Home Blog Page 2

CSGT giải thích việc ra giữa làn đường cao tốc Vĩnh Hảo-Phan Thiết dừng xe

Theo CSGT, việc ra giữa cao tốc Vĩnh Hảo-Phan Thiết dừng xe là để hướng dẫn cho một người nước ngoài đi xe máy nhầm vào cao tốc.

Ngày 6-7, liên quan đến clip ghi lại cảnh một cán bộ CSGT đứng giữa làn đường cao tốc Vĩnh Hảo-Phan Thiết ra tín hiệu dừng xe ôtô, đại diện Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 6 (Cục CSGT, Bộ Công an) xác nhận đoạn clip trên là có thật.

Cao tốc Vĩnh Hảo-Phan Thiết
Clip được cho rằng cán bộ CSGT đang làm nhiệm vụ hướng dẫn một người nước ngoài đi xe máy vào nhầm đường cao tốc Vĩnh Hảo-Phan Thiết.

Theo đại diện Đội CSGT số 6, cán bộ CSGT trên không phải ra giữa làn đường cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết dừng ô tô mà đang làm nhiệm vụ hướng dẫn một người nước ngoài đi xe máy vào nhầm đường cao tốc.

Cụ thể ngày 2-7, Đội CSGT số 6 đang lập chốt kiểm tra phương tiện trên tuyến cao tốc Vĩnh Hảo-Phan Thiết, đoạn gần nút giao Lương Sơn ra hướng QL28B (thuộc xã Lương Sơn, tỉnh Bình Thuận cũ) nay là tỉnh Lâm Đồng.

Khi phát hiện một người nước ngoài điều khiển xe máy đi nhầm vào cao tốc, một cán bộ CSGT đã ra giữa làn đường để ra tín hiệu, hướng dẫn người này ra khỏi cao tốc chứ không phải chặn ôtô đang lưu thông như một số thông tin trên mạng xã hội.

Trước đó, mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại hình ảnh trên, thu hút nhiều ý kiến.

Nhiều người cho rằng việc CSGT ra giữa làn đường cao tốc Vĩnh Hảo-Phan Thiết chặn phương tiện đang lưu thông với tốc độ cao mà bằng chứng là một xe khách lưu thông sát người CSGT là vô cùng nguy hiểm cho cả CSGT lẫn hành khách trên xe.

Thông tin nóng về việc bắt đối tượng dùng s;úng quân dụng có 8 viện đạn đe dọa tài xế trên đèo Đá Trắng

Sau khi video các đối tượng dùng súng đe dọa tài xế trên đèo Đá Trắng, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sơn La đã tạm giữ đối tượng. 

Trưa ngày 5/7, mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại cảnh 1 chiếc ô tô chặn đầu 1 xe khác ở trên đường. Trong clip, sau khi chặn đầu xe, 1 người đàn ông từ trên xe ô tô mang BKS Hải Phòng đã bước xuống rút súng đe dọa tài xế trên phương tiện khác, 1 người khác mang theo hung khí. Khi người đàn ông cầm súng nhiều lần dơ lên đe dọa hướng về phía chiếc xe ô tô bị chặn thì 1 người phụ nữ đi cùng đã cản lại. Còn tài xế xe bị chặn vội vàng lùi xe về phía sau.

Đại lý ô tô gần đây

 

3

Người đàn ông dùng súng quân dụng đe dọa tài xế khác trên đèo Đá Trắng. Ảnh cắt từ clip

Đoạn clip ngay sau khi chia sẻ đã khiến dư luận không khỏi bàng hoàng. Theo 1 lãnh đạo Công an xã Mường Bi (tỉnh Phú Thọ) cho biết, vụ việc trên xảy ra tại đỉnh đèo Đá Trắng thuộc khu vực giáp ranh giữa xã Mường Bi, xã Mai Châu (tỉnh Phú Thọ).

Theo đó, sau khi các đối tượng này di chuyển đến địa bàn xã Mộc Châu (tỉnh Sơn La) đã bị Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sơn La bắt giữ và thu giữ 1 tang vật là 1 khẩu súng quân dụng và 8 viên đạn.

Thượng tá Lê Mùi cho biết, theo địa giới hành chính tội phạm xảy ra ở địa bàn tỉnh Phú Thọ. Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sơn La lập hồ sơ, tiến hành điều tra bước đầu và bàn giao các đối tượng cùng tang vật cho Cơ quan CSĐT tỉnh Phú Thọ tiếp tục điều tra xử lý.

EVN ra thông báo k;hẩn, người dân cả nước phải làm theo 100% nếu muốn nhận đủ tiền “đ;ền b;ù” trong trường hợp s;ai sót

EVN yêu cầu các công ty điện lực rà soát những trường hợp khách hàng có hóa đơn tiền điện tăng bất thường trong kỳ hóa đơn tháng 6, cung cấp thông tin kịp thời, giải thích rõ ràng với người dân.

Đầu tháng 7, nhiều hộ dân sử dụng điện tại Hà Nội và nhiều tỉnh phía Bắc bất ngờ khi nhận hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng vọt so với thường lệ. Trên các diễn đàn, nhiều tài khoản bình luận tiền điện tăng 20-50% dù thời tiết không nắng nóng nhiều và gay gắt như tháng trước. Trong khi đó, không ít hộ dân lại ghi nhận hóa đơn điện tháng 6 giảm so với tháng 5.

Hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng vọt, EVN Hà Nội lý giải thế nào?

Trao đổi với phóng viên báo Dân trí, ông Võ Quang Lâm, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), cho biết tập đoàn đã quy định việc rà soát chỉ số bất thường (sản lượng điện năng hoặc số tiền thanh toán tăng bất thường – PV) được thực hiện định kỳ hàng tháng.

Liên quan đến một số ý kiến phản ánh của người dân về việc hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng đột biến, tập đoàn đã có văn bản yêu cầu các tổng công ty điện lực chỉ đạo các công ty điện lực rà soát các trường hợp khách hàng có sản lượng điện năng hoặc số tiền thanh toán tăng bất thường trong kỳ hóa đơn tháng 6. Đồng thời cung cấp thông tin kịp thời, giải thích rõ ràng cho khách hàng.

Các công ty điện lực cũng phải tuyên truyền rõ cách tính toán hóa đơn tháng 6, các thay đổi trong việc phát hành hóa đơn, quản lý hợp đồng và thu tiền điện của các công ty điện lực trước và sau sáp nhập.

EVN yêu cầu các công ty điện lực cung cấp thông tin về các giải pháp giám sát chỉ số điện năng hàng ngày/hàng tháng qua ứng dụng, website và hướng dẫn sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả…

Lãnh đạo tổng công ty điện lực, giám đốc công ty điện lực trực tiếp chỉ đạo, trao đổi với khách hàng hoặc cử cán bộ có đầy đủ kiến thức, kỹ năng giải đáp các kiến nghị của khách hàng khi tiếp nhận phản ánh về hóa đơn tăng bất thường. Giám đốc các công ty điện lực chịu trách nhiệm về kết quả giải quyết kiến nghị của khách hàng.

Trước đó, Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội (EVN Hà Nội) cho biết do lượng điện năng tiêu thụ tăng theo quy luật hàng năm vào những tháng hè cộng với việc giá bán lẻ điện điều chỉnh từ ngày 10/5. Đặc biệt, kỳ nghỉ hè của học sinh trùng với cao điểm nắng nóng, dẫn đến thời gian sử dụng điều hòa và các thiết bị điện kéo dài liên tục cả ngày lẫn đêm làm tổng số tiền điện tháng 6 các hộ dân phải trả tăng hơn so với tháng trước.

Tương tự, ngày 4/7, Tổng Công ty điện lực miền Bắc (EVNNPC) cũng cho biết tháng 6 hàng năm thường là cao điểm của mùa nắng nóng, và năm nay, khu vực miền Bắc đã phải trải qua 3 đợt nắng nóng gay gắt, kéo dài trên diện rộng với nền nhiệt có thời điểm lên tới trên 40 độ C.

Theo đơn vị này, điều kiện thời tiết cực đoan không chỉ gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt mà còn khiến nhu cầu sử dụng điện, đặc biệt là điện sinh hoạt, tăng cao đột biến dẫn tới hóa đơn tiền điện của nhiều hộ gia đình tăng mạnh, gây ra những băn khoăn trong dư luận.

Nhiều người than phiền hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng mạnh, EVN Hà Nội lên tiếng

Theo ghi nhận của EVNNPC, trong tháng 6, sản lượng điện thương phẩm tại 27 tỉnh, thành phố phía Bắc (không bao gồm Hà Nội) đạt 9,85 tỷ kWh – mức cao nhất trong các tổng công ty phân phối thuộc EVN. Đặc biệt, ngày 2/6, sản lượng tiêu thụ điện lập kỷ lục với 373,6 triệu kWh trong một ngày.

Các con số này cho thấy thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài đã tác động mạnh đến hành vi sử dụng điện của người dân. Việc học sinh, sinh viên nghỉ hè ở nhà cũng khiến thời gian sử dụng điều hòa, quạt, tủ lạnh kéo dài liên tục cả ngày lẫn đêm.

Công ty điện lực cho rằng khi chênh lệch nhiệt độ trong và ngoài nhà quá lớn, các thiết bị làm mát buộc phải vận hành với công suất cao hơn để duy trì hiệu quả, dẫn đến lượng điện tiêu thụ tăng vọt dù thời gian sử dụng không đổi.

EVNNPC cho rằng chỉ một thay đổi nhỏ về nhiệt độ cài đặt điều hòa cũng có thể tạo ra khác biệt lớn trên hóa đơn tiền điện: Cài dưới 27 độ C, mức tiêu thụ có thể tăng thêm 1,5-2% cho mỗi độ giảm. Bên cạnh đó, việc không bảo dưỡng thiết bị định kỳ hoặc sử dụng thiết bị cũ, kém hiệu suất cũng khiến điện năng bị tiêu hao nhiều hơn.

Thương tâm: Hình ảnh chiếc xe đi Pinic dưới lòng hồ khiến 2 vợ chồng tuv0ng ở Đông Triều, Quảng Ninh

Giữa đêm tối, chiếc xe bán tải chở 4 người đi vào khu vực lòng hồ Bến Châu khu Phú Ninh, phường Bình Khê (tỉnh Quảng Ninh) thì bị ngập nước.

Sáng 6-7, lãnh đạo UBND phường Bình Khê (tỉnh Quảng Ninh) báo cáo nhanh vụ việc 2 người tử vong trong vụ xe bán tải đi vào lòng hộ cạn của Đập Bến Châu, khu Phú Ninh phường Bình Khê.

Đuối nước thương tâm khi ô tô bị chìm dưới lòng hồ Bến Châu ở Quảng Ninh - Ảnh 1.

Lực lượng chức năng tìm kiếm 2 nạn nhân là vợ chồng lái xe bán tải

Theo thông tin ban đầu, khoảng 0 giờ 5 phút ngày 6-7, Công an phường Bình Khê nhận được tin báo của người dân về việc tại khu vực lòng đập Bến Châu thuộc khu Phú Ninh, phường Bình Khê có 1 xe ô tô bán tải màu vàng bị đắm dưới lòng hồ.

Đập Bến Châu hiện do Công ty TNHH 1 TV Thủy Lợi Đông Triều quản lý, lòng hồ đang trong tình trạng cạn nước, chỉ một phần có nước, khu vực xung quanh hồ đã được cắm biển cảnh báo “Khu vực nguy hiểm không phận sự cấm vào”.

Theo khai báo của những người liên quan, khoảng 21 giờ 30 phút ngày 5-7, anh Nguyễn Như H. và vợ là Vũ Thị Thùy L. (cùng 32 tuổi) có rủ vợ chồng anh Vũ Văn H. (39 tuổi), vợ là Ngô Thị Q. (31 tuổi), tất cả cùng trú quán tại phường Mạo Khê, lái xe ô tô bán tải đi chơi.

Đuối nước thương tâm khi ô tô bị chìm dưới lòng hồ Bến Châu ở Quảng Ninh - Ảnh 2.

Lực lượng chức năng tìm kiểm các nạn nhân

Anh Nguyễn Như H. điều khiển xe, chị Vũ Thị Thùy L. ngồi ghế phụ, vợ chồng anh H., chị Q ngồi ghế sau. Khi đi đến đoạn tuyến đường Yên Tử, Ngọa Vân khu Phú Ninh, phường Bình Khê, anh H. điều khiển xe ô tô đi xuống khu vực lòng hồ Bến Châu. Quá trình di chuyển, khi đi vào khu vực bị ngập nước, xe ô tô bị nước tràn vào 1/2 xe. Cả 4 người đã di chuyển ra ngoài xe để tìm đường đi vào bờ.

Xe bán tải đi vào lòng hồ

Do đêm tối không xác định được phương hướng, vợ chồng anh H., và chị Q đã xuống xe, đi vào bờ và thông báo cho mọi người đến tìm kiếm. Anh Nguyễn Như H. và chị Vũ Thị Thùy L. sau đó không thấy đi lên bờ.

Đuối nước thương tâm khi ô tô bị chìm dưới lòng hồ Bến Châu ở Quảng Ninh - Ảnh 3.

Khu vực này, mặc dù có biển cấm nhưng nhiều người vẫn đi vào

Ngay sau khi nhận được thông tin, Đảng ủy, UBND phường đã chỉ đạo Công an phường huy động lực lượng công an, quân sự, an ninh cơ sở, khu phố và quần chúng nhân dân, cùng đó báo cáo Công an tỉnh cử lực lượng chức năng nhanh chóng tiến hành tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn.

Đến 5 giờ 47 phút ngày 6-7, lực lượng chức năng đã tìm thấy 2 thi thể anh Nguyễn Như H. và vợ là Vũ Thị Thùy L. tử vong dưới nước tại đập Bến Châu.

Đi công tác về sớm không báo trước, vừa vào nhà tôi đã s;ững s;ờ nhìn thấy giày, váy áo v/ứt lung tung kéo dài đến tận cửa phòng ngủ. Lấy hết bình tĩnh, tôi mở tung cửa phòng ngủ rồi bật đèn lên, tôi b/ắt qu/ả ta/ng tại tr/ận cô thư ký cùng chồng trên chiếc giư::ờng ng:;ủ của 2 vợ chồng. Cô thư ký s::ợ h::ãi qu::ấn kh::ăn ch::ạy ra… Ngay lập tức tôi làm 1 việc khiến cả 2 không còn đường tho::át…

Đi công tác về sớm không báo trước, vừa đặt chân vào nhà tôi đã sững sờ. Đôi giày cao gót lạ màu nude, chiếc váy công sở vắt vội trên tay ghế, thắt lưng nam quấn dưới chân bàn, kéo dài thành một đường như vệt chỉ dẫn đến cánh cửa phòng ngủ khép hờ. Tim tôi như có ai đó bóp nghẹt. Đó là phòng ngủ của vợ chồng tôi – nơi tôi từng nghĩ là chốn bình yên nhất trong cuộc đời.

Tôi tên Ngọc – 33 tuổi, nhân viên kế toán trưởng tại một công ty xuất nhập khẩu, chồng tôi – Thành, 37 tuổi, giám đốc kinh doanh của một tập đoàn lớn. Chúng tôi lấy nhau được 7 năm, có một con gái 5 tuổi, hiện gửi về ngoại chăm giúp vì tôi đi công tác miền Trung suốt hai tuần.

Tôi yêu chồng. Và hơn cả yêu, là tin tưởng. Thành là người chững chạc, biết chăm con, thường hay nói những lời có vẻ sâu sắc:

“Đàn ông ra ngoài gặp gì cũng có, nhưng thứ giữ chân anh ở lại là tổ ấm này.”

Tôi từng tự hào về anh, từng nghĩ mình là người phụ nữ may mắn. Nhưng mọi thứ thay đổi chỉ trong một buổi chiều thứ sáu.


Chuyến công tác kết thúc sớm vì đối tác hủy cuộc họp phút chót. Tôi quyết định không báo trước cho chồng, phần vì muốn tạo bất ngờ, phần vì nhớ nhà.

Về đến căn hộ lúc 16h, tôi không gọi cửa – tôi có chìa khóa riêng. Cánh cửa bật mở, căn nhà vắng lặng. Không có tiếng ti vi, không có tiếng nhạc. Chỉ có một thứ khiến tôi lạnh sống lưng: mùi nước hoa nữ lạ và tiếng cười khúc khích thoảng qua khe cửa phòng ngủ.

Tôi bước vào, như bị điều khiển bởi một thế lực nào đó.Tôi không gọi, không gõ cửa. Tôi chỉ nhẹ nhàng đẩy cửa phòng ngủ ra, ánh sáng từ hành lang hắt vào lờ mờ. Tôi bật đèn.

Và ở đó – không thể tin nổi – chồng tôi, trần truồng, cùng cô thư ký của anh – Vy – đang quấn lấy nhau.

Vy hốt hoảng kéo vội khăn tắm, hét lên, gục ngã xuống sàn khi thấy tôi đứng trân trân như hóa đá. Còn Thành? Anh cuống cuồng, gào lên:

“Ngọc! Em về lúc nào? Nghe anh giải thích!”

Tôi không hét, không khóc. Tôi đi đến tủ đồ, mở ngăn kéo lấy ra một chiếc hộp – hộp quà tôi định tặng anh nhân dịp kỷ niệm ngày cưới tuần sau – và ném thẳng vào bức tường gần giường. Vỡ vụn.

“Giải thích ư? Ngay trên giường của tôi à?”

Vy lúc đó run rẩy, lắp bắp:

“Chị… em xin lỗi… em không cố ý… tụi em chỉ là…”

Tôi cắt ngang:

“Cô câm miệng. Tôi sẽ để luật pháp và công ty của cô dạy cô cách cư xử với vợ sếp.”Tôi lẳng lặng bước ra khỏi phòng, nhưng đầu tôi đã hoạt động như một cơn bão. Tôi không thể để mọi chuyện chỉ dừng lại ở một cái tát hay nước mắt.

Không. Tôi là người bị phản bội, nhưng tôi không yếu đuối. Tôi đã hy sinh sự nghiệp, cơ hội, tuổi xuân để xây dựng gia đình này. Nếu nó đổ vỡ, ít nhất tôi cũng cần lấy lại công bằng.

Đêm đó, tôi không ngủ. Tôi ngồi ở phòng khách, tay lướt điện thoại xem lại tất cả những tin nhắn, dấu hiệu mà mình từng bỏ qua.Từng buổi tăng ca đột ngột.
Từng tin nhắn “em về trước đi, anh còn họp với phòng hành chính.”
Từng chuyến công tác “trùng lịch.”

Tôi bắt đầu ghép nối các chi tiết. Thì ra họ đã qua lại từ lâu. Vy – cô gái từng chào tôi lễ phép trong tiệc công ty, từng gửi quà sinh nhật cho con tôi – lại chính là người lên giường với chồng tôi.

Tôi đã quá tin. Quá dễ dãi. Quá mù quáng.Sáng hôm sau, tôi dậy sớm, gọi điện cho một người bạn thân làm ở phòng nhân sự công ty chồng. Giọng tôi nhẹ nhàng nhưng dứt khoát:

“Tớ cần hồ sơ nội bộ và lịch công tác của Vy từ 6 tháng nay. Không cần biết thế nào, tớ sẽ trả ơn cậu.”

Bạn tôi hơi ngập ngừng, nhưng rồi đồng ý. Đến trưa, tôi đã có bản sao lịch trình, xác nhận một số chuyến công tác trùng khớp giữa Vy và Thành – dù về lý không liên quan gì nhau.

Tôi sao lưu tất cả dữ liệu. Gửi một bản vào email cá nhân, một bản vào USB, một bản vào drive riêng – phòng trường hợp có chuyện.

Rồi tôi gọi cho Thành.

“Anh có 3 ngày để giải quyết mọi chuyện. Đừng nói chuyện với tôi nếu không nghiêm túc.”

Ba ngày để suy nghĩ – đó là hạn cuối tôi cho Thành.

Tôi rời khỏi nhà, về bên ngoại lấy cớ thăm con. Tôi cần khoảng lặng để nhìn lại tất cả. Không phải để níu kéo, mà để chuẩn bị dứt bỏ một cách ngẩng cao đầu.

Trong ba ngày ấy, Thành gọi, nhắn, thậm chí đến tận nhà mẹ đẻ tôi. Tôi không trả lời bất cứ lời nào. Tôi cần anh ta hiểu cảm giác bị bỏ rơi như tôi đã từng – trong chính ngôi nhà của mình, trên chiếc giường từng là biểu tượng của tình yêu và sự gắn kết.

Tôi hẹn Thành ra quán cà phê quen thuộc – nơi trước kia hai vợ chồng từng kỷ niệm những ngày đặc biệt. Anh đến trước, nhìn tiều tụy và hối hận.

“Ngọc… anh sai rồi. Anh không có lý do gì để bào chữa. Nhưng xin em, hãy cho anh một cơ hội…”

Tôi nhìn thẳng vào mắt anh. Lần đầu tiên sau gần 10 năm yêu nhau, tôi không còn thấy ấm áp trong ánh mắt đó. Chỉ là một người đàn ông tội lỗi, yếu đuối, và tệ hơn cả: không còn đáng tin.

“Anh muốn tôi cho cơ hội, trong khi người anh ngủ cùng lại là nhân viên dưới quyền?”
“Anh biết. Anh sẽ xử lý việc đó, Vy sẽ nghỉ việc. Anh sẽ chấm dứt mọi thứ.”

Tôi cười nhạt.

“Không. Anh không cần xử lý gì cả. Tôi đã gửi đơn tố cáo mối quan hệ sai trái giữa sếp và nhân viên cấp dưới tới phòng nhân sự tập đoàn. Với bằng chứng tôi có, cô ta sẽ bị đuổi việc – và anh cũng có thể bị điều tra nội bộ.”

Thành tái mặt:

“Em… em làm thật sao?”

“Tôi không đe dọa. Tôi đang đòi lại sự công bằng.”

Tối hôm đó, tôi gửi cho anh một bản đơn ly hôn đã ký sẵn. Trong đơn, tôi nhường anh phần lớn tài sản, chỉ giữ lại căn nhà – thứ tôi bỏ tiền vào nhiều nhất, và quyền nuôi con gái.

Tôi không đòi hỏi gì thêm. Không cần tiền cấp dưỡng. Không cần phân chia quá chi li. Tôi không cần gì từ một người đàn ông đã vứt bỏ tôi chỉ vì vài phút đam mê với cô thư ký kém tôi cả một cái đầu nhân cách.

Anh không ký ngay. Nhưng tôi biết, với tất cả những gì tôi đã chuẩn bị, anh không còn lựa chọn.

Chưa đầy một tuần sau, Vy chính thức bị sa thải vì vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Cô ta nhắn tin cho tôi – một bức tin dài lê thê kể về tuổi thơ nghèo khó, khát khao được yêu, rằng Thành hứa sẽ ly hôn để đến với cô ta.

Tôi không đọc hết. Chỉ trả lời một dòng:

“Cô không phá được gia đình tôi. Gia đình tôi đã mục ruỗng từ trước, chỉ là tôi chưa nhìn thấy.”

Tôi quay lại công việc, xin chuyển công tác vào chi nhánh miền Nam – nơi tôi có thể bắt đầu lại từ đầu. Mẹ tôi giúp chăm con. Tôi đi làm, học thêm tiếng Anh, tham gia lớp yoga, và tập trung vào bản thân.

Mỗi sáng thức dậy, tôi không còn thấy trống rỗng. Tôi thấy mình sống thật – không phải vì ai khác, không phải để làm vừa lòng người chồng phản bội, không phải vì sợ cái nhìn của thiên hạ.

Một năm sau ngày ký đơn ly hôn, tôi đưa con gái đi dạo công viên. Gió mát, nắng vàng, tiếng cười con vang lên trong trẻo. Có một người đàn ông lạ, dắt con trai chơi gần đó, mỉm cười với tôi khi ánh mắt chúng tôi vô tình chạm nhau.

Tôi mỉm cười đáp lại. Không kỳ vọng. Không sẵn sàng. Nhưng không còn sợ.

Cuộc sống không kết thúc khi bị phản bội. Nó chỉ chuyển hướng. Và đôi khi, chính vết thương sâu nhất lại mở ra con đường mới – nơi ta học cách yêu lại chính mình, mạnh mẽ hơn, rắn rỏi hơn, và không còn cần ai để thấy mình xứng đáng.

Tôi – người đàn bà từng bị phản bội – hôm nay đứng đây, vẫn nguyên vẹn, vẫn đẹp, và tự do.
Còn anh – mãi mãi chỉ là cái bóng lùi xa, không đủ bản lĩnh để giữ được một người vợ từng hết lòng vì anh.

Phát hiện điều gì bất thường trong hóa đơn tiền điện tháng 6 mà khiến EVN ra THÔNG BÁO KHẨN rà soát lại

EVN yêu cầu các công ty điện lực rà soát những trường hợp khách hàng có hóa đơn tiền điện tăng bất thường trong kỳ hóa đơn tháng 6, cung cấp thông tin kịp thời, giải thích rõ ràng với người dân.

Đầu tháng 7, nhiều hộ dân sử dụng điện tại Hà Nội và nhiều tỉnh phía Bắc bất ngờ khi nhận hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng vọt so với thường lệ. Trên các diễn đàn, nhiều tài khoản bình luận tiền điện tăng 20-50% dù thời tiết không nắng nóng nhiều và gay gắt như tháng trước. Trong khi đó, không ít hộ dân lại ghi nhận hóa đơn điện tháng 6 giảm so với tháng 5.

Hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng vọt, EVN Hà Nội lý giải thế nào?

Trao đổi với phóng viên báo Dân trí, ông Võ Quang Lâm, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), cho biết tập đoàn đã quy định việc rà soát chỉ số bất thường (sản lượng điện năng hoặc số tiền thanh toán tăng bất thường – PV) được thực hiện định kỳ hàng tháng.

Liên quan đến một số ý kiến phản ánh của người dân về việc hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng đột biến, tập đoàn đã có văn bản yêu cầu các tổng công ty điện lực chỉ đạo các công ty điện lực rà soát các trường hợp khách hàng có sản lượng điện năng hoặc số tiền thanh toán tăng bất thường trong kỳ hóa đơn tháng 6. Đồng thời cung cấp thông tin kịp thời, giải thích rõ ràng cho khách hàng.

Các công ty điện lực cũng phải tuyên truyền rõ cách tính toán hóa đơn tháng 6, các thay đổi trong việc phát hành hóa đơn, quản lý hợp đồng và thu tiền điện của các công ty điện lực trước và sau sáp nhập.

EVN yêu cầu các công ty điện lực cung cấp thông tin về các giải pháp giám sát chỉ số điện năng hàng ngày/hàng tháng qua ứng dụng, website và hướng dẫn sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả…

Lãnh đạo tổng công ty điện lực, giám đốc công ty điện lực trực tiếp chỉ đạo, trao đổi với khách hàng hoặc cử cán bộ có đầy đủ kiến thức, kỹ năng giải đáp các kiến nghị của khách hàng khi tiếp nhận phản ánh về hóa đơn tăng bất thường. Giám đốc các công ty điện lực chịu trách nhiệm về kết quả giải quyết kiến nghị của khách hàng.

Trước đó, Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội (EVN Hà Nội) cho biết do lượng điện năng tiêu thụ tăng theo quy luật hàng năm vào những tháng hè cộng với việc giá bán lẻ điện điều chỉnh từ ngày 10/5. Đặc biệt, kỳ nghỉ hè của học sinh trùng với cao điểm nắng nóng, dẫn đến thời gian sử dụng điều hòa và các thiết bị điện kéo dài liên tục cả ngày lẫn đêm làm tổng số tiền điện tháng 6 các hộ dân phải trả tăng hơn so với tháng trước.

Tương tự, ngày 4/7, Tổng Công ty điện lực miền Bắc (EVNNPC) cũng cho biết tháng 6 hàng năm thường là cao điểm của mùa nắng nóng, và năm nay, khu vực miền Bắc đã phải trải qua 3 đợt nắng nóng gay gắt, kéo dài trên diện rộng với nền nhiệt có thời điểm lên tới trên 40 độ C.

Theo đơn vị này, điều kiện thời tiết cực đoan không chỉ gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt mà còn khiến nhu cầu sử dụng điện, đặc biệt là điện sinh hoạt, tăng cao đột biến dẫn tới hóa đơn tiền điện của nhiều hộ gia đình tăng mạnh, gây ra những băn khoăn trong dư luận.

Nhiều người than phiền hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng mạnh, EVN Hà Nội lên  tiếng

Theo ghi nhận của EVNNPC, trong tháng 6, sản lượng điện thương phẩm tại 27 tỉnh, thành phố phía Bắc (không bao gồm Hà Nội) đạt 9,85 tỷ kWh – mức cao nhất trong các tổng công ty phân phối thuộc EVN. Đặc biệt, ngày 2/6, sản lượng tiêu thụ điện lập kỷ lục với 373,6 triệu kWh trong một ngày.

Các con số này cho thấy thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài đã tác động mạnh đến hành vi sử dụng điện của người dân. Việc học sinh, sinh viên nghỉ hè ở nhà cũng khiến thời gian sử dụng điều hòa, quạt, tủ lạnh kéo dài liên tục cả ngày lẫn đêm.

Công ty điện lực cho rằng khi chênh lệch nhiệt độ trong và ngoài nhà quá lớn, các thiết bị làm mát buộc phải vận hành với công suất cao hơn để duy trì hiệu quả, dẫn đến lượng điện tiêu thụ tăng vọt dù thời gian sử dụng không đổi.

EVNNPC cho rằng chỉ một thay đổi nhỏ về nhiệt độ cài đặt điều hòa cũng có thể tạo ra khác biệt lớn trên hóa đơn tiền điện: Cài dưới 27 độ C, mức tiêu thụ có thể tăng thêm 1,5-2% cho mỗi độ giảm. Bên cạnh đó, việc không bảo dưỡng thiết bị định kỳ hoặc sử dụng thiết bị cũ, kém hiệu suất cũng khiến điện năng bị tiêu hao nhiều hơn.

Chồng tôi đã q;u/a đ/ờ;i gần năm qua nhưng 1 tuần nay, con gái cứ đi học về là khoe “Con gặp bố ở trường”. Không thể tin nổi, tôi l/é/n theo dõi thì rụng rời trước cảnh nhìn thấy giữa sân trường … Người kia chính là …

“Chồng tôi đã qua đời gần một năm trước. Mọi thứ tưởng chừng đang dần trở lại bình thường thì một tuần gần đây, con gái 7 tuổi của tôi cứ hớn hở khoe mỗi chiều đi học về: “Mẹ ơi, hôm nay con lại gặp bố ở trường đó!”. Tôi nghĩ con bé tưởng tượng do nhớ bố, nhưng rồi một chiều thứ Năm, tôi lén theo sau để chứng thực. Và tim tôi như muốn ngừng đập khi thấy một bóng người quen thuộc đang cúi xuống lau nước mắt cho con giữa sân trường… Người đó, chính là…”

Chồng tôi – Nam – mất vì tai nạn giao thông vào đúng đêm mưa tầm tã tháng 8 năm ngoái. Chiếc xe container lấn làn trong lúc anh đang trên đường về sau ca trực. Anh ra đi đột ngột, để lại tôi và bé An – con gái mới chỉ học lớp 1, bơ vơ trong căn nhà vốn đầy tiếng cười.

Giai đoạn đầu sau tang lễ là một chuỗi ngày mịt mù. Bé An gần như không nói năng gì, chỉ ôm chặt chú gấu bông cũ bố tặng và khóc mỗi đêm. Tôi đưa con đi khám tâm lý, bác sĩ bảo rằng trẻ nhỏ hay tự dựng lên thế giới ảo để đối phó với mất mát. Dần dần, con bé ổn hơn, trở lại trường, học hành chăm chỉ. Tôi cứ tưởng mọi chuyện đã lùi vào dĩ vãng, rằng con bé đã học cách sống thiếu cha.

Cho đến cách đây một tuần, khi nó đi học về và cười toe toét:
– Mẹ ơi, hôm nay con gặp bố!

Tôi chết sững.
– Gặp… ai cơ con?
– Bố! Bố Nam ấy! Ở trường! Bố nói con ăn cơm phải ăn rau nhiều mới chóng lớn.

Tôi cứng người. Định bụng hỏi thêm nhưng rồi lại kìm lại. Có lẽ chỉ là một trò tưởng tượng của đứa trẻ thiếu cha. Nhưng hôm sau, và hôm sau nữa, con bé vẫn nói y hệt: “Hôm nay bố lại đến!”, “Bố ngồi ở gốc cây bàng trong sân trường”.
Giấc mơ lặp lại thì có thể, nhưng liên tục cùng một chi tiết rõ ràng đến thế… khiến tôi bắt đầu hoang mang.

Chiều thứ Năm, tôi xin nghỉ làm nửa buổi, mang khẩu trang, đội mũ lưỡi trai để không ai nhận ra. Tôi đến trường con sớm, nấp sau hàng cây gần cổng phụ – nơi có thể quan sát toàn sân.

Trường tiểu học giữa lòng thành phố, cây cối um tùm. Trẻ con ríu rít tan học, tôi căng mắt tìm con bé. Rồi kìa – bé An đang cười tít mắt, chạy về phía một người đàn ông cao gầy đang đứng dưới gốc cây bàng. Người đó cúi xuống lau mặt cho con bé bằng khăn tay.

Tôi gần như chết lặng.
Tư thế đó. Cái cách vuốt tóc con bé. Tấm lưng áo sơ mi nhăn nhúm… Không thể nhầm được – đó là bóng dáng chồng tôi!

Tôi sững sờ bước lại gần, người kia quay mặt sang – không phải Nam.

Nhưng… không phải người lạ.
Đó là Phúc – người em cùng mẹ khác cha của chồng tôi. Hai người giống nhau như đúc, từng nhiều lần bị nhầm lẫn. Phúc sống ở Đà Lạt, hai năm nay tôi không liên lạc, tưởng anh đã đi định cư nước ngoài như từng nói.

– Em Phúc?

Anh ngẩng lên, mắt thoáng chút bối rối rồi gật đầu, giọng trầm:

– Em xin lỗi, chị… Không ngờ lại gặp theo cách này.

Tôi kéo con bé sang một bên, giục con về nhà trước. Rồi tôi quay lại:

– Tại sao em lại ở đây? Sao em không báo?

Phúc cúi đầu:

– Em chuyển về Sài Gòn hơn hai tháng nay. Dạy môn Mỹ thuật ở chính trường của bé An. Em không biết bé học ở đây cho tới khi thấy tên cháu trong sổ lớp… Ban đầu em chỉ đứng nhìn từ xa. Nhưng hôm đó, con bé bị bạn trêu, khóc rất nhiều. Em… không kiềm được.

Tôi nghẹn họng. Hóa ra những lần con gái tôi nói “gặp bố”, là vì đã thấy một gương mặt quá giống bố – là người chú ruột mà nó chưa từng gặp nhiều.

Phúc từng là một phần trong gia đình chồng tôi, nhưng có khoảng thời gian hai anh em mâu thuẫn gay gắt vì tranh chấp đất đai bố mẹ để lại. Mặc dù sau này Nam đã tha thứ và nói chuyện lại với em trai, nhưng giữa tôi và Phúc vẫn có một khoảng cách lạnh lùng.

Tôi nhớ lại đêm tang lễ, Phúc đến muộn, đứng từ xa nhìn quan tài rồi lặng lẽ rời đi. Từ đó, mất hút.

– Tại sao em không về nhà thăm cháu?

– Em không dám. Sau chuyện đó… em sợ chị không muốn nhìn thấy em. Nhưng khi thấy bé An… em thấy như thấy lại anh hai. Giọng nói, ánh mắt, cách cười… em không cưỡng lại được. Chị ơi, cho em xin lỗi.

Tôi im lặng. Phía sau tôi, tiếng chuông tan học vang lên từng hồi. Con gái tôi đang nắm tay cô giáo, chỉ tay về phía chúng tôi với ánh mắt chờ đợi. Trong khoảnh khắc ấy, tôi thấy lòng mình mềm lại.

Tôi bắt đầu chú ý kỹ hơn sau đó vài ngày. Có gì đó không ổn… Không chỉ là chuyện con bé nhận nhầm người. Có lần tôi tình cờ đọc nhật ký của con, thấy dòng chữ nguệch ngoạc:

“Bố bảo con phải ngoan thì bố mới đến chơi tiếp được. Bố có nói hôm đó mẹ mặc áo xanh đẹp lắm.”

Áo xanh? Đúng là hôm đó tôi mặc áo xanh đi họp phụ huynh, không chở con, chỉ đứng từ xa. Tôi chưa từng kể với con.

Một đêm, con bé khóc mơ, miệng lẩm bẩm: “Bố ơi, đừng đi… bố đừng đi nữa mà…”

Tôi bắt đầu hoảng. Liệu đó chỉ là sự trùng hợp? Hay… có điều gì đó vượt khỏi hiểu biết thông thường?

1. Khi con trẻ nhìn thấy điều mà người lớn không thấy

Tối hôm đó, sau khi ru con ngủ, tôi nằm trằn trọc. Những điều nhỏ bé con bé kể — như việc tôi mặc áo xanh, hôm tôi buồn vì bị sếp mắng, hay chuyện bà nội bị ngã nhưng tôi chưa kịp nói ra — đều xuất hiện trong các lời kể “bố nhắn con” của bé An.

Tôi không phải người mê tín. Nhưng sự trùng hợp lặp đi lặp lại ấy khiến tôi không thể không đặt câu hỏi: Liệu có thứ gì đó vẫn đang tồn tại – một sự kết nối vô hình nào đó giữa bố và con gái?

Sáng hôm sau, tôi đến trường và xin gặp riêng cô chủ nhiệm của bé An.

– Chị có thấy gì… lạ không? Về An ấy?

Cô giáo hơi bất ngờ, nhưng rồi gật nhẹ:

– Có vài lần, An ra sân chơi rồi ngồi một mình rất lâu, cứ nhìn lên cây bàng già như thể đang nói chuyện với ai đó. Ban đầu tôi tưởng bé đang tưởng tượng, nhưng chính mấy học sinh khác cũng bảo rằng… có lần thấy một người đàn ông lạ ngồi với bé, rồi biến mất khi các cô bước tới. Tôi nghĩ tụi nhỏ bịa.

Tôi như có ai đó siết lấy lồng ngực. Bàn tay lạnh toát.
Giống như phần linh cảm mơ hồ trong tôi đang được xác nhận bởi những người không liên quan gì.

Tối đó, tôi không bật đèn ngủ như mọi khi. Tôi nằm bên con bé, khẽ hỏi:

– Con nói thật cho mẹ nghe nhé. Con gặp bố khi nào?

Bé An mở to mắt, không chút e dè:

– Chiều nào bố cũng đến. Bố ngồi ở ghế đá. Bố bảo con đừng khóc, đừng bướng, phải ngoan để mẹ vui. Có hôm, bố đứng ở cửa lớp, lúc cô giáo đang kiểm tra bài.

– Con có sợ không?

– Không. Bố không giống trong hình đâu. Bố như… ánh sáng ấy. Ấm lắm. Nhưng bố nói… sắp không được gặp con nữa rồi.

Câu nói ấy như một nhát dao xoáy vào tim tôi. Tôi ôm con vào lòng, nước mắt lặng lẽ trào ra.

Tôi bắt đầu có những giấc mơ lạ. Trong mơ, tôi thấy Nam – chồng tôi – ngồi giữa sân trường, dưới gốc bàng, ánh nắng xuyên qua vai áo anh. Anh không nói gì, chỉ nhìn tôi và bé An rồi mỉm cười. Đôi mắt ấy, cái cách gật đầu như bảo: “Anh vẫn ở đây”.

Tôi kể điều này cho Phúc. Anh nhìn tôi lâu, rồi lặng lẽ rút ra từ túi một chiếc hộp nhỏ.

– Anh hai nhờ em giữ cái này… phòng khi nào chị và bé An cần.

Trong hộp là một USB và một tờ giấy viết tay. Dòng chữ của chồng tôi, quen thuộc đến nỗi khiến tay tôi run lên.

“Nếu em đọc được những dòng này, có lẽ anh đã không còn ở bên. Anh biết em sẽ đau, nhưng xin em đừng cố mạnh mẽ một mình. Hãy để Phúc giúp đỡ. Nó có lỗi, nhưng nó thương gia đình mình nhiều hơn em tưởng. Và nếu có thể, hãy để anh được gặp con – dù chỉ là trong những giấc mơ…”

Tôi cắm USB vào máy tính. Trong đó là đoạn clip chồng tôi ghi lại vào một đêm trước khi mất. Anh nói chuyện trực tiếp với con gái:

“An à, bố biết một ngày con sẽ lớn lên mà không có bố bên cạnh. Nhưng đừng sợ nhé, bố vẫn luôn dõi theo con. Khi con buồn, hãy nhìn lên trời – ngôi sao sáng nhất là bố đấy.”

Tôi ôm lấy máy tính, nghẹn ngào. Những điều bé An kể… có thể không hẳn là tưởng tượng. Có thể, chỉ là tình yêu mạnh mẽ đến mức vượt cả cái chết – của người cha dành cho con – dẫn lối cho sự gắn kết cuối cùng giữa hai thế giới.

Tuần sau đó, bé An không còn kể “gặp bố” nữa. Một lần, tôi hỏi:

– Sao dạo này con không thấy bố ở trường nữa à?

Con bé gật, mắt đỏ hoe:

– Bố bảo không đến nữa. Bố bảo con lớn rồi, phải ngoan, phải nghe lời mẹ. Bố còn nói… bố rất yêu mẹ.

Tôi không kìm được nước mắt.
Ngay hôm đó, tôi đến trường, một mình, đứng thật lâu dưới gốc cây bàng – nơi mọi chuyện bắt đầu.

Tôi đặt một bó hoa nhỏ, thầm thì:
– Em hiểu rồi… Cảm ơn anh vì đã không rời bỏ mẹ con em, dù là bằng cách nào.

Một cơn gió nhẹ thoảng qua, làm đám lá bàng vàng úa rơi lả tả. Tôi ngước lên, ánh nắng chói qua vòm cây. Trong khoảnh khắc ấy, tôi tưởng như thấy anh – không còn đau đớn, không còn dằn vặt – mà là một linh hồn thanh thản, mỉm cười giữa ánh nắng.

Tôi đưa bé An đi thăm mộ bố vào cuối tuần ấy. Lần đầu tiên, con bé không khóc. Nó đặt tay lên bia mộ và thì thầm:

– Bố ơi, con sẽ ngoan, con hứa. Bố không cần lo nữa đâu.

Tôi nắm lấy tay con, cảm nhận một luồng ấm áp lan tỏa. Dẫu anh không còn bên cạnh bằng xương bằng thịt, tôi tin rằng anh chưa bao giờ rời xa hai mẹ con tôi thật sự.

Vì tình yêu, nếu đủ lớn, có thể vượt qua cả ranh giới giữa sự sống và cái chết.
Và tôi biết, dưới tán cây bàng già giữa sân trường kia – tình yêu ấy vẫn còn hiện diện.

Chủ tiệm internet bất ngờ h:ành h:ung 2 th:iếu niên: Kết quả điều tra hé lộ nguồn cơn từ 3 tháng trước

Vụ việc được nhắc tới xảy ra vào khoảng 2h30 ngày 23/3, tại tiệm Internet T.G. trên đường Nguyễn Ảnh Thủ, phường Tân Thới Hiệp (TP.HCM). Người hành hung trong clip được xác định là N.V.H. (SN 1995, chủ quán Internet), 2 nạn nhân là H.T.L. (SN 2011) và V.M.H. (SN 2012).

Công an địa phương đã nhanh chóng vào cuộc xác minh, mời những người liên quan lên làm việc. Tuy nhiên, hiện N.V.H. không có mặt tại địa phương, còn hai cháu L. và H. đi chơi chưa về.

Công an phường mời làm việc, ghi lời khai các nhân viên quán Internet T.G. Theo kết quả điều tra ban đầu, nguyên nhân được xác định xuất phát từ việc 2 thiếu niên nói trên đến quán không đăng nhập bằng tài khoản của mình mà lấy tài khoản của người khác để sử dụng.

Nhân viên quán phát hiện và nhắn tin qua Zalo báo cho chủ là N.V.H. Khi H. về gặp hai cháu L. và H. thì xảy ra sự việc như trong đoạn clip lan truyền trên mạng.

Người đàn ông đánh 2 thiếu niên ở chỗ để xe. (Cắt từ clip)

Thông tin trên Tuổi Trẻ, UBND phường đã chỉ đạo Công an phường Tân Thới Hiệp tiếp tục vận động gia đình đưa cháu L. và H. lên làm việc. Đồng thời truy xét những người liên quan đưa về phường làm rõ và xử lý theo quy định.

Bên cạnh đó, UBND phường đã chỉ đạo công an phường và các đơn vị có liên quan khẩn trương kiểm tra các điều kiện hoạt động theo quy định đối với quán Internet T.G., kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm nếu có. Qua kiểm tra, quán Internet này có giấy phép kinh doanh.

Trước đó vào ngày 4/7, mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại cảnh người đàn ông đánh tới tấp hai thiếu niên. Trong clip, người đàn ông mặc quần cộc, áo đỏ đánh 2 thiếu niên tại khu vực để xe máy. Người này không chỉ đấm đá mà còn dùng mũ bảo hiểm, nắp thùng nhựa, dụng cụ hót rác để hành hung. Thậm chí, khi hai 2 thiếu niên đã nằm xuống sàn, người đàn ông vẫn tiếp tục hành vi bạo lực của mình.

Sự việc lan truyền trên mạng khiến dư luận vô cùng bức xúc.

Cả nước đang hướng về TP.HCM: Trời ơi không biết đã b:á:n bao nhiêu ngao tấn hoa chuối như thế này cho bà con rồi, quá kinhkhung

Cảnh sát phát hiện hàng trăm kg hoa chuối bị 3 cơ sở ngâm vào nước có hàn the, chất tẩy trắng trước khi bán ra thị trường.

Ngày 6/7, Phòng Cảnh sát Kinh tế (PC03) Công an TP HCM lập hồ sơ xử lý 3 cơ sở tại khu dân cư Bến Lức (phường Bình Đông, quận 8 cũ) chế biến hoa chuối ngâm hóa chất độc hại.

Hoa chuối được ngâm trong các thùng hóa chất để tẩy mủ, làm trắng. Ảnh: Công an cung cấp

Hoa chuối được ngâm trong các thùng hóa chất để tẩy mủ, làm trắng. Ảnh: Công an cung cấp

Trước đó, các tổ công tác của PC03 đồng loạt kiểm tra ba cơ sở trên, phát hiện lượng lớn hoa chuối đã cắt thành sợi, ngâm trong các thùng nhựa 200 lít chứa nước pha bột trắng không nhãn mác.

Ngoài ra, tại một công ty có nhiều nhân viên, cảnh sát phát hiện nơi đây cũng đang ngâm 60 kg hoa chuối trong các thùng nước có hóa chất Sodium Metabisulfite (Na2S2O5), phèn chua và hàn the.

Một chủ cơ sở thừa nhận không đăng ký kinh doanh, chưa có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Nơi đây mỗi ngày thu mua gần 500 kg hoa chuối giá 8.000 đồng/kg đem về ngâm nhiều lần trong hóa chất. Sau sơ chế, thành phẩm còn hơn 200 kg được mang bán ra các chợ đầu mối với giá 20.000-30.000/kg đồng. Hóa chất được ông chủ mua ở các cửa hàng tại quận 5 (cũ).

Đoàn kiểm tra đã thu giữ tổng cộng hơn 115 kg hoa chuối thành phẩm cùng hàng chục kg hóa chất dạng bột, hạt… tại 3 cơ sở trên.

Các loại hóa chất cảnh sát thu giữ. Ảnh: Công an cung cấp

Các loại hóa chất bị cảnh sát thu giữ. Ảnh: Công an cung cấp

Hoa chuối bào là nguyên liệu quen thuộc trong nhiều món ăn, được sử dụng như một loại rau ăn kèm, góp phần tăng hương vị và độ ngon miệng cho món ăn. Việc ngâm hóa chất vào nhằm cho nguyên liệu này trở nên trắng, giòn và bảo quản được lâu hơn.

Theo các chuyên gia, hàn the là hóa chất độc hại, ảnh hưởng sức khỏe về lâu dài và có thể làm sa sút trí tuệ. Bởi vậy, Việt Nam đã cấm sử dụng hàn the trong sản xuất, chế biến thực phẩm với bất kỳ hàm lượng hay cách thức nào. Nhưng trên thực tế, nhiều người kinh doanh vẫn bỏ hàn the như một chất phụ gia vào thực phẩm để món ăn dai ngon hơn.

Ngoài ra, nếu rau chuối ngâm có chứa Na2S2O5 vượt quá ngưỡng cho phép, người dùng có thể gặp các triệu chứng từ nhẹ (đau bụng, tiêu chảy, dị ứng) đến nghiêm trọng (khó thở, co thắt phế quản, tổn thương gan – thận, thậm chí tử vong).

Kể từ bây giờ: Chủ tịch xã không chỉ được cấp sổ đỏ mà còn có quyền tuyển dụng, bãi nhiệm và cách chức cán bộ

Những nhiệm vụ, quyền hạn được bổ sung theo hướng phân quyền nhiều hơn cho chủ tịch UBND xã phù hợp với mô hình chính quyền địa phương hai cấp.

Từ hôm nay, ngày 1/7, Luật số 72/2025/QH15 về việc sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức chính quyền địa phương (gọi tắt là Luật TCCQĐP sửa đổi) sẽ chính thức có hiệu lực trên toàn quốc.

Một trong những điểm mới đáng chú ý của văn bản pháp luật này nằm tại Điều 23, quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch UBND cấp xã. So với các quy định hiện hành, Luật TCCQĐP sửa đổi đã bổ sung và mở rộng đáng kể phạm vi trách nhiệm, nâng tổng số nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND xã lên 17 mục.

Theo đó, Chủ tịch UBND xã thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

(1) Lãnh đạo và điều hành công việc của UBND; triệu tập và chủ tọa các phiên họp của UBND.

(2) Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và của HĐND, UBND cấp mình; kiểm tra và xử lý các vi phạm trong quá trình triển khai thực hiện Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn.

(3) Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính; về thực hiện cải cách hành chính, cải cách công vụ, công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn; thực hiện hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động của chính quyền địa phương cấp mình, trong giải quyết thủ tục hành chính và cung ứng dịch vụ công trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

(4) Lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra công tác của các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND cấp mình.

(5) Chỉ đạo và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện dự toán ngân sách của địa phương; quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư, tài chính, nguồn ngân sách, tài sản công, cơ sở hạ tầng được giao trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND cấp tỉnh.

Chủ tịch xã, quyền hạn của Chủ tịch xã

Ảnh minh họa

(6) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, phát triển các ngành, lĩnh vực, phát triển kinh tế tư nhân, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trên địa bàn; tổ chức thực hiện quản lý nhà nước tại địa phương trong các lĩnh vực kinh tế, đất đai, nông nghiệp, nông thôn, tài nguyên, môi trường, thương mại, dịch vụ, công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, giáo dục, y tế, xây dựng pháp luật, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, nội vụ, lao động, thông tin, văn hóa, xã hội, du lịch, thể dục, thể thao trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

(7) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ về đối ngoại, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn theo quy định của pháp luật; bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân, bảo đảm quyền con người; phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác tại địa phương theo quy định của pháp luật.

(8) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chính sách về dân tộc, tôn giáo; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số, tín đồ tôn giáo trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

(9) Chỉ đạo và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các loại quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trên địa bàn; quản lý các chợ, trung tâm thương mại, điểm du lịch, cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục tiểu học, cơ sở giáo dục trung học cơ sở, cơ sở y tế, cơ sở phúc lợi xã hội thuộc thẩm quyền; duy trì truyền thống văn hóa ở địa phương, quản lý các cơ sở văn hóa, thể thao và giải trí trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

(10) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức, viên chức trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân cấp của cơ quan nhà nước cấp trên; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND cấp mình; quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Phó Chủ tịch UBND cấp mình, người đứng đầu cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND cấp mình.

(11) Chỉ đạo, xử lý kịp thời các tình huống khẩn cấp liên quan đến thiên tai, dịch bệnh, thảm họa trên địa bàn.

(12) Chịu trách nhiệm cung ứng các dịch vụ công thiết yếu trên địa bàn về điện chiếu sáng, cấp nước, xử lý nước thải, rác thải, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ theo quy định của pháp luật.

(13) Tổ chức thực hiện công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong hoạt động của chính quyền địa phương cấp mình và trong các hoạt động kinh tế – xã hội trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

(14) Hướng dẫn và kiểm tra hoạt động tự quản của thôn trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

(15) Ban hành quyết định và các văn bản hành chính khác về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình; bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung, thay thế văn bản do mình ban hành khi xét thấy không còn phù hợp hoặc trái pháp luật.

(16) Được thay mặt UBND cấp mình quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền của UBND và báo cáo UBND tại phiên họp gần nhất, trừ những nội dung UBND thảo luận tập thể và quyết định theo quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025.

(17) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp, ủy quyền và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.