Chính thức rà soát lại các gia đình có tiền điện tăng bất thường: Ai b;;ất m;ãn làm đơn lấy lại tiền ngay nhé, đã có người lấy được

Trên đây là chia sẻ từ độc giả

Em xin chia sẻ để các bác cùng nắm thông tin. Hàng tháng, gia đình em đều thanh toán tiền điện đầy đủ qua hình thức chuyển khoản dựa trên hóa đơn được gửi. Tuy nhiên, tháng này đến kỳ mà vẫn chưa thấy hóa đơn gửi về, em có gọi cho chị phụ trách thu tiền điện ở thôn Quang Trung nhưng không thấy nghe máy, nhắn tin cũng không được phản hồi – em thấy cách làm việc như vậy là khá thiếu trách nhiệm.

Sau đó, em có nhắn cho bên kế toán và nhận được hóa đơn tiền điện tháng 6 với số tiền phải đóng là 603.000 đồng, trong khi bình thường nhà em chỉ sử dụng khoảng hơn 300.000 đồng mỗi tháng. Em có thắc mắc thì được chị ấy giải thích là “do nhiệt độ tăng cao nên các thiết bị tiêu thụ điện nhiều hơn để làm mát, dẫn đến chi phí tăng”.

Tuy nhiên, em vẫn chưa yên tâm nên sáng nay có xuống trực tiếp nhờ chị ấy in lịch sử sử dụng điện của gia đình trong tháng 6. Lúc này mới được thông báo là có sự nhầm lẫn trong ghi chỉ số công tơ. Cụ thể, công tơ cũ bị ghi nhầm từ 40 lên thành 116 số, tức là sai lệch 76 số.

Vì vậy, em chia sẻ lại để các bác nào thấy hóa đơn tháng này có gì bất thường thì nên chủ động xuống xin in lịch sử sử dụng điện hàng ngày để kiểm tra lại cho chắc nhé.

Với mức lương hơn 5 triệu đồng một tháng, bạn tôi nói trong chua chát: ‘Điện ăn hết cả tháng lương rồi, sống kiểu gì đây?’.

Nhiều gia đình ở Hà Nội nhận hóa đơn điện tháng 6 mà “mất ăn mất ngủ”. Cô em đồng nghiệp cùng phòng tôi, sống tại một căn hộ chung cư ở phường Hà Đông chia sẻ trong hoang mang: “Tháng 5 tiền điện là 1,5 triệu đồng, nhưng sang tháng 6 đã hơn 3 triệu, tăng gấp đôi dù cả nhà không mua sắm thiết bị điện mới nào”.

Gia đình tôi cũng không phải ngoại lệ. Cả tháng 6, chỉ có mình tôi ở nhà, hai con gái đều đi vắng. Tôi dùng một tủ lạnh, một quạt, một điều hòa vào buổi tối, vậy mà hóa đơn tháng 6 vẫn tăng hơn 30% so với tháng 5.

Một đồng nghiệp khác ở phường Văn Mỗ thì gần như “ngã ngửa” khi cầm hóa đơn: từ 2,9 triệu lên 4,9 triệu đồng, nghĩa là tăng thêm đúng 2 triệu đồng chỉ trong vòng 30 ngày. Với mức lương hơn 5 triệu đồng một tháng, cô nói trong chua chát: “Điện ăn hết cả tháng lương rồi, sống kiểu gì đây?”

Những con số ấy không chỉ gây bất ngờ, mà trở thành gánh nặng tài chính thực sự, nhất là với các gia đình công nhân, người lao động hợp đồng, người già, người có thu nhập thấp.

Một trong những nguyên nhân khiến hóa đơn tiền điện tăng đột biến so với tháng trước là bởi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tăng giá bán lẻ điện lên 2.204,06 đồng/kWh (chưa VAT), tương đương tăng 4,8%, áp dụng từ 10.5. Với việc tăng giá điện 4,8%, mỗi hộ gia đình sẽ phải trả thêm 4.350 – 62.150 đồng một tháng.

Tuy nhiên, việc tăng giá vào cao điểm nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện nhiều, trong khi biểu giá bán lẻ điện tính theo lũy tiến bậc thang đã khiến hóa đơn tiền điện của người dân tăng vọt, trở thành gánh nặng nhất là những người có thu nhập thấp. Chỉ cần dùng điều hòa thường xuyên, lượng điện nhảy sang bậc 4-5, giá mỗi kWh lúc này không còn là 2.204 đồng mà đã lên đến 3.000 – 3.500 đồng/kWh, thậm chí hơn. Một số hộ dùng tới 1.000 kWh trong tháng có thể phải trả gần 4 triệu đồng, nếu không biết cách kiểm soát.

Tháng 6 chứng kiến nắng nóng kéo dài, nhiệt độ trung bình ở Hà Nội tăng 2-6°C, có ngày lên đến 41°C (nhiệt độ thực tế cảm giác có thể tới 52°C). Nắng nóng kéo dài, điều hòa chạy suốt. Điều hòa trở thành “thủ phạm số một” gây tiêu thụ điện.

Theo ghi nhận của Tổng công ty Điện lực miền Bắc, trong tháng 6.2025, sản lượng điện thương phẩm tại 27 tỉnh, thành phố phía Bắc (không bao gồm Hà Nội) đạt 9,85 tỷ kWh – mức cao nhất trong các Tổng công ty phân phối thuộc EVN. Đặc biệt, ngày 2/6, sản lượng tiêu thụ điện lập kỷ lục với 373,6 triệu kWh trong một ngày, còn công suất đỉnh lần lượt đạt 17.400 MW vào lúc 13h15 và 18.084 MW vào lúc 22h00 – tăng tới 684 MW chỉ sau chưa đầy chín tiếng. Các con số này cho thấy thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài đã tác động mạnh đến hành vi sử dụng điện của người dân.

Không bật điều hòa khó ngủ, khó sống. Nhưng bật liên tục lại “cháy túi”. Đây là cái vòng luẩn quẩn của hàng triệu hộ dân trong những ngày đỉnh điểm nắng nóng. Thời gian nghỉ hè, học sinh ở nhà bật điều hòa cả ngày. Gia đình có trẻ nhỏ thường bật điều hòa suốt ngày, nhất là trong tháng nghỉ hè, kéo theo tăng đột biến điện năng tiêu thụ.

Nhiều người bật máy lên là cài đặt nhiệt độ xuống thấp nhất có thể. Việc làm đó không làm cho nhà mát nhanh hơn mà còn lãng phí điện năng không cần thiết. Cứ giảm xuống một độ là điều hòa đã tốn thêm 5-7% điện năng. Do đó, đặt nhiệt độ trong phòng càng gần nhiệt độ ngoài trời thì sẽ tiết kiệm điện.

Phía EVN đã nhanh chóng chỉ đạo kiểm tra, yêu cầu các công ty thành viên như EVNHANOI rà soát kỹ những trường hợp phản ánh bất thường, đồng thời cam kết cung cấp chỉ số qua app, qua web, giải thích cách tính theo bậc thang, hướng dẫn tiết kiệm điện. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là nên có cơ chế cảnh báo sớm cho người dùng khi chỉ số điện vượt ngưỡng bình thường. Một hộ tiêu dùng tăng 1-2 triệu đồng một tháng nên được thông báo tự động để kiểm tra. Đây là điều mà công nghệ hoàn toàn có thể giải quyết.

Em đồng nghiệp tôi ở Hà Đông nói trong tiếng thở dài: “Lương tháng hơn 5 triệu, đóng điện gần 5 triệu, cả nhà phải ăn uống dè sẻn lại”. Trên mạng xã hội, nhiều người đăng ảnh hóa đơn điện như… giấy báo nợ. Một người viết: “Nắng nóng không dọa nổi tôi, nhưng hóa đơn điện thì khiến tôi phát khóc”.