Home Blog Page 70

Hỏa tốc tạm dừng hệ thống thuế điện tử

Cục Thuế vừa thông báo hỏa tốc về việc tạm dừng các hệ thống thuế điện tử, thời gian từ 18h ngày 27/6 đến 8h ngày 1/7.

Theo báo Tiền phong ngày 27/6 có bài Hỏa tốc tạm dừng hệ thống thuế điện tử. Nội dung như sau:

Theo đó, Cục Thuế triển khai nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu sắp xếp cơ quan thuế theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp và một số quy định về thuế có hiệu lực từ ngày 1/7.

Các hệ thống tạm dừng 18h ngày 27/6 đến 8h ngày 1/7, gồm: Hệ thống trang thông tin điện tử của Cục Thuế (website); Hệ thống Quản lý hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế (THI); Cổng Thông tin thương mại điện tử; Cổng Thông tin điện tử dành cho hộ, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử và kinh doanh trên nền tảng số;

Ứng dụng Thuế điện tử (eTax); Ứng dụng Thuế điện tử dành cho cá nhân (iCanhan); Ứng dụng Thuế điện tử dành cho thiết bị di động ( eTax Mobile ); Hệ thống cổng thông tin phục vụ trao đổi thông tin với các đơn vị và tổ chức bên ngoài (DataHub/GIP/T2B).

eTax Mobile tạm dừng hoạt động từ 18h ngày 27/6 đến 8h ngày 1/7.

Ứng dụng hóa đơn điện tử dành cho người nộp thuế tạm dừng hoạt động từ 0h đến 3h ngày 1/7.

Hệ thống quản lý nội bộ ngành thuế (bao gồm cả phân hệ hóa đơn điện tử dành cho cán bộ thuế) chỉ cho phép sử dụng các chức năng tra cứu phục vụ bàn giao dữ liệu

Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài hoạt động bình thường.

Cơ quan thuế vẫn tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính thuế trực tiếp tại bộ phận một cửa và qua đường bưu chính trong suốt quá trình nâng cấp và chuyển đổi các ứng dụng. Trong thời gian tạm dừng, hệ thống có thể bị gián đoạn dịch vụ, ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết, trả kết quả.

Cục Thuế khuyến nghị người nộp thuế chủ động thực hiện thủ tục sớm và sẽ tiếp tục hỗ trợ qua kênh trực tuyến, điện thoại và tại bộ phận một cửa. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc người nộp thuế liên hệ qua kênh hỗ trợ của Cục Thuế.

Ngày  25/6/2025, Zing đưa tin “Dòng tiền nào vào tài khoản cá nhân sẽ bị tính thuế?”. Nội dung chính như sau: 

Chị Phạm Thu Hương (35 tuổi, nhân viên văn phòng) cho biết một năm qua có cho người thân, đồng nghiệp vay tiền, lãi được trả hàng tháng thông qua hình thức chuyển khoản vào tài khoản cá nhân của chị.

Tuy nhiên, khi xuất hiện nhiều thông tin cơ quan thuế sẽ kiểm tra tất cả giao dịch qua tài khoản cá nhân, chị Linh lo lắng: “Tiền lãi không nhiều, mỗi tháng họ vẫn chuyển cho tôi nhưng cũng có lúc họ xin khất sang tháng sau. Tôi không rõ khoản tiền ấy có bị cơ quan thuế truy thu không?”.

Không phải mọi dòng tiền vào tài khoản cá nhân đều bị tính thuế thu nhập cá nhân

Trong khi đó, bà Đoan Trang (60 tuổi, ngụ quận Tân Bình) cho hay hàng tháng đều nhận tiền từ chị gái ở Mỹ gửi về. Trước đây, bà chỉ nhận tiền mặt nhưng gần nửa năm nay đã nhận qua tài khoản cá nhân để thuận tiện hơn.

“Khoản tiền này tôi nhận hàng tháng, không biết có bị xem là thu nhập và phải chịu thuế khi cơ quan thuế kiểm tra hay không. Nếu có, chắc tôi lại chuyển qua nhận tiền mặt như trước đây”, bà Trang thắc mắc.

Gần đây, không ít người dân, đặc biệt là các tiểu thương, hộ kinh doanh lo lắng trước thông tin cho rằng mọi dòng tiền được chuyển vào tài khoản cá nhân đều có thể bị ngành thuế rà soát và tính thuế thu nhập cá nhân. Thậm chí, trên mạng xã hội còn lan truyền quan điểm “cứ có tiền vào tài khoản sẽ bị truy thu thuế”.

Tuy nhiên, theo đại diện Cục Thuế, đây là cách hiểu chưa đúng với quy định pháp luật hiện hành.

Cụ thể, lãnh đạo Cục Thuế khẳng định chỉ những khoản tiền có bản chất là thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, cung cấp dịch vụ mới phát sinh nghĩa vụ thuế.

Những khoản tiền chuyển nhận giữa các cá nhân như cho – tặng, hỗ trợ người thân, vay mượn dân sự hay các giao dịch không liên quan đến hoạt động thương mại, không được tính vào doanh thu để xác định thuế.

Thực tế, ngành thuế chỉ áp dụng biện pháp kiểm tra, xác minh khi có dấu hiệu trốn thuế từ hoạt động kinh doanh. Như vụ việc của TikToker Cún Bông (tên thật là Vũ Nam Phương) mới đây.

Đối với trường hợp này, cơ quan chức năng đã khởi tố Vũ Nam Phương cùng chồng là Nguyễn Nam Thắng và kế toán Chu Thị Mỹ Nhung để điều tra về hành vi “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.

Theo điều tra ban đầu, từ năm 2023, các cá nhân này đã gian lận trong kê khai doanh thu, số thu từ hoạt động kinh doanh thực tế lên tới 120 tỷ đồng nhưng chỉ kê khai 5 tỷ đồng, gây thiệt hại cho ngân sách hơn 10 tỷ đồng tiền thuế.

9 trường hợp không bị tính thuế thu nhập

Theo quy định hiện hành, có ít nhất 9 trường hợp phổ biến mà người dân được miễn thuế hoàn toàn khi nhận tiền chuyển khoản vào tài khoản cá nhân.

Đó là, tiền vay mượn giữa người thân, bạn bè với mục đích hỗ trợ, giúp đỡ; nhận tiền để đáo hạn khoản vay ngân hàng; tiền nhân thân gửi từ nước ngoài, các hoạt động thu hộ, chi hộ; nhận – chuyển tiền hộ mà không thu phí; nhận tiền bán nhà, đất sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế; tiền lương đã khấu trừ thuế; lương từ nước ngoài và người nhận đã đóng thuế tại quốc gia sở tại; lãi cho vay cá nhân nhỏ lẻ, không thường xuyên.

Theo Phó cục trưởng Cục Thuế Mai Sơn, quy định hiện hành chỉ yêu cầu các hộ kinh doanh thuộc diện sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng thì phải lập hóa đơn, kể cả khi người mua không lấy hóa đơn.

Trường hợp không lập hóa đơn, các hộ kinh doanh sẽ bị xử lý truy thu, xử phạt và có thể bị xác định là trốn thuế. Tuy nhiên, điều này không áp dụng với các cá nhân không kinh doanh hoặc những giao dịch dân sự thông thường giữa người dân với nhau.

Việc quản lý thuế hiện nay áp dụng phương pháp phân tích dữ liệu kết hợp quản lý theo dòng tiền để phát hiện hành vi cố tình che giấu doanh thu, đặc biệt trong các trường hợp cơ sở kinh doanh yêu cầu khách chuyển khoản nhưng ghi sai nội dung giao dịch hoặc chỉ nhận tiền mặt.

Người nộp thuế nên tìm hiểu kỹ, nắm rõ quy định để không hiểu sai và tránh lan truyền các thông tin không chính xác gây hoang mang dư luận. Trong mọi trường hợp, việc lưu giữ chứng từ, giấy tờ liên quan đến dòng tiền cá nhân là cần thiết để bảo vệ quyền lợi chính đáng khi có yêu cầu giải trình từ cơ quan quản lý thuế.

Hải Sapa làm gì để có tiền xây nhà hàng 100 tỷ, góp vốn lập công ty 50 tỷ? Hóa ra là liên quan đến toàn những nhân vật cộ-m cá;/n…

Hải Sapa có một lượng lớn người theo dõi trên mạng xã hội, giúp anh bán hàng và quảng bá sản phẩm hiệu quả.

Ngày 26/06/2025 Tri thức cuộc sống đưa tin “Hải Sapa làm gì để có tiền xây nhà hàng 100 tỷ, góp vốn lập công ty 50 tỷ?”. Nội dung chính như sau: 

Hải Sapa (tên thật là Vũ Hoàng Hải) một YouTuber và TikToker chuyên về nội dung ẩm thực và đặc sản Tây Bắc. Trên các nền tảng mạng xã hội, Hải Sapa không ít lần “flex” cuộc sống giàu sang.

Youtuber, TikToker Hải Sapa TV.

Tháng 11/2022, Hải Sapa khai trương nhà hàng ở trung tâm thành phố Lào Cai. Khi được Lộc “Fuho” hỏi về giá trị nhà hàng, Hải Sapa liền trả lời “Cả mua đất lẫn xây nhà hàng hết hơn 100 tỷ”.

Nhà hàng của Hải Sapa TV tại Lào Cai.

Tháng 10/2023, Hải Sapa tổ chức tân gia căn biệt thự cũng tại thành phố Lào Cai. Căn biệt thự có 5 tầng với tổng diện tích hơn 1000m2 (mỗi sàn rộng 250m2).

Trong một video hồi tháng 4/2024, Hải Sapa chia sẻ hình ảnh chiếc xe Porsche biển đẹp. Trước đó, anh và vợ mua chiếc Porsche để “đi ship chẩm chéo, thịt trâu gác bếp”.

Thời gian gần đây, Hải Sapa thường xuyên đăng tải loạt video có sự góp mặt của các tikoker khác như Huấn Hoa Hồng, Phú Lê, Hiệp Đen…

Hải Sapa gây choáng ngợp khi liên tục tham gia các bữa tiệc quy tụ nhiều doanh nhân giàu có, nghệ sĩ nổi tiếng. Dàn siêu xe của các nhân vật xuất hiện trong buổi tiệc xếp đỗ chật kín đường đi. Để có thể giao lưu với những người giàu có thì chắc hẳn tài sản của Hải Sapa cũng không hề kém cạnh.

Được biết Hải Sapa đang là Giám đốc, người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần tập đoàn SAPA TV, thành lập tháng 1/2025, địa chỉ tại thành phố Lào Cai (tỉnh Lào Cai).

Công ty đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh: dịch vụ lưu trú ngắn ngày, nhà hàng và các dịch vụ ăn uống, đại lý du lịch, kinh doanh bất động sản… Doanh nghiệp có vốn điều lệ 50 tỷ đồng, trong đó Hải Sapa góp 30 tỷ đồng (tỷ lệ 60%).

Hải Sapa kiếm tiền từ đâu?

Hải Sapa là người điều hành kênh YouTube SAPA TV với 1,84 triệu người đăng ký. Theo ước tính từ SocialBlade, doanh thu kênh Youtube này trong 1 năm gần nhất đạt 41.000 – 675.000 USD (1 – 17,6 tỷ đồng). Số liệu này là ước tính và còn phụ thuộc vào khu vực khán giả.

Theo giới thiệu, trước khi là YouTuber và TikToker nổi tiếng, Hải Sapa từng làm nghề lái xe phục vụ du khách ở Lào Cai, Yên Bái, Sơn La. Trong các chuyến đi, anh quay video ngắn về cuộc sống bản làng và đăng lên mạng.

Từ năm 2011, kênh YouTube SAPA TV của anh chia sẻ những câu chuyện mộc mạc về văn hóa, ẩm thực và con người Lào Cai. Phong cách tự nhiên, không dàn dựng giúp anh thu hút khán giả trong nước và quốc tế.

Gây tiếng vang tại nền tảng YouTube, Hải Sapa lấn sân sang TikTok. Đến nay kênh TikTok của anh có 5,1 triệu người theo dõi.

Bên cạnh công việc sáng tạo nội dung, Hải Sapa kết hợp kinh doanh các sản phẩm đặc trưng của vùng với việc quảng bá du lịch và văn hóa địa phương,tổ chức tour tham quan làng bản chợ phiên tại Sapa.

Hộ kinh doanh HKD Sapa TV do vợ Hải Sapa làm người đại diện kinh doanh đặc sản Tây Bắc, nhà hàng và khách sạn.

Thông qua các nền tảng trực tuyến, Hải Sapa và vợ bán các sản phẩm như thịt trâu gác bếp, các loại gia vị chấm chẩm chéo, mật ong và nhiều món ăn đặc trưng khác.

Thịt trâu gác bếp là sản phẩm nổi bật được Hải Sapa TV quảng cáo.

Anh thường xuyên tổ chức các phiên livestream bán hàng trên nền tảng mạng xã hội TikTok. Trong đó món ăn làm nên tên tuổi Sapa là thịt trâu gác bếp.

Theo quảng cáo, món này được làm từ thịt trâu tươi, tẩm ướp với các loại gia vị đặc trưng như tỏi, gừng, hạt mắc khén, ớt và sau đó được sấy khô bằng hơi nóng của khói bếp củi. Thịt trâu gác bếp Hải Sapa bán có giá 600.000 đồng/500gr, giảm giá còn 500.000 đồng.

Tuy nhiên vài ngày gần đây, thịt trâu gác bếp bất ngờ biến mất khỏi giỏ hàng của nam TikToker trong bối cảnh cao điểm kiểm tra hàng hóa trên cả nước. Tại website SAPA TV, mặt hàng này vẫn còn.

Hải Sapa cho biết anh dừng bán sản phẩm thịt trâu gác bếp do sức mua kém trong mùa hè, trong khi chi phí bảo quản cao, kinh doanh không hiệu quả.

Anh khẳng định làm ăn tử tế, trâu không rõ nguồn gốc sẽ không nhập. Thịt trâu gác bếp dự kiến sẽ bán trở lại vào dịp Tết, thời điểm nhu cầu tiêu thụ tăng cao do thời tiết lạnh.

Giỏ hàng trên kênh TikTok của anh cũng được tinh gọn đáng kể, tập trung vào 2 sản phẩm là gia vị chấm chẩm chéo và mật ong.

Không chỉ thay đổi về sản phẩm, Hải Sapa cũng vắng bóng trong các phiên livestream bán hàng. Theo anh đây là một quyết định chiến lược nhằm tạm ngừng livestream để dành thời gian rà soát toàn bộ nội dung và định hướng phát triển kênh.

Ngoài ra, Hải Sapa còn phân phối các sản phẩm của một công ty chuyên sản xuất bia có nhà máy tại tỉnh Quảng Trị.

Ngày 09-05-2025 Phụ nữ  thủ đô đưa tin “Hải Sapa đã âm thầm làm 1 việc sau khi ăn món lòng se điếu của Ngô Quyền Thế?”. nội dung chính như sau: 

Drama xoay quanh nguồn gốc, chất lượng lòng se điếu đang trở thành tâm điểm bàn tán trên khắp các nền tảng mạng xã hội. Lúc này, không chỉ quán bán mà những người từng quảng cáo, ăn loại thực phẩm này cũng được quan tâm, hỏi han về cảm nhận hoặc tình hình sức khỏe hiện tại.

Trong đó có Hải Sapa – nhân vật này từng xuất hiện trong clip ăn lòng se điếu tại quán của Ngô Quyền Thế (Thế Lòng Se Điếu) chiêu đãi vào giữa năm 2024.

Hải Sapa từng nhiều lần lên clip ăn lòng se điếu, khen ngợi món ăn này. Nguồn: longchatquan.

Chưa dừng lại ở đó, nam YouTube này còn lên hẳn video review kéo dài hơn 15 phút chia sẻ về trải nghiệm ăn loại thực phẩm này, với tiêu đề “Lòng se điếu 3 triệu 1kg ‘ngon nhức nách’” vào năm 2023 hút hơn 3 triệu view.

Từ khóa “Hải Sapa ăn lòng se điếu”, “Hải Sapa lòng se điếu”, “Hải Sapa hiện tại” đang leo lên top tìm kiếm trên TikTok. Các clip ghi lại cảnh Hải Sapa ăn lòng se điếu từ năm 2023, 2024 được netizen “đào lại”, gửi bình luận hỏi han về tình hình sức khỏe hiện tại, cảm nhận ra sao về drama món lòng này nhiều ngày vừa qua.

Rất nhiều lượt tìm kiếm Hải Sapa ăn lòng se điếu.

“Hồi đó anh này ăn khen nức nở luôn đó, còn quảng cáo”, “Không biết giờ anh này sao ha, mấy nay thấy im hẳn luôn”, “Anh này cũng ăn nhiều đó, thấy lên nhiều clip quảng cáo lắm”, “Hải Sapa đầy clip review lòng se điếu, ăn khen giòn, ngon”,…. là những bình luận của netizen. Thậm chí, nhiều người còn tràn vào các tài khoản mạng xã hội của Hải Sapa mong anh lên tiếng hoặc chia sẻ về tình hình hiện tại.

Song, Hải Sapa giữ im lặng, không phản hồi bất kỳ bình luận nào hỏi/nhắc đến lòng se điếu. Trên trang TikTok cá nhân với hơn 5,1 triệu follower, clip gần đây nhất được Hải Sapa đăng tải là vào ngày 27/4, quay cùng vợ. Trên trang Facebook có 320 nghìn người theo dõi và fanpage Facebook với 1,1 triệu follower, Hải Sapa vẫn đăng tải story, bài viết bình thường, liên tục về các loại sản phẩm mà anh đang kinh doanh, quảng bá, song không hề có bất kỳ chia sẻ nào hay nhắc tới lòng se điếu.

Video “Lòng se điếu 3 triệu 1kg ‘ngon nhức nách’” của Hải Sapa từ năm 2023, song đã bị gỡ hoặc xóa.

Tuy nhiên, ngay lúc này, nhiều người cũng nhận ra nhiều clip review lòng se điếu trên các nền tảng mạng xã hội của Hải Sapa không còn tồn tại. Vào năm 2023, Hải Sapa từng đăng tải một video review món lòng se điếu trên trang YouTube cá nhân kéo dài hơn 15 phút, thu hút hơn 3 triệu lượt xem. Video này ghi lại trải nghiệm đi ăn lòng, khen chất lượng, hương vị với tiêu đề: “Lòng se điếu 3 triệu 1kg ‘ngon nhức nách’”. Song, clip này đã bị “ẩn” hoặc “xóa” nhưng không rõ vào thời điểm nào, lý do ra sao.

Trước đó, nam YouTuber từng nhiều lần đăng tải các clip review loại thực phẩm này và khen ngon. “Ngon quá, nó giòn. Các bạn ạ, quan điểm của mình là cái món lòng se điếu này 2 hay 3 triệu mình không quan tâm lắm. Cái quan trọng là khi mình đến đây, mình phải ăn được miếng ngon, chất lượng đúng như quảng cáo”, Hải Sapa nói trong clip trên kênh của quán L.C của Ngô Quyền Thế. Anh còn liên tục khoe miếng lòng và khen ngợi về hình thức, chất lượng, mời mọi người ghé quán thưởng thức.

Chưa dừng lại ở đó, anh cũng nhiều lần đăng tải các clip review về lòng se điếu trên TikTok.

Hải Sapa. Ảnh: TikTok haisapatv_official.

Hải Sapa (tên thật là Vũ hoàng Hải) – một YouTuber, TikToker nổi tiếng chuyên làm các nội dung về văn hóa, ẩm thực vùng Tây Bắc. Ngoài hoạt động trên mạng xã hội, Hải Spa còn phát triển một hệ sinh thái kinh doanh ngoài đời, bao gồm: nhà hàng, khách sạn, cửa hàng chuyên bán đặc sản.

Hiện tại, anh sở hữu kênh YouTube (mở từ năm 2011) với 1,83 triệu người đăng ký – nổi tiếng với các video về ẩm thực, kênh TikTok cùng tên có 1,5 triệu follower. Riêng kênh TikTok cá nhân lấy tên Hải Sapa đang có 5,1 triệu follower, hơn 40 triệu lượt yêu thích, với lượng tương khác “khủng”.

3 học sinh bị đu:ối n:ước t:ử v:ong ở Bình Định: Do rơi vào vòng xoáy, không thể thoát ra?

Chủ tịch xã Phước Thắng cho biết, thời điểm xảy ra tai nạn thủy triều đang rút nên cống Đồng Cói mở nước chảy mạnh, 3 cháu học sinh đã rơi vào vòng xoáy, không thể thoát ra nên dẫn đến đuối nước.

Ngày 26 tháng 6 năm 2025, báo Đời sống Pháp luật đăng tải thông tin với tiêu đề “3 học sinh bị đuối nước tử vong ở Bình Định: Do rơi vào vòng xoáy, không thể thoát ra?”. Nội dung như sau:

Tối 26/6, theo báo Thanh Niên, ông Nguyễn Văn Công, Chủ tịch UBND xã Phước Thắng (huyện Tuy Phước, Bình Định) cho biết, trên địa bàn xã vừa xảy ra vụ đuối nước khiến 3 em học sinh tử vong.

Vụ đuối nước xảy ra vào khoảng 14hh30 ngày 26/6, khi 5 học sinh đến cống Đồng Cói, thôn Lạc Điền, xã Phước Thắng (huyện Tuy Phước, Bình Định) để tắm sông thì không may xảy ra tai nạn thương tâm, 3 trong số 5 em đã bị đuối nước tử vong.

Hiện trường vụ đuối nước khiến 3 em học sinh tử vong ở Bình Định. Ảnh: Lao động

Hiện trường vụ đuối nước khiến 3 em học sinh tử vong ở Bình Định. Ảnh: Lao động

Theo ông Công, thời điểm xảy ra tai nạn thủy triều đang rút nên cống Đồng Cói mở nước chảy mạnh ra đầm Thị Nại, 3 cháu học sinh đã rơi vào vòng xoáy không thể thoát ra nên dẫn đến đuối nước mặc dù các cháu đều biết bơi. 2 cháu còn lại thấy vậy lập tức chạy vào xóm gần đó kêu cứu.

Do xóm cách xa nên khi người dân chạy ra thì đã muộn. Sau đó người dân đã vớt được thi thể 2 cháu: Trần Công S. (14 tuổi, học lớp 8), Trần Nguyễn Thế V. (15 tuổi, học lớp 9, cùng thuộc Trường THCS Phước Thắng).

“Còn cháu Nguyễn Đào Thanh H. (16 tuổi, học sinh lớp 10) thì đến 18h30 cùng ngày mới tìm thấy thi thể. Cả 3 cháu đều ở thôn An Lợi, xã Phước Thắng”, ông Công cho biết thêm.

“Hiện nay, thi thể các nạn nhân đã được bàn giao cho gia đình. Trong sáng mai, địa phương sẽ cử các ngành chức năng để thăm hỏi, động viên các gia đình”, lãnh đạo huyện Tuy Phước cho biết thêm, thông tin trên tờ Tiền Phong.

Cùng ngày, báo Dân trí cũng đăng tải thông tin về vụ việc trên với tiêu đề “Ba học sinh đuối nước tử vong khi tắm sông”. Nội dung như sau:

Tối 26/6, ông Nguyễn Văn Công, Chủ tịch UBND xã Phước Thắng (huyện Tuy Phước, Bình Định) xác nhận trên địa bàn xảy ra vụ đuối nước thương tâm khiến 3 học sinh tử vong.

Theo Chủ tịch xã Phước Thắng, khoảng 14h30 cùng ngày, một nhóm 5 học sinh rủ nhau ra khu vực cống Đồng Cói thuộc thôn Lạc Điền, xã Phước Thắng để tắm sông.

Rất đông người theo dõi lực lượng chức năng và người dân tìm kiếm các học sinh bị đuối nước (Ảnh: Xuân Thức).

Thời điểm này, thủy triều đang rút, kết hợp với việc cống xả nước mạnh ra đầm Thị Nại đã tạo thành dòng xoáy .

Dù cả 3 em đều biết bơi, nhưng đã bị dòng nước cuốn trôi. Hai học sinh còn lại may mắn bơi được vào bờ và kịp thời kêu cứu người dân. Tuy nhiên, do khoảng cách xa, khi người dân tiếp cận, sự việc đau lòng đã xảy ra.

Ngay sau khi nhận được tin báo, lực lượng chức năng cùng đông đảo người dân đã khẩn trương tổ chức tìm kiếm. Thi thể em T.C.S. (14 tuổi, học lớp 8) và T.N.T.V. (15 tuổi, học lớp 9), cùng Trường THCS Phước Thắng đã được tìm thấy.

Đến 18h30 cùng ngày, thi thể em N.Đ.T.H. (16 tuổi, học lớp 10) cũng được tìm thấy. Cả 3 nạn nhân đều trú tại thôn An Lợi, xã Phước Thắng.

Lực lượng chức năng và người dân tìm kiếm được nạn nhân cuối cùng trong vụ đuối nước làm 3 học sinh tử vong (Ảnh: Xuân Thức).

 

Theo người dân địa phương, cả 3 học sinh gặp nạn đều biết bơi và thường xuyên ra khu vực này tắm vào mỗi buổi chiều. Tuy nhiên, có thể do thời điểm các em bơi về bờ trùng với lúc thủy triều xuống nhanh, tạo dòng nước xiết bất ngờ đã cuốn trôi các em.

Sau vụ việc, chính quyền địa phương đã có mặt tại hiện trường, phối hợp hỗ trợ các gia đình nạn nhân lo hậu sự.

Qua sự việc đau lòng này, ngành chức năng địa phương cũng đưa ra khuyến cáo phụ huynh cần tăng cường quản lý, giám sát con em trong dịp nghỉ hè, đặc biệt không để các em tự ý tắm sông, suối khi không có người lớn đi kèm để tránh những tai nạn đáng tiếc.

Lên nhà con trai mượn tiền,thấy con dâu về, tôi tr;ốn vào tủ quần áo,chứng kiến cảnh tượng kinhhoàng

Tôi chưa bao giờ nghĩ có ngày mình phải lén lút vào nhà con trai ruột như một kẻ trộm. Càng không thể tưởng tượng rằng chính giây phút trốn vào chiếc tủ quần áo cũ kỹ hôm ấy, tôi lại chứng kiến một cảnh tượng khiến tim tôi thắt lại, cả cuộc đời đảo lộn theo cách không ai có thể ngờ.

Tôi tên là Lý, 62 tuổi, góa chồng đã gần chục năm nay, sống một mình ở quê. Sức khỏe đã yếu, việc đồng áng cũng chẳng còn làm nổi, chỉ dựa vào mấy đồng trợ cấp và tiền con cái gửi về. Nhà chỉ có một đứa con trai là Thành, hiện sống và làm việc ở thành phố với vợ – con dâu tôi tên là Hương – và đứa cháu trai 6 tuổi.

Lâu nay, Thành ít gọi điện hỏi thăm. Mỗi lần tôi gọi lên thì đều nghe tiếng vội vàng: “Con bận quá mẹ ơi, có gì nhắn tin nhé.” Vài tháng rồi không thấy gửi tiền về, tôi đành khăn gói bắt xe lên thành phố, vừa thăm cháu, vừa có ý định… mượn tạm vài triệu cho cái chân đau cần mổ.

Lên đến nơi, tôi đứng trước căn hộ của con mà lòng rối bời. Tôi không báo trước, sợ con dâu phiền. Nhấn chuông ba lần không thấy ai ra mở, tôi toan quay đi thì phát hiện cửa không khóa. Tôi đẩy nhẹ – cửa mở ra.

Trong nhà vắng tanh. Tôi đoán chắc cả nhà đang đi làm, chỉ tính ở lại một chút rồi sẽ gọi điện cho Thành sau. Nhưng vừa bước vào, tôi nghe tiếng mở khóa ngoài cửa. Bối rối không biết làm sao, tôi vội chạy vào phòng ngủ, chui tạm vào tủ quần áo để tránh bị hiểu lầm là… đột nhập.

Tôi nghĩ, chắc vợ chồng nó về nhà lấy đồ gì đó rồi sẽ đi ngay. Ai ngờ, người bước vào lại là Hương – con dâu tôi – cùng một người đàn ông lạ. Gã đó cao lớn, tóc húi cua, ăn mặc bảnh bao. Tôi nín thở, tay siết chặt mép áo trong tủ. Điều khiến tôi sốc không phải là sự có mặt của gã, mà là cảnh tượng ngay sau đó.

“Anh qua giờ này có sao không?” – Hương hỏi, giọng nhẹ hẫng như gió thoảng, khác hẳn sự lễ phép khi nói chuyện với tôi ngày trước.

“Yên tâm. Thằng Thành đang đi công tác, tối mai mới về. Còn thằng bé đang học thêm.”

Họ trao nhau ánh mắt thắm thiết, rồi bất ngờ ôm lấy nhau. Tôi sốc đến mức không thể nhắm mắt lại. Đầu óc tôi quay cuồng. Đó… là con dâu tôi – người mà tôi từng tin tưởng, từng bênh vực mỗi khi Thành than vợ lười biếng, vô tâm.

Cảnh tượng tiếp theo quá kinh hoàng. Ngay trước mắt tôi, họ hôn nhau, âu yếm như vợ chồng thật sự. Tôi run lên, phải đưa tay bịt miệng để không phát ra tiếng nấc. Lúc ấy, tôi chỉ muốn xô cửa tủ bước ra, hét lên cho cả hai biết họ vừa phá nát một gia đình.

Nhưng tôi không làm được. Tôi nghĩ tới đứa cháu nhỏ – nó xứng đáng có một mái ấm, dù chỉ là lớp vỏ giả tạo.

Gần 30 phút sau, cả hai rời khỏi nhà. Tôi mới bước ra khỏi tủ. Mồ hôi ướt đẫm lưng áo. Tôi không còn cảm giác đói hay khát nữa, chỉ thấy một nỗi đau đang gặm nhấm từng thớ thịt.

Tôi ngồi sụp xuống ghế. Đầu óc trống rỗng. Giờ đây, tôi không còn tâm trí nào để nghĩ tới chuyện mượn tiền hay chữa chân. Một câu hỏi vang lên mãi trong đầu tôi:

“Mình nên làm gì đây?”

Tôi ở lại căn hộ thêm một giờ, cố lấy lại bình tĩnh. Khi Thành gọi điện hỏi vì sao tôi chưa về, tôi lấy cớ xe trễ. Nó không nghi ngờ gì, vẫn vui vẻ bảo: “Mai con về, mẹ ở chơi với cháu vài hôm nhé.”

Tối đó, tôi ngủ lại trên chiếc ghế sofa ngoài phòng khách. Trong đầu tôi vẫn hiện lên hình ảnh của buổi chiều. Con dâu tôi – Hương – vẫn tỏ ra bình thường. Nó về, chăm sóc cháu, dọn cơm nước, chẳng có chút gì giống một người phụ nữ vừa phản bội chồng cách đây vài tiếng.

Tôi thấy ghê tởm. Nhưng cũng thấy thương – thương cho đứa cháu. Thằng bé ngoan ngoãn, lễ phép. Nó ôm tôi ngủ, thủ thỉ:
“Bà ơi, lâu rồi bà mới lên. Bà đừng đi nữa được không?”

Tôi khóc. Lặng lẽ.

Hôm sau, Thành về. Vẫn là thằng con trai gầy gò, tóc điểm bạc vì công việc. Nó ôm vai tôi, bảo:
“Mẹ mổ chân xong thì lên ở với con, mẹ nhé. Con lo cho mẹ được mà.”

Tôi im lặng. Tôi muốn hỏi nó một điều:
“Con có biết vợ con ngoại tình không?”

Nhưng rồi tôi lại nuốt xuống. Tôi sợ nếu nói ra, Thành sẽ sụp đổ. Nó là đứa sống nặng tình, dễ tổn thương. Tôi từng mất chồng vì tai nạn, tôi biết sự mất mát lớn cỡ nào. Tôi không muốn con tôi chịu cảm giác ấy.

Vài ngày sau, tôi lặng lẽ rời đi. Trước khi về, tôi để lại trong ngăn kéo của Hương một mảnh giấy nhỏ:

“Mẹ đã thấy. Mẹ thất vọng. Nhưng vì cháu, mẹ sẽ im lặng. Làm ơn, nếu không còn yêu, hãy dừng lại. Đừng phá nát cuộc đời thằng bé.”

Tôi không ký tên, nhưng chắc chắn Hương biết là ai viết. Sau hôm đó, tôi không nhận được lời giải thích nào từ nó. Nhưng tôi thấy Thành gọi điện cho tôi thường xuyên hơn. Giọng nó vẫn vui, vẫn khỏe. Tôi đoán, Hương chưa nói gì. Có thể, nó đã chấm dứt với gã đàn ông kia. Hoặc… nó giấu khéo hơn.

Tôi không biết tương lai sẽ ra sao. Tôi chỉ biết, tôi đã già. Tôi chọn im lặng vì yêu thương. Nhưng nếu một ngày, thằng cháu tôi phải chịu tổn thương vì người mẹ phản bội, tôi sẽ không im nữa.

Cảnh tượng hôm đó – trong tủ quần áo – sẽ mãi là bóng ma trong ký ức tôi. Nhưng nó cũng là lần đầu tiên tôi hiểu rõ:
Gia đình không chỉ xây bằng tình yêu, mà còn bằng những hy sinh lặng thầm… và cả sự đau đớn không ai thấy.

Mẹ chồng tôi đã già yếu, trí nhớ không còn minh mẫn như trước. Nhà chỉ có tôi và bà sống cùng nhau, còn chồng tôi thường xuyên đi công tác xa, anh cả thì định cư ở nước ngoài.

Đêm hôm đó, tôi tỉnh dậy giữa giấc mơ thấy mẹ chồng đứng trước đầu giường, ánh mắt buồn bã và đôi môi mấp máy như muốn nói điều gì nhưng không thành tiếng. Tôi giật mình bật dậy, nhìn quanh phòng, không có ai. Nhưng cảm giác lạnh buốt ở sống lưng thì vẫn còn đó…

Tôi là người phụ nữ làm dâu trong một gia đình có phần đặc biệt. Nhà chồng tôi không đông người, chỉ có mẹ chồng – cụ bà đã ngoài 80 tuổi, sức khỏe yếu, trí nhớ cũng không còn như xưa – và tôi sống cùng nhau. Chồng tôi là kỹ sư cầu đường, công tác triền miên ở các tỉnh xa, có khi cả tháng mới về một lần. Anh cả của chồng tôi thì định cư bên Úc đã hơn 10 năm, mỗi tháng đều đặn gửi về 20 triệu đồng để phụ tôi chăm lo cho bà cụ.

Ban đầu, tôi coi việc chăm mẹ chồng là trách nhiệm. Tôi mua yến sào, nước tổ yến, nhân sâm, vitamin nhập khẩu, mọi thứ theo đơn bác sĩ. Tôi còn cẩn thận ghi chép từng khoản, chụp hóa đơn gửi cho anh cả, mong anh yên tâm nơi xa.

Thế nhưng, có một điều người ta thường ít nói đến: khi người ta sống quá lâu trong sự hy sinh mà không được ghi nhận, lòng người sẽ dễ nảy sinh những ý nghĩ khác. Tôi bắt đầu so đo thiệt hơn. Tôi nghĩ: mình là người chăm lo từng miếng ăn, giấc ngủ cho bà, vậy thì mình có giữ lại một chút, cũng đâu có gì sai?

Rồi ý nghĩ đó ăn sâu vào tôi lúc nào không hay. Tôi bắt đầu giảm bớt chi phí thuốc bổ, thay bằng loại rẻ tiền hơn. Yến sào thì mua loại nội địa, bớt đi vài lần. Phần chênh lệch, tôi âm thầm chuyển vào một tài khoản riêng, định bụng dùng khi cần lo cho con cái, hoặc phòng thân sau này. Mỗi tháng tôi để ra được khoảng 7-8 triệu. Không nhiều, nhưng với tôi lúc đó, nó như một “phần thưởng” xứng đáng cho công sức mình bỏ ra.

Mẹ chồng tôi ngày một yếu đi. Bà hay quên, có khi ăn cơm rồi mà lại hỏi chưa ăn. Tôi chăm bà nhưng không còn nhẹ nhàng như trước. Mỗi lần bà làm đổ chén, tôi bực. Mỗi lần bà gọi giữa đêm vì quên mình đã đi vệ sinh chưa, tôi gắt. Bà vẫn gọi tôi là “con”, vẫn nắm tay tôi mỗi khi tôi xoa bóp chân cho bà, nhưng tôi thì dần không còn thấy ấm áp từ cử chỉ đó nữa.

Một buổi sáng mùa đông, khi tôi vào phòng gọi bà dậy như thường lệ, bà nằm yên. Gương mặt hiền hậu, mắt nhắm như đang ngủ, nhưng hơi thở đã không còn. Tôi bàng hoàng, tim như ngừng đập. Tay run lẩy bẩy, tôi gọi chồng và người thân. Ai cũng đau buồn, nhưng không ai trách tôi – vì tôi là người đã ở bên bà suốt những năm tháng cuối đời.

Lễ nhập quan được tổ chức đơn giản, ấm cúng. Tôi cùng mọi người vào phòng bà kiểm tra đồ đạc. Lúc dọn dẹp, tôi lật chiếu dưới giường và thấy một tờ giấy A4 cũ kỹ, góc đã ố vàng. Tôi tò mò mở ra.

Ngay khi đọc dòng đầu tiên, tôi thấy tay mình lạnh toát.

“Gửi con dâu của mẹ – người ở bên mẹ những ngày tháng cuối cùng…”

Tôi chưa kịp đọc hết thì anh cả bước vào. Thấy tờ giấy trên tay tôi, anh nhẹ nhàng nói: “Em đưa anh tờ đó được không? Có thể là thư mẹ để lại…”

Tôi đưa anh. Giọng anh nghẹn ngào đọc to từng chữ, từng dòng. Cả căn phòng bỗng yên lặng, chỉ còn tiếng nức nở, và những lời trong bức thư làm tôi choáng váng…

“Nếu con đang đọc lá thư này, nghĩa là mẹ đã không còn trên đời nữa. Đừng khóc. Mẹ muốn con biết một vài điều… trước khi quá muộn.” – những dòng đầu tiên vang lên như dao cứa vào tim tôi, vì tôi đã không thể đọc chúng trước khi mọi thứ kết thúc.

Giọng anh cả nghẹn lại khi đọc đến dòng thứ ba. Tôi đứng bất động, không dám ngẩng mặt. Mắt cay xè.

“Con à, mẹ biết trí nhớ mình không còn minh mẫn, nhưng mẹ chưa từng quên ánh mắt con khi chăm sóc mẹ – lúc đầu dịu dàng, sau đó là mệt mỏi, và rồi… là lảng tránh. Mẹ hiểu. Mẹ không trách con. Con có gia đình, có con cái, có bao nhiêu việc phải lo. Mẹ già, lại hay quên, hay làm phiền con. Mẹ biết chứ.”

Tôi nghe rõ từng từ một, mà cảm thấy mình như người tội đồ đứng giữa phiên tòa của lương tâm.

“Mỗi lần mẹ gọi con giữa đêm, là vì mẹ sợ. Sợ ngủ một mình. Sợ chết trong cô độc. Nhưng con vẫn tới, dù mặt cau mày có lúc không vui. Mẹ biết ơn con, vì ít ra, con vẫn tới.”

Giọng anh lạc đi. Tôi quỳ xuống, nước mắt chảy dài không kìm được.

“Mẹ biết mỗi tháng anh con gửi tiền. Mẹ biết con có giữ lại một phần. Không sao đâu, con ạ. Mẹ chỉ mong con dùng số tiền đó để sống tốt hơn, để lo cho các cháu. Nhưng mẹ chỉ xin con một điều: đừng bao giờ để bản thân quên mất lòng trắc ẩn. Đừng để vì tiền mà đánh mất sự tử tế vốn có trong con.”

“Mẹ già rồi, không còn nhiều thời gian. Mẹ không trách gì con. Lá thư này không phải để kết tội, mà chỉ để nói lời cảm ơn… và xin lỗi nếu mẹ từng làm phiền con quá nhiều.”

Tôi gục mặt xuống đất, đầu óc quay cuồng. Tôi đã nghĩ bà không biết. Tôi đã nghĩ bà lú lẫn. Nhưng hóa ra, bà thấy hết. Cảm hết. Nhớ hết.

Anh cả ngồi xuống bên tôi, không nói gì, chỉ khẽ đặt tay lên vai tôi. Không một lời trách móc. Không một ánh nhìn giận dữ. Nhưng chính điều đó lại càng khiến tôi đau đớn hơn.

Hôm đó, tôi đứng trước di ảnh mẹ chồng thật lâu. Trong lòng không chỉ là nỗi buồn, mà là sự ăn năn muộn màng. Tôi không biết liệu bà có tha thứ cho tôi không. Nhưng từ hôm đó, tôi quyết định rút toàn bộ số tiền tích cóp, gửi lại cho chồng để lập quỹ học bổng mang tên mẹ – giúp đỡ những bà mẹ già đơn độc không người thân chăm sóc.

Tôi không thể sửa sai. Nhưng tôi có thể làm gì đó… để lòng bớt cắn rứt.

Mẹ chồng tôi – người phụ nữ tưởng chừng đã lẫn lộn hết sự đời – hóa ra lại là người sáng suốt, hiểu lòng người hơn ai hết.

Và bức thư đó… là lời cuối cùng, nhưng cũng là sự cứu rỗi cuối cùng dành cho tôi.

Bao nhiêu vụ rồi mà ! Bùi Hữu Khánh, 44 tuổi, bị bắt khẩn cấp sau 5 ngày phá cửa nhà người đã nhắc ‘hát karaoke quá lớn’

Bùi Hữu Khánh, 44 tuổi, bị bắt khẩn cấp sau 5 ngày kéo nhiều người sang nhà hàng xóm chửi bới, giật sập cửa sắt vì bị nhắc hát karaoke gây ồn ào.

Ngày 27/6, Khánh bị Công an TP HCM điều tra về hành vi Gây rối trật tự công cộng.

Phá cửa, chửi bới hàng xóm sau khi bị nhắc mở karaoke lớn

Bùi Hữu Khánh giật sập cửa, chửi bới hàng xóm. Video: Camera an ninh

Theo điều tra, khuya 22/6, anh Việt (38 tuổi) ở phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, đi làm về, nghe tiếng karaoke phát ra rất lớn ở xưởng may bên cạnh, do Khánh làm chủ. Lúc này Khánh không có nhà, những người hát karaoke là nhân trong xưởng. Tình trạng này kéo dài khá lâu, anh Việt khó chịu vì tiếng ồn, nên gọi điện cho Khánh đề nghị nhắc nhở các nhân viên “giảm âm lượng”.

Đang nhậu và hát hò vui vẻ cùng bạn bè ở quán, Khánh tức giận khi nhận cuộc gọi của anh Việt nên về xưởng.

Cơ quan điều tra xác định, khi về tới nơi, Khánh thay vì nhắc nhở nhân viên dừng hát, tránh ảnh hưởng người dân xung quanh, thì lại kéo nhiều người sang nhà anh Việt gây sự. Thấy cửa nhà hàng xóm đã khóa, ông ta lớn tiếng gọi “ra nói chuyện”, nhặt túi rác trước cửa ném vào camera an ninh.

Khi chủ nhà ra mở cửa, Khánh đẩy mạnh cửa khiến bản lề bật ra, cánh cửa đổ sập xuống đường. Sau khi gây náo loạn một lúc, được người khác can ngăn Khánh mới bỏ về.

Bùi Hữu Khánh tại cơ quan điều tra. Ảnh: Công an cung cấp

Bùi Hữu Khánh tại cơ quan điều tra. Ảnh: Công an cung cấp

Toàn bộ hành vi của Khánh bị camera an ninh ghi lại, sau đó lan truyền trên mạng xã hội, nhận về nhiều ý kiến trái chiều.

Làm việc với những người liên quan, cảnh sát xác định Khánh có hành vi gây rối trật tự.

Người mua vàng còn đang lo với thông tin này khi giá vàng hôm nay tăng vọt

Thông tin này khiến giá trị đầu tư của người mua vàng bị ảnh hưởng.

Ngày 26/6/2025, báo Pháp luật TP.HCM đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Người mua vàng còn đang lo với thông tin này”. Nội dung như sau:

Giá vàng thế giới hôm nay (26-6) chạm mức 3.334 USD/ounce, tương đương 106 triệu đồng/lượng.

Theo giới phân tích, giá vàng đang có xu hướng đi ngang mà chưa thể tăng tốc vì việc thiết lập ổn định lệnh ngừng bắn giữa Israel và Iran đã thay đổi hướng đi của vàng. Việc giảm đáng kể căng thẳng địa chính trị này thường sẽ gây áp lực giảm giá vàng.

Cách tiếp cận thận trọng của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đối với chính sách tiền tệ hiện nay khi cho rằng lãi suất chưa thể sớm hạ, cũng chặn đà tăng giá vàng. Thông thường lãi suất và giá vàng đi ngược chiều nhau. Nếu lãi suất giảm, giá vàng sẽ tăng tốc.

Các chuyên gia cũng cho rằng, trong thời gian tới, biến động của giá vàng sẽ nằm ở kỳ vọng chính sách của Fed và biến động sức mạnh của đồng đô la Mỹ, hơn là diễn biến địa chính trị.

Theo Gold Price, người mua vàng và nắm giữ càng lâu thì càng lãi mạnh. Chẳng hạn, do giá vàng đi ngang đang khiến người mua vàng và nắm giữ trong vòng 1 tháng qua chỉ lãi đúng 32 USD/ounce, tương đương 1 triệu đồng/lượng.

Trong khi đó, người mua vàng và nắm giữ trong vòng 6 tháng qua lãi đến 709 USD/ounce, tương đương 22,6 triệu đồng/lượng.

Cùng ngày, báo Tiền Phong đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Giá vàng ở mức cao, ngân hàng cảnh báo lừa đảo”. Cụ thể như sau:

Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 117,5 – 119,5 triệu đồng/lượng mua vào – bán ra, giữ nguyên so với sáng qua.

Các doanh nghiệp kinh doanh vàng khác cũng giữ nguyên giá bán ra vàng miếng SJC ở mức 119,5 triệu đồng/lượng.

Giá vàng nhẫn tăng nhẹ. Cụ thể, Tập đoàn Vàng bạc đá quý Phú Quý niêm yết giá vàng nhẫn 113,3 – 116,3 triệu đồng/lượng mua – bán, tăng 100.000 đồng/lượng cả 2 chiều so với sáng qua. Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng nhẫn 114,5 – 117,5 triệu đồng/lượng…

Cùng thời điểm, giá vàng thế giới niêm yết ở mức 3.335 USD/ounce, tăng 6 USD/ounce so với sáng qua. Giá vàng miếng SJC vẫn cao hơn giá vàng thế giới khoảng 14 triệu đồng/lượng.

Giá vàng miếng SJC vẫn đứng ở mức cao (ảnh: Như Ý).

Mặc dù giá vàng miếng SJC đứng im nhưng vẫn neo cao gần mốc 120 triệu đồng/lượng, hiện trên thị trường nguồn cung vẫn hạn chế.

Liên quan tới thị trường vàng, Ngân hàng Vietcombank vừa phát đi cảnh báo thủ đoạn lừa đảo trong hoạt động mua bán vàng miếng. Ngân hàng này cho biết, trong thời gian vừa qua đã xuất hiện nhiều hình thức lừa đảo của một số đối tượng mạo danh thương hiệu của các doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng miếng, vàng trang sức, mỹ nghệ lớn như SJC, Doji, Bảo Tín Minh Châu, Phú Quý… với nhiều thủ đoạn.

Các đối tượng đăng tải thông tin giả mạo về giá vàng, các chương trình khuyến mãi, chiết khấu cao, tặng thưởng lớn để thu hút người mua…

Các đối tượng còn gửi tin nhắn, email giả danh doanh nghiệp hoặc lãnh đạo doanh nghiệp công ty vàng để thông báo trúng thưởng, thu thập thông tin dữ liệu của khách hàng, người dân để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.

Trong khuyến cáo vừa được phát đi, Vietcombank cho hay từ ngày 27/8/2024, ngân hàng này chỉ bán vàng miếng cho khách hàng trên ứng dụng VCB Digibank, đồng thời dừng cung cấp các dịch vụ đặt lịch mua vàng miếng SJC trên trang thông tin điện tử và giao dịch thanh toán tiền mua vàng miếng SJC tại quầy.

Vietcombank chỉ liên hệ và nhận thông tin hướng dẫn giao dịch trên trang thông tin điện tử chính thức của ngân hàng.

Theo khuyến cáo của Agribank, khách hàng chỉ nên thực hiện mua bán vàng tại các cơ sở được cấp phép, có biển hiệu ghi rõ thông tin là “Địa điểm được Ngân hàng Nhà nước cấp phép kinh doanh mua, bán vàng miếng” và niêm yết công khai bản sao có chứng thực giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước cấp tại nơi dễ quan sát.

Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản, mã OTP cho bất kỳ ai, kể cả người tự xưng là nhân viên ngân hàng hoặc doanh nghiệp liên kết.

Trên thị trường tiền tệ, sáng nay, Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm 25.055 đồng/USD, giảm 3 đồng so với sáng qua.

Các ngân hàng cũng đồng loạt giảm giá USD so với phiên trước. Cụ thể, giá USD tại Vietcombank niêm yết 25.957 – 26.307 đồng/USD, giảm 3 đồng cả 2 chiều so với sáng qua.

Trên thị trường tự do, giá USD giao dịch quanh mốc 26.378 – 26.478 đồng/USD, giảm 1 đồng chiều mua và giảm 21 đồng chiều bán ra so với sáng qua.

Thông tin chính thức vụ l;;ộ đề thi Toán kỳ thi tốt nghiệp THPT: Vậy là đã rõ

Một bài tổ hợp trong đề Toán tốt nghiệp được cho xuất hiện trên nền tảng AI sau 30 phút thi, dấy lên nghi vấn lọt đề, Bộ Giáo dục phủ nhận.

Tối 26/6, mạng xã hội lan truyền ảnh chụp bài đăng trên một nền tảng AI trực tuyến về học tập. Người dùng ẩn danh gửi bài tổ hợp giống hệt một câu của đề Toán thi tốt nghiệp THPT 2025 (bài số 2, phần III mã đề 106), nhờ AI giải giúp.

Bài đăng lúc 15h08. Trong khi, theo lịch, thí sinh làm bài trong 90 phút, từ 14h30 đến 16h. Với các môn trắc nghiệm như Toán, quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo không cho thí sinh rời khỏi phòng thi khi chưa hết giờ làm bài.

Nội dung câu hỏi như sau: Có bốn ngăn (trong một giá để sách) được đánh số thứ tự 1,2,3,4 và tám quyển sách khác nhau. Bạn An xếp hết tám quyển sách nói trên vào bốn ngăn đó sao cho mỗi ngăn có ít nhất một quyển sách và các quyển sách được xếp thẳng đứng thành một hàng ngang với gáy sách quay ra ngoài ở mỗi ngăn. Khi đã xếp xong tám quyển sách, hai cách xếp của bạn An được gọi là giống nhau nếu chúng thỏa mãn đồng thời hai điều kiện sau đây: Với từng ngăn, số lượng quyển sách ở ngăn đó là như nhau trong cả hai cách xếp; Với từng ngăn, thứ tự từ trái sang phải của các quyển sách được xếp là như nhau trong cả hai cách xếp. Gọi T là số cách xếp đôi một khác nhau của bạn An. Giá trị của T/600 bằng bao nhiêu?

AI gửi phản hồi cho người dùng sau một phút, đưa đáp án 1682,8.

Ảnh được cho là chụp đề thi tốt nghiệp môn Toán đăng tải trên AI giải bài trực tuyến lúc 15h08, ngày 26/6. Ảnh chụp màn hình.

Ảnh được cho là chụp đề thi tốt nghiệp môn Toán đăng tải trên AI giải bài trực tuyến lúc 15h08, ngày 26/6. Ảnh chụp màn hình.

Sự việc khiến xuất hiện một số đồn đoán, cho rằng đề thi bị lọt ra ngoài ngay trong giờ làm bài. Ban chỉ đạo quốc gia kỳ thi tốt nghiệp THPT tối 26/6 cho biết thông tin này không chính xác.

“Ban chỉ đạo cấp quốc gia đã chuyển ngay thông tin để bộ phận kỹ thuật của Bộ Công an truy tìm nguồn gốc, động cơ, xác minh, xử lý nghiêm. Kết quả xử lý sẽ được thông báo sau”, thông báo nêu.

Nhà chức trách đề nghị người dân không chia sẻ những thông tin chưa được kiểm chứng, gây hoang mang dư luận.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra trong hai ngày 26-27/6 với hơn 1,14 triệu thí sinh. Hôm nay, các em làm bài hai môn Toán và Ngữ văn. Khoảng 7.000 thí sinh bỏ thi, 15 em bị đình chỉ thi do sử dụng điện thoại di động hoặc tài liệu. Với môn Toán, số bị đình chỉ là 5.

Ngày mai, thí sinh theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ làm bài hai môn thi tự chọn, thí sinh theo chương trình 2006 làm bài Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội. Điểm thi được công bố vào ngày 16/7.

Nhà tôi 3 mặt tiền tại quận 1 ở Sài Gòn, con trai tôi yêu rồi cưới 1 cô gái ngoài B;ắc vì trót có b/ầu. Tôi b;ực mình những vì cháu vẫn vui vẻ đồng ý. Ai dè …

“Nhà tôi ba mặt tiền, ngay giữa lòng quận Nhất. Vậy mà, khi con trai tôi cưới một đứa con gái người Bắc vì ‘lỡ có bầu’, tôi thấy mình như bị ai đó dội nước lạnh vào mặt. Mặt mũi nào nhìn họ hàng bạn bè nữa đây?”

Tôi là người Nam, sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn. Nhà chồng giàu có từ thời làm tiệm vàng, giờ cho thuê mặt bằng, mỗi tháng thu không dưới vài trăm triệu. Nói không phải khoe chứ nhà tôi không thiếu gì – ngoài một đứa con dâu “môn đăng hộ đối”.

Thằng con trai duy nhất của tôi, Hải, học đại học xong thì vào công ty riêng của bạn làm, không đụng tới đồng nào của cha mẹ. Tôi mừng. Nhưng tôi không ngờ, nó về một ngày, báo tôi một tin trời giáng:

– Mẹ, con cưới. Bạn gái con lỡ có thai rồi.

Tôi sững sờ. Rồi tức.

– Ai? Ai mà không biết ngừa? Con không đủ khôn hay nó cố tình?

– Mẹ đừng nói vậy. Cô ấy là người tốt. Tụi con yêu nhau đàng hoàng. Mẹ cho tụi con cơ hội, được không?

Tôi không trả lời. Trong lòng chỉ đầy hình ảnh tiêu cực: con gái Bắc thường khéo nói, biết tính toán, lại hay làm chủ gia đình. Tôi không muốn con trai mình làm “rể ngoài”. Nhưng nhìn gương mặt con, tôi đành nhượng bộ. Dẫu sao, đứa bé trong bụng cũng mang dòng máu nhà tôi.

Ngày cưới, họ nhà gái vào Sài Gòn chỉ có mẹ cô dâu và cậu em trai. Mọi thứ đều gọn nhẹ. Cô dâu – tên Vy – nhỏ con, da trắng, nói năng nhẹ nhàng. Nhưng tôi thấy ở nó cái gì đó… không hợp mắt. Có lẽ vì giọng Bắc của nó, hay vì ánh mắt hay nhìn xuống khi nói chuyện.

Sau đám cưới, tôi cho vợ chồng nó một phòng ở tầng trệt – căn phòng cạnh bếp và sau nhà, nhỏ nhưng tiện.

Vy không than vãn. Nó nấu ăn, rửa chén, dọn dẹp mọi thứ mà không cần nhắc. Nhưng tôi vẫn không ưa. Tôi thấy nó giả tạo. Mỗi lần nó gọi tôi là “mẹ ơi”, tôi chỉ ậm ừ. Tôi không xưng “mẹ”, tôi chỉ bảo “bà đây”.

Ngày sinh nở, Hải vắng mặt vì công tác. Tôi đưa Vy đi bệnh viện. Nó đau đẻ, tay run run nắm lấy tay tôi:

– Mẹ… mẹ đừng bỏ con một mình nhé…

Tôi định rút tay ra, nhưng rồi nghe nó rên một tiếng, mắt ứa nước. Tôi ở lại.

Lúc cháu nội ra đời, là con gái, Vy khóc òa. Tôi không biết là khóc vì hạnh phúc hay vì sợ… tôi thất vọng. Tôi không nói gì, chỉ ôm cháu vào lòng. Tay bé xíu, ấm áp lạ thường.

Vài tuần sau, tôi bắt đầu nghe hàng xóm xì xào: “Con dâu ngoài Bắc của bà nhìn hiền mà khéo tay quá ha.” – “Nghe nói nó bán bánh online, có người đặt cả chục phần mỗi ngày.” – “Sao giọng Bắc mà dễ nghe ghê…”

Tôi không nói, nhưng lặng lẽ để ý.

Hằng sáng, khi tôi thức dậy, sân trước đã được quét sạch. Có hôm bếp có sẵn nồi nước sâm, Vy để lại mảnh giấy nhỏ: “Mẹ nhớ uống kẻo nóng trong người.”

Nhưng tôi vẫn chưa bỏ được cái thành kiến trong lòng.

Một hôm, tôi nghe nó gọi điện thoại cho mẹ ngoài Bắc:

– … Dạ, con ở đây ổn lắm mẹ ạ. Mẹ yên tâm, con thương mẹ chồng như mẹ ruột. Chỉ là mẹ chồng con chưa quen con thôi… con sẽ ráng.

Tôi đứng bên ngoài, tim bỗng chùng xuống.

Phải chăng… tôi đã quá khắt khe?

Sau khi sinh, Vy không chịu ngồi yên lâu như người Bắc thường làm. Nó nói: “Con khỏe, con muốn làm việc để không bị tù túng.” Tôi nghĩ bụng: Ờ, chắc lo giữ chồng. Dân Bắc ai chẳng lo xa.

Rồi tôi thấy nó lạch cạch trên máy tính cả ngày, rảnh lại làm bánh, gói kỹ, gửi shipper mang đi.

Một hôm tôi tò mò mở thử một hộp bánh thấy trên bàn. Bánh cốm – ngọt dịu, dẻo thơm, không ngấy. Tôi mang lên mời bà hàng xóm. Bà ấy khen nức nở, hỏi chỗ mua. Tôi ậm ừ, nói “con dâu tui làm đó”.

Từ hôm đó, tôi thấy mình… dễ chịu hơn mỗi khi nhìn Vy.

Vài tháng sau, nó xin tôi mở một ki-ốt nhỏ bên hông nhà, bán đồ ăn sáng kiểu Bắc: bún mọc, xôi xéo, bánh khúc. Tôi định phản đối – nhà 3 mặt tiền, mặt bằng quý như vàng – nhưng thấy nó thành thật, tôi gật đầu. “Cho thử 3 tháng,” tôi nói.

Không ngờ khách nườm nượp. Có hôm chưa đến 9 giờ đã hết sạch. Có người còn đặt đem về tận Thủ Đức. Tôi nghe mà ngạc nhiên, còn tự tay phụ nó lấy nước, rửa ly. Vy cảm ơn rối rít.

Một buổi tối, Vy mang lên phòng tôi một chén chè đậu xanh nóng.

– Mẹ ăn thử nhé, hôm nay con nấu theo cách mẹ hay nấu hồi xưa.

Tôi ngạc nhiên.

– Mày biết cách mẹ nấu hồi xưa?

– Con nghe mẹ kể, rồi con hỏi lại bà Ba giúp việc cũ…

Tôi bỗng thấy sống mũi cay cay.

Từ ngày có con dâu, nhà tôi ấm cúng hẳn. Tiếng cười trẻ con, tiếng nồi niêu, tiếng người qua khen “quán nhỏ dễ thương”… tất cả làm tôi thấy khác lạ. Cái khác lạ này – dễ chịu.

Tôi vẫn không nói gì nhiều, vẫn giữ vẻ ngoài hơi khó tính, nhưng trong lòng, tôi biết mình đã khác.

Một chiều nọ, tôi đi khám bệnh về, hơi mệt. Vừa vào cửa, thấy Vy chạy ra đỡ tay tôi, mắt lo lắng:

– Mẹ có sao không? Con pha nước gừng cho mẹ uống nhé.

Tôi gật đầu.

Khi nó quay đi, tôi cất tiếng:

– Vy à.

Nó dừng lại.

– Mẹ… gọi mày là “con” được không?

Nó nhìn tôi. Một giây. Rồi hai giọt nước mắt rơi xuống.

– Mẹ… gọi sao cũng được. Con chỉ cần mẹ thương con là đủ rồi.

Tôi gật đầu, mím môi. Lần đầu tiên, tôi ôm nó. Một cái ôm không dài, nhưng đủ để xóa hết thành kiến đã tồn tại suốt bao lâu.

Giờ đây, mỗi sáng ngồi trước quán nhỏ, uống ly cà phê và nhìn cháu tôi chạy quanh, tôi thấy mình may mắn. Có nhà ba mặt tiền thì sao chứ? Quan trọng là trong nhà có tiếng cười. Mà tiếng cười đó… là từ con dâu Bắc của tôi đem lại.

Tôi đứng ở sân bay, lòng hồi hộp chờ đón con dâu và cháu gái từ quê lên. Sau bao năm, cuối cùng tôi cũng thuyết phục được con dâu về thành phố sống chung. Con bé là người hiền lành, chăm chỉ, dù nó hay tự ti vì ng;oại hì;nh. Cùng lúc, tôi biết con trai tôi – th;ằng Tuấn cũng vừa trở về từ chuyến “công tác” ở Đà Lạt với cô thư ký mà nó hay nhắc. Tôi chưa bao giờ thích cô thư ký đó. Linh cảm của một người mẹ mách bảo rằng cô ta không đơn giản. Nhưng Tuấn cứ khăng khăng đó chỉ là “đồng nghiệp”.

“Tôi từng nghĩ nỗi đau lớn nhất trong đời một người mẹ là khi mất con. Nhưng không, đau hơn cả là khi nhìn con mình trở thành kẻ máu lạnh, quay lưng lại với những người yêu thương nó nhất.”

Sân bay Nội Bài những ngày này lúc nào cũng đông đúc. Người đi, người đến, tiếng loa thông báo lặp đi lặp lại, hòa trong âm thanh hành lý va vào mặt sàn và bước chân hối hả. Tôi đứng đó, hai tay ôm chặt chiếc khăn len cũ – món quà tự tay tôi đan cho cháu ngoại mà tôi chưa từng gặp mặt. Cháu bé mới ba tuổi, sinh ra ở quê, nơi con dâu tôi sống từ ngày Tuấn quyết định ở lại thành phố, nói là “làm ăn”.

Tôi nhớ rõ ngày đó, con dâu – cái My – ôm con về quê trong im lặng. Nó không trách móc, không rơi một giọt nước mắt nào, chỉ lặng lẽ xách chiếc vali cũ, bước lên xe khách. Tôi muốn níu nó lại, nhưng ánh mắt Tuấn – lạnh lùng và dửng dưng – như một lời cảnh cáo. Tôi yếu lòng. Tôi đã không can thiệp.

Và rồi hôm nay, sau bao năm, tôi thuyết phục được My trở lại. Tôi bảo nó: “Về đây sống với mẹ, mẹ lo cho hai mẹ con. Mình là người một nhà mà con.”

Nó ngập ngừng, nhưng cuối cùng cũng đồng ý. Tôi biết, nó không vì tôi, mà vì con bé – cháu ngoại của tôi, cái đứa mà tôi chưa từng được ôm lấy một lần.

Tôi đến sớm hơn giờ hạ cánh nửa tiếng, đứng ngóng mãi về phía cổng ra. Lòng hồi hộp như lần đầu đón Tuấn về sau kỳ thi đại học. Đã lâu rồi tôi mới cảm nhận lại được cảm giác mong ngóng người thân một cách trọn vẹn như thế.

Nhưng rồi…

Trong đám người đông nghịt bước ra từ cổng nội địa, tôi thoáng thấy một gương mặt quen thuộc. Tuấn.

Nó đang đi tới, tay nắm tay một cô gái. Không khó để nhận ra, đó là cô thư ký mà nó hay nhắc trong mấy câu chuyện dối lòng. Cô ta mặc váy ngắn, giày cao gót, nước hoa nồng nặc. Còn Tuấn thì cười – một nụ cười mà tôi từng thấy dành cho cái My những năm đầu mới cưới.

Máu tôi nóng lên.

Tôi bước đến, định gọi nó lại thì Tuấn nhìn thấy tôi. Gương mặt nó tái đi trong tích tắc, nhưng ngay lập tức, nó kéo cô gái kia ra sau lưng. Như thể… bảo vệ một báu vật.

– Mẹ! – Nó gằn giọng. – Con nói thẳng luôn. Con sẽ không quay về sống với cái con vợ quê mùa vừa béo vừa xấu đó đâu! Nếu mẹ muốn sống với nó thì tự mà sống!

Tôi chết sững.

Tai tôi ù đi. Không gian như chao đảo. Tôi không tin được những lời ấy được thốt ra từ đứa con trai tôi mang nặng đẻ đau, nuôi dạy bao năm.

Cái My đã từng là sinh viên giỏi, học Đại học Sư phạm, ngoan hiền và biết điều. Vì cưới sớm và mang bầu, nó phải nghỉ học giữa chừng. Suốt những năm sống với nhà chồng, nó gánh vác tất cả việc nhà, lo cho Tuấn từng bữa ăn, từng bộ quần áo đi làm. Nó đâu có “quê mùa” như lời Tuấn nói. Nó chỉ không còn rạng rỡ như trước, vì quá nhiều vất vả. Vì yêu chồng.

Tôi định lên tiếng thì bỗng một giọng nói quen thuộc vang lên từ phía sau:

– Tuấn, anh nói xong chưa?

Tôi quay lại.

Cái My đứng đó, đứa bé gái nhỏ trong tay, mắt tròn xoe ngơ ngác. Gương mặt My xanh xao nhưng ánh mắt sáng rực, thẳng vào Tuấn như mũi dao. Nó không khóc. Chỉ có giọng nói là đang run lên vì cố gắng giữ bình tĩnh.

– Anh nói em “quê mùa”? Em “xấu xí”? Em chấp nhận những từ đó. Vì em từng yêu anh, nên em chấp nhận cả việc anh thay lòng. Nhưng anh nói với mẹ – người duy nhất từng tin anh sẽ là người tử tế – như thế? Anh dám buông lời miệt thị trước mặt mẹ?

Tuấn á khẩu. Gương mặt đanh lại.

Tôi thấy rõ tay cô thư ký run lên, nhưng Tuấn vẫn đứng im. Không một lời xin lỗi. Không một chút ăn năn.

My cúi đầu chào tôi.

– Con xin lỗi, mẹ. Con đưa cháu về quê.

– Không. – Tôi níu tay nó lại. – Không ai phải rời đi ngoài đứa bất hiếu kia.

Chúng tôi ngồi trên taxi về nhà. My lặng im. Con bé con ngủ gục trong vòng tay mẹ, khuôn mặt như thiên thần, cái trán hơi bầm vì mới té mấy hôm trước – My kể vậy. Tôi nhìn cháu, thấy một nỗi ân hận nhói lên.

Mấy năm qua, tôi mù quáng quá. Tôi cứ nghĩ chỉ cần giữ yên gia đình, không can thiệp chuyện vợ chồng nó là đủ. Nhưng hóa ra, sự im lặng của tôi chỉ giúp cái ác sinh sôi.

Về đến nhà, tôi dọn lại phòng cũ của Tuấn cho hai mẹ con My ở tạm. Đêm đó, tôi nằm mãi không ngủ được. Tôi nhớ lại ánh mắt của con trai – ánh mắt lạnh lẽo của một người xa lạ.

Tuấn không về. Nó nhắn tin: “Mẹ tự lo đi. Con sống cuộc đời của con.”

Tôi không trả lời.

Ngày hôm sau, tôi cùng My đi chợ. Hàng xóm xì xào. Có người hỏi thẳng: “Ủa, cháu dâu lên đây làm gì vậy bác?” – Tôi chỉ cười: “Nó là con tôi, sống với tôi là chuyện thường thôi.”

My không nói gì. Nhưng tôi biết, nó cảm kích.

Vài tuần sau, tôi đưa My tới một trung tâm dạy nghề. Nó có bằng sư phạm dang dở, nên tôi giúp nó học lại online để hoàn tất chương trình. Tôi biết nó không muốn làm gánh nặng. Và tôi không muốn để con bé tiếp tục sống thu mình vì một người đàn ông không xứng đáng.

Cháu tôi bắt đầu gọi tôi là “bà nội”. Tiếng gọi ngọng nghịu mà làm tôi rưng rưng.

Một hôm, tôi đang phơi đồ thì nghe tiếng xe trước ngõ. Là Tuấn.

Nó đi vào, không có cô thư ký. Trông nó tiều tụy.

– Mẹ, cho con gặp vợ con một chút.

Tôi đứng chắn trước cửa.

– Ở đây không còn “vợ con” nào của mày nữa. Vợ mày là người tử tế, và giờ nó là con gái của mẹ.

Tuấn nhìn tôi, sững người. Lần đầu tiên tôi thấy nó bật khóc.

– Mẹ… con sai rồi…

Tôi lặng lẽ quay lưng. Phía trong nhà, My đang dạy cháu vẽ.

Tôi biết, tha thứ không phải điều dễ dàng. Nhưng công lý trong một gia đình – đôi khi chỉ đơn giản là giữ lại đúng người, buông đi kẻ sai.