Home Blog Page 25

Bị Chồng đ;uổi đi, tôi đành nhận lời làm vợ anh phụ hồ để có chỗ ở, 3 tháng sau ch/oáng v/áng khi..

“Bị chồng đuổi đi, tôi đành nhận lời làm vợ anh phụ hồ để có chỗ ở. Ba tháng sau, tôi choáng váng khi phát hiện…”

Tôi vẫn nhớ rõ cái buổi chiều mưa đó – khi tôi bị đuổi ra khỏi căn nhà từng gọi là “tổ ấm” với đúng một vali quần áo và chiếc điện thoại sắp cạn pin. Chồng tôi – người từng thề thốt “một đời yêu em” – đã không chút thương xót ném tôi ra đường sau khi tôi bị sảy thai lần thứ hai.

“Tôi cưới cô để có con. Không phải để nuôi một cái thân bất tài chỉ biết khóc lóc,” anh ta gằn giọng, đẩy mạnh cánh cửa trước mặt tôi. Tiếng cánh cửa đóng lại, vang lên như một bản án lạnh lùng.

Tôi đứng chết lặng giữa cơn mưa, không biết đi đâu, về đâu. Bố mẹ tôi mất sớm. Tôi chẳng có anh chị em. Họ hàng cũng thưa thớt, chẳng ai thân thiết đến mức có thể mở lòng cho tôi tá túc. Bạn bè? Ai cũng bận rộn với gia đình riêng của họ. Tôi đã từng đặt cược cả thanh xuân vào người chồng ấy – và giờ, tôi chỉ còn lại chính mình.

Tôi lên chiếc xe buýt cuối ngày, trốn chạy khỏi thành phố và nỗi đau. Tôi về quê – một vùng quê nghèo nơi tôi sinh ra nhưng đã rời bỏ nhiều năm về trước. Không ai còn nhớ đến cô bé Hà học giỏi năm nào. Tôi thuê tạm một căn phòng nhỏ cạnh chợ, sống qua ngày bằng cách phụ bán rau, dọn dẹp, ai kêu gì làm nấy.

Và rồi tôi gặp anh.

Anh tên Tấn – là một người đàn ông trạc tuổi tôi, làm phụ hồ trong một đội xây dựng nhỏ gần chợ. Anh cao lớn, nước da sạm nắng, ít nói, nhưng ánh mắt hiền lành đến kỳ lạ. Chúng tôi tình cờ gặp nhau trong một buổi chiều anh mua rau. Tôi nhớ hôm đó anh hỏi tôi:

“Cô mới về quê à? Sao thấy lạ mà quen.”

Tôi cười gượng, đáp: “Lạ lắm, nhưng quen vì nghèo giống nhau.”

Tấn bật cười, một nụ cười hiếm hoi nhưng chân thành. Từ đó, mỗi buổi chiều tan ca, anh đều ghé mua ít rau, dù tôi biết anh chẳng cần mua nhiều như thế.

Một hôm, trời mưa lớn, căn phòng trọ tôi dột tứ tung. Tấn ghé qua, nhìn thấy cảnh tôi co ro ôm mền, liền nói:

“Hay… cô qua ở tạm với tôi vài hôm. Phòng tôi không dột. Tôi sống một mình.”

Tôi bối rối, nhưng mệt mỏi quá rồi nên gật đầu. Anh đúng như những gì tôi cảm nhận: tử tế, nhẹ nhàng, không bao giờ vượt qua ranh giới. Chúng tôi ở cùng nhà, nhưng không ngủ chung. Anh nấu cơm, để phần cho tôi. Tôi giặt đồ, phơi cả áo quần anh. Mọi thứ diễn ra rất tự nhiên.

Một tuần. Rồi hai tuần. Rồi một buổi chiều nọ, khi đang dọn mâm cơm, anh ngập ngừng nói:

“Tôi biết cô đã từng khổ… Tôi thì không có gì, nhà không, tiền cũng ít, nhưng nếu cô không chê, hay là mình cưới nhau?”

Tôi sững sờ. Một phần trong tôi muốn từ chối, vì quá khứ còn chưa nguôi. Nhưng phần khác thì lại thèm khát một mái ấm thật sự, một người chồng biết quan tâm. Sau tất cả, tôi gật đầu.

Đám cưới đơn giản, chỉ có vài mâm cơm, vài người trong đội xây dựng. Không váy cưới, không hoa cưới. Tôi mặc chiếc áo dài cũ của mẹ, tay run run khi nhận nhẫn cưới là một chiếc vòng bạc do Tấn tự tay gò lấy.

Cuộc sống sau hôn nhân đơn giản đến mức lạ kỳ. Tấn vẫn đi làm phụ hồ, sáng sớm dậy sớm lo cơm nước cho tôi trước khi đi. Tôi ở nhà trồng rau, bán thêm vài thứ linh tinh ngoài chợ. Anh không bao giờ lớn tiếng. Không uống rượu. Không cờ bạc. Chỉ mỗi tối, về nhà là hỏi tôi:

“Em ăn chưa?”
“Em có buồn không?”
“Có ai bắt nạt em không?”

Tôi bắt đầu cảm thấy mình có giá trị. Một giá trị không đến từ việc có con hay không, mà đến từ việc có người xem mình là quan trọng.

Cho đến một ngày, khi tôi đang dọn nhà, tôi phát hiện một chiếc hộp gỗ nhỏ được cất rất kỹ dưới gầm giường.

Tò mò, tôi mở ra.

Bên trong là những tờ giấy chứng nhận quyền sở hữu đất – không phải một, mà là ba mảnh – tất cả đều đứng tên Nguyễn Văn Tấn. Ngoài ra còn có một sổ tiết kiệm trị giá hơn 800 triệu đồng.

Tôi choáng váng. Người chồng phụ hồ của tôi… là một người có tiền, có tài sản – và chưa từng nhắc gì về nó.

Tại sao? Anh là ai thực sự? Tại sao lại chọn sống như một người nghèo khổ? Và… tại sao lại cưới một người phụ nữ như tôi?

Tôi cầm cuốn sổ tiết kiệm trên tay mà đôi chân như muốn khuỵu xuống. Tấn – người đàn ông hàng ngày mang đôi dép tổ ong, ăn bữa cơm với cá khô và canh rau dền – hóa ra lại sở hữu đến ba mảnh đất và một khoản tiết kiệm gần cả tỷ đồng?

Tôi đặt mọi thứ lại vị trí cũ, nhưng cả đêm đó tôi không ngủ được. Những câu hỏi cứ văng vẳng trong đầu: “Tại sao anh giấu mình? Anh là ai? Có phải anh cố tình tiếp cận tôi không?”

Sáng hôm sau, khi Tấn về nhà với chiếc áo ướt mồ hôi, tôi không kìm được nữa.

“Tấn… Em xin lỗi. Em thấy mấy thứ dưới gầm giường.”

Anh khựng lại, nhìn tôi một lúc lâu, rồi lặng lẽ ngồi xuống bàn. Giọng anh khàn đặc, ánh mắt không trách móc, chỉ có sự mệt mỏi:

“Anh biết ngày này sẽ đến. Anh không định giấu em mãi.”

Tôi nín thở chờ nghe lời giải thích.

“Anh không nghèo như em nghĩ. Đúng là anh có đất, có tiền tiết kiệm. Trước đây anh từng là kỹ sư xây dựng, có công ty riêng, nhà riêng. Nhưng cách đây 4 năm, vợ anh… bỏ anh đi theo người khác. Cô ấy lấy hết tiền trong công ty, cả vốn lẫn sổ đỏ ngôi nhà anh đang ở. Anh mất trắng, phá sản, và suýt tự tử.”

Tôi lặng người.

“Nhưng may mà có mẹ anh. Bà là người đứng tên mấy mảnh đất đó, sau này bà mất mới để lại cho anh. Còn tiền trong sổ tiết kiệm là phần còn lại từ việc anh đi làm đủ thứ: phụ hồ, chạy xe, làm vườn thuê… Anh sống kham khổ không phải vì không có tiền, mà vì anh muốn tập sống lại từ đầu. Không tin vào ai. Không yêu ai.”

Tấn ngẩng đầu nhìn tôi, giọng anh trầm xuống:

“Rồi anh gặp em. Một người phụ nữ gầy gò, ánh mắt vừa đau khổ vừa kiên cường. Anh thấy chính mình trong em. Anh không nói thật vì sợ em sẽ nghĩ anh đang thương hại, hoặc anh muốn dùng tiền để lôi kéo em.”

Tôi cắn môi, cảm xúc rối bời.

“Nhưng… tại sao lại lấy em?” – Tôi lí nhí hỏi.

Anh bật cười khẽ – nụ cười rất thật:

“Vì em không hỏi anh có bao nhiêu tiền. Em chỉ cần một mái nhà, một bữa cơm, và một người không quát mắng mình.”

Tôi ôm mặt, nước mắt cứ thế trào ra. Bao nhiêu năm qua, tôi đã đánh mất lòng tin vào đàn ông, vào hôn nhân. Vậy mà người đàn ông này – chẳng cần hứa hẹn – lại âm thầm trao cho tôi mọi điều tử tế nhất mà anh có.

**

Từ sau hôm đó, tôi và Tấn không còn giấu nhau điều gì. Anh dẫn tôi ra mảnh đất gần bìa rừng – nơi anh định xây một căn nhà nhỏ bằng chính bàn tay mình. “Anh định sống một mình ở đây đến già. Giờ thì có em rồi, mình xây hai phòng nhé.”

Tôi gật đầu, lần đầu trong đời cảm thấy mình thực sự được chọn chứ không phải bị “chịu đựng”.

Chúng tôi cùng nhau lên kế hoạch cho tương lai. Tôi đề xuất trồng rau hữu cơ, nuôi gà sạch, còn Tấn tận dụng kiến thức xây dựng để thiết kế khu vườn, hệ thống nước tưới tự động. Cứ thế, mảnh đất ấy dần biến thành một khu vườn nhỏ yên bình – với tiếng chim hót sáng sớm, với mùi cà phê rang thủ công mỗi chiều.

Ba tháng sau, một điều kỳ diệu nữa xảy đến.

Tôi mang thai.

Sau hai lần sảy thai đau đớn trong cuộc hôn nhân trước, tôi từng nghĩ tử cung mình đã “bỏ cuộc”. Vậy mà lần này – với người đàn ông chẳng hề yêu cầu tôi phải sinh – tôi lại có được điều tưởng chừng đã mất mãi mãi.

Tấn ôm tôi vào lòng, tay anh run rẩy. “Không cần con cũng được. Em còn sống là anh thấy đủ rồi. Nhưng… nếu ông trời thương, cho mình có con, thì đó là món quà tuyệt vời nhất.”

Tôi ôm anh, nước mắt chảy tràn trên má. Lần đầu tiên tôi hiểu: hôn nhân không phải là một cái lồng, mà là một mái nhà – nơi người ta tự nguyện đi về mỗi ngày.

**

Giờ đây, mỗi sáng thức dậy, tôi nghe tiếng cưa gỗ, tiếng gà gáy, tiếng chồng tôi huýt sáo khi quét sân. Cuộc sống vẫn còn khó khăn, nhưng tôi chưa từng thấy mình giàu có đến thế – giàu vì tình yêu, vì sự tôn trọng, và vì niềm tin đã được vá lành.

Nếu ngày xưa tôi không bị đuổi khỏi nhà… có lẽ tôi đã không gặp được người đàn ông này. Cuộc đời đ===

Người phụ nữ ở Hòa Bình giới thiệu gia đình ‘6 người còn 2’, ai xem cũng khóc

Con trai đầu lòng mất vì bệnh, sau đó chồng và 2 con gái không may qua đời bởi cháy nhà, chị Trang (ở Hòa Bình) chật vật vực dậy khỏi đau thương, vừa “cứu rỗi” bản thân, vừa làm chỗ dựa cho người con duy nhất còn sống sót.

Ngày 28/6/2025, báo Vietnamnet đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Người phụ nữ ở Hòa Bình giới thiệu gia đình ‘6 người còn 2’, ai xem cũng khóc”. Nội dung như sau:

“Đây là gia đình em nhé, các bác. Gia đình em có 6 người. Đây là công chúa lớn, bé Bống. Đây là công chúa thứ 2, bé Bông. Còn đây là tình yêu của đời em, chồng Dũng Hói…”, chị Trang vừa quay video vừa giới thiệu từng thành viên trong gia đình.

Đoạn video chỉ kéo dài hơn 1 phút nhưng thu hút hơn 4 triệu lượt xem và hàng trăm nghìn lượt tương tác.

Video giới thiệu gia đình của chị Trang khiến nhiều người rơi nước mắt

Phía dưới bài đăng là dòng chú thích ngắn gọn: “Vậy là em đã giới thiệu đầy đủ thành viên gia đình em rồi các bác ạ, tất cả là tình yêu, là chỗ dựa của em”. Nhiều người xem đã bày tỏ xúc động và gửi lời động viên tới người phụ nữ này.

Bởi những thành viên được chị Trang nhắc đến, 6 người nhưng nay chỉ còn 2. Con trai đầu lòng của chị mất cách đây đã lâu, khi bé mới chỉ 3 tháng tuổi. Sau đó, chồng và 2 con gái nhỏ không may qua đời vì hỏa hoạn vào năm 2023.

“Dù chị nở nụ cười tươi, giọng nói trong veo nhưng ai nấy đều cảm nhận được nỗi đau thương qua đôi mắt ngân ngấn lệ mà chị cố che giấu”, “Tận cùng nỗi đau của con người là dùng nụ cười để đối diện với cuộc đời, thương chị”, “Miệng tuy cười nhưng trong lòng tan nát, phải mất bao nhiêu nước mắt, trải qua bao nhiêu nỗi đau để chị ấy có thể kiên cường và mạnh mẽ như thế”… là một số chia sẻ từ cư dân mạng.

Nửa gia đình qua đời vì hỏa hoạn

2 năm trước, vào giữa mùa hè tháng 7, trong căn nhà 3 tầng ở phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình), một đám cháy bùng lên giữa đêm khiến 3/6 người tử nạn. Nhiều tài sản giá trị trong nhà cũng bị thiêu rụi hoàn toàn.

Chị Trang (tên thật là Nguyễn Thị Nữ, SN 1983) cùng con trai út và 1 người cháu may mắn được cứu sống, còn chồng và 2 con gái của chị vĩnh viễn ra đi. “Mọi thứ sụp đổ. Chồng và 2 con đều qua đời. Tôi mất đi cả tâm hồn”, chị nghẹn ngào nhớ lại.

Theo trí nhớ của chị, hỏa hoạn xảy ra lúc rạng sáng, khói bốc lên đen kịt bao trùm toàn bộ ngôi nhà.

Hai con gái của chị tử vong vì bị ngạt khói, còn chồng chị bị bỏng nặng, dù đã được các y, bác sĩ của Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác (Hà Nội) tận tình cứu chữa nhưng không qua khỏi.

Con trai út bị bỏng 30%, phải điều trị hơn 1 tháng mới hồi phục và được xuất viện.

“Bản thân tôi và 1 người cháu của chồng may mắn được cứu sống nhưng cũng mất thời gian dài điều trị vì hoảng loạn tinh thần”, chị Trang nói.

Gia đình hạnh phúc của chị Trang trước khi xảy ra biến cố

Đến nay, dù 2 năm đã trôi qua nhưng chị Trang chưa có đêm nào được ngủ ngon giấc. Chị thừa nhận, có thời điểm, bản thân luôn nghĩ đến việc quyên sinh để được đoàn tụ cùng chồng và các con.

Song, nhờ sự quan tâm, chăm sóc từ gia đình hai bên, bạn bè, anh em thân thiết, người mẹ trẻ cố gắng giữ tinh thần lạc quan, vừa “cứu rỗi” bản thân, vừa vực dậy khỏi đau thương để làm chỗ dựa cho cậu con trai nhỏ.

“Con trai tôi rất hiểu chuyện. Kể từ ngày xảy ra biến cố, tinh thần của con bị ảnh hưởng rất nhiều. Có lần, cô giáo giao bài tập làm văn viết về gia đình nhưng con không làm được. Về nhà, con khóc to.

Đó là lần đầu tiên tôi thấy con khóc. Nhìn con như vậy, tôi càng tự nhủ mình phải mạnh mẽ, vượt qua khó khăn để đồng hành cùng con trong chặng đường phía trước”, chị bày tỏ.

Lan tỏa năng lượng, giúp mình giúp người

Sau hơn 3 tháng lo toan chu toàn hậu sự cho chồng và 2 con, chị Trang đưa con trai xuống Hà Nội, bắt đầu cuộc sống mới.

Chị tiếp tục công việc kinh doanh mặt hàng giày dép, mở một kho hàng cách chỗ ở không quá xa. Chị cũng chọn một ngôi trường gần nhà cho con theo học để thuận tiện đưa đón hàng ngày.

Thỉnh thoảng, 2 mẹ con lại về Hòa Bình, thắp nhang, dọn dẹp mộ phần cho người thân.

Sau biến cố, chị Trang đưa con trai xuống Hà Nội để thay đổi môi trường sống và học tập

“Để vượt qua nỗi đau, tôi cố gắng khiến bản thân bản rộn, không có thời gian trống thì sẽ hạn chế suy nghĩ tiêu cực hơn. May mắn, trong nhiều năm kinh doanh, tôi được đông đảo khách hàng tin tưởng và yêu thương.

Đặc biệt, sau biến cố, mọi người càng quan tâm, động viên, tiếp sức để tôi có thêm năng lượng tiếp tục công việc, thực hiện những dự định thiện nguyện của mình và lan tỏa tinh thần tương thân tương ái tới cậu con trai nhỏ.

Nhưng về mặt tinh thần, với tôi cũng là sự nỗ lực rất lớn. Tôi vừa làm cha, vừa làm mẹ, vừa lo lắng, chăm sóc con trai, vừa phải tính toán làm sao tạo được công ăn việc làm cho nhiều người khác như mong muốn”, chị Trang cho biết.

gia dinh o Hoa Binh 2.jpgChị Trang quyết định quay trở lại công việc để tiếp tục thực hiện tâm nguyện giúp đời, giúp các hoàn cảnh bệnh tật khó khăn

Trước đây, khi chồng còn sống, 2 vợ chồng chị thường xuyên đi làm thiện nguyện, trích một phần thu nhập hằng tháng để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.

Hiện tại, dù thiếu vắng đi người đàn ông trụ cột trong gia đình, chị Trang vẫn tiếp tục thực hiện tâm nguyện đó. Sắp tới, chị mở thêm kho lớn, kinh doanh thêm các sản phẩm gia công, tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động ở địa phương.

“Tôi mong có đủ sức khỏe để vượt qua biến cố, sống lạc quan, vừa nuôi con, vừa trở thành người có ích cho xã hội.

Tôi cũng thường chia sẻ video về cuộc sống hằng ngày của 2 mẹ con lên mạng, vừa lưu giữ kỉ niệm, vừa lan tỏa năng lượng tích cực tới mọi người xung quanh”, chị bày tỏ.

Cùng ngày, báo Vietnamnet đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Mẹ U70 đạp xe từ Thanh Hóa ra Hà Nội tìm con rồi mất tích, gia đình ‘đỏ mắt’ tìm”. Cụ thể như sau:

Mẹ đạp xe ra Hà Nội tìm con

Gần 2 tháng qua, bất kể đi đâu, làm gì, chị Lê Thị Thùy (SN 1996, quê Thanh Hóa) đang sống tại Hà Nội, cũng mang theo tờ thông báo tìm mẹ mất tích.

Chị dán thông báo tìm người dọc các tuyến đường từ Thanh Hóa ra Hà Nội, các bến xe, trường đại học… Chị Thùy cũng gửi hình ảnh, thông tin nhờ lực lượng cảnh sát giao thông hỗ trợ việc tìm mẹ.

Mẹ chị Thùy, bà Lê Thị Liễu (SN 1960, trú tại thôn Trung Sơn, xã Thanh Sơn, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa) mất tích sau lần đạp xe từ quê nhà lên Hà Nội cách đây gần 2 tháng.

10 năm trước, bà Liễu được chị Thùy đưa đi điều trị bệnh tâm thần phân liệt. Sau đó, bà về sống cùng em gái ở quê. Thỉnh thoảng, bệnh của bà tái phát nhưng không nghiêm trọng.

Chị Thùy lấy chồng và sinh sống ở Hà Nội. Khoảng 2 tháng, chị đưa con về thăm mẹ một lần. Do mẹ không dùng điện thoại, chị chủ yếu liên lạc với mẹ qua họ hàng.

Ngày 5/5/2025, chị Thùy nhận được tiền trợ cấp từ UBND xã Thanh Sơn dành cho bà Liễu. Như mọi lần, chị lấy số tiền này và thêm tiền riêng gửi về cho mẹ sinh hoạt.

mat-tich-2.jpgHình ảnh bà Liễu trước khi mất tích. Ảnh: Nhân vật cung cấp

“Tôi gửi tiền và nhờ bác đưa cho mẹ nhưng bác tìm khắp làng không thấy mẹ. Lúc này, gia đình mới phát hiện mẹ mất tích”, chị Thùy bật khóc.

Những lần trước, bà Liễu cũng thường bỏ nhà đi loanh quanh xóm. Tuy nhiên chỉ 1-2 ngày sau, bà lại về nhà. Lần này, bà rời nhà bằng xe đạp nên chị Thùy nghi có chuyện chẳng lành.

Chị Thùy thông tin: “Do bệnh tật, mẹ tôi có tật hay quát mắng người khác khi được hỏi thăm. Thế nên, dù sống chung nhà nhưng mẹ và dì rất ít khi nói chuyện với nhau.

Mọi người ở làng cũng không dám nói chuyện, hỏi han mẹ. Vì vậy, gần như không ai hiểu tâm sự, suy nghĩ của mẹ”.

Lúc tỉnh táo, bà Liễu thường nhắc đến con gái và cháu ngoại ở Hà Nội. Thế nên, khi bà mất tích, chị Thùy và mọi người đoán bà Liễu nhớ con gái nên đạp xe đi tìm.

Đúng như dự đoán, ngày 26/5, một người dân thấy bà Liễu đạp xe trên tuyến đường thuộc khu đô thị Đô Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội.

Người này gửi video, ảnh chụp cho chị Thùy. Đáng tiếc, bà Liễu đạp xe rất nhanh và đi vào khu vực tối vắng nên họ không kịp giữ chân.

mat-tich-3.jpgBà Liễu đạp xe trên tuyến đường thuộc khu đô thị Đô Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội và được người dân phát hiện. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Nhận được tin, chị Thùy đến khu vực này tìm kiếm nhưng không gặp được mẹ. “Bà đi cũng không mang theo giấy tờ tùy thân, đầu óc lúc tỉnh lúc mê nên tôi rất lo”, chị Thùy buồn bã nói.

Dự định đón mẹ về sống chung

Không cầm được nước mắt, chị Thùy bật khóc nói: “Tôi không có bố, chỉ có hai mẹ con nương tựa nhau.

Từ ngày mẹ mất tích, tôi ăn không ngon ngủ không yên. Từng đêm, tôi ôm hy vọng được nghe ai đó nói: “Có thấy bác ở…”.

Mỗi cuộc gọi lạ đến tôi đều nín thở mong tin mẹ. Tôi chỉ ước nghe tin mẹ khỏe mạnh, đang ở đâu đó và có người giúp đỡ”.

Theo chị Thùy, lúc ở quê bà Liễu vẫn biết giữ và sử dụng tiền. Mỗi ngày, bà vẫn tự mình đi chợ mua thức ăn về nấu cơm.

Vì lấy chồng ở xa, chị Thùy chưa có điều kiện đón mẹ về chăm. Chị cũng nghĩ mẹ sống với em gái chưa chồng và ở quê sẽ thoải mái đầu óc hơn.

“Mẹ con ở cách xa nhau, tôi muốn quan tâm, hỏi han cũng khó. Nếu muốn gọi điện thoại cho mẹ, tôi cũng phải nhờ họ hàng. Cứ thế, tôi thấy ngại, sợ làm phiền mọi người nên chỉ liên lạc lúc cần”, chị Thùy tâm sự.

Trước khi mẹ mất tích, chị Thùy dự định đón mẹ về ở chung. Chị cũng tính đưa mẹ vào bệnh viện ở Hà Nội chữa trị. Tuy nhiên khi chưa kịp thực hiện, chị đã hay tin mẹ mất tích.

mat-tich-1.jpgKhi đi khỏi nhà, bà Liễu mặc áo màu hồng, quần đen và di chuyển bằng xe đạp khung sắt màu đỏ. Ảnh: Nhân vạt cung cấp

Hiện tại, chị Thùy đã nhờ cơ quan công an ở Hà Nội và Thanh Hóa hỗ trợ tìm kiếm bà Liễu. Chị cũng đăng tải thông tin mẹ mất tích lên các hội, nhóm trên mạng xã hội và tha thiết mong cộng đồng mạng hỗ trợ mình trong việc tìm kiếm mẹ.

Đại diện Công an xã Thanh Sơn xác nhận, đã nhận được trình báo của gia đình về việc bà Lê Thị Liễu mất tích. Ngay sau đó, công an đã phát đi thông báo tìm người.

“Bà Liễu có dáng người gầy, tóc dài, khi đi mặc áo màu hồng, quần màu đen, di chuyển trên chiếc xe đạp có khung sắt màu đỏ.

Nếu ai thấy bà Liễu ở đâu hoặc có thông tin xin thông báo về Công an xã Thanh Sơn”, đại diện Công an xã Thanh Sơn thông tin.

Công an truy qu;;ét 100 n;;ghi p;;hạm trong nhóm “người Việt l;;ừa người Việt” gọi điện thoại l;;ừa hơn 2.000 tỷ đồng của bà con: Có cả biệt thự để làm căn cứ

Từ sân bay, cửa khẩu đến nhà riêng, gần 100 nghi phạm trong nhóm “người Việt lừa người Việt” qua gọi điện thoại đã bị trinh sát khống chế trong chiến dịch truy quét quy mô lớn.

Bốn tháng trước, Công an tỉnh Nghệ An nhận được nhiều đơn trình báo về việc bị lừa đảo qua mạng thông qua chiêu bài rủ đầu tư “làm nhiệm vụ” mua hàng trên các sàn thương mại điện tử để hưởng “hoa hồng”. Nhiều gia đình kinh tế khánh kiệt vì nạn nhân có phần hám lợi, tin vào những lời hứa “cứ xuống tiền, sẽ sinh lợi nhuận cao và được hoàn vốn khi gặp rủi ro”.

Ban chuyên án xác định các nạn nhân bị nhiều tổ chức tội phạm “giăng bẫy”. Đầu tiên là một đường dây lừa đảo xuyên quốc gia với hàng nghìn người tham gia, ẩn náu tại các đặc khu, ốc đảo, tòa nhà cao tầng ở Myanmar và Philippines. Các ông chủ người Trung Quốc điều hành toàn bộ hoạt động, từ thuê trụ sở đến trả lương.

Đường dây này hoạt động rộng khắp thế giới, có chi nhánh tại nhiều nước châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ, mỗi nơi cử người bản địa phụ trách. Ở Việt Nam, khoảng 300 người tham gia, tất cả tự tìm hiểu thông tin tuyển dụng “việc nhẹ lương cao” trên mạng rồi liên hệ, được tài trợ vé máy bay sang Myanmar và Philippines.

Phan Đình Thịnh (trái) và Lê Thị Trà tại cơ quan điều tra. Ảnh: Hòa Vang

Phan Đình Thịnh (trái) và Lê Thị Trà tại cơ quan điều tra. Ảnh: Hòa Vang

Quản lý chung của nhóm là Phan Đình Thịnh, 30 tuổi và vợ Lê Thị Trà, 26 tuổi, cùng trú xã Hưng Đạo, huyện Hưng Nguyên. Hàng ngày, họ hướng dẫn nhân viên dùng chiêu “người Việt lừa người Việt”, lập tài khoản ảo trên mạng xã hội để làm quen và dụ dỗ người ở trong nước đầu tư “làm nhiệm vụ” trên các sàn thương mại điện tử có giao diện giống Shopee và Lazada do công ty tự xây dựng.

Chúng sử dụng phần mềm chỉnh sửa hình ảnh đại diện tài khoản mạng xã hội, tiếp cận phụ nữ đơn thân, đàn ông trung niên. Ban đầu làm quen, tìm hiểu tính cách, sở thích, sau đó “tỏ tình”, rủ đầu tư. Giai đoạn đầu, các nạn nhân được cho thắng ba lần, nhận cả vốn lẫn lãi hàng chục triệu đồng. Từ lần thứ tư, chúng yêu cầu đầu tư thêm để sinh lời cao hơn, rồi cố tình gây lỗi hệ thống, buộc nộp thêm tiền khắc phục mới được rút, cho đến khi nạn nhân không còn khả năng chi trả.

Thịnh và Trà là tổ trưởng, lương mỗi tháng 30 triệu đồng, nhân viên hưởng 15-18 triệu đồng, thêm “hoa hồng” trích từ tiền lừa đảo trong một tháng. Theo thỏa thuận, nếu một tổ lừa được một tỷ đồng thì tổ trưởng nhận 7%, nhân viên từ 3-7%, phần còn lại chuyển về công ty chi phí hoạt động.

Nhóm tội phạm ở Việt Nam tự mua máy tính, tổ chức hoạt động lừa đảo tại nhà riêng. Ảnh: Hòa Vang

Nhóm tội phạm ở Việt Nam tự sắm máy tính, tổ chức hoạt động lừa đảo tại nhà riêng. Ảnh: Hòa Vang

Nhân viên được tính công theo ngày, nghỉ sẽ bị trừ lương, muốn về nước phải hoàn tiền vé máy bay, nộp thêm “phí đào tạo”, từ 60-100 triệu đồng. Ông chủ là người quyết định cho nhân viên rời công ty hay không. Ai muốn “giải thoát” nhưng không có tiền thì phải làm không lương để trừ chi phí. Nếu thấy nạn nhân nào đầu tư nhiều tiền, đích thân ông chủ sẽ “khai thác” đến khi cạn kiệt tài sản.

Theo điều tra viên, tổ chức thứ hai là các nhóm lừa đảo trong nước. Những người này từng làm việc cho các tổ chức ở Myanmar và Philippines trở về, dựng lại mô hình cũ, tập hợp nhóm 5-7 người, sử dụng nhà riêng ở nơi hẻo lánh làm nơi hoạt động. Chúng sống khép kín, khóa cửa cả ngày để gọi điện lừa đảo. Lợi nhuận chia theo tỷ lệ: Kẻ cầm đầu hưởng 30-40%, phần còn lại chia cho các thành viên.

Phạm vi hoạt động của nhóm lừa đảo này khắp các tỉnh thành trong nước, mỗi ngày thực hiện hàng chục phi vụ thành công, vì thế khoản tiền thu lợi bất chính rất lớn. Có nghi phạm làm giàu lên nhanh chóng, như một người ở Bắc Ninh vừa về nước chưa đầy nửa năm đã xây được căn biệt thự hai tầng trên khu đất rộng hàng nghìn m2, nội thất đắt đỏ, mua ôtô tiền tỷ.

Nhà riêng của một nghi phạm cầm đầu đường dây lừa đảo tại tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: Hòa Vang

Nhà riêng của một nghi phạm cầm đầu đường dây lừa đảo tại tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: Hòa Vang

Công an tỉnh Nghệ An cho biết, trinh sát đã điều tra trên không gian mạng và tới các tỉnh xác minh thông tin bị hại phản ánh, song thời gian đầu như “mò kim đáy bể”, do thông tin nhóm tội phạm đưa ra đều ảo, tài khoản nhận tiền không chính chủ. Việc truy vết nghi phạm ở nước ngoài gặp nhiều trở ngại vì cơ chế phối hợp với nhà chức trách sở tại còn vướng mắc.

Sau hơn ba tháng, chân dung các nghi phạm được làm rõ, nút thắt vụ án cơ bản được “giải mã”. Công an Nghệ An phối hợp với Cục nghiệp vụ Bộ Công an, công an các tỉnh và cửa khẩu, sân bay trên cả nước lên kế hoạch “cất vó”, nhắm vào ba nhóm: nghi phạm từ Myanmar, Philippines nhập cảnh về nước; người từng tham gia đường dây, đã về quê; và nhóm đang trực tiếp hoạt động tại nhiều tỉnh thành.

“Giữa các nghi phạm có sự liên kết khá chặt chẽ, vì thế phải phá án đồng thời để chúng không kịp trở tay. Nếu làm không nhất quán, nhóm tội phạm phát hiện ‘động’ sẽ tìm cách thông báo cho nhau để tẩu thoát hoặc xóa dấu vết, khi đó mọi công sức đeo bám trong nhiều tháng qua sẽ trở nên vô nghĩa”, một trinh sát nói.

Ngày 23/6, các tổ công tác của ban chuyên án đồng loạt ra quân. Tại một số cửa khẩu và sân bay của các tỉnh, hàng chục cán bộ công an mặc thường phục chia làm nhiều mũi, theo dõi từ xa. Thấy một nghi phạm hoàn thành thủ tục nhập cảnh thì lập tức bám sát, khống chế trong vài chục giây. Nhóm tội phạm về nước bằng máy bay hoặc ôtô qua cửa khẩu, đi trên nhiều chuyến. Ban đầu khi bị còng tay thì phản ứng bảo “bắt sai người”, song lúc cảnh sát đưa ra các chứng cứ cùng hình ảnh in trên lệnh bắt thì im lặng.

Cùng thời điểm, nhiều mũi trinh sát tới nhà các nghi phạm từng tham gia tổ chức lừa đảo ở nước ngoài, công bố lệnh bắt. Vợ chồng Thịnh – Trà tại huyện Hưng Nguyên, nơi cả hai vừa về quê được vài tuần. Họ mặt biến sắc và nhận tội. Một số người thân bất ngờ vì lâu nay tưởng con đi làm “việc nhẹ lương cao”.

Theo trinh sát, nhóm trực tiếp hoạt động trong nước là khó xử lý nhất, vì ẩn náu trong nhà kiên cố, gắn camera giám sát, xa khu dân cư. Tại mỗi tỉnh, trinh sát từ nhiều mũi đồng loạt đột kích vào bên trong. Thấy bị lộ, các nghi phạm tắt máy tính, vứt điện thoại, máy tính, định tẩu thoát nhưng bị siết vòng vây.

Trong một ngày, ban chuyên án đã bắt gần 100 người liên quan các tổ chức lừa đảo trong và ngoài nước, thu nhiều điện thoại, máy tính và tài liệu liên quan.

Hàng chục nghi phạm bị bắt tại một sân bay. Ảnh: Hòa Vang

Hàng chục nghi phạm bị bắt tại một sân bay. Ảnh: Hòa Vang

Công an tỉnh Nghệ An cho hay, để phá vụ án này, cán bộ chiến sĩ của đơn vị phải căng mình, “đau đầu” vạch ra nhiều phương án tác chiến. Nạn nhân cũng như tội phạm đều ở các tỉnh thành xa, do đó nhiều trinh sát đã phải di chuyển hàng nghìn km, xa nhà trong nhiều tháng để điều tra.

Thời gian tới, Công an tỉnh Nghệ An sẽ liên lạc với nhà chức trách Myanmar và Philippines để cung cấp thêm tài liệu, bằng chứng về các nhóm tội phạm lừa đảo xuyên quốc gia, lên cơ chế phối hợp để chặt đứt “vòi bạch tuộc”.

Cơ quan điều tra cáo buộc, đến khi bị triệt phá, đường dây do vợ chồng Thịnh – Trà quản lý cùng các nhóm trong nước đã lừa hàng nghìn người, chiếm đoạt hơn 2.000 tỷ đồng. Trung bình mỗi nghi phạm lừa hàng chục bị hại. Hai trường hợp mất nhiều nhất là người đàn ông trung niên ở Nghệ An và TP HCM, bị chiếm đoạt lần lượt 15 và 42 tỷ đồng chỉ trong hai ngày.

Hiện Thịnh, Trà và hơn 90 người đã bị khởi tố, bắt giam về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, theo Điều 174 Bộ luật Hình sự.

Nhóm bạn học cũ của tôi vừa tổ chức một buổi gặp mặt sau 7 năm ra trường. Ai cũng háo hức, người lập gia đình, người thành công. Ánh mắt tôi lập tức chạm vào cô ấy – vợ cũ của tôi.

Bảy năm sau ngày tốt nghiệp, chúng tôi lại ngồi quanh nhau, cười nói như chưa từng có những khoảng cách. Ai cũng thay đổi – trưởng thành, chững chạc, thậm chí thành đạt. Nhưng giây phút tôi nhìn thấy cô ấy – vợ cũ của tôi – bước vào phòng, mọi âm thanh như biến mất. Cô vẫn thế, mà cũng không còn là cô của tôi. Và tôi biết, đêm nay, tôi sẽ không thể ngủ yên.

Chiếc bàn tròn nơi nhóm bạn cũ tụ họp được trang trí đơn giản nhưng ấm cúng. Những ly vang nâng lên chúc tụng, những tràng cười râm ran khắp phòng. Tôi ngồi im lặng ở một góc, gật đầu mỗi khi có người nhắc đến tên tôi, nhưng đầu óc thì lơ đãng.

Cô ấy đến trễ, như thói quen ngày xưa. Vẫn dáng người mảnh mai, mái tóc dài suôn mượt ôm lấy gương mặt thanh tú. Cô ngồi cùng nhóm bạn nữ phía bên kia căn phòng. Tôi nhìn lén – điều mà tôi đã cố gắng dứt bỏ suốt hai năm qua. Chẳng phải tôi chưa từng thử quên, nhưng mỗi sáng thức dậy trong căn phòng trống vắng, bóng hình cô lại hiện về.

Chúng tôi ly hôn không một lời tranh cãi. Không bên thứ ba, không phản bội. Chỉ là sau ba năm chung sống, căn nhà nhỏ của hai người yêu nhau dần trở thành hai thế giới song song, mỗi người một im lặng, một nỗi đau không tên. Có lần tôi thức dậy giữa đêm, thấy cô ngồi một mình trong bếp, mắt đỏ hoe, tay cầm ly nước nguội lạnh. Tôi không hỏi. Và đó có lẽ là sai lầm lớn nhất.

Giọng nói của cô vẫn nhẹ nhàng, ánh mắt vẫn ánh lên sự ấm áp. Nhưng giờ đây, nụ cười ấy không còn dành cho tôi. Tôi lặng lẽ nhìn cô trò chuyện, ánh đèn vàng ấm áp như phủ lên mái tóc cô một lớp ánh sáng dịu dàng. Cô ấy đã thay đổi. Không còn là người phụ nữ mang nỗi buồn âm ỉ, mà là một người phụ nữ tự tin, rạng ngời.

Tôi cúi đầu, khuấy nhẹ ly nước trên tay, cười khẩy. Phải chăng, sau khi không còn tôi bên cạnh, cô ấy mới thật sự sống đúng với mình?

Bữa tiệc gần về cuối, một người bạn trong nhóm bất ngờ đứng dậy, giọng rôm rả:

– Mọi người, tin hot đây! Có người trong chúng ta sắp cưới đấy!

Cả phòng xôn xao, ánh mắt đổ dồn về phía… cô ấy.

Tôi khựng lại, toàn thân như đông cứng.

Cô đứng lên, bước chậm rãi, lấy từ túi xách ra một phong thư màu ngà. Nụ cười của cô vẫn vậy – dịu dàng và kín đáo. Cô nhẹ nhàng phát thiệp, từng người, từng người một. Khi đứng trước mặt tôi, cô dừng lại một nhịp, ánh mắt thoáng có điều gì đó. Không buồn, không vui. Chỉ là một ánh nhìn lặng lẽ.

Tôi nhận lấy thiệp, cố giữ gương mặt bình thản. Tôi cười nhạt, như thể đây chỉ là một trò đùa định mệnh bày ra cho tôi.

Nhưng khi lật thiệp ra xem, mắt tôi tối sầm.

Tên chú rể là… Trần Minh Khôi.

Là bạn thân nhất của tôi thời đại học. Là người từng ngủ lại nhà tôi cả tuần khi ba mẹ anh ấy ly dị. Là người tôi từng xem như anh em ruột.

Tôi ngẩng đầu lên nhìn cô. Ánh mắt cô chạm vào tôi đúng khoảnh khắc ấy. Không tránh né, không giải thích. Cô chỉ nhìn tôi – rất lâu, như thể đang chờ tôi nói một điều gì đó. Nhưng cổ họng tôi nghẹn lại.

Tôi đứng dậy, không nói một lời, bước ra khỏi phòng.

Bên ngoài, gió thổi nhẹ, màn đêm như cuốn theo từng cơn ký ức đè nặng lên ngực. Tôi lần tay vào túi, châm một điếu thuốc – điều tôi đã bỏ từ ngày cưới cô. Lửa bén vào đầu thuốc, khói mỏng manh cuộn quanh, cay mắt.

Tôi không nhớ mình đã đứng bao lâu ngoài bãi đỗ xe. Ánh đèn từ nhà hàng phía sau vẫn le lói hắt ra. Mỗi tiếng cười, tiếng nói vọng lại như một vết dao nhỏ, cứa vào nỗi cô đơn âm ỉ. Trong tay, tấm thiệp cưới đã bị tôi vò nhăn, mép giấy gập gãy. Tên cô, tên Khôi – hiện rõ như một lời nhắc nhở cay nghiệt rằng tôi đã hoàn toàn đánh mất cô ấy.

– Lâu rồi anh mới hút thuốc lại nhỉ? – Một giọng nói quen thuộc vang lên phía sau.

Tôi quay lại. Là cô. Cô khoác nhẹ chiếc khăn lụa, ánh mắt vẫn sâu thẳm như lần đầu tôi gặp cô dưới tán cây phượng năm ấy.

– Em ra đây làm gì?

– Để nói chuyện. Em nghĩ, ít nhất… mình cũng nên nói chuyện. Trước khi mọi thứ bước sang một chương khác.

Tôi không trả lời. Cô đứng cạnh, khoảng cách đủ để nghe tiếng tim nhau đập, nhưng xa đến mức không còn cảm nhận được hơi ấm.

– Em và Khôi… bắt đầu từ khi nào? – Tôi hỏi, cố giữ giọng bình thản.

– Một năm trước. Không phải khi còn là vợ chồng. – Cô trả lời, chậm rãi, không né tránh.

– Anh ấy biết chúng ta từng…?

– Biết. Chính vì biết, nên Khôi đã đắn đo rất lâu. Nhưng anh ấy cũng là người đã nhìn thấy em cô độc nhất sau ly hôn. Anh ấy không “giành lấy” em. Anh ấy ở đó, khi anh không còn ở đó nữa.

Tôi im lặng. Gió thoảng qua, mang theo mùi hoa sữa thoảng nhẹ, gợi về mùa thu năm nào, khi chúng tôi còn tay trong tay đi dạo về khuya.

– Em hạnh phúc không?

– Em bình yên. Còn hạnh phúc, em sẽ tự tạo ra. – Cô nhìn tôi, ánh mắt ấy không còn là ánh mắt của người chờ đợi, mà là của người đã đi đủ xa để hiểu rõ mình cần gì.

– Anh biết, ngày đó… anh sai. Anh nghĩ yêu nhau là đủ, nhưng lại không hiểu rằng yêu cũng cần học cách lắng nghe. Em đã khóc một mình quá nhiều. Anh biết, nhưng không dám đối diện.

Cô mỉm cười, nhẹ như gió.

– Cả hai chúng ta đều có lỗi. Mình đã không đủ can đảm để sửa sai. Cứ thế để thời gian làm mòn đi mọi thứ.

Tôi cúi đầu, nhắm mắt. Một giọt nước mắt rơi xuống giày. Có lẽ là giọt đầu tiên sau nhiều năm.

– Nếu như… lúc ấy anh cố gắng thêm một chút, có lẽ…

– Không có “nếu như” nào cả, anh à. Mình đã chọn rẽ, thì hãy cứ đi tiếp. Dừng lại để nuối tiếc, chỉ khiến cả hai mệt mỏi thêm thôi.

Tôi quay sang nhìn cô, lần cuối. Trong ánh sáng lờ mờ từ đèn đường, tôi thấy một người phụ nữ mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Không còn là người con gái bé nhỏ trong vòng tay tôi ngày xưa. Cô đã thật sự rời đi – không phải bằng đôi chân, mà bằng cả trái tim.

– Em… vẫn giữ bức thư em từng viết, sau ngày ly hôn. – Cô bất ngờ nói.

– Thư?

– Em không gửi. Vì em biết, nếu gửi, anh sẽ quay lại. Nhưng đó không còn là điều em cần nữa.

Tôi cười. Một nụ cười buốt trong tim.

– Em có thể cho anh đọc nó không?

Cô lắc đầu.

– Không còn cần thiết nữa. Nếu hôm nay gặp nhau để nhắc lại quá khứ, thì để khép lại, không phải để lật mở lại từng vết cắt.

Gió thổi mạnh hơn. Cô đưa tay giữ khăn choàng. Tôi thấy chiếc nhẫn trên tay cô – là nhẫn đính hôn. Không phải kiểu nhẫn cô từng thích. Nhưng có lẽ giờ, cô thích những điều khác.

– Tạm biệt anh. – Cô nói, rồi quay đi, từng bước chắc chắn.

Tôi không giữ cô lại. Cũng không gọi. Lần đầu tiên, tôi thực sự để cô đi – không còn ảo tưởng, không còn hy vọng mong manh.

Tôi chuyển công tác sang một tỉnh xa. Công việc mới bận rộn, tôi không còn nhiều thời gian để ngồi lặng nghĩ về những điều không thể thay đổi.

Một buổi sáng, khi dọn lại hộp kỷ vật cũ, tôi tình cờ tìm thấy tấm thiệp cưới năm nào. Gấp lại, nhăn nhúm, nhưng vẫn còn tên cô, nét mực in đậm. Tôi đặt nó vào trong ngăn kéo, không vứt đi.

Không phải để lưu luyến, mà để nhắc mình: có những điều nếu không giữ được, hãy học cách giữ lại bằng sự trân trọng, không phải hối tiếc.

Trong đời, đôi khi điều ta cần không phải là người ở lại, mà là người dạy ta biết thế nào là mất mát – để sau này, ta yêu người khác một cách trưởng thành hơn.

Chỉ còn 2 ngày nữa: Tất cả hàng quán trên cả nước kể cả quán nước, tiệm tạp hóa nhỏ đều sẽ mất ít nhất hơn 500.000 đồng/một tháng

Quy định mới này được kỳ vọng sẽ thu hẹp khoảng cách an sinh xã hội, bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động.

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) số 41/2024, có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, đã mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Theo đó, tại khoản 1 Điều 2, người lao động là công dân Việt Nam, bao gồm cả chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh, sẽ phải tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Chính phủ.

Về căn cứ đóng BHXH, điểm d khoản 1 Điều 31 quy định: Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc. Đối với các đối tượng được quy định tại các điểm g, h, m và n khoản 1 Điều 2 của Luật này, người tham gia có thể lựa chọn mức tiền lương để làm căn cứ đóng, nhưng không thấp hơn mức tham chiếu và không cao hơn 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng.

Từ 1/7, chủ tiệm cafe, kinh doanh tạp hóa… có đăng ký kinh doanh bắt buộc phải thực hiện điều này theo quy định mới của Chính phủ - ảnh 1

Ảnh minh họa

Theo Điều 32 và điểm a, b khoản 4 Điều 33, tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc đối với nhóm chủ hộ kinh doanh như sau:

– 3% vào quỹ ốm đau và thai sản

– 22% vào quỹ hưu trí và tử tuất

Chủ hộ có thể lựa chọn phương thức đóng linh hoạt như đóng hàng tháng, 3 tháng hoặc 6 tháng/lần, tùy theo nhu cầu.

Về mức đóng, chủ hộ kinh doanh sẽ đóng BHXH bắt buộc theo mức thấp nhất là 25% của mức tham chiếu và cao nhất là 20 lần mức tham chiếu.

Theo khoản 13 Điều 141 của luật quy định khi chưa bãi bỏ mức lương cơ sở thì mức tham chiếu được hiểu bằng mức lương cơ sở. Khi mức lương cơ sở bị bãi bỏ, mức tham chiếu không thấp hơn mức lương cơ sở trước đó. Theo Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP, mức lương cơ sở hiện hành là 2.340.000 đồng/tháng, do đó, mức tham chiếu hiện tại là 2.340.000 đồng.

Như vậy, chủ hộ kinh doanh sẽ đóng BHXH bắt buộc theo mức thấp nhất là 25% của mức tham chiếu, tương đương 585.000 đồng/tháng; mức đóng tối đa tương ứng 20 lần mức tham chiếu.

Ngoài nhóm chủ hộ kinh doanh, Luật BHXH 2024 cũng mở rộng thêm nhiều nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, cụ thể:

– Người lao động làm việc không trọn thời gian, bao gồm hợp đồng lao động từ 1 tháng trở lên, lao động bán thời gian… nếu có mức lương bằng hoặc cao hơn mức tối thiểu thì thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc.

– Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố được hưởng đầy đủ các chế độ BHXH bắt buộc, bao gồm cả chế độ ốm đau và thai sản.

– Người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã không hưởng tiền lương – gồm thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc, kiểm soát viên, người đại diện vốn nhà nước… cũng phải tham gia BHXH bắt buộc.

– Các nhóm đối tượng linh hoạt khác, nếu có việc làm và thu nhập ổn định, sẽ được xác định theo đề xuất của Chính phủ nhằm phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội và sự thay đổi trong quan hệ lao động.

Những quy định mới này được kỳ vọng sẽ thu hẹp khoảng cách an sinh xã hội, bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động trong nền kinh tế đang chuyển động linh hoạt và đa dạng.

Cho ai chưa biết: Bảng giá đất mới: Tiền thuế gần bằng tiền… bán đất

Tỉnh Nghệ An vừa ban hành quyết định áp dụng bảng giá đất mới với mức tăng cao so với bảng giá trước đó, có nơi tăng đến 15 lần khiến người dân gặp khó khi chuyển mục đích sử dụng đất.

Giá đất tăng vọt

Đợt điều chỉnh giá đất lần này (áp dụng từ 21.5) của UBND tỉnh Nghệ An có biên độ tăng cao nhất trong các lần tăng giá trước đây.

Theo đó, giá đất ở tại nhiều tuyến đường, khu vực trọng điểm tại TP.Vinh và các huyện, thị xã tăng mạnh, có nơi tăng 15 lần so với bảng giá giai đoạn 2020 – 2024.

Bảng giá đất mới: Tiền thuế gần bằng tiền... bán đất- Ảnh 1.

Tại TP.Vinh, giá đất ở đường Quang Trung được điều chỉnh từ 52 triệu đồng lên 150 triệu đồng/m² (tăng hơn 2,8 lần), các lô góc 2 mặt đường tại tuyến này tăng từ 53 triệu đồng lên 165 triệu đồng/m² (tăng hơn 3 lần).

Tại các tuyến đường liên xã, khu vực ngoại ô TP.Vinh cũng có mức tăng đột biến. Các lô đất trên tuyến đường nối từ tỉnh lộ 535A đến tỉnh lộ 353B (thuộc xã Nghi Xuân, TP.Vinh) tăng từ 1,2 triệu đồng lên 18 triệu đồng/m² (tăng 15 lần). Tuyến QL46C đoạn qua xã Nghi Xuân tăng từ 1,3 triệu lên 14 triệu đồng/m² (tăng hơn 10,7 lần), đường 72 m nối TP.Vinh – Cửa Lò tăng từ 3 triệu đồng lên 35 triệu đồng/m² (tăng 11,6 lần).

Tại các huyện, thị, lần điều chỉnh này giá đất cũng tăng từ 2 – 10 lần, nhất là những khu vực bám các tuyến đường lớn.

Giá đất thương mại – dịch vụ tại cùng vị trí, tuyến đường bằng 25%, đất sản xuất kinh doanh (không bao gồm thương mại, dịch vụ) bằng 20% và đất sản xuất kinh doanh phục vụ mục đích khai thác khoáng sản bằng 40% giá đất ở liền kề hoặc có vị trí tương đương.

Theo lý giải của UBND tỉnh Nghệ An, việc điều chỉnh, bổ sung bảng giá lần này đã được nghiên cứu, tính toán mức tăng hợp lý, không ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Việc điều chỉnh này sẽ tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, giải quyết bất cập trong việc xác định nghĩa vụ tài chính khi thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, minh bạch trong việc kinh doanh bất động sản, góp phần tăng thu ngân sách.

Tiền thuế gần bằng tiền… bán đất

Tuy nhiên, sau khi bảng giá đất này được áp dụng, theo ghi nhận của phóng viên, người dân đã gặp khó khi thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất vì mức thuế phải đóng quá cao.

Vợ chồng chị Lê Thị Vân (khối Hòa Tiến, P.Hưng Lộc, TP.Vinh) được bố mẹ cắt chuyển 150 m2 đất vườn để làm nhà ở. Năm 2024, do bận việc nên chị Vân nhờ người khác làm hộ thủ tục để chuyển đổi mục đích từ đất vườn sang đất ở. Nhưng do người làm hộ chần chừ nên đến nay vẫn chưa chuyển đổi được mục đích, trong khi giá đất ở đây đã tăng từ 1,8 triệu đồng lên 10 triệu đồng.

Bảng giá đất mới: Tiền thuế gần bằng tiền... bán đất- Ảnh 2.

Bảng giá đất tăng vọt ở P.Hưng Lộc, TP.Vinh

ẢNH: K.HOAN

“Để chuyển đổi 150 m2 này từ đất vườn sang đất ở, nếu bảng giá đất cũ chúng tôi chỉ phải đóng mức thuế 270 triệu đồng, nhưng hiện nay phải nộp 1,5 tỉ đồng. Tiền thuế chuyển mục đích gần ngang bằng giá trị lô đất là rất vô lý”, chị Vân nói.

Kề bên Hòa Tiến là khối Mỹ Hạ, bảng giá đất cũng tăng vọt nhiều lần khiến người dân “choáng váng”. Các lô đất bám đường Trần Trùng Quang bảng giá tăng từ 2,8 triệu đồng lên 20 triệu đồng/m2, các lô đất trong ngõ hẻm cũng tăng từ 1,8 triệu đồng lên 8,7 triệu đồng/m2.

Điều đáng nói, nhiều thửa đất nằm trong các con hẻm rất nhỏ, giá trị đất không cao nhưng vẫn phải gánh mức giá quá cao.

“Gia đình tôi ở đây từ năm 1970, diện tích hơn 1.000 m2. Nếu bây giờ tôi muốn cắt 100 m2 đất vườn để bán cho người khác, phải nộp thuế 870 triệu đồng. Giá đất hiện nay đang sốt, nhưng do đường hẻm nhỏ và hẻm cụt nên nếu tách thửa cũng chỉ bán được khoảng 1,2 tỉ đồng. Như vậy, gia đình tôi chỉ thu được hơn 300 triệu đồng. Nếu tách thửa cho con, chuyển mục đích sử dụng đất cũng mất 870 triệu đồng, chẳng khác gì bỏ tiền để mua lại đất của chính mình với giá cao”, một người dân ở đây cho hay.

Một công chức địa chính P.Hưng Lộc (TP.Vinh) cho biết, bảng giá đất này ở phường được xây dựng thấp hơn so với bảng giá đã công bố, nhưng khi chuyển lên cấp trên, bảng giá đã được chỉnh sửa theo hướng tăng thêm.

Luật sư Thái Sỹ Oai, Đoàn luật sư tỉnh Nghệ An, cho rằng bảng giá đất mới của tỉnh Nghệ An có mức tăng quá cao sẽ ảnh hưởng rất lớn đến người dân.

Việc mua bán qua mạng đã khiến các vị trí được cho là “đất vàng” ở vùng đô thị hiện nay không còn là thế mạnh trong kinh doanh, đồng thời việc tăng mức giá quá cao sẽ khiến chủ sở hữu đất phải tăng giá cho thuê mặt bằng, kinh doanh sẽ càng khó khăn hơn.

Bảng giá đất tăng cao cũng khiến người dân gặp khó khi chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất trồng cây lâu năm sang đất ở vì phải đóng mức thuế quá cao.

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến để sửa đổi Nghị định 103/2024 quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, trong đó xem xét giảm thuế chuyển mục đích sử dụng đất từ 100% xuống còn 50% như trước đây.

Tuy nhiên, với mức tăng giá đất lên nhiều lần, thì với việc giảm thuế từ 100% xuống 50%, người dân vẫn phải đóng thuế ở mức cao. Vì thế, giá đất sẽ tiếp tục tăng, người thu nhập thấp càng khó tiếp cận.

Gi:á vàng nhẫn, vàng SJC ngày 28/6 s:ậ:p mạnh, sao lại ĐẾN MỨC NÀY

Giá vàng hôm nay ngày 28/6/2025 tính đến 16h chiều: giá vàng SJC, DOJI, BTMC trong nước tiếp tục giảm mạnh theo đà chung.
Giá vàng hôm nay chiều 28/6: SJC, DOJI, BTMC đồng loạt giảm 657014

Giá vàng trong nước hôm nay chiều 28/6

Giá vàng miếng: Tiếp đà giảm sâu

Giá vàng thế giới đã có một phiên rớt mạnh tới hơn 50 điểm vào ngày hôm trước và chỉ tạm thời bị chặn lại bởi hai ngày nghỉ cuối tuần. Do đó, thị trường trong nước cũng bị ảnh hưởng mạnh mẽ, kéo giá vàng miếng giảm mạnh hai phiên liên tiếp.

Tính đến 16h00 chiều ngày 28/6/2025, tại các hệ thống SJCDOJIBTMC, giá vàng miếng SJC được niêm yết ở mức 117,2 triệu đồng/lượng chiều mua vào và 119,2 triệu đồng/lượng chiều bán ra, giảm mạnh 500.000 đồng so với phiên hôm trước.

Phú Quý thậm chí còn ghi nhận mức giảm sâu hơn, hiện mua vào vàng miếng SJC với giá 116,5 triệu đồng/lượng (giảm 700.000 đồng), trong khi giá bán ra giảm 500.000 đồng xuống chỉ còn 119,2 triệu đồng/lượng.

Giá vàng hôm nay chiều 28/6: SJC, DOJI, BTMC đồng loạt giảm 657015
Biểu đồ giá vàng miếng SJC hôm nay chiều 28/6

Giá vàng nhẫn – Giá vàng 9999 hôm nay: Đồng loạt giảm mạnh

Thị trường vàng nhẫn tròn trơn 9999 trong nước cũng chịu áp lực mạnh mẽ từ đà giảm của giá vàng thế giới.

Tại TP.HCM, giá vàng nhẫn SJC loại 1–5 chỉ được giao dịch ở mức 113,2 triệu đồng/lượng chiều mua vào và 115,7 triệu đồng/lượng chiều bán ra, giảm nhẹ 200.000 đồng ở cả hai chiều. Với dòng sản phẩm từ 0,3 đến 0,5 chỉ, giá bán ra nhỉnh hơn khoảng 100.000 đồng do chi phí gia công và nhu cầu mua lớn.

Tại Hà Nội, vàng nhẫn tròn trơn BTMC giao dịch ở mức 114,1 triệu đồng/lượng mua vào và 117,1 triệu đồng/lượng bán ra, giảm mạnh 400.000 đồng so với phiên hôm trước.

Vàng nhẫn tròn Phú Quý 9999 cũng giảm 300.000 đồng, xuống mức 113,1 triệu đồng/lượng chiều mua và 116,1 triệu đồng/lượng chiều bán.

Mức giảm từ 200 – 400 ngàn đồng của vàng nhẫn tròn trơn 9999 phần nào cho thấy lực cầu trên thị trường đang suy yếu, nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ lo sợ bán ra.

Giá vàng hôm nay chiều 28/6: SJC, DOJI, BTMC đồng loạt giảm 657016

Giá vàng thế giới chiều 28/6: Vẫn chưa thoát xu hướng giảm

Tính đến 16h ngày 28/6 theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay trên sàn Kitco vẫn neo cứng ở mức 3.272,79 USD/ounce, giảm mạnh 53,70 USD so với phiên trước đó. Đây là lần đầu trong vòng một tháng giá vàng xuyên thủng ngưỡng hỗ trợ 3.300 USD/ounce, phần nào phản ánh làn sóng tháo chạy khỏi vàng khi các yếu tố rủi ro địa chính trị đang dần hạ nhiệt.

Quy đổi theo tỷ giá của Vietcombank, giá vàng thế giới hiện tương đương khoảng 104 triệu đồng/lượng (chưa tính các loại thuế, phí), thấp hơn tận 15 triệu đồng/lượng so với vàng miếng SJC trong nước.

Theo chuyên gia Daniel Pavilonis từ RJO Futures, xu hướng bán tháo hiện nay không đến từ yếu tố kinh tế mà chủ yếu là do sự lắng dịu trong tình hình địa chính trị toàn cầu. Bên cạnh đó, việc chi tiêu tiêu dùng tại Mỹ sụt giảm nhẹ trong tháng 5 cũng khiến nhà đầu tư kỳ vọng FED sẽ bắt đầu chu kỳ hạ lãi suất từ tháng 9 với mức giảm dự kiến 75 điểm cơ bản trong năm nay. Dù vậy, lãi suất cao vẫn là yếu tố chính khiến vàng trở nên kém hấp dẫn trong ngắn hạn.

X;ót x;a: Nữ sinh 2007 vừa thi tốt nghiệp THPT, đi chơi cùng bạn thì gặp t/ai n/ạn – bạn nam ra đi mãi mãi

Một trong 2 em học sinh tử vong do vụ tai nạn chỉ vừa mới thi tốt nghiệp xong, chăm ngoan học giỏi được mọi người yêu quý. 

 

 

Ngày 28/6, trên mạng xã hội rầm rộ thông tin một vụ tai nạn nghiêm trọng diễn ra tại gần cổng chào bản Thái Hưng, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Theo thông tin từ người dân có mặt tại vụ tai nạn cho biết, vụ va chạm khiến cả 2 người điều khiển  xe máy tử vong.

Thông tin trên mjang xã hội 

Cụ thể, chiếc xe tải mang biển kiểm soát 26C-143xx và xe máy mang biển số 26-ACxx đã có va chạm mạnh trên đường vào bản Thái Hưng và hiện chưa rõ nguyên nhân vụ tai nạn. 2 nạn nhân gồm một em nam đã tử vong tại chỗ, còn em nữ ) sinh năm 2007, quê Bình Phú – Thạch Thất – Hà Nội) đã tử vong trên đường đưa đi cấp cứu. Theo thông tin từ hàng xóm và cũng là người học cùng trường chia sẻ, bạn nữ vừa mới thi tốt nghiệp THPT hôm qua xong và hôm nay đi chơi thì gặp tai nạn.

Hiện trường vụ việc 

Vụ việc khiến cộng đồng mạng dậy sóng khi kỳ thi THPT Quốc gia mới vừa kết thúc 1 ngày, có lẽ các em đang hẹn nhau đi chơi sau kỳ thi căng thẳng. Đâu ai ngờ, lần đi chơi này lại cướp mất đi sinh mạng của 2 đứa trẻ còn cả tương lai rộng mở phía trước. Hiện vụ việc vẫn đang được cơ quan chức năng xác minh.

Bình luận từ phía cộng đồng mạng 

“Được biết bạn mất này học giỏi và ngoan ngoãn. Cô giáo đăng lên là lớp trưởng năng động, trách nhiệm nữa. Ôi thương con vắn số quá! Có được đứa Con trai ngoan như thế ko phải đơn giản, Cha Mẹ hết nước mắt với con thôi!”. 

“Người nhà đều biết rồi, hai em đã không qua khỏi”. 

“Nhìn hiện trường này chắc hai bạn cố vượt khúc cua qua xe tải nhưng không thành”. 

Mẹ U70 đạp xe từ Thanh Hóa ra Hà Nội tìm con rồi m:ất t:ích, gia đình ‘đỏ mắt’ tìm

Người mẹ U70 đạp xe từ Thanh Hóa ra Hà Nội tìm con gái rồi mất tích khiến gia đình hoang mang, tìm kiếm trong nước mắt.

Ngày 27/6/2025, báo Vietnamnet đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Mẹ U70 đạp xe từ Thanh Hóa ra Hà Nội tìm con rồi mất tích, gia đình ‘đỏ mắt’ tìm”. Nội dung như sau:

Mẹ đạp xe ra Hà Nội tìm con

Gần 2 tháng qua, bất kể đi đâu, làm gì, chị Lê Thị Thùy (SN 1996, quê Thanh Hóa) đang sống tại Hà Nội, cũng mang theo tờ thông báo tìm mẹ mất tích.

Chị dán thông báo tìm người dọc các tuyến đường từ Thanh Hóa ra Hà Nội, các bến xe, trường đại học… Chị Thùy cũng gửi hình ảnh, thông tin nhờ lực lượng cảnh sát giao thông hỗ trợ việc tìm mẹ.

Mẹ chị Thùy, bà Lê Thị Liễu (SN 1960, trú tại thôn Trung Sơn, xã Thanh Sơn, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa) mất tích sau lần đạp xe từ quê nhà lên Hà Nội cách đây gần 2 tháng.

10 năm trước, bà Liễu được chị Thùy đưa đi điều trị bệnh tâm thần phân liệt. Sau đó, bà về sống cùng em gái ở quê. Thỉnh thoảng, bệnh của bà tái phát nhưng không nghiêm trọng.

Chị Thùy lấy chồng và sinh sống ở Hà Nội. Khoảng 2 tháng, chị đưa con về thăm mẹ một lần. Do mẹ không dùng điện thoại, chị chủ yếu liên lạc với mẹ qua họ hàng.

Ngày 5/5/2025, chị Thùy nhận được tiền trợ cấp từ UBND xã Thanh Sơn dành cho bà Liễu. Như mọi lần, chị lấy số tiền này và thêm tiền riêng gửi về cho mẹ sinh hoạt.

mat-tich-2.jpg
Hình ảnh bà Liễu trước khi mất tích. Ảnh: Nhân vật cung cấp

“Tôi gửi tiền và nhờ bác đưa cho mẹ nhưng bác tìm khắp làng không thấy mẹ. Lúc này, gia đình mới phát hiện mẹ mất tích”, chị Thùy bật khóc.

Những lần trước, bà Liễu cũng thường bỏ nhà đi loanh quanh xóm. Tuy nhiên chỉ 1-2 ngày sau, bà lại về nhà. Lần này, bà rời nhà bằng xe đạp nên chị Thùy nghi có chuyện chẳng lành.

Chị Thùy thông tin: “Do bệnh tật, mẹ tôi có tật hay quát mắng người khác khi được hỏi thăm. Thế nên, dù sống chung nhà nhưng mẹ và dì rất ít khi nói chuyện với nhau.

Mọi người ở làng cũng không dám nói chuyện, hỏi han mẹ. Vì vậy, gần như không ai hiểu tâm sự, suy nghĩ của mẹ”.

Lúc tỉnh táo, bà Liễu thường nhắc đến con gái và cháu ngoại ở Hà Nội. Thế nên, khi bà mất tích, chị Thùy và mọi người đoán bà Liễu nhớ con gái nên đạp xe đi tìm.

Đúng như dự đoán, ngày 26/5, một người dân thấy bà Liễu đạp xe trên tuyến đường thuộc khu đô thị Đô Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội.

Người này gửi video, ảnh chụp cho chị Thùy. Đáng tiếc, bà Liễu đạp xe rất nhanh và đi vào khu vực tối vắng nên họ không kịp giữ chân.

mat-tich-3.jpg
Bà Liễu đạp xe trên tuyến đường thuộc khu đô thị Đô Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội và được người dân phát hiện. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Nhận được tin, chị Thùy đến khu vực này tìm kiếm nhưng không gặp được mẹ. “Bà đi cũng không mang theo giấy tờ tùy thân, đầu óc lúc tỉnh lúc mê nên tôi rất lo”, chị Thùy buồn bã nói.

Dự định đón mẹ về sống chung

Không cầm được nước mắt, chị Thùy bật khóc nói: “Tôi không có bố, chỉ có hai mẹ con nương tựa nhau.

Từ ngày mẹ mất tích, tôi ăn không ngon ngủ không yên. Từng đêm, tôi ôm hy vọng được nghe ai đó nói: “Có thấy bác ở…”.

Mỗi cuộc gọi lạ đến tôi đều nín thở mong tin mẹ. Tôi chỉ ước nghe tin mẹ khỏe mạnh, đang ở đâu đó và có người giúp đỡ”.

Theo chị Thùy, lúc ở quê bà Liễu vẫn biết giữ và sử dụng tiền. Mỗi ngày, bà vẫn tự mình đi chợ mua thức ăn về nấu cơm.

Vì lấy chồng ở xa, chị Thùy chưa có điều kiện đón mẹ về chăm. Chị cũng nghĩ mẹ sống với em gái chưa chồng và ở quê sẽ thoải mái đầu óc hơn.

“Mẹ con ở cách xa nhau, tôi muốn quan tâm, hỏi han cũng khó. Nếu muốn gọi điện thoại cho mẹ, tôi cũng phải nhờ họ hàng. Cứ thế, tôi thấy ngại, sợ làm phiền mọi người nên chỉ liên lạc lúc cần”, chị Thùy tâm sự.

Trước khi mẹ mất tích, chị Thùy dự định đón mẹ về ở chung. Chị cũng tính đưa mẹ vào bệnh viện ở Hà Nội chữa trị. Tuy nhiên khi chưa kịp thực hiện, chị đã hay tin mẹ mất tích.

mat-tich-1.jpg
Khi đi khỏi nhà, bà Liễu mặc áo màu hồng, quần đen và di chuyển bằng xe đạp khung sắt màu đỏ. Ảnh: Nhân vạt cung cấp

Hiện tại, chị Thùy đã nhờ cơ quan công an ở Hà Nội và Thanh Hóa hỗ trợ tìm kiếm bà Liễu. Chị cũng đăng tải thông tin mẹ mất tích lên các hội, nhóm trên mạng xã hội và tha thiết mong cộng đồng mạng hỗ trợ mình trong việc tìm kiếm mẹ.

Đại diện Công an xã Thanh Sơn xác nhận, đã nhận được trình báo của gia đình về việc bà Lê Thị Liễu mất tích. Ngay sau đó, công an đã phát đi thông báo tìm người.

“Bà Liễu có dáng người gầy, tóc dài, khi đi mặc áo màu hồng, quần màu đen, di chuyển trên chiếc xe đạp có khung sắt màu đỏ.

Nếu ai thấy bà Liễu ở đâu hoặc có thông tin xin thông báo về Công an xã Thanh Sơn”, đại diện Công an xã Thanh Sơn thông tin.

Cùng ngày, Tạp chí Người đưa tin đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Người mẹ U70 mất tích khi đạp xe tìm con ở Hà Nội: Nước mắt người con lạc mẹ trong vô vọng”. Cụ thể như sau:

mat-tich-2-133071-1750999102.jpg
Hình ảnh bà Liễu trước khi mất tích. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Theo báo VietNamNet, gần 2 tháng qua, bất kể đi đâu, làm gì, chị Lê Thị Thùy (SN 1996, quê Thanh Hóa) đang sống tại Hà Nội, cũng mang theo tờ thông báo tìm mẹ mất tích.

Chị dán thông báo tìm người dọc các tuyến đường từ Thanh Hóa ra Hà Nội, các bến xe, trường đại học… Chị Thùy cũng gửi hình ảnh, thông tin nhờ lực lượng cảnh sát giao thông hỗ trợ việc tìm mẹ.

Mẹ chị Thùy, bà Lê Thị Liễu (SN 1960, trú tại thôn Trung Sơn, xã Thanh Sơn, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa) mất tích sau lần đạp xe từ quê nhà lên Hà Nội cách đây gần 2 tháng.

10 năm trước, bà Liễu được chị Thùy đưa đi điều trị bệnh tâm thần phân liệt. Sau đó, bà về sống cùng em gái ở quê. Thỉnh thoảng, bệnh của bà tái phát nhưng không nghiêm trọng.

Chị Thùy lấy chồng và sinh sống ở Hà Nội. Khoảng 2 tháng, chị đưa con về thăm mẹ một lần. Do mẹ không dùng điện thoại, chị chủ yếu liên lạc với mẹ qua họ hàng.

Ngày 5/5/2025, chị Thùy nhận được tiền trợ cấp từ UBND xã Thanh Sơn dành cho bà Liễu. Như mọi lần, chị lấy số tiền này và thêm tiền riêng gửi về cho mẹ sinh hoạt.

“Tôi gửi tiền và nhờ bác đưa cho mẹ nhưng bác tìm khắp làng không thấy mẹ. Lúc này, gia đình mới phát hiện mẹ mất tích”, chị Thùy bật khóc.

Những lần trước, bà Liễu cũng thường bỏ nhà đi loanh quanh xóm. Tuy nhiên chỉ 1-2 ngày sau, bà lại về nhà. Lần này, bà rời nhà bằng xe đạp nên chị Thùy nghi có chuyện chẳng lành.

Chị Thùy thông tin: “Do bệnh tật, mẹ tôi có tật hay quát mắng người khác khi được hỏi thăm. Thế nên, dù sống chung nhà nhưng mẹ và dì rất ít khi nói chuyện với nhau.

Mọi người ở làng cũng không dám nói chuyện, hỏi han mẹ. Vì vậy, gần như không ai hiểu tâm sự, suy nghĩ của mẹ”.

Lúc tỉnh táo, bà Liễu thường nhắc đến con gái và cháu ngoại ở Hà Nội. Thế nên, khi bà mất tích, chị Thùy và mọi người đoán bà Liễu nhớ con gái nên đạp xe đi tìm.

 

Đúng như dự đoán, ngày 26/5, một người dân thấy bà Liễu đạp xe trên tuyến đường thuộc khu đô thị Đô Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội.

Người này gửi video, ảnh chụp cho chị Thùy. Đáng tiếc, bà Liễu đạp xe rất nhanh và đi vào khu vực tối vắng nên họ không kịp giữ chân.

Nhận được tin, chị Thùy đến khu vực này tìm kiếm nhưng không gặp được mẹ. “Bà đi cũng không mang theo giấy tờ tùy thân, đầu óc lúc tỉnh lúc mê nên tôi rất lo”, chị Thùy buồn bã nói.

Không cầm được nước mắt, chị Thùy bật khóc nói: “Tôi không có bố, chỉ có hai mẹ con nương tựa nhau.

Từ ngày mẹ mất tích, tôi ăn không ngon ngủ không yên. Từng đêm, tôi ôm hy vọng được nghe ai đó nói: “Có thấy bác ở…”.

Mỗi cuộc gọi lạ đến tôi đều nín thở mong tin mẹ. Tôi chỉ ước nghe tin mẹ khỏe mạnh, đang ở đâu đó và có người giúp đỡ”.

Theo chị Thùy, lúc ở quê bà Liễu vẫn biết giữ và sử dụng tiền. Mỗi ngày, bà vẫn tự mình đi chợ mua thức ăn về nấu cơm.

Vì lấy chồng ở xa, chị Thùy chưa có điều kiện đón mẹ về chăm. Chị cũng nghĩ mẹ sống với em gái chưa chồng và ở quê sẽ thoải mái đầu óc hơn.

“Mẹ con ở cách xa nhau, tôi muốn quan tâm, hỏi han cũng khó. Nếu muốn gọi điện thoại cho mẹ, tôi cũng phải nhờ họ hàng. Cứ thế, tôi thấy ngại, sợ làm phiền mọi người nên chỉ liên lạc lúc cần”, chị Thùy tâm sự.

Hiện tại, chị Thùy đã nhờ cơ quan công an ở Hà Nội và Thanh Hóa hỗ trợ tìm kiếm bà Liễu. Chị cũng đăng tải thông tin mẹ mất tích lên các hội, nhóm trên mạng xã hội và tha thiết mong cộng đồng mạng hỗ trợ mình trong việc tìm kiếm mẹ.

Đại diện Công an xã Thanh Sơn xác nhận, đã nhận được trình báo của gia đình về việc bà Lê Thị Liễu mất tích. Ngay sau đó, công an đã phát đi thông báo tìm người.

“Bà Liễu có dáng người gầy, tóc dài, khi đi mặc áo màu hồng, quần màu đen, di chuyển trên chiếc xe đạp có khung sắt màu đỏ.

Nếu ai thấy bà Liễu ở đâu hoặc có thông tin xin thông báo về Công an xã Thanh Sơn”, đại diện Công an xã Thanh Sơn thông tin.

Trời ơi… Siêu thị Điện Máy Xanh Đồng Nai ngay lúc này: Quá kh;ủng kh;;iếp, con số t;;hiệt h;;ại không tính nổi

Vụ cháy tuy không gây thiệt hại về người nhưng ngọn lửa đã thiêu rụi nhiều vật dụng, tài sản của một siêu thị Điện máy xanh ở Đồng Nai

Khoảng 11 giờ ngày 28-6, một vụ cháy lớn xảy ra tại siêu thị Điện máy xanh, nằm ở đoạn ngã 3 Dân Chủ trên đường Phùng Hưng (phường An Phước, huyện Long Thành, Đồng Nai).

Sau khi phát hiện ngọn lửa bùng phát, nhân viên của siêu thị cùng bảo vệ đã nhanh chóng dùng bình cứu hỏa để dập lửa.

Cháy lớn tại siêu thị Điện máy xanh ở Đồng Nai lúc giữa trưa- Ảnh 1.

Ngọn lửa nhanh chóng được khống chế nhưng hầu hết tài sản của siêu thị bị thiêu rụi. Ảnh: MXH

Tuy nhiên, do bên trong siêu thị có nhiều vật dụng dễ cháy nên ngọn lửa nhanh chóng lan rộng và bùng phát. Sau ít phút ngọn lửa đã bao trùm cả siêu thị khiến những người chứng kiến hoảng hốt.

Cháy lớn tại siêu thị Điện máy xanh ở Đồng Nai lúc giữa trưa- Ảnh 2.

Cháy lớn tại siêu thị Điện máy xanh ở Đồng Nai lúc giữa trưa- Ảnh 3.

Khói đen bao trùm siêu thị. Ảnh: MXH

Nhận được tin báo, lực lượng phòng cháy chữa cháy Công an tỉnh Đồng Nai đã điều động nhiều xe chữa cháy đến hiện trường để triển khai dập lửa. Sau khoảng 30 phút nỗ lực chữa cháy, ngọn lửa đã cơ bản được khống chế.

Thông tin ban đầu vụ cháy tuy không thiệt hại về người nhưng ngọn lửa đã thiêu rụi nhiều vật dụng, tài sản của siêu thị.

Hiện Cơ quan chức năng tiếp tục điều tra làm rõ nguyên nhân vụ cháy.