

“Chào bác. Cháu là chồng của Hạnh. Đây là con trai chúng cháu – bé Nam.”

Thằng bé nhìn mẹ tôi bằng đôi mắt to tròn, rồi líu ríu chào:

“Cháu chào bà!”

Cả khán phòng như bị đẩy vào một màn kịch không ai ngờ tới. Người mà mẹ tôi coi là “vô sinh”, hôm nay lại xuất hiện rạng rỡ, hạnh phúc, có chồng có con, và dường như không hề tỏ ra bận tâm đến ánh mắt dò xét xung quanh.

Tôi nhìn mẹ – người phụ nữ cả đời tin vào phúc đức dòng tộc – đang đứng không vững, phải bám vào ghế gần đó. Mặt bà trắng bệch.

“Nó… lừa tao? Chẳng phải nó… không đẻ được sao?”

Chị Hạnh nhìn thẳng vào mẹ tôi, không giận, không buồn, chỉ nói:

“Bác nhầm rồi. Năm đó cháu làm hết các xét nghiệm. Cháu hoàn toàn bình thường. Nhưng cháu không dám nói… vì anh ấy không cho. Cháu giữ im lặng để bảo vệ anh.”

Một tiếng “xoảng!” vang lên – chiếc ly trong tay anh tôi rơi xuống vỡ vụn. Cô dâu thì cau mày, gương mặt hiện rõ nét hoài nghi.

Tôi chỉ biết đứng im, lòng nặng như đá.

Câu chuyện đã đi quá xa – và đây mới chỉ là bắt đầu.

Tiệc cưới vẫn diễn ra như một chiếc xe lao xuống dốc mà không ai dám phanh. Sau màn xuất hiện chấn động của chị Hạnh cùng chồng con, không khí trong khán phòng chuyển từ rộn ràng sang ngột ngạt.

Mẹ tôi sau vài phút choáng váng, cuối cùng cũng lấy lại thần thái cũ – kiểu thần thái mà bà vẫn dùng để xử lý “chuyện không thuận mắt”. Nhưng lần này, dường như nó không còn phát huy tác dụng.

“Cô đến đây làm gì? Cô định bôi tro trát trấu vào mặt tôi trong ngày vui của con trai tôi à?”

Tôi vừa định can mẹ lại thì chị Hạnh lên tiếng, rất điềm đạm:

“Cháu đến vì nhận được thiệp cưới – chính bác gửi. Cháu không có ý gì cả. Chỉ là muốn chúc mừng người từng là chồng cũ.”

Câu nói vừa đủ lễ, vừa đủ gai. Tôi thấy rõ cơ mặt mẹ tôi giật nhẹ.

Anh tôi – chú rể của ngày hôm nay – cuối cùng cũng bước tới, cố gắng kéo chị Hạnh ra góc riêng. Tôi thấy tay anh run, lồng ngực phập phồng.

“Tại sao em lại đến? Em muốn anh mất mặt à?”

Chị cười buồn:

“Anh sợ mất mặt, còn em thì mất cả thanh xuân. Em từng yêu anh đến mù quáng, giữ im lặng để bảo vệ sĩ diện của anh. Nhưng giờ em không cần phải im lặng nữa.”

Tôi nép gần hơn, để nghe rõ từng lời. Và rồi, sự thật vỡ òa như cú đánh trời giáng vào mọi niềm tin tôi từng có.

“Ngày ấy anh không thể có con. Em biết, bác sĩ cũng nói rồi. Nhưng anh van em đừng nói cho mẹ biết. Em đồng ý. Em im lặng suốt ba năm, để mẹ sỉ vả em, để anh sống như người đàn ông hoàn hảo. Em tưởng tình yêu sẽ khiến anh nhận ra điều gì đó… Nhưng không, anh chọn cách đẩy em ra, để được ‘làm lại từ đầu’. Và giờ, anh sắp làm lại – trên một lời dối trá khác.”

Anh tôi đứng bất động, mặt tái như tờ giấy. Tôi nhìn anh, lần đầu thấy rõ sự hèn nhát của một người đàn ông mà tôi từng kính trọng.

“Còn cô ấy? Cô ấy có biết sự thật không?” – chị Hạnh hỏi, ánh mắt hướng về phía cô dâu đang đứng xa xa với vẻ mặt đầy ngờ vực.

Anh im lặng. Không phủ nhận. Không giải thích.

Tôi nuốt nghẹn, tiến lại gần cô dâu – tên là My, một cô gái có phần kiêu hãnh và sắc sảo – để nói khẽ:

“Chị… nên hỏi lại chồng sắp cưới của mình xem, giữa chị Hạnh và anh ấy, ai mới thực sự ‘không thể sinh con’.”

My nghe xong thì biến sắc. Cô bước nhanh đến chỗ chị Hạnh, không kiêng nể ai:

“Chị nói vậy là sao? Anh ấy… bảo chị vô sinh, bảo chị dùng thuốc tránh thai sau lưng ảnh để không phải làm mẹ!”

Chị Hạnh không giận, không phẫn uất. Chị chỉ đưa ra một bản sao giấy xét nghiệm cũ, tên bệnh viện rõ ràng, kết luận: “Chức năng sinh sản bình thường”.

“Em có thể xét nghiệm lại cho anh ấy. Nếu cần, em có cả giấy kết quả của anh ấy năm xưa.”

Tiếng rì rầm bắt đầu nổi lên trong đám đông. Vài người thân quen với gia đình tôi bắt đầu rút lui một cách kín đáo. Hôn lễ bỗng trở thành một phiên tòa không định trước.

Mẹ tôi lặng người. Bà như vừa bị lột bỏ lớp áo quyền lực mà bấy lâu bà khoác lên. Từng lời bà nói về “nối dõi”, từng sự sỉ vả dành cho chị Hạnh, giờ đây đều trở nên độc ác và vô nghĩa.

Bà cất giọng, nhưng không còn sắc bén:

“Chẳng phải năm ấy… bác đi xem bói, người ta nói cô khắc con cái…”

Chị Hạnh chỉ cười nhẹ:

“Đúng rồi. Người ta nói. Nhưng người sống không nên để lời ‘người ta’ quyết định hết cả đời mình.”

Câu ấy như kết thúc mọi tranh luận. Chị cúi đầu chào mọi người, rồi cùng chồng và con rời đi – dáng chị vẫn thẳng, bước chân vẫn nhẹ như ngày nào, chỉ là bây giờ chị đã không còn là người “chị dâu vô sinh” nữa, mà là người phụ nữ vượt qua tổn thương bằng chính sự mạnh mẽ và tử tế.

Tiệc cưới tan vỡ trước khi kịp diễn ra trọn vẹn. Cô dâu gọi xe bỏ về. Anh tôi đứng bần thần, không biết gỡ sao cho danh dự của mình. Mẹ tôi ngồi thẫn thờ ở ghế, đôi mắt trũng xuống như người vừa mất cả giấc mộng.

Còn tôi… tôi bước ra khỏi nhà hàng, lấy điện thoại ra và nhắn tin cho chị Hạnh:

“Em xin lỗi, vì đã im lặng suốt những năm ấy. Hôm nay, chị đã thắng – bằng nhân phẩm, không phải bằng đòn thù.”

Phía bên kia, chỉ một lát sau có hồi âm:

“Không ai thắng cả em ạ. Chị chỉ bước tiếp – theo cách mà lương tâm chị nhẹ nhõm nhất.”

Tôi nhìn bầu trời đang dần tắt nắng, tự nhủ: Có những sự thật đến muộn, nhưng một khi đã phơi bày, nó sẽ soi sáng cả những góc tối mà người ta tưởng sẽ bị lãng quên vĩnh viễn.

Hơn cả phép màu: 3 người m;;/ất tí;;/ch vụ l;;/ật tàu được ngư dân c;;/ứu sống bằng cách không ai ngờ tới,

Trong cuộc phỏng vấn với phóng viên Dân trí tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, anh Nguyễn Anh Tú – một trong 3 nạn nhân ôm ghế gỗ sau vụ lật tàu Vịnh Xanh 58 – tiết lộ có 2 ngư dân đã cứu họ giữa biển khơi mênh mông.

Theo tìm hiểu, 2 ngư dân đó là ông Bùi Công Định (trú ở phường Hà An, tỉnh Quảng Ninh) và cháu trai là Nguyễn Kế Hương (chủ thuyền).

Ngư dân cứu 3 người vụ lật tàu Hạ Long: “Thấy tay chấp chới, tôi quay thuyền lại” (Video: Trần Thành Công; Biên dựng: Cẩm Tiên).

Run rẩy khi cứu người

Chia sẻ với phóng viên Dân trí, ông Định cho biết, mỗi khi hồi tưởng lại sự việc, ông chưa quên được cảm giác run rẩy hai tay trong lúc gắng sức kéo 3 nạn nhân lên bờ.

Theo nam ngư dân, khoảng 16h ngày 19/7, ông và cháu trai nhổ neo, đi bắt mực đêm tại khu vực cửa Tùng Sâu cách bờ khoảng 18 hải lý.

Sau khi thuyền di chuyển được 1 tiếng, ông Định nhìn thấy ở phía xa một vết mờ. Ban đầu, nam ngư dân tưởng là chiếc phao bị ném xuống biển. Cảm nhận có điều bất thường, ông nheo mắt quan sát một lần nữa, hỏi cháu trai: “Có người ở phía xa phải không?”.

Từ khoảng cách 200m, anh Hương phát hiện cánh tay đang chấp chới giữa biển nước. Ngay lập tức, nam thuyền trưởng khẩn cấp tăng ga, quay đầu lại để ứng cứu.

“Tiếp cận được vị trí nhìn thấy vết mờ, tôi phát hiện 3 người đàn ông đang ôm ghế gỗ trong tình trạng sức cùng lực kiệt. Không một phút đắn đo, từ đầu mũi tàu, tôi thả dây, kéo toàn bộ nạn nhân lên thuyền”, ông Định nhớ lại.

Ông Định cảm thấy phấn khởi khi mình cứu sống được 3 nạn nhân (Ảnh: Trần Thành Công).

Thời điểm đó, 3 người đàn ông trong tình trạng ướt sũng, da nhợt nhạt, chân tay lạnh toát. Họ thở hổn hển, mắt vẫn chưa hết hoảng loạn sau hành trình sinh tử giữa biển khơi.

“Một nạn nhân bị tụt huyết áp, liên tục kêu choáng rồi gục xuống. Tôi vội vàng pha nước chanh cho anh ấy uống. Hai người còn lại thở dốc, chảy nhiều máu do bị thương ở tay và chân”, nam ngư dân cho biết.

Ông kể, băng bó xong vết thương cho các nạn nhân, thuyền trưởng di chuyển về vị trí tàu du lịch gặp nạn để bàn giao cho lực lượng chức năng.

Suốt quãng đường khoảng 15 phút, 3 nạn nhân im lặng, hơi thở đứt quãng. Ông Định không dám hỏi chuyện nên không biết danh tính của họ.

 

Bà Tuyến (vợ ông Định) tự hào khi nhắc lại việc làm tốt đẹp của chồng (Ảnh: Trần Thành Công).

Ngày 20/7, chị Quyên – con gái ông Định – đăng tải câu chuyện bố giải cứu 3 người ôm ghế gỗ giữa biển lên mạng xã hội, mọi người mới biết trong đó có anh Nguyễn Anh Tú – con trai của một hộ dân sống cùng khu với ông Định.

“Trong khoảng thời gian ngắn ngủi trên thuyền, cháu Tú hoảng loạn, mệt mỏi và sợ hãi nên chúng tôi không nhận ra nhau”, ông thông tin thêm.

Được biết, ông Định đã có hơn 30 năm lênh đênh với nghề sông nước, chứng kiến nhiều nguy hiểm rập rình. Cách đây 5 năm, ông từng quăng dây giúp 6 nạn nhân trên một con thuyền đánh cá bị lật úp thoát nạn.

“Nhìn người ta gặp nạn giữa sóng nước, ai nỡ bỏ rơi họ. Tôi luôn tâm niệm, dù gặp người sống hay người chết đều phải giúp đỡ”, người đàn ông 65 tuổi nói.

Bà Nguyễn Thị Tuyến (vợ ông Định) bày tỏ sự tự hào khi chồng làm được việc cứu giúp người giữa hoàn cảnh tuyệt vọng.

Là vợ của ngư dân, mỗi lần chồng lênh đênh trên biển, lòng bà thấp thỏm khôn nguôi, cầu mong mưa thuận gió hòa, thuyền ra khơi rồi trở về an toàn.

“Nghe chồng kể lại câu chuyện, tôi rất xúc động. Ông ấy sống hiền lành, sẵn sàng giúp đỡ mọi người khi cần thiết nên ai cũng quý mến”, bà Tuyến bày tỏ.

Sẽ đến nhà cảm ơn vị ân nhân sau khi xuất viện

Chia sẻ với phóng viên Dân trí, anh Nguyễn Anh Tú bày tỏ sự biết ơn với ông Định và cháu trai đã giúp cả 3 người ôm chiếc ghế gỗ hồi sinh thêm một lần nữa sau thảm kịch lật tàu.

Trước khi được ông Định phát hiện, mỗi lần thấy thấp thoáng bóng dáng tàu thuyền đi qua, các nạn nhân dốc chút sức lực cuối cùng hét lớn: “Cứu với, cứu với…” và vẫy tay trong vô vọng.

Anh Quân (ngoài cùng bên trái) và anh Tú (áo trắng) đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Suốt 3 tiếng lênh đênh trên biển, anh Tú cùng anh Quân và anh Hải nhiều lần hy vọng được cứu rồi thất vọng, do các thuyền đều ở khoảng cách quá xa, không thể nghe được tiếng gọi yếu ớt.

Giây phút thuyền của ông Định và cháu trai tiến lại gần, 3 người đàn ông vừa đối mặt giữa lằn ranh của sự sống và cái chết tưởng như được sinh ra thêm một lần nữa.

“Sau khi xuất viện, 3 anh em sẽ đến tận nhà để cảm ơn ông Định và cháu trai. Nếu không có họ giải cứu, chúng tôi có lẽ sẽ sớm buông xuôi và ra đi giữa biển khơi mãi mãi”, anh Tú cho biết.

Khoảng 12h55 ngày 19/7, tàu Vịnh Xanh 58 chở 49 người gồm 46 du khách và 3 thuyền viên tham quan tuyến 2 trên vịnh Hạ Long (bao gồm hang Sửng Sốt – đảo Ti Tốp).

Đến 13h30 cùng ngày, tàu gặp dông gió mạnh và sau đó bị lật úp. Một số hành khách kịp mặc áo phao và nhảy xuống biển. Tuy nhiên, phần lớn bị mắc kẹt trong cabin hoặc khoang máy. Tàu mất tín hiệu định vị lúc 14h05.

Ngay sau vụ tai nạn, tỉnh Quảng Ninh đã huy động gần 1.000 người cùng hàng trăm phương tiện, trong đó có tàu cứu hộ, thuyền ngư dân, ca nô chuyên dụng, đội thợ lặn đặc công và nhiều thiết bị sonar dò tìm dưới nước.

Trong số 49 người trên tàu, hiện có 10 người sống sót; 36 người tử vong (đã tìm thấy thi thể); 3 người còn mất tích.

Người dân đổ xô tích trữ thực phẩm – ùn ùn như vỡ trận trước bão Wipha

Vừa bước chân vào siêu thị lúc 17h ngày 21/7, Trần Ngọc Bích, 27 tuổi, ở phường Ngô Quyền, TP Hải Phòng choáng ngợp trước cảnh người dân ùn ùn mua bán như vỡ trận.

Các gian hàng thực phẩm đông nghịt. Tại quầy bánh mì, Ngọc Bích phải chen “bằng cả tính mạng” mới lấy được hai chiếc.

“Các kệ hàng ở quầy rau củ quả đều trống trơn. Kệ mì gói chỉ còn lại những loại ít phổ biến”, Bích kể. Cô không mua được đủ món trong danh sách và phải xếp hàng gần 30 phút chờ thanh toán.

Theo Bích, thói quen tích trữ đồ ăn của gia đình cô và nhiều người hàng xóm chỉ hình thành sau bão Yagi hồi tháng 9/2024. Trận bão có cường độ mạnh và sức ảnh hưởng lớn khiến nhiều gia đình bị cô lập, không thể đi chợ hay đặt hàng trong nhiều ngày.

“Năm ngoái, cả nhà phải ăn mì gói suốt ba ngày. Rút kinh nghiệm, năm nay chúng tôi không mua nhiều nhưng phải đủ những thứ thiết yếu”, cô nói.

Từ sáng 20/7, gia đình chị Hồng Hạnh, 50 tuổi, ở phường Gia Viên, Hải Phòng cũng chuẩn bị thực phẩm và đồ dùng thiết yếu sẵn sàng chống bão Wipha.

Chị phải đi hai siêu thị lớn mới mua đủ đồ. Nơi đầu tiên hết rau xanh, nơi thứ hai không còn thịt, cá. “Mua đồ cho hai ngày bão mà cứ ngỡ như ngày tận thế”, chị Hạnh nói.

Ngoài thực phẩm, chị Hạnh kiểm tra lại bể nước trên sân thượng, phòng khi nguồn cung nước gặp sự cố. Gia đình còn đun sôi nước đổ đầy các phích, bình giữ nhiệt, để có nước nóng pha sữa, nấu mì khi mất điện.

Trên các hội nhóm mạng xã hội của người dân Hải Phòng, video, hình ảnh cảnh các quầy hàng thực phẩm trống trơn trong siêu thị được chia sẻ rộng rãi.

Người Hà Nội đổ xô đi siêu thị tích trữ đồ ăn phòng bão, ngày 21/7/2025. Ảnh: Quỳnh Nguyễn

Người Hà Nội đổ xô đi siêu thị tích trữ đồ ăn phòng bão, ngày 21/7. Ảnh: Quỳnh Nguyễn

Khảo sát của VnExpress ngày 21/7 tại Quảng Ninh, Hưng Yên, Ninh Bình hay Thanh Hóa cho thấy người dân cũng bắt đầu tích trữ nhu yếu phẩm. Tuy nhiên, thay vì đổ về các siêu thị lớn, điểm mua sắm quen thuộc của họ là những khu chợ dân sinh gần nhà.

Chị Lê Loan, 45 tuổi, một tiểu thương bán rau củ ở Hưng Yên, cho biết rau xanh là mặt hàng được tìm mua nhiều nhất, dù giá cao hơn ngày thường 10-15%. Bên cạnh đó, thịt, trứng và các loại đồ khô như mì tôm, bánh đa cũng có sức mua tăng mạnh

“Vì thói quen mua sắm tại chợ dân sinh và một số hộ tự trồng rau xanh, nuôi gia cầm nên cảnh tượng người dân đổ xô đến các siêu thị không ồ ạt như ở những thành phố lớn”, chị Loan nói.

Chiều 21/7, Ngọc Hân ở phường Yên Hòa, Hà Nội cũng tranh thủ ghé siêu thị để mua đồ ăn cho ba ngày tới. Cô gái 27 tuổi lên danh sách các món cần mua gồm rau củ, thịt, trứng và đồ khô. Hân định qua chợ dân sinh gần cơ quan nhưng lúc 12h trưa, các sạp hàng đã vãn, số ít còn lại chủ yếu hàng đã dập nát, giá cao hơn ngày thường.

“Tôi nghĩ đi siêu thị buổi chiều sẽ vắng hơn, nhưng không ngờ lượng người mua lại đông dù mới là thứ 2”, Hân nói.

Lúc 15h30, bãi gửi xe của siêu thị đã chật kín. Bên trong, các quầy rau xanh, thịt tươi, mì gói và đồ hộp là nơi tập trung đông người nhất. Hàng hóa liên tục được nhân viên bổ sung nhưng vơi đi nhanh chóng.

Không chỉ Ngọc Hân, nhiều người dân thủ đô cũng có chung tâm lý dự phòng. Từ trưa, một số công ty đã thông báo cho nhân viên làm việc trực tuyến đến hết ngày 23/7 để đảm bảo an toàn và có thời gian thêm chuẩn bị.

Một nhân viên bảo vệ tại siêu thị trên đường Trần Duy Hưng, phường Yên Hòa cho biết, lượng khách không bằng cuối tuần nhưng so với ngày thường thì đông hơn hẳn, đặc biệt từ đầu giờ chiều.

Đại diện siêu thị cho biết, dù chưa có số liệu thống kê cụ thể nhưng ghi nhận sức mua của người dân từ chiều 20 và cả ngày 21/7 tăng mạnh.

Khu vực quầy rau củ ở một siêu thị lớn trên đường Trần Duy Hưng, phường Yên Hòa, Hà Nội luôn đắt hàng do nhu cầu mua lớn, buộc nhân viên liên tục bổ sung hàng, chiều 21/7. Ảnh: Nga Thanh

Khu vực quầy rau củ ở một siêu thị trên đường Trần Duy Hưng, Hà Nội luôn đắt hàng do nhu cầu mua lớn, buộc nhân viên liên tục bổ sung, chiều 21/7. Ảnh: Nga Thanh

Từng chia sẻ trên VnExpress, PGS.TS Bùi Thị An – Viện trưởng Tài nguyên môi trường và Phát triển cộng đồng cho rằng bão Yagi đã chứng minh các đơn vị cung ứng của Hà Nội và các tỉnh đã làm rất tốt để đảm bảo cuộc sống của nhân dân.

”Trước và sau bão, các siêu thị, chợ vẫn mở cửa, hàng hóa rất dồi dào, do vậy người dân nên chuẩn bị thật kỹ những thứ cần thiết, nhưng với tâm thế bình thường, không nên lo lắng”, bà An nói.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết lúc 22h ngày 21/7, bão cách Quảng Ninh khoảng 80 km, cách Hải Phòng khoảng 180 km, cách Hưng Yên 190 km, cách Ninh Bình 220 km. Sức gió vùng gần tâm bão 102 km/h, cấp 10, giật cấp 13 và đang theo hướng tây tây nam với tốc độ khoảng 10 km/h.

Dự báo đến 10h ngày ngày 22/7, bão trên vùng biển Quảng Ninh – Ninh Bình, sức gió mạnh nhất cấp 11, giật cấp 14. Sau đó bão đổ bộ Hải Phòng – Thanh Hóa, sức gió giảm dần và đến 22h còn cấp 8, giật cấp 10.

Từ đêm 21/7, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Nghệ An được dự báo có gió mạnh và mưa rất to, với lượng mưa phổ biến 200-350 mm, có nơi trên 600 mm, nguy cơ cao gây ngập úng và sạt lở đất.

Nga Thanh – Quỳnh Nguyễn

Gần 40 sinh m;ạng đã mãi ra đi. Mỗi nạn nhân vụ chìm tàu ở Vịnh Hạ Long được bồi thường hơn 1,3 tỉ đồng

Ngày 21-7, Bảo hiểm Bảo Việt có thông báo việc bồi thường liên quan vụ chìm tàu Vịnh Xanh 58 trên Vịnh Hạ Long.

Bảo hiểm Bảo Việt cho biết với vai trò là đơn vị đứng đầu liên danh bảo hiểm du lịch cho khách tham quan Vịnh Hạ Long, doanh nghiệp này đã nhanh chóng phối hợp với Ban Quản lý Vịnh Hạ Long và các cơ quan chức năng để xử lý hậu quả, kịp thời chia sẻ mất mát và bảo đảm đầy đủ quyền lợi cho hành khách.

Chương trình bảo hiểm du lịch cho hành khách tham quan Vịnh Hạ Long được Ban Quản lý Vịnh Hạ Long triển khai nhằm đảm bảo quyền lợi cho du khách trong trường hợp xảy ra tai nạn, sự cố bất ngờ trong hành trình.

Theo quy định, bảo hiểm du lịch được tích hợp sẵn trong vé tham quan, được quản lý bằng mã QR, liên kết với dữ liệu định danh của từng du khách, giúp quá trình xác minh và xử lý bồi thường được thực hiện nhanh chóng, minh bạch và chính xác. Chương trình bảo hiểm được cung cấp bởi liên danh các doanh nghiệp bảo hiểm, trong đó Bảo hiểm Bảo Việt là đơn vị đứng đầu triển khai cùng các thành viên gồm BSH, PTI và MIC.

Bồi thường cho nạn nhân vụ chìm tàu Vịnh Hạ Long hơn 1 , 3 tỉ đồng - Ảnh 1.

Vụ chìm tàu ở vịnh Hạ Long

Ngay sau khi tiếp nhận thông tin về vụ tai nạn, Bảo hiểm Bảo Việt cử nhân sự đến hiện trường, phối hợp cùng Ban Quản lý Vịnh Hạ Long và các cơ quan liên quan để hỗ trợ công tác cứu nạn, cứu hộ. Đồng thời, có mặt tại bệnh viện tổ chức thăm hỏi, động viên người gặp nạn, gia đình nạn nhân, cũng như cập nhật thông tin để triển khai các thủ tục chi trả bảo hiểm.

Ông Nguyễn Ngọc Lân, Phó tổng giám đốc Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Long kiêm Giám đốc Công ty Bảo hiểm Bảo Long Quảng Ninh, thông tin theo hợp đồng đã ký kết, tàu Vịnh Xanh 58 được bảo hiểm với mức trách nhiệm 30 triệu đồng/người/vụ. Ước tính ban đầu, tổng số tiền chi trả cho các nạn nhân tử vong khoảng 1,2 tỉ đồng và sẽ được chi trả ngay khi có yêu cầu.

Cùng ngày, hãng bảo hiểm Manulife cho biết đã xác định một trong những nạn nhân là khách hàng của công ty ngay sau vụ tai nạn lật tàu du lịch xảy ra tại vịnh Hạ Long vào ngày 19-7. Công ty đang gấp rút tiến hành các thủ tục chi trả để hỗ trợ gia đình khách hàng.

Theo thông tin từ Manulife, công ty đã có quyết định chi trả quyền lợi bảo hiểm cho gia đình một khách hàng với số tiền ước tính là 1,32 tỉ đồng.

Được biết, khách hàng đã tham gia bảo hiểm từ năm 2020. Hiện công ty đã hướng dẫn gia đình thực hiện các thủ tục cần thiết để nhận bồi thường. Việc chi trả sẽ được triển khai ngay sau khi hoàn tất các thủ tục hậu sự.

Kỳ tích đã xảy ra, người đàn ông may mắn sống sót 1 cách kỳ diệu vụ l;;ật tàu: Vợ kh;;óc ng;;/ất khi lần ra manh mối vị trí của chồng

Ngày thứ ba sau khi xảy ra vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh 58 (QN 7105) tại Hạ Long khiến 35 người thiệt mạng, 4 người mất tích, chị Nguyễn Thanh Nhàn (quê Bắc Ninh) vẫn chưa hết bàng hoàng.

Nhìn chồng – anh Mai Xuân Hải (42 tuổi) – khắp người đầy thương tích, vừa trải qua ca phẫu thuật, chị thắt lòng, nhưng cũng thầm cảm tạ trời đất khi anh là một trong những nạn nhân may mắn bảo toàn được tính mạng giữa biển khơi.

Chia sẻ với phóng viên Dân trí, chị Nhàn cho hay, 16h ngày 19/7, khi thấy thời tiết ở Bắc Ninh nổi dông gió, mây đen kéo về ùn ùn, mưa to, sấm chớp, chị nhắn tin cho anh Hải khi đó đang đi du lịch cùng bạn bè ở Hạ Long. Tuy nhiên, chồng không hồi đáp.

Trong lòng bỗng thấy lo lắng, chị Nhàn mở máy gọi vào 2 số điện thoại của chồng nhưng số nào cũng báo thuê bao không liên lạc được.

“Tôi bắt đầu lo lắng nhiều hơn nhưng lại tự trấn an chắc chồng đang nhậu cùng bạn hay đang bận gì đó. Đến 17h, tôi tiếp tục gọi điện cho chồng hàng chục cuộc nhưng không được”, chị Nhàn nhớ lại.

Chị Nhàn vỡ òa khi biết tin chồng qua video chia sẻ trên mạng xã hội (Ảnh: Chụp màn hình).

Cảm giác bất an lớn dần, người phụ nữ này lên mạng đọc tin tức thì biết ở Hạ Long mới xảy ra vụ lật tàu. Chị không biết chồng mình có đi Vịnh Hạ Long chiều 19/7 hay không nhưng linh tính mách bảo có chuyện chẳng lành.

Không liên lạc được, cũng không biết thông tin những người đi cùng để hỏi, chị Nhàn dần hoảng loạn. Nước mắt chị không ngừng rơi. Chị chỉ biết trông chờ vào cuộc gọi qua điện thoại nhưng lần nào cũng nhận về những tiếng tút tút vô hồn. Chị run sợ, cầu khấn chồng bình an nhưng trong đầu không khỏi nghĩ đến những tình huống xấu.

“Chồng tôi đi du lịch cùng các bạn đại học, anh đang học văn bằng 2 để nâng cao kiến thức, bổ trợ cho công việc hiện tại. Chuyến du lịch này anh và các bạn không đưa gia đình đi theo. Tôi cũng không quen ai trong đoàn để hỏi”, chị Nhàn chia sẻ.

Người vợ lập tức nhắn tin cho một số người thân, trong đó có người em ở Quảng Ninh nhờ nghe ngóng giúp. Đến 18h42 tối 19/7, người em ở Quảng Ninh đã gửi cho chị Nhàn xem một đoạn video quay cảnh 3 người đàn ông vừa được cứu lên bờ. Một trong số đó là anh Mai Xuân Hải.

Anh Hải trong đoạn video được chia sẻ sau vụ lật tàu chiều 19/7 (Ảnh: Cắt từ video).

Nhìn chồng toàn thân ướt sũng, tay băng bó, chị đã òa khóc. “Tôi cứ đơ ra một hồi lâu, cảm giác như vừa được hồi sinh”, chị cho hay.

Chị Nhàn vội nhờ ông bà ngoại lên đón các con về quê, sau đó đón chuyến xe lúc 21h30 đi Quảng Ninh. Gần 0h đêm, chị mới đến nơi.

Biết chồng được cứu nhưng chị Nhàn không rõ chồng được đưa về đâu. Chị lần tìm thì có người mách ra khu vực cảng tàu du lịch cũ ở phường Bãi Cháy.

Người vợ phân vân không biết có nên ra đó không vì thời gian đã quá muộn, chồng có thể đã được đưa đi cấp cứu. Rất may sau đó, chị nhận được điện thoại của chồng.

Anh Mai Xuân Hải sau khi được cứu đã được đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh. Tại đây, anh mượn điện thoại của y bác sĩ bệnh viện gọi báo tin cho vợ. Lần theo địa chỉ, chị Nhàn tìm đến bệnh viện. Gặp nhau vợ chồng chị vỡ òa cảm xúc.

Tay anh Hải bị thương nặng do đập vỡ cửa kính để bơi ra ngoài khoang tàu (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Theo chị Nhàn, do ảnh hưởng của vụ lật tàu, anh Hải bị đứt gân 2 chân, đã được các bác sĩ làm phẫu thuật nối gân, 2 bàn tay bị cửa kính tàu cứa sâu nên phải khâu nhiều mũi. Hiện tại, chồng chị dần hồi phục sức khỏe.

“Tôi thấy mình thực sự may mắn. Có quá nhiều người phải chia lìa người thân. Vụ việc quá thương tâm, đau lòng quá”, chị Nhàn nghẹn ngào.

Theo chị Nhàn, kỹ năng thoát hiểm cùng sự may mắn đã giúp anh Hải giữ được mạng sống. Tàu bị lật rất nhanh, khi tàu lật anh Hải đang ở trong khoang tàu.

Chồng chị kịp mặc áo phao và hít hơi thật sâu, sau đó lặn xuống và bơi ra ngoài. Sóng và gió quá mạnh khiến Hải nhanh chóng bị văng ra xa. Sau đó anh gặp 2 người nữa đang ôm một cái ghế, anh bám cùng vào cái ghế đó rồi trôi lênh đênh trên biển.

Sau gần 3 tiếng trôi dạt trên biển, anh và mọi người được một chiếc thuyền đánh cá cứu và đưa lên bờ.

Báo cáo của địa phương cho thấy, thời điểm gặp nạn, chiếc tàu Vịnh Xanh 58 (QN 7105) anh Hải có mặt chở 49 người (46 du khách và 3 thuyền viên).

Tàu rời bến đi tham quan vào lúc 12h55 ngày 19/7, đi tham quan tuyến 2 (hang Sửng Sốt – đảo Ti-Tốp), đến 13h30 cùng ngày gặp dông bất ngờ và đến 14h5 cùng ngày mất kết nối tín hiệu GPS.

Đến 14h ngày 20/7, công an và các lực lượng chức năng đã cứu được 10 người và tìm thấy 35 nạn nhân đã tử vong.

Sau khi khám nghiệm và xác định danh tính, đến nay đã hoàn tất thủ tục bàn giao 35 thi thể cho gia đình để đưa về mai táng.

Tôi chỉnh đốn em chồng vì nó quá l:á:o h:ỗn, ai ngờ mọi bí mật nhà chồng phút chốc bị phanh phui sau tiếng “ch:oang”

Sáng hôm ấy, tiếng chuông đồng hồ reo vang, đánh thức tôi khỏi giấc mơ đang dang dở. Nắng sớm đã rọi qua khung cửa sổ, báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Tôi vươn vai, hít thở sâu, cố gắng gạt bỏ cảm giác bồn chồn khó tả trong lòng. Hôm nay là ngày giỗ đầu của bố chồng, và tôi biết, mọi thứ sẽ không hề yên bình như vẻ ngoài của nó.

Gia đình chồng tôi khá phức tạp. Bố chồng mất sớm, để lại mẹ chồng góa bụa cùng ba người con: chồng tôi là anh cả, rồi đến cô em gái thứ hai và cuối cùng là thằng út, em chồng tôi. Từ nhỏ nó đã được nuông chiều, muốn gì được nấy, thành ra lớn lên tính tình ngông nghênh, bất cần, chẳng coi ai ra gì. Tôi đã nhiều lần góp ý, nhưng mẹ chồng và chồng tôi thì cứ tặc lưỡi bỏ qua, bảo nó còn nhỏ, rồi sẽ khác.

Nhưng lần này thì khác. Mấy ngày nay, tôi đã cố gắng chuẩn bị tươm tất cho ngày giỗ. Tôi thức khuya dậy sớm, lo toan mọi thứ từ mâm cỗ đến việc trang hoàng ban thờ. Thế mà hôm qua, khi tôi vừa ra ngoài mua thêm đồ, em chồng tôi đã rủ bạn bè về nhà, bật nhạc ầm ĩ, còn làm đổ lọ hoa trên bàn thờ. Khi tôi về, nó còn trơ trẽn bảo: “Chị dâu khó tính quá, có tí chuyện mà làm ầm ĩ lên.”

Máu nóng trong người tôi dồn lên. Tôi cố kìm nén, hít thở thật sâu. “Phòng thờ là nơi linh thiêng, em phải biết tôn trọng. Sao em có thể vô ý thức như vậy?” Tôi nói, giọng đã có phần gằn xuống. Nó chỉ cười khẩy, liếc mắt nhìn tôi đầy vẻ thách thức. “Phòng thờ thì sao? Tôi thích làm gì thì làm, liên quan gì đến chị?”

Lời nói của nó như giọt nước tràn ly. Tôi không thể chịu đựng thêm được nữa. “Em ăn nói cho cẩn thận! Em nghĩ em là ai mà có thể ăn nói hỗn láo như vậy? Đây là nhà của anh em, là nơi thờ cúng tổ tiên. Em không có quyền làm loạn ở đây!” Tôi nói to, giọng run lên vì tức giận. Mẹ chồng và chồng tôi đang ngồi ở phòng khách nghe thấy tiếng cãi vã thì vội vàng chạy ra.

Mẹ chồng nhìn tôi, vẻ mặt đầy khó chịu. “Con dâu, con làm gì mà ầm ĩ vậy? Hôm nay là ngày giỗ bố, sao con lại làm lớn chuyện lên?” Bà nói, giọng trách móc. Tôi cố gắng giữ bình tĩnh. “Mẹ ơi, con xin lỗi, nhưng em ấy quá đáng lắm. Em ấy đã làm đổ lọ hoa trên bàn thờ, còn ăn nói hỗn hào với con.”

Chồng tôi vội vàng xoa dịu. “Thôi được rồi, có gì từ từ nói. Em út còn nhỏ, em đừng chấp nó.” Anh nói, cố kéo tôi về phía sau. Nhưng tôi không thể nhịn được nữa. “Nhỏ ư? Em ấy đã hai mươi tuổi rồi đấy, anh còn định bao che cho nó đến bao giờ? Cứ dung túng như vậy thì nó sẽ hư hỏng mất!” Tôi gần như hét lên.

Em chồng tôi thấy có mẹ và anh trai chống lưng, càng được đà lấn tới. Nó cười khẩy, giọng điệu đầy vẻ khinh thường. “Chị dâu bớt làm màu đi. Chị nghĩ chị là ai mà có quyền dạy đời tôi? Chị tưởng chị về đây là bà hoàng à? Nhà này không ai cần chị đâu!” Nó nói, rồi bất ngờ vung tay hất đổ chiếc bình hoa bằng sứ đặt trên kệ gần đó.

“CHOANG!” Tiếng bình vỡ tan tành, những mảnh sứ văng tung tóe trên sàn nhà. Không gian bỗng chốc im lặng đến đáng sợ. Mẹ chồng và chồng tôi sững sờ, còn tôi thì chết lặng. Trong khoảnh khắc ấy, mọi thứ như chậm lại. Mảnh sứ vỡ không chỉ là một chiếc bình, mà nó còn là ranh giới cuối cùng của sự chịu đựng trong tôi.

 

Ngay lúc đó, tôi không biết một sức mạnh nào đã thôi thúc mình. Tôi không còn là cô con dâu hiền lành, nhẫn nhịn nữa. Tôi nhìn thẳng vào mắt em chồng, giọng nói lạnh lùng đến đáng sợ. “Hôm nay, tôi sẽ cho em biết ai mới là người không có quyền ở đây.” Tôi bước lại gần đống đổ vỡ, tay run run nhặt lên một mảnh sứ.

“Em út, em có biết đây là cái gì không?” Tôi hỏi, giọng nói vang vọng khắp căn phòng. Nó nhìn tôi, ánh mắt lộ rõ vẻ bối rối. “Thì là cái bình vỡ chứ gì?” Tôi cười nhạt. “Không, đây là thứ mà bố em đã tặng mẹ em vào ngày cưới. Nó là kỷ vật tình yêu của bố mẹ, là thứ mà mẹ em luôn nâng niu, trân trọng.”

Mẹ chồng tôi lúc này đã không còn giữ được vẻ bình tĩnh nữa. Bà nhìn tôi, rồi nhìn mảnh bình vỡ trên tay tôi, ánh mắt lộ rõ sự hoảng loạn. Em chồng tôi cũng bắt đầu nhận ra điều gì đó không ổn. “Sao chị biết?” Nó hỏi, giọng lí nhí.

Tôi hít một hơi thật sâu, rồi bắt đầu nói, từng lời từng chữ như được nung chảy từ trong tim. “Bởi vì, tôi đã nghe mẹ kể rất nhiều về bố. Tôi biết bố em là người đàn ông tuyệt vời thế nào, ông đã yêu thương mẹ em ra sao. Tôi biết mẹ em đã phải chịu đựng những gì sau khi bố mất, một mình gồng gánh nuôi ba anh em các em khôn lớn.”

Tôi nhìn thẳng vào mẹ chồng, nước mắt đã chực trào. “Mẹ ơi, con xin lỗi vì đã nói ra điều này. Nhưng con không thể chịu đựng thêm được nữa. Con đã chứng kiến mẹ ngày đêm vất vả, thức khuya dậy sớm, lo cho các con từng bữa ăn giấc ngủ. Con thấy mẹ đã hy sinh cả tuổi xuân của mình để lo cho gia đình này. Vậy mà em ấy lại không hề biết trân trọng!”

Chồng tôi bước tới, nắm lấy tay tôi. “Em… em nói gì vậy?” Anh hỏi, giọng nói đầy vẻ hoang mang. Tôi nhìn anh, nước mắt đã không thể kìm nén được nữa. “Anh à, em đã nhẫn nhịn đủ rồi. Em không thể nhìn mẹ chịu khổ, không thể nhìn em út ngày càng hư hỏng mà không làm gì được.”

Tôi quay sang em chồng, giọng nói đầy sự thất vọng. “Em út, em có biết mẹ em đã phải làm gì để có tiền nuôi em ăn học không? Em có biết mẹ em đã phải bán đi những gì để có tiền chữa bệnh cho em lúc em còn nhỏ không?” Em chồng tôi cúi gằm mặt, không dám nhìn tôi.

Mẹ chồng tôi lúc này đã khóc nức nở. “Con dâu… con đừng nói nữa mà…” Bà nói trong tiếng nấc. Nhưng tôi không dừng lại. Tôi biết, đây là cơ hội duy nhất để tôi nói ra tất cả, để mọi bí mật được phơi bày.

 

“Mẹ ơi, con biết mẹ giấu kín nỗi đau trong lòng. Con biết mẹ không muốn các con lo lắng. Nhưng mẹ ơi, con cũng là con của mẹ, con cũng muốn chia sẻ gánh nặng với mẹ.” Tôi nhìn mẹ, ánh mắt đầy sự xót xa. “Mẹ đã giấu chúng con về khoản nợ lớn mà bố để lại, mẹ đã phải làm thêm đêm hôm để trả nợ. Mẹ đã giấu chúng con về căn bệnh của mẹ, mẹ đã phải chịu đựng những cơn đau một mình.”

Lời nói của tôi như sét đánh ngang tai chồng tôi và cô em gái thứ hai. Họ nhìn tôi với ánh mắt kinh ngạc, rồi quay sang nhìn mẹ chồng. “Mẹ ơi, có thật không ạ?” Chồng tôi hỏi, giọng nói run rẩy. Mẹ chồng tôi chỉ biết gật đầu trong nước mắt.

Không khí trong nhà chùng xuống. Nỗi đau, sự hối hận và cả sự thật trần trụi bỗng chốc ập đến. Em chồng tôi lúc này đã không còn vẻ ngông nghênh, bất cần nữa. Nó ngồi thụp xuống sàn nhà, ôm mặt khóc nức nở. “Mẹ ơi… con xin lỗi mẹ… Con xin lỗi…”

Tôi cảm thấy một gánh nặng vừa được trút bỏ. Tôi biết, mình đã làm một việc đúng đắn, dù nó có thể gây ra đau đớn trong chốc lát. Nhưng chỉ khi sự thật được phơi bày, chúng ta mới có thể đối diện với nó và tìm cách chữa lành.

Chồng tôi đến bên mẹ, ôm lấy bà. “Mẹ ơi, sao mẹ lại giấu chúng con? Sao mẹ lại chịu đựng một mình?” Giọng anh nghẹn ngào. Cô em gái thứ hai cũng đến bên mẹ, ôm lấy bà và khóc. Ba mẹ con họ ôm nhau, khóc nức nở.

Tôi đứng đó, nhìn cảnh tượng ấy, lòng bỗng thấy nhẹ nhõm đến lạ. Tôi biết, từ giờ trở đi, mọi thứ sẽ khác. Mọi bí mật đã được phơi bày, và chúng tôi sẽ cùng nhau đối mặt với chúng.

 

Sau ngày hôm đó, không khí trong gia đình tôi thay đổi hoàn toàn. Em chồng tôi không còn ngông nghênh, bất cần nữa. Nó trở nên trầm tính hơn, biết quan tâm đến mẹ và anh chị hơn. Nó bắt đầu tìm việc làm thêm, cố gắng phụ giúp gia đình.

Chồng tôi và cô em gái thứ hai cũng ý thức hơn về trách nhiệm của mình. Họ cùng tôi tìm hiểu về căn bệnh của mẹ, đưa mẹ đi khám định kỳ. Chúng tôi cùng nhau lập kế hoạch trả nợ, cùng nhau vun đắp cho gia đình.

Mẹ chồng tôi cũng dần cởi mở hơn. Bà không còn giấu kín những nỗi lo lắng, những gánh nặng trong lòng. Bà chia sẻ với chúng tôi mọi thứ, và chúng tôi cùng nhau tìm cách giải quyết. Gia đình tôi trở nên gắn bó hơn bao giờ hết.

Tôi biết, quá trình chữa lành sẽ còn dài, nhưng chúng tôi đã có một khởi đầu tốt đẹp. Từ tiếng “choang” của chiếc bình vỡ, những bí mật đã được phơi bày, và từ đó, một trang mới đã được mở ra cho gia đình tôi, một trang mới tràn đầy sự thấu hiểu, yêu thương và trách nhiệm.

Buổi tối hôm đó, khi mọi thứ đã lắng xuống, tôi ngồi bên cạnh mẹ chồng. Bà nắm lấy tay tôi, ánh mắt bà tràn đầy sự biết ơn. “Con dâu, cảm ơn con. Cảm ơn con đã nói ra tất cả. Mẹ đã quá sai khi giấu diếm các con.”

Tôi mỉm cười, siết chặt tay mẹ. “Mẹ ơi, không ai có lỗi cả. Quan trọng là bây giờ chúng ta đã hiểu nhau hơn, yêu thương nhau hơn.” Mẹ gật đầu, nước mắt lại lăn dài. Nhưng lần này, đó là những giọt nước mắt của sự nhẹ nhõm và hạnh phúc.

Em chồng tôi bước vào phòng, mang theo một tách trà nóng. Nó đặt tách trà xuống bàn, rồi lí nhí nói: “Chị dâu, em xin lỗi chị. Em đã quá hỗn láo. Em hứa sẽ thay đổi.” Tôi nhìn nó, nở nụ cười. “Không sao đâu em. Chị tin em sẽ làm được.”

Chồng tôi bước vào, ôm lấy vai tôi. “Anh thật may mắn khi có em, em đã giúp gia đình mình xích lại gần nhau hơn.” Tôi dựa vào vai anh, cảm thấy bình yên và ấm áp.

Đêm đó, tôi ngủ một giấc thật sâu, không còn trằn trọc hay lo lắng nữa. Tôi biết, một chặng đường mới đang chờ đợi chúng tôi, nhưng tôi tin rằng, với tình yêu thương và sự thấu hiểu, chúng tôi sẽ vượt qua mọi khó khăn. Gia đình tôi đã thực sự trở thành một gia đình, nơi mọi người cùng nhau chia sẻ gánh nặng, cùng nhau vun đắp hạnh phúc.